Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Sử dụng kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại ở lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.44 KB, 133 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục được
coi là “quốc sỏch” hàng đầu, là động lực quan trọng. Giáo dục nước ta có mục
tiêu là “xõy dựng những con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; phát triển tiềm
năng dân tộc và con người Việt Nam” [34;29].
Lịch sử với tư cách là một khoa học xã hội cũng góp phần quan trọng
vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Lịch sử không đơn giản chỉ là
quá khứ mà còn là sự kết tinh những giá trị xã hội sâu sắc, nó có ý nghĩa to
lớn trong việc giáo dục truyền thống, tư tưởng chính trị, đạo đức và phát triển
óc thẩm mĩ cho học sinh. Nhà sử học Xô viết Patusụ đó khẳng định: “Muốn
đào tạo con người phù hợp với thời đại chúng ta, cần phải không ngừng cải
tiến và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật, sự hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bớt sự
chú ý của ta đối với việc dạy học lịch sử. Chớnh lịch sử là bằng chứng hiển
nhiên về sự toàn thắng của công cuộc xây dựng đối với sự tàn phá, chiến
thắng của hoà bình đối với chiến tranh”.
Nhưng để giáo dục toàn diện thế hệ trẻ cần phải đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói
quen, nề nếp tư duy của người học; cần phải “biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo”; “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lờn” [30;9].
“Dạy sử cũng như dạy bất cứ môn học nào đòi hỏi người giáo viên phải
gợi trí thông minh làm sao ngay ở nhà trường ta phải bắt buộc học sinh dùng
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP


Hà Nội
1
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

trí thông minh, trí khôn, sự suy nghĩ để hiểu biột rộng ra nhờ đó đến lúc vào
đời mới phát huy được tài năng” [13;29].
Hiện nay nội dung chương trình SGK đó cú sự đổi mới, trong thực tế
xuất hiện ngày càng nhiều giờ dạy tốt của giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề
nhưng tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là lối dạy truyền thống thầy giảng -
trò nghe, thầy đọc - trũ chép, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.
Giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên lịch sử nói riêng còn nặng về
thông báo kiến thức, chưa thực sự phát huy vai trò chủ đạo để tổ chức, hướng
dẫn, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. Do đó phải đẩy mạnh hơn nữa
việc đổi mới phương pháp dạy học.
Bộ môn lịch sử có đặc trưng là nghiên cứu những sự vật, sự việc đã qua
không lặp lại, không tái diễn, nếu có lặp lại thì cũng không lặp lại nguyên xi.
Trong học tập lịch sử, học sinh không thể tri giác trực tiếp quá khứ kể cả sự
kiện đang diễn ra cũng không thể quan sát toàn bộ. Vì vậy việc sử dụng đồ
dùng trực quan để tạo ra tính hình ảnh được coi là một biện pháp đem lại hiệu
quả cao trong dạy học lịch sử. Kờnh hỡnh trong SGK là một bộ phận của đồ
dùng trực quan và là một bộ phận quan trọng cấu thành SGK. Khai thác và sử
dụng tốt hệ thống kờnh hỡnh trong SGK sẽ giúp học sinh lĩnh hội sâu sắc,
vững chắc kiến thức đồng thời giáo dục, phát triển toàn diện học sinh.
Tuy nhiên việc sử dụng kờnh hỡnh trong SGK ở trường phổ thông hiện
nay chưa thực sự được quan tâm, chưa thực sự đem lại hiệu quả. Kờnh hỡnh
thường được sử dụng với tính chất minh hoạ, chưa phát huy được tính tích
cực nhận thức của học sinh. Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay việc sử dụng kờnh hỡnh trong SGK theo hướng phát huy tính tích
cực được coi là một trong những biện pháp quan trọng. Bởi đó chính là sự thể

hiện mối liên hệ biện chứng giữa phương tiện nhận thức với chủ thể nhận
thức, giúp học sinh có điều kiện tiếp cận gần hơn với đối tượng nhận thức, từ
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
2
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

đó tích cực tư duy để lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, hình thành
những xúc cảm, tình cảm lich sử, từ đó phát triển toàn diện bản thân.
Từ những lý do trờn tụi chọn đề tài “Sử dụng kờnh hỡnh trong SGK
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới
nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại ở lớp 10” với mong muốn đề xuất ra được
một số phương pháp sử dụng kờnh hỡnh một cách tích cực, nõng cao hiệu quả
bài học lịch sử ở trường phổ thông. Sở dĩ tôi chọn phần lịch sử thế giới từ
nguyên thuỷ đến hết thời trung đại ở lớp 10 vì bắt đầu từ năm học 2006 -
2007 SGK 10 mới đã được đưa vào sử dụng thay thế hoàn toàn SGK cũ. Đây
lại là những nội dung lịch sử học sinh PTTH được học trước tiên, tiếp nhận
những kiến thức đầu tiên về lịch sử thế giới, là cơ sở để hiểu biết lịch sử dân
tộc. Phần lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại trong SGK lịch
sử 10 đựơc biên soạn khá hấp dẫn, với số lượng kờnh hỡnh phong phú, đa
dạng ( ban cơ bản là 28 kờnh hỡnh ban nâng cao là 40 kờnh hỡnh). Sử dụng
tốt kờnh hỡnh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh sẽ giúp học sinh
có những nhận thức sâu sắc về lịch sử thế giới từ nguyên thuỷ đến hết thời
trung đại, giáo dục cho học sinh tình cảm khâm phục sức sáng tạo của con
người, trân trọng, phát huy những di sản lịch sử văn hoá của nhân loại, của
các nền văn minh trên thế giới, từ đó có cơ sở để hiểu lịch sử Việt Nam, giữ
gìn và phát huy những di sản và truyền thống tốt đẹp của cha ông.
II. Lịch sử vấn đề.
II.1.Tài liệu nước ngoài.

