Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số điểm cần lưu ý khi sử dụng giáo án điện tử trong dạy học lịch sử lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.29 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước kia việc dạy học lịch sử lớp 9 nói riêng và dạy lịch sử THCS nói
chung chủ yếu là lên lớp theo phương pháp truyền thống với phấn trắng và
bảng đen, với việc thầy ghi lên bảng, còn trò chép vào vở. Thầy thuyết giảng
một chiều, độc thoại Với phương pháp này có một số nhược điểm, kém hiệu
quả như lãng phí thời gian, hiệu quả truyền đạt thông tin qua bài giảng ít, kém
sinh động vì ít minh hoạ thiếu cụ thể.
Ngày nay công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào
tạo trên nhiều khía cạnh trong đó có cả việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới công nghệ day và công nghệ học.
Dạy và học là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin. Trong đó
học là quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo phát triển
thông tin vì vậy người dạy cần xác định mục đích, đối tượng của mình để phát
ra được nhiều thông tin, với lượng lớn liên quan đến môn học Địa lí và mục
đích học tập địa lí của người học. Sự ra đời của máy tính điện tử đã mở ra một
kỷ nguyên mới, kỉ nguyên con người sáng tạo ra những công cụ tự động thay
thế cho những hoạt động chân tay trí óc đơn thuần của bản thân mình. Đó là
bước ngoặt trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện hiện đại này đòi hỏi phải có sự am
hiểu, cách trình bày linh hoạt của người giáo viên để trách lạm dụng, biến
giờ họcthành một buổi trình chiếu hoặc thay cho viết bảng thì quả là một
vấn đề đáng quan tâm.
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra một số điểm cần bàn luận về
vấn đề này, xin được trình bày cùng đồng nghiệp để tham khảo.
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc dạy Tin học và sử dụng máy tính điện tử ở nhà trường
được sử dụng rộng rãi song chúng ta cần phải xác định rõ ràng việc sử dụng
máy tính điện tử như một công cụ dạy học hay dùng máy tính để thực hiện một
giáo án điện tử.
Tuỳ từng hoàn cảnh, tuỳ từng thời điểm và tuỳ theo quan điểm mà


chúng ta thiên về hướng thứ nhất hay hướng thứ hai.
- Hướng thứ nhất: Sử dụng máy tính điện tử như một như một công cụ dạy
học.
Trong trường hợp này máy tính điện tử hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình
dạy học như một phương tiện để thay thế cho việc ghi bảng cung cấp cho học
sinh những thông tin, số liệu, các hình ảnh, bản đồ khi đã được quét vào máy
tính. Sau mỗi phần bài giảng thì tất cả các hình ảnh đều biến mất, phần trọng
tâm cần ghi nhớ của học sinh cũng không còn.
- Hướng thứ hai: Sử dụng máy tính điện tử như một giáo án điện tử
Việc dùng giáo án điện tử trong dạy học lịch sử 9 như một giáo án điện
tử có nhiều điểm tích cực.
+ Thứ nhất: Vị trí của thầy giáo và của học sinh được thay đổi. Giáo viên sẽ
là người hướng học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ còn là người phát
thông tin vào đầu học sinh. Để xây dựng một giáo án điện tử thầy giáo phải
đóng vai trò là người học thường xuyên vì sự nâng cao hiểu biết của chính
thầy với mạng máy tính, người thầy có điều kiện dễ dàng hơn trong việc sưu
tầm tài liệu, hình ảnh bằng tranh ảnh, bằng VIDEO, hay lấy thông tin từ các
phần mềm, trên mạng Intonet, CD-Rom rất nhiều nguồn khác nhau và rất
phong phú.
2
Trong một bài học có thể giáo viên đưa ra thông tin, hình ảnh và yêu
cầu họcsinh phải biết đánh giá lựa chọn thông tin cần thiết cho bài học một
cách chính xác chứ không chỉ đơn thuần nhận thông tin một cách thụ động vì
nguồn thông tin giáo viên đưa ra tổng hợp và phong phú.
+ Thứ hai: Sử dụng giáo án điện tử cho ta kĩ thuật đồ họa được nâng cao tạo
điều kiện mô phỏng các lược đồ, diễn biến các trận đánh ví dụ:
Khi xác định vị trí, quan sát diễn biến một trận đánh máy tính điện tử có
thể làm các mũi tên nổi bật, di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác,địa danh
chiến thắng từ từ nổi bật nhấp nháy giúp học sinh xác định một cách dễ dàng
và ấn tượng lưu giữ trong đầu rất khó quên mà bản đồ sách giáo khoa không

