Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu Luận: Cho Vay Kích Cầu Đối Với Các Doanh Nghiệp Của Các Nhtm Ở Việt Nam Hiện Nay (2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.82 KB, 13 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC



TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tiểu luận





Cho vay kích cầu đối với các Doanh nghiệp của
các NHTM ở Việt Nam hiện nay (2008)













TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2009


1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1 Các khái niệm
1

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức t ín dụng giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi.
Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến
thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ
chức tín dụng và khách hàng. Dựa vào thời hạn, có thể chia cho vay doanh nghiệp thành
cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 t háng.
Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
1.2 Nguyên tắc vay vốn
Việc vay vốn ngắn hạn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp
tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của m ình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến
việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất
định. Nói chung, khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo 2 nguyên tắc:
1.2.1 Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa
thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa
thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. Do
vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách
hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã
cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay

không có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc khách hàng sử dụng vốn
vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không t ạo ra
được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng.
Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân

1
Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nh à nước v ề việc ban h ành Quy
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày
03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban
hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.


hàng. từ đó nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn
giữa khách hàng và ngân hàng sau này.
1.2.2 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động
cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhà rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử
dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một
thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn
trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa bản chất của qua hệ tín dụnglà quan hệ chuyển
nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được
hoàn trả, cả gốc và lãi.
1.3 Điều kiện vay
Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải bảo đảm các nguy ên
tắc như vừa nêu trên nhưng t hực t ế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng
các nguyên tắc này. Do vậy để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng
chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định. Theo quy
chế cho vay khách hàng do N gân hàng Nhà nước ban hành, các điều kiện vay vốn khách

hàng cần có bao gồm:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của pháp luật;
 Có mục đích vay vốn hợp pháp;
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
 Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;
 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo định của Chính phủ và hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, các điều kiện vay vốn trên đây chỉ là hướng dẫn chung cần thiết cho các
NHTM. Khi cụ thể hóa các điều kiện cho vay này, các NHTM có thể cụ thể hoá và đạt ra
các điều kiện riêng của mình.
1.4 Thẩm định và quyết định cho vay:
Để có căn cứ ra quyết định cho vay hay không cho vay, các tổ chức tín dụng đều có
xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo t ính độc lập và phân định rõ
ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi
thẩm định, tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi hiệu quả của dự án đầu tư,


phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và
khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng quy định
cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không
cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận đủ hồ sơ vay vốn và thông t in cần thiết của
khách hàng. Trư ờng hợp quy ết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho
khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Trường hợp quyết định
cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện các khâu
tiếp theo của quy trình tín dụng.
1.5 Hợp đồng tín dụng:
Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng
tin dụng. hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay,
phương thức cho vay số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài

sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các cam kết khác được các bên thỏa thuận. Ngoài ra
hợp đồng tín dụng cũng cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên; ngân hàng và khách
hàng.
Khách hàng vay có quyền: (1) từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng
với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, (2)khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín
dụng theo quy định của pháp luật. Về mặt nghĩa vụ, khách hàng vay có nghĩa vụ: (1) Cung
cấp đầy đủ, trung thực các thông t in, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm
về tính xác thực của các thông tin, tài liệu đã cung cấp. (2) Sử dụng vốn vay đúng mục
đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết
khác; (3) Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; (4) Chịu trách
nhiệm trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả
nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Về phía mình, ngân hàng có quyền: (1) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng
minh phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vù đời
sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho
vay. (2) từ chối yêu cầu vay vốn cúa khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn hoặc
phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc
ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay; (3) Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử
dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; (4) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn
khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng; (5)
Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của
pháp luật;(6) Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thỏa
thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo vốn vay theo sự thỏa thuận
trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc hoặc yêu cầu người bảo


lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn; (7)
Miễn, giảm lãi suất cho vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định; mua
bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ đảo nợ,
khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của N gân hàng Nhà nước