J.A.Cụmenxki là người đầu tiên đưa ra yêu cầu “đảm bảo tính trực quan
trong dạy học” coi đó là “nguyờn tắc vàng ngọc”. Ông cho rằng “cần tận dụng
mọi giác quan của học sinh để chúng có thể sờ, mó, ngửi, nhìn, nghe, nếm
những thứ cần thiết trong phạm vi có thể” vì “sẽ không có gì trong trí tuệ nếu
trước đó nó chưa có gì trong cảm giỏc”.
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
3
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

J.J.Rutxụ đòi hỏi “Đồ vật, đồ vật, hãy đưa ra đồ vật. Tôi không ngừng
nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta đã lạm dụng quá mức lời nói, bằng cách giảng
ba hoa chúng ta chỉ tạo nên những con người ba hoa’’.
M.N.Sỏcđacốp trong cuốn “tư duy của học sinh”, đánh giá “tư duy diễn
ra trong mối liên hệ chặt chẽ với tri giỏc…trong đú nhờ tri giác mà ta thu
nhận được thuộc tính và phẩm chất bản chất hoặc không bản chất bên ngoài,
nhìn thấy đuợc những sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan hay
những mối liên hệ và quan hệ của chúng với nhau. Nhận thức cảm tính là nội
dung cụ thể của tư duy”.
I.F.Kharlamốp trong cuốn “phỏt huy tính tích cực của học sinh như thế
nào” đã nhấn mạnh vai trò của đồ dùng trực quan với việc tạo hứng thú và
kích thích tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy ở trường phổ
thông.
I.Ia.Lecne với “ phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử” chỉ ra
rằng dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái hiện
tri thức và phương pháp hoạt động.
II.2. Tài liệu trong nước.
Giáo trình “Giỏo dục học” của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt đã nêu rõ
vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan, các loại đồ dùng trực quan; ưu, nhược

điểm của việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạy học và cách khắc phục.
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đỡnh Tựng trong cuốn “phỏt huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học lịch sử THCS” có trình bày quan niệm về phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng; các
phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử trong đó
phần thứ 3 mục IV có nói đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đỡnh Tựng: “Rốn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư
phạm”, chương IV “Rốn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng các loại đồ dùng
trực quan trong dạy học”.
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
4
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

Nguyễn Thị Côi: “Kờnh hỡnh trong dạy học lịch sử ở trường THPT”
(phần lịch sử Việt Nam).
Trịnh Đỡnh Tựng (cb): “Hướng dẫn sử dụng kờnh hỡnh trong SGK lịch
sử THCS” (phần lịch sử thế giới)
Nguyễn Thị Côi (cb): “Hướng dẫn sử dụng kờnh hỡnh trong SGK lịch
sử THCS” (phần lịch sử Việt Nam).
Trong các giáo trình cơ bản của phương pháp dạy học lịch sử, các nhà
giáo dục lịch sử đều thống nhất quan điểm coi “trực quan là nguyên tắc cơ
bản của lý luận dạy học”.
PGS. TS. Trịnh Đỡnh Tựng trong “ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực
quan nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập trong dạy học lích sử” đã
khẳng định những nhân tố quyết định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp
trực quan trong dạy học lịch sử như chất lượng đồ dùng trực quan, phương
pháp sử dụng, kĩ năng và năng lực sư phạm của giáo viên và giới thiệu một số
cách sử dụng đồ dùng trực quan cơ bản.

Tạ Khỏnh Tựng “Mấy ý kiến về sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử”, NCGD số 9/1992.
PGS.TS.Nguyễn Thị Côi “Kờnh hỡnh - một nguồn kiến thức quan
trọng trong dạy học lịch sử”, NCGD số 23/2002.
Nguyễn Thanh Nhàn “Sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử”, NCGD
số25/2002.
Ngoài ra, có khá nhiều khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ có đề cập
đến vấn đề này hoặc có liên quan đến vấn đề này.
III. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
III.1.Mục đích.
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn sử dụng kờnh hỡnh trong SGK
trong dạy học lịch sử ở Trường THPT xác định vai trò, ý nghĩa của phương
pháp sử dụng kờnh hỡnh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; từ
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
5
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

đó khoá luận đi sâu vào khai thác nội dung và phương pháp sử dụng kờnh
hỡnh trong phần lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại ở lớp
10 theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học.
III.2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về vai trò của kờnh hỡnh trong
SGK và vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong SGK theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử.
- Tìm hiểu, khai thác nội dung kờnh hình phần lịch sử thế giới thời
nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại trung đại trong SGK lịch sử lớp 10 và đề
xuất những phương pháp sử dụng hệ thống kờnh hỡnh đú theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh.

- Thực nghiệm ở trường phổ thông để có kết quả cụ thể.
IV. Giới hạn, phạm vi đề tài.
Với khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, do điều kiện thời gian, đề tài
chỉ tập trung khai thác và sử dụng hệ thống kờnh hỡnh trong phần lịch sử thế
giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại ở SGK lịch sử lớp 10 ở cả 2 ban cơ
bản và nâng cao.
V. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
V.1. Ý nghĩa khoa học: Nâng cao trình độ lý luận dạy học nói chung và
dạy học lịch sử nói riêng cho bản thân. Kết quả của đề tài góp phần khẳng
định vai trò, ý nghĩa của hệ thống kờnh hỡnh trong SGK đối với việc dạy học
lịch sử ở trường phổ thông.
V.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở hiểu biết về lý luận, khoá luận đi
sâu tim hiểu nội dung và đề xuất các biện pháp sử dụng kờnh hỡnh trong SGK
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả
bài học lịch sử nói riêng và chất lượng bài học lịch sử nói chung; cú thờm
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
6
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

những hiểu biết về thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông, rút
ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
VI.1.Phương pháp luận.
- Lý luận của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lờnin, của Hồ
Chí Minh và của Đảng ta về khoa học lịch sử, về nhận thức và giáo dục.
- Lý luận tâm lý, giáo dục, phương pháp dạy học của các nhà giáo dục
học và giáo dục lịch sử trong và ngoài nước.
VI.2. Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mac -
Lờnin, của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về giáo dục và giáo dục lịch sử.
+ Nghiên cứu những công trình của các nhà khoa học tâm lý giáo dục,
các nhà giáo dục lịch sử về việc sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng SGK,
việc phát huy tính tích cực của học sinh và những vấn đề liên quan.
+ Nghiên cứu nội dung phần lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại
và trung đại trong SGK lớp 10 THPT.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu tình hình dạy học lịch sử nói chung và tình hình khai thác,
sử dụng kờnh hỡnh trong SGK lịch sử nói riêng ở trường phổ thông.
+ Tìm hiểu tình hình học tập bộ môn lịch sử của học sinh THPT.
- Thực nghiệm sư phạm:
Vì phần nội dung của tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài đã
dạy và học qua nờn tụi đó tiến hành thực nghiệm ở nội dung khỏc trờn cơ sở
những biện pháp đã đề ra.
VII. Cấu trúc của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, phụ lục, khoá luận gồm 2
chương:
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
7
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

