Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP KINH tế ở TỈNH KHÁNH hòa HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.34 KB, 96 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Du lịch sinh thái

DLST

Doanh nghiệp du lịch

DNDL

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEAN

Hội nhập kinh tế quốc tế

HNKTQT

Khoa học - công nghệ

KH - CN

Kinh tế - xã hội


KT - XH

Kinh tế du lịch

KTDL

Nhà xuất bản

Nxb

Tổng sản phẩm quốc nội

GDP

Tổ chức thương mại thế giới

WTO

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

MỤC LỤC
1


2
Trang

MỞ ĐẦU


3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở
TỈNH KHÁNH HÒA

1.1

Những vấn đề chung về kinh tế du lịch và kinh tế du lịch

1.2

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển

11
11

kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
ở tỉnh Khánh Hòa

20

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở TỈNH
KHÁNH HÒA

34


2.1

Thành tựu, hạn chế của phát triển kinh tế du lịch trong quá
34

2.2

trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa
Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết

54

Chương 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở TỈNH KHÁNH HÒA

63

3.1

Quan điểm cơ bản phát triển kinh tế du lịch trong quá trình
63

3.2

hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa
Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa


73
87
89
94

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch
ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ”
các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Nhiều nước đã coi KTDL là
ngành “công nghiệp không khói” mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho đất nước.
KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động
lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho
người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước v.v...
Ở Việt Nam, sự phát triển của KTDL không những góp phần không nhỏ
thúc đẩy KT - XH phát triển mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế nhanh hơn, sâu, rộng hơn, mang hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
đến với bạn bè quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết giữa
các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch của tỉnh Khánh Hòa đã có
tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát

triển KT - XH của địa phương. Tuy nhiên, quy mô và tính hiệu quả của kinh
tế du lịch Khánh Hoà còn chưa thực sự ngang tầm với tiềm năng của nó.
KTDL chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả tiềm năng và
lợi thế về du lịch của Tỉnh. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình
chưa thật sự phong phú, đặc sắc với bản sắc văn hoá riêng, chưa có được
những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao. Giá cả trong một số khâu dịch
vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều khu du lịch, điểm du
lịch còn khai thác ở dạng tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm.
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để Khánh Hòa phát huy tối đa các
lợi thế so sánh, tận dụng tốt những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang
lại để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch lên một tầm cao mới, làm cho Khánh
3


4
Hòa trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước. Xuất
phát từ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa" làm đề tài luận văn cao học
chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề du lịch và phát triển kinh tế du lịch trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đến nay ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ đã có các
công trình chủ yếu sau:
* Nhóm công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế du lịch và phát triển
kinh tế du lịch
Trần Quốc Nhật (1995), Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận
văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Luận văn đã đề cập đến vai trò
và xu hướng phát triển của du lịch; thực trạng phát triển du lịch ở Bà Rịa
Vũng Tàu; đưa ra phương hướng và những giải pháp lớn nhằm phát triển du

lịch ở Vũng Tàu.
Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn
Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, tác giả đã tiếp cận lý luận về kinh tế du
lịch; thực trạng phát triển KTDL ở tỉnh Nghệ An; phương hướng và giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở tỉnh Nghệ An.
Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc – tiềm năng
và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Luận văn đã đề
cập đến lý luận về KTDL; tiềm năng phát triển KTDL ở tỉnh Vĩnh Phúc; những
giải pháp nhằm phát triển KTDL ở Vĩnh Phúc.
Trần Xuân Cảnh: Bàn về thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tại
Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế số 123, tháng 1/2001. Bài viết đã đưa ra
những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch tại
Việt Nam.
4


5
Đề án: “Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền
Trung - Tây Nguyên" (2001) của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Nội dung đề án
đã phác họa bức tranh về đặc điểm chung của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên;
chỉ rõ vai trò và vị trí của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; nêu ra các cơ sở để
đề xuất chủ trương và giải pháp như: Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Miền
Trung - Tây Nguyên; thực trạng phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên;
những cơ hội và thách thức của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên.
Từ đó, đề án đã đưa ra những giải pháp phát triển mạnh du lịch Miền
Trung - Tây Nguyên: i, Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận
các điểm du lịch trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên; ii, Về đầu tư
phát triển du lịch: Cần huy động các nguồn lực phát triển du lịch Miền
Trung - Tây Nguyên; iii, Về tài chính: Cần tạo nguồn vốn phát triển du lịch
như cho phép phát hành trái phiếu, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng

quỹ đất, “đổi đất lấy hạ tầng", tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu của địa
phương; iv, Về xúc tiến, quảng bá du lịch và đa dạng hóa sản phẩm: Tăng
cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế; đa dạng
hóa sản phẩm du lịch là công việc xuyên suốt trong quá trình thực hiện
chiến lược phát triển du lịch của Miền Trung - Tây Nguyên; v, Phát triển
nguồn nhân lực du lịch; vi, Sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp; vii, Tăng
cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch: Thành lập được Hội du lịch của
các doanh nghiệp và nhà quản lý trong vùng Miền Trung - Tây Nguyên
nhằm ngày càng xây dựng và quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch “Con
đường di sản”, “Thành phố Xanh" v.v...
Nguyễn Huy Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb CTQG, Tiếp cận du lịch
ở góc độ tổng quan, coi du lịch là ngành kinh tế trong quá trình phát triển.
Hồ Viết Chiến (2003), Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
Luận văn nghiên cứu làm rõ KTDL trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa Vũng
5


