Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 91 trang )

Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên
nước dưới đất vùng Hà Nội
GVHD: TS. Phạm Hùng Tiến
SVTH: Trương Thị Tâm
Lớp: QH2007E – KTĐN
Hệ: Chính Quy

Hà nội, 04/2015
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Lời mở đầu
Thành phố Hà Nội là Thủ Đô của cả nước, được xếp vào loại đô thị đặc biệt. Ở
đây tập trung số lượng lớn dân số có mật độ dân cư cao nhất cả nước. Là trung tâm
kinh tế, chính trị của cả nước nên tốc độ đô thị hóa, dân số tăng nhanh chóng, công
nghiệp, nông nghiệp phát triển, dẫn đến nhu cầu về nước cho ăn uống và sinh hoạt là
rất lớn.
Thành phố Hà Nội (chưa mở rộng) là thành phố lớn duy nhất trong cả nước hầu
như sử dụng các nguồn nước dưới đất. Có thể nói nước là nguồn sống quan trọng cho
con người, nước đóng một vai trò quan trọng để suy trì hoạt động nhân sinh. Kể từ khi
xuất hiện, con người đã biết dùng nước để ăn uống sinh hoạt, ngoài ra nước còn được
dùng để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tưới tiêu,…
Với địa thế là trung tâm bể nước ngầm nhạt khổng lồ của đồng bằng châu thổ
sông Hồng, thành phố Hà Nội được thiên nhiên ưu đãi có lượng nước phong phú. Cùng
với thời gian và sự phát triển của thành phố việc khai thác nguồn tài nguyên nước ngày
càng gia tăng. Hiện tại, lượng khai thác nước dưới đất bình quân khoảng
780.000m
3


/ng. Việc khai thác nước dưới đất để cung cấp cho thành phố đã góp phần
quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và là đầu
tàu kéo cả nước đi lên nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước, đô thị hóa,
phát triển đô thị đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu tới nguồn tài
nguyên nước dưới đất. Tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên nước (ô nhiễm và cạn
kiệt) đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính phát triển bền vững của thủ đô Hà Nội.
Để góp phần đảm bảo phát triển thủ đô một cách bền vững tài nguyên nước dưới
đất, thì cần phải có chương trình và giải pháp bảo vệ nước nưới đất khỏi bị cạn kiệt, ô
nhiễm. Chính vì vậy trong chiến lược quốc gia về tài nguyên nước tới năm 2020 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006
đã xác định đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn”. Chính vì thế Em chọn đề tài
“Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất khu vực Hà Nội” làm khóa
luận.
Do diện tích thành phố Hà Nội quá rộng, nên Em chỉ lựa chọn các quận nội
thành và vùng lân cận là diện tích bao trùm toàn bộ các bãi giếng khai thác tập trung.
Trong giới hạn nội dung nghiên cứu, Em tập trung vào đối tượng nghiên cứu chính là
tầng chứa nước trong các trầm tích Đệ Tứ bở rời (Pleistocen( qp) ; Holocen (qh)) đang
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
là đối tượng khai thác phục vụ cung cấp nước Thủ Đô. Các đối tượng nghiên cứu được
đề cập đến cả 2 mặt của nó là “chất” và “lượng” với sự biến đổi theo thời gian.
Trên sơ sở đó, khi nghiên cứu “hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất”
cần phải đề cập đến đầy đủ các nội dung chủ yếu sau:
- Về lượng
Biểu hiện suy giảm về lượng: là sự suy giảm mực nước, lưu lượng liên tục do
khai thác quá mức cho phép. Thông qua kết quả mạng quan trắc các lỗ khoan quốc gia,
và thành phố Hà Nội, các bãi giếng lớn về mực nước (lưu lượng) để từ đó có những
định hướng cho thăm dò và khai thác nước dưới đất.
- Về chất
Để xác định sự suy thoái về chất của nước dưới đất cần: điều tra đánh giá chất
lượng nước, kết hợp với quan trắc và thu thập tài liệu có liên quan để xác định hiện

trạng, loại nhiễm bẩn, xu thế biến đổi các thông số chất lượng nước, nguyên nhân
nhiễm bẩn
Mục đích của đề tài
Trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tài liệu về vùng nghiên cứu đã thu thập được
và khảo sát thực tế về nước dưới đất . Em đặt ra mục đích của khóa luận như sau:
- Đánh giá được hiện suy giảm cả chất và lượng tài nguyên nước dưới đất vùng
nghiên cứu.
- Xác định được nguyên nhân cạn kiệt, nhiễm bẩn của vùng nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ nước dưới đất, đảm bảo hiệu quả và phát triển
bền vững tài nguyên nước dưới đất ở thành phố Hà Nội.
Bố cục khóa luận:
Bao gồm phần mở đầu, kết luận và 5 chương:
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm địa chất- thủy văn ku vực
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Chương 5: Các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
Trong quá trình làm báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Đản
người đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài khóa
luận. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị công tác tại đoàn quan
trắc, phòng dự án, phòng kỹ thuật của Liên đoàn Quan trắc và Điều tra tài nguyên nước
miền Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và nghiên cứu viết khóa
luận.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa Chất - những người đã dẫn dắt,
truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt khóa học 2006-2010. Cảm ơn ban giám
hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian chúng em học tập dưới
mái trường đại học Khoa Học Tự Nhiên- ĐHQGHN.

Sinh viên thực hiện
Trương Thị Tâm
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và nhân văn
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng. Được giới hạn bởi :
20
0
53’ đến 21
0
23’ Vĩ độ bắc; 105
0
44 đến 106
0
02 Kinh độ đông.
Phía nam và tây nam giáp với Hà Tây (Nay là Hà Nội) và Vĩnh Phúc, phía đông
giáp với Bắc Ninh, Hưng Yên, phía bắc giáp với Thái Nguyên (hình1).
Thành phố Hà Nội (chưa mở rộng) có diện tích đất tự nhiên là 951,8 km
2
, bao
gồm 10 quận và 5 huyện (quận Hoàn kiếm, quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Đống
Đa, quận Hai Bà Trưng, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, quận Long
Biên và quận Hoàng Mai; huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn, huyện Từ Liêm, huyện
Thanh Trì và huyện Gia Lâm.
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
1.1.2. Địa hình
Địa hình Hà Nội có tính phân bậc khá rõ nét bao gồm địa hình núi thấp, địa hình