Chương I: Vấn đề sử dụng kênh hình trong SGK theo hươqngs phát huy
tớnh tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông – cơ sở lý
luận va fthực tiễn.
Chương II: Phương pháp sử dụng kênh hình trong SGK theo hướng phát
huy tớnh tích cực của học sinh khi dạy học phần lịch sử thế giới thời nguyên

thuỷ, cổ đại và trung đại ở lớp 10.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SGK THEO HƯỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH – CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.1. Cơ sở lý luận.
I.1.1. Cấu tạo SGK.
Sách giáo khoa là tài liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung và phương
pháp dạy học. Về cấu tạo SGK lịch sử nói chung, các nhà giáo dục nước ta
cũng như một số nhà giáo dục lịch sử nước ngoài thường phân nội dung SGK
ra làm 2 phần “kờnh chữ” và “kờnh hỡnh”.
“Kờnh chữ” chỉ tất cả những phần có chữ viết bao gồm bài viết chính
cho tiết học và những phần khác như câu hỏi, bài tập, tóm tắt, tư liệu tham
khảo, chú thích v.v…
“Kờnh hỡnh” chỉ tất cả phần minh hoạ từ tranh ảnh đến lược đồ, bản
đồ, hình vẽ v.v…
Quan niệm về cấu tạo SGK như vậy có phần nặng về thông tin trong
nhận thức không làm rõ chức năng, nhiệm vụ mỗi phần trong SGK lịch sử.
Theo một quan niệm khác của nhiều nhà giáo dục lịch sử nước ta, SGK lịch
sử có 2 phần chính:
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
8
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

“Bài viết” là nội dung cơ bản của chương trình đựoc trình bày trong
một số trang cho mỗi tiết học. Đây là bộ phận chủ yếu của SGK mà học sinh
cần nghiên cứu và nắm vững.

“Cơ chế sư pham” chỉ tất cả những thành tố trong SGK ngoài bài viết bao
gồm câu hỏi, bài tập, tư liệu tham khảo, bài đọc thêm, phần minh họa tranh ảnh,
bản đồ, các loại đồ dùng trực quan qui ước khác (sơ đồ, biểu đồ, đồ thị).
Quan niệm này tỏ ra hợp lý hơn so với quan niệm cấu tạo SGK gồm hai
phần “kờnh chữ” và “kờnh hỡnh”. Nhưng dù phân chia theo cách nào thì
SGK nói chung và SGK lịch sử nói riêng đều phải thực hiện nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển của mình.
“ Bài viết” hay phần “kờnh chữ” là phần chủ yếu và chiếm phần lớn nội
dung SGK. Những sự kiện, hiện tượng lịch sử, niên đại, nhân vật lịch sử,
những khái niệm, qui luật, bài học lịch sử cơ bản đựơc trình bày qua “kênh
chữ”, giúp học sinh nắm được nội dung lịch sử cơ bản, hiểu được bản chất
của lịch sử.
Phần “cơ chế sư phạm” khái niệm rộng hơn “kờnh hỡnh”, mặc dù
không phải là phần chủ yếu nhưng cũng rất cần thiết, rất quan trọng, giúp học
sinh học “bài viết”, kiểm tra nhận thức, kết quả học tập của mình, phát triển
năng lực, tư duy độc lập, thông minh, sáng tạo.
Các câu hỏi ở cuối mục và ở cuối bài nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động và khả năng tư duy lịch sử, khả năng liên hệ với kiến thức lịch sử ở
THCS, khả năng phân tớch “kờnh hỡnh” với mức độ khác nhau.
“Kờnh hỡnh” trong SGK tương đối phong phú, đa dạng gồm các bản đồ,
lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ v.v…khụng chỉ có ý nghĩa minh hoạ đơn
thuần mà còn là việc cụ thể hoá nội dung kênh chữ chuyển diễn đạt bằng lời
nói sang diễn đạt bằng hình khối, màu sắc (tranh ảnh), hệ thống kí hiệu (biểu
đồ, bản đồ). “Kờnh hỡnh” đựơc miêu tả, tường thuật, giải thích bằng “kờnh
chữ”.
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
9
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan


“Kờnh hỡnh” và “kờnh chữ” là hai thành phần chủ yếu cấu tạo nên SGK
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nội dung kiến thức trong “kờnh chữ” là cơ
sở để giáo viên hiểu rõ “kờnh hỡnh” và đi đến truyền tải nội dung kiến thức
trong “kờnh hỡnh” đến học sinh. Nội dung kiến thức trong “kờnh hỡnh”
dựng để cụ thể hoá, làm phong phú, sâu sắc và khắc sâu thêm nội dung kiến
thức chứa đựng trong “kờnh chữ” Nội dung kiến thức của “kờnh chữ” và
“kờnh hỡnh”bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên một tổ hợp kiến thức lịch sử
phong phú. Mối quan hệ giữa “kờnh chữ” và “kờnh hỡnh” chớnh là mối quan
hệ giữa nội dung và phương pháp nhằm đạt tới mục đích của quá trình dạy
học.
Ngoài những kờnh hỡnh có sẵn trong SGK cũn cú những số liệu, sự
kiện có tác dụng tạo nên hình ảnh cho học sinh giúp cho giáo viên căn cứ vào
đó để xây dựng những đồ dùng trực quan mới để phục vụ giảng dạy. Đây là
loại kờnh hỡnh chỡm trong SGK.
Kờnh hình trong SGK là một loại đồ dùng trực quan không những làm
cho SGK thêm sinh động, hấp dẫn mà còn là một nguồn kiến thức quan trọng.
Thông qua kờnh hỡnh một mặt học sinh nắm chắc hơn các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử cơ bản và mặt khác rèn luyện tư duy và kĩ năng thực
hành lịch sử, tăng khả năng tri giác. Trong điều kiện hiện nay khi tài liệu
chính của giáo viên là SGK thỡ kờnh hỡnh là một biện pháp thiết thực để tinh
gọn nội dung nhưng vẫn đảm bảo “sinh động, cụ thể, có hình ảnh”.
Theo tình thần nghị quyết TWII Khoá VIII về giáo dục và đào tạo,
SGK đã và đang được đổi mới, sử dụng đại trà toàn bộ các lớp ở THCS và lớp
10 ở THPT đang thực hiện thí điểm ở lớp 11 và 12 THPT. Tư tưởng xuyên
suốt của việc đổi mới SGK là SGK phải tham gia vào việc tích cực hoá hoạt
động nhận thức của người học, tạo điều kiện để người học được suy nghĩ,
được hoạt động thực sự, từ đó họ có thể chiếm lĩnh kiến thức hình thành được
kĩ năng cho bản thân, giúp họ có thể tự học, tự nghiên cứu. SGK mới tập
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP

Hà Nội
10
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

trung chú ý vào chức năng cung cấp thông tin, phát triển kĩ năng và phương
pháp học tập, nghiên cứu khoa học của học sinh, chức năng cung cấp vận
dụng những kiến thức vào những tình huống khác trong học tập và thực tiễn
và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình.
SGK lịch sử 10 mới được soạn thảo phù hợp với hoàn cảnh mới của đất
nước và xu thế chung của giáo dục trên thế giới, không chỉ đòi hỏi việc cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn
đòi hỏi sự đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động trong học tập.
So với SGK lịch sử 10 cải cách giáo dục trước đây, SGK mới có cấu
trúc nội dung và cách trình bày khác.
Về mặt nội dung, để giúp học sinh củng cố và nâng cao những kiến
thức cơ bản và cần thiết ở THCS, phần lịch sử thế giới ở lớp 10 sẽ cung cấp
những kiến thức cơ bản và tương đối có hệ thống của 3 thời kì lịch sử thế
giới: thời kì xã hội nguyên thuỷ kể từ khi người tối cổ xuất hiện (khảo cổ học
gọi là thời kì tiền sử) đến khi xã hội có giai cấp - nhà nước ra đời; thời kì cổ
đại là thời kỡ cú giai cấp đầu tiên gồm cổ đại phương Đông và cổ đại phương
Tây (Hi Lạp và Rụma); thời kì trung đại là thời kì hình thành, phát triển và
suy vong của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây. SGK lịch
sử 10 ban cơ bản còn trình bày thêm giai đoạn đầu của thời kì cận đại của lịch
sử thế giới - thời kì cách mạng tư sản và bước đầu phát triển của chủ nghĩa tư
bản cũng như phong trào công nhân tù đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Lịch sử dân tộc được đưa vào SGK lịch sử lớp 10 với yêu cầu hệ thống
hoá một cách khái quát để giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn và có hệ thống
về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ khi con người xuất hiện trên đất

nước ta (nguồn gốc) đến giữa thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó nắm được những giai
đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử dân tộc, những sự kiện cơ bản có ý nghĩa
về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá - xã hội và những thành
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

tựu chính về các mặt trong lịch sử dân tộc thời dựng nước và thời phong kiến
đồng thời cũng nhận thức được một số hạn chế của xã hội đương thời.
Ở mỗi bài trong SGK lịch sử 10 cả ban cơ bản và nâng cao đều được
cấu tạo theo trình tự thống nhất:
Mở đầu: Giới thiệu khái quát nội dung của bài học.
Nội dung bài học: Gồm các mục chính, một số tranh ảnh, lược đồ, các
câu hỏi ở cuối mỗi mục và cuối bài nhằm phát huy tính tích cực và tư duy độc
lập của học sinh. Ngoài ra, còn một số bài tập và câu hỏi ôn tập. Riêng đối với
SGK lịch sử 10 ban nâng cao ở cuối mỗi bài đều có tài liệu tham khảo để
phục vụ cho bài học.
Lượng “kờnh chữ” trong SGK mới được giảm tải, lượng “kờnh hỡnh”
được tăng lên chiếm 25% của SGK. Riêng phần lịch sử thế giới thời nguyên
thuỷ cổ đại và trung đại ban cơ bản có 28 kờnh hỡnh, ban nâng cao có 40
kờnh hỡnh. SGK mới được in 2 mầu, lưọng kờnh hỡnh được đưa vào SGK
chủ yếu phục vụ yêu cầu tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh
trong học tập lịch sử, rèn luyện khả năng tri giác và nhận xét tranh ảnh, hiện
vật và sử dụng bản đồ lịch sử. SGK lịch sử 10 mới còn nâng cao hơn nữa kĩ
năng phân tích, so sánh, tổng hợp sự kiện, vấn đề đồng thời rèn luyện khả
năng sưu tầm các nguồn số liệu, nâng cao năng lực tự học và bồi dưỡng khả
năng liên hệ thực tế, rút ra những bài học cần thiết cho cuộc sống bản thân.
Như vậy SKG có sự đổi mới cả về nội dung và hình thức trình bày

trong đó tỉ lệ giữa phần “bài viết” và phần “cơ chế sư phạm”, giữa phần
“kờnh hỡnh” và “kờnh chữ” hợp lý hơn. Phần kờnh hỡnh được coi trọng hơn
trước. Do đó, phương pháp dạy học lịch sử của giáo viên cũng phải có sự đổi
mới tương ứng. Trong qỳa trỡnh dạy học, giáo viên cần coi trọng quá trình tự
nhận thức, tự khám phá của học sinh trên cơ sở SGK và các nguồn tư liệu
khác. Ví dụ thay cho việc học sinh chỉ nghe giáo viên giảng giải, thuyết trình
kết hợp trả lời các câu hỏi của giáo viên nay học sinh phải tự thu thập thông
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
12
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

tin ( từ SGK hoặc các nguồn thông tin đã được chỉ dẫn) xử lý thông tin qua
việc trả lời các câu hỏi, giải bài tập, thực hiện các hoạt động thực hành, vẽ,
phân tích, từ đó rút ra kết luận cho từng mục, từng bài; khai thác và sủ dụng
tốt hệ thống kờnh hỡnh trong SGK, sử dụng chúng như một nguồn cung cấp
kiến thức với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật.
Trong pham vi khóa luận tốt nghiệp, tôi chỉ đi sâu vào nội dung những
kờnh hỡnh có sẵn trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
nhắm nâng cao hiệu quả bài học.
I.1.2. Kờnh hình trong SGK - đặc điểm.
SGK là loại sách được dùng phổ biến nhất trong tất cả các loại sách.
Quan niệm về SGK đã được pháp chế hoá trong Luật giáo dục “SGK do Bộ
Giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội
đồng quốc gia thẩm định SGK để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định
trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khỏc” [23;111].
Kênh hinh trong SGK là một bộ phận quan trọng cấu thành nên SGK
phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu, phù hợp với nội

dung trình bày trong kênh chữ, không có những thông tin sai lệch về mặt khoa
học hoặc làm phân tán sự tập trung suy nghĩ của học sinh về sự kiện đang
học.
Thứ hai, màu sắc hài hoà, tươi sáng, gần gũi với tự nhiên.
Thứ ba, các hình ảnh đặt ngay cạnh phần kênh chữ phải có nội dung
tương ứng, có bố cục cân đối. Tranh, ảnh , đồ dùng trực quan qui ước được
đánh số thứ tự từ số 1 đến số cuối cùng ở mỗi bài kèm theo lời ghi chú ngắn
gọn (nếu xét thấy cần).
Là một loại đồ dùng trực quan nhưng kờnh hỡnh trong SGK mang tính
pháp lý đã được thẩm định, được lựa chọn đáp ứng đủ 3 yêu cầu nêu trên. Vì
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
13
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

