Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.81 KB, 74 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là vốn quý của tự nhiên và của xã hội. Bảo vệ quyền con người
là mục tiêu của các thiết chế Nhà nước dân chủ và tiến bộ. Bảo đảm thực hiện có
hiệu quả quyền công dân là tiêu chí đánh giá sự văn minh, tiến bộ của một xã
hội hiện đại. Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Song
song với việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng chăm lo xây dựng một
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp
luật bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do dân chủ của công dân.
Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quyền quan
trọng của công dân khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định được ghi
nhận trong tất cả các bản Hiến pháp đã ban hành của nước ta. Đồng thời đây
cũng là một nguyên tắc đặc thù của luật Tố tụng hình sự (TTHS).Việc thực hiện
nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra
(CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) và Toà án giải quyết vụ án một cách khách quan,
toàn diện và đầy đủ.
Tuy nhiên, thực tiễn TTHS cho thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nhiều cơ
quan tiến hành tố tụng (THTT), người THTT và những người tham gia tố tụng
vẫn còn xem nhẹ nguyên tắc này. Tình trạng bắt, giam giữ, xét xử oan sai vẫn
còn tồn tại trên thực tế tố tụng. Mặt khác, vấn đề lý luận của nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa: khái niệm, chủ thể, nội dung của quyền bào chữa; khái niệm
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo... vẫn
cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo” là một đề tài mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc; đây cũng là đề
tài gây cho em nhiều hứng thú nghiên cứu và tìm hiểu trong quá trình học tập tại
trường. Mục đích nghiên cứu của em khi lựa chọn đề tài này là: Nghiên cứu
1


Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Làm rõ nội dung và sự thể hiện của
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong
pháp luật TTHS hiện hành; Nghiên cứu thực trạng thực hiện nguyên tắc bảo
đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, tìm hiểu những hạn
chế vướng mắc, nguyên nhân của chúng từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp
khắc phục hạn chế và hoàn thiện pháp luật.
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, trên cơ sở của phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử chúng tôi đã sử dụng những phương pháp
như: so sánh, phân tích, tổng hợp, lôgic...
Kết cấu của khoá luận gồm lời nói đầu, ba chương, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, kiến thức lý luận và thực tế chưa
đầy đủ nên những thiếu sót trong khoá luận là không thể tránh khỏi, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN
BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO
1. Khái niệm quyền bào chữa và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh giành các
quyền dân chủ và tiến bộ. Các quyền tự do, dân chủ mà con người có được ngày
nay là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, bền bỉ của những lực lượng tiến
bộ chống lại những thế lực độc tài, phản dân chủ trên thế giới. Một trong những
quyền dân chủ mà con người giành được trong các cuộc đấu tranh này là quyền
bào chữa. Ở tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, quyền bào chữa đều đã được

ghi nhận, được coi là nguyên tắc Hiến pháp và được cụ thể hoá trong những quy
định của Bộ luật TTHS. Tính đến nay, Nhà nước ta đã ban hành bốn bản Hiến
pháp và trong tất cả các bản Hiến pháp đó đều ghi nhận nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa trong TTHS.
Quyền bào chữa là một chế định quan trọng của luật TTHS nhưng khái
niệm, chủ thể, nội dung của quyền bào chữa vẫn còn là những vấn đề gây tranh
cãi giữa các nhà khoa học pháp lý cũng như những cán bộ làm công tác áp dụng
pháp luật.
Quan điểm thứ nhất là quan điểm trong luật TTHS một số nước thuộc hệ
thống pháp luật Common Law: TTHS được coi là bắt đầu từ thời điểm vụ án
hình sự được chuyển sang Toà án và quyền bào chữa chỉ thuộc về bị cáo.
Quan điểm thứ hai cho rằng: quyền bào chữa thuộc về bị can, bị cáo
(1)
.
Quan điểm thứ ba cho rằng: trong TTHS, bị can, người bị tình nghi cũng
như những công dân tham gia trong tố tụng với tư cách khác trong đó có cả
(1)
Bộ Tư pháp-Viện khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa-Nxb. Tư pháp,
H.2006, tr. 33.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người bị hại đều cần có sự bảo vệ các lợi ích có thể bị xâm phạm. Như vậy, theo
tác giả thì quyền bào chữa có cả trong trường hợp mà ở đó không có sự buộc tội.
Cùng quan điểm như vậy, một số tác giả khác cũng cho rằng: “ Không chỉ có bị
cáo mà người bị hại cũng cần đến việc bào chữa. Nhân chứng, giám định viên và
những người khác cũng vậy nếu quyền lợi của họ bị xâm hại”
(2)
.
Quan điểm thứ tư: quyền bào chữa trong TTHS là tổng hoà các hành vi tố
tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sở phù

hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội
của các cơ quan THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình
trong vụ án hình sự
(1)
.
Quan điểm thứ năm là quan điểm trong Bộ luật TTHS Việt Nam năm
2003: quyền bào chữa thuộc về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Ngoài các quan điểm trên trong Bộ luật TTHS của các nước trên thế giới
cũng có những quan điểm hết sức khác nhau về chủ thể của quyền bào chữa.
Bộ luật TTHS Liên Bang Nga quy định: “Người bào chữa được tham gia
tố tụng từ khi nhận được quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp người bị
tình nghi thực hiện tội phạm bị tạm giữ hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm
giam trước khi khởi tố bị can thì từ khi nhận được biên bản về việc bắt hoặc áp
dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam”. (Điều 47)
(2)
.
Theo Bộ luật TTHS Nhật Bản thì quyền bào chữa chỉ thuộc về người bị
tình nghi và bị cáo. Điều 30 Bộ luật này quy định: “Bị cáo hoặc người bị tình
nghi có thể lựa chọn luật sư bất cứ lúc nào”
(3)
.
Để tìm hiểu rõ hơn về các quan điểm trên trước hết chúng ta hãy đi tìm
hiểu khái niệm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
(2)
Chức năng bào chữa trong TTHS Xô Viết, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 1/1978, tr.89.
(1)
Phạm Hồng Hải, Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb. Công an nhân dân,
H.1999, tr.29, 30.
(2)
VKSNDTC-Viện khoa học Kiểm sát, Dự án VIE/95/018, Bộ luật TTHS Liên bang Nga 1999

