Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài tập nhóm môn quản trị kinh doanh lưu trú Nghiên cứu làng du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.91 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA DU LỊCH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ LÀNG DU LỊCH
GVHD: Nguyễn Thị Hải Đường
NHÓM 135
Họ và tên LỚP
Phạm Thị Ngà 36k03.2
Nguyễn Thị Nhàn 36k03.2
Nguyễn Minh Trang 36k03.2
Nguyễn Thị Kim Dung 36k03.2
Lê Thị Ngân 36k03.1
PHETSINORATH ALECK 35k03.1
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu làng du lịch
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế thu ngoại tệ quan trọng của các nước và sẽ
trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới.
Việt Nam là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhất trong khu vực châu Á-
Thái Bình Dương và trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang có
chiều hướng gia tăng mạnh mẽ. Trong năm 2009, mặc dù phải đối mặt với cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp du lịch ước tính đã đóng góp
13,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nền kinh tế Việt Nam. GDP ngành Du
Lịch Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với một vài năm năm trở lại đây.

Năm 2011, tình hình kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới
Khách và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua 10 năm gần đây (2000-
2010) - Nguồn: TCTK
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Lượt khách
đến Việt
Nam (triệu
người, làm


tròn)
2.1 2.3 2.6 2.4 2.9 3.4 3.5 4.2 4.2 3.7 5.0
Lượt khách
đến Việt
Nam du
lịch(triệu
người, làm
tròn)
1.1 1.2 1.4 1.2 1.5 2.0 2.0 2.6 2.6 2.2 3.1
vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái. Du lịch Việt Nam cũng phải đối
mặt với nhiều khó khăn: tình hình lạm phát trong nước còn cao, thời tiết diễn biến
phức tạp, lũ lụt xảy ra liên tiếp tại miền Trung Những yếu tố bất lợi trên đã tác
động mạnh đến hoạt động kinh doanh Du lịch của Việt Nam.
Năm 2011 ngành Du lịch đã thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30
triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 130 ngàn tỉ đồng với tỉ lệ tăng
trưởng tương ứng so với năm 2010 là 19%, 7,14% và 30%. Hoạt động du lịch đã
trở thành một trong những điểm sáng về kinh tế trong bối cảnh đất nước có nhiều
khó khăn thách thức.

Tháng
11/2011
Ước tính
tháng 12
2011
Năm 2011
Tháng
12/2011
so với
tháng
trước (%)

Tháng
12/2011
so với
tháng
12/2010
Năm
2011 so
với năm
2010
Tổng số 611.864 593.408 6.014.032 97,0 132,0 119,1
Chia theo phương tiện đến
Đường không 514.094 493.908 5.031.586 96,1 135,3 123,9
Đường biển 7.627 8.500 46.321 111,4 188,9 91,7
Đường bộ 90.143 91.000 936.125 101,0 113,8 99,8
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi 374.191 360.276 3.651.299 96,3 139,3 117,4
Đi công việc 101.435 98.967 1.003.005 97,6 108,6 98,0
Thăm thân nhân 98.889 99.388 1.007.267 100,5 184,6 175,5
Các mục đích khác 37.349 34.777 352.460 93,1 75,7 103,1
Ngành Du lịch tập trung nghiên cứu, xây dựng và trình các đề án lớn cho giai
đoạn 2011-2020, đặc biệt đã hoàn thiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển Du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ
phê duyệt
Các hoạt động quảng bá, xúc tiến trong nước và nước ngoài đã triển khai đã
mang lại hiệu quả tích cực: Các Roadshow, các sự kiện văn hóa và hội chợ du lịch
quốc tế tại Đức, Nga, Ucraina, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, các nước
Đông Nam Á,… cùng với hoạt động quảng bá Du lịch Việt Nam trên một số kênh
truyền hình, báo chí của nước ngoài đã góp phần đạt được tỉ lệ tăng trưởng khách
du lịch quốc tế gần 20% trong năm 2011.
Tổng cục Du lịch tiếp tục duy trì triển khai các nhiệm vụ thường xuyên liên