Việt Nam.
Về mặt nghĩa vụ, ngân hàng có nghĩa vụ: (1) Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng; (2) Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
1.6 Giới hạn và hạn chế cho vay:
Trong hoạt động tín dụng, NHTM bị giới hạn cho vay theo quy định của Luật các Tổ
chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn. Các giới hạn tín dụng khi cho vay ngắn hạn bao gồm:
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của
ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của
Chính phủ, của các tổ chức và các nhân. Trường hợp nhu cầu vay vốn của một khách hàng
vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều
nguồn thì các ngân hàng có thể cho vay hợp vốn theo quy định của N gân hàng Nhà nước
Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho
vay theo quy định vừa nêu khi đư ợc Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường
hợp cụ thể.
Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay
được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số hạn chế như ngân hàng không được cho vay không có đảm
bảo, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối
tượng sau đây:
 Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán lại tổ chức tín dụng cho
vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra lại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán
trưởng của tổ chức tín dụng cho vay.
 Các cổ đông lớn của tổ chức t ín dụng.
 Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại Khoản 1 điều 77 của Luật các
Tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
1.7 Những trường hợp không cho vay:
Ngoài những giới hạn và hạn chế tín dụng như vừa trình bày, ngân hàng còn không
được cho vay trong những trường hợp sau đây:



 Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng
giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng.
 Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết
định cho vay;
 Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc)
1.8 Các phương thức cho vay:
Phương thức cho vay là cách thức thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng của ngân
hàng. Hiện nay trong cho vay đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại có thể thỏa
thuận với khách hàng về sử dụng loại phương thức cho vay. Tùy theo đặc điểm chu chuyển
vốn của khách hàng, ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận lựa chọn phương thức cho
vay thích hợp. Đa số các NHTM đều có đưa ra các phương thức cho vay của mình cho
khách hàng tham khảo. Thực tiễn cho thấy, ngoài các phương thức cho vay phổ biến như
cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo dự án đầu tư, còn có
nhiều phương thức cho vay khác dành cho những hoàn cảnh vay vốn khác nhau được thực
hiện ở những ngân hàng khác nhau.
2. THỰC TRẠNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2008.
Thực trạng cho vay của các NHTM
Tác động của lạm phát và thiểu phát đến lãi suất cho vay của NHTM.
Do tác động của lạm phát trong những tháng đầu năm 2008 nên lãi suất cao được coi
là công cụ hữu hiệu để kiềm chế lạm phát, các NHTM điều chỉnh lãi suất lên cao: 18% -
21%/ năm, cùng với việc tăng giá nguyên, nhiên vật liệu, đã làm tăng chi phí đầu vào của
doanh nghiệp (DN), làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá của Viêt Nam thấp, khó tiêu thụ.
Dẫn đến một bộ phận không nhỏ DN đã chọn cách sản xuất cầm chừng, năng lực đến đâu,
đầu tư đến đó. Việc suy giảm đầu tư cùng với sự suy giảm thị trường tiêu thụ do sức cầu có
khả năng thanh toán giảm, cùng với những tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính thế
giới về tài chính, chứng khoán, thị trường tiêu thụ thu hẹp, đã làm cho nhiều DNNVV phải
ngừng hoạt động, thậm chí phá sản.

Những tháng cuối năm 2008, lạm phát đã được kiểm soát ở mức rất thấp, chỉ số CPI
cả năm 2008 là 22,97% so với năm 2007 và thấp hơn mức dự báo. Ba tháng cuối năm,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 8,5%/
năm; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 11% xuống còn 6% đối với tiền gửi VND, 7% đối với
ngoại tệ, tỷ giá hối đoái được mở rộng biên độ lên +/- 3,0% so với tỷ giá bình quân liên


ngân hàng để khuyến khích xuất khẩu, đồng thời cho phép các ngân hàng thương mại
(NHTM) được sử dụng tín phiếu NHNN bắt buộc trong các giao dịch tái cấp vốn cũng như
thanh toán trước hạn nếu có nhu cầu. Theo đó lãi suất cho vay của các NHTM cũng liên tục
giảm sâu. Mặc dù những biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ đã được triển khai, nhưng
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn không mặn mà trong việc vay vốn.
L ã i s u ấ t c ơ b ả n n ă m 2 0 0 8
0
5
1 0
1 5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2
T h á n g
%
L ã i s u ấ t c ơ b ả n

