Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tham luận công tác quản lý chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.78 KB, 6 trang )

THAM LUẬN
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TỔ CHUYÊN MÔN

Hoạt động dạy-học là một họat động đặc thù của nhà trường nó giữ vò trí trung
tâm.Chất lượng dạy học quyết đònh uy tín của nhà trường.Do đó để có được hoạt
động dạy-học ổn đònh và chất lượng cao,điều đầu tiên người cán bộ quản lý phải thực
hiện việc chỉ đạo và quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trường.
Hiệu Trưởng trong công việc quản lý tổ chuyên môn là công việc góp phần
không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục.Tôi luôn trăng trở làm sao để cho giáo
viên chúng ta dạy giỏi, học sinh chúng ta học tốt? Mỗi giáo viên phải phấn đấu hoàn
thiện mình,có mục tiêu phấn đấu ,tự tin vào bản thân,có sự cầu tiến,tự học hỏi ,có
đức tính kiên trì, có đầy đủ kiến thức ,nắm vững phương pháp .Tích cực tham gia hoạt
động tổ chuyên môn ,thúc đẩy tổ CM hoạt động một cách có hiệu quả.
Ngoài ra để giúp cho công tác quản lý và điều hành một cách sâu sát thì phải
cơ cấu được lực lượng tổ trưởng vững mạnh. Tổ trưởng phải tham mưu tốt cho Hiệu
Trưởng những chủ trương trong công tác chuyên môn. Cụ thể việc dạy-học ở từng
khối lớp. Thực tế cho thấy quản lý tổ CM đạt hiệu quả thì người quản lý không thể
chỉ đạo tầm xa và cũng không nên chỉ đạo chung chung mà phải đi sâu ,đi sát vào
thực tế để nắm bắt hoạt động của từng tổ , từng thành viên trong tổ những mặt mạnh
đồng thời cũng nhận ra khiếm khuyết từ đó có kế hoạch giúp đỡ nhất là về mặt
chuyên môn.
Bản thân của người giáo viên tự soi rọi lại mình rồi tự tu dưỡng rèn luyện thông
qua nghiên cứu sách giáo khoa ,sách giáo viên chuyên san ,chuyên đề,sách tham
khảo khác dùng trong trường học …….ngoài ra còn học tập đồng nghiệp thông qua dự
giờ ,mở chuyên đề hay học tập giao lưu trường bạn tiến tới nâng cao chuyên môn
,nghiệp vụ.
Trong công tác quản lý của nhà trường người cán bộ quản lý là quản lý chung
tất cả các hoạt động trong đó quản lý chuyên môn chiếm một vò trí quan trọng. Vì
trong tổ chuyên môn đóng vai trò quyết đònh chất lượng của nhà trường.
Muốn có được kết quả khả quan thì người cán bộ quản lý phải có năng lực và


bản lónh. Vì trong thực tế hiện nay đội ngũ giáo viên về trình độ năng lực chưa đồng
đều, nhu cầu, tâm lý của mỗi người khác nhau, cộng thêm đời sống kinh tế gia đình
nên nó chi phối phần nào đến chất lượng giảng dạy và giáo dục nói chung, hoạt động
chuyên môn nói riêng.Trước thực trạng như thế để quản lý tổ chuyên môn được tốt
bản thân hiệu trưởng phải tìm hiểu kỉ về chuyên môn, nắm bắt kip thời các công văn,
nghò quyết, quyết đònh cấp trên đưa xuống triển khai kòp thời đến các tổ trưởng để
thực hiện. Đồng thời kiểm tra để thấy được những ưu khuyết trong việc thực hiện,
qua đó uốn nắn đôn đốc các thành viên trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao.
Ngay từ đầu năm, sau khi kế hoạch tổng thể của trường .Hiệu Trưởng thông
qua trước hội đồng sư phạm và đã được đóng góp ý kiến, đã đưa đến thống nhất về
nội dung, phương pháp, chỉ tiêu phấn đấu thì tôi bắt tay vào việc hướng dẫn tổ
chuyên môn lập kế hoạch năm học có những nội dung hoạt động cụ thể. Tôi đã xây
dựng kế hoạch nhà trường và triển khai đến các tổ chuyên môn những công việc
trọng tâm cần thực hiện trong năm học.
- Trước hết là việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ.
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy đònh như :
+ Sổ kế hoạch chuyên môn.
+ Sổ nghò quyết tổ ( biên bản họp tổ – thông báo ).
+ Sổ dự giờ giáo viên.
+ Sổ kiểm tra hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh trong tổ ( gồm kiểm tra
chuyên đề và kiểm tra việc thực hiện sổ sách ).
+ Sổ soạn nội dung họp tổ hàng tuần.
+ Lòch báo giảng.
+ Các hồ sơ và văn bản hướng dẫn chuyên môn của cấp trên, các biểu mẫu thống kê
chất lượng, các danh sách học sinh yếu, học sinh giỏi.
Trong sổ kế hoạch tổ chuyên môn, phải đủ các biểu mẫu theo dõi và thống
kê: Theo dõi dự giờ, chuyên đề minh hoạ, theo dõi kiểm tra chuyên đề, thống kê tình
hình giáo viên, chất lượng kiểm tra đònh kỳ xếp loại học lực – hạnh kiểm của học
sinh.

