Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Công tác tại Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.81 KB, 17 trang )

Lời cảm ơn
Trong quá trình thực tập môn học “Thực hành công tác xã hội cá nhân”, bên
cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của
gia đình, của thầy cô và bạn bè.
Để hoàn thành đợt thực tập này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc tới các thành viên trong “Ngôi nhà bình yên”, đặc biệt là các nhân viên
xã hội, đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Ngô Thị Thanh Mai - giảng
viên môn “Thực hành công tác xã hội cá nhân”, đã ủng hộ, động viên tôi cũng như
tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành đợt thực tập này.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình thực tập không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
nhân viên xã hội tại cơ sở, của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, bên cạnh sự biến đổi
của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của công nghệ và thông tin, sự nâng cao về đời
sống văn hóa thì con người gặp phải hàng loạt những vấn đề như ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội… Con người ngày càng sống theo chủ nghĩa cá nhân nhiều
hơn là theo chủ nghĩa tập thể, sự ích kỷ dẫn đến rất nhiều hành vi sai lệch làm tổn
thương đến những người xung quanh.
Gia đình – nơi được gọi là tổ ấm của mỗi cá nhân, dần dần cũng đang bị mất
đi giá trị của nó. Ngày càng xảy ra nhiều mối xung đột trong gia đình, giữa vợ
chồng, cha mẹ và con cái dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Trong gia đình, mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình cũng có những
biến đổi, quan hệ vợ chồng không chỉ chịu sự chi phối của quan điểm phụ quyền
mà còn chịu ảnh hưởng của vấn đề kinh tế và các vấn đề tiêu cực khác. Tình cảm
gia đình bị giảm sút, người chồng luôn luôn coi mình là người có quyền lực, địa vị
cao nhất trong gia đình. Điều này đã làm mất đi sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam
giới. Từ những thành kiến giới, những tác động tiêu cực từ nhiều phía, mối quan hệ


vợ chồng rạn nứt, dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình mà nạn nhân ở đây chủ yếu là
người phụ nữ. Có rất nhiều dạng bạo lực: bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo
lực thể xác… Hầu hết, bạo lực gia đình đều xảy ra đánh đập, hành hạ tàn ác khiến
cho người phụ nữ tổn thương nặng nề về cả thể xác lẫn tinh thần. Ngày càng xuất
hiện nhiều vụ bạo lực gia đình thế nhưng vẫn chưa có sự can thiệp giúp đỡ kịp thời
đến những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình hiện nay đang là vấn đề bức xúc không chỉ đối với những
người phụ nữ đang là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là vấn đề cấp thiết của
toàn xã hội.
Ngôi nhà Bình yên – Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chính là nơi hỗ trợ cho
họ - những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Họ được hỗ trợ bởi một đội
ngũ nhân viên xã hội tâm huyết và có nhiều chia sẻ, cảm thông trong công việc.
Ngôi nhà Bình yên thực sự là một điểm đến an toàn với họ khi mà sức khỏe, tính
mạng của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng.
I. Giới thiệu về cơ sở thực tập.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) là đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam(WWU), được đặt tại 20 Thuỵ Khuê – Hà Nội. Trung tâm có chức
năng phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội của Hội LHPN Việt Nam theo sự chỉ
đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện về
năng lực, trình độ mọi mặt, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực và thẩm mỹ của Phụ nữ
Việt Nam và được phép khai thác, cung cấp các dịch vụ phụ trợ để tận thu, hỗ trợ
các hoạt động chính trị - xã hội và các chi phí khác của trung tâm.
Vào tháng 3/2007, CWD đã mở nhà tạm lánh dành cho phụ nữ là nạn nhân
của Bạo lực gia đình ở Hà Nội và các tỉnh, lấy tên là Ngôi nhà Bình yên (NNBY).
Hai năm đầu hoạt động, Ngôi nhà Bình yên đã nhận được sự hỗ trợ của rất
nhiều các đối tác và nhà tài trợ như: các Hội Phụ nữ và chính quyền địa phương;
công an phường sở tại; bệnh viện đa khoa Đức Giang; phòng tư vấn bệnh viện Gia
Lâm; Quỹ nhi đồng Anh; Quỹ Ford; MCNV ….
Trong năm 2007, nhà tạm lánh đã hỗ trợ được 21 phụ nữ và trẻ em là nạn