(Bản dịch Tiếng Việt).
(3)
VKSNDTC-Viện khoa học Kiểm sát, Dự án VIE/95/018, Bộ luật TTHS Nhật Bản (Bản dịch
Tiếng Việt).
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả
tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và
đối với họ đã có quyết định tạm giữ. (khoản 1 Điều 48 Bộ luật TTHS năm
2003).
Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. (khoản 1 Điều 49 Bộ luật TTHS năm
2003).
Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. (khoản 1 Điều 50
Bộ luật TTHS năm 2003).
Trong các xã hội công dân, đặc biệt là trong xã hội XHCN, người công
dân được hưởng những quyền và lợi ích hết sức rộng lớn, Hiến pháp và pháp
luật ghi nhận và bảo đảm cho việc thực hiện các quyền này. Điều 71 Hiến pháp
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hội về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm…Nghiêm cấm mọi hình thức bức cung, dùng nhục hình, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm của công dân”.
Quyền bào chữa là một trong rất nhiều quyền của công dân, là bộ phận hợp
thành của quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. “Bào chữa là hành vi của
một người đưa ra các tình tiết và chứng cứ chứng minh cho sự không có lỗi hoặc
làm giảm lỗi của mình”. Vì vậy, quyền bào chữa chỉ thuộc về người nào bị coi là
có lỗi bao gồm cả lỗi kỷ luật, lỗi hành chính, lỗi dân sự, lỗi hình sự. Quyền bào
chữa với ý nghĩa là khái niệm chung bao hàm cả quyền bào chữa của người bị
coi là có lỗi hành chính, lỗi kỷ luật, quyền bào chữa của bị đơn dân sự (trong tố
tụng Dân sự) và quyền bào chữa của người bị coi là có lỗi hình sự (quyền bào
chữa trong TTHS).

Như vậy, quyền bào chữa trong TTHS với quyền bào chữa ở trên có mối
quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Người nào bị coi là có lỗi hình sự, bị buộc
tội thì có quyền bào chữa trong TTHS – sau đây gọi tắt là quyền bào chữa.
“Như một chức năng tố tụng, bào chữa tồn tại ở tất cả các giai đoạn của
TTHS ở đâu có buộc tội thì ở đó có bào chữa”
(1)
. “Buộc tội trong TTHS là hành
(1)
Phạm Hồng Hải, Sđd, tr.23.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vi của các cơ quan THTT nhằm xác định trách nhiệm hình sự đối với người
buộc tội trên cơ sở các chứng cứ về hình sự đã được xác định ở thời điểm ấy”
(2)
.
Bị can bị buộc tội bằng quyết định khởi tố bị can, phải chịu những hậu
quả pháp lý: bị điều tra hình sự, có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế
TTHS…Bị cáo bị buộc tội bằng bản cáo trạng của VKS, hậu quả pháp lý của
việc buộc tội này là bị cáo có thể bị kết án, có thể phải chịu hình phạt…Người bị
tạm giữ tuy chưa bị buộc tội bằng một văn bản có tính chất pháp lý nhưng đối với
họ đã có quyết định tạm giữ và họ đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng là
tạm giữ. “Cơ sở coi một người là người bị tình nghi phạm tội là các dữ kiện khách
quan và không thể bắt giữ một người khi ĐTV và CQĐT “nghi” là họ phạm tội vì
bản thân sự nghi ngờ mang tính chủ quan”
(3)
.
Vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng quan điểm của Bộ luật TTHS Việt
Nam 2003 về quyền bào chữa là hoàn toàn chính xác. Quyền bào chữa chỉ thuộc
về những chủ thể: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo - những người bị buộc tội với
nội dung: đưa ra những chứng cứ chứng minh cho sự không có lỗi hoặc làm

giảm lỗi của mình (lỗi hình sự). Ngoài những chủ thể trên, những người khác –
không chịu sự buộc tội thì không có quyền bào chữa, để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình họ có thể sử dụng những quyền năng khác được pháp luật
quy định và bảo đảm thực hiện.
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về quyền bào chữa
trong TTHS như sau: “Quyền bào chữa trong TTHS là tổng hoà các hành vi tố tụng
do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quy định
của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của các cơ quan
THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án
hình sự”.
Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo có thể được xác định như sau: Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quy định của luật TTHS trong đó xác
(2)
Phạm Hồng Hải, Sđd, tr.26.
(3)
M.X.Xtrôgôvich, Giáo trình luật TTHS Xô Viết, Nxb. Khoa học, M. 1968, t. 1, tr.196.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa và nhờ người khác
bào chữa đồng thời quy định các cơ quan THTT có nhiệm vụ bảo đảm cho người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của
pháp luật”.
2. Cơ sở của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo
2.1. Cơ sở lý luận
Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền có một quá trình lịch
sử lâu dài gắn với lịch sử xã hội loài người và giải phóng con người qua các
hình thái kinh tế - xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con
người trở thành giá trị chung của nhân loại. Xuất phát từ con người là một thực

thể thống nhất - một “sinh vật – xã hội”, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin quyền con
người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền tự nhiên” (như một đặc quyền
vốn có và chỉ con người mới có) và “quyền xã hội” - sự chế định bằng các quy
chế pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Mác cũng khẳng định
không có quyền con người chung cho mọi chế độ xã hội mà quyền con người
phụ thuộc vào từng phương thức sản xuất nhất định với từng chế độ chính trị xã
hội – kinh tế - văn hoá nhất định.
Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại dưới dạng các
quyền tự nhiên của con người như quyền được sống… Dưới chế độ chiếm hữu
nô lệ, người nô lệ không được coi là con người, không có và không được thừa
nhận các quyền con người. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một
bước tiến trong việc giành lại tự do và giải phóng con người. Giai cấp tư sản là
những người đầu tiên nêu ngọn cờ nhân quyền, biết lợi dụng những tư tưởng tự
do, bình đẳng, bác ái, vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối
hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh các yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con
người – “quyền tư hữu thiêng liêng”. Lần đầu tiên các quyền con người được
ghi nhận trong các văn kiện quan trọng như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776,
Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Pháp 1789… Tuy vậy
giai cấp Tư sản chỉ tập trung nhấn mạnh quyền dân sự, chính trị, coi nhẹ quyền
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kinh tế, văn hoá, xã hội - những cơ sở và điều kiện quan trọng để người lao động
thoát khỏi đói nghèo và bóc lột. Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên một
phạm trù mới về quyền con người: đó là các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Từ
sau chiến tranh Thế giới thứ II, các nước XHCN đã đi đầu trong việc nêu bật các
quyền dân tộc cơ bản như một bộ phận thiết yếu của quyền tập thể, đưa ra cách
đề cập toàn diện và biện chứng hơn về nhân quyền. Cùng với sự phát triển kinh
tế - xã hội của loài người, các quyền con người cũng tiếp tục phát triển.
Trong mỗi quốc gia, quyền công dân là một nội dung cơ bản của quyền con
người, là sự thể hiện cụ thể của quyền con người. Chúng ta có thể thấy rõ điều này