6
Tàu; đưa ra các giải pháp để KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ
cấu kinh tế của địa phương.
Nguyễn Đình Sơn (2003), Phát triển kinh tế du lịch và tác động của nó
tới quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ, Học viện
CTQS, Tác giả đã đề cập đến lý luận chung về KTDL, thực trạng phát triển
KTDL ở tỉnh Hà Tây; tác động của phát triển KTDL tới QP - AN trên địa bàn
tỉnh Hà Tây; mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển KTDL
gắn với củng cố QP - AN trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Bùi Thu Hằng (2004), Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn tập trung đề xuất các giải
pháp phát triển du lịch ở An Giang.

Mai Văn Điệp (2006), Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của
nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quân sự, Luận văn đã luận giải một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL biển và tác động của nó đến củng
cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà; đưa ra một số quan điểm và giải
pháp cơ bản gắn phát triển KTDL biển với củng cố quốc phòng trên địa bàn
tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
Nguyễn Anh Tuấn (2009), Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa
hiện nay, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quân sự, Luận văn đề
xuất một số giải pháp phát triển KTDL ở Khánh Hòa.
Nguyễn Anh Tuấn (2015), Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng
cường quốc phòng an ninh ở tỉnh Khánh Hòa, Luận án tiến sĩ kinh tế chính
trị, Luận án trình bày những khái niệm cơ bản về kinh tế du lịch và phát triển
KTDL, một số giải pháp gắn phát triển KTDL với tăng cường quốc phòng an
ninh ở Khánh Hòa.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nên trên đã đề cập tới những lý
luận chung nhất về kinh tế du lịch và phát triển KTDL, đưa ra những giải
6


7
pháp phát triển KTDL cho từng địa phương và khẳng định vai trò của phát
triển KTDL đối với quốc phòng an ninh nói riêng và đối với sự phát triển
chung của KT - XH.
* Nhóm công trình nghiên cứu khoa học về du lịch trong xu thế hội
nhập quốc tế.
Phạm Quang Hưng (2004), Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Vũ Đức Minh (2004), “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các DNDL Nhà nước trên địa

bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới ”, bảo vệ
tại trường Đại học Thương mại, Hà Nội. Trong đó, tác giả đã nghiên cứu
những vấn đề cơ bản có tính chất lý thuyết về nguồn nhân lực, hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực, yêu cầu của nguồn nhân lực du lịch trong quá trình hội nhập khu
vực và quốc tế của Việt Nam. Nhấn mạnh đến những quan niệm hiện nay về hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực, các chỉ tiêu tính toán, phương pháp đo lường và các
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các DNDL hiện
nay. Cùng với việc trình bày những kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực ở một số quốc gia như các nước ASEAN, Trung Quốc, Liên
minh Châu Âu và những bài học kinh nghiệm vận dụng vào điều kiện của Việt
Nam, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực,
tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích ở phần tiếp theo.
Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các DNDL
Nhà nước trên địa bàn Hà Nội thông qua các chỉ tiêu, phương pháp đo lường
và các nhân tố tác động. Luận án đã phân tích các nguyên nhân của việc sử
dụng nguồn nhân lực chưa cao trong các DNDL Nhà nước ở Hà Nội hiện nay
và đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
của các DNDL Nhà nước trên địa bàn Hà Nội.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Tú (2006), “Những giải pháp
phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập ” bảo vệ tại trường
7


8
Đại học Thương mại Hà Nội. Nội dung luận án đã hướng vào phân tích làm rõ
khái niệm về du lịch, DLST, yêu cầu và nội dung phát triển DLST xu thế
HNKTQT. Trong đó, đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển
DLST trong xu thế hội nhập.
Đồng thời, trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST
của một số nước như: Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nêpan, Kênia, Êcuađo, Côxta

Rica, Pháp, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và xem xét điều kiện của Việt
Nam, tác giả luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng
đối với Việt Nam.
Đánh giá thực trạng phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn vừa qua
về các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. Từ đó, tác giả luận
án đã đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển DLST Việt Nam trong giai
đoạn tới bao gồm: (i) Hoàn thiện quy hoạch DLST bền vững theo hướng cộng
đồng; (ii) Hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát
triển DLST; (iii) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật; (iv) Đa dạng hóa và tạo tính đặc thù sản phẩm DLST; (v) Nâng cao
chất lượng sản phẩm DLST; (vi) Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học
và bảo vệ môi trường; (vii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DLST; (viii)
Tăng cường nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến DLST; (ix) Tăng
cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong phát triển DLST; (x) Đẩy mạnh
tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về DLST.
Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn
về thị trường du lịch trong HNKTQT, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp
mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới.
Trong nhóm công trình nghiên cứu khoa học này đã nghiên cứu một vài
mặt hoạt động của KTDL trong môi trường hội nhập quốc tế, bước đầu thấy
được vai trò của hội nhập quốc tế trong việc phát triển KTDL.
8