quan quản lý lữ hành, khách sạn. Đến năm 2011, cả nước có 960 doanh nghiệp lữ
hành quốc tế, trong đó chỉ có 15 doanh nghiệp nhà nước, 323 công ty cổ phần, 16
công ty liên doanh, 603 công ty TNHH và 04 công ty tư nhân. Về công tác quản lý
cơ sở lưu trú du lịch: Tính đến tháng 12/2011, cả nước có khoảng 12.000 cơ sở lưu
trú du lịch với 265 .000 buồng (trong đó 48 khách sạn 5 sao với 12.121 buồng;
126 khách sạn 4 sao với 15.517 buồng; 273 khách sạn 3 sao với 18.990 buồng).
Đầu tư xây dựng các khách sạn, resort có qui mô lớn, chất lượng cao đã trở thành
xu hướng chủ đạo trong thu hút đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ của ngành du lịch.
Năm 2012, ngành Du lịch Việt Nam tiếp nối đà tăng trưởng năm 2011; Xu
hướng đi du lịch ngày càng trở nên phổ biến, du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng,
đặc biệt khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Vịnh Hạ Long được lọt vào danh
sách là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới là một cơ hội lớn cho ngành du lịch
nước ta… Tuy nhiên, một số khó khăn, thách thức trong năm 2012 đòi hỏi toàn
ngành phải nỗ lực vượt qua như: Kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái, nợ
công và lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng
gay gắt, sản phẩm du lịch Việt Nam còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm du lịch
thấp, môi trường, an ninh du lịch còn nhiều vấn đề tồn tại…
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2012 ước đạt 525.292 lượt
khách, đưa tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng ước đạt 4.384.998
lượt khách, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Như vậy, so với mục tiêu đón 6,5 triệu lượt khách quốc tế của năm 2012, thì
ngành du lịch đã hoàn thành được 67,5% so với kế hoạch.

Ước tính
tháng 8
2012
8 tháng
năm 2012
Tháng
8/2012 so

với tháng
trước (%)
Tháng
8/2012 so
với tháng
8/2011 (%)
8 tháng 2012 so
với cùng kỳ
năm trước (%)
Tổng số 525.292 4.384.998 106,5 95,7 109,4
Chia theo phương tiện đến
Đường không 442.292 3.684.811 108,6 96,5 109,2
Đường biển 8.000 46.612 114,3 118,4 174,7
Đường bộ 75.000 653.575 94,9 89,4 107,6
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi 320.210 2.604.413 112,4 93,6 107,1
Đi công việc 88.283 762.169 96,0 97,6 114,0
Thăm thân nhân 86.595 773.313 95,2 103,3 114,7
Các mục đích khác 30.205 245.104 119,5 92,7 104,3
Tuy nhiên, với kết quả này thì du lịch vẫn được xem là một điểm sáng của nền
kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là thành quả ghi nhận những
nỗ lực trong công tác điều hành của Chính phủ và ngành Du lịch trong những năm
gần đây đã tập trung đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao chất
lượng sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và hoàn
thiện các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch…
II. TỔNG QUAN VỀ LÀNG DU LỊCH
1. Khái niệm Làng du lịch
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7797:2009
Làng du lịch (holiday village)
Cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác

như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài
nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng,
quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác
phục vụ khách du lịch.
2. Lịch sử ra đời của Làng du lịch
Ra đời ở Pháp và xuất hiện vào năm 1943, chủ yếu là ở Địa Trung Hải. Ngày nay
LDL được xây dựng ở những điểm du lịch nghỉ dưỡng nơi giàu tài nguyên thiên
nhiên.
Theo quy chế cơ sở lưu trú bao gồm quần thể các ngôi nhà được quy hoạch xây
dựng với đủ cơ sở dịch vụ sinh hoạt và vui chơi giải trí cần thiết.
Đặc điểm: LDL khác với trung tâm dl ở chỗ là nó không phục vụ với mục đích
tham quan( nếu khách không lưu trú ở đó thì không được phép tham quan, khách
dl thường phải đăng kí trước với cơ quan du lịch).
Làng du lịch là 1 khu độc lập bao gồm những biệt thự hay bungalow 1 tầng có
kiến trúc gọn nhẹ và được xây dựng bởi vật liệu nhẹ mang tính truyền thống của
địa phương.
Làng dl được quy hoạch thành từng khu riêng biệt: khu lưu trú, khu ăn uống, khu
thể thao, khu thương mại.
3. Đối tượng khách của làng du lịch
Đối tượng của làng du lịch bao gồm nhiều loại khách khác nhau nhưng đa phần là
những người có khả năng thanh toán cao, đi lại theo đoàn hoặc cá nhân thông qua
các tổ chức trọn gói. Thời gian lưu lại tại làng dl thường kéo dài.
4. Các loại hình làng du lịch
4.1 Làng du lịch sinh thái:
Làng du lịch sinh thái là một điểm du lịch trong đó yếu tố thiên nhiên được chú
trọng và có tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch sinh thái phục vụ du
khách.
Các yếu tố của Làng du lich sinh thái:
• Cảnh đẹp thiên nhiên nhất là cảnh sông nước làng bè, vườn cây ăn
trái và di tích lịch sử cấp quốc gia. Các khu đất chủ yếu phát triển