nhân của BLGĐ. Đầu năm 2008, dự án đã có một số khó khăn, số lượng nạn nhân
đến tạm trú tại NNBY ít hơn mức trung bình. Sau khi thực hiện các giải pháp tuyên
truyền, số lượng nạn nhân cần được hỗ trợ tìm đến nhà tạm lánh đạt con số 27
người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em và duy trì số lượng người tạm trú ở con số 8 –
10 người.
2. Vai trò và chức năng
Cùng với các mô hình can thiệp đã có tại Việt Nam: các mô hình phòng
chống BLGĐ, can thiệp khẩn cấp như: hòa giải, đường dây nóng, địa chỉ tin cậy,
chính quyền địa phương… Nhà tạm lánh dành cho nạn nhân Bạo lực gia đình có
những hoạt động hỗ trợ, cung cấp cho nạn nhân và con cái của họ khả năng tìm nơi
ở khẩn cấp ngoài gia đình của họ.
Chị em phụ nữ và trẻ em bị bạo hành bất kể thời gian nào cũng có thể đến
với NNBY. Ở đó họ sẽ nhận được sự cung cấp nơi ăn, ở an toàn hoàn toàn miễn
phí, được chăm sóc và hỗ trợ về y tế, được tham vấn tâm lý, tư vấn và hỗ trợ các
thủ tục pháp lý.
Ngoài ra NNBY cũng tổ chức giáo dục không chính quy, liệu pháp nhóm và
hướng dẫn kỹ năng sống; tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; hỗ trợ giúp quá
trình tái hoà nhập cộng đồng Khi ở trong NNBY, các thành viên được hỗ trợ việc
làm, nhân viên xã hội hướng dẫn thành viên làm một số sản phẩm như đan len, làm
thiếp… tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà gần nhau hơn, tâm sự với nhau
nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và chữa lành các vết thương tâm lý.
3. Nhân viên
Để đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả và thực sự là điểm đến an toàn cho những
phụ nữ và trẻ em đang tạm trú tại NNBY, trung tâm đã bố trí 3 cán bộ xã hội, 2 bảo
vệ và 1 quản gia thay phiên nhau trực 24/24 giờ.
Hiện nay, đội ngũ nhân viên CTXH tại đây là những người có nhiều kinh nghiệm
sống thực tế, nhiệt tình, tâm huyết, có nhiều sự chia sẻ và cảm thông trong công việc.
4. Đối tượng tiếp nhận
Các nạn nhân đến với NNBY đều là những phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của
BLGĐ. Sức khỏe, tính mạng, danh dự và tài sản của họ bị đe dọa nghiêm trọng và họ

cần nơi ở an toàn, tạm thời để kịp hồi phục sức khỏe và củng cố kỹ năng, vốn sống.
Phòng tham vấn là nơi sàng lọc những thông tin thông qua hồ sơ và lời kể
của thân chủ, sau khi sàng lọc hồ sơ và xác minh thông tin, các nhân viên sẽ hoàn
tất thủ tục tiếp nhận những người đủ tiêu chuẩn và có nhu cầu cần được hỗ trợ vào
nhà tạm lánh.
Dưới đây là 7 tiêu chí đánh giá, lựa chọn thành viên trong NNBY:
- Phụ nữ và trẻ em là người Việt Nam.
- Có năng lực hành vi theo quy định của pháp luật.
- Có môi trường không an toàn.
- Bị tổn thương nặng nề về sức khỏe và tâm lý do bạo lực gia đình.
- Mong muốn được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng.
- Nạn nhân tự liên hệ trực tiếp hoặc được giới thiệu thông qua Hội Phụ nữ các cấp
và do tổ chức khác.
- Thân nhân được xác minh rõ ràng.
5. Quy trình tiếp nhận nạn nhân
Trước hết, thân chủ là những người trực tiếp tìm đến để tư vấn và mong
được hỗ trợ hoặc với những trường hợp đã đưa lên báo chí, truyền thông thì nhân
viên xã hội tìm đến giúp đỡ họ.
Phòng tham vấn là nơi đầu tiên tiếp đón nạn nhân, cùng nạn nhân chuyện trò,
phân tích và làm sáng tỏ vấn đề của họ. Đồng thời, phòng tham vấn cũng là nơi
sàng lọc và xác minh thông tin, hoàn tất thủ tục tiếp nhận những người đủ tiêu
chuẩn, có nhu cầu cần thiết được hỗ trợ tại NNBY.
Xác định thương tật: Nếu thương tật của nạn nhân được xác định là do bạo
lực, họ sẽ hoàn toàn được hỗ trợ miễn phí tiền thuốc, khám chữa bệnh.
Có lẽ mỗi nạn nhân khi đến với NNBY, điều đầu tiên họ cần chính là một nơi ở an
toàn. Bởi trước đây, họ phải sống trong sự nguy hiểm luôn rình rập, hàng ngày họ phải
sống dưới những trận đòn roi, những câu mắng mỏ, chửi rủa của chồng, của con. Với
việc bảo mật thông tin địa chỉ về NNBY và với sự túc trực 24/24 giờ của hai bảo vệ,
quản gia và các nhân viên xã hội, các nạn nhân luôn cảm thấy được an toàn.
Mỗi phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ đều được tạm trú tại NNBY với thời