- Các tổ thực hiện kiểm tra nội bộ tổ chuyên môn:
+ Cùng với ban giám hiệu trường kiểm tra toàn diện giáo viên trong tổ.
+ Kiểm tra chuyên đề giáo viên gồm nhiều chuyên đề sau:
* Thực hiện sổ sách ( sổ theo dõi học sinh, vỡ bài soạn, học bạ, phiếu liên lạc…
* Sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học.
* Chấm chữa bài cho học sinh.
* Phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Thưc hiện vỡ sạch chữ đẹp.
* Thực hiện chương trình giảng dạy.
* Đánh giá xếp loại học sinh và cho lên lớp theo quyết đònh 30,
* Thu nhận học sinh, thống kê học sinh đi học đúng độ tuổi.
* Xây dựng nề nếp lớp ( vệ sinh, trật tự kỷ luật, thái độ học tập, lễ phép của học
sinh).
- Tổ trưởng xây dựng nề nếp dạy-học của giáo viên, học sinh trong tổ.
- Tổ chức nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần: Đưa nội dung họp tổ cho Ban
Giám Hiệu xem trước, trong khi họp thảo luận bàn sâu về chuyên môn nhắc là các
tiết khó ,bài khó về phương pháp giảng dạy.
- Bồi dưỡng nâng cao tay nghề giáo viên trong tổ : thường xuyên dự giờ các lớp rút
kinh nghiệm để giáo viên giảng dạy đạt chất lượng.
- Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo vien trong
tổ theo kế hoạch của nhà trường.
- Đề xuất khen thưởng-kỷ luật giáo viên trong tổ.
- cùng với ban giám hiệu chấm chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ mạng lưới thư viện – thiết bò (bảo quản
– sử dụng đồ dùng dạy học).
Khi hướng dẫn tổ lập kế hoạch Hiệu Trưởng nghiên cứu kỷ các văn bản hướng
dẫn , triển khai và hướng dẫn cho tổ đầy đủ những việc cần làm của tổ. Trong trường
họp này cho tổ nắm vững và đề ra một số biện pháp chung để thực hiện, rồi tuỳ từng
tình hình của mỗi tổ có biện pháp riêng, còn chỉ tiêu phấn đấu thì phải khớp với chỉ
tiêu của toàn trường. Khi lập kế hoạch xong thì trình lên ban giám hiệu duyệt có như