Bảng 1 – Lãi suất cơ bản năm 2008
Một số vướng mắc về cơ chế điều hành của chính phủ
Một số vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng (trong đó có LS) đã được Quốc hội,
Chính phủ chỉ đạo nhưng lại chưa có những văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thi
hành/ hoặc nếu có t hì lại bất lợi cho các tổ chức t ín dụng (TCTD)/ hoặc không có nhiều ý
nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Nghị quyết số 23/2008/QH12 của Quốc hội về kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội năm 2009 có nêu: "Các TCTD điều hành LS cho vay trên cơ sở lãi suất
cơ bản (LSCB) của NH Nhà nước (NHNN) theo quy định của pháp luật và được phép cho

vay theo LS thoả thuận đối với một số dự án sản xuất-kinh doanh có hiệu quả cao ".
Nhưng thế nào là dự án hiệu quả cao thì không có tiêu chí để xác định. Mặt khác, LS
thỏa thuận mà các TCTD mong muốn là không bị ràng buộc bởi trần 150%, còn đã là dự án
hiệu quả cao thì NH nào cũng sẵn sàng cho vay với LS thấp hơn trần khá nhiều mà không
cần sự cho phép của Quốc hội. Chính phủ chỉ đạo NH Thương mại (NHTM) dãn nợ, gia
hạn nợ để giúp các DN có vốn phục vụ SX và kinh doanh, nhằm ổn định nền kinh tế.
Điều này cũng phù hợp với ý kiến của DN và một số NHTM, nhưng theo QĐ
493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thì các khoản vay khi đến hạn mà DN không trả
được nợ thì phải chuy ển nợ quá hạn, trích dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh, xếp loại, đánh giá TCTD.
Nếu không có những hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn thì T CTD khó có thể chủ động
dãn nợ, gia hạn nợ cho DN được Ngay cả về vấn đề cơ chế điều hành LS hiện cũng còn


nhiều ý kiến. Trong khi đại diện một số NHTM nhà nước thì cho rằng LSCB nên hạ (về
7%/năm) để giảm tiếp trần LS cho vay, đỡ khó khăn cho khách hàng và kích thích nhu cầu
vay vốn thì một số NHTM CP lại cho rằng LS huy động bình quân của các NH đang cao
nếu giảm LSCB thì NHTM sẽ lỗ
Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2008
Theo Bộ Công thương thì 11 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu
dùng ước đạt 872.600 tỷ đồng, tăng 30,9% so cùng kỳ năm 2007, nhưng nếu loại trừ yếu tố
trượt giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá của 11 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 6,2% so cùng
kỳ năm trước (bằng một nửa so những năm trước đây).
Hiện các DN xuất khẩu rất ít đơn nhập hàng. Đã xuất hiện tình trạng bị huỷ hợp
đồng nhập hoặc bên nhập hàng không thanh toán vì bản thân các DN nước ngoài cũng
không vay được NH để thanh toán. Hiện các DN XK dệt may, da giày, hàng cơ khí,
container, gạo, thuỷ sản là những DN đang khó khăn nhất.
Về nhập khẩu, các DN nhập sắt, thép, clanke, hoá chất hiện đang tồn kho lớn, giá
nhập cao, giá trong nước hạ thấp. Vì vậy, các DN này đang hết sức khó khăn, vừa không

có tiền trả nợ, vừa không dám vay tiếp nữa. Bản thân NH cũng rất thận trọng trong cho vay
vì dự kiến thị trường còn diễn biến phức tạp, khó khăn.

3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
CÁC NHTM NĂM 2009
3.1 Giải pháp từ phía Chính phủ:
Cần tập trung thúc đẩy đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư vào hạ tầng, nhà ở cho người
có thu nhập thấp, các dự án sản xuất, kinh doanh có chọn lọc…). Bởi đây là khu vực đầu tư
đang bị giảm sút nghiêm trọng, nhưng lại là khu vực đầu tư có hệ s ố sinh lời cao và vòng
quay vốn nhanh.
Mặt khác các cơ quan quản lý Nhà nước: các Bộ/ Ngành, Phòng Thương mại và công
nghiệp Việt Nam(CCCI) giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) tìm kiếm thị trường
tiêu thụ, bằng cách thiết kế kênh cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, đặc biệt là
những thông tin có tính dự báo, định hướng chính sách của Chính phủ (đây là khâu yếu của
các DNNVV hiện nay). Nâng cao chất lượng các chương trình xúc tiến thương mại thông
qua các cơ quan đại diện ngoại giao; phát triển hệ thống kênh bán buôn và bán lẻ trên diện
rộng, để hàng hoá đến được các địa phương khu vực trong cả nước, mà trước mắt là trong
dịp tết cổ truyền vào đầu năm 2009 này.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, rất cần một sự đồng bộ, nhanh nhạy trong điều hành
giữa chính sách tiền t ệ và chính sách tài khoá. Nếu chính sách tài khoá (CSTK) nhanh