gian là 3 tháng. Trong thời gian 3 tháng ở đây, họ sẽ nhận được sự hỗ trợ như: ăn,
ở, sinh hoạt, giải trí …Chẳng hạn, các thành viên trong nhà được đi dã ngoại một
tháng hai lần, được tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, những buổi nâng cao kỹ
năng sống nhằm giúp cho các thành viên nâng cao nhận thức của mình về sức khỏe
sinh sản, hôn nhân gia đình…
Đối với những nạn nhân mới đến NNBY, họ sẽ được tham vấn tâm lý
thường xuyên. Cô Thanh – chuyên gia tâm lý sẽ cùng chuyện trò, giúp họ thoát
khỏi những nỗi lo sợ, ổn định tâm lý trong thời gian ở đây.
Đặc biệt, các nhân viên CTXH cũng luôn theo dõi sát sao sự thay đổi cũng
như sức khỏe thể chất và tâm lý của từng thành viên trong nhà để có những can
thiệp kịp thời trong hỗ trợ nạn nhân.
Các vấn đề về pháp lý cũng là điều mà các nạn nhân quan tâm. Họ mong lấy lại
được sự công bằng cho bản thân và cho con cái của họ. NVXH đóng vai trò rất quan
trọng trong việc kết nối các nguồn lực như y tế, pháp lý, chính quyền địa phương…
Các hoạt động như vui chơi giải trí (kể chuyện, hát, dã ngoại, thi nấu ăn…),
nâng cao kỹ năng sống được tổ chức thường xuyên với mục đích gắn kết các thành
viên trong nhà lại với nhau, để họ có thể hiểu, thông cảm và chia sẻ những tâm tư,
tình cảm của mình với những người cùng cảnh ngộ.
Sau thời gian 3 tháng tạm lánh tại NNBY, những nạn nhân sẽ được hồi gia.
Nếu trong trường hợp môi trường trở về của nạn nhân chưa an toàn thì họ có thể ở
nhiều hơn 3 thang. Tuy nhiên, NVXH vẫn phải kết hợp với Hội Phụ nữ và chính
quyền địa phương trong việc xác minh thông tin ban đầu của phụ nữ bị bạo lực và
theo dõi quá trình hồi gia của họ và người gây bạo lực trong vòng 2 năm để nắm
bắt tình hình của người tạm trú và kẻ gây bạo hành để sẵn sàng hợp tác với chính
quyền địa phương hỗ trợ người tạm trú hồi gia khi họ cần giúp đỡ.
Mỗi nạn nhân sau khi ra khỏi NNBY, họ còn được các nhân viên xã hội hỗ
trợ giới thiệu việc làm nếu như công việc của họ không ổn định.
Mô hình hoạt động của NNBY
Phòng tham vấn:
-Đánh giá nhu cầu.

- Lựa chọn người tạm trú
Nhà tạm lánh
Chỗ ở an toàn
Đăng ký tạm trú
Chăm sóc sức khỏe
Hỗ trợ tâm lý
Nâng cao nhận thức
Vui chơi, giải trí
Trường học cho trẻ
Dạy nghề và hỗ trợ vốn
Tái hòa nhập
Cơ hộ việc làm
Nhà ở có bảo vệ
Cảnh sát
Bệnh viện
Bác sỹ tâm lý
Trợ giúp pháp lý
Trường mẫu giáo
Trung tâm dạy nghề
Các cơ sở KD CWD
Hội PN, chính quyền
ddianj phương
qqqqqquyquyền
Vui chơi, dã ngoại
ngnngaoij
Chuyên gia, nvxh
NVXHnhNVCTXH
Nạn
nhân
Nâng cao