thể làm được, hoặc khi quan sát hình ảnh của một nhân vật lịch sử, một bức
tranh minh hoạ Học sinh có thể quan sát hình ảnh một cách chính xác, vượt
qua sự hạn chế về thời gian, không gian hoặc chi phí về kinh tế.
+ Thứ ba: Máy tính điện tử giúp tổ chức những trò chơi qua đó học sinh vừa
có thể giải trí vừa có thể học tập từ những trò chơi, từ đó học sinh gây hứng
thú làm giàu hoặc củng cố kiến thức cho học sinh rèn luyện kĩ năng phán
đoán, nhận xét, so sánh,tốc độ phản ứng, phát triển năng lực trí tuệ của học
sinh.
+ Thứ tư: Với cách học bằng máy tính điện tử học sinh có thể rèn luyện kĩ
năng đọc, phân tích, nhận xét diễn biến , kết quả, ý nghĩa…một cách nhịp
nhàng dễ hiểu mà không tốn nhiều thời gian.
+ Thứ năm: việc sử dụng các tư liệu là các đoạn phim , đoạn VIDEO giúp
cho học sinh hình dung rõ hơn các chiến thắng của quân và dân ta. Đặc biệt
qua đó giáo dục tinh thần yêu nước,yêu độc lập tự do,lòng khâm phục và biết
ơn thế hệ cha anh từ đó xác định động cơ học tập, ý chí phấn đấu của bản thân.
+ Thứ sáu: Qua việc sử dụng máy tính điện tử vào việc thiết kế giáo án điện
tử với công nghệ trí thức đạt đến mức cao giúp cho học sinh tiếp tục phát triển
3
trí thông minh giúp học sinh thêm yêu môn lịch sử, say mê hơn với môn học
vốn rất khô khan này.Để sử dụng máy tính điện tử vào việc dạy học làm giáo
án điện tử thì ngoài việc sử dụng nó như một phương tiện dạy học máy tính
điện tử còn phải thể hiện tính liên tục, tính logic của một bài giảng. Trong một
giờ học tất cả trình tự của bài học luôn luôn lưu lại trên màn hình với các đề
mục, các kiến thức trọng tâm, các số liệu quan trọng cho đến khi kết thúc giờ
giảng đó. Giúp cho học sinh ghi nhớ bài học một cách hệ thống, đầy đủ, chính
xác và dễ nhớ hơn.
Để thực hiện dạy học Lịch sử bằng giáo án điện tử yêu cầu người thầy
phải có sự chuẩn bị công phu, chu đáo mà điều kiện không thể thiếu mà giáo
viên phải làm chủ kiến thức cần truyền đạt cho học sinh đồng thời phải tự xây
dựng cho mình một “ thư viện ” tư liệu ngoài tranh ảnh, sách, báo thì còn đòi

hỏi có các tài liệu hiện đại như đĩa CD ROM, VIDEO, các phần mềm tư liệu,
các phần mềm bách khoa ví dụ như : Alkata Bởi vì để có một giáo án điện tử
hoàn chỉnh, ngoài phần chuẩn bị truyền thống của giáo viên cần như:
- Bài giảng – SGK – Tư liệu tham khảo
- Hướng dẫn bài tập về nhà cho học sinh
- Bản đồ, lược đồ, bảng số liệu.
Thì phần chuẩn bị công nghệ mới đòi hỏi phải có là:
- Phim chiếu để giảng bài.
- Phần mềm hỗ trợ bài giảng.
- Công nghệ kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính.
- Tìm bài viết thông tin tham khảo trên thế giới qua mạng Internet.
- Đặc biệt là phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa dạy học truyền
thống với việc lồng ghép công nghệ thông tin.
4
Cần chỳ ý:
- Không dùng giáo án điện tử như một buổi trỡnh chiếu đơn thuần Khụng
lạm dụng các tư liệu một cách thái quá.
5
GIÁO ÁN MINH HOẠ
Tiết38
Bài 27
CUỘC KHÁNG CHHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954)
A-Mục tiờu bài học:
1.Kiến thức:
- HS nắm dược chủ trương của ta nhằm phá kế hoạch Na-Va của Pháp-
Mỹ bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 giành thắng lợi quyết định
- Nội dung hiệp định Giơnevơ. Nguyờn nhõn thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
2.Tư tưởng:

