PHẦN A
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghiên cứu khoa học giáo dục là một trong những chức năng của người giáo
viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời là con đường tốt nhất để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người làm công tác giáo dục. Vi vậy việc
học hỏi kinh nghiệm cách tổ chức dạy học của người giáo viên là rất cần thiết qua
đó rút ra những bài học quý giá.
Môn kể chuyện ở lớp 4 liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em
góp phần hình thành nhân cách đem lại những cảm xúc thẩm mỹ cho tâm hồn học
sinh. Góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em. Dạy kể
chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và kể trước đám đông có
nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng của trẻ.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước mở cửa giao lưu kinh tế văn hóa với các
nước trên thế giới, nền kinh tế đất nước ta có bước phát triển mới. Nhà nước luôn
đặt nhiệm vụ giáo dục lên hàng đầu, muốn đất nước phát triển thì trước hết giáo
dục phải phát triển. Vì vậy, phải đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và
phải đổi mới phương pháp dạy học.
Môn kể chuyện lớp 4 đổi mới được 2 năm nhưng thực tế khi học sinh học
môn này có những học sinh học tập chất lượng cao còn có những học sinh học còn
yếu. Để đưa chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao đối với môn kể chuyện lớp 4
tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hệ thống thể loại chuyện kể ở lớp 4” đó chính là lý do
tôi chọn đề tài.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu hệ thống thể loại loại chuyện kể ở lớp 4.
Từ đó rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng môn kể chuyện lớp 4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm giảng dạy về môn kể chuyện của giáo viên
đứng lớp ở khối 4 trưởng tiểu học Lê Văn Tám xã EaBar – Buôn Đôn.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn kể
chuyện ở lớp 4.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu về hệ thống thể loại
chuyện kể ở lớp 4.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Ở đề tài này tôi tập trung nghiên cứu nội dung chương trình môn kể chuyện
trong sách giáo khoa lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc tài liệu để nghiên cứu
4.2 Phương pháp xử lý tài liệu:
Sau khi lấy số liệu tôi tiến hành xử lý số liệu để rút ra kết quả.
4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp:
Sau khi đọc tài liệu nghiên cứu tôi tiến hành phân tích tổng hợp
1
4.4 Phương pháp trò chuyện:
Trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm về vấn đề nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về hệ thống thể loại chuyện kể ở lớp 4
từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn kể
chuyện.
6. Giả thuyết khoa học của đề tài:
Với chương trình nội dung dạy học môn kể chuyện lớp 4 cũ thì học sinh chủ
yếu được đọc chuyện, nghiên cứu nội dung câu chuyện tìm hiểu ý nghĩa giáo dục
của chuyện nhưng với chương trình nội dung sách giáo khoa lớp 4 mới có sự thay
đổi như sau.
Đối với thể loại nghe kể lại chuyện vừa nghe trên lớp thì học sinh theo dõi
giáo viên kể kết hợp tranh vẽ in trong sách giáo khoa học sinh phải dựa vào tranh
vẽ và lời hướng dẫn ngắn gọn, nhớ và kể lại câu chuyện.
Đối với thể loại chuyện đã nghe đã đọc: Những câu chuyện này học sinh có
thể sưu tầm bất kỳ trong quyển sách nào, bất kỳ tờ báo nào hoặc có thể nghe người
thân hoặc ai đó kể lại sao cho câu chuyện phù hợp theo yêu cầu từng đề tài kể
chuyện.
Đối với thể loại chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia: Những câu chuyện
này là chuyện người thật, việc thật mà học sinh tận mắt trông thấy trong sinh hoạt
hàng ngày (hay qua ti vi) hoặc chính học sinh là 1 nhân vật trong đó.
Để tìm hiểu kỷ hơn về môn kể chuyện lớp 4 trưởng tiểu học Lê Văn Tám xã
EaBar – Buôn Đôn. Nên tôi tiến hành nghiên cứu hệ thống thể loại chuyện kể ở
lớp 4.