đa dạng hệ sinh học tái tạo môi sinh, làm sạch môi trường.
• Tiềm năng nhân văn phong phú và đa dạng
• Hệ thống hạ tầng được chỉnh trang nâng cấp, có khu ở, công trình
công cộng, cây xanh mặt nước và cảnh quan môi trường. Về khu ở,
các hộ trong làng cổ tu bổ nhà ở theo kiểu truyền thống sẽ điều
chỉnh theo nguyên tắc: giảm diện tích xây dựng công trình phụ, xóa
hẳn chuồng trại chăn nuôi, thu hẹp sân phơi, tăng tỷ trọng đất trồng
cây và xây dựng khuôn viên theo mô hình nhà vườn.
Khu du lịch Mỹ Khánh là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của
TP.Cần Thơ. Mỹ Khánh nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền, với
diện tích hơn 50.000m2 rất bề thế và thoáng mát, đáp ứng nhu cầu vui chơi,
nghỉ dưỡng.
4.2 Làng du lịch văn hóa:
Làng du lịch văn hoá là một điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hoá và
có tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hoá phục vụ du khách
Các yếu tố của Làng du lich văn hóa
• Yếu tố thứ nhất là làng du lịch văn hoá phải có các cảnh quan môi trường
sạch đẹp, có sắc thái tộc người:
• Yếu tố thứ hai là làng du lịch văn hoá phải có các di sản văn hoá phong
phú và mang tính độc đáo, hấp dẫn đối với du khách
• Yếu tố thứ ba là khai thác các nguồn lực tài nguyên du lịch văn hoá nhằm
phục vụ các hoạt động du lịch
• Yếu tố thứ tư là đảm bảo đi lại cho du khách thuận lợi
Làng du lịch văn hóa Pà Thẻn: Cách trung tâm huyện Quang Bình không xa,
nhưng làng du lịch văn hóa Pà Thẻn vẫn còn là một điểm đến mới lạ với nhiều
du khách.
III. ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG DU LỊCH
1. Vị trí địa lý:
Được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp
( biển, núi, ngoại ô)

2. Kiến trúc: thấp tầng trên một không gian rộng lớn
Kiến trúc tổng thể( TCVN2009)
• Phù hợp với môi trường cảnh quan thiên nhiên.
• Có ranh giới bằng hàng rào tự nhiên hoặc nhân tạo.
• Khu vực lưu trú được xây dựng thành cụm, các cơ sở lưu trú cách nhau 10
m, cách nơi thu gom rác 100 m.
• Hệ thống giao thông nội bộ đảm bảo tiếp cận tới các khu dịch vụ:
• Các công trình xây dựng vững chắc, đảm bảo an ninh, an toàn.
• Khu vực dịch vụ bố trí hợp lý, thuận tiện và có đường cho xe lăn của người
tàn tật.
• Có biển chỉ dẫn hướng đường và các khu vực dịch vụ đặt ở nơi dễ thấy, có
đèn chiếu sáng vào ban đêm.
• Bố trí sảnh đón tiếp gần cổng chính.
• Có sân vườn và có cây xanh đặt ở các khu vực dịch vụ và công cộng.
3. Hệ sản phẩm: Tổng hợp, có cả các sản phẩm phục vụ mục đích chuyến đi.
Dịch vụ chính:
Dịch vụ lưu trú
Bao gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ,
bungalow và bãi cắm trại.
Băng-ga-lâu (bungalow)
Nhà thấp tầng được xây dựng đơn chiếc hoặc thành dãy, cụm riêng biệt với các
tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Bãi cắm trại (camping)
Khu vực được quy hoạch trong làng du lịch, ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp,
có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ cần thiết phục vụ khách
cắm trại
Dịch vụ ăn uống: nhà hàng với các món ăn đặc sản
Dịch vụ bổ sung:
Bao gồm các cửa hàng mua sắm (Mua bán quà lưu niệm và các sản phẩm của
ngành nghề truyền thống để phục vụ khách du lịch). khu vui chơi giải trí, khu thể