- Bồi dưỡng cho hs lũng yờu nước , tinh thần cách mạng , tinh thần đoàn
kết dân tộc , đoàn kết ĐD , đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lónh đạo của
Đảng, niềm tự hào dân tộc .
3- Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhận định ,đánh giá âm mưu ,thủ đoạn
chiến tranh của Pháp –Mỹ chủ trương, kế hoạch chiến đấu của Ta.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ.
B-Thiết bị và tài liệu :
-Tranh ảnh tư liệu sưu tầm
-Tranh ảnh trong SGK. Lược đồ chiến cuộc Đông xuân 1953-1954.lược
đồ chiến dịch ĐBP
6
- tư liệu về cụng tỏc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, diễn biến
chiến dịch.
C- Thực hiện bài giảng:
- Các bước lên lớp:
HĐ1(20p)
GV yêu cầu HS
đọc SGK mục 2
và đặt câu hỏi:
Đế quốc Pháp –
Mĩ đã làm gì để
xây dựng Điện
Biên Phủ trở thành
tập đoàn cứ điểm
mạnh nhất Đông
Dương.
Chiếu lược đồ tập
đoàn ĐBP
(la bàn)

Chủ trương của ta
trong chiến dịch
- Đây là vị trí chiến lược
quan trọng.
- Pháp – Mĩ xây dựng cứ
điểm này mạnh nhất Đông
Dương .
16200 quân, 49 cứ điểm,
chia thành 3 phân khu: Bắc,
Nam và phân khu trung tâm
Mường Thanh.
- Chúng cho rằng: Đây là
“Pháo đài không thể công
phá”.
- 3/12/1953, Na- va quyết
định xây dựng Điện Biên
Phủ là điểm quyết chiến
lược.
- Đầu 12/1953, ta quyết định
mở chiến dịch Điện Biên
Phủ.
- Mục tiêu :
+ Tiêu diệt lực lượng địch.
2. Chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ
- Đây là vị trí chiến lược
quan trọng.
- Pháp – Mĩ xây dựng cứ
điểm này mạnh nhất
Đông Dương .

16200 quân, 49 cứ điểm,
chia thành 3 phân khu:
Bắc, Nam và phân khu
trung tâm Mường Thanh.
- Chúng cho rằng: Đây là
“Pháo đài không thể công
phá”.
- 3/12/1953, Na- va quyết
định xây dựng Điện Biên
Phủ là điểm quyết chiến
lược.
- Đầu 12/1953, ta quyết
định mở chiến dịch Điện
Biên Phủ.
- Mục tiêu :
7
Điện Biên Phủ là
gì ?
Video cụng tỏc
chu ẩn bị cho
chiến dịch.
? Cảm nh ận của
em qua đo ạn
video trên?
cho hs xem đoạn
phim tư liệu về
ĐBP
? Suy ngh ĩ c ủa
em sau khi xem
phần diễn biến

CD?
Em hãy trình bày
chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ
bằng lược đồ .(HS
giỏi).
Em hãy trình bày
kết quả của chiến
dịch lịch sử Điện
Biên Phủ.
+ Giải phóng Tây Bắc.
- Trong gần 2 tháng chiến
đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn
tập đoàn cứ điểm
Loại khỏi vòng chiến đấu
+ Tiêu diệt lực lượng
địch.
+ Giải phóng Tây Bắc.
- Trong gần 2 tháng chiến
đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn
tập đoàn cứ điểm.
Loại khỏi vòng chiến đấu
16.200 tên địch, phá huỷ
62 máy bay và toàn bộ
phương tiện chiến tranh
8
HĐ2(12p)
GV yêu cầu HS
đọc SGK mục III
và đặt câu hỏi:

Nội dung cơ bản
của hiệp định Giơ
- ne - vơ là gì ?
16.200 tên địch, phá huỷ 62
máy bay và toàn bộ phương
tiện chiến tranh
- Bước vào Đông Xuân
1953-1954 ta vừa đấu tranh
quân sự, vừa đấu tranh ngoại
giao.
- Hồ Chủ Tịch tuyên bố:
“sẵn sàng thương lượng , nếu
thực dân Pháp thiện chí”.
- Các nước tham dự hội ghị
cam kết tôn trọng các quyền
dân tộc cơ bản của nhân dân
3 nước Đông Dương là độc
lập , chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên cùng ngừng bắn
một lúc, lập lại hoà bình ở
III/ Hiệp định Giơ ne vơ
về kết thúc chiến tranh
ở Đông Dương
- Bước vào Đông Xuân
1953-1954 ta vừa đấu
tranh quân sự, vừa đấu
tranh ngoại giao.
- Hồ Chủ Tịch tuyên bố:
“sẵn sàng thương lượng ,