qua Điều 50 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: “Ở nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và
xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến
pháp và luật”.
Quyền con người, quyền công dân được chia thành các nhóm chính sau :
+ Các quyền tự do, dân chủ về chính trị: tham gia quản lý Nhà nước, bầu
cử, bình đẳng nam nữ…
+ Các quyền về kinh tế - xã hội: quyền lao động, quyền tự do kinh doanh,
quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền thừa kế…
+ Các quyền dân sự (quyền tự do cá nhân): quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền khiếu nại, tố cáo…
(1)
Các quyền con người đã trở thành một giá trị pháp lý được quốc tế hoá
khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua bản Tuyên ngôn về nhân quyền
ngày 10/12/1948. Khoản 1 Điều 11 tuyên ngôn này khẳng định: “Bị cáo về một
tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp
trong một phiên toà xét xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền
biện hộ”
(2)
.
Như vậy trước khi có bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật, người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn chưa bị coi là người có tội, họ vẫn là những công
1()
Trần Ngọc Đường, Bàn về quyền con người quyền công dân, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.
2004.
(2)
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948).
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dân, những con người, chỉ khác là họ đang chịu sự buộc tội và phải chịu những

biện pháp tố tụng. Những biện pháp tố tụng được tiến hành đối với họ có thể hạn
chế quyền tự do hay động chạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền
được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm… - những nội dung cơ bản của
quyền con người. Để đảm bảo các biện pháp đó được tiến hành một cách cần thiết
và hợp pháp tránh được sự độc đoán một chiều từ phía các cơ quan THTT, pháp
luật đã quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa và cơ chế bảo
đảm quyền bào chữa được thực hiện.
Có thể thấy rằng quyền bào chữa là một nội dung cơ bản thể hiện quyền
con người và quyền con người là cơ sở lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền
bào chữa trong TTHS Việt Nam.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong TTHS, quá trình nhận thức vụ án diễn ra từ thấp đến cao, từ chỗ
chưa nhận thức đến chỗ nhận thức được, từ chỗ nhận thức ít tới chỗ nhận thức
nhiều và cuối cùng là từ nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng đắn tới nhận thức
đầy đủ và đúng đắn. Việc xác định chân lý khách quan của vụ án không thể thực
hiện được nếu chủ thể không sử dụng biện pháp so sánh, đánh giá các dữ kiện và
cọ sát các quan điểm khác nhau giữa bên buộc tội và bên bào chữa.
Trong TTHS, chức năng bào chữa tồn tại song song với chức năng buộc
tội như một nhu cầu tất yếu khách quan. Nó xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của
TTHS được đặt ra đối với tất cả các cơ quan, những người THTT và những
người tham gia tố tụng. Sẽ không xuất hiện sự tranh tụng nếu TTHS chỉ đơn
thuần hoặc là bào chữa hoặc là buộc tội. Nếu quan niệm buộc tội là chức năng
duy nhất của TTHS thì sẽ dẫn đến sai lầm là người ta chỉ chú ý tới các chứng cứ
buộc tội mà không chú ý tới các chứng cứ gỡ tội (giảm tội). Điều này đến lượt
nó lại gây ra các hiện tượng tiêu cực có thể có như mớm cung, bức cung, hoặc
hậu quả tai hại hơn là truy tố, xét xử người vô tội. Ngược lại, nếu quan niệm bào
chữa là chức năng duy nhất của TTHS thì có thể dẫn tới hậu quả bỏ lọt tội phạm,
không xử lý công minh các hành vi phạm tội và người phạm tội. Cả hai quan
niệm trên đều không đúng và rõ ràng, chúng có thể làm giảm hiệu quả của hoạt
9

Website: Email : Tel : 0918.775.368
động TTHS. Nghiêm trọng hơn, chúng là những cản trở cho quá trình xác định
chân lý khách quan của vụ án và thực hiện mục đích của TTHS như đã nêu trong
Điều 1 của Bộ luật TTHS nước ta.
Chúng ta chắc hẳn đã ít nhiều nghe về “ Vụ án Vườn Điều” - một vụ án
kéo dài vào loại nhất nhì trong lịch sử tố tụng, hơn 12 năm, qua 4 lần xét xử, đến
nay chấm dứt bằng quyết định đình chỉ điều tra vào tháng 12/2006. Năm 1993, từ
phát hiện của người dân, CQĐT Công an Bình Thuận phát hiện nạn nhân nằm
chết tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng là bà Dương Thị Mỹ. Công an Bình Thuận
đã ra quyết định khởi tố vụ án nhưng sau đó phải đình chỉ điều tra vì không tìm
được thủ phạm. Năm năm sau, cũng tại địa phương trên lại xảy ra 1 vụ giết, cướp.
Hung thủ trong vụ án Công an Bình Thuận bắt được là Huỳnh Văn Nén (sinh
1962, người địa phương). Qua quá trình tạm giam Nén và điều tra vụ án này xuất
hiện nhiều chi tiết cho thấy Nén có biết vụ án tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng
trước đó. Từ lời khai của Nén, Công an Bình Thuận đã phục hồi điều tra vụ án
giết bà Mỹ tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng, đồng thời đưa ra một kết luận khá
tròn trịa. Hung thủ được CQĐT xác định là một tập thể gồm 9 người, đều là
người nhà phía vợ ông Trần Văn Sáng - người tình của nạn nhân. Vụ án đã từng
được đưa ra xét xử phúc thẩm tới lần thứ 2, và tại phiên toà này, đồng loạt các bị
cáo đều phản cung và chối tội. Tại phiên toà, bị cáo Trần Thanh Vân cho biết đã
được ĐTV dạy cho 1 tháng mới có các thông tin để khai trong băng video. Còn bị
cáo Lâm cho biết CQĐT đã quay 7 cuộn băng và bắt bị cáo khai đi khai lại nhiều
lần để chọn được cuộn băng hoàn chỉnh nhất. Bị cáo Lâm khi phản cung cũng
khẳng định rằng, mình nhận tội trước đây là do ĐTV đã đánh gãy răng bị cáo và
hứa hẹn với bị cáo: “Bà già rồi, không ai bắt bà làm gì, nếu bà khai ra sẽ được
tha”…
(1)
Rõ ràng việc không tôn trọng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như trên mà vụ án đã rơi vào bế tắc, gây ảnh
1(1)