thao Phòng hội nghị, tổ chức tiệc cưới, tổ chức các sự kiện
Ngoài ra làng du lịch còn có các dịch vụ như:
Đờn ca tài tử ( làng du lịch Mỹ Khánh)
Tổ chức các trò chơi dân gian
Dịch vụ đưa đón tại sân bay
…………
4. Mức chất lượng dịch vụ: nhìn chung là cao
5. Hệ thống làng du lịch tại Việt Nam:
Làng du lịch tại Việt Nam
5.1 Làng du lịch Bình Giới (1147 đường Bình Quới, Phường 28, Quận
Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh), là một tổ hợp trực thuộc Tổng công ty Du lịch Sài
Gòn, được thành lập năm 1994, gồm nhiều đơn vị cơ sở như:
Khu du lịch Bình Quới 1
Khu du lịch Bình Quới 2
Tàu nhà hàng Sài Gòn
Khu du lịch Tân Cảng
Khi du lịch Văn Thánh
Quán Xưa
Nhà hàng Tre Xanh
Trong các địa điểm nêu trên, khi du lịch Bình Quới 1 và 2 là nơi có nhiều du
khách đến tham quan, vui chơi, nghỉ ngơi nhất. Khu du lịch Bình Quới 1 có tổng
diện tích 34.635 m
2
, tiếp giáp với sông Sài Gòn về phía Tây Bắc nên có khí hậu
thoáng mát trong lành. Với lợi thế mặt bằng rộng, không gian yên lành, Bình Quới
như một làng quê thanh bình ngay trong lòng thành phố. Đây cũng là nơi thường
xuyên tổ chức các chương trình hoạt động lễ hội như Lễ hội Văn hoá Đất Phương
Nam, Gala Dinner Giáng sinh, Khám phá văn hoá và ẩm thực dân gian Việt Nam,
lễ hội Kỳ Yên, Đám cưới truyền thống Việt Nam…
Chương trình đặc sắc nhất của Khu du lịch Bình Quới 1 là Ẩm thực khẩn hoang

Nam Bộ, bắt đầu từ cuối tháng 12/1998, đến nay đã để lại nhiều ấn tượng trong
lòng du khách với các món ăn dân dã, mộc mạc của vùng đất Nam Bộ. Khu ẩm
thực có diện tích hơn 3000m
2
, phục vụ các tiệc buffet với trên 70 món đặc sản của
vùng đất phương Nam như heo nướng lu, gà giò nướng xôi chiên phòng, ốc bươu
hấp hèm, bánh nghệ bì, cháo lươn đậu xanh… Ngoài việc thưởng thức món ăn, du
khách có thể tham dự các trò chơi dân gian như đi cầu thăng bằng, chọi gà, đi cà
kheo…
Giá vé: 150.000 đồng/; người lớn ; 90.000 đồng/ trẻ em (dưới 1,2m)
Thời gian: thứ 6 -7: 17h – 20h ; Chủ nhật và ngày lễ: 11-14h và 17h – 20h
Ngoài các chương trình lễ hội và văn nghệ, du khách trong và ngoài nước đến đây
vui chơi còn có thể tham dự lướt ván, câu cá, quần vợt, bơi lội…
Chương trình đặc sắc nhất của Khu du lịch Bình Quới 2 là ẩm thực buffet Món
ngon miền biển với mong muốn bảo tồn và phát huy những món ngon của các địa
phương ven biển. Buffet Món ngon miền biển được tổ chức hàng tuần vào thứ 7
và chủ nhật, từ 17h đến 21h. Giá vé: Người lớn: 130.000 đồng; trẻ em: 90.000
đồng.
Từ Bình Quới, du khách có thể theo tuyến du lịch đường sông Sài Gòn đến
thăm địa đạo Củ Chi, đền Bến Dược, vườn trái cây Lái Thiêu hay Bến Nhà Rồng.
5.2 Làng du lịch Mỹ Khánh: (xã Mỹ Khánh, H. Phong Điền, TP. Cần Thơ)
Làng du lịch Mỹ Khánh nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền từ lâu đã
là một điểm du lịch đặc sắc của thành phố Cần Thơ.
Điểm nhấn của Làng du lịch Mỹ Khánh là những lối mòn nhỏ với những giàn bầu
treo lung lẳng, hàng cây xanh, vuông sân trải đầy thứ nắng miền Tây ấm áp. Đặc
biệt là sự xuất hiện của một ngôi nhà cổ Nam Bộ bằng gỗ ẩn sau hàng cau trầu
xanh mướt mắt. Du khách qua khỏi ngạch cửa là đã lọt vào không gian cổ xưa với
những hoành phi, câu đối, những tác phẩm điêu khắc hình loan phụng trên gỗ
công phu và sắc sảo dọc cột xà. Ngôi nhà chia thành 3 phần mà trọng tâm là chiếc
bàn dài. Phía bên trái là dãy tủ đựng chén, đĩa men từ thế kỉ XIX, XX và tủ dùng