9
Tóm lại, mặc dù có thế chưa thống kê hết được các công trình nghiên
cứu, nhưng những công trình nghiên cứu mà tác giả được biết cho đến nay
chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về “Phát

triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh
Hòa”. Vì thế, đề tài tác giả lựa chọn là hoàn toàn không trùng lặp với bất cứ
một công trình nghiên cứu nào đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh
Hoà, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh
phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Khánh
Hòa thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận về: Phát triển kinh tế du lịch trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Khánh Hòa.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở Khánh Hòa trong thời gian qua.
Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển
kinh tế du lịch trong quá trình HNKTQT ở Khánh Hòa thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới
góc độ kinh tế chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch, kinh tế du
lịch, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở Khánh Hòa. Phân tích các nhân tố tác động đến phát
triển KTDL trong quá trình HNKTQT ở tỉnh Khánh Hòa. Đánh giá thực trạng,

9


10

đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTDL trong quá trình HNKTQT ở
Khánh Hòa thời gian tới.
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa
Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển KTDL trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến nay
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, là phép biện chứng duy vật.
* Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị bao
gồm: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phân tích - tổng hợp, lôgic kết
hợp với lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, chuyên gia và
một số phương pháp khác.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn của phát triển KTDL trong quá trình HNKTQT ở tỉnh Khánh Hòa nói
riêng và ở các Tỉnh có thế mạnh về phát triển KTDL nói chung. Đồng thời
cung cấp những cứ liệu khoa học để phát triển KTDL Khánh hòa hội nhập
ngày càng sâu rộng hơn với khu vực và quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên
cứu và giảng dạy môn kinh tế chính trị ở các trường trong và ngoài Quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, ba chương (6 tiết), kết luận, phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo.

10



11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ở TỈNH KHÁNH HÒA
1.1. Những vấn đề chung về kinh tế du lịch và kinh tế du lịch trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Kinh tế du lịch
* Quan niệm về du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quan niệm: “Du lịch là hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định” [35, tr.8].
Với quan niệm này, du lịch là hoạt động liên quan đến nhu cầu. Tuy
nhiên, không phải mọi nhu cầu đều là du lịch, mà chỉ có hoạt động nào dẫn
đến thỏa mãn nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian
nhất định mới được gọi là du lịch.
Dưới góc độ kinh tế chính trị, đó là tổng thể những hiện tượng và
những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân
cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Du lịch là một
hoạt động gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức
phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm chung của ngành kinh tế, đồng
thời có đặc điểm riêng. Đặc điểm riêng của hoạt động du lịch nằm tập trung ở
sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.
Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch: “là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu
cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch" [35, tr.2]. Sản phẩm du lịch có
thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể, sản phẩm du lịch phi vật thể
được cung ứng bởi các hoạt động dịch vụ du lịch.

11


12
Sản phẩm du lịch ngoài những đặc điểm chung của hàng hóa thông
thường, nó còn có những đặc trưng riêng:
Một là, với hàng hoá thông thường, sau khi bán và được người mua sử
dụng, giá trị của nó sẽ mất dần đi, thậm chí có thể mất luôn sau lần sử dụng
đầu tiên. Với sản phẩm du lịch thì ngược lại, giá trị của nó sẽ tồn tại trong
cảm nhận và đánh giá của khách du lịch và còn có thể được ghi nhận theo
kênh lan truyền từ du khách này sang du khách khác.
Hai là, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không thường xuyên mà
chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ
phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của chủ thể loại du lịch cuối tuần),
trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch: Du lịch nghỉ núi, du
lịch nghỉ biển...). Chính vì đặc tính này của sản phẩm du lịch mà hoạt động du lịch
mang tính thời vụ cao.
Dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch: “là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [35, tr.10]. Dịch vụ du lịch có nét
đặc thù tập trung ở chỗ:
Thứ nhất, dịch vụ du lịch có tính phi vật thể. Đây là đặc điểm quan
trọng nhất, nó làm cho du khách không thể sử dụng thử trước khi trực tiếp
tiêu dùng dịch vụ du lịch, vì quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ
dịch vụ du lịch. Vì vậy, đối với du khách khi họ chưa tiêu dùng dịch vụ du
lịch, thì nó vẫn là trừu tượng. Dịch vụ thường xuyên đồng hành với những sản
phẩm vật chất nhưng dịch vụ mãi mãi tồn tại tính phi vật chất của mình khiến
cho du khách thực sự khó đánh giá dịch vụ.
Thứ hai, tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Đặc

tính này thể hiện sự khác biệt giữa hàng hóa dịch vụ và hàng hoá vật chất. Đối
với hàng hoá vật chất quá trình sản xuất và tiêu dùng tách rời nhau. Việc sản
12