gò đồi và địa hình vùng đồng bằng:
Địa hình núi thấp phân bố ở phía tây, tây bắc và phía bắc Hà Nội, có độ cao từ
20 đến 374 m, bị phong hoá mạnh nên địa hình ít dốc
Địa hình đồng bằng: chiếm 90 % diện tích vùng với bề mặt nghiêng thoải dần
về phía đông nam có độ cao tuyệt đối từ 2-15m, đồng bằng phân bố ở huyện Đông
Anh, Sóc Sơn có độ cao thay đổi từ 6-15m, đồng bằng thấp bằng phẳng hơn có nhiều
trũng và đầm lầy phân bố ở phía đông nam thành phố. Trên bề mặt của đồng bằng có
mạng lưới khá dầy đặc hệ thống đê điều. Đất đá cấu thành địa hình này chủ yếu là cát,
bột và sét trầm tích sông, phía bắc sông Hồng là sét Vĩnh phúc.
Như vậy về tổng thể, địa hình Hà Nội là một bề mặt thấp trũng không hoàn toàn
thuận lợi cho việc tiêu thoát nước nhanh. Chính vì thế điều kiện địa hình là một yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên ngập úng cục bộ thường xảy ra ở thành phố, nhất là vào
mùa mưa dẫn đến lôi kéo các nguồn ô nhiễm tập trung và cuối cùng cung cấp chất bẩn
cho nước dưới đất.
1.1.3. Khí hậu
Vùng nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia hai
mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10;
và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa hàng năm nhỏ nhất là 1015,1 mm năm 2000, lớn nhất là 2254,7 mm
năm 2001 trung bình 1500 mm; Lượng bốc hơi hàng năm nhỏ nhất là 612,9 mm năm
1995 đến 1069,2 mm năm 1998 trung bình 933 mm. Nhìn chung lượng mưa hàng năm
lớn hơn lượng bốc hơi. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm đạt hơn 79,32%, độ ẩm
cao nhất đạt 99%, độ ẩm thấp nhất đạt 22%; Nhiệt độ trung bình các tháng đạt 24,3
o
c, có
ngày nhiệt độ lên đến 39,6
o
c, nhiệt độ thấp nhất đạt 7,6
oC
(Tài liệu trạm khí tượng Hà

Nội)
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Bảng 1: Tổng lượng bốc hơi và lượng mưa hàng năm (mm)
Năm Lượng mưa Lượng bốc hơi
1995 1239,3 612,9
1996 1593,8 900
1997 1913,9 943,8
1998 1338,1 1069,2
1999 1556,6 970,4
2000 1015,1 991,7
2001 2254,7 894,2
2002 1431,8 857,5
2003 1582,5 1120
2004 1574,9 974,8
2005 1763,9 917,5
TB 1569,5 932
Hình 2: Biểu đồ tổng lượng mưa, lượng bốc hơi từ 1995- 2005 trạm khí tượng Hà Nội
Như vậy có thể nhận thấy trong một năm lượng mưa phân bố không đồng
đều, các tháng mưa nhiều nhất rơi vào tháng VII, VIII, IX. Chính đây là thời kỳ thường
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
đe dọa ngập úng và gây ô nhiễm môi trường đô thị do lượng mưa lớn kéo dài cộng
với khối lượng nước thải xả ra hàng ngày đã vượt quá sức tiêu thoát của các cống
rãnh, ao hồ, kênh mương trong khu vực. Trong mùa này nước mưa là nguồn cung
cấp chính cho nước bề mặt và nước dưới đất. Vì vậy khả năng hòa tan và tiếp xúc
với các nguồn gây bẩn từ phía trên thuận lợi.
1.1.4. Thủy văn
Vùng nghiên cứu có hệ thống sông hồ khá dày đặc mật độ sông trung bình 0,7 ÷
1km/km
2
, độ uốn khúc mạnh, lòng sông rộng, nước mưa sau khi rơi xuống mặt đất

nhanh chóng ra sông, Các sông chính chảy qua là sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ,
sông Câu, sông Cà Lồ. Ngoài 5 sông kể trên còn có các con sông nhỏ, sông đào khác
như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và rất nhiều hồ. Chúng giữ vai
trò thu nhận, chứa đựng, truyền dẫn và tiêu thoát các nguồn nước trên mặt ( bao gồm
cả nước mưa và các nguồn nước thải ).
Các hệ thống này đều có những tương tác rất rõ trong mối quan hệ nước mặt và
nước ngầm đặc biệt là sông Hồng. Đây vừa là nguồn bổ sung chủ yếu vừa là miền thoát
của nước dưới đất.
Hiện nay chất lượng nước trên các hệ thống sông của Hà Nội đều xảy ra tình
trạng ô nhiễm ở các mức độ khác nhau.
Bảng 2: Một số đặc trưng hình thái sông ngòi, kênh, mương Hà Nội
Tên sông Chiều dài
(km)
Chiều rộng
(m)
Độ sâu
(m)
S. Tô Lịch 13,7 30 - 40 3 – 4
S. Lừ 5,8 20 – 30 2 – 4
S. Sét 6,7 20 – 30 3 – 4
S. Kim Ngưu 10,8 20 – 30 3 – 4
S. Nhuệ 29,0 15- 20
S. Đuống 25,0 300 - 450 4 – 6
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
S. Hồng 34,5 1000 - 1500 4 – 10
a) Đặc điểm các sông
 Sông Hồng:
Sông lớn nhất là sông Hồng (chi lưu là sông Đuống) chảy qua Hà Nội là sự hợp
lưu của 3 dòng sông là sông Đà, sông Lô, sông Thao, ngoài ra còn chịu sự điều tiết của
hồ Hoà Bình. Sông Hồng chảy vào vùng nghiên cứu từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm

đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài khoảng 30km chia đôi thành phố Hà Nội, cùng
với các sông khác làm cho thành phố Hà Nội có diện tích ngập nước rất lớn nên có thể
gọi là thành phố sông nước.
Chiều rộng của sông thay đổi từ 480m đến 1440 m (Trạm Hà Nội)
Hàng năm sông Hồng tải một lượng phù sa lớn ra biển trung bình khoảng
96,46.10
6
tấn/ năm, nước sông rất đục, lượng chất lơ lửng lớn nhất 13200kg/s
(14/7/2001), chiều dày lớp bùn phù sa của sông lớn.
Tài liệu nghiên cứu nhiều năm của mỏ nước Hà Nội cho thấy, lượng ngấm vào
công trình lấy nước ven sông của nước sông Hồng chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng
nước hút lên: nhà máy nước Lương Yên chiếm 74%; nhà máy nước Yên Phụ chiếm
79% mùa khô và 81,45 mùa mưa; nhà máy nước đồn Thuỷ là 79% và càng xa sông tỷ
lệ % càng giảm đi. Điều đó một lần nữa khẳng định nước sông Hồng là nguồn bổ cập
chính của nước dưới đất và có quan hệ rất chặt với nước dưới đất.
Nước sông Hồng thuộc nước nhạt, mềm kiểu bicarbonat calci.
Công thức Kurlov có dạng :
6,7
132259
7,8
3
83
146,0
pH
NaMgCa
ClHCO
M
 Sông Nhuệ:
Là phân lưu của sông Hồng, mực nước và lưu lượng phụ thuộc chủ yếu vào
sông Hồng thông qua cống Thuỵ Phương. Sông rộng trung bình là 15-20m, nhỏ nhất là

Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
13m (cầu Noi), lớn nhất là cầu Hà Đông 34m. Chiều dày lớp nước trong sông mùa khô
trung bình 1,52m, lớn nhất là 3,46m. Lưu lượng dòng nhỏ nhất mùa khô là 4,08 đến
17,44 m
3
/s. Chiều dày lớp bùn càng xa thượng lưu càng dày (cầu Noi 0,48m; cầu Hà
Đông 0,87m). Thành phần bùn chủ yếu là bột sét, hệ số thấm của lớp bùn từ 0,012
m/ng (cầu Hà Đông) đến 0,0149 m/ng (cầu Noi).
Nước sông nhạt có kiểu bicarbonat calci.
Công thức Kurlov có dạng :
75,7
222243
23
3
73
147,0
pH
MgNaCa
ClHCO
M
 Sông Đuống
Là một phân lưu của sông Hồng, bắt đầu từ làng Xuân Canh (Gia Lâm), sông có
chiều dài 67 km, chảy theo hướng Đông rồi đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Đoạn
sông nằm trên địa phận nghiên cứu có chiều dài 30km, do lòng sông rộng và sâu, độ
dốc lớn nên hàng năm sông Đuống chuyển một lượng nước và phù sa rất lớn từ sông
Hồng sang sông Thái Bình. Dòng chảy trung bình nhiều năm đo ở Thượng Cát khoảng
915 m
3
/s, đặc biệt là trận lũ năm 1971 lưu lượng đạt tới 9.150m
3

/s. Trong mùa kiệt lưu
lượng giảm xuống chỉ còn 91,5m
3
/s. Năm 2004 lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 5930
m
3
/s (ngảy 24/7) thấp nhất là 402 m
3
/s (ngày 6/4). Theo tài liệu thuỷ văn mực nước cao
nhất năm 2004 là 8,31 m (ngày 24/8) thấp nhất là 1,32m (ngày 6/4) trung bình là 2,78m
Do là nhánh của sông Hồng, nên sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào
mùa mưa trung bình cứ 1m
3
nước có 1,0 kg phù sa.
Nước Sông Đuống nhạt có kiểu Bicarbonat Calci.
Công thức Kurlov có dạng.
M
0,152
7,7
161757
8
9
4
82
3
pH
MgNaCa
ClSOHCO
Ngoài ra Hà Nội còn có 4 con sông nhỏ là sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu
và sông Tô Lịch. Đây cũng chính là 4 trục thoát nước chính với tổng chiều dài 36,8km.

Các sông này đều đổ vào sông Nhuệ.
 Sông Cà Lồ
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Sông Cà Lồ là một sông nhánh trong hệ thống sông Cầu, bắt nguồn từ dãy Thằn
Lằn (nhánh của dãy Tam Đảo), chảy qua các huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc cũ), Sóc Sơn
(Hà Nội). Sông Cà Lồ nằm ở phía Đông Bắc dài khoảng 60 km, dòng sông quanh co
uốn khúc, lòng sông hẹp, hai bên bờ dốc, độ dốc lòng sông nhỏ. Đoạn sông chảy qua
địa phận Hà Nội ở Sóc Sơn. Theo tài liệu quan trắc trạm Phú Cường năm gần đây cho
thấy:
Về mùa mưa: mực nước sông vào mùa lũ thay đổi từ 3,07 đến 5,96m, mực nước
nhỏ nhất từ 1,15 đến 1,35 m, lòng sông chảy xiết. Lưu lượng cao nhất 130 m
3
/s, thấp
nhất 43,3 m
3
/s.
Nhìn chung nước sông được cung cấp bởi các nguồn nước trên mặt, nước mưa
và được nước dưới đất thoát ra cung cấp vào mùa khô.
Nước sông Cà Lồ thuộc loại hình: Bicacbonat Calci.
Công thức Kurlov có dạng:
05,7
20
12
4
13
73
3
16,0
pH
Ca

ClSOHCO
M
 Sông Tô Lịch
Được bắt nguồn từ hồ Tây chảy qua nội thành và nhập vào với sông Nhuệ tại
Thanh Trì, sông có chiều rộng nhất là 25,5 m, nhỏ nhất là 4,7 m, trung bình từ 10 ÷15
m. Trước kia sông có chiều dày lớp nước từ 1 ÷ 1,5 m và chiều dày lớp bùn khá lớn từ
0,43 ÷ 1,32 m, nhưng gần đây sông được cải tạo nên chiều dày lớp bùn nhỏ đi và chiều
dày lớp nước tăng lên. Dọc hai bờ sông có rất nhiều cống nước thải sinh hoạt, nước
thải công nghiệp xả trực tiếp vào sông khoảng 25.000m
3
/ng khiến nước ô nhiễm
nghiêm trong. Nước thải công nghiệp chứa các hợp chất hữu cơ, hydrocarbon, hợp chất
hữu cơ dùng làm thuốc sâu, dầu mỏ, các chất độc hại như phenol, cyanur và các chất
vô cơ như axit, kiềm, ammoniac, sulfua hydro, các kim loại nặng (Mn,As, Zn,Hg, Pb,
Cu…) Hệ số thấm lớp bùn đáy sông phân tích thay đổi từ 0,0106 ÷ 0,023 m/s. Lưu
lượng mùa khô từ 2,339 ÷4,143 m
3
/s
Công thức Kurlov có dạng:
6,7
263341
31
63
3
335,0
pH
MgCaNa
ClHCO
M
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội

 Sông Kim Ngưu:
Sông được bắt nguồn từ các hồ nội thành chảy theo ướng Bắc Nam tới Thanh trì
nhập với sông tô lịch, sông rộng 6 đến 12 m, chiều dày lớp nước trong sông từ 0,5 ÷
1,35 m. Lưu lượng dòng về mùa khô 3,4 m
3
/s, chiều dày lớp bùn là 1m. Hệ số thấm là
0,0113 ÷ 0,013 m/ng. Giống như sông Tô Lịch sông Kim ngưu cũng đã và đang được
cải tạo nhưng nước thải do sinh hoạt hay nước thải công nghiệp vẫn thải trực tiếp
xuống sông nên nước sông cũng bị ô nhiễm nặng
Công thức Kurlov có dạng:
3,7
183639
22
77
3
42,0
pH
MgCaNa
ClHCO
M
b) Hệ thống đầm hồ
Hà Nội có hàng trăm hồ lớn nhỏ: hồ như hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, hồ Hoàn Kiếm,
hồ Thuyền Quang, hồ Văn Chương, hồ Giảng Võ, hồ Thủ Lệ và nhiều hồ nhỏ khác
nhưng nay hồ đã bị lấp nhiều vì đô thị hoá.(chi tiết xem bảng 3)
Hồ Tây có diện tích mặt nước khoảng 526 ha, lớp nước hồ biến đổi từ 1,5 đến
2,3 m, kết quả quan trắc trạm thuộc mạng quan trắc chuyên Hà Nội cho thấy mực nước
lớn nhất vào mùa mưa trung bình là 6,34 m, mức nước nhỏ nhất trung bình 5,56 m. -
Hồ Trúc Bạch có diện tích 26 ha, chiều dày lớp trung bình là 2,0 m.
Hồ Quảng Bá có chiều sâu lớn nhất khoảng 15,8 m.
Các hồ ở ngoại thành (hồ Yên Sở, Linh Đàm, Hạ Đình, Pháp Vân ) thường

được sử dụng để nuôi cá. Do việc bơm trực tiếp nước thải từ các sông mương vào, nên
vùng đầu hồ thường có BOD5 lớn (trên 30 mg/l), hàm lượng NH
4
+
từ 5 - 15 mg/l.
Phía Bắc sông Hồng có đầm Vân Trì dạng chữ V chỗ rộng nhất đến 300 m dài 7
km có diện tích khoảng 1,5 km
2
, chiều dày lớp bùn đáy hồ trung bình 0,3 m.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung mực nước các sông và hồ những năm
gần đây đều có dấu hiệu suy giảm, nguyên nhân là do thời tiết khô hạn kéo dài, sự phát
triển đô thị hoá gây cản trở các dòng mặt thậm chí rất nhiều hồ bị lấp và thu hẹp về
diện tích 64,49% và bị ô nhiễm nghiêm trọng từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Bảng 3: Các hồ trong nội thành Hà Nội ( hecta)
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
TT Tên hồ
Diện tích hồ
TT Tên hồ Diện tích hồ
1
Hồ Hoàn Kiếm
11,90 17 Hồ Thủ Lệ 12,00
2 Hồ Trúc Bạch 26,00
18
Hồ Giảng Võ 6,00
3 Hồ Bảy Gian 1,00 19 Hồ Ngọc Khánh 3,50
4 Hồ Đầm 0,70 20 Hồ Văn Chương 2,80
5 Hồ Thành
Công
6,80 21 Hồ Giám 2,5
6 Hồ Trung Tự 5,00 22 Hồ Linh Quang 3,00

7 Hồ Đống Đa 18,60 23 Hồ Ba Mẫu 4,50
8 Hồ Phương
Liệt 1
0,90 24 Hồ Kim Liên 5,00
9 Hồ Phương
Liệt 2
0,75 25 Hồ Nghĩa Đô 5,20
10 Hồ Thanh
Nhàn 1
16,00 26 Hồ Tân Mai 1,10
11 Hồ Thanh
Nhàn 2
2,90 27 Hồ Hố Mẻ 1,30
12 Hồ Bảy Mẫu 23,10 28 Hồ Hào Nam 1,30
13 Hồ Thuyền
Quang
5,00 29 Hồ Định Công 17,00
14 Hồ Hai Bà
Trưng
1,30 30 Hồ Linh Đàm 67,50
15 Hồ Giáp Bát 1,90 31 Hồ Tây 567,00
16 Hồ Thương
Mại
2,00 32
Hồ Điều hòa Yên
Sở
45,60
Tổng
sooss
32 hồ

867,75
(Nguồn Công ty Thoát nước Hà Nội - 2002)
1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
1.2.1. Đặc điểm dân cư
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước,
đó cũng là nơi thu hút dân cư từ các vùng nông thôn làm cho mật độ dân cư ngày càng
cao
Số dân của thành phố Hà Nội là 3055300 người trong đó dân nội thành chiếm
53%, ngoại thành chiếm 47% . Mật độ dân số phân bố rất không đều, các quân nội
thành trung bình là 19163 người /km
2
, đông nhất là quận Hoàn Kiếm mật độ lên tới
37265 người /km
2
, ở ngoại thành là 1721 người /km
2
. Là thành phố có mật độ cao nhất
Việt Nam dẫn tới lượng nước khai thác nước ngày càng tăng, lượng chất thải công
nghiệp và sinh hoạt càng lớn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như trữ lượng
nước dưới đất.
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố trong 5 năm qua,
Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng, tiếp tục tạo ra những biến đổi tích cực
trên các lĩnh vực:
Kinh tế thủ đô đã phát triển nhanh và khá toàn diện: cơ cấu kinh tế công nghiệp
- dịch vụ - nông nghiệp hình thành rõ rệt và đang chuyển dịch sang dịch vụ - công
nghiệp - nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Năm 2005, Hà Nội đạt hơn 8% GDP,
hơn 10% giá trị sản lượng công nghiệp, 8% kim ngạch xuất khẩu, 13,8% tổng thu ngân
sách nhà nước, gần 11% vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước; GDP bình quân đầu người