nhận thức
và phát
triển
mạng
lưới
Hỗ trợ pháp lý
I. Những suy nghĩ trước đợt thực tập.
Trước khi thực tập tại NNBY, tôi đã làm tình nguyện viên tại đây từ tháng
9/2008. Tuy nhiên, với thời gian thực tập chỉ trong vòng hai tháng là thời gian quá
ngắn để tôi có đủ thời gian tiếp cận với thân chủ.
Những phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình khi đến đây họ đều ở trọng
một trạng thái tâm lý khủng hoảng, có những người không giao tiếp với người
khác, mất niềm tin vào mọi người xung quanh, vì vậy chỉ riêng việc tiếp cận và lấy
được niềm tin của thân chủ cũng đòi hỏi mất nhiều thời gian.
Bên cạnh việc thực tập, chúng tôi vẫn phải hoàn thành một lượng môn học
khá lớn. Chính vì vậy, tôi không thể dành tất cả thời gian trên NNBY mà hàng ngày
vẫn phải đi học, một tuần chỉ lên được 2 buổi. Tôi sợ rằng khó có thể tiếp cận được
với thân chủ và đạt được kết quả mình mong muốn cho đợt thực tập này.
Là một sinh viên năm thứ 3, do chưa được đi thực tập, thực tế nhiều. Vì vậy,
khi cô giáo nói chúng tôi phải xuống thực hành tại một cơ sở, thực sự tôi cảm thấy
rất lo lắng vì không biết mình sẽ phải làm gì? phải tiếp cận với thân chủ như thế nào?
Tôi sẽ áp dụng những điều tôi đã học như thế nào? Hơn nữa khả năng giao tiếp của
tôi thực sự còn nhiều hạn chế và tôi không tự tin khi giao tiếp với người khác.
Tất cả những câu hỏi đó khiến tôi không tự tin trước khi bước vào đợt thực tập này.
II. Công việc của nhân viên CTXH tại NNBY.
1. Hỗ trợ y tế.
Mỗi thành viên khi đến với NNBY, họ luôn trong trạng thái tâm lý và sức
khỏe bị đe dọa, có nhiều người bị thương nặng do bị bạo hành.
Xác định thương tật: Nếu thương tật của nạn nhân được xác định là do bạo
lực, họ sẽ hoàn toàn được hỗ trợ miễn phí tiền thuốc, khám chữa bệnh.

Nếu trong thời gian ở tại NNBY, nếu họ bị ốm đau đột xuất thì cũng được hỗ
trợ miễn phí tiền thuốc, khám chữa bệnh.
Vì vậy, việc hỗ trợ y tế của các nhân viên xã hội là rất quan trọng. Các nhân
viên xã hội đưa nạn nhân đi khám và điều trị ở bệnh viện khi vết thương lành hẳn.
2. Hỗ trợ tâm lý.
Nhân viên xã hội thường xuyên tham vấn tâm lý cho nạn nhân, giúp họ ổn
định tâm lý mà tự tin hơn trong cuộc sống.
Việc tổ chức các buổi tham quan, vui chơi cũng nhằm mục đích giúp các
thành viên trong NNBY gắn kết lại với nhau hơn, có những đồng cảm hơn với hoàn
cảnh của nhau và giúp nhau vượt qua những khó khăn về tâm lý.
3. Hỗ trợ pháp luật.
Có nhiều trường hợp khi vào đây, mong muốn của các chị là được ly hôn với
chồng và mong có được cuộc sống ổn định với con cái.
Nhân viên xã hội kết hợp với văn phòng luật để cung cấp các kiến thức về
luật pháp cho nạn nhân và hỗ trợ luật sư miến phí nếu họ có nhu cầu.
Các nhân viên xã hội ở đây không chỉ hỗ trợ các thành viên ổn định về tâm
lý, y tế mà còn hỗ trợ về khía cạnh pháp luật. Cụ thể, nhân viên xã hội liên kết với
cơ quan công an, chính quyền địa phương, tòa án…để giúp các thành viên lấy lại
công bằng cho bản thân và cho các con của mình.
4. Nâng cao kỹ năng sống.
NNBY cũng tổ chức các buổi giáo dục không chính quy, liệu pháp nhóm và
hướng dẫn kỹ năng sống; tham gia các hoạt động; hỗ trợ giúp quá trình tái hoà nhập
cộng đồng Khi ở trong NNBY, các thành viên được hỗ trợ việc làm, nhân viên xã
hội hướng dẫn thành viên làm một số sản phẩm như đan len, làm thiếp…
Bên cạnh đó, nhân viên xã hội thường xuyên đưa các nạn nhân đến các câu
lạc bộ, các buổi tập huấn dành cho phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình.
III. Trường hợp cụ thể và can thiệp.
1. Trường hợp.
Hai vợ chồng chị X sống tai Quảng Điền - Thừa Thiên Huế. Làm ruộng và
chăn nuôi lợn, gà, cuộc sống luôn thiếu thốn do đông con và chồng rượu chè.