13
xuất và tiêu dùng thường diễn ra ở những thời gian và địa điểm khác nhau.
Còn đối với hàng hóa dịch vụ thì ngược lại, việc sản xuất và tiêu dùng thường
trùng nhau về “không gian” và “thời gian”. Sản xuất không phải để lưu kho
hay cất đi như các hàng hoá thông thường. Chẳng hạn, vào mùa đông thời
gian rỗi của nhân viên du lịch ở các vùng ven biển không thể để dành đến lúc cao
điểm của mùa hè, hoặc một phòng khách sạn không cho thuê được trong ngày thì
đã coi như mất dịch vụ, do đó mất nguồn thu v.v... Dịch vụ được sản xuất và tiêu
dùng đồng thời nên cung - cầu cũng không thể tách rời nhau và cần phải tạo ra sự
ăn khớp giữa cung và cầu. Vì thế, công tác dự báo nhu cầu trong kinh doanh dịch
vụ du lịch là hết sức quan trọng.
Thứ ba, sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ.
Đặc điểm này nói lên rằng, khách du lịch ở một chừng mực nào đó đã trở
thành nội dung của quá trình sản xuất. Do việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
diễn ra đồng thời, nên ở đó có sự gặp gỡ giữa hai chủ thể: Khách hàng và
người sản xuất. Sự gắn liền họ trong sự tác động qua lại này khẳng định sự
phụ thuộc vào mức độ lành nghề, khả năng của người cung cấp dịch vụ cũng
như ý nguyện của người tiêu dùng. Do có sự đa dạng về yêu cầu, sở thích,
trình độ cũng như khả năng cảm nhận và đánh giá của khách du lịch, mà nhà
cung ứng dịch vụ du lịch cần sáng tạo trong quá trình sản xuất của mình để
thoả mãn nhu cầu của du khách. Người tiêu dùng ở đây không chỉ là người
hưởng thụ những lợi ích do nhà cung ứng mang lại, mà còn có tác động đến
khả năng phục vụ và mức độ hoàn thiện của dịch vụ. Họ trở thành người đồng
sáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ du lịch.
Thứ tư, tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch và tính không

chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ. Cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là
nơi cung ứng dịch vụ nên dịch vụ du lịch không thể dịch chuyển được. Trên
thực tế, không thể cung cấp dịch vụ du lịch đến tận tay du khách được mà du
khách muốn tiêu dùng dịch vụ phải đến các cơ sở du lịch. Do vậy, các nhà
13


14
kinh doanh du lịch muốn thu hút du khách du lịch, cần phải đẩy mạnh công
tác tuyên truyền quảng bá du lịch. Đây là một trong những nội dung hết sức
quan trọng để phát triển KTDL.
Khi mua sản phẩm vật chất, người mua có quyền sở hữu đối với sản phẩm
đó. Còn đối với dịch vụ du lịch thì không như vậy. Khi khách hàng mua dịch vụ
du lịch, sự tiêu dùng dịch vụ của họ song song với quá trình sản xuất của nhà
cung ứng. Vì vậy, khách hàng chỉ mua quyền hưởng thụ dịch vụ do nhà cung
ứng mang lại, không thể mua được quyền sở hữu dịch vụ của nhà cung ứng.
Thứ năm, tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch và tính không đồng
đều về sản lượng. Dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ đời sống nhằm thoả
mãn nhu cầu cho khách du lịch trong suốt thời gian đi du lịch. Dịch vụ du lịch
khác với các hoạt động dịch vụ KH - CN, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống
khác: dịch vụ du lịch chỉ thoả mãn nhu cầu cho khách du lịch, chứ không thoả
mãn nhu cầu cho tất cả mọi người trong toàn xã hội. Mặt khác, do khách hàng
rất muốn được chăm sóc như những con người riêng biệt nên dịch vụ du lịch
thường bị cá nhân hoá và không đồng nhất. Vì vậy, DNDL rất khó đưa ra các
tiêu chuẩn dịch vụ nhằm thoả mãn tất cả các khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì
sự thoả mãn ấy phụ thuộc vào sự cảm nhận của du khách.
Do quá trình sản xuất dịch vụ du lịch gắn liền với quá trình tiêu thụ nên
sản lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của du khách. Mặt
khác, nhu cầu của khách du lịch rất phong phú, đa dạng và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, tình hình chính trị - xã hội, an ninh quốc

phòng, thiên tai, dịch bệnh. Vì vậy, số lượng khách du lịch thay đổi và kéo
theo sản lượng dịch vụ du lịch cũng thay đổi theo từng ngày trong tuần, từng
tuần trong tháng, từng tháng trong năm và giữa năm này so với năm khác.
* Các loại hình du lịch
Trên cơ sở các tiêu thức khác nhau, du lịch được phân thành các loại
khác nhau.
14


15
Theo phạm vi lãnh thổ có:
Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia, với loại hình du lịch này
khách du lịch phải qua biên giới và sử dụng dịch vụ ở nơi đến du lịch. Du lịch
nội địa, là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng
nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
Theo nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch có: Du lịch chữa bệnh, du
lịch nghỉ dưỡng và giải trí, du lịch thể thao, du lịch tham quan, du lịch công
vụ, du lịch tâm linh...
Theo vị trí địa lý của nơi khách đến du lịch có: du lịch núi, du lịch biển,
sông, hồ, du lịch thành phố, du lịch đồng quê.
Theo phương tiện giao thông phục vụ chuyến đi du lịch của khách có:
du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng xe máy, du lịch bằng xe ô tô, du lịch bằng
tàu hỏa, du lịch bằng tàu thủy, du lịch bằng máy bay.
* Quan niệm về kinh tế du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam tại điều 38 quan niệm: Kinh doanh du lịch
là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: i, Kinh doanh lữ
hành; ii, Kinh doanh lưu trú du lịch; iii, Kinh doanh vận chuyến khách du
lịch; iv, Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; V, Kinh doanh dịch
vụ du lịch khác [35, tr.39].