vậy, giáo viên cần thiết sử dụng và yên tâm khi sử dụng kờnh hỡnh trong
SGK trong quá trình dạy học.
Kờnh hình trong SGK cũng mang tính phổ thông, khoa học, vừa sức
với học sinh nên học sinh cần phải được biết, được tìm hiểu.
Kờnh hình trong SGK là một loại đồ dùng trực quan có sẵn, giáo viên
không mất công sức và thời gian tự tạo, là loại đồ dùng trực quan dễ sử dụng
và sử dụng có khả năng đem lại hiệu quả cao vì học sinh có thể dễ dàng tri
giác, có thể tìm hiểu trước ở nhà, càng hiệu quả hơn khi sử dụng với sự hỗ trợ
của các phương tiện kĩ thuật.
Những đặc điểm của kờnh hỡnh trong SGk chi phối phương pháp dạy
học của giáo viên. Dung lượng kờnh hỡnh trong SGk tăng lên đòi hỏi giáo
viên phải sử dụng hợp lý theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để
nâng cao hiệu quả bài học.
I.1.3.Cỏc loại kờnh hỡnh trong SGk.

Có nhiều cách phân loại kờnh hỡnh trong SGK.
Theo chức năng hoặc mục đích sử dụng, kênh hình được chia làm 5
loại:
٭Loại minh hoạ để cụ thể hóa nội dung một sự kiện lịch sử quan trọng.
Loại này thường được ghi kèm theo những yêu cầu và hướng dẫn thực hiện.
٭Loại cung cấp thông tin, thường không có giải thích tuy nhiên có thể
chú thích ngắn gọn để học sinh tìm hiểu nội dung của sự kiện mà không diễn
tả thành văn (thường là loại tranh, ảnh tư liệu lịch sử).
٭Loại vừa cung cấp thông tin vừa minh hoạ cho kênh chữ, có lời hướng
dẫn khai thác, sử dụng thông tin.
٭Loại dùng để rèn luyện kĩ năng bộ môn.
٭Loại dùng để kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
Loại này thường kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng.
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
14
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

Theo tính chất, kênh hình trong SGK có thể được chia thành các loại:
٭Bản đồ, lược đồ lịch sử:
Là loại đồ dùng trực quan không chỉ minh hoạ, cụ thể hoá kiến thức mà
còn bổ sung làm phong phú kiến thức cơ bản trong SGK, làm cơ sở hình
thành khái niệm cho học sinh.
Về hình thức: bản đồ, lược dồ lịch sử không cần nhiều chi tiết về điều
kiện tự nhiờn nhưng cần có đầy đủ kí hiệu về biên giới, quốc gia, sự phân bố
dân cư, thành phố, cỏc vựng kinh tế, địa điểm xảy ra sự kiện hoặc các kí hiệu
chỉ căn cứ quân sự, đường tiến công của quân ta, quân địch…
Về nội dung: Lược đồ, bản dồ có thể chia làm hai loại là bản đồ tổng
hợp và chuyên đề.

Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của
một nước hay của nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định, trong
những điều kiện nhất định. Ví dụ, Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại
và phong kiến; bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lược đồ, bản đồ chuyên đề nhằm diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay
một mặt của quá trình lịch sử như diễn biến một trận đánh như lược đồ chiến
thắng Bạch Đằng năm 938, lược đồ trận Ngọc Hồi - Đống Đa hay sự phát
triển kinh tế của một nước trong một giai đoạn lịch sử.
Trong SGK lịch sử lớp 10, bản dồ chiếm một tỉ lệ khá lớn: ban cơ bản
là 13/81 kờnh hỡnh bằng 16,05%; ban nâng cao là 12/79 kờnh hỡnh bằng
15,19 %, cho nên giáo viên cần có biện pháp khai thác và sử dụng chúng
nhằm làm đa dạng nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, phát huy tính tích
cực của học sinh, gây hứng thú với các em.
٭Hình vẽ và tranh, ảnh lịch sử.
Là loại tư liệu trực quan tạo hình phản ánh lịch sử ở những góc độ khác
nhau, một sự kiện hay một nhân vật lịch sử, hoạt động sinh hoạt lịch sử…
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
15
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

Tranh thể hiện sự sáng tao nghệ thuật của người nghệ sỹ. Nó cú từ rất
sớm gắn với đời sống con người. Nó phản ánh kịp thời những sinh hoạt của
con người trong xã hội. Ngay từ thời nguyên thuỷ người ta đã vẽ bức tranh
“người đi săn hươu nai” trờn vách hang, Có cả những tranh do người đời sau
lấy chủ đề lịch sử để phác họa lại như bức tranh Xụ viờt Nghệ Tĩnh. Loại
tranh này có thể phản ánh hiện thực khách quan nhưng dễ rơi vào tính chủ
quan do nhận thức của người vẽ.
Ảnh là sự phát triển của hình thái nghệ thuật ghi lại những sự kiện có

thực bằng ống kính.
Tranh, ảnh, hình vẽ có giá trị như những tài liệu lịch sử, phản ánh lịch
sử một cách toàn diện, có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp,
các tầng lớp.
Hệ thống hình vẽ, tranh ảnh trong SGK đều đã được lựa chọn đáp ứng
các yêu cầu về mặt khoa học và sư phạm. Đây là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống kờnh hỡnh của SGK, nó giỳp học sinh làm việc với SGK trên
cơ sở phát huy tính tích cực, trí thông minh, sáng taọ, chứ không chỉ là phần
minh họa trang trí.
Tranh, ảnh, hình vẽ trong SGK lịch sử 10 chiếm một tỉ lệ rất lớn: ban
cơ bản 66/81 bằng 81,48%; ban nâng cao 64/79 chiếm 81,01% là nguồn sử
liệu phong phú và quan trọng đối với nhận thức lịch sử của học sinh nên giáo
viên cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý.
٭Sơ đồ lịch sử: Là những hình học đơn giản nhằm cụ thể hoá nội dung
sự kiện, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ
giữa các sự kiện lịch sử, các chế độ chính trị…Sơ đồ trong SGK có thể được
dùng với tư cách là kờnh thụng tin độc lập nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp
kiến thức cho học sinh hoặc có thể được dùng để minh họa, cụ thể hóa nội
dung kênh chữ.
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
16
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