2
PHẦN B
NỘI DUNG
Hệ thống thể loại truyện kề lớp 4 bao gồm các loại chuyện:Thần thoại và
truyền thuyết,chuyện cổ tích,chuyện ngụ ngôn,chuyện cười, chuyện danh
nhân,chuyện khoa học,chuyện người tốt việc tốt.
1. Khái quát chung về chuyện kể:
1.1. Khái niệm các loại chuyện:
- Thần thoại(còn gọi là huyền thoại) là loại chuyện cổ dân gian ra đời sớm
nhất .Nó gắn với thời thơ ấu của mỗi dân tộc.Đây là một trong những sáng tác
nghệ thuật đầu tiên của người nguyên thủy.Vì thế Mác đã gắn thần thoại với thời
“thơ ấu”của xã hội loài người.Đề tài chủ yếu cúa thần thoại là hướng tới thế giới
thiên nhiên và mối quan hệ của nó đối với đời sống con người.Chuyện thần thoại
thường kể về sự tích các thần nhân vật chính của thần thoại là thần và bán thần
- Truyền thuyết:Là loại chuyện dân gian ra đời sau thần thoại.Là những câu
chuyện kể về nhân vật lịch sử đã được nhân dân ta lý tưởng hóa và gửi gắm vào đó
thái độ tình cảm và cách đánh giá mình.
- Chuyện cổ tích: Là loại chuyện dân gian kế thừa nhiều đặc điểm của thần
thoại.Cổ tích ra đời thay thế cho thần thoại để đáp ứng nhu cầu của xã hội.Thể loại
này phát triển song song với truyền thuyết và có quan hệ với nhiều loại chuyện
dan gian khác. Chuyện cổ tích chủ yếu hướng về cuộc sống đời thường nhằm phản
ánh và lý giải những xung đột, những mối quan hệ giữa người với người trong đời
sống gia đình và xã hội (quan hệ anh -em, vợ-chồng,thầy; trò, chủ nhà-con ở, dì
ghẻ-con chồng). Hư cấu tưởng tượng là đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích.
- Chuyện ngụ ngôn: Chuyện ngụ ngôn là loại chuyện mượn thế giới loài vật
và đồ vật để nói về con người.Vì vậy một chuyện ngụ ngôn là một ẩn dụ lớn. Nó
là một phương tiện giáo dục gian gian có hiệu quả cao.Nó dạy cho con người
những triết lý ứng xử dan gian qua những bài học phê phán, phủ nhận.Đây còn là
một công cụ của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xã hội.
Chuyện ngụ ngôn có kết cấu ngắn gọn,mạch lạc ít tình tiết và ít nhân vật,
phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ em.Tuy dung lượng nhỏ,cốt chuyện đơn
giản nhưng bao giờ chuyện ngụ ngôn cũng chứa đựng một triết lý trừu tượng.
- Chuyện cười:Là một thể loại tự sự dan gian.Sử dụng tiếng cười như một
phương tiện phản ánh và thể hiện thái độ của quần chúng nhân dân đối với hiện
thực.Đối tượng của chuyện cười là cái xấu cụ thể cái xấu cố tình che đậy bằng
hình thức của cái đẹp.Tiếng cười trong chuyện cười mang ý nghĩa phê phán và
phủ định.Chuyện cười ra đời và phát triển trong hoàn cảnh xã hội có sự mâu thuẫn
giai cấp đặc biệt là ở vào thời điểm suy vong bản thân của từng cá nhân từng giai
cấp xã hội bộc lộ cái lỗi thời cái xấu xa và quần chúng nhân dân cần thiết phải loại
bỏ.
- Chuyện danh nhân,chuyện khoa học,chuyện người tốt việc tốt:Là những
câu chuyện kể về những tấm gương người thật việc thật có tác dụng giáo dục học
sinh những đức tính tốt:Như lòng dũng cảm,lòng nhân hậu,tính trung thực thật
thà……
1.2. Chuyện kể trong sách giáo khoa:
Nếu như ở các lớp dưới chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực rất
gần gũi với học sinh như gia đình,nhà trường,thiên nhiên, xã hội,thì ở lớp 4 chủ
3
điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như tính cách, đạo đức,
năng lực, sở thích. Cụ thể:
Ở chủ đề: Thương người như thể thương thân có thể loại
- Kể chuyện theo tranh:Sự tích hồ Ba Bể(chuyện cổ tích)
- Kể chuyện đã nghe đã đọc :Nàng Tiên Ốc(chuyện cổ tích)
- Kể chuyện đã nghe đã đọc về lòng nhân hậu.