chóng được cụ thể trong việc hỗ trợ DNNVV như: hoàn thuế, miễn giảm thuế cho DN; hỗ
trợ cho những DN khởi sự về mặt bằng sản xuất kinh doanh; khuyến khích các DNNVV
đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu thông qua cơ chế hỗ trợ lãi suất hoặc bảo lãnh tín
dụng… Có như vậy thì việc thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ mới phát huy tác dụng.
Vừa qua, CSTK mới chỉ đẩy mạnh mạnh đến cắt giảm và nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
Còn gói giải pháp kích cầu liên quan đến CSTK tài khoá trong một chừng mực nhất định
chưa có những quy định cụ thể, để DNNVV biết và tiếp cận được sự hỗ trợ từ phía Nhà
nước. Vì vậy, khả năng phục hồi của một số DN còn chậm, cho dù ngân hàng có cho vay

với lãi suất thấp, đồng vốn cũng không ra được nền kinh tế như mong muốn. Do đó, khắc
phục suy thoái kinh tế lúc này thì CSTK thậm chí phải đi trước và đóng vai trò chủ đạo,
CSTT có vai trò hỗ trợ, khi đó mới có thể nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho DN hiện nay.
Lúc này cần thiết phải nới tỷ lệ cho vay chứng khoán, nới tỷ lệ tham gia mua cổ phần
của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào các ngân hàng thương mại Việt Nam để kích
thị trường chứng khoán khởi sắc. Các NHTM trong nước phải chấp nhận san xẻ thị phần để
lấp đi những yếu kém về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và năng lực quản lý một
ngân hàng t hương mại hiện đại, biến họ từ đối thủ sang đồng minh hoạt động trên thị
trường tài chính Việt Nam. Một khi các nhà đầu tư được tiếp vốn từ ngân hàng, với những
điều kiện cho vay được đảm bảo, thì không chỉ có ngân hàng xử lý được tình trạng thừa
thanh khoản, mà còn tạo cú hích cho thị trường chứng khoán khởi sắc do thu hút các nhà
đầu tư quay lại thị trường, DN lại có điều kiện huy động vốn trung và dài hạn, và thu hút
một lượng lớn lao động có công việc làm.
3.2 Giải pháp từ chính các Ngân hàng
Chọn lọc một số đối tượng áp dụng cho vay kích cầu, hạn chế cho vay kích cầu đối với
vay kinh doanh chứng khoán, tài chính, ngân hàng, vay vốn để trả nợ các hợp đồng tín
dụng khác…
Ngân hàng thương mại nên mở rộng dịch vụ bảo lãnh tín dụng đối với các doanh
nghiệp để các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, đặc biệt là các doanh
nghiệp xuất khẩu.
Để giải quyết lượng vốn huy động dư thừa trong thời điểm lãi suất cho vay quá cao,
các ngân hàng nên xem xét chính sách cho vay trong thời gian này ví dụ giảm lãi suất cho
vay, thời hạn trả nợ gốc và lãi được kéo dài, thẩm định các dự án tốt có thể cho vay với lãi
suất hấp dẫn…


Nâng cao quản trị ngân hàng thương mại, trong đó trọng tâm là quản trị rủi ro nhằm
đạt hệ số an toàn vốn và các chuẩn mực an toàn tiến dần tới chuẩn mực quốc tế; Củng cố và
hoàn thiện bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Trong hoạt động tín dụng, rà soát lại chất lượng tín dụng, cần có sự nhìn nhận rõ