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Kinh tế du lịch là một loại hình
kinh tế có đặc thù mang tính dịch vụ và được xem như ngành công nghiệp
không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng
nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài
nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hoá, lịch sử…) nhằm thu hút
khách du lịch trong nước và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất nhập khẩu tại
chỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch.”
Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế du lịch. Tuy
nhiên dưới góc độ kinh tế chính trị có thể thấy, kinh tế du lịch là một quan hệ
15


16
kinh tế trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm du lịch, bao gồm các quan hệ ngành,
nghề: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyến
khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh
dịch vụ du lịch khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại
lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân
DNDL. KTDL là ngành sản xuất phi vật chất nhưng mang lại những giá trị vật
chất và tinh thần rất cao.
Từ sự phân tích trên có thể quan niệm kinh tế du lịch: “Là tổng thể các
mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng
các sản phẩm, dịch vụ du lịch giữa các nhà kinh doanh du lịch và khách du
lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu cho khách và mạng lại lợi ích kinh tế - xã hội cho
doanh nghiệp và địa phương làm du lịch.”
1.1.2. Kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
* Hội nhập kinh tế quốc tế là: “Quá trình mở rộng giao lưu kinh tế và
khoa học công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu; là quá trình tham gia
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có tính chất toàn cầu như vấn đề dân số,
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống…, là quá trình tham gia loại

bỏ dần các hàng rào trong thương mại, thanh toán quốc tế và việc di chuyển
các nhân tố sản xuất giữa các nước”.
Hội nhập kinh tế quốc tế là bước đi tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tham gia, nếu đóng cửa với thế
giới là đi ngược với xu thế chung và khó tránh khỏi rơi vào tụt hậu. Tuy nhiên,
hội nhập luôn có tính hai mặt, vừa tạo cơ hội cho các quốc gia phát triển, nhưng
cũng đặt ra những thách thức mới. Tuy nhiên, HNKTQT vẫn là bước đi cần thiết
hướng tới sự phát triển của mỗi nước. Bản chất của HNKTQT là mỗi quốc gia
dựa trên những lợi thế so sánh của mình để từ đó tham gia vào phân công lao
động khu vực và thế giới, biến nền kinh tế của một nước trở thành một bộ phận
không thể tách rời của nền kinh tế khu vực và thế giới.
16


17
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình diễn ra với nhiều cấp độ.
Hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều hình thức, nhiều mức độ, quy mô
hội nhập kinh tế quốc tế. Về quy mô có tam giác, tứ giác, tiểu khu vực, khu
vực, liên khu vực, liên châu lục và toàn cầu. Về cấp độ, của HNKTQT bắt đầu
từ sự thỏa thuận song phương và đa phương về buôn bán, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ; tiếp theo là thỏa thuận song phương và đa phương về thuế quan bằng
các hiệp định thương mại trong buôn bán kinh doanh; cấp độ thứ ba là thiết
lập ưu đãi thuế quan dài hạn thông qua việc ký kết thỏa thuận giữa các bên;
cấp độ thứ tư là thành lập thị trường chung; cấp độ cao nhất hiện nay là liên
minh kinh tế, tiền tệ, hình thành đồng tiền chung, ngân hàng trung ương
chung và có sự phối hợp chính sách kinh tế với nhau.
* Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
Nội dung hội nhập là những yêu cầu mà các nước tham gia vào các tổ
chức kinh tế khu vực và thế giới cam kết thực hiện. Cam kết kinh tế mang tính
toàn cầu là tổ chức thương mại thế giới (WTO), được thành lập năm 1995 từ tổ

chức tiền thân là hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) thành
lập năm 1947. Nguyên tắc hoạt động của WTO đưa ra là không phân biệt đối
xử, tiếp cận thị trường, cạnh tranh công bằng, giành ưu đãi cho các nước chậm
phát triển. Do đó, nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị
trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư.
Về thương mại hàng hoá: Bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch,
giấy phép xuất nhập khẩu và thay vào đó là thuế; biểu thuế nhập khẩu được
giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận. Các quy định về tiêu
chuẩn kỹ thuật, dịch tễ, môi trường…, được áp dụng trên cơ sở khoa học và
công bằng không lạm dụng để cản trở thương mại.
Về thương mại dịch vụ: Các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả 4
phương thức cung cấp dịch vụ như: Cung cấp dịch vụ qua biên giới, sử dụng dịch
vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, sử dụng thể nhân người nước ngoài.
17