Chủ đề Măng mọc thẳng có thể loại:
- Kể chuyện theo tranh:Một nhà thơ chân chính(chuyện cổ dân gian Nga).
- Kể chuyện đã nghe đã đọc về tính trung thực
- Kể chuyện đã nghe đã đọc về lòng tự trọng
Chủ đề trên đôi cánh ước mơ có thể loại:
- Kể chuyện theo tranh:Lời ước dưới trăng
- Kể chuyện đã nghe đã đọc về ước mơ
- Kể chuyện chứng kiến tham gia về ước mơ
Chủ đề:Có chí thì nên:Có thể loại
- Kể chuyện theo tranh:Bàn chân kỳ diệu
- Kể chuyện đã nghe đã đọc về một người có nghị lực
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về tinh thần kiên trì vượt
khó.
Chủ đề Tiếng Sáo Diều có thể loại
- Kể chuyện theo tranh :Búp bê của ai
- Kể chuyện đã nghe đã đọc về đồ vật con vật gần gũi.
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về đồ chơi của em hoặc các
bạn xung quanh.
- Kể chuyện theo tranh một phát minh nho nhỏ.
Chủ đề:Người ta là hoa đất có thể loại:
- Kể chuyện theo tranh: Bác đánh cá và gã hung thần (Chuyện dan gian A-
Rập).
- Chuyện đã nghe đã đọc về một người có tài
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một người có khả năng sức
khỏe đặc biệt.
Chủ đề : Vẻ đẹp muôn màu có thể loại:
- Kể chuyện theo tranh: Con vịt xấu xí (chuyện cổ tích)
- Chuyện đã nghe đã đọc ca ngơi cái đẹp cái hay phản ánh cuộc đấu tranh
giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về góp phần giữ gìn xóm làng
xanh, sạch, đẹp.
Chủ đề:những người quả cảm có thể loại
- Kể chuyện theo tranh :Những chú bé không chết
- Kể chuyện đã nghe đã đọc nói về lòng dũng cảm
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về lòng dũng cảm.
Chủ đề: Khám phá thế giới có thể loại.
- Kể chuyện theo tranh :Đôi cánh của ngựa trắng(chuyện ngụ ngôn)
- Chuyện đã nghr đã đọc về du lịch hay thám hiểm
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một cuộc du lịch hoặc cắm
trại.
Chủ đề: Tình yêu cuộc sống có thể loại
4
- Kể chuyện theo tranh:Khát vọng sống
- Kể chuyện đã nghe đã đọc về tinh thần lạc quan yêu đời
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một người vui tính.
2. Hệ thống hóa chuyện kể trong sách giáo khoa lớp 4
2.1. Tiêu chí phân loại truyện kể:
- Dựa vào khái niệm về các chuyện.
- Dựa vào nội dung câu chuyện
- Dựa vào các thể loại truyện kể
2.2. Lập bảng thống kê phân loại các chuyện ở lớp 4
Loại chuyện Tổng số Phần trăm (%)
Thần thoại và truyền thuyết 5 14,2
Cổ tích 13 37,1
Ngụ ngôn 3 8,5
Chuyện cười 1 2,8
Chuyện danh nhân 7 20
Chuyện khoa học 3 8,5
Chuyện người tốt việc tốt 3 8,5
2.3. Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân loại chuyện ta thấy chuyện dân gian chiếm tỷ lệ cao
nhất (62,6%).Điều này có mặt hợp lý nhưng cũng có mặt chưa hợp lý. Hợp lý vì
với học sinh tiểu học chuyện dân gian vốn gây được hứng thú cho các em,có tác
dụng nhiều mặt đến sự hình thành nhân cách,phát triển tri thức và bồi dưỡng tâm
hồn.Song chuyện dân gian chiếm 62,6% lại không hợp lý vì điều đó tạo ra sự mất
cân đối giữa các loại chuyện.Nói riêng về các thể tài trong chuyện dân gian cũng
có điều chưa hợp lý,chuyện cổ tích quá nhiều,chuyện vui quá ít.Một nhược điểm
của chương trình văn hợp ở nước ta là ít chú ý loại văn trào phúng,hài hước.Phải
chăng ta chưa nhận rõ vai trò loại chuyện này cũng như vai trò của óc hài hước
trong cuộc sống hằng ngày.