/>10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hưởng nghiêm trọng tới tự do, danh dự, nhân phẩm của 9 con người trong 1 gia
đình.
Từ những phân tích ở trên chúng ta có thể đi đến kết luận rằng việc quy
định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là
rất cần thiết xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm quyền con người và từ thực tiễn của
quá trình tố tụng.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo là sự thể hiện cụ thể của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong
TTHS.
Vấn đề nhân quyền luôn là điểm nóng của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Đặc biệt, các thế lực phản động và hiếu chiến luôn lấy vấn đề nhân quyền
để kích động nhân dân, chống phá cách mạng. Hiện nay, đất nước ta đang trên
đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội nhưng song song với đó, Nhà nước
luôn chú ý tới việc phát huy toàn diện quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo
đảm các quyền con người. Việc Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan
ghi nhận quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trước các cơ quan
THTT và cơ chế bảo đảm việc thực hiện là nhiệm vụ của cơ quan đó đã chứng
tỏ bản chất ưu việt của Nhà nước ta.
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can,bị cáo thể hiện tính nhân đạo XHCN.
Tính nhân đạo được thể hiện, trong những trường hợp theo quy định của
pháp luật, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời
người bào chữa thì CQĐT, VKS hoặc Toà án yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào
chữa cho họ. Các trường hợp đó là: bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có
mức cao nhất là tử hình theo quy định tại Bộ luật hình sự; bị can, bị cáo là người
chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo là biểu hiện của tính dân chủ XHCN trong hoạt động TTHS.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã
tạo điều kiện thuận lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có cơ hội đưa ra những
chứng cứ minh oan hoặc làm giảm nhẹ tội cho mình, cơ hội được tranh tụng bình
đẳng trước Toà án.
Thứ tư, thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo góp phần tích cực vào việc bảo vệ pháp chế XHCN, củng cố
lòng tin của quần chúng nhân dân vào hoạt động của hệ thống Tư pháp hình sự.
Thứ năm, thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo
đảm trong quá trình tố tụng không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội,
bảo đảm điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
4. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ở Việt Nam
Theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu thì quyền bào chữa xuất hiện
sớm nhất ở Châu Âu cùng với sự xuất hiện của Toà án và người biện hộ xuất
hiện cùng Thẩm phán. Trong Nhà nước Hy Lạp cổ, khi mà tổ chức Toà án đã
hình thành, bị cáo được nhờ người thân thuộc của mình bào chữa trước Toà án.
Vào giai đoạn đầu của nền Cộng hoà thứ IV trước Công nguyên, chế độ bào
chữa bắt đầu phát triển. Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho
bạn bè, người thân bị giai cấp thống trị bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách
độc đoán. Nó xuất phát từ quyền lợi của nhân dân bị áp bức nên được nhân dân
nhiệt tình ủng hộ.
(1)
Trong lịch sử, pháp luật thừa nhận nhiều cách bào chữa khác nhau, nhưng ở các
chế độ xã hội và kiểu nhà nước khác nhau, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của
lịch sử do quan điểm giai cấp không giống nhau, quyền bào chữa cũng được quan niệm

khác nhau.
Thuở xa xưa, khi một người bị tình nghi là phạm tội, họ được bào chữa
bằng cách trói chân, trói tay rồi quẳng xuống nước mà không chìm thì họ được
1(1)
Nguyễn Văn Tuân, Luật sư và hành nghề Luật sư, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2001,
tr. 5, 6.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
coi là vô tội. “Cách bào chữa mỏng manh theo ý trời này đối với số phận một
con người thực chất là lời buộc tội họ một cách hùng hồn nhất, vì dẫu có vô tội,
họ cũng đã cầm chắc trong tay một bản án kết tội khó có thể bào chữa được”
(2)
.

Thế kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ II sau Công nguyên, tại Hy Lạp
và La Mã đã xuất hiện một loại hiệp sĩ đặc biệt - họ không dùng khí giới hay bắp
thịt để chiến thắng mà chỉ dùng thiên tài ngôn ngữ, sự hiểu biết rộng rãi về cổ
luật để đứng ra bênh vực cho những kẻ nghèo nàn, yếu thế, thấp cổ bé họng
hoặc phụ nữ bị ngược đãi trước các thế lực đương thời. Họ được gọi là
Advocatus (người biện hộ).
Ở Việt Nam, các nhà sử học và luật học phần lớn đi đến nhận định, xã hội
người Việt trong khoảng 1000 năm trước Công nguyên, pháp luật thành văn nếu
có cũng không nhiều và trong một thời gian dài nguồn pháp luật chủ yếu là tục
lệ, tập quán
(1)
. Lịch sử của thời phong kiến cho thấy, về cơ bản nghề thầy cung,
thầy kiện không được coi trọng bởi cách nhìn không đúng về loại người này,
trong đó nguyên nhân chính xuất phát từ quan niệm các bậc vua, chúa phong
kiến luôn tự coi mình là “kẻ bảo vệ dân và bảo vệ sự công bằng”, ý chí của vua
là luật cao nhất… Tuy nhiên, hệ thống pháp luật thành văn thời phong kiến, đặc

biệt là bộ Quốc triều Hình luật đã ghi nhận nhiều quan điểm mới, tiến bộ về việc
bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người phạm tội, cho phép họ tự bào chữa và
bảo đảm việc tranh biện kỹ lưỡng. Điều 691 Bộ luật Hồng Đức quy định:
“Những án xét rồi mà còn nghi ngờ thì chuyển qua quan viện thẩm hình, hội
đồng nghị xét, hỏi tội phạm nhân đến khi họ nhận tội, nếu họ không chịu nhận
tội thì cho phép họ tự bào chữa rồi xét lại kỹ càng…”. Điều 670 còn quy định:
“Các quan xét án, phải theo tờ cáo trạng mà xét hỏi, nếu ra ngoài tờ cáo trạng,
tìm việc khác để buộc tội người, thì xử là cố ý bắt tội người”
(2)
.
(2)
Vũ Đức Khiển, Phạm Xuân Chiến, Họ vẫn chưa bị coi là có tội, Nxb. Pháp lý, H.1989, tr. 50.
1 (1)
Đinh Gia Trinh, Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội,
H.1968, t.1, tr.36; Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hoà, Lịch sử các chế định chính trị và pháp
quyền Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1997, t.1, tr.32
(
2)
Quốc triều Hình luật (Luật Hình triều Lê), Nxb. Pháp lý, H.1991
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phải nói rằng, những điểm mới, tiến bộ nêu trên đã đi trước hàng thế kỷ
so với các nguyên tắc nêu trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789.
4.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật TTHS Việt Nam từ sau
Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước khi Bộ luật TTHS năm 1988 có hiệu
lực thi hành
Trước bối cảnh thế giới thuận lợi, cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám 1945 đã thành công và Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Nhà nước đầu tiên của giai cấp công nhân và