٭Niên biểu lịch sử được dùng để hệ thống hóa các sự kiện quan trọng
theo thứ tự thời gian đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện của một
nước hay nhiều nước trong một thời kỡ. Cú niên biểu tổng hơp, niên biểu
chuyên đề và niên biểu so sánh:
+ Niên biểu tổng hợp: là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong

một thời gian dài (“niờn biểu các cuộc đấu tranh của nhân dân từ thế kỉ I đến
thế kỉ V”, “niờn biểu các cuộc đấu tranh vũ trang từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ
X”), trình bày những mặt khác nhau của một sự kiện xảy ra ở một số nước
trong một thời gian hay trong nhiều thời kì như niên biểu “những thành tích
của nhân dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ
1946 đến 1954”.
+ Niên biểu chuyên đề: Đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan
trọng nổi bật của một thời kỳ lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được
bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ ví dụ niên biểu “Cỏc giai đoạn
chớnh trong vận động cách mạng giành chính quyền 1930-1945”.
+ Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra
cùng một lúc trong lịch sử nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự
kiện ấy hoặc để rút ra một sự kiện khái quát có tính chất nguyên lý như niên
biểu sản lượng thép của Anh, Pháp, Đức trong 2 năm 1800 và 1900 cho thấy
tốc độ phát triển khác nhau của các nước đế quốc, sự thay đổi vị trí giữa các
nước.
Niên biểu trong SGK cũng là một loại đồ dùng trực quan rất cần cho
dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng.
I.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kờnh hỡnh trong SGK theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử.
I.1.4.1. Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở trường phổ thông.
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
17
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

Phát huy tính tích cực của học sinh là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho
giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng môn học. Dạy học là một quá

trình thống nhất gồm hai khâu giảng dạy của thầy và học tập của trò. Thực
chất đó là quá trình nhận thức, tuân theo những qui luật nhận thức. Vì vậy
tính tích cực của học sinh chính là tính tích cực của nhận thức. Sự nhận thức
này “khụng phải là phép phản xạ bằng gương, phản xạ giản đơn nghĩa là phản
ánh tất cả các hiện tượng như cái gương chiếu lại những gì đứng trước nó.
Đây là sự phản ánh tích cực có chọn lọc. Qua quá trình phản ánh chủ thể phải
tiến hành những hoạt động phân tích và tổng hợp tích cực để phát hiện bản
chất hiện tượng” [21;12].
Quá trình nhận thức của học sinh đi từ cảm tính đến lý tính. Trong quá
trình đó học sinh cần có những phẩm chất tự giác, tích cực, độc lập nhận thức
dưới sự điều khiển của giáo viên. Chỉ có tích cực nhận thức mới có độc lập
sáng tạo trong nhận thức. Tính tích cực nhận thức là yêu cầu quan trọng trong
hoạt động nhận thức của học sinh. Vậy tính tích cực là gì?
Theo Nguyễn Ngọc Bảo xem xet tính tích cực nhận thức dưới góc độ
tâm lý học và triết học thỡ “tớnh tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ
thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải
quyết vấn đề học tập” [4;8].
Theo I.F.Kharlamốp “tớnh tích cực nhận thức nhận thức là trạng thái
hoạt động của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và
nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức [19;43]. Tính tích cực theo
Rodak được thể hiện bằng dấu hiệu như sự căng thẳng chú ý, sự tưởng tượng
mạnh mẽ, sự phân tích tổng hợp sâu sắc. Còn theo Đặng Vũ Hoạt, hoạt động
nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng nhận thức, tình
cảm, ý chí trong đó chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu; các chức năng
tâm lý đóng vai trò hỗ trợ. Các yếu tố của chúng kết hợp với nhau một cách
hữu cơ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau tạo nên cái gọi là mô hình tâm lý của
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
18
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị

Loan

hoạt động nhận thức. Chính sự biến đổi liên tục bên trong của mô hình tâm lý
của hoạt động nhận thức đặc trưng cho tính tích cực nhận thức của học sinh.
Sự biến đổi đó càng linh hoạt, càng năng động bao nhiêu thì càng thể hiện
tính tích cực nhận thức ở mức độ cao bấy nhiêu.
Từ những quan niệm, ý kiến trên chúng ta có thể hiểu tính tích cực
nhận thức là ý thức, thái độ hoạt động tích cực của mỗi người nhằm đạt được
hiệu quả cao những mục đích đã đề ra. Học sinh chỉ ghi nhớ, nắm được
những gì đã trải qua trong hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó
các em phải có những cố gắng trí tuệ và khát vọng học tập. Có thể nhận biết
tính tích cực nhận thúc của học sinh ở những mặt sau:
1 - Học sinh chú ý theo dõi vấn đề đang học, khao khát, tự nguyện tham
gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, tích cực phát
biểu ý kiến của mình về vấn đề mà giáo viên và các bạn đưa ra.
2 - Đào sâu suy nghĩ hay nêu thắc mắc đòi hỏi được giải quyết cặn kẽ
những vấn đề giáo viên trình bày chưa rõ.
3 - Chủ động vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản
thân để nhận thức những vấn đề mới.
4 - Hào hứng, say mê tiếp thu bài giảng của thầy cố gắng hoàn thành
những bài tập được giao.
Ngoài ra, giáo viên còn có thể nhận thức tính tích cực của học sinh qua
ánh mắt, cử chỉ, nét mặt khi theo dõi bài giảng.
Phát huy tính tích cực trong học tập sẽ tạo cơ hội cho người học phát
huy được trí tuệ, tư duy và óc thông minh của mình, khêu gợi, kích thích tiềm
năng, sở trường đang ngủ yên trong mỗi học sinh, đòi hỏi học sinh phải suy
nghĩ, tìm tòi, phát huy tư duy đến mức cao nhất để có thể giải quyết được vấn
đề đặt ra. Đây cũng là cơ hội để phát huy trí tuệ tập thể một cách rộng lớn;
giúp học sinh phương pháp tự học và lòng ham học; nó góp phần thực hiện
nhiệm vụ giáo dục trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục, phát triển. Có thể

Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
19
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

nói, phát huy tính tích cực học tập là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất
lượng dạy học ở trường phổ thông hiện nay.
Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, lịch sử có nhiệm vụ
và khả năng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo và lịch sử có ưu thế
trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, ý thức, truyền thống. Học lịch sử học
sinh không chỉ phải nhớ mà còn phải hiểu và biết vận dụng những kiến thức
đã học vào cuộc sống - “ụn cố nhi tri tõn”. Cho nên, học lịch sử cũng đòi hỏi
phải phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Thật sai lầm nếu cho rằng học
lịch sử chỉ cần học thuộc, không cần tư duy. Nếu không tích cực tư duy làm
sao có thể nhận thức đúng và hành động đúng khi tìm hiểu về phong trào đấu
tranh của nhân dân lao động, của nhân dân các nước châu Âu đặc biệt là Pháp
lại thấy Mác kết luận “Cỏch mạng đã chết! Cách mạng muôn năm!”. Khụng
tớch cực tư duy làm sao hiểu được sức mạnh của chữ “đồng tình, đồng sức,
đồng lòng, đồng minh” mà Bấc Hồ đã dạy. Hơn nữa:
“Dõn ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Muốn biết, muốn tường (hiểu) lịch sử thì phải tích cực nhận thức, tích
cực tư duy. Việc phát huy tính tích cực trong học tập lịch sử không phải bỏ
công sức của người lượm lặt sự kiện quá khứ, thú vui sưu tầm đồ cổ, các bản
chép tay cổ mà phải hiểu cuộc sống ngày nay, phải bỏ nhiều công sức để hiểu
quá khứ mới nhận thức đúng, sâu sắc hiện tại và tương lai.
Khi phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình lên lớp,
giáo viên lịch sử không chỉ coi việc giơ tay phát biểu của học sinh là những
biểu hiện của tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên phải thấy rõ những

biểu hiện tích cực chủ yếu trong hoạt động tư duy và kết quả của hoạt động tư
duy này là sự lĩnh hội kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đó cú. Từng sự kiện
lịch sử cụ thể phải đi sâu vào bản chất của vấn đề tiến tới hiểu cả quá trình
lịch sử trong chương trình học ở từng khối và từng cấp học. Mặt khác tính
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
20
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh còn thể hiện một cách lặng lẽ nhưng
cơ bản ở chỗ các em chăm chú nghe giảng, ghi chép hoặc chăm chú tìm hiểu
nội dung kờnh hỡnh, chăm chú học theo SGK và đọc tài liệu tham khảo để
củng cố, vận dụng những khái niệm đã nắm được qua đó tiếp thu những kiến
thức mới. Việc giơ tay phát biểu xây dựng bài chẳng qua là những biểu hiện
bên ngoài của tính tích cực.
Do đặc trưng bộ môn nên việc phát huy tính tích cực của học sinh trong
dạy học lịch sử gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên phải tác động vào mô hình
tâm lý của hoạt động nhận thức tức là trong quá trình dạy học giáo viên phải
khơi dậy nơi học sinh tình cảm với môn học, tác động vào ý chí và đặc biệt là
vào nhận thức của các em thông qua nhiệm vụ học tập. Người thầy phải phát
huy vai trò chủ đạo của mình, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh thực
hiện vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. Để làm được điều
đó, người thầy phải biết phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, huy
động những nguồn kiến thức khác nhau, trong đó có việc sử dụng kờnh hỡnh
trong SGK.
I.1.4.2. Kờnh hình trong SGK với việc phát huy tớnh trớch cực của
học sinh trong dạy học lịch sử.
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông có đặc trưng là dạy và học những
cái đã qua, là phải khôi phục quá khứ đúng như nó tồn tại. Cái đã qua, cái quá

khứ đú khụng tái diễn, học sinh không thể trực tiếp quan sát, giáo viên cũng
khó khăn trong việc thí nghiệm để dựng lại hiện thực quá khứ đúng như nó
tồn tại. Chương trình lịch sử cũng như tiến trình lịch sử đi từ xa tới gần trong
khi đó nhận thức của học sinh lại đi từ gần đến xa, từ hiện tại ngược về quá
khứ. Quá trình nhận thức của học sinh bao giờ cũng đi từ những hình ảnh cụ
thể, trực tiếp, từ đơn giản đến khái quát. Đó là một qui luật đã được Lờnin
tổng kết “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
21
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận
thức hiện thức khách quan” [21;189].
Quá trình nhận thức của học sinh bao giờ cũng đặt dưới sự hướng dẫn,
tổ chức, chỉ đạo của giáo viên. Logic của quá trình nhận thức của học sinh
trong học tập là từ việc học sinh nắm tài liệu trực quan mang tính chất cảm
tính. Ở giai đoan này, học sinh phản ánh trực tiếp và riêng lẻ từng thuộc tính
của sự vật, hiện tưọng từ đó tạo nên trong các em những biểu tượng về những
đối tượng đã được tri giác trước đó. Những biểu tượng đó phản ánh những
dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng và là cơ sở của nhận thức lý tính.
Trong giai đoạn nhận thức lý tính bằng sức mạnh của tư duy trừu
tượng, học sinh sẽ đi đến nhận thức những tri thức trừu tượng, khái quát, tiến
tới hình thành khái niệm. Vì vậy, trong dạy học tài liệu cảm tính càng đa
dạng, càng phong phú bao nhiêu thì học sinh nắm khái niệm càng sâu sắc và
vững chắc bấy nhiêu.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng hay
nguyên tắc “đảm bảo tính trực quan trong dạy học” trở thành nguyên tắc quan
trọng và phương pháp trực quan được J.A.Cụmenxki coi là “nguyờn tắc vàng

ngọc” trong dạy học.
Đối với bộ môn lịch sử, xuất phát từ mục đích, đặc trưng, chức năng,
nhiệm vụ bộ môn, quá trình nhận thức của học sinh trước tiên đi từ những sự
kiện, những quá trình lịch sử cụ thể (nhận thức gián tiếp thông qua giáo viên
và các nguồn tài liệu) tạo thành những tri giác và biểu tượng lịch sử. Đó là
giai đoạn nhận thức cảm tính trong học tập lịch sử. Ở giai đoạn tiếp theo,
bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng thông qua hoạt động tích cực, độc lập
của tư duy học sinh đi tới nắm khái niệm, qui luật và bài học lịch sử. Nhưng
học lịch sử chưa dừng lại ở đó mà học sinh tiếp tục vận dụng những tri thức
đã học để hiểu tri thức mới, sử dụng kiến thức về quá khứ để hiểu ngày nay,
để hành động trong thực tiễn cho phù hợp.
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
22
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử diễn ra như vậy
nên bên cạnh việc tái hiện bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại thì điều
quan trọng là phải phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
Để hướng học sinh nhận thức theo hướng tích cực có nhiều phương
pháp khác nhau trong đó phương pháp trực quan là quan trọng nhất.
Đồ dùng trực quan nói chung và kờnh hỡnh trong SGK nói riêng là
nguồn cung cấp kiến thức quan trọng có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và vững chắc, để qua đó giáo dục tư
tưởng tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Đồ dùng trực quan là “chiếc
cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ, đưa học sinh tiếp cận gần hơn với quá
khứ.
Trong dạy học có nhiều “kờnh thụng tin”, trong đó cú kờnh dựng lời,
tương ứng với hoạt động nghe, trao đổi ý kiến (trình bày miệng) của học sinh;