nếu thực dân Pháp thiện
chí”.
- Các nước tham dự hội
ghị cam kết tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của
nhân dân 3 nước Đông
Dương là độc lập , chủ
quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ.
- Hai bên cùng ngừng bắn
một lúc, lập lại hoà bình
ở Đông Dương.
- Lấy vĩ tuyến 17 làm
ranh giới quân sự tạm
thời , hai bên thực hiện
9
Hiệp định Giơ-
ne- vơ có ý nghĩa
lịch sử như thế
nào ?
Đông Dương.
- Lấy vĩ tuyến 17 làm ranh
giới quân sự tạm thời , hai
bên thực hiện tập kết, chuyển
quân, chuyển giao khu vực.
- Việt Nam sẽ thống nhất
nước nhà thông qua cuộc bầu
cử tự do trong nước ngày
21/7/1956, dưới sự kiểm soát
của uỷ ban quốc tế.

- Hiệp định đã chấm dứt
chiến tranh, lập lại hoà bình
ở Đông Dương.
- Đó là công pháp quốc tế
ghi nhận các quyền dân tộc
cơ bản của nhân dân Đông
Dương.
- Hiệp định này buộc thực
dân Pháp rút quân về nước,
âm mưu kéo dài mở rộng
chiến tranh của Pháp- Mĩ bị
thất bại.
- Miền Bắc hoàn toàn giải
phóng đi lên CNXH.
tập kết, chuyển quân,
chuyển giao khu vực.
- Việt Nam sẽ thống nhất
nước nhà thông qua cuộc
bầu cử tự do trong nước
ngày 21/7/1956, dưới sự
kiểm soát của uỷ ban
quốc tế.
- Hiệp định đã chấm dứt
chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Đông Dương.
- Đó là công pháp quốc tế
ghi nhận các quyền dân
tộc cơ bản của nhân dân
Đông Dương.
- Hiệp định này buộc

thực dân Pháp rút quân
về nước, âm mưu kéo dài
mở rộng chiến tranh của
Pháp- Mĩ bị thất bại.
- Miền Bắc hoàn toàn
giải phóng đi lên CNXH.
III. ý nghĩa lịch sử,
nguyên nhân thắng lợi
của cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945-
10
H Đ3(8p)
Em hãy nêu ý
nghĩa lịch sử của
cuộc kháng chiến
chống thực dân
Pháp.
* Trong nước:
- Thắng lợi này đã kết thúc
ách thống trị gần 1 thế kỉ của
thực dân Pháp trên đất nước
ta.
+ Miền Bắc hoàn toàn giải
phóng đi lên CNXH làm cơ
sở thống nhất nước nhà.
* Quốc tế :
- Cuộc kháng chiến chống
Pháp thắng lợi đã giáng một
đòn mạnh nề vào tham vọng
xâm lược và âm mưu nô dịch

của chủ nghĩa đế quốc, góp
phần làm tan rã hệ thống
1954).
* Trong nước:
- Thắng lợi này đã kết
thúc ách thống trị gần 1
thế kỉ của thực dân Pháp
trên đất nước ta.
+ Miền Bắc hoàn toàn
giải phóng đi lên CNXH
làm cơ sở thống nhất
nước nhà.
* Quốc tế :
- Cuộc kháng chiến
chống Pháp thắng lợi đã
giáng một đòn mạnh nề
vào tham vọng xâm lược
và âm mưu nô dịch của
chủ nghĩa đế quốc, góp
phần làm tan rã hệ thống
thuộc địa trên thế giới.
- Cổ vũ phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc
trên thế giới.
* Chủ quan:
- Có sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng và Hồ Chủ
Tịch với đường lối chính
trị, quân sự đúng đắn,
11