nông dân ở Đông Nam Á được thành lập. Nhiệm vụ của Nhà nước non trẻ lúc
này là củng cố chính quyền, kịp thời ban hành pháp luật cách mạng làm vũ khí
chống lại thù trong, giặc ngoài, xây dựng xã hội mới. Mặc dù trong những ngày
đầu khi cách mạng mới thành công có biết bao nhiệm vụ cần giải quyết trong đó
có nhiệm vụ đấu tranh chống các loại tội phạm nhưng chính quyền dân chủ nhân
dân vẫn rất quan tâm tới nhiệm vụ bảo vệ các quyền dân chủ của công dân trong
đó có quyền bào chữa trước Toà án.
Ngày 13/09/1945 tức là chỉ sau ngày khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà được thành lập đúng 11 ngày, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh 33c về việc
thiết lập các Toà án quân sự. Đoạn 4, Điều V Sắc lệnh này quy định: “Bị cáo có
thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho”.
Ngày 10/10/1945, Sắc lệnh số 46-SL về việc quy định tổ chức các đoàn
thể luật sư ra đời. Theo Điều thứ 2 sắc lệnh này thì: “Các luật sư có quyền bào
chữa ở tất cả các Toà án hàng tỉnh trở lên và trước các Toà án quân sự”
Tiếp theo, ngày 23/11/1945, Nhà nước ban hành Sắc lệnh thiết lập một
ban thanh tra đặc biệt, trong đó quy định, một Toà án đặc biệt được thành lập để
xử những nhân viên của Uỷ ban nhân dân hay các cơ quan của Chính phủ bị ban
thanh tra truy tố (Điều III). Và trước các Toà án này “bị cáo có thể tự bào chữa
lấy hay nhờ luật sư bênh vực. Ông Hội thẩm thuyết trình có thể cử một luật sư ra
bào chữa không cho bị cáo” (Điều V).
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sắc lệnh số 13-SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Toà án và các ngạch Thẩm
phán, tại Điều thứ 44 quy định : “Trong việc đại hình, nếu trước toà thượng
thẩm một bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một luật sư để bào
chữa cho hắn”. Còn tại Điều thứ 46: “Các luật sư có quyền biện hộ trước tất cả
các Toà án trừ những Toà án sơ cấp”.
Trong sắc lệnh số 40 ngày 29/03/1946 về việc bảo vệ tự do cá nhân, tiết II
những phương pháp đề phòng đặc biệt, tại Điều thứ 7 quy định: “Trong tình thế
đặc biệt hiện thời cho đến khi có lệnh khác, chủ tịch Uỷ ban hành chính kỳ đặc

cách được phép ra lệnh bắt những người xét ra lời nói hay việc làm có thể làm
hại cho sự đấu tranh giành độc lập, cho chế độ dân chủ, cho sự an toàn của công
chúng và cho sự đoàn kết của quốc gia, để đem trừng trị trong những trại giam
đặc biệt”. Đối với những người này sẽ có “nghị định giam”. Và trong 15 ngày,
họ (đương sự) có thể nộp đơn “kháng nghị nghị định giam” để hội đồng phúc
thẩm giải quyết. Điều thứ 11 Sắc lệnh 40 quy định : “Hội đồng phúc thẩm sẽ báo
ngay cho đương sự biết ngày hội đồng sẽ xét đơn kháng nghị. Người đó có
quyền gửi bài trần tình hoặc nhờ vợ hay chồng, ông bà con cháu, anh em ruột,
chú bác cô dì, anh em thúc bá hay luật sư đại diện bào chữa cho mình”.
Ngày 23/08/1946, Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 163-SL về việc tổ chức
Toà án binh lâm thời đặt tại Hà Nội. Điều thứ 10 Sắc lệnh này quy định: “Bị can
có thể tự bênh vực lấy hay nhờ một luật sư hoặc một người khác bào chữa cho.
Đối với những tội có thể phạt trên 5 năm tù mà bị can không có luật sư bào chữa
cho thì Toà sẽ yêu cầu hội đồng luật sư chỉ định một luật sư bào chữa cho hắn”.
Như vậy, pháp luật TTHS của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám đã là
vũ khí, là cơ sở pháp lý để bảo vệ và củng cố các quyền của công dân trong đó
có quyền bào chữa trước Toà án. Có thể thấy rằng, dù chưa rõ ràng và được quy
định ở các văn bản pháp luật khác nhau nhưng qua các quy định đã dẫn ở trên,
bước đầu quyền bào chữa đã được xác định bao hàm quyền tự bào chữa, quyền
nhờ người khác bào chữa, và một số trường hợp đã được chỉ định người bào
chữa; người bị bắt giam cũng được quy định là có quyền bào chữa. Tuy nhiên,
bảo đảm quyền bào chữa chưa được quy định như là một nguyên tắc của luật
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TTHS Việt Nam; việc nhờ người khác bào chữa mới chỉ được quy định cho một
số bị cáo; khái niệm bị can, bị cáo chưa được làm rõ và chưa được sử dụng một
cách thống nhất trong các văn bản pháp luật; các trường hợp được chỉ định
người bào chữa mới bước đầu được đề cập, các quy định chưa cụ thể và việc chỉ
định luật sư bào chữa xem ra phụ thuộc nhiều vào ý kiến của Toà án.
Song song với việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những

quan hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực, Nhà nước đã quan tâm xúc tiến những
công việc cần thiết chuẩn bị cho việc dự thảo và ban hành Hiến pháp. Ngày
09/11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá 1 đã thông qua bản Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với ý nghĩa là luật cơ bản, Hiến
pháp 1946 đã quy định nhiều nguyên tắc quan trọng trong đó có nguyên tắc bảo
đảm quyền bào chữa của bị cáo: “ Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy
hoặc mượn luật sư” (Đoạn 2, Điều thứ 67). Như vậy lần đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam, vấn đề bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo được quy định là một
nguyên tắc Hiến pháp – đây là nền móng cho quá trình phát triển và hoàn thiện
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật TTHS Việt Nam. Quyền bào
chữa được Hiến pháp 1946 xác định gồm hai nội dung: tự bào chữa và nhờ luật
sư bào chữa.
Ngày 18/06/1949, Nhà nước ban hành sắc lệnh số 69-SL, tại Điều thứ hai
quy định: “Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể, tự mình hay
theo lời yêu cầu của bị can, cử ra một người bào chữa cho bị can”. Còn Điều thứ
nhất của sắc lệnh này đã được sửa đổi bổ sung bởi sắc lệnh số 144-SL ngày
22/12/1949 như sau: “…Từ nay, trước các Toà án thường và Toà án đặc biệt xử
các việc tiểu hình, đại hình, trừ các Toà án binh tại mặt trận,… bị cáo và bị can
có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Công dân đó
phải được ông Chánh án thừa nhận”. Có thể nói sắc lệnh số 69-SL và sắc lệnh số
144-SL đã bước đầu đặt nền móng cho việc xây dựng chế độ bào chữa viên nhân
dân ở nước ta.
Tiếp theo đó, ngày 12/01/1950, Bộ Tư pháp đã ban hành nghị định số
1/NĐ về việc ấn định điều kiện để làm bào chữa viên. Theo Điều 1 nghị định
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
này, những công dân sau đây có thể được cử ra hay thừa nhận để bào chữa trước
Toà án:
- Có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông hay đàn bà;
- Ít nhất 21 tuổi;

