SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 CHƯƠNG
TRÌNH CHUẨN"
I. Mục đích:
Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tửtrong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh, góp phần thực hiện
việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức
chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
II. Bản chất của giải pháp
1. Thực trạng:
- Sự thiếu hụt về các loại bản đồ giáo khoa ở nhà trường phổ thông.
- Nội dung thể hiện trên bản đồ giáo khoa lịch sử chưa đa dạng về các kênh
thông tin cần cung cấp, mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Ít phát huy tính hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập và rèn luyện kỹ
năng thực hành của học sinh.
2. Tính mới của giải pháp:
- Sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có
thể bổ sung thêm những kiến thức ngoài nội dung vốn có của bản đồ, như hình ảnh,
các đoạn phim, một văn bản,… cần minh họa hay mở rộng kiến thức cho người học.
- Người học dễ tiếp thu bài học, tạo hứng thú, say mê trong học tập bộ môn
thông qua những yếu tố có tính hoạt hình, đồ họa trên bản đồ, đồng thời giúp học sinh
tiếp nhận được nhiều thông tin kiến thức ngoài những kiến thức của sách giáo khoa
thông qua kênh hình ảnh, các đoạn phim,… được thể hiện trên Bản đồ giáo khoa điện
tử.
- Sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học bộ môn còn giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng thực hành để nắm kiến thức bài học.
III. Nội dung của giải pháp:
1. Giải pháp mới
1.1. Đặc điểm của Bản đồ giáo khoa điện tử.
- Yếu tố số hoá của Bản đồ giáo khoa điện tử tạo ra khả năng lưu giữ, điều chỉnh
và chia sẻ khá thuận lợi.
- Yếu tố chương trình hoá giúp GV và HS chủ động, linh hoạt trong quá trình sử
dụng.
- Tính đa phương tiện, đa truyền thông của Bản đồ giáo khoa điện tử có thể tích
hợp nhiều dạng thông tin phong phú: ký hiệu chữ (văn bản), đồ hoạ, hoạt hình, màu
sắc, hình ảnh, phim… giúp học sinh nhận thức lịch sử một cách sâu sắc và hứng thú
hơn.
1.2. Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học nội dung
“Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc” và nội dung “Cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975”trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 – chương trình
chuẩn.
- Xác định những tư liệu cần thiết để minh họa, mở rộng kiến thức bài học để
xây dựng bản đồ
- Những biểu tượng động trên bản đồ (mũi tên, biểu tượng hình tròn) nhằm giúp
học sinh nắm được toàn bộ về thời gian, diễn biến, những điểm đến của Nguyễn Ái
Quốc trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước từ 1911 đến 1941.
- Những mũi tên được tạo động trên bản đồ giúp các em nắm bắt cụ thể về diễn
biến của từng trận đánh trong các chiến dịch giữa quân đội ta và địch trong cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Những hình ảnh, đoạn phim, đoạn văn bản trình bày trên bản đồ nhằm giúp các
em tiếp cận những hình ảnh sinh động, mở rộng kiến thức bài học, tạo sự hứng thú
trong tiếp thu nội dung bài học.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Bản đồ giáo khoa điện tử được xây dựng chủ yếu trên phần mềm Powerpoint,
một phần mềm rất thông dụng và gần gũi với giáo viên trong soạn giảng bài giảng điện
tử hiện nay ở trường phổ thông.
- Việc sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc
mở rộng kiến thức bài học thông qua việc tạo ra các hình ảnh động, âm thanh, phim
minh họa,… rất cần thiết và phù hợp trong dạy học bộ môn nhằm phát huy tính tích
cực, hứng thú, say mê học tập bộ môn của học sinh.
3. Hiệu quả của giải pháp:
- Hầu hết các em đều nắm được bài và tạo được sự hứng thú, say mê trong học
tập bộ môn của học sinh (đây là yếu tố quan trọng tạo sự thành công của người giáo
viên trong một tiết dạy lịch sử).
- Mở rộng nhiều kiến thức mới, sinh động ngoài kiến thức của sách giáo khoa.
- Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh lớp 12 tại trường
THPT Nguyễn Diêu.
Năm
học
Số học sinh Kết quả thực nghiệm
Yếu,
kém
SL / %
Tr. Bình
SL / %
Khá
SL / %
Giỏi
SL / %
2009-
2010
Đối chứng
53
11
20,75%
27
50,94%
14
26,42%
01
1,89%
Thực
nghiệm
53
03
5,66%
15
28,30%
29
54,72%
06
11,32%
Mức
Chênh lệch
15,09% 22,64% 28,3% 9,43%
2010-
2011
Đối chứng
54
09
16,67%
28
51,85%
15
27,78%
02
3,70%
Thực
nghiệm
54
02
3,70%
19
35,19%
26
48,15%
07
12,96%
Mức
Chênh lệch
12,97% 16,66% 20,37% 9,26%
Như vậy, xét cả về mặt định tính và định lượng, việc sử dụng Bản đồ giáo khoa
điện tử trong dạy học lịch sử nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
bộ môn là khả thi và hiệu quả, đồng thời những kết quả trên là cơ sở để chứng minh
giả thuyết khoa học của đề tài là: Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử sẽ
góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông.