Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SKKN Biện pháp giáo dục học sinh yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.51 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH YẾU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong chúng ta ai cũng biết bậc tiểu học là bậc học nền tảng là viên gạch đầu
tiên xây dựng nên nền móng tri thức và đạo đức của con người. Đặt biệt là lớp 1
tâm hồn các em như tờ giấy trắng nếu chúng ta giảng dạy tốt thì các em sẽ có vốn
kiến thức để học tốt hơn nữa. Nếu giảng dạy không tốt học sinh sẽ không nắm vững
được kiến thức, sẽ là gánh nặng cho các lớp trên nếu không nói là học sinh yếu,
kém.
Học sinh học yếu không chỉ yếu về mặt kiến thức mà còn yếu về mặt nhận
thức.Vì lẽ đó, ở trường tiểu học giáo viên dạy lớp 1 có nhiệm vụ dạy cho học sinh
biết đọc biết viết, biết tính toán, biết dùng từ và phát triển vốn từ cho học sinh
1cách có hệ thống có phương pháp để hình thành và phát triển năng lực học tập
cho học sinh. Bên cạnh đó giáo viên phải giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục
cho học sinh biết cách học, khơi dậy ở các em lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi,
tạo cho học sinh động cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu kiến thức mới. Khi
có hứng thú học tập các em sẽ tham gia hoạt động sôi nổi, tích cực và hào hứng.
Hứng thú với học tập là một yếu tố quan trọng và cần thiết giúp các em học tập có
kết quả cao , sẽ hạn chế được tình trạng học sinh học yếu. Học sinh yếu ảnh hưởng
đến chất lượng đại trà và ảnh hưởng đến công tác phổ cập chống mù chữ, ảnh
hưởng đến việc phát triển kinh tế ở địa phương.
Học sinh yếu thường mất tự tin, chán học, thường kèm theo một số biểu hiện tiêu
cực làm ảnh hưởng đến lớp học. Vì thế giáo viên không chỉ bù đắp những kiến thức
còn thiếu mà còn uốn nắn những sai sót của học sinh, dần dần xóa bỏ mặc cảm tự ti
thích đến trường khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học.
Để giúp học sinh yếu nắm được kiến thức và theo kịp bạn bè thì đòi hỏi người
giáo viên phải nắm bắt được tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh, hiểu học sinh
1
thiếu những gì? cần gì? để kịp thời bù đắp. Muốn như thế giáo viên phải không
ngừng đổi mới phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời đề ra
biện pháp giáo dục phù hợp, với phương châm: “ Dạy điều học sinh cần chứ không


phải dạy điều mình biết”.
Do đó với mong muốn làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học, giúp học
sinh yếu học có hiệu quả tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giáo dục học sinh yếu” làm
đề tài nghiên cứu.
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng của học sinh yếu lớp 1:
1.1. Thực trạng của học sinh yếu lớp 1 nói chung:
Học sinh yếu là nỗi lo nỗi trăn trở của người làm giáo dục. Do đó để giúp học
sinh yếu học có kết quả, nhiều chuyên đề, nhiều phương pháp đặt ra nhằm đưa chất
lượng giáo dục ngày một đi lên. Nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu,
học sinh yếu vẫn tồn tại ở các trường.
Hiện nay vẫn còn một số giáo viên ngại khó, không thích dạy lớp yếu, cảm thấy
mệt mỏi chán nản khi được phân công lớp yếu dẫn đến chất lượng chưa được như
mong muốn.
1.2. Thực trạng của học sinh yếu lớp 1 ở trường Tiểu học Phong Tân- Giá
Rai
Qua thực tế giảng dạy lớp 1.Tôi nhận thấy rằng: Nhìn chung các em học chưa
tốt: Các em chưa có nền nếp học tập, Không chú ý trong giờ học, không chịu đọc
bài, lười viết bài, không thích ngồi yên, không muốn trả lời câu hỏi, nếu có thì nói
rất nhỏ. Cá biệt có vài em không nghe lời thích làm theo ý mình gây mất trật tự lớp
học, ảnh hưởng đến các em khác.
Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp rập khuôn, chưa tìm ra
phương pháp để đổi mới nhằm nâng cao kết quả giờ học. Giáo viên hầu hết chỉ dạy
theo phân phối chương trình chưa mạnh dạn đổi mới, chưa kiểm soát hết chỗ hỗng
kiến thức của HS, chưa tìm hiểu nguyên nhân của học sinh học yếu nên không kịp
2
thời sửa sai. Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực nhàm
chán và học yếu.
*Về chương trình sách giáo khoa:
Lớp 1 có 6 môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội,

nghệ thuật, thể dục.
Đối với học sinh yếu chỉ cần chú trọng 2 môn: Tiếng việt, Toán. Bởi vì nếu học
sinh biết đọc, biết viết sẽ học tốt các môn khác.
*Về giáo viên và học sinh:
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy lớp yếu, bên cạnh những
thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa biết đọc, chưa biết viết,
chưa biêt làm toán, phương pháp giúp HS phát âm chuẩn, viết đúng, viết đẹp cũng
ít được quan tâm.
Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:
- Phần lớn học sinh chưa qua lớp mẫu giáo, nên chưa có nền nếp học tập.
- Một số ít phụ huynh cho con vào học muộn so với tuổi quy định, việc tiếp thu
kiến thức chậm hơn rất nhiều so với các em cùng lứa tuổi khác.
- Gia đình học sinh ở xa các điểm trường, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó
khăn, không có điều kiện đưa rước nên học sinh thường xuyên nghỉ học, dẫn đến
tiếp thu kiến thức bị gián đoạn.
- Cha mẹ li hôn buộc phải ở với người thân, ông bà, thiếu sự quan tâm chăm
sóc, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, gia đình lại không quan tâm nhắc
nhở con em học ở nhà nên kết quả học tập chưa cao.
- Một số em có trí nhớ kém, không bền vững, học trước quên sau.
- Một phần là do năng lực phát triển trí tuệ của các em dễ nhớ mau quên, ham
chơi, biếng học, chưa có ý thức trách nhiệm trong học tâp.
- Công tác phối hợp giữa gia đình nhà trường còn hạn chế, phụ huynh coi việc
học tập của con em mình là nhiệm vụ của thầy cô giáo, cũng một phần là do giáo
3
viên thiếu kinh nghiệm dạy lớp yếu.
- Do nhận thức của phụ huynh về việc hoc tập của con còn hạn chế nên thường
cho con nghỉ học, kiến thức tiệp thu không đầy đủ dẫn đến học yếu.
Bảng 1: Chất lượng khảo sát học sinh lớp 1:
Lớp

Tổng
số
HS
Số em khá giỏi Số em trung bình Số em yếu
SL % SL % SL %
1B 36 0 0 5 26,6 31 60

Qua việc điều tra trên cho thấy số sinh chưa biết nhận dạng con chữ chiếm tỉ lệ trên
50%. Từ lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ biện pháp giáo dục hoc sinh
yếu”
Đây là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng
ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên
lớp nói chung và dạy học sinh yếu lớp 1 nói riêng.
Để đưa chất lượng dạy học lớp yếu có sự thay đổi, tôi xin mạnh dạn đưa ra
một số biện pháp sau:
2. Các biện pháp đổi mới dạy học sinh yếu lớp 1:
2.1. Rèn cho học sinh có thói quen nền nếp học tập:
Đây là khâu rất quan trọng nhất, học sinh biết ngồi học, biết lắng nghe để thấu
hiểu và thực hiện nhiệm vụ học tập thì giờ học mới có hiệu quả và ngược lại.
- Đầu tiên rèn cho học sinh thói quen ngồi học đúng tư thế, không đùa
giỡn, biết giơ tay khi phát biểu, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình,
học sinh có nề nếp tốt thì chất lượng sẽ tốt. HS lớp 1 chuyển từ hoạt động vui chơi
sang hoạt động học tập, các em rất thích hoạt động nhưng lại mau chán, do đó GV
phải thay đổi các biện pháp để HS đỡ nhàm chán và thích đi học.
- Hướng dẫn HS học thuộc nội quy của lớp và thực hiện: Đi học đều và đúng
giờ, đến lớp trật tự, lắng nghe cô giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến, chăm chỉ học
4
tập…
2.2. Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy:
Giáo viên phải chủ động đổi mới cách dạy, cách học của học sinh, đổi mới cách

đánh giá theo tinh thần chỉ đạo của Phòng của Trường. Trong mỗi tiết học giáo
viên cần quan tâm thực hiện tốt việc phân hóa đối tượng học sinh, giao nhiệm vụ
vừa sức với sức học, tránh những yêu cầu quá dễ hoặc quá khó đối với học sinh.
Dạy học theo nhóm, trình độ, một phương pháp giúp cho tất cả cùng tiến bộ. Trong
năm học giáo viên vừa dạy vừa theo dõi để tiến hành phân nhóm đối tượng học
sinh và đề ra phương pháp dạy học phù hợp cho từng nhóm đã phân loại.
Ví dụ: Trong môn Tiếng Việt phân nhóm đối tượng: Nhóm chưa biết đọc, biết
viết. Nhóm đọc được nhưng rất chậm, viết sai.
Đối với nhóm chưa biết đọc: Khi bạn đọc hoặc giáo viên phát âm phải lắng
nghe nhẩm đọc theo và chỉ vào sách giáo khoa để nhớ mặt chữ. Đây là hình thức
ghi nhớ máy móc nhưng bắt buộc các em phải thực thiện theo. Thỉnh thoảng giáo
viên hỏi các em bạn đọc đến chữ gì và các em phải chỉ đúng và đọc lại. Tuy chỉ là
học vẹc nhưng cũng tạo được nề nếp học tập và phần nào giúp các em khi có điều
kiện được giáo viên hướng dẫn sẽ tiếp thu dễ dàng. Với những em này cần rèn cho
học sinh đọc nhiều: 15 phút đầu giờ, đọc trong giờ học, đọc vào đầu mỗi buổi
chiều, và tăng cường lúc ra chơi… khi hướng dẫn đọc, giáo viên có thể tạm thời
giảm phần từ và câu ứng dụng chỉ dạy phần âm vần, tiếng, từ sao cho đảm bảo đọc
được, viết được âm, vần, tiếng, từ đó. Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh rồi
từ từ tăng phần từ và câu. Đối với Học sinh chưa viết được giáo viên hướng dẫn
cho học sinh viết từng nét sau đó ghép lại thành con chữ, từng con chữ ghép lại
thành âm, vần. Ban đầu có thể học sinh viết không thành nét nhưng dần dần sẽ
thành chữ và theo đó giáo viên sẽ uốn nắn dễ dàng. Với những đối tượng này Giáo
viên không được nóng vội dạy cho kịp chương trình mà có thể chậm lại 2, 3 bài sao
cho hs học đến đâu biết đến đó. Khi học sinh đã nắm chắc phần âm sẽ dễ dàng tiếp
thu được phần vần.
5
Đối với nhóm đọc được nhưng rất chậm: Nhóm này tuy hơn nhóm chưa biết đọc
nhưng cũng là gánh nặng cho giáo viên. Khi lên lớp giáo viên dạy âm, vần mới dựa
trên âm vần đã học. Có như thế học sinh vừa học được kiến thức mới, vừa ôn lại
kiến thức cũ một cách chắn chắn. GV yêu cầu các em đọc dò theo bạn đang đọc.

Gọi học sinh đọc từng âm, vần, tiếng . Giáo viên theo dõi hướng dẫn gợi ý cách
đánh vần. Nhận biết từng âm sau đó ghép thành vần, tiếng. Đối với nhóm viết hay
sai giáo viên cho các em viết nhiều và đọc lại chữ đã viết. Lâu dần thành thói quen
học sinh sẽ viết được
HS lớp 1 thích những cái mới lạ, Giáo viên cần thường xuyên cải tiến nội dung
và các hình thức tổ chức dạy học trong mỗi tiết học như: phối hợp các hình thức
dạy học cả lớp, theo nhóm hay hoạt động cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả. Tạo
nhiều hình thức thi đua trong học tập, tổ chức các trò chơi học tập để thu hút sự chú
ý ở học sinh.
Ví dụ: Ở môn Toán cũng chia ra từng nhóm đối tượng để dễ dàng giao việc phù
hợp vừa sức, Giúp học sinh yếu hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Bài: Phép cộng trong phạm vi 3
Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu, nắm được các công thức cộng và làm bài tập
bằng cách dùng đồ dùng trực quan: có 2 bông hoa viết số mấy? Thêm 1 bông hoa
viết số mấy? Thêm là làm phép tính gì? Giáo viên vừa hỏi vừa viết phép tính tương
ứng. tiếp đến cho các em tự thao tác bằng que tính và nhắc lại công thức. Học sinh
tự tìm tòi và khám phá sẽ hiểu bài và nhớ rất lâu. Sau đó làm bài tập, khi học sinh
làm được giáo viên nên cho học sinh giải thích vì sao? Thông qua đó giáo viên sẽ
nắm được năng lực từng em kịp thời uốn nắn và bù đắp những chỗ còn thiếu. Như
vậy các em sẽ mau tiến bộ. Nếu học sinh không làm được giáo viên hướng dẫn
thêm, nếu bài dài hoặc quá khó giáo viên nên chia nhỏ lượng kiến thức, thời gian
có thể kéo dài thêm 5 – 10 phút và tăng cường thực hành thêm vào buổi chiều. Nếu
học sinh vẫn chưa nắm được có thể hướng dẫn lại bằng phương pháp khác vào
ngày hôm sau. Sao cho học sinh học đến đâu nắm chắc đến đó.
6
2.3. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh:
Môi trường học tập cũng là một yếu tố quan trọng giúp phát huy tính tích
cực của học sinh, giúp hạn chế học sinh yếu, kém. Bốn bức tường đơn điệu của lớp
học được giáo viên tận dụng và hỗ trợ cho việc hoc.
Ví dụ: Trưng bày sản phẩm của em: Các sản phẩm đẹp do học sinh làm ra sau

khi học Thủ Công, Mĩ thuật… được trang trí trên tường để học sinh trong lớp cùng
xem, học tập lẫn nhau, kích thích học sinh phấn đấu hoàn thiện làm đẹp sản phẩm
của mình để được biểu dương. Góc toán học ghi các bảng cộng, trừ. Góc Tiếng
Việt ghi các âm, vần đã và đang học để khi vui chơi, lúc rảnh rỗi các em có thể
nhìn vào, lâu dần sẽ khắc sâu vào trí nhớ. Cạnh đó còn có góc biểu dương các bạn
học chăm chỉ có tiến bộ để làm gương và là niềm vui cho các em. Đồng thời
khuyến khích học sinh khác phấn đấu noi theo.
Khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp, sẽ giúp học sinh
có điều kiện tiếp xúc môi trường xung quanh, có cơ hội để giao lưu, học hỏi lẫn
nhau. Qua đó rèn luyện tính nhanh nhẹn, sự tự tin, bản lĩnh. Đây là phẩm chất rất
cần thiết của con người trong thời đại mới.
2.4. Xây dựng không khí hào hứng say mê học tập qua trò chơi:
Để giờ học được nhẹ nhàng , đem lại hiệu quả thiết thực (nhất là đối với học
sinh còn yếu) khi dạy giáo viên cần tập trung vào những kiến thức cơ bản, cần linh
hoạt hơn trong phương pháp nhằm đạt đến hiệu quả thiết thực. - Tổ chức cho học
sinh tiếp thu kiến thức mới dưới dạng học mà chơi, chơi mà học. Giáo viên có thể
tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, để thực hiện phát âm và ghép
vần mới trên bộ chữ . Sau đó cho học sinh đọc và viết qua nhiều hình thức khác
nhau. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, sửa lỗi hoặc góp ý cho nhau, nhận
xét lẫn nhau. Giáo viên sơ kết , tổng kết lại ý kiến của học sinh.
Khi thấy học sinh đọc sai và dẫn đến viết sai thì giáo viên phải hướng dẫn cho
học sinh phân tích lại từng nét, từng con chữ để học sinh nhớ và đọc đúng nhằm
giúp các em không cảm thấy khó khăn, lúng túng trong khi đọc và viết .
7
Hướng dẫn học sinh thực hành phát âm, ghép vần, viết đúng mẫu chữ. Giáo
viên nên cho từng học sinh đọc, viết bảng con nhằm biết năng lực, sức học của từng
cá nhân. Lắng nghe học sinh đọc, xem học sinh viết để cảm nhận ưu điểm hay hạn
chế khi đọc, khi viết để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời. Giáo
viên cần khuyến khích cho học sinh đọc nhiều viết nhiều, tranh luận khi luyện nói
và thực hiện hoạt động học tập theo tất cả các chiều quan hệ:Thầy-trò, trò-thầy; trò

trò khắc phục tình trạng suốt giờ học chỉ có thầy hỏi trò trả lời .
Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi ngay trong không gian lớp học, tại thời gian
của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và niềm tin trong
học tập. Cứ mỗi khi tôi cho các em chơi trò chơi, hoặc thi đua, các em chăm chú
theo dõi, và học tập rất hăng say. Những đôi mắt ánh lên niềm vui thích rồi ào ạt
xung phong. Em được chỉ định thì phấn khởi, hồ hởi, em không được gọi thì xuýt
xoa rồi những tràng vỗ tay cổ vũ
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trước đây khi dạy học theo phương pháp truyền thống thì học sinh chỉ tiếp thu
kiến thức một cách thụ động, nếu học sinh nào có ý thức học tập tốt hoặc gia đình
quan tâm thì tiếp thu được kiến thức, học sinh nào lười biếng, gia đình không kèm
cặp nhắc nhở sẽ không tiếp thu được kiến thức. Kết quả là không biết đọc, biết viết
cuối năm học vẫn còn tình trạng học sinh ở lại lớp. Nhưng hiện nay từ khi thực
hiện đổi mới phương pháp giảng dạy học sinh được tham gia vào hoạt động học
tập, tự phát hiện chiếm lĩnh kiến thức, học sinh sẽ không cảm thấy nhàm chán mà
tiếp thu kiến thức một cách chủ động, học sinh tự tin trong học tập sẽ thích đến
trường hơn khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học. Cuối năm lớp 1 học sinh
đọc thông, viết thạo, không có học sinh nào lưu ban.
Như vậy khi thực hiện các biện pháp giáo dục học sinh yếu tất cả học sinh trong
lớp đều đọc được và viết được. Muốn có được kết quả như thế phải xuất phát từ
tấm lòng yêu thương chăm sóc học sinh, kiên trì nhẫn nại của giáo viên. Học sinh
phải đi học đều và hứng thú trong học tập một cách tích cực sẽ mang lại kết quả
8
cao cũng như khắc phục triệt để học sinh yếu ở lớp 1. Sau đây là bảng kết quả cuối
năm học:
Bảng 2: Chất lượng cuối năm lớp 1:
Lớp
Tổng
số
HS

Số em khá, giỏi Số em Trung bình Số em yếu
SL % SL % SL %
1B 35 30 85,7 5 14,3 0 0
Hạn chế: Biện pháp giáo dục này đòi hỏi giáo viên khi dạy phải chuẩn bị bài rất
công phu, HS phải có đủ đồ dùng học tập, và tốn rất nhiều thời gian.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết luận:
Muốn rèn cho học sinh học tốt thì trước hết mỗi giáo viên phải có nghiệp vụ sư
phạm tốt, phải dịu dàng mềm mỏng không nóng vội, có sức cuốn hút học sinh. Khi
giáo viên làm mẫu, hướng dẫn các em sẽ lắng nghe và coi đó là chuẩn mực để bắt
chước để so sánh đánh giá với cách đọc cách viết của mình. Chính vì vậy, giáo viên
cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo. Mỗi từ ngữ,mỗi câu nói của giáo viên đều phải
chuẩn mực.
Giáo viên cần phải nắm được đặc điểm tâm lý từng đối tượng học sinh để có
biện pháp dạy học đạt kết quả cao. Nhất là phát huy tính tích cực trong học tập, tổ
chức nhiều hình thức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới sẽ thu hút lôi cuốn
được tất cả các đối tượng học sinh trong lớp tham gia học tập, tăng khả năng giao
tiếp giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt đến kết quả cao nhất.
Trong dạy học mục đích cuối cùng của người giáo viên là phải có tâm huyết là
làm sao cho học sinh yếu học tốt, học có tiến bộ. Giáo viên phải giàu lòng yêu nghề
mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong công tác giảng dạy, kiên trì, uốn nắn sửa sai
cho học sinh khi phát âm chưa đúng , viết chưa đẹp. Phải giảng dạy học sinh thật
tận tình chu đáo, coi học sinh như con em của mình. Đối với tôi chất lượng luôn đặt
lên hàng đầu trong công tác giảng dạy.
9
Giáo viên phải luôn luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em tiến bộ.
Cần đối xử công bằng bình đẳng, khen chê hợp lí mang tính giáo dục cao.
Trên đây là việc làm cụ thể của tôi về Biện pháp giáo dục học sinh yếu, giúp
học sinh yếu học có hiệu quả tại trường tiểu học Phong Tân .
2. Kiến nghị, đề xuất:

- Cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành và các cấp quản lý giáo dục sâu sát
và kịp thời hơn.
- Cần có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn chuyên đề về
giáo dục học sinh yếu cần cung cấp đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo,…Tạo điều
kiện cho giáo viên và học sinh tham gia học tập trau dồi kiến thức. Cần quan tâm
nhiều hơn nữa đối với giáo viên dạy lớp yếu.


10

×