Chồng chị mỗi lần uống rượu say thì về hay đánh đập vợ con . Nhất là khi con gái
của anh, chị (Cháu N 14 tuổi) đã phải đi làm mướn tại TP Hồ Chí Minh. Anh S
càng uống nhiều rượu hơn, say nhiều hơn và mức độ anh đánh đập vợ con càng
tăng, vì thế mà cái nghèo cứ đeo đẳng cuộc sống của gia đình anh chị, Chị X lại
hay phải nhờ sự hỗ trợ của bà con hàng xóm và gia đình bên ngoại, nhưng anh S thì
cứ thấy chị X mang những đồ của mọi người cho về thì anh càng tức tối và khó
chịu, anh thể hiện bằng cách ném đi hoặc càng uống rượu nhiều hơn. Trận đòn anh
giành cho vợ thường thì có thể dìm đầu vợ vào nồi cám lợn hoặc xuống ruộng. Với
con nhỏ thì bằng bất cứ vật gì khi anh vớ được. Có lần anh S hất cả nồi canh nóng
làm bỏng cháu Đ (con trai anh) và cháu phải vào bệnh viện điều trị.
Chị X đã tìm đến Công an xã, Uỷ ban và Hội Phụ nữ xã, khi anh S gây sự
đánh đập chị, công an xã đến can thiệp anh S không những không nghe mà còn
đánh lại công an và anh bị đi cải tạo 9 tháng . Khi về anh càng uống rượu nhiều
hơn, gây chuyện và đánh đập vợ con, chị X thường phải chạy sang hàng xóm để
lánh nạn và ngủ nhờ. Anh S còn đến gây sự với hàng xóm, mọi người cũng sợ
phiền phức nên chỉ giúp chị và 2 cháu ăn uống chứ không dám để mẹ con chị ở lại.
Chị được Tổ chức Bắc âu tư vấn và hỗ trợ nhưng vẫn chưa tìm ra hướng giải
quyết nên đã giới thiêu chị đến với NNBY.
Khi đến với NNBY, bản thân chị X thì xanh xao, buồn bã khép nép gặp ai
chị cũng cúi chào với vẻ sợ sệt, con của chị (cháu Đ, cháu MS) thì nghịch nghợm,
thiếu sự dạy bảo , trên cơ thể thì có nhiều vết bầm tím. Chị X cho biết đấy là dấu
vết từ những trận đòn của anh S.
Bố đẻ của chị X thì mong muốn con gái mình ra Hà Nội và sẽ từ bỏ được
anh S vì không muốn con gái mình phải chịu đựng những trận đòn do chồng nghiện
ngập gây ra. Ông nói nếu chị X mà quay lại sống với anh S thì ông sẽ cắn lưỡi chết.
Em trai chị X hỗ trợ mẹ con chị lên tàu và hy vọng chị tìm được hướng giải
quyết. Anh hứa sẽ sẵn lòng hỗ trợ mẹ con chị .
Em dâu chị X đồng thời cũng là cháu chồng chị, cũng muốn chị từ bỏ được
anh S vì cuộc sống của mẹ con chị quá khổ.
IV. Giải quyết trường hợp của NVXH.