- Hạnh kiểm tốt và chưa can án.
Khi được phép tham gia tố tụng (bắt đầu từ khi hồ sơ vụ án được chuyển
sang Toà án), bào chữa viên nhân dân cũng có địa vị pháp lý như luật sư.
Khoản 1, Điều 4 Nghị định trên còn quy định: “Người bào chữa được cử
ra hoặc thừa nhận để bào chữa có quyền đến phòng lục sự xem xét và chép hồ
sơ”.
Việc thừa nhận, khi tham gia tố tụng, bào chữa viên nhân dân có địa vị
pháp lý như luật sư là một trong những điểm mới, tiến bộ nhằm thu hút quần
chúng nhân dân tham gia vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là
xác định sự thật khách quan của vụ án cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của bị cáo.
Năm 1956, khi cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, thì ngày 20/06/1956 một văn bản quan trọng đã được thông qua tại hội nghị
tư pháp toàn quốc. Đó là “Đề án về quyền bào chữa của bị cáo”. Đặc biệt trong đề
án đã ghi nhận các quyền cụ thể của người bào chữa khi tham gia tố tụng: người
bào chữa có thể bắt đầu công tác từ khi mở cuộc thẩm cứu; được có mặt cùng với
bị cáo trong các cuộc hỏi cung; được yêu cầu điều tra thêm nếu chứng cứ không
đầy đủ, không rõ ràng; sau khi công bố việc luận tội, người bào chữa được trình
bày lời bào chữa của mình, đề ra những điểm không đồng ý với công tố viện và
biện bác, xuất phát từ quan điểm bảo vệ pháp luật, chính sách và quyền lợi của bị
can; được chống án thay cho bị can nếu bị can yêu cầu hoặc được sự đồng ý của
bị can; có quyền tiếp tục bênh vực cho bị can tại Toà án cấp trên…So với các văn
bản trước đây, “Đề án về quyền bào chữa của bị cáo” đã quy định tương đối cụ
thể quyền của người bào chữa khi tham gia tố tụng nhằm bảo đảm cho bị cáo thực
hiện quyền bào chữa của mình một cách có hiệu quả.
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mặt khác, để tạo điều kiện cho bị cáo có đủ thời gian chuẩn bị bào chữa
tại phiên toà, ngày 24/10/1956 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 2225/HCCP
trong đó quy định “việc giao bản cáo trạng cho bị cáo chậm nhất là 3 ngày trước

khi mở phiên toà”. Đây là quy định rất cần thiết để bị cáo và người bào chữa của
họ có thể nghiên cứu, chuẩn bị trước những tình tiết, những chứng cứ có lợi khi
tham gia phiên toà.
Hiến pháp 1959 ra đời, quyền bào chữa của bị cáo một lần nữa được ghi
nhận tại Điều 101 với nội dung : “quyền bào chữa của người bị cáo được bảo
đảm”. Như vậy, nếu Hiến pháp 1946 chỉ dừng lại ở việc quy định quyền bào chữa
cho bị cáo thì Hiến pháp 1959 đã tiến bộ hơn - khẳng định cả cơ chế bảo đảm
quyền bào chữa của bị cáo.
Cùng với sự ra đời của Hiến pháp, ngày 15/07/1960, Quốc hội ban hành
luật Tổ chức TAND quy định cụ thể hơn nữa quyền bào chữa của bị cáo:
“Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm, ngoài việc tự bào chữa ra, bị cáo có
thể nhờ luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ một công dân được
đoàn thể nhân dân giới thiệu hoặc được TAND chấp nhận bào chữa cho mình.
Khi cần thiết, TAND chỉ định người bào chữa cho bị cáo”.
Để thực hiện quy định trên, TAND đã ban hành Thông tư 06/TC ngày
09/09/1967 hướng dẫn việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo trong đó có
nhiều vấn đề mới, cụ thể và tiến bộ hơn so với các văn bản trước đây như:
trong phiên toà, Toà án phải xem bị cáo đã được tống đạt bản cáo trạng hay
chưa; bị cáo có quyền yêu cầu Toà án thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
nếu nhận thấy những người này có quan hệ đối với vụ án có thể làm cho việc
xét xử không được công bằng; trình bày chứng cứ, đề xuất những lời thỉnh cầu
và phát biểu lời cuối cùng trước khi Toà án vào nghị án. Toà án có nhiệm vụ
giải thích cho bị cáo biết những quyền đó trong phần chuẩn bị phiên toà xét xử.
Sau khi VKS luận tội, Toà án cần để cho bị cáo trình bày lời bào chữa nếu họ
không có người bào chữa; Toà án phải chú ý sắp xếp lịch phiên toà để người
bào chữa có thời gian cần thiết chuẩn bị bào chữa; người bào chữa có thể xin
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoãn phiên toà, nếu nhận thấy không có đủ thời gian cần thiết cho việc bào
chữa …