làm gương soi. Phía bên trái là đi văng. Hai bên đối xứng nhau bởi hai chiếc bàn
tròn. Bàn bên trái dùng để tiếp khách, phía còn lại để gia đình quây quần bên mâm
cơm. Mọi đồ đạc trong nhà đều bằng gỗ cây nhong, gỗ lim 100 năm tuổi. Theo
thời gian, màu gỗ trở nên cũ kĩ nhưng càng tô thêm ánh bạc tỏa ra từ những lát
ngọc trai được cẩn hình bông hoa thật tỉ mỉ và sắc nét. Ngoài hiên, gió lùa mát
rượi, khách có thể ra ngồi uống nước và thưởng thức những câu giọng cổ phát ra
từ chiếc máy hát đĩa quay bằng tay đã gần 100 tuổi. Ban đêm, ngôi nhà có một căn
phòng duy nhất với chiếc giường cổ với buồng được nối với gian bếp bởi tấm vách
ngăn. Tất cả các vật dụng trong nhà bếp vẫn còn nguyên vẹn từ cái thau, rổ, nồi
đất
Bên trong làng du lịch còn là làng nghề bánh tráng và nấu rượu truyền thống. Bếp
củi đang rực cháy. Lúng túng trong vai người thợ tráng bánh, khách mới hiểu hết
cái hơi nóng bốc lên từ lò, cái khoé tay và chuyên nghiệp của người thợ để chiếc
bánh tròn, đều. Người ta có thể thưởng thức món bánh ướt cuốn thịt cá tai tượng
chiên xù hoặc mua bánh đã phơi khô về làm quà cho người thân.
Đến Mỹ Khánh, du khách không chỉ được tham gia những trò chơi dân gian như
leo cau, đập niêu, nhảy bao bố mà còn được hòa mình vào cuộc sống thường
nhật vùng nông thôn Nam Bộ với các hoạt động như bơi xuồng, chài lưới trên ao,
đi chài cá về đêm, tự tay bắt cá, tép, nướng trên than hồng rồi xuýt xoa thưởng
thức.
Làng du lịch Mỹ Khánh rộng trên 4ha, cây trái xum xuê bốn mùa. Sau chặng
đường dài, du khách sẽ cảm thấy dễ chịu giữa không khí trong lành, mát mẻ. Đi
dạo dưới những bóng cây mát rượi của một khu vườn rộng rãi có nhiều loại hoa
kiểng cùng hơn 20 loại cây ăn quả đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
tâm hồn người như được mở ra với thiên nhiên, cây cỏ. Đặc biệt, du khách còn
được cảm nhận không gian cổ xưa của ngôi nhà cổ Nam Bộ bằng gỗ trên 100 năm
tuổi.
Trong thời gian lưu lại Làng du lịch Mỹ Khánh, du khách cũng có thể sống thử
cho biết sinh hoạt hàng ngày của gia đình đại điền chủ với hai cách phục vụ: ngắn
thì 3 giờ, dài thì 2 ngày 1 đêm. Trong vai một đại điền chủ, du khách được sống

trong căn nhà cổ, mặc trang phục truyền thống; thưởng thức trái cây, uống trà
nóng và nghe máy hát đĩa quay tay. Sau đó, “đại điền chủ” tiếp tục đi thăm ruộng
của mình, thăm những làng nghề truyền thống; ăn cơm; nghe đờn ca tài tử và
được các “tá điền” đấm bóp, che dù, đứng hầu quạt Đêm đến, du khách còn có
cơ hội đi chài cá hay du thuyền trên sông. Con tàu bằng gỗ có sức chứa hơn 100
người sẽ đưa du khách chìm đắm trong lời ca, tiếng nhạc của nghệ thuật đờn ca tài
tử hay những khúc vọng cổ du dương, dìu dặt giữa mênh mông sông nước mang
đậm âm hưởng Nam Bộ truyền thống.
5.3 Làng du lịch Chí Linh:
Địa chỉ: 414/27 đường Nguyễn Hữu Cảnh, P. 10, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu
Làng được xây dựng biệt lập ở vị trí sát biển ven đồi phong cảnh thoáng mát, lãng
mạn, hữu tình! Đây là nơi tuyệt vời cho việc tắm biển, tắm nắng, nghỉ ngơi, thư
giãn sau những ngày làm việc căng thẳng và cũng là nơi an dưỡng, điều dưỡng sau
cơn bệnh cho du khách… Bãi tắm nơi đây cát trắng, biển xanh, gió biển Đông nhè
nhẹ lộng về làm cho cây lá xanh tươi, người già trẻ mãi, bệnh thì chóng qua. Biển
xa thành phố không bị ô nhiễm.
Làng có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp để du khách chụp hình, quay phim lưu
niệm. Các đoàn làm phim như: Đô La Trắng, Kính Vạn Hoa và nhiều phim nổi
tiếng ăn khách khác đã chọn nơi đây để thực hiện nhiều cảnh quay.
Làng có hàng rào kiên cố bao bọc hết khuôn viên, chỉ có một cổng vào, ra làng.
Ngày đêm có bảo vệ canh gác, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho du
khách tha hồ rong chơi thâu đêm trên đồi, dưới biển, vui chơi, nghỉ ngơi, trò
chuyện. Về đêm nghe sóng biển rù rì thì thầm như nhắc quí khách nhớ lại điều gì
cần nhớ…
Khách sạn: Dành cho khách VIP, đầy đủ tiện nghi, lịch sự, sang trọng, sát biển,
ven đồi, mỗi phòng xây dựng biệt lập, lối ra vào phòng riêng biệt. Ngoài phòng có
bàn, dù, ghế để khách ngồi xem trăng, ngắm biển, thưởng thức gió của biển Đông
lộng về.
Nhà hàng: Gần biển, đối diện với đồi, có rừng cây xanh phủ mát, khuôn viên rộng

lớn, thoáng mát hữu tình để tổ chức tiệc, đoàn cắm trại đông người Nhà hàng VIP
đẹp, lịch sự, sang trọng – thơ mộng; đầy đủ tiện nghi: máy lạnh, âm thanh, ánh
sáng tuyệt vời phục vụ khách lẻ, bạn bè, gia đình, sinh nhật… Du khách ngồi trong
nhà hàng nhìn thấy hết cảnh quan của Làng.
5.4 Làng du lịch Cà Ná : ( Ninh thuận)
Làng du lịch Cà Ná nằm sát bờ biển, cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
32km, cách thành phố Phan Thiết 114km. Lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển, rất
thuận tiện cho du khách đi đường bộ và đường sắt.
Không khí trong lành mát mẻ, du khách ngồi xe ngựa tới các thắng cảnh của Cà
Ná, Mũi Dinh, những hang động: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục,
núi Bạc. Khách có thể tham gia môn thể thao leo núi hoặc vào rừng dạo chơi, tắm
biển, đi ca nô trên mặt biển ngắm nhìn trời mây, nước xanh và quang cảnh núi
rừng.
Một làng du lịch với những ngôi nhà nho nhỏ đủ tiện nghi cho 2 người hoặc 4
người nghỉ lại đã mọc lên sát biển tạo thành một làng du lịch Cà Ná.
5.5 Làng du lịch Hồ Diên Hồng: Địa chỉ : Hồ Diên Hồng, Đường Thống
Nhất, Tp. Pleiku, Gia Lai
Giữa lòng phố núi, nằm trong công viên Diên Hồng với cảnh quan tuyệt đẹp, môi
trường trong lành và yên tĩnh, Khu Du lịch Hồ Diên Hồng là nơi lý tưởng cho quý
khách nghỉ ngơi, thư giãn, tản bộ và câu cá hay tham gia một số hoạt động giải trí
khác.
Khu Du lịch có 20 phòng nghỉ với đầy đủ tiện nghi: Tivi vệ tinh, điều hòa hai
chiều, tủ lạnh, nước tắm nóng lạnh, bồn tắm, điện thoại, vệ sinh khép kín. Đặc biệt
khu chòi ven hồ được thiết kế ấn tượng mang đặc trưng kiến trúc Tây Nguyên
mang đến cho quý khách cảm giác khó quên.
Đến với Khu Du lịch Hồ Diên Hồng, quý khách sẽ còn được thưởng thức các món
ăm đậm đà hương vị của núi rừng Tây Nguyên tại nhà hàng của khu du lịch. Nhà
hàng có khung cảnh, không gian mát mẻ với sức chứa hơn 500 chỗ ngồi còn là nơi
thích hợp để tổ chức tiệc cưới, liên hoan.
Và thích thú hơn nữa là khi được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí của

khu du lịch như: chèo thuyền, câu cá, xích đu hay các trò chơi điện tử.
5.6 Làng du lịch Sài Gòn:
Địa chỉ: Số 79/28 Tổ 28, Khu phố Bình Phước B, Phường Bình Chuẩn, Thị xã
Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Vị trí: Cách Thành Phố Hồ Chí Minh 20km về hướng Bắc, đi theo quốc lộ 13, đến
ngã tư cầu Ông Bố rẽ phải, chạy thẳng đến ngã tư 550 rẽ trái, đi thẳng tới phường
Bình Chuẩn, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương (giáp ranh Phường An Phú và
Phường Bình Chuẩn).
Là một khu du lịch hoạt động từ năm 2004 trên diện tích 23.000m
2
nằm ở khu
trung tâm Khu Công Nghiệp tỉnh Bình Dương với các hạng mục như: 80 phòng
nghỉ đang xin xếp hạng 4 sao, 50 phòng nghỉ tiêu chuẩn 3 sao. Khu vực tổ chức
hội nghị, tiệc cưới 100 bàn, 02 phòng họp, hội thảo, 02 nhà hàng Việt Nam và Âu.