những khuyết điểm, những sai lầm trong hoạt động tín dụng để có hướng khắc phục, tránh
tình trạng xử lý nhằm đạt chỉ tiêu, chạy theo thành tích.
Bên cạnh đó, N gân hàng chuẩn hóa và thường xuyên kiểm tra công t ác thẩm định, tái
thẩm định nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
NHTM cần xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, định hướng phát triển trong thời
gian dài chứ không mang tính phát triển nhất thời.
Áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay như tài sản cầm cố, thế chấp, bảo
lãnh của bên thứ 3, tài sản hình thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô
hàng, quyền đòi nợ… kết hợp với cho vay không có tài sản đảm bảo trên cơ sở hiệu quả của
dự án đầu tư/phương án kinh doanh và kết quả xếp hạng Doanh nghiệp.
3.3 Giải pháp từ phía các Doanh Nghệp
Giải pháp kích cầu cho vay đối với các doanh nghiệp ở đây là DN phải tạo thế chủ
động đối với mọi hoạt động liên quan đến vốn liếng.:
Quy trình sử dụng vốn và tái tạo vốn từ hoạt động kinh doanh phải được kế hoạch hóa
và đánh giá thực hiện thường kỳ. Nếu không có hội đồng quản lý hoặc hội đồng quản trị,
các DN phải tự tạo lập ban lãnh đạo gồm giám đốc, kế toán trưởng và một nhà tư vấn tài
chính độc lập hoặc lãnh đạo cao cấp khác trong DN liên quan đến bộ phận sản xuất kinh
doanh quan trọng nhất của DN. Ban lãnh đạo này chính là nơi để giám đốc bàn bạc, tham
khảo ý kiến trước khi ra quyết định về vốn nói riêng, về tài chính nói chung để quy ết định
đó đúng đắn nhất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những DN mà chủ DN, giám đốc
DN thiên về nghiệp vụ kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ trong khi thiếu kiến thức và kinh
nghiệm quản lý tài chính. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được bởi mọi thoả thuận về
tiền vốn của DN đều đạt được qua quá trình thông t in và đàm phán, không phải là loại
quyết định cần xử lý tức thời.
Xây dựng bảng báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng và khoa học thể hiện thông t in
chính xác phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của DN.
Không xem nguồn vốn vay là nguồn tài chính chủ lực cho mọi hoạt động của DN mà
xác định nguồn vốn chủ lực của DN từ vốn tự có.
Quản lý nợ ở đây bao gồm cả việc xác định nguồn nợ tiềm năng gồm những địa chỉ
nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời, phải xác định được cơ cầu vay nợ và

vốn chủ sở hữu phù hợp nhất. Hàng loạt các yếu tố khác không kém phần quan trọng trong


quản lý nợ là thời hạn vay nợ, kỳ hạn trả nợ trả lãi, đồng tiền vay và trả nợ cũng cần được
chủ DNN&V quan tâm và lập kế hoạch cụ thể.
Nâng cao năng lực điều hành của doanh nghiệp cả về nhân lực cũng như về công nghệ
để bắt kịp xu thế kinh tế thế giới hiện nay.
DN phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực, chủ động trong việc XD dự án, phương
án đầu tư phù hợp với năng lực vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt phải minh bạch về
tài chính. Thuyết phục được NH về hiệu quả kinh doanh một cách rõ ràng những tiêu chí
như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ.















TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê,(2007)
2. GS.TS. Lê Văn Tư, Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB Thống Kê, (2001).

3. Các trang web:
 http:\\www.sbv.gov.vn
 http:\\www.centralbank.vn
 http:\\www.vnba.org.vn



































MỤC LỤC
1.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
2
1.1 Các khái niệm 2
1.2 Nguyên tắc vay vốn 2
1.2.1 Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng 2
1.2.2 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồn g tín
dụng 3
1.3 Điều kiện vay 3
1.4 Thẩm định và quyết định cho vay: 3
1.5 Hợp đồng tín dụng: 4
1.6 Giới hạn và hạn chế cho vay: 5
1.7 Những trường hợp không cho vay: 5
1.8 Các phương thức cho vay: 6
2.

THỰC TRẠNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2008.
6
2.1 Thực trạng cho vay của các NHTM 6

2.1.1 Tác động của lạm phát và thiểu phát đến lãi suất cho vay của NHTM. 6
2.1.2 Một số vướng mắc về cơ chế điều hành của chính phủ 7
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2008 8
3.

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VA Y CỦA
CÁC NHTM NĂM 2009
8
3.1 Giải pháp từ phía Chính phủ: 8
3.2 Giải pháp từ chính các Ngân hàng 9
3.3 Giải pháp từ phía các Doanh Nghệp 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12




×