vậy kế hoạch làm việc của tổ mới đầy đủ và phong phú. Các tổ chuyên môn xây
dựng kế hoạch hiệu trưởng luôn nhắc nhỡ: việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
phải căn cứ vào kế hoạch năm học của trường. Đây là công việc quan trọng của tổ
trưởng. Vì có xây dựng được kế hoạch đúng đắn, cụ thể thì mới có cơ sở để thực hiện
hoạt động tổ chuyên môn đạt hiệu quả cao.
Nhờ vậy mà tay nghề giáo viên của trường được nâng lên khá nhiều.
Trong năm học các tổ trưởng rất nhiệt tình năng nổ tìm hiểu chuyên môn thúc
đẩy các giáo viên trong tổ tham gia các phong trào giáo viên dạy giỏi các trường,
huyện.Tỉnh.
Năm học Tổng số
giáo viên
Tốt Khá Đạt yêu cầu
2006-2007 22 14 8
2007 -2008 20 15 5
Trong công tác quản lý tổ chuyên môn hiệu trưởng luôn tổ chức điều hành và
thực hiện nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức dự giờ thường xuyên và khảo sát
chất lượng học sinh, qua đó phát hiện được những thiếu xót để bồi dưỡng cho giáo
viên phương pháp giảng dạy và biết được chất lượng thật sự của học sinh có kế hoạch
phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.Để nâng cao chất lượng học sinh việc
bồi dưỡng cũng góp phần quan trọng. Nên tôi cùng tổ trưởng chon ra giáo viên có
năng lực để bồi dưỡng các em “học sinh gioiû” và “Viết chữ đẹp” để dự thi cấp
trường, huyện, tỉnh. Ở các buổi họp tổ chuyên môn tôi cũng thường xuyên dự họp
từng khối, có các ý kiến đóng góp về phương hướng giảng dạy các tiết khó trong
chương trình giúp giáo viên nắm vững đặc trưng giảng dạy của từng môn. Tổ trưởng
trao đổi chuyên môn: Trao đổi về trương trình, môn học, những bài học, phương pháp
giảng dạy từng môn trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu giả thích từng môn cho các
thành viên trong tổ nắm.
Muốn thực hiện được việc nâng cao tay nghề cho giáo viên thì phải có biện
pháp tổ chức lại các lần họp tổ chuyên môn hàng tuần, tổ chức tốt các tiết dạy
chuyên đề, hội giảng, tăng cường công tác dự giờ, tham khảo tài liệu. Tổ trưởng phân

công đôi bạn tay nghề,người có năng lực chuyên môn khá, giỏi với người trung bình
để giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ.
Ngoài việc lo về chất lượng giảng dạy còn phải lo công tác phát triển duy trì só
số học sinh cũng rất quan trọng. Vì nếu như học sinh bỏ học nhiều thì chất lượng học
tập của học sinh cũng bò hạn chế không nhỏ. Vì vậy các tổ trưởng cũng quan tâm đến
việc duy trì só số của các lớp, hàng tuần họp tổ các giáo viên báo cáo só số học sinh
của lớp mình và tình hình học sinh bỏ học .theo dõi sổ kiểm diện hàng ngày và mỗi
tháng cập nhật số liệu vào sổ. Nếu có lớp nào có số học sinh vắng nhiều thì giáo viên
kòp thời vận động, báo lên BGH để tham mưu với các đoàn thể, chính quyền hổ trợ.
Thường xuyên phát động thi đua chuyên cần trong tuần , trong tháng để giúp giáo
viên duy trì só số tốt. Só số học sinh ổn đònh thì việc học tập của các em mới đạt kết
quả tốt nhất.
Trong mỗi lần họp tổ chuyên môn đầu năm tôi đã phát động phong trào làm đồ
dùng dạy học. Giáo viên trong các tổ rất tích cực hăn hái tham gia. Các buổi dạy học
giáo viên cũng thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm, việc kiểm ta
hồ sơ và kế hoạch bài dạy tôi luôn nhắc nhở tổ trưởng nên kiểm tra kỷ để kòp thời
nhắc nhỡ những thiếu sót của giáo viên. Mặc dù tổ trưởng đã kiểm tra kỷ nhưng hàng
tháng tôi điều duyệt xem xét rất chu đáo các hồ sơ sổ sách và kế hoạch b dạy. Khi
có giáo viên soạn bài chưa cụ thể các hoạt động dạy-học tôi nhắc nhỡ, động viên để
giáo viên làm tốt việc soạn giảng. Hồ sơ của tổ trưởng hàng tháng tôi đều kiểm tra và
duyệt kế hoạch tháng, riêng sổ báo giảng duyệt hàng tuần.
Việc quản lý tổ chuyên môn cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại, nổ lực tìm hiểu,
có lòng yêu nghề, luôn quan tâm đến giáo viên, hiểu được tâm lý của từng tổ trưởng
làm thế nào để các thành viên trong tổ thấy được chất lượng giảng dạy là một việc
quan trọng, đòi hỏi sự rèn luyện đạo đức và tính tích cực trong công tác, say mê với
nghề, có quyết tâm thì dù có khó khăn thế nào cũng khắc phục để đạt được kết quả
như mong muốn.
Qua việc thực hiện các biện pháp trên tôi thấy hoạt động tổ chuyên môn cũng
ổn đònh, các tổ điều có tinh thần tự giác hăn sai công tác, thấy được trách nhiệm của
người tổ trưởng là quan trọng. Các tổ trưởng và giáo viên cũng thấy được sự lo lắng

