Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN mầm non Làm đồ chơi và xây dựng môi trường góc mở khuyến kích trẻ hoạt động tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.38 KB, 4 trang )

.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" LÀM ĐỒ CHƠI VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GÓC MỞ
KHUYẾN KÍCH TRẺ HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC"
I. LÝ DO TÁC GIẢ CHỌN ĐỀ TÀI.
Xu thế đổi mới mạnh mẽ của nền Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng là
lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động nhằm
phát huy những năng lực chung cho trẻ, đáp ứng với việc bước đầu hình thành những con
người mới cho xã hội hiện đại và không ngừng phát triển. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất
ngây thơ, hồn nhiên, nhưng cũng rất ham thích được học hỏi những cái mới lạ, vậy,
người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ vừa có thể vui chơi một cách hồn nhiên,
nhưng cũng có thể tiếp nhận được những kiến thức mà cô giáo muốn truyền đạt đến trẻ?
Để trẻ không những tiếp nhận những kiến thức đó một cách thụ động mà phải tích cực,
chủ động, thích được khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh – những yếu tố rất
quan trọng giúp cho việc hình thành ở trẻ những kỹ năng ban đầu giup trẻ sẵn sàng tiếp
nhận tri thức của loài người sau này.
Chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non, trẻ: “Học bằng chơi, chơi mà học”
Qua các trò chơi, trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trẻ luôn muốn
được thể hiện cái tôi của mình, muốn được làm những hành động của người lớn, và
không gì có thể giúp trẻ học làm người lớn tốt hơn đó là những trò chơi đóng vai theo chủ
đề. Qua chơi các góc, trẻ được hòa mình vào thế giới của người lớn, một thế giới thật
trong trí tưởng tượng của trẻ.
Từ những suy nghĩ trên, là một giáo viên đã nhiều năm thực hiện chương trình đổi mới
giáo dục, từ thực tế chăm sóc và nuôi dạy trẻ, tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng một
môi trường lớp học có thẩm mỹ, khoa học, một môi trường có nhiều góc mở tạo nhiều cơ
hội cho trẻ trải nghiệm. Và tôi đã sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để hướng dẫn
trẻ làm đồ dùng, đồ chơi để trang trí ở các góc, và trẻ được trải nghiệm bằng chính những
sản phẩm do tự tay trẻ tạo ra, để khuyến khích tính ham hiểu biết, thích khám phá, thích
tìm tòi cái mới lạ và bước đầu phát huy tính tích cực, chủ động ở trẻ. Chính vì vậy, tôi đã
chọn đề tài trên làm Sáng kiến kinh nghiệm, để có thể cùng các bạn đồng nghiệp chia sẻ


những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình mầm non mới, để chương
trình giáo dục mầm non mới đạt kết quả tốt hơn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Phần 1: Xây dựng môi trường góc mở khuyến khích trẻ hoạt động
Tôi đã sử dụng những mảng tường và các giá đồ chơi để thiết kế thành những góchoạt
Mở chủ đề động cho trẻ Tôi đã xây dựng những các góc chơi:
Góc hoạt động được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể dễ dàng lấy, cất
đồ chơi và tự ý bày biện đồ chơi theo ý thích của mình. Sử dụng những sản phẩm do trẻ
tạo ra để trang trí cũng như làm đồ dùng góc chơi, chính việc này làm cho góc hoạt động
không bao giờ cũ đối với trẻ. Vì luôn được thay đổi để phù hợp với các chủ điểm trong
năm học. Các góc hoạt động liên kết mật thiết với nhau, qua
mỗi buổi chơi và ở các nhóm chơi khác nhau, trẻ có thể tạo ra nhiều sản phẩm để trưng
bày, cũng như sử dụng sản phẩm của các bạn khác trong lớp để chơi, chính điều này làm
cho mỗi buổi chơi trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn và mỗi buổi chơi có hiệu quả hơn
với trẻ. Không những vậy, việc tạo ra nhiều sản phẩm còn rèn cho trẻ những đức tính tốt,
như: kiên trì, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình hay người khác tạo ra…
Phần 2: Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau.
Như chúng ta đã biết, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn có trí tưởng tượng cũng như óc sáng tạo
vô cùng độc đáo. Để khuyến khích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ, tôi đã sử dụng
và tận dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi để
phục vụ chính những góc hoạt động trong lớp.
Tôi đã hướng dẫn trẻ tạo ra những sản phẩm từ:
Làm đồ chơi từ giấy bìaVới những nguyên vật liệu như: những viên sỏi, quả thông, hay
dây trang kim, ống hút… Tôi thường trò chuyện với trẻ để cùng trẻ tượng tượng ra với
những nguyên vật liệu này có thể làm thành những sản phẩm gì… rồi cùng trẻ trang trí và
giúp đỡ trẻ để có thể hoàn thành được sản phẩm của mình. Qua các buổi chơi, trẻ có thể
tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo và chính những sản phẩm này được sử dụng để trang trí
vào các góc chơi, điều này càng khuyến khích trẻ hoạt động tích cực.
II. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy ngoài việc trẻ hứng thú với các góc chơi, trẻ còn

rất tích cực hoạt động để có thể tạo ra nhiều sản phẩm giúp cô trang trí các góc lớp, hay
để được khoe với cha mẹ, với bạn bè. Với việc tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có
không những khuyến khích trẻ hoạt động một cách tích cực, tiết kiệm được kinh phí mà
còn là một hình thức liên kết giữa gia đình và nhà trường một cách tự nhiên. Mỗi chủ
điểm mới, cô giáo có thể khuyến khích cha mẹ học sinh cho con em mình mang đến
trường một số đồ dùng mà không sử dụng đến nữa, từ những đồ dùng đó, cô và trẻ tạo ra
những sản phẩm phục vụ quá trình học của trẻ, thông qua đó, gia đình trẻ có thể hiểu
phần nào đó về công việc của cô giáo và cũng như quá trình học tập của con em mình ở
trường, để cùng với nhà trường để giáo dục con. Và cũng chính việc trẻ hoạt động một
cách tích cực, chủ động và sáng tạo đã giúp tôi dễ dàng hơn trong việc đưa đến cho trẻ
những kiến thức mới , hay thông qua các buổi chơi, tôi có thể dễ dàng giúp trẻ tiếp nhận
được những cách ứng xử với thế giới xung quanh.
Việc thiết kế và xây dựng các góc mở, có thể thay đổi dễ dàng phù hợp với thời điểm hay
chủ điểm của năm học còn giúp giảm tải công việc cho giáo viên. Nếu như trước đây, cứ
mỗi chủ điểm mới, tôi phải trang trí lại nhiều góc hoạt hoạt động, hay nhiều mảng tường
trong lớp cho phù hợp với chủ điểm thì bây giờ, cứ mỗi chủ điểm mới, tôi chỉ cần tìm tài
liệu, và hướng dẫn học sinh tạo ra những sản phẩm phù hợp với chủ điểm mới và trang trí
vào khung đã có sẵn. Như vậy, không những tôi có thể lưu giữ lại những sản phẩm do trẻ
tạo ra từ chủ điểm trước mà còn giúp trẻ nhận biết một chủ điểm mới một cách tự nhiên
và dễ dàng mà cô giáo không mất nhiều thời gian để trang trí lại…

×