18
Về đầu tư: Thực hiện các cam kết trong lĩnh vực đầu tư theo hướng
thuận lợi hóa các điều kiện và lĩnh vực đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận
lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc điều chỉnh hệ
thống luật pháp, cơ chế chính sách đồng bộ. Tuân thủ nguyên tắc “không phân
biệt đối xử” mà WTO và BTA của các nước với Việt Nam đưa ra. Nguyên tắc
này được thể hiện các qui chế: Quy chế tối huệ quốc - MFN và Quy chế đối
xử quốc gia - NT.
Về tài chính tiền tệ: Tham gia vào các tổ chức tiền tệ, tài chính, ngân
hàng thế giới và khu vực như WB, IMF, ADB, tham gia vào các thị trường tài
chính tiền tệ như bảo hiểm, chứng khoán; điều chính các cơ chế, chính sách,
luật pháp theo các quy định của WTO để mở cửa các thị trường tiền tệ, tài
chính ngân hàng.
Về khoa học công nghệ: Thực hiện các cam kết song phương và đa

phương trong các chương trình hoạt động nghiên cứu, triển khai, chuyển giao
khoa học công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế.
Hội nhập kinh tế quốc tế cần phải đi trước một bước để tạo cơ sở, tiền đề
thúc đẩy hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực khác, trong đó có hội nhập quốc tế
của KTDL.
* Hội nhập kinh tế quốc tế của kinh tế du lịch
Hội nhập kinh tế quốc tế của kinh tế du lịch: Là sự gắn kết ngành kinh
tế du lịch của một quốc gia, vùng lãnh thổ với ngành kinh tế du lịch của một
quốc gia hay các vùng lãnh thổ, khu vực khác trên thế giới. Các thành viên
gắn kết trong một quan hệ chung nhằm đem lại hiệu quả khi khai thác du lịch.
Ngành KTDL tham gia hội nhập quốc tế với nhiều điều kiện thuận lợi.
Vì nó liên quan đến khám phá các vùng đất mới, các nền văn hóa mới, con
người phải di chuyển từ nước này sang nước khác tạo nên sự giao lưu, hội
nhập quốc tế về du lịch.
Chính Hội nhập quốc tế của du lịch đã tạo ra cho KTDL nhiều cơ hội:

18


19
Mở rộng thị trường ra khu vưc, thế giới; Thu hút đầu tư nước ngoài vào du
lịch; Chuyển giao KH-CN tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,
và tất cả những cơ hội đó tạo ra sự phát triển cho KTDL
Phát triển KTDL thực chất là phát triển điểm đến, phát triển thị trường,
Nó không bó hẹp ở một quốc gia mà nó phải phát triển ra các nước trong khu
vực và thế giới. KTDL càng phát triển thì càng thúc đẩy hội nhập quốc tế của
KTDL sâu, rộng hơn. Từ đó ta có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa hội
nhập và phát triển của KTDL, đây là mối quan hệ biện chứng.
* Đặc điểm của kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đặc điểm của kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bao

gồm những đặc điểm chung của kinh tế du lịch như: là ngành kinh tế du lịch có
tính nhạy cảm, tính đa ngành, tính tổng hợp cao, tính thời vụ và gồm nhiều thành
phần kinh tế tham gia. Nó còn có những đặc điểm riêng đặc thù đó là:
Thứ nhất, kinh tế du lịch có một thị trường rộng lớn.
Thị trường du lịch không chỉ bó hẹp ở trong nước mà còn vươn ra thị
trường khu vực và quốc tế. Ngoài ra khách du lịch, DNDL trong nước có điều
kiện thuận lợi đi du lịch quốc tế, hợp tác du lịch với các quốc gia trong khu
vực và trên thế giới. Các nước mở cửa thị trường du lịch cho nhau với các
phương thức cung cấp dịch vụ như: Cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch qua
biên giới, sử dụng dịch vụ du lịch ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, liên
kết. Thông qua mở cửa thị trường du lịch, nhằm nhằm kết hợp các nguồn lực
trong nước với nguồn lực nước ngoài phát triển KTDL và xây dựng thương
hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Kinh tế du lịch có được một thị
trường rộng lớn sẽ tạo cơ hội cho ngành du lịch thu hút được một lượng lớn
du khách quốc tế, đặc biệt là du khách từ các nước có nền kinh tế phát triển.
Thứ hai, kinh tế du lịch có sự liên doanh, liên kết giữa các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.

19


20
Trong xu thế hội nhập, một sản phẩm du lịch, một tour du lịch với một
quần thể các điểm du lịch không chỉ nằm ở một khu vực, một quốc gia nhất
định mà nó nằm trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó không
thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia. Vì
vậy, bất cứ một khu vực, một quốc gia nào muốn phát triển KTDL cần phải đưa
mình vào “quỹ đạo’’ chung của quốc tế và khu vực. KTDL ở một vùng, một
quốc gia khó có thể phát triển được nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm

du lịch trong phạm vi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Thứ ba, kinh tế du lịch tham gia vào các tổ chức du lịch của khu vực
và thế giới.
Kinh tế du lịch tham gia vào các tổ chức du lịch của khu vực và thế
giới, ký kết các hiệp định, các chương trình, dự án và các cam kết mở cửa tự
do hóa thương mại dịch vụ du lịch trong các khuôn khổ WTO, ASEAN,
APEC, GMS... Trong đó, ASEAN là một trong những thị trường Việt Nam
tham gia hội nhập sâu rộng và có hiệu quả nhất.
Du lịch Việt Nam bắt đầu tìm hiểu và tham gia các cơ chế hợp tác từ
cuối những năm 1990, sau khi gia nhập ASEAN (1995). Việt Nam từng bước
tham gia đầy đủ các hoạt động trong các nhóm/tiểu ban công tác du lịch từ
đầu những năm 2000 và chủ động hội nhập từ cuối những năm 2000. Đối với
các cam kết về thị trường, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết đối với
các lĩnh vực khách sạn, dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch vụ phục vụ ăn uống
và kinh doanh lữ hành quốc tế.
1.2. Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển kinh
tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa
1.2.1. Quan niệm phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hoà