và quan tâm đến công việc chung của ban giám hiệu nên rất nhiệt tình tích cực tham
gia.
- Người cán bộ quản lý tổ chuyên môn phải nắm vững từng đối tượng giáo viên
– tổ trưởng để có biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ. Tránh việc chưa tìm hiểu kỷ nguyên
nhân mà phê bình.
- Phải có năng lực sư phạm : Hiểu rỏ về các thành viên trong tổ mặt mạnh, mặt
yếu, có khả năng vạch đònh kế hoạch, luôn tìm hiểu chuyên môn nghiệp vụ, bồi
dưỡng tay nghề cho các thành viên trong tổ.
- Thường xuyên tham mưu với hiệu trưởng tổ chức điều khiển các hoạt động
trong tổ, kết hợp với các lực lượng nồng cốt trong nhà trường giúp các tổ trưởng thực
hiện tốt kế hoạch.
- Người cán bộ quản lý chuyên môn không những chỉ hướng dẫn các tổ thực
hiện tốt kế hoạch mà còn phải thường xuyên đi thực tế để kiểm tra sâu sát, kòp thời
giúp đỡ các tổ và mọi thành viên trong tổ hoàn thành công tác của mình.
Tuy có nhiều thành công trong kinh nghiệm nhưng còn có mặt tồn tại cần khắc
phục :Các tổ hoạt động chưa đồng bộ vì có tổ chưa có nhiều sáng kiến và cách làm
hay ,còn chậm ,chưa nắm bắt kòp thời thông tin cần thiết .Mặc dù vậy nhưng tôi cố
gắng nghiên cứu lựa chọn các biện pháp hay ,thích hợp để các tổ thấy được công việc
cần làm đạt kết quả cao .Phải kích thích được lòng yêu nghề của giáo viên ,biết
thương yêu học sinh tận t với công tác giảng dạy ,tìm tòi phương pháp dạy gây
hứng thú cho học sinh tích cực học tập .
-Trong việc hướng dẫn tổ chuyên môn phải cần nghiên cứu kỉ các văn bản,tài
liệu hướng dẫn ,luôn học hỏi thêm ở đồng nghiệp những biện pháp và cách làm
hay ,không ngừng học tập bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao tay nghề của mình.Vì
phải xem hoạt động tổ chuyên môn đóng vai trò quan trọng nó quyết đònh phần lớn
đến chất lượng hoạt động của tổ .Cho nên phải hướng dẫn tỉ mỉ ,mọi hoạt động đồng
bộ ,các công việc đề ra phải có tính khả thi ,hợp quy luật ,chỉ tiêu phấn đấu phải
khớp với chỉ tiêu của trường .Cần phải có kiểm tra việc thực hiện kế hoạch .Vì có
kiểm tra mới có cơ sở đánh giá những mặt yếu ,những mặt tồn tại ,thiếu sót cần điều
chỉnh để đưa ra những quyết đònh phù hợp ,nhằm đưa mọi hoạt động nhà trường đạt

được kết quả cao nhất .Phải xây dựng các biện pháp kiểm tra cho từng hoạt động
,thường xuyên theo dõi và cập nhật kòp thời những thành tựu đã đạt được ,những yếu
kém cần khắc phục .từ đó đưa ra hệ thống biện pháp tác động phù hợp để thúc đẩy
các hoạt động đồng bộ ,đưa nhà trường đến trạng thái mong muốn .Ngoài ra kiểm tra
cũng thẩm đònh được những yếu tố chủ quan ,khách quan,những lệch lạc ,sơ hở để
người cán bộ quản lý điều chỉnh uốn nắn ,nhằm làm cho quá trình quản lý tổ chuyên
môn đạt hiệu quả tốt.
Trân trọng kính chào .

×