Ngoài những hướng dẫn cụ thể trên, Thông tư 06 còn hướng dẫn việc thực
hiện chế độ bào chữa chữa viên nhân dân: danh sách bào chữa viên nhân dân do
các đoàn thể nhân dân giới thiệu. Đây là những người có trình độ chính trị khá,
có khả năng làm công tác bào chữa, có nhiệt tình và điều kiện thiết thực và có tư
cách đạo đức tốt. Điểm đáng chú ý là, mặc dù đã có danh sách những người bào
chữa nhưng bị cáo vẫn có thể yêu cầu Toà án chấp nhận một công dân không có
tên trong danh sách bào chữa cho mình. Toà án có thể chấp nhận hoặc không
chấp nhận người được bị cáo cử ra để bào chữa; Thông tư 06 cũng đã có quy
định về các trường hợp phải chỉ định người bào chữa cho bị cáo.
Ngày 27/08/1974, TAND tối cao đã ban hành Thông tư số 16-TATC, bản
hướng dẫn trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự ban hành kèm theo Thông tư này
khẳng định: quyền bào chữa là quyền của bị cáo nên Toà án phải bảo đảm cho
họ thực hiện đầy đủ quyền đó và phải nghiên cứu những lời bào chữa của bị cáo
một cách khách quan. Theo Thông tư 16-TATC thì thời gian giao bản cáo trạng
cho bị cáo không chỉ là “3 ngày trước khi mở phiên toà” như văn bản trước đây,
mà là “chậm nhất là 5 ngày trước khi xét xử, bị cáo phải nhận được bản cáo
trạng”. Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể hơn những trường hợp TAND phải chỉ
định người bào chữa cho bị cáo, đó là các trường hợp: bị cáo có thể bị phạt tù
chung thân hoặc tử hình; bị cáo là vị thành niên hoặc người có nhược điểm về
thể chất (ví dụ: mù, câm, điếc) hoặc về tinh thần (ví dụ: có bệnh động kinh, hoặc
trước khi phạm pháp đã bị điên nhưng đã chữa khỏi…); vụ án có tính chất
nghiêm trọng, phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến dư luận của nhân dân.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Tư pháp của Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã có Thông tư số 06 ngày
11/06/1976 về việc thực hiện chế độ bào chữa ở miền Nam.
Hiến pháp 1980 ra đời, tiếp tục khẳng định quyền bào chữa của bị cáo tại
Điều 133: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm, tổ chức luật sư được
thành lập để giúp bị cáo và các đương sự về mặt pháp lý”
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Sau khi Việt Nam thống nhất về mặt Nhà nước, Bộ Tư pháp đã ban hành
Thông tư số 691/QLTA ngày 31/10/1983 về công tác bào chữa trong toàn quốc,
trong đó xác định đoàn bào chữa và bào chữa viên có trách nhiệm góp phần bảo
vệ chân lý, bảo vệ pháp chế XHCN thông qua hoạt động của mình.
Ngày 18/12/1987, một văn bản pháp luật quan trọng về công tác bào chữa
được ban hành, đó là Pháp lệnh tổ chức luật sư và tiếp theo đó là Quy chế Đoàn
luật sư kèm theo Nghị định 15-HĐBT ngày 21/02/1989 đã giải thích cụ thể
quyền, nghĩa vụ, cơ chế hoạt động của luật sư và tổ chức luật sư.
Như vậy, giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước khi Bộ
luật TTHS năm 1988 có hiệu lực thi hành là giai đoạn lịch sử dài từ khi Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ được thành lập, chống thù trong giặc ngoài,
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở
miền Nam, đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Cùng với quá
trình đó, mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa trong TTHS vẫn được phát triển theo hướng dân chủ và ngày càng hoàn
thiện. Quyền bào chữa của bị cáo đã được mở rộng, phát triển và được bảo đảm
thể hiện tính nhân đạo và dân chủ trong pháp luật TTHS nước ta. Tuy nhiên,
những quy định về quyền bào chữa trong thời kỳ này không tránh khỏi những hạn
chế nhất định như quy định quyền bào chữa chỉ thuộc về bị cáo và việc thực hiện
quyền bào chữa chỉ được thực hiện ở giai đoạn xét xử.
4.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật TTHS năm 1988 có hiệu lực thi hành đến năm
2003
Kế thừa và phát triển pháp luật TTHS nước ta từ Cách mạng tháng Tám
1945 đến năm 1988, và để phù hợp với những đổi mới về mọi mặt của đời sống
xã hội, ngày 20/06/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội thông qua Bộ luật TTHS đầu
tiên của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ
01/01/1989. Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp TTHS nói chung và
chế định bào chữa nói riêng ở nước ta, nó đánh dấu sự thay đổi về chất của
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa. Điều 12 với tên gọi: “Bảo đảm quyền bào
chữa của bị can, bị cáo” quy định: “bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc

20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhờ người khác bào chữa. CQĐT,… Bộ luật TTHS năm 1988 xác định không
chỉ có bị cáo mà bị can cũng có quyền bào chữa; Bộ luật cũng đã phân biệt rõ
khái niệm bị can, bị cáo, theo đó: “bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Bị
cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử” (khoản 1, Điều 34). Đồng
thời, tại khoản 2 Điều 34, nhà làm luật khẳng định lại một lần nữa: “bị can, bị
cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”. Như vậy,
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong Bộ luật TTHS năm 1988 đã thể hiện
rõ 3 nội dung: thứ nhất, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa; thứ hai, bị can, bị
cáo có quyền nhờ người khác bào chữa; thứ ba, CQĐT, VKS và Toà án có
nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa tiếp tục được khẳng định tại Điều
132 Hiến pháp 1992: “quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể
tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được
thành lập để giúp đỡ bị cáo…”.
Từ khi có hiệu lực thi hành, Bộ luật TTHS năm 1988 đã qua 3 lần sửa đổi
bổ sung vào các năm 1989, 1992, và năm 2000. Các lần sửa đổi bổ sung này
nhằm làm cho Bộ luật TTHS phù hợp hơn với Hiến pháp 1992 và tiến trình phát
triển của xã hội, tuy nhiên nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa tại điều
12 của Bộ luật vẫn không thay đổi.
Bảo đảm quyền bào chữa cũng được ghi nhận trong Điều 9 Luật tổ chức
TAND năm 1992 và năm 2002 với nội dung: “Toà án bảo đảm quyền bào chữa
của bị cáo”.
Pháp lệnh Luật sư năm 2001 thay thế cho Pháp lệnh Luật sư 1987 là một
đảm bảo pháp lý, góp phần quan trọng cho nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo được thực hiện trên thực tế.
4.3. Giai đoạn từ khi có Bộ luật TTHS năm 2003 đến nay
Qua gần 15 năm thi hành với 3 lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật TTHS năm
1988 đã là một trong những căn cứ pháp lý giúp CQĐT, VKS, Toà án tiến hành

các hoạt động của mình một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ góp phần vào
việc bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử ký công minh, kịp thời
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy
nhiên, trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước trên tất cả các lĩnh vực
trong đó có cải cách tư pháp, Bộ luật TTHS năm 1988 đã không còn phù hợp
nữa và bộc lộ những hạn chế nhất định. Trước tình hình đó, Quốc hội khoá XI
tại kỳ họp thứ tư đã thông qua Bộ luật TTHS 2003, Bộ luật có hiệu lực thi hành
từ 01/07/2004.
Tại Bộ luật TTHS năm 2003 nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa được
quy định theo hướng mở rộng hơn. Điều 11 với tiêu đề: Bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. CQĐT, VKS, Toà án
có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào
chữa của họ theo quy định của bộ luật này”. Như vậy, theo Bộ luật TTHS năm
2003, chủ thể của quyền bào chữa được mở rộng bao gồm cả người bị tạm giữ.
Ngoài việc mở rộng quyền bào chữa cho người bị tạm giữ thì Bộ luật
TTHS năm 2003 còn có nhiều quy định thể hiện sự tiến bộ và phát triển của
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa như: người bào chữa được tham gia tố tụng
sớm hơn so với quy định của Bộ luật TTHS năm 1988; quy định cụ thể thủ tục
chỉ định người bào chữa trong những trường hợp phải chỉ định người bào chữa
cho bị can, bị cáo; thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa được bổ sung một cách
đầy đủ hơn; mở rộng thêm quyền của người bào chữa; đặc biệt nhấn mạnh
quyền mới của người bào chữa là được thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên
quan tới việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của
những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo…
Năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Luật sư và Luật trợ giúp pháp lý thể
hiện sự phát triển ngày càng hoàn thiện của quyền bào chữa và nguyên tắc bảo