đạt gấp gần 2,4 lần cả nước… đến năm 2007 tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 11,5%,
trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp và xây dựng tăng 13%, dịch vụ tăng 11%, nông
lâm thuỷ sản tăng 1,1%.
a) Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới, giá trị sản xuất công nghiệp tăng
16,5%; một số ngành sản xuất có mức tăng trưởng cao: sản xuất thiết bị văn phòng
tăng 77,2%, sản suất phương tiện vận tải khác tăng 21%. Bước đầu triển khai tích cực
chương trình hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của các ngành thiết
bị điện - điện tử - công nghệ thông tin liên lạc, cơ khí, chế biến thực phẩm đồ uống, dệt
may cao cấp, hoá dược… Các doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng sản xuất.
Có nhiều loại xí nghiệp công nghiệp bao hàm nhiều loại hình sản xuất từ cơ giới
khí mạ điện, hợp chất sơn, phân bón, năng lượng thủy tinh, vật liệu xây dựng đến các
ngành dệt, nhuộm thuộc da, chế biến thực phẩm… đang là nguồn phát sinh các chất
thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước
Rác thải công nghiệp thường làm cho hàm lượng Mn, Cr, NH
4
…trong nước
dưới đất tăng lên.
b) Sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp chiếm 47,3%, phân bố ở các huyện ngoại thành: Thanh Trì
(5600ha), Từ Liêm (4600ha), Gia Lâm (9200ha), Đông Anh (khoảng 10000ha), và Sóc
Sơn (13000ha).
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Trong sản xuất nông nghiệp, người ta dùng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, trừ sâu, diệt cỏ. Hiện có 90% đất canh tác được dùng thuốc bảo vệ thực vật và khối
lượng dùng ngày càng nhiều. Nhiều loại thuốc chứa chlorhữu cơ, thuỷ ngân, arsen và
các kim loại nặng khác, Nhóm lân hữu cơ có độc tính rất cao. Lượng phân bón dùng
trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc chủ yếu làm tăng nồng độ nitrat, NH
+

4
trong nước dưới đất. Một vấn đề đáng chú ý về loại chất thải trong nông nghiệp đó là
lượng thuốc phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Đây là những loại có tính độc hại cao
và là nguồn nhiễm bẩn cho nước dưới đất khi ngấm xuống. Tùy vào độ sâu thế nằm
của tầng chứa nước mà mức độ, mối đe dọa nhiễm bẩn nước dưới đất khác nhau.
1.2.3. Quá trình đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa ở nước ta đã và đang làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện
môi trường và tài nguyên ở cả thành thị lẫn nông thôn. Tại thành phố Hà Nội, tình
trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng bởi các hoạt động công nghiệp, sản
xuất năng lượng và giao thông. Ô nhiễm bởi khí thải, bụi đã đến mức báo động; ô
nhiễm do chất thải rắn đang trở thành mối lo ngại của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, tình
trạng suy giảm nguồn tài nguyên nước (ô nhiễm và cạn kiệt) đang làm ảnh hưởng
không nhỏ tới tính phát triển bền vững của các đô thị.
Nhằm phục vụ quá trình đô thị hóa, công nghiệp đang diễn ra với tốc độ nhanh,
các hoạt động xây dựng đường giao thông, nhà cửa diễn ra mạnh mẽ đã làm bê tông
hóa bề mặt, dẫn đến diện tích cung cấp nước từ nước mưa, nước mặt cho nước nước
dưới đất ngày càng bị thu hẹp, gây cạn kiệt nguồn bổ cập cho nước dưới đất. Đặc biệt
với các hoạt động khoan, khai đào cho mục đích xây dựng, thăm dò địa chất, tìm kiếm
khai thác nước ngầm diễn ra sôi động. Nhiều nhà cao tầng mọc lên với hệ thống các
các lỗ khoan khảo sát địa chất công trình, hệ thống móng khoan cọc nhồi được phát
triển. Đây cũng chính là một trong những con đường dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm
nguồn nước dưới đất chưa được quan tâm và quản lý.
Các hoạt động kinh tế- nhân sinh đã tạo ra chất thải, nước thải chứa đựng nhiều
chất bẩn gây ô nhiễm môi trường.
Về nước thải:
Hiện nay mỗi ngày toàn vùng nội thành thải ra khoảng 400- 500.000m
3
nước
thải sinh hoạt và công nghiệp chưa được xử lý, trong đó có cả nước thải của các bệnh
viện. Lượng nước thải này trực tiếp đổ vào các hồ nằm sâu trong vùng nội thành sau đó

Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
chảy vào các sông Lừ, Sét, Kim Ngưu, rồi tất cả đều đổ vào sông Tô Lịch và chảy ra
sông Nhuệ, làm cho sông hồ đều trở thành những “ sông chết”.
Nước thải ở thành phố Hà Nội là một trong những tác động chính gây nên tình
trạng ô nhiễm nguồn nước và có xu hướng ngày càng xấu đi.
Về chất thải rắn
Lượng rác thải sinh hoạt ở thành phố Hà Nội ước tính khoảng 3500 tấn là chất
rác thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn. Số rác này
được đem chôn lấp tại 6 bãi rác: Nam Sơn (Sóc Sơn) với khối lượng trung bình khoảng
3000 tấn/ngày, Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Xuân Sơn (Sơn Tây), núi Thoong (Chương Mỹ) và
nhà máy xử lý rác Cầu Diễn, Seraphin Sơn Tây.
Chất rắn công nghiệp khoảng 750 tấn/ngày, mới thu gom khaorng 637-675
tấn/ngày và mới xử lý khoảng 60% lượng chất thải rắn công nghiệp thu gom được. Chủ
yếu chất thải rắn công nghiệp được xử lý ở bãi Nam Sơn.
Về chất thải rắn y tế nguy hại của một số bệnh viện, hiện đã thu gom và xử lý
tập trung tại lò đốt chất rắn thải y tế Cầu Diễn với công suất 5 tấn/ngày, phần tro xỉ
được đóng rắn và đem chôn lấp.
Nghĩa trang Văn điển hoạt động từ năm 1958 đến nay mỗi năm chôn cất khoảng
2700 người chết ngoài ra còn nhiều nghĩa trang nhỏ ở các vùng ngoại thành, gây ô
nhiễm nghiêm trọng và bệnh tật cho dân cư quanh vùng và đó cũng là nguồn gây ô
nhiễm nặng đối với nước dưới đất đặc biệt là các tầng nông. Bãi rác Mễ trì, Sóc sơn có
nguy cơ gây ô nhiễm nặng nguồn nước.
Như vậy ta thấy công tác thu gom xử lý nước thải, chất thải rắn tại các đô thị
chưa được triệt để và còn nhiều bất cập. Điều này đã dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm
nguồn tài nguyên nước dưới đất ở một số các đô thị.
1.2.4. Tình hình khai thác nước
Thành phố Hà Nội hầu như sử dụng 100% các nguồn nước dưới đất. Với tốc độ
đô thị hoá, dân số gia tăng nhanh chóng, công nghiệp, nông nghiệp phát triển. Việc
khai thác nước dưới đất tăng lên rất mạnh với hình thức khai thác đa dạng. Hiện nay có
ba hình thức khai thác nước dưới đất chủ yếu: khai thác tập trung, khai thác công