 Trong thời gian tạm lánh tại NNBY .
1. Chăm sóc sức khỏe.
Chị X đã được tham gia tập huấn về các kiến thức cơ bản về HIV như: các
đường lây nhiễm, cách phòng tránh và các diễn biến tự nhiên của người có HIV,
được tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho con.
Cháu Đ và cháu MS được khám và điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương.
Khi hồi gia sức khỏe của 2cháu khá tốt.
Bản thân chị X được khám và chữa bệnh tại bệnh viện 354. Khi hồi gia sức
khỏe của mẹ con chị đã ổn định hơn rất nhiều.
2. Tâm lý.
Chị và con chị thường xuyên được nói chuyện với chuyên gia tâm lý, nhân
viên xã hôi, cán bộ tư vấn. Kết quả chị đã mạnh dạn, tự tin hơn.
3. Hướng nghiệp và đào tạo nghề.
Chị được bố trí phục vụ tại bếp ăn của trung tâm tạo thêm thu nhập, học hỏi
được cách chế biến một số món ăn, được học nghề thủ công (đan len…) và đã làm
được sản phẩm khăn len cho mình và con.
4. Hỗ trợ pháp lý.
Được hỗ trợ liên kết với các cơ quan, chính quyền có thẩm quyền để giải
quyết việc ngăn chặn bạo hành.
5. Vui chơi giải trí.
Cùng tham gia game show của chương trình “Chìa khoá thành công” do Đài
Truyền hình Việt Nam tổ chức và các hoạt động vui chơi tổ chức trong và ngoài
NNBY (VD: Thăm quan Thuỷ điện Hoà Bình, Lăng Bác, công viên…)
6. Kỹ năng sống.
Được tư vấn nâng cao kỹ năng sống, học cách ứng xử, cách nhận biết các
nguy cơ để phòng tránh bạo lực gia đình, chuẩn bị tư trang cá nhân khi khẩn cấp.
7. Đời sống tín ngưỡng.
Đi lễ Phủ Tây Hồ, đền chùa…
 Sau khi hồi gia .
Sau thời gian 6 tháng được trợ giúp, chị X hồi gia và trở về với cuộc sống

gia đình. Tuy vậy, chị vẫn được nhân viên xã hội theo dõi và trợ giúp:
Chị X báo tình hình khi trở về nhà với nhân viên xã hội, chị nhờ NVXH liên
hệ với con gái lớn đang làm việc trong thành phố HCM.
Chị thông báo là khi trở về chồng chị đã không còn rượu chè và đánh đập mẹ
con chị nữa.
NVXH hướng dẫn chị Liên hệ với hội PN Huế, tổ chức Bắc Âu (nơi trực tiếp
hỗ trợ chị) để được hỗ trợ vay vốn khi chị có mong muốn được vay vốn để làm ăn.
V. Những kinh nghiệm học được sau đợt thực tập.
Mặc dù chỉ được thực tập hai tháng tại NNBY, nhưng tôi đã học được rất
nhiều điều từ đợt thực tập này. Trước hết, tôi phải cam kết thực hiện đúng mọi nội
quy của cơ sở. Tuyệt đối bảo mật – đó là yêu cầu đầu tiên các chị nhân viên xã hội
yêu cầu tôi phải cam kết, đó cũng chính là một trong những quy điều đạo đức của
một nhân viên xã hội chuyên nghiệp cần phải làm được khi giúp đỡ một thân chủ,
tuyệt đối giữ bí mật những thông tin của thân chủ là điều rất quan trọng, có như vậy
thân chủ mới có sự tin tưởng và chia sẻ chân thực hoàn cảnh của mình.
Tôi nhận thấy rằng khoảng cách từ lý thuyết đến thực hành là khá xa, nếu chỉ
học lý thuyết tốt mà không được vận dụng vào thực tế thì rất khó có thể trở thành
một nhân viên CTXH chuyên nghiệp. CTXH có nghĩa là làm và thực hành, bên
cạnh đó có sự bổ sung, hỗ trợ của lý thuyết.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành sẽ giúp cho nhân viên
xã hội hỗ trợ cho thân chủ của mình một cách hiệu quả nhất với những kỹ năng, kỹ
thuật của mình.
Sau một thời gian được theo dõi quá trình trợ giúp của các chị nhân viên xã
hội cho một thân chủ, tôi nhận thấy các chị có sự vận dụng nhuần nhuyễn các lý
thuyết và kỹ năng, kỹ thuật của CTXH:
• Cách tiếp cận thân chủ:
Những thành viên ở đây đều là những phụ nữ bị bạo hành gia đình, họ bị tổn
thương nghiêm trọng về thể xác và tâm lý. Vì vậy, việc tiếp cận đòi hỏi nhân viên
xã hội phải có những kỹ năng chuyên nghiệp mới tạo được niềm tin của thân chủ
và việc trợ giúp mới đạt được kết quả. Tiếp cận thân chủ có thể từ những hoạt động