Em hãy nêu
nguyên nhân
thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống
thực dân Pháp.
thuộc địa trên thế giới.
- Cổ vũ phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc trên thế
giới.
* Chủ quan:
- Có sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng và Hồ Chủ Tịch
với đường lối chính trị, quân
sự đúng đắn, sáng tạo.
- Có hệ thống chính quyền
dân chủ nhân dân.
- Có mặt trận dân tộc thống
nhất củng cố, mở rộng.
- Có lực lượng vũ trang
không ngừng lớn mạnh.
- Có hậu phương rộng lớn,
vững chắc.
* Khách quan:
- Có sự đoàn kết chiến đấu
của 3 dân tộc Đông Dương.
- Có sự giúp đỡ của Trung
Quốc, Liên Xô, lực lượng
dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
sáng tạo.
- Có hệ thống chính

quyền dân chủ nhân dân.
- Có mặt trận dân tộc
thống nhất củng cố, mở
rộng.
- Có lực lượng vũ trang
không ngừng lớn mạnh.
- Có hậu phương rộng
lớn, vững chắc.
* Khách quan:
- Có sự đoàn kết chiến
đấu của 3 dân tộc Đông
Dương.
- Có sự giúp đỡ của
Trung Quốc, Liên Xô,
lực lượng dân chủ, tiến
bộ trên thế giới.
* Củng cố(5p) :
12
- Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của hiệp định Giơ- ne- vơ về việc
kết thúc chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất ?
* Bài tập :
Tại sao lại khẳng định chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã quyết định
chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

Dưới đây là kết quả khảo sát sau khi dạy tiết 38 với 2 phương pháp ( truyền
thống và phương pháp dạy bằng giáo án điện tử).
Kiểm ta 15 phút
Kết quả bài kiểm tra 15 phút dạy bằng phương pháp thông thường:

Kết quả
Tỉ lệ lớp
Giỏi Khá TB Yếu
9A2 (34 HS) 0% 38,2% 35,3% 26,5%
9A1 (39 HS) 5,2% 48,7% 35,6% 10,5%
Kết quả bài kiểm tra 15 phút sau khi dạy bằng giáo án điện tử:
Kết quả
Tỉ lệ lớp
Giỏi Khá TB Yếu
9A2 (34 HS) 14,7% 58,8% 24,5% 0%
9A1 (39 HS) 38,5% 61,5% 0% 0%
Như vậy, qua bài kiểm tra 15phút, bản thân tôi đã nâng kết quả của học
sinh: Số bài kiểm tra đạt giỏi ở lớp 9A2 từ 0% lên 14,7%; ở lớp 9A1 từ 5,2%
lên 38,5%.
13
Kết thúc vấn đề
Với phương pháp dạy học Lịch sử bằng giáo án điện tử có thể cung cấp
cho học sinh một lượng thông tin lớn. Mà như chúng ta đã biết trong một
khoảng thời gian ngắn chúng ta cung cấp cho học sinh một lượng thông tin
càng lớn, càng trực quan, dễ hiểu thì học sinh càng thấy thích thú. Học sinh
không chỉ học bằng tai như cách học truyền thống. Giáo án điện tử giúp cho
các em học bằng tay, bằng mắt Và tất nhiên kết quả dạy học sẽ cao hơn gấp
nhiều lần phương pháp dạy truyền thống chỉ cung cấp thông tin cho học sinh
bằng văn bản, sách giáo khoa, lượng thông tin một chiều sẽ rất ít, học sinh sẽ
kém hứng thú khi học môn Lịch sử.
Đặc thù riêng của môn Lịch sử là cần nhiều bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
về các sự kiện, các trận đánh. Thực tế nếu dạy theo phương pháp truyền thống
thì việc đưa các tranh ảnh, video vào bài học sẽ gặp khó khăn song với giáo án
điện tử thì đây không phải là vấn đề khó làm.
Song chỳng ta cũng khụng nờn lạm dụng một cách tuỳ tiện phương tiện

hiện đại mà cần có sự chắt lọc tinh tế để phù hợp với môn học cũng như yêu
cầu giáo dục.
Tôi thiết nghĩ trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ thông tin
của Việt Nam và thế giới như vũ bão thì việc sử dụng máy tính điện tử vào
việc giảng dạy Lịch sử là rất thích hợp và cần thiết. Song để làm được điều
này mỗi chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều về mặt chuyên môn, thời gian và
đặc biệt là tấm lòng yêu nghề, yêu môn Lịch sử song không thể thiếu sự quan
tâm và đầu tư của Phòng giáo dục và nhà trường. Nếu làm được điều này chắc
chắn chất lượng giảng dạy của chúng ta sẽ vươn xa và đạt kết quả tốt.
14
Trên đây là một vài ý kiến của tôi về một số điểm cần lưu ý khi sử
dụng giáo án điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 9 rất mong được sự góp ý
của đồng nghiệp.

15

×