nghiệp đơn lẻ và khai thác cung cấp nước ở vùng nông thôn.
a) Hình thức khai thác nước dưới đất tập trung:
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Có đặc điểm là khai thác với số lượng lớn do các cơ quan chuyên môn (các
Công ty Kinh doanh nước sạch) quản lý, cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt
và sản xuất. Đây là hình thức khai thác chủ yếu cung cấp phần lớn nhu cầu nước của
thành phố. Các giếng khai thác được sắp xếp theo các hình dạng khác nhau (chủ yếu là
dạng đường thẳng và diện tích) tập trung ở các khu vực riêng gọi là bãi giếng. Nước
khai thác từ giếng khoan lên là nước thô được dẫn đến nơi xử lý là nhà máy nước.
Nước sau khi xử lý theo mạng phân phối đến các hộ tiêu dùng.
Hiện nay đang tồn tại 12 bãi giếng lớn và hàng loạt các nhà máy nước nhỏ ( còn
gọi là trạm cấp nước).
Hình thức khai thác nước tập trung có lịch sử phát triển lâu dài và ngày càng
phát triển về số lượng bãi giếng cũng như số lượng lỗ khoan và lưu lượng khai thác.
Sớm nhất là nhà máy nước Yên Phụ được xây dựng từ 1909 ở khu vực ven sông
Hồng từ cầu Long Biên đến đầu đường Thanh Niên với công suất khai thác ban đầu là
20.000m
3
/ng. Sau đó, các nhà máy nước khác cũng được xây dựng như Đồn Thuỷ
(1931), Bạch Mai (1936, Ngọc Hà (1939), Ngô Sĩ Liên (1944). Khi tiếp quản Thủ Đô
năm 1954, tổng lượng nước khai thác từ các nhà máy kể trên vào khoảng 40.000m
3
/ng.
Sau hoà bình (1954) cùng với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tốc độ đô
thị hoá thủ đô Hà Nội phát triển nhanh chóng: gia tăng dân số và phát triển công
nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, kéo theo sự tăng lên nhanh tổng nhu cầu về
nước. Do đó, việc khai thác nước dưới đất tập trung đã được đẩy mạnh như cải tạo ( bổ
sung giếng khoan mới, cải tạo hoặc khoan lại giếng cũ, ở các bãi giếng đã xây dựng),
và xây thêm bãi giếng mới.
Trong những năm 50, xây dựng và đưa vào hoạt động bãi giếng Lương Yên

(1958), những năm 60 – bãi giếng Tương Mai (1961), Hạ Đình (1965), những năm 80-
bãi giếng Mai Dịch (1985), Pháp Văn (1985), những năm 90 mở rộng bãi giếng Mai
Dịch (1992), Ngọc Hà và Lương Yên (1993), Yên Phụ (1997), Gia Lâm (1998), những
năm 2000 xây dựng và đưa vào hoạt động bãi giếng Cáo Đỉnh (2001), và các bãi giếng
Nam Dư (2004), Bắc Thăng Long, mở rộng các nhà máy nước Cáo Đỉnh, Gia Lâm và
hàng loạt các trạm nước nhỏ khác như Yên Viên, Khương Trung, Đại Kim,….
Lưu lượng nước dưới đất khai thác bình quân tăng theo thời gian, được tổng hợp
thống kê ở bảng 4 và hình 3 dưới đây.
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Trước năm 1954: 22.000 - 25.000m
3
/ng.
Thập niên 60: 142.000 - 145.000m
3
/ng.
Thập niên 70: 175.000m
3
/ng.
Thập niên 80: 300.000m
3
/ng.
Thập niên 90: 350.000 - 390.000m
3
/ng.
Hiện nay khai thác với lưu lượng khoảng 580.000m
3
/ng gấp 23 lần so với giai
đoạn đầu.
Hình 3: Đồ thị diễn biến lượng khai thác tập NDĐ trung bình quân theo thời
gian thành phố Hà Nội

Bảng 4: Tổng hợp lượng khai thác bình quân tại các bãi giếng tập trung
STT I . Bãi giếng Lớn II . Trạm cấp nước lớn
Nhà máy
nước
Công suất khai
thác (m
3
/ng)
Nhà máy
nước
Công suất
khai thác
(m
3
/ng)
1 Cáo Đỉnh 62000 Bách Khoa 2500
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
STT
I . Bãi giếng Lớn II . Trạm cấp nước lớn
Nhà máy
nước
Công suất khai
thác (m
3
/ng)
Nhà máy
nước
Công suất
khai thác
(m

3
/ng)
2 Lương Yên 49080 Bạch Mai 6500
3
Pháp Vân 22464
Khương
Trung
4 Hạ Đình 28000 Quỳnh Mai 3000
5 Tương Mai 25000 Lăng Bác 20000
6 Ngọc Hà 40000 Vân Đồn 4800
7 Mai Dịch 45000 Kim Giang 2000
8 Ngô Sĩ Liên 50000 Giáp Bát 1000
9 Yên Phụ 110000 Cao Xà Lá 10000
10 Gia Lâm 20000 Đông Anh 2000
11
Nam Dư
Thượng
42700 Nội Bài 5000
12
Bắc Thăng
Long
20000
Thủy Lợi 3000
Đồn Thủy 5400
Kim Liên 2000
Cộng 514244 Cộng 67200
Tổng cộng 581444
Hiện nay, việc khai thác tập trung thực hiện ở 164 giếng khoan vào tầng chứa
nước pleistocen (qp) tập trung thành 12 bãi giếng lớn và 14 bãi giếng nhỏ (trạm cấp
nước) có vị trí như ở hình 4.