Trong ba loại chuyện(chuyện danh nhân,chuyện khoa học,chuyện người tốt việc
tốt) chuyện khoa học có tỷ lệ thấp cần tăng cường loại chuyện này để kích thích
lòng ham thích,nghiên cứu khoa học say mê tìm tòi…
Đọc danh mục các loại chuyện ta thấy vắng hẳn các tác phẩm văn học có
giá trị nghệ thuật.Đem các chuyện ngắn,từng chương của chuyện dài nổi tiếng ra
kể cũng là một biện pháp giúp học sinh sớm tiếp xúc với kho tàng văn học viết có
giá trị của đất nước và thế giới.
- Chuyện kể bám sát theo chủ đề chủ điểm của tuần học.Mỗi chủ điểm phân
môn kể chuyện học trong ba tuần
Có nhiều thể loại chuyện được học trong từng chủ điểm và đan xen lẫn nhau
trong suốt chương trình môn kể chuyện lớp 4.
Nội dung câu chuyện phong phú có những câu chuyện học sinh lấy trong
sách giáo khoa lớp 4 nhưng có những câu chuyện học sinh lấy ở ngoài sách giáo
khoa lớp 4.
Như ở chủ điểm:Thương người như thể thương thân môn kể chuyện được
dạy trong ba tuần:
Tuần 1: thể loại kể chuyện theo tranh:Sự tích Hồ Ba Bể
Tuần 2:Kể chuyện đã nghe đã đọc :Nàng Tiên Ốc
Tuần 3:Kể chuyện đã nghe đã đọc về lòng nhân hậu.
5
Ở mỗi câu chuyện đều có một nét riêng giáo dục học sinh về tấm lòng nhân
hậu.Ví dụ ở tuần 1 có câu chuyện cổ tích:Sự tích Hồ Ba Bể với nội dung có một
bà cụ gầy gò ốm yếu ghẻ lở xin ăn ở hội cầu phật nhưng đi đến đâu bà cụ cũng bị
xua đuổi.Bà vào nhà nào cũng bị đuổi ra vậy mà có hai mẹ con người nông dân
thương tình mời bà cụ về nhà tiếp đãi ăn uống nghỉ ngơi và hai mẹ con người nông
dân đã được đền đáp công ơn một cách xứng đáng là bà cụ chính là con giao long
làm cho dân làng chìm trong bể nước còn hai mẹ con người nông dân thì được bà
cụ ăn xin cho hai mảnh vỏ trấu,từ hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền
chở mẹ con họ.Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ
của hai mẹ con người nông dân vẫn kho ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao
lên.Chỗ đất sụt ấy nay là hồ Ba Bể còn cái nền nhà của hai mẹ con người nông dân
thành hòn đảo nhỏ trong hồ.Người địa phương gọi đảo nhỏ ấy là gò Bà Góa.Qua
câu chuyện này ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng
đáng.Ngoài ra chuyện còn giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.Ông cha ta có câu:
“Ở hiền gặp lành”đẻ giáo dục các em lòng nhân ái bao dung.Qua nội dung câu
chuyện các em hiểu biết thêm về cuộc sống về quan hệ xã hội,về phong tục tập
quán,về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước.Chuyện có tác dụng giáo
dục to lớn đối với các em về lối sống nhân ái,thẳng thắn,biết bênh vực bảo vệ cái
đúng.Tạo cho các em niềm tin sức mạnh của chính bản thân mình.