kênh sử dụng bảng tương ứng với hoạt động nhìn, ghi, suy nghĩ của học sinh.
Về tầm quan trọng của “nghe - nhỡn” người xưa đã nói “trăm nghe không
bằng một thấy”, “giầu hai con mắt, khú đụi bàn tay”. Nhiều nhà sư phạm đã
tổng kết: kiến thức đến với con người do học tập là 1% qua vị giác, 2% qua
xúc giác, 3% qua khứu giác, 10% qua thính giác và 83% qua thị giác. Kiến
thức nhớ được là do 10% cái ta đọc, 20% cái ta nghe, 30% cái ta thấy, 50%
cái ta thấy và nghe, 90% cái ta nói và làm. Nếu chỉ nghe sẽ mau quên, nếu
được nhìn sẽ dễ nhớ, nếu được làm sẽ chóng hiểu.
Có hình ảnh lịch sử học sinh mới dễ hình thành biểu tượng, khi đã có
được những biểu tượng rồi mới có cơ sở để tích cực tư duy để nắm được khái
niệm, hiểu được bản chất của lịch sử, rút ra bài học và qui luật và bài học lịch sử.
Sử dụng kờnh hỡnh trong dạy học lịch sử là việc giáo viên sử dụng
phương pháp trực quan kết hợp với lời nói của thầy và trò để giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức. Kờnh hình trong SGK được sử dụng theo hướng phát huy
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
23
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

tích cực nhận thức của học sinh, sẽ có ý nghĩa to lớn trên cả ba mặt giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.
Về giáo dưỡng: Lịch sử là cái gì đã qua không thể tái diễn nguyên vẹn
như cũ, không thể trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, cho nên lời nói của giáo
viên có sinh động giàu hình ảnh đến đâu cũng khó tạo ra được hình ảnh cụ
thể, chính xác về hiên thực lịch sử đã xảy ra. Chớnh kờnh hỡnh với vai trò là
nguồn kiến thức, thông qua sự hướng dẫn của thầy và sự “làm việc” tích cực
của trò để tim tòi, rút ra những kiến thức mà kờnh hỡnh muốn truyền tải sẽ
góp phần quan trọng tạo biểu tượng lịch sử chính xác. Những hình ảnh về sự
kiện, nhân vật lịch sử, thời gian, không gian được phản ánh trong óc học sinh

với những nét chung nhất, điển hình nhất sẽ tránh cho học sinh khuynh hướng
sai lầm là “hiện đại hoá lịch sử”.
Trên cơ sở những biểu tượng đó cú, kờnh hỡnh trong SGK còn là chỗ
dựa để học sinh hiểu sâu sắc bản chất những sự kiện, hiện tượng lịch sử, là
phương tiện để hình thành khái niệm, rút ra qui luật, bài học lịch sử. Việc tạo
biểu tượng không dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài sự vật, hiện tượng mà đi
sâu hơn vào bản chất sự kiện, nêu lên đặc trưng tính chất của sự kiện. Biểu
tượng rất gần với những khái niệm đơn giản. Vì vậy, tạo biểu tượng lịch sử
chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng đi đến nắm khái niệm và rút ra các qui luật
về sự phát triển của xã hội. Ví dụ khi dạy học về “Đời sống con người thời xã
hội nguyên thuỷ” ở lớp 6 THCS, giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu
bức tranh “hỡnh vẽ trờn vỏch hang”, “người đi săn hươu nai” giúp học sinh
hình thành những biểu tượng về săn bắn còn hiểu được nhờ cung tên con
người đã chuyển từ hoạt động săn bắt sang hoạt động săn bắn có hiệu quả
kinh tế hơn. Điều đó giúp học sinh biết được sự thay đổi trong đời sống vật
chất của con người nguyên thuỷ luôn gắn với sự tiến bộ trong kỹ thuật chế tác
công cụ lao động của họ. Từ đó, học sinh hiểu rõ vai trò của việc cãi tiến công
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
24
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị
Loan

cụ lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển của loài
người.
Chỉ dùng lời nói của giáo viên khó có thể làm cho học sinh có biểu
tượng về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà thực dân Pháp cho là “một pháo
đài kiên cố bất khả xâm phạm”. Hay khi dạy bài “ các quốc gia cổ đại Phương
Đụng” lớp 10 ban nâng cao, nếu giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bức
tranh “ cột đá khắc toàn văn bộ luật Ham-mu-ra-bi” trong SGK theo hướng

phát huy tính tích cực nhận thức của các em thì học sinh không những có biểu
tượng về xã hội có giai cấp đầu tiên đứng đầu giai cấp thống trị là ông vua
chuyên chế và đội ngũ quan lại, quí tộc, địa chủ, tăng lữ; tầng lớp bị trị gồm
nông dân lao động chủ yếu sống bằng nghề nông và tầng lớp nô lệ - đỏy cùng
của xã hội mà còn hiểu được chế độ chuyên chế cổ đại với quyền lực tối cao
của các Enxi (người đứng đầu - nhà vua), hiểu được tình hình kinh tế của
Babilon cổ đại với công tác thuỷ lợi rất được coi trọng. Từ đó học sinh hiểu
được những đặc trưng cơ bản của các quốc gia cổ đại phương Đông cả về
kinh tế, chính trị, xã hội, có cơ sở để tìm hiểu các quốc gia cổ đại phương Tây
với những đặc trưng riêng khác với các quốc gia cổ đại phương Đông.
Về giáo dục: Kờnh hình trong SGK góp phần quan trọng vào việc giáo
dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Qua việc khai thác nội dung
kờnh hỡnh được sử hướng dẫn của giáo viên, học sinh hiểu sâu sắc sự kiện,
hiện tượng lịch sử, từ đó có những tình cảm, xúc cảm lịch sử như thái độ
khâm phục, kính yêu hay căm ghét, vui mừng, giận dữ…là cơ sở để giáo dục
tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh một cách tự nhiên. Đó là tình yêu
quê hương, đất nước, yêu mến, khâm phục, tin tưởng quần chúng nhân dân
các vĩ nhân trong lịch sử, các anh hùng, những người có công với đất nước,
lòng yếu mến hoà bình, căm ghét chiến tranh tinh thần đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng loài người, lòng biết ơn ông bà tổ tiên, thái độ quớ trọng
những giá trị văn hoá tinh thần mà nhân loại đã sáng tạo ra trong quá trình
Líp CLC - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
25

×