Khu vực chăm sóc sức khỏe Spa massage, 02 nhà hàng karaoke, 01 hồ bơi tiêu
chuẩn thi đấu 25m x 50m, 02 sân tennis và sân tập, phòng tập TDTT. Khu vực bán
đồ lưu niệm, khu vực công viên, khu vực đi bộ với nhiều cây xanh, cây cổ thụ quý
hiếm được các chuyên gia và các kiến trúc sư thiết kế và thi công chuyên nghiệp.
5.7 Làng du lịch Bản Lác: Bản Lác thuộc thung lũng Mai Châu, tỉnh Hoà
Bình. Đây là bản dân tộc ở tỉnh Hoà Bình với những phong tục tập quán đặc sắc
Bản Lác với những ngôi nhà sàn cao ráo, sạch sẽ, sàn nhà cách mặt đất khoảng 2m
bằng những cột gỗ chắc chắn. Sàn nhà bằng tre hoặc bương. Mái nhà lợp lá gồi
hoặc lá mây. Các cửa sổ trong nhà có kích thước khá lớn để đón gió mát và cũng
là nơi để chủ nhà treo các giò hoa phong lan, lồng chim cảnh.
Đến với bản Lác du khách sẽ được chủ nhà trải chiếu hoa mời ngồi, rồi bày ra giữa
chiếu một vò rượu cần bằng nếp cẩm. Còn bà chủ nổi lửa đồ xôi trong cái chõ cao
lênh khênh của người Thái. Ngoài ra nếu ở lại qua đêm ở Mai Châu du khách sẽ
được xem múa, hát và nghe cồng chiêng.
Hiện nay, người dân ở bản Lác cũng đã bắt kịp cuộc sống hiện đại với những ti vi,

xe máy nhưng nét văn hóa vùng cao vẫn không phai nhạt. Du khách đến đây vẫn
có thể đắm chìm vào những giai điệu ngọt ngào của các cô sơn nữ hay sự tếp đón
ân tình của những con người quanh năm bám làng, bám bản.
IV. Nhận xét về làng du lịch
1. Điểm mạnh
• Các di sản văn hoá phong phú và mang tính độc đáo, hấp
dẫn đối với du khách.
- Di sản văn hoá vật thể của làng du lịch bao gồm: kiến trúc nhà cửa, các công
trình văn hoá tôn giáo, các di tích, danh lam thắng cảnh, các di vật về nghề
thủ công, trang phục truyền thống…phong phú, độc đáo, mang đặc trưng của
từng tộc người, từng vùng, miền.
- Di sản văn hoá phi vật thể ở các làng du lịch văn hoá bao gồm lễ hội, phong
tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, các tri thức về bí quyết
ẩm thực, chữa bệnh…
- Các di sản này càng hấp dẫn với du khách hơn bởi nó khác lạ với các loại
hình du lịch khác, có sắc thái và nét độc đáo riêng.
• Các nguồn lực tài nguyên du lịch văn hoá nhằm phục vụ các
hoạt động du lịch:
- Các tài nguyên, nguồn lực đáp ứng nhu cầu xem, giải trí
của du khách như tổ chức tham quan cảnh đẹp thiên nhiên, tổ chức lễ hội,
sinh hoạt văn hoá, giới thiệu trình diễn văn nghệ dân gian…
- Các nhà nghỉ, phòng nghỉ, resort mang phong cách dân tộc, tổ chức các cửa
hàng ăn uống, nấu ăn, phòng ăn…
- Các dịch vụ bổ sung phục vụ du lịch khác dẫn đường leo núi, xây dựng quầy
bán hàng lưu niệm gắn với nghề thủ công truyền thống (làng du lịch văn hóa
các dân tộc) các dịch vụ hiện đại như du thuyền, khu vui chơi …(làng du lịch
sinh thái hiện đại)…
• Đảm bảo đi lại cho du khách thuận lợi
- Làng du lịch nằm trong tuyến du lịch, thị trường du lịch đảm bảo giao thông
cho khách đến điểm du lịch (bao gồm những điều kiện đã có và khả năng mở