20


21
Như trên đã đề cập, kinh tế du lịch là một là một loại hình kinh tế đặc
thù mang tính dịch vụ. Tính đặc thù của KTDL được thể hiện ở chỗ, nó gắn
chặt với khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn để tạo ra các
sản phẩm, dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch. Do đó, phát triển kinh
tế du lịch trước hết phải là phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến (lớn lên) về mọi mặt của nền

kinh tế, là quá trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội và cấu trúc theo
hướng tiến bộ. Phát triển là một quá trình bao gồm, sự thay đổi số lượng và
chất lượng kinh tế, xã hội và cấu trúc nền kinh tế. Phát triển bao hàm quá
trình tăng trưởng tương đối ổn định và hiệu quả.
Chính vì tính đặc thù của KTDL, cho nên sự phát triển của nó cũng
mang tính đặc thù so với các ngành kinh tế khác:
“Phát triển kinh tế du lịch là quá trình gia tăng số lượng và chất lượng
dịch vụ du lịch, hình thành một cơ cấu kinh tế du lịch hợp lý. Thông qua việc
khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, để có một số lượng sản phẩn
du lịch ngày càng tăng, chất lượng ngày càng cao, hướng tới hiệu quả kinh tế
xã hội và phát triển bền vững cho ngành kinh tế du lịch.’’
Như vậy, từ quan niệm trên cho thấy, phát triển KTDL là quá trình mở
rộng quy mô và nâng cao về chất lượng các dịch vụ du lịch, không ngừng mở
rộng thị trường du lịch làm cho KTDL có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định lâu
dài, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu GDP. Kinh tế du lịch ngày
càng tạo được nguồn tích lũy lớn và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển, giải quyết các vấn đề về xã hội, cơ cấu KTDL chuyển dịch
theo hướng tiến bộ.
Phát triển kinh tế du lịch liên quan trực tiếp tới môi trường. Vì vậy, nếu
không khai thác hợp lý đi đôi với giữ gìn, bảo vệ, thì con người có thể làm
cạn kệt, ô nhiễm môi trường. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường
sống của con người cũng như sự phát triển của KTDL. Chính vì vậy, để

21


22
KTDL phát triển ổn định, lâu dài không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường,
thì phát triển KTDL phải là phát triển bền vững.
Dưới góc độ kinh tế chính trị, phát triển kinh tế du lịch là quá trình vận

động, hoàn thiện cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thúc đẩy
tăng trưởng bền vững các dịch vụ du lịch dựa trên cơ sở đổi mới, ứng
dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, phương pháp sản xuất tiên
tiến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn
với thị trường, phân công lại lao động, bảo vệ môi trường, góp phần thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, của đất nước.
Như vậy, dưới góc độ kinh tế chính trị phát triển KTDL phải được xem
xét cụ thể cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và sự phù hợp của quan
hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong ngành du lịch.
Phát triển KTDL là quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng các dịch vụ du lịch
theo hướng hiệu quả, bền vững dựa trên sự đổi mới, ứng dụng các thành tựu
KH - CN hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến; đẩy mạnh sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành theo hướng sản
xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường. Mục đích phát triển KTDL nhằm góp
phần thực hiện các mục tiêu KT - XH của đất nước.
Từ sự phân tích về: Phát triển kinh tế du lịch và KTDL trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Ta có thể quan niệm phát triển kinh tế du lịch trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa như sau:
“Phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh
Khánh Hòa là hoạt động chủ động, tích cực của các chủ thể trong việc tận dụng
cơ hội, khắc phục khó khăn, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát
triển kinh tế du lịch bền vững và từng bước đưa kinh tế du lịch hội nhập sâu, rộng
vào thị trường du lịch khu vực và thế giới.’’
Từ quan niệm trên, có thể hiểu nội hàm của nó trên một số vấn đề sau:

22


23
Một là, chủ thể phát triển KTDL trong quá trình HNKTQT ở Khánh

Hoà là: Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa. Trong đó, Đảng bộ, chính quyền đề ra đường lối, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển KTDL, còn doanh nghiệp và nhân
dân thực hiện chủ trương đường lối đó.
Hai là, mục đính của chủ thể là tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn do
hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm: Mở rộng thị trường, các loại hình, sản
phẩm du lịch ngày càng đa dang, phong phú, góp phần gắn thị trường du lịch
Khánh Hòa với thị trường du lịch khu vực, thế giới. Khai thác có hiệu quả tài
nguyên du lịch của Khánh Hòa tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Làm cho du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế
khác cùng phát triển. Phấn đấu đưa địa phương trở thành trung tâm du lịch không
chỉ của cả nước mà của cả khu vực, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả
nước và trên trường quốc tế. Bên cạnh những cơ hội mà HNKTQT mang lại
Khánh Hòa cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức cần phải vượt qua
đó là: Văn hóa truyền thống có thể bị mai một, lai căng; môi trường sinh thái bị
phá hủy, ô nhiễm; sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ sở, tiền đề thuận lợi để Đảng bộ, chính
quyền, doanh nghiệp và nhân dân Khánh Hòa đưa KTDL của Tỉnh từng bước
hội nhập với KTDL khu vực và thế giới; Bằng cách tích cực tham gia nhiều
hơn vào các tổ chức, hiệp hội du lịch thế giới, tham gia xây dựng thị trường
du lịch chung của khu vưc và thế giới. Khánh Hòa cần tích cực đầu tư phát
triển du lịch ra nước ngoài và cùng với đó là thu hút đâu tư nước ngoài để
phát triển KTDL của Tỉnh.
Ba là, Phương thức phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà là: Mở cửa,
phát triển thị trường du lịch của Tỉnh ra khu vực và thế giới, có chính sách ưu
đãi về thuế đối với hàng hóa và dịch vụ du lịch. Điều chỉnh chính sách của
23



24
Tỉnh sao cho phù hợp với tình hình, luật lệ trong khu vực và thế giới; Nhằm
thuận lợi hóa cho đầu tư và phát triển KTDL. Khánh Hòa đảm bảo cho KTDL
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Phát triển du lịch
chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ,
phương pháp quản lý, kinh doanh tiên tiến trên thế giới để nâng cao tính
chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, bền vững. Xây dựng du lịch Khánh Hòa
có thương hiệu mạnh và sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa
Thứ nhất, mở rộng thị trường du lịch trên cơ sở, đa dạng hóa các loại
hình và sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng du khách
trong nước và quốc tế.
Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới
và trong nước, thị trường khách du lịch của Khánh Hòa hiện nay và đến năm 2020
gồm hai nhóm chính: Thị trường khách truyền thống và thị trường khách tiềm năng.
Thị trường khách truyền thống trong nước gồm có: Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên trong đó Khánh Hòa đặc biệt
chú trọng phát triển thị trường khách nội địa từ các tỉnh Tây Nguyên.
Thị trường khách truyền thống ngoài nước: Các nước Mỹ, Úc, Nhật
Bản, Thụy Điển, Hàn Quốc các nước ASEAN, GMS, Nga, Ukraina,
Uzbekistan. Trong số những thị trường này có thị trường khách Nga thời gian
vừa qua đã tăng đột biến.
Thị trường khách tiềm năng trong nước của Khánh Hòa gồm có các
tỉnh phía Bắc như: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Huế, Thanh
Hóa, các Tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ; các Tỉnh miền Tây Nam Bộ.

24



25
Thị trường khách tiềm năng ngoài nước: Trung Quốc, các khối Bắc Âu,
khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân,
Canada, khối WTO.
Trong thời gian tới Khánh Hòa giữ vững các thị trường truyền thống,
tập trung mở rộng các thị trường tiềm năng. Song song với đó, Khánh Hòa
cũng chủ động đầu tư phát triển du lịch ra các nước trong khu vực và trên thế
giới, để hình thành các tour du lịch quốc tế, sản phẩm du lịch mới độc đáo,
hấp dẫn, tham gia vào chuỗi cung cấp giá trị dịch vụ du lịch của khu vực và
thế giới. Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, giúp cho khách du lịch Khánh
Hòa có điều kiện đi các tour du lịch nước ngoài, khám phám những vùng đất,
những nền văn hóa mới trên thế giới. Hiện Khánh Hòa đã có các tour Nha
Trang đi các nước: Singapo, Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia, Inđônêxia,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước khác.
Mở rộng thị trường cũng giúp Khánh Hòa có nhiều tour, tuyến du lịch
mới đặc biệt là các tour quốc tế; Nhiều loại hình du lịch mới cũng được hình
thành như: Du lịch văn hóa; du lịch MICE; du lịch công vụ, thăm thân. Điều
này góp phần làm phong phú thêm các loại hình du lịch của Khánh Hòa.
Thứ hai, chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới để phát
triển KTDL, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, độc đáo, chất lượng cao.
Hội nhập là cơ hội để Khánh Hòa đi tắt đón đầu về KH – CN mới để
hiện đại hóa các phân ngành KTDL, đặc biệt là những phân ngành: Kinh
doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch, kinh doanh lưu trú, phát triển điểm,
khu du lịch cần nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất của ngành để nâng cao
chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
khách, nhất là khách quốc tế. Ứng dụng những công nghệ vật liệu mới để tạo
ra những dịch vụ mới, phát triển các điểm, khu du lịch mới liên hoàn, hiện
đại. Khánh Hòa chuyển giao công nghệ của Nhật để xây dựng đường giao
thông kết nối các điểm du lịch, xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi

25


×