ỏnh giỏ hin trng suy thoỏi ti nguyờn nc di t vựng H Ni
Hỡnh 4: Bn v trớ cỏc bói ging khai thỏc tp trung H Ni (cha m rng).
Qun lý vn hnh vic khai thỏc nc tp trung do cụng ty kinh doanh nc
sch H Ni qun lý cú i ng cỏn b k thut v cụng nhõn lnh ngh v cp thoỏt
nc m nhim t khõu bm khai thỏc t ging, truyn dn v khu x lý, nc sau
khi x lý t tiờu chun n ung, phõn phi bỏn cho cỏc h tiờu dựng.
b) Khai thỏc cụng nghip n l
Tn ti ph bin vựng thnh ph H ni. Do mng li cung cp ca thnh
ph khụng ỏp ng c nhu cu nc cho n ung v sinh hot, c bit l sn
xut, cỏc n v cụng ty sn xut kinh doanh, cỏc n v hnh chớnh s nghip hoc lc
lng v trang t khoan gii quyt vn cung cp nc cho mỡnh. Theo s liu
iu tra ca Liờn on Quy hoch v iu tra Ti nguyờn nc Min Bc nm 2007 cú
531 ging khoan khai thỏc kiu ny. Hu ht cỏc c quan khụng lu tr ti liu ging
( ti liu v h s ging khoan khai thỏc, cỏc kt qu thớ nghim thm dũ v tr lng,
cht lng nc di t) khụng tớnh toỏn ghi chộp thi gian khai thỏc, lu lng khai
thỏc, khụng theo dừi din bin ng thỏi nc di t v cỏc tỏc ng mụi trng
trong quỏ trỡnh khai thỏc, ). Vic kho sỏt ch yu l dũ hi cỏc cỏn b qun lý v
cụng nhõn vn hnh xỏc nh ỏng chng v thi gian khai thỏc, sau ú da vo cụng
sut mỏy bm tớnh toỏn lu lng khai thỏc bỡnh quõn.
32
37
6
23
0702
27
22
17
92 97
92 97
02

6
23
07
12
72
12
17
23
72
5
23
5
82
77
77
82 87
87
22
27
32
37
Nam D
42.700
Gia Lâm
20.000
Lơng Yên
49.080
Tơng Mai
25.000
Pháp Vân

22.464
Yên Phụ
110.000
NS.Liên
50.000
Ngọc Hà
40.000
Hạ Đình
28.000
Mai Dịch
45.000
Cáo Đỉnh
62.000
20.000
BTLong
h. gia lâm
1
Than h trì
h. từ liêm
Hà Nội
Q. cầu giấy
s
ô
n
g

h

n
g

h


t
â
y
s

ô

n

g



Đ

u



n

g
Điểm q
uan trắ
c mạn
g quốc
gia

Nationa
l Mon
itoring
netwo
rk
Bãi giế
ng kha
i thác t
ập trun
g
Công s
uất, m3
/ng
BTLong
20000
Q62(2)
Q23a
Q64(2)
Q67
Q65(3)
Q66(3)
Q32
Q121
Q33
Q34(2)
Q35
Q120(3)
Q.57a
Q.58a
Q.60a

Q.68b
Q.69a
Q.75a
Q.119b
Q.36
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Kết quả khảo sát cho thấy:
Vùng phía nam sông Hồng có 388 giếng khai thác với lưu lượng bình quân
124.000m
3
/ng
Vùng phía bắc sông Hồng có 60 giếng khai thác với lưu lượng bình quân
17.970 m
3
/ng
Vùng Gia Lâm – Long Biên có 82 giếng khai thác với lưu lượng bình quân
17.430 m
3
/ng
Như vậy toàn thành phố Hà Nội có 531 giếng ( chắc còn thấp hơn so với thực
tế) khai thác với lưu lượng bình quân khoảng 159.500m
3
/ng.
Khai thác công nghiệp đơn lẻ nước dưới đất ở thành phố Hà Nội có các đặc
điểm sau:
Tầng chứa nước khai thác tương tự như loại hình khai thác tập trung là tầng
chứa nước pleistocen (qp)
So với khai thác tập trung, loại hình này có số lượng giếng lớn, song lưu lượng
khai thác nhỏ.
Chế độ khai thác không cố định

Đại đa số các hộ khai thác chỉ có 1 giếng khoan, chỉ có 1 số cơ sở sản xuất lớn
mới có 1 vài giếng khoan như : nhà máy dệt 8-3 có 5 giếng, khu đô thị Định Công 5
giếng, nhà máy cao su sao vàng 4 giếng, nhà máy sợi Hà Nội 4 giếng, nhà máy bia Hà
Nội 3 giếng,
c) Khai thác nước dưới đất vùng nông thôn
Phát triển chủ yếu ở các huyện ngoại thành cung cấp cho các hộ gia đình ở các
vùng nông thôn. Nhân dân vùng nông thôn của thành phố Hà Nội từ xa xưa thường sử
dụng các nguồn nước mưa, nước mưa, nước mặt để ăn uống sinh hoạt. Đầu những năm
60 phát triển loại hình giếng khơi để khai thác các tầng chứa nước nông. Đến những
năm 80 thì khoan các lỗ khoan đường kính nhỏ và khai thác các tầng chứa nước sâu
hơn. Những năm gần đây được sự tài trợ của Nhà nước đã xuất hiện và phát triển hình
thức cung cấp nước tập trung với giếng khoan đường kính lớn cung cấp cho cả tụ điểm
dân cư như thôn, xã, song chưa được phổ biến. Giếng đào và giếng khoan đường kính
nhỏ là hình thức khai thác phổ biến nhất hiện nay theo mô hình mỗi nhà một giếng. Kết
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
quả điều tra năm 2008 của Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên nước trong địa
bàn thành phố Hà Nội để phục vụ công tác quản lý có khoảng 200.000 giếng khoan
đường kính nhỏ và khoảng 40 giếng khoan cấp nước tập trung cho cụm dân cư.
Nếu tính trung bình 1 giếng khoan khai thác đường kính nhỏ khoảng 1m
3
/ng thì
lượng khai thác này khoảng 200.000m
3
/ng. Đối với các giếng khai thác tập trung phục
vụ cấp nước cho các tụ điểm dân cư, tính trung bình khoảng 2000m
3
/ng thì tổng lượng
khai thác khoảng 80000m
3
/ng. Tổng lượng khai thác nước nông thôn vào khoảng