vui chơi, những buổi dã ngoại hay là một buổi nói chuyện trong một căn phòng ấm
áp…Tôi nhận thấy việc trợ giúp thân chủ có thành công hay không phụ thuộc rất
nhiều vào bước tiếp cận thân chủ.
• Vận dụng các lý thuyết, kỹ năng:
Trước hết đó là kỹ năng lắng nghe và kỹ năng thấu cảm, tôi nhận thấy để
làm một nhân viên xã hội chuyên nghiệp cần thiết phải là người biết lắng nghe tích
cực từ phía thân chủ của mình, lắng nghe tích cực không chỉ là sự cảm thông, chia
sẻ mà còn thể hiện sự tôn trọng.
Để trợ giúp cho thân chủ một cách hiệu quả, nhân viên xã hội cần phải biết
kết hợp các nguồn lực trợ giúp. Chằng hạn như liên kết các hệ thống lại, nhân viên
xã hội tham vấn gia đình, thay đổi thái độ cũng như suy nghĩ của họ đối với thân
chủ, liên kết hệ thống pháp luật để lấy công bằng cho thân chủ.
Bên cạnh đó, việc sự dụng lý thuyết trao quyền cũng rất quan trọng và cần
thiết đối với một nhân viên CTXH. Nhân viên CTXH không phải là người đưa ra
quyết định để thân chủ giải quyết vấn đề của mình, mà cả hai người sẽ cùng nhau
bàn bạc, nhân viên xã hội khơi gợi các tiềm năng cho thân chủ, thân chủ sẽ tự lựa
chọn phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình.
• Làm việc nhóm của NVXH:
Tại NNBY hiện nay có 3 nhân viên xã hội đang làm việc, mỗi một thân chủ
sẽ được một nhân viên xã hội trợ giúp. Nhưng điều đó không có nghĩa là các nhân
viên xã hội làm việc cá nhân, độc lập. Tôi nhận thấy rằng làm việc nhóm, thảo luận
nhóm giữa các nhân viên xã hội có hiệu quả hơn so với làm việc cá nhân. Mọi
người đều có sự bàn bạc về một thân chủ, cùng tháo gỡ những khó khăn. Như vậy,
việc trợ giúp sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
• Thái độ của NVXH đối với thân chủ:
Một điều rất quan trọng mà tôi đã học được ở đây chính là thái độ của nhân
viên xã hội khi làm việc với thân chủ của mình. Tôi còn nhớ khi tôi đến đây tình
nguyện, một chị nhân viên xã hội đã nói với tôi: “Thân chủ của mình là người rất
tinh tế, họ có thể nhận ra mình có thực sự muốn giúp đỡ họ không, hay chỉ vì trách
nhiệm công việc chỉ cần thông qua những buổi đầu tiên tiếp xúc. Họ sẽ chia sẻ

hoàn cảnh của họ tùy vào thái độ của mình đối với họ như thế nào”. Muốn được
thân chủ tin tưởng, chia sẻ vấn đề của mình, điều quan trọng là thái độ của mình
đối với họ như thế nào để họ có thể tin tưởng tuyệt đối vào mình. Tôi nghĩ chỉ có
một chữ - đó là chữ “TÂM”, làm CTXH phải có tâm mới có thể thành công, còn
nếu chỉ vì trách nhiệm công việc thì chắc chắn sẽ thất bại bởi thân chủ là những
người bị tổn thương nặng cả về thể chất lẫn tinh thần, vì vậy họ rất nhạy cảm trong
mọi vấn đề, chỉ cần NVXH vô tình có một cử chỉ hay thái độ nào đó không hay
cũng sẽ khiến việc trợ giúp của mình thất bại.
Nếu như được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập này, tôi
sẽ không chỉ dừng ở mức độ là lập kế hoạch cho thân chủ, tôi mong muốn được vẫn
dụng tất cả những kiến thức tôi đã được học trên lớp để giúp đỡ thân chủ một cách
thực sự.
Sau đợt thực tập này, tôi sẽ xin tiếp tục làm tình nguyện viên tại NNBY, làm
tình nguyện viên giúp tôi học được nhiều kinh nghiệm từ các nhân viên xã hội ở
đây – những người có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết trong công việc. Hơn nữa,
bạo lực gia đình hiện nay đang là vấn đề được xã hội quan tâm nhất, tôi mong
muốn được giúp đỡ họ bằng tất cả sự tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình với
nghề CTXH.
VI. Kết luận.
Hiện nay, bạo lực gia đình đang gia tăng với mức độ ngày càng tinh vi và
nguy hiểm. Vì vậy, sự có mặt của nhân viên CTXH trong việc giúp đỡ thân chủ là
rất quan trọng. Nhân viên CTXH đang dần dần khẳng định được vai trò của mình
trong xã hội. Nhân viên CTXH phải biết vận dụng nhuần nhuyễn tất cả các kỹ
năng, kỹ thuật, biết kết hợp những kỹ năng, kỹ thuật đó thì việc trợ giúp thân chủ
mới hiệu quả.
Chị Khôi – NVXH tại NNBY đã nói với tôi khi tôi đến đây thực tập: “Là
nhân viên CTXH trước hết phải có cái tâm em ạ”.
BÀI TỰ LƯỢNG GIÁ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Lê Thị Minh Nguyệt.
Lớp : K51 Công tác xã hội