các tuyến đường mới thuận tiện…).
• Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, tăng cường tính hấp dẫn đối với
các di sản quan trọng
2. Điểm yếu
• Nhận thức của người còn hạn chế vì vậy vẫn còn tình trạng ô nhiễm, các hoạt
động còn tự phát, vệ sinh, trật tự…
• Khả năng quản lý và phân chia lợi ích chưa hợp lý nên gây ra nhiều thắc mắc
kiến nghị.
• Các sản phẩm du lịch trong làng du lịch tuy đã có đổi mới, phát triển đa dạng
hơn nhưng nhìn chung còn nghèo nàn, đơn sơ, thiếu tính sáng tạo và liên kết
chưa cao…
• Việc khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động. Công tác xúc
tiến quảng bá khá sôi nổi nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa tạo được
tiếng vang cho sức hấp dẫn đặc thù của làng du lịch.
3. Cơ hội
• Xu hướng đi du lịch ngày càng phổ biến trong và ngoài nước đặc biệt là xu
hướng du lịch châu Á, Trung Quốc và các nước lân cận trong đó có Việt
Nam.
• Du lịch văn hóa và du lịch sinh thái là những loại hình du lịch đang rất phát
triển.
• Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch là nhân tố quan trọng để làng
du lịch phát triển nhanh và bền vững.
4. Thách thức
• Cạnh tranh quốc gia, nhất là giữa các quốc gia trong khu vực đang ngày càng
trở nên gay gắt.
• Gần đây các sự việc không tốt của Việt Nam đăng tải trên các trang truyền
thông đã thực sự gây ra nhiều tổn hại cho du lịch. Đây cũng là một thách thức
đòi hỏi loại hình lưu trú làng du lịch cần phải đẩy mạnh việc cải thiện và phát
triển bền vững.
V. XU THẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LÀNG DU LỊCH
1. Xu thế phát triển làng du lịch trong tương lai:
• Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang
là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh
những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn
và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa
phương.
• Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần
lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của
mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản
sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới
thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương.
Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp,
được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch.
Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể
hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn
lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo
tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể
tính được trong ngày một ngày hai.
• Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình
du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào
việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác
có chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó.
• Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), ông Vũ Thế Bình khẳng
định: Làng nghề truyền thống đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng
cho phát triển du lịch.
• Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành
hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Các làng nghề
thường nằm trên trục đường giao thông, cả đường sông lẫn đường bộ,
không chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà tiện xây dựng tuor, tuyến du

lịch. Khi tham gia tour du lịch làng nghề, khách không chỉ được ngắm
phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có
thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo
nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống.
• Thu nhập từ du lịch đã trở thành nguồn thu không nhỏ tại các làng
nghề.
• Làng nghề truyền thống VN ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí vô
cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân các địa
phương. Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về
mặt kinh tế: giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập .
cho người dân địa phương mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ,
bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của các làng, xã,
phường, hội .
• Nhận thức được tầm quan trọng của sự tồn tại các làng nghề truyền
thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và
của cả nước nói chung, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã
đưa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các làng
nghề. Trong đó, Đảng và Nhà nước đặc biệt khuyến khích sự phát triển của
loại hình du lịch làng nghề.
• Thu nhập ngày càng cao, đời sống ngày càng được cải thiện, xu
hướng đi du lịch theo đoàn, gia đình và loại hình du lịch nghỉ dưỡng ngày
càng trở nên phổ biến đó là cơ hội phát triển của làng du lịch
2. Chính sách phát triển bền vững làng du lịch
• Tạo ra các chương trình du lịch làng nghề
• Đưa các sản phẩm văn hóa vào làng nghề du lịch
• Nhanh chóng chấn hưng làng nghề, xây dựng các thiết chế về du lịch làng
nghề, mở tour du lịch làng nghề, phát triển các Showroom du lịch làng
nghề. Kêu gọi đầu tư các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng các đề
án như: Hệ thống quản lý Showroom sản phẩm làng nghề gắn kết với hoạt
động du lịch.

• Phát triển các công ty du lịch tư nhân phục vụ du lịch làng nghề (các
showroom là điểm dừng du lịch). Thành lập trung tâm du lịch làng nghề
Việt Nam có hệ thống điều hành, quảng bá trên cả nước với 3 trung tâm lớn
tại Hà Nội, Huế, TPHCM, các chi nhánh quan trọng như Hải Phòng, Đà
Nẵng, Đà Lạt và Cần Thơ. Và đặc biệt là cần củng cố, mở rộng tổ chức
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam từ trung ương đến cơ sở, qua đó xây dựng hệ
thống mạng lưới Showroom du lịch làng nghề từ khu vực đến các tỉnh
• Các cơ sở sản xuất tại làng nghề phải đầu tư nghiên cứu thị trường từng đối
tượng khách để sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã, màu sắc phù hợp.
Trước mắt là tổ chức bán hàng sản phẩm thủ công truyền tại các điểm du
lịch.
• Cần có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông, cơ sở đón tiếp khách, điểm
trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá. Xây dựng cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch (đường xá, cơ sở y tế, địa điểm
ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí )
• Phải quy hoạch lại các làng nghề trở thành điểm tham quan du lịch, sau đó
đào tạo cho nông dân kỹ năng làm du lịch, doanh nghiệp lữ hành và các
làng nghề cần hợp tác chặt chẽ để thiết lập nên các tour tham quan làng
nghề.
• Bảo vệ môi trường, giữ gìn được những nét tinh hoa của làng nghề
• Đào tạo đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, bên cạnh đó huấn luyện các
nghiệp vụ cơ bản và kĩ năng cho người dân tại nơi quy hoạch, xây dựng
làng du lịch
• Tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao
• Xây dựng làng du lịch văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
• Thu hút đầu tư để xây dựng và phát triển làng du lịch
• Kết nối các làng nghề để khai thác các tiềm năng
• Có chính sách thu hút khách du lịch lâu dài


×