280.000m
3
/ng.
Khai thác nước dưới đất vùng nông thôn có các đặc điểm sau:
Các giếng khai thác tập trung cho cụm dân cư có đường kính lớn (trên 100mm),
khoan sâu, khai thác vào tầng chứa nước pleistocen (qp1), đã có hệ thống xử lý nước.
Đa phần các giếng khoan Unicef có đường kính nhỏ ( 48-60mm) khai thác tầng
chứa nước Holocen (qh) hoặc phần trên của tầng chứa nước Pleistocen
Đại đa số các trường hợp mỗi lỗ khoan cung cấp cho một gia đình để ăn uống,
sinh hoạt, ngoài ra có thể tưới cây trong vườn, phục vụ chăn nuôi. Phương tiện khai
thác và xử lý thủ công đơn sơ, đại đa số các trường hợp là bơm tay.
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT- ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
2.1. Đặc điểm địa chất
Tổng hợp các nguồn tư liệu nghiên cứu địa chất ở tỷ lệ 1:200 000 và 1:50 000
… thuộc diện tích thành phố Hà Nội cũ và vùng phụ cận (1973,1989,1994) có thể
thấy: Nhìn chung, thành phố Hà Nội nằm trên một cấu trúc địa chất khá phức tạp.
Trong diện tích thành phố Hà Nội có mặt không liên tục các phân vị địa tầng từ
Neoproteozoi đến Kainozoi với tổng bề dày trên 3600m.
Dưới đây em trình bày cụ thể điều kiện địa chất thành phố Hà Nội.
2.1.1. Địa tầng
Trong diện tích Hà Nội có mặt không liên tục các phân vị địa chất từ
Neoproterozoi đến Kainozoi gồm 16 phân vị địa tầng, có 7 phân vị địa tầng trước Đệ tứ
và 9 phân vị địa tầng Đệ tứ được mô tả từ cổ đến trẻ như sau:
a) Các thành tạo địa chất trước kỷ Đệ Tứ
Đó là các loại đá gốc gắn kết lộ ra trên bề mặt chiếm diện tích hơn 100km
2
,
phân bố ở một số vùng đồi núi huyện Sóc Sơn và một vài đồi sót huyện Đông Anh.
Còn các loại đá gắn kết khác, kể cả đá biến chất cao nằm chìm ở các độ sâu khác nhau

( có chỗ gần 200m) và bị các trầm tích Đệ Tứ bở rời phủ lên trên.
Theo thời gian thành tạo ta có thể sắp xếp các đá gắn kết có tuổi từ cổ đến trẻ
như sau:
NEPROPOTEROI – CAMBRI HẠ
Loạt sông Chảy( NP-ε
1
sc)
Được Đovjikov A.E. xác lập năm 1965 là một phức hệ sau đó được mô tả là hệ
tầng sông chảy.
Trên diện tích Hà Nội, loạt sông chảy chỉ mới phát hiện được qua lỗ khoan ở
phía bắc, tây bắc Đông Anh. Thành phần gồm đá hoa xám đen đến xám sáng cấu tạo
khối và đá gneis, vùng ven đô còn gặp đá phiến kết tinh, quaczít. Bề dày của loạt chỉ
quan sát được 83,5 m trong các lỗ khoan . Dựa vào thành phần thạch học, tướng đá
tầng được xếp vào phân vị địa chất thuỷ văn tương đối giàu nước.
Đánh giá hiện trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội
MESOZOI
Trias trung, Anisi.
Hệ tầng Khôn Làng (T
2
a kl)
Hệ tầng do Nguyễn Kinh Quốc xác lập theo mặt cắt gần bản Khôn Làng (Lạng
Sơn). Trên địa bàn thành phố Hà Nội, hệ tầng phân bố thành các dải ở Vệ Linh, núi
Dõm, núi Cử Rừng, núi Đôi…
Mặt cắt lộ ra ở núi Am Lom từ sông Đồng ca đến núi Dõm đến Thanh Hà , từ
dưới lên gồm 4 tập:
Tập 1: bột kết màu tím nhạt, nâu đỏ, phân lớp dày, xen các lớp mỏng, cát kết hạt
nhỏ đến vùa, chứa các kết hạch, thế nằm khá bình ổn với góc dốc 15 ÷ 20
0
, dày 170 m.
Tập 2: cát kết hạt nhỏ, màu vàng nâu, phân lớp dày,xen với bột kết màu nâu

nhạt. Bột kết, cát kết hạt mịn bị lục hoá, phần hạt vụn gồm thạch anh chiếm 45%, thành
phần Plagiocclas, felspat kali 25%, mảng quắc zít 25%, Silic 3%, turmalin 3%,
muscovit 1%, xi măng chủ yếu là silíc tái kết tinh. Thành phần sét bị biến đổi thành
biotit dạng vẩy, sét còn lại có màu nâu bẩn. Dày 200 m
Tập 3: bột kết tuf màu xám, phân lớp dày 10 ÷ 15 cm, xen lớp mỏng cát kết tuf.
Phần trên của tập có xen thấu kính phun trào xít và felsít dày 4÷ 10 m, màu tím nhạt,
vàng nâu, xám xanh. đá phun trào ryolit porphyr ít nhiều đã biến đổi , nhưng vẫn còn
để lại nhứng ban tinh.
Bột kết bị biến chất yếu, đá bị vò nhàu uốn nếp mạnh. Dày 200 m
Tập 4: cát bột kết màu xám phân lớp dày 10 ÷ 15 cm, bột kết ít khoáng màu tím
đen đỏ, sét kết,phân lớp mỏng đến vừa 10 ÷ 20 cm hoặc dày 40 cm. Dày 250 m.
Tổng công bề dày của hệ tầng 650 ÷ 845 m.
Tại vùng Ba Tương, Am Lom, núi Quán quan sát được hệ tầng nằm chỉnh hợp
dưới hệ tầng Nà Khuất, ranh giới dưới của hệ tầng chưa quan sát được. Dựa vào quan
hệ địa tầng kể trên cvà đối sánh vơi mặt cắt Tría chưa phun trào felsichệ tầng Khôn
Làng được định tuổi là Anisi, thuộc Trias. Tầng được cấu tạo bởi là bột kêt, cát kết
nhưng đã bị biến chất mạnh nên tầng được xếp vào loại nghèo nước.
Hệ tầng Nà Khuất (T
2
nk)

×