Như ở chủ điểm:Có chí thì nên cũng dạy trong ba tuần
Tuần 11: Thể loại kể chuyện theo tranh:Bàn chân kì diệu
Tuần 12: Thể loại kể chuyện đã nghe đã đọc về một người có nghị lực.
Tuần 13: Thể loại kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần
kiên trì vượt khó.
Mỗi câu chuyện đều giáo dục học sinh có ý chí,có nghị lực,tinh thần kiên trì
vượt lên những khó khăn của hoàn cảnh,của bản thân đẻ đạt đến thành công.Ví dụ
ở tuần 11 qua câu chuyện:Bàn chân kỳ diệu các em rút ra được bài học cho chính
mình là học tập tấm gương em bé Nguyễn Ngọc Ký nỗi tiếng về nghị lực vượt khó
ở nước ta.Lúc nhỏ cậu bé Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mong ước được đi
học.Lần đầu cô giáo không giám nhận em vào học Ký đã khóc.Khi cô giáo đến
nhà Ký thì cô vừa ngạc nhiên vừa xúc động thấy Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy
tập viết.Cậu cặp một mẫu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ
ngoằn nghèo.Khi mới vào lớp 1 tập viết bàn chân của Ký dẫm lên trang giấy cựa
quậy một lúc là giấy ngàu nát,mực dây bê bết mấy ngón chân Ký mõi nhừ. Có lúc
bàn chân Ký rất đau vì bị chuột rút tưởng như không còn tiếp tục học nữa nhưng
được cô giáo và bạn bè động viên Ký lại kiên nhẫn viết mặc dù ngày nắng hay
mưa,người mệt mõi ngón chân đau nhức có lúc chân bị chuột rút liên hồi…nhưng
Ký không nản lòng.Nhờ luyện tập kiên trì Ký đã thành công chữ viết ngày một
đều đẹp hơn.Có lần Ký được 8 điểm,9 điểm rồi 10 điểm về môn tập viết.Thế rồi
Ký thi đại học trở thành sinh viên trương Đại Học Tổng Hợp.
Qua câu chuyện trên đã giáo dục các em tính kiên trì nhẫn nại,tinh thần ham
học,ý chí vượt qua những khó khăn của bản thân để trở thành người có ích phần
nào giáo dục các em những phẩm chất đạo đức,phát triển nhân cách.Chủ điểm có
chí thì nên nhằm khắc sâu và giáo dục các em luôn tự vươn lên bản thân của chính
mình đã tạo cho học sinh tính tự lập tự suy nghĩ phát triền óc sáng tạo
Như ở chủ điểm những người quả cảm môn kể chuyện được dạy ở tuần
25,26,27.Giáo dục học sinh về lòng dũng cảm của con người đang sống xung
6
quanh.Ví dụ ở tuần 27 thể loại chuyện chứng kiến hoặc tham gia kể về lòng dũng
cảm.Học sinh có thể kể về một người đã dũng cảm cứu người,cứu tài sản trong
cơn lũ hay như kể về lòng dũng cảm đuổi bắt cướp của một chú công an để bảo vệ
nhân dân…Qua câu chuyện này nhằm giáo dục học sinh về lòng dũng cảm cũng
như rèn cho học sinh hiểu,nhớ sâu chuỗi sự việc và giúp các em tự tin kể một cách
có nghệ thuật trước đám đông giúp các em rèn luyện phát triền kỹ năng nói,phát
triển ngôn ngữ khi học môn tiếng việt và học các môn học khác qua thể loại
chuyện phát triển trí nhớ trí thông minh phát triền nhân tài.Học sinh biết yêu cái
tốt ghét cái xấu,nhận biết cái cao thượng cái thấp hèn…Từ đó tự điều chỉnh bản
thân của các em khơi dậy các em niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc
trong lao động sản xuất và chiến đấu.Vẻ đẹp hồn nhiên giản dị của cảnh vật thiên
nhiên của con người là nguồn sữa tươi mát nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn của
trẻ thơ.