MSSV :
Địa chỉ liên lạc: Số nhà 1504 – tòa nhà A2 – chung cư 229 Phố Vọng - HN.
ĐT: 01.696.193.396. Email:
Đợt thực tập từ ngày 14/3/2009 đến ngày 2/5/2009.
Tại “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển, 20 Thuỵ Khuê- Hà
Nội.
Họ và tên kiểm huấn viên: Lê Thị Lộc.
Công tác tại: “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển.
Nội dung lượng giá thực tập:
1. Trong quá trình thực tập tôi tham gia đầy đủ các buổi thực tập; đúng thời gian;
chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của cơ sở thực tập.
Sau đợt thực tập tôi thấy kỹ năng giao tiếp của mình đã khá hơn nhiều, tôi không
còn mất tự tin khi giao tiếp với người. Bên cạnh đó, tôi rèn luyện được kỹ năng
lắng nghe tích cực – kỹ năng quan trọng của một nhân viên CTXH và những vai trò
của nhân viên CTXH là gì, từ đó có những bài học kinh nghiệm cho công việc sau
này của mình.
2.Bạn tự cho điểm (tối đa là 10) theo từng mục sau đây:
a. Ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Điểm:……
b. Khả năng nhận thức vấn đề ( giải quyết vấn đề, óc phê phán, khả năng phân tích)
Điểm:………….
c. Thiết lập mối quan hệ làm việc hiệu quả. Điểm :…………
d. Tinh thần làm việc theo nhóm hiệu quả. Điểm :…………
e. Nhận diện và sử dụng tài nguyên trong cộng đồng để đáp ứng nhu cầu của thân
chủ và cơ sở Điểm:………
g. Truyền thông có lời và viết một cách chuyên nghiệp. Điểm :………
h. Áp dụng các quy điều đạo đức nghề nghiệp vào các khía cạnh của thực hành
chuyên nghiệp. Điểm:…………
i. Thể hiện sự cởi mở và ý muốn đóng góp ý kiến xây dựng. Điểm :………
3. Trình bày các mặt mạnh của bạn đã được thể hiện trong đợt thực tập?
Mặc dù chỉ được thực tập trong một thời gian ngắn – 2 tháng. Nhưng tôi thấy

kỹ năng giao tiếp của mình khá lên rất nhiều, khả năng đánh giá vấn đề của thân
chủ nhanh hơn.
4. Đợt thực tập này giúp ích gì cho bạn trong tương lai khi bạn đã tốt nghiệp và
trở thành một nhân viên xã hội thực thụ ?
Qua đợt thực tập này giúp tôi nắm rõ hơn được các quy điều đạo đức nghề
nghiệp của nhân viên CTXH, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, cách thu thập
thông tin…Những kinh nghiệm học được từ đợt thực tập đầu tiên này sẽ giúp tôi có
thêm kiến thức cho những đợt thực tập sau và cho công việc sau này.
5. Bạn có đề xuất gì để nâng cao chất lượng thực tập?
Nên tăng thời gian thực tập và sắp xếp lịch học phù hợp hơn để sinh viên có
thể thuận tiện hơn cho việc đi thực tập tại cơ sở.

×