đảm quyền bào chữa ở nước ta.
Qua nghiên cứu một số khái niệm về quyền bào chữa, lịch sử hình thành
và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo trong luật TTHS có thể rút ra một số nhận xét:
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa đã được ghi nhận trong các điều
ước quốc tế và trở thành một giá trị pháp lý được quốc tế hoá. Quy định nguyên
tắc bảo đảm quyền bào chữa là một sự tất yếu thể hiện xu thế của thời đại.
2. Quyền bào chữa là một trong những chế định quan trọng không thể
thiếu được của pháp luật TTHS Việt Nam. Mặc dù quyền bào chữa ngày nay
được quy định và thừa nhận trong pháp luật của các nước trên thế giới nhưng
xung quanh khái niệm và nội dung của nó còn nhiều ý kiến khác nhau cần được
xem xét và làm rõ từ góc độ lý luận và thực tiễn.
3. Quyền bào chữa thuộc về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo - những
người bị buộc tội với nội dung đưa ra những chứng cứ, tình tiết chứng minh cho
sự không có tội hoặc làm giảm nhẹ tội của mình, những người khác tham gia TTHS
không có quyền bào chữa.
4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo được quy định xuất phát từ việc bảo đảm thực hiện quyền con người và
những quyền cơ bản của công dân. Đồng thời, việc thực hiện tốt nguyên tắc bảo
đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo còn giúp các cơ quan
THTT xác định được sự thật khách quan của vụ án, giúp TTHS được tiến hành
đúng mục đích xét xử công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội.
5. Quyền bào chữa ở Việt Nam có tính ổn định và tính hoàn cảnh lịch sử.
Tính ổn định thể hiện: nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa được ghi nhận trong
tất cả các bản Hiến pháp của nước ta. Tính hoàn cảnh lịch sử thể hiện ở những
đảm bảo pháp lý và trách nhiệm của các cơ quan THTT trong việc bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can bị cáo được tính toán, cân nhắc phù

hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng giai đoạn.
6. Sự phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo gắn liền với sự phát triển và dân chủ hoá mọi mặt của đời
sống xã hội nước ta.
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA
CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Bảo đảm quyền tự bào chữa
Quyền bào chữa trước hết là quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự mình thực hiện các quyền mà
pháp luật giành cho họ để chống lại việc buộc tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình
sự cho mình.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người hơn ai hết biết được
những tình tiết liên quan tới vụ án nói chung và những tình tiết liên quan tới họ
nói riêng. Vì vậy, quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào
chữa là một bảo đảm pháp lý hết sức cần thiết giúp cho họ có thể đưa ra những
chứng cứ và lý lẽ biện minh, gỡ tội cho mình. Quyền tự bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện xuyên suốt quá trình tố tụng từ
giai đoạn điều tra đến khi Toà án ra bản án và bản án đó có hiệu lực pháp luật.
Quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng không bị hạn chế,
kể cả khi có người bào chữa bào chữa cho họ thì quyền năng này cũng vẫn được
pháp luật bảo đảm. Khoản 2 Điều 217 Bộ luật TTHS đã thể hiện rõ điều này:
“…nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có
quyền bổ sung ý kiến bào chữa”.
1.1. Bảo đảm quyền tự bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố
Quyền tự bào chữa được thực hiện từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Trong giai đoạn này, quyền bào chữa thuộc về người bị tạm giữ và bị can.

1.1.1. Đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ
- Người bị tạm giữ được biết lý do mình bị tạm giữ.
Để bảo đảm cho người bị tạm giữ thực hiện quyền tự bào chữa của mình,
pháp luật quy định: “Người bị tạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm
giữ” (điểm a, khoản 2 Điều 48), ngay từ lúc bị bắt, họ được nghe đọc biên bản
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bắt người và có quyền ghi ý kiến không đồng ý của mình vào biên bản và ghi ý
kiến xác nhận. Lý do tạm giữ được ghi trong quyết định tạm giữ và khi có quyết
định này người bị tạm giữ được giao một bản. Lý do tạm giữ này cũng được bảo
đảm về tính cần thiết và có căn cứ pháp luật khi pháp luật quy định trong thời
hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ được gửi cho
VKS cùng cấp. Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì
VKS ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ
phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
- Người bị tạm giữ có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Không phải người nào khi tham gia tố tụng với tư cách người bị tạm giữ
đều có những hiểu biết về pháp luật nói chung cũng như quyền và nghĩa vụ của
mình trong TTHS nói riêng. Giải thích quyền và nghĩa vụ một cách cụ thể và cặn
kẽ cho người bị tạm giữ biết sẽ khiến họ yên tâm hơn, tin tưởng vào pháp luật và
có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để
đảm bảo quyền này cho người bị tạm giữ, pháp luật quy định, người thi hành
quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ theo
quy định tại điều 48 Bộ luật TTHS.
- Người bị tạm giữ có quyền trình bày lời khai.
Trong lời khai trước CQĐT, người bị tạm giữ trình bày về những tình tiết
liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm. Cơ quan ra quyết định tạm giữ
có trách nhiệm lập biên bản ghi lời khai của người bị tạm giữ. Lời khai của
người bị tạm giữ chỉ được coi là một loại nguồn chứng cứ trong TTHS khi nó
được thể hiện hợp pháp với biên bản kèm theo. Biên bản ghi lời khai của người

bị tạm giữ được ĐTV đọc lại cho người bị tạm giữ nghe, đồng thời ĐTV giải
thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Biên bản lời khai
của người bị tạm giữ chỉ hợp pháp khi có chữ ký của ĐTV và chữ ký hoặc điểm
chỉ của người bị tạm giữ (nếu người bị tạm giữ không biết chữ). Nếu người bị
tạm giữ vì nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc vì lý do khác mà không
thể ký vào biên bản thì trong biên bản phải ghi rõ lý do.
- Người bị tạm giữ có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
25

×