PHẦN C
PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài: Hệ thông thể loại chuyện kể ở lớp 4.Tôi rút ra được
một số kinh nghiệm giảng dạy môn kể chuyện để từng bước nâng cao chất lượng
học sinh như sau:
- Giáo viên phải tìm tòi học hỏi tích lũy vốn chuyện vốn hiểu biết về nhiều
loại chuyện để khi kể chuyện có thể nắm vững nội dung câu chuyện,lựa chọn
giọng điệu kể và ngôn từ,lựa chọn những điểm nhấn điểm dừng nhằm kích thích
hứng thú các em nghe chuyện.Giáo viên sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phù trợ
cho lời kể thì học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng nghe kể chuyện tốt hơn
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh:Ta phải rèn luyện cho các em
kỹ năng nói tốt kể chuyện hấp dẫn có sự truyền cảm,kể đúng trung thành với câu
chuyện không bỏ sót tình tiết,chi tiết quan trọng.
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình,thể loại của chuyện để tìm
phương pháp tối ưu để dạy từng loại bài kể chuyện thì chất lượng từng bước sẽ
được nâng cao.
- Giáo viên phải cập nhật kịp thời thông tin trên tất cả các lĩnh vực trong đời
sống hằng ngày ở ti vi,sách ,báo…
Qua thực tế chất lượng học tập môn kể chuyện lớp 4 trường Tiểu Học Lê
Văn Tám tôi có đề xuất sau:
Đề nghị nhà trường tạo mọi điều kiện sắp xếp thời gian sao cho để tất cả
học sinh lớp 4 thường xuyên tiếp cận nhiều loại chuyện,sách báo….Vì các em đa
số là con em gia đình lao động nghèo,ít có điều kiện đọc sách chuyện ở nhà cũng
phần nào giúp các em học tập tốt hơn môn kể chuyện lớp 4.
Trên đây là một số kinh nghiệm,đề xuất rất mong quý thầy cô và các bạn giáo
sinh đóng góp chân thành để đề tài này hoàn chỉnh hơn.
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách phương pháp dạy học tiếng việt tiểu học do phó giáo sư tiến sĩ Lê
Phương Nga và Nguyễn Trí trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4
3. Sách hướng dẫn giáo viên mơn tiếng việt lớp 4
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU :
Như ta đã biết phương pháp dạy học chính là con đường, cách thức,
phương tiện dạy học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, phương pháp dạy học
gắn liền với quá trình dạy học và có sự tác đọng qua lại giữa hoạt động dạy
của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong quá trình dạy học. Do đó
trước hết giáo viên cần phải tìm hiểu tình hình chung, thực trạng ở trường lớp
bằng cách :
- Quan sát, điều tra tình hình học tập của lớp phát hiện học sinh có năng
khiếu học toán, học sinh có kiến thức, học sinh giỏi để đònh hướng cụ thể cho
việc bồi dưỡng toán nâng cao.
Với những hiểu biết của cá nhân tôi mạnh dạn đề xuất :
- Nên tăng cường phổ biến tài liệu dạy học toán dành cho vùng miền.
- Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề phân môn. Có hướng triển
khai chuyên đề cụ thể. Các cấp quản lý và chuyên môn cho phép go viên chủ
động hơn về thời gian và phương pháp dạy học đối với những lớp có năm học
sinh là đối tượng yếu toán.
Vì điều kiện và năng lực có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu nguyên
nhân và biện pháp khắc phục ở lớp học sinh học yếu toán lớp 2B trường tiểu
học Phước Thọ.
I - LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, tiểu học là bậc của nền tảng, đặt cơ sở ban đầu, rất
cơ bản và thiết yếu, chuẩn bò cho phát triển toàn diện nhân cách con người
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đònh hướng Xã Hội
Chủ Nghóa, đồng thời nó cũng đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông
và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Viêïc đổi mới sách giáo khoa chính là
để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường sao cho phù hợp với tiến độ
8
ngày càng phát triển của toàn xã hội chúng ta hiện nay mà toán học là một
trong cuộc sống. Điều này sẽ hỗ trợ được tích cực cho giảng dạy của tôi ở
trường tiểu học.
9