Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.96 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN


3

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

3

2.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

6

2.3.1. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức ....

6

2.3.2.Chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên đổi mới môi trường...

8

2.3.3. Cải tạo và đổi mới môi trường.....

10

2.3.4. Tổ chức nhiều hoạt động ..........

12


2.3.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện .....

13

2.3.6. Nâng cao khả năng sáng tạo..............

14

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

15

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18

3.1 KẾT LUẬN

18

3.2. KIẾN NGHỊ

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

1 . MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân
tạo bao quanh con người. Môi trường là tài sản chung, tài sản vô giá của cả
cộng đồng. Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, bị huỷ hoại
nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài
nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam rừng tiếp tục bị tàn
phá và thu hẹp; Tài nguyên đất, nước ngọt, đa dạng sinh học đang bị suy


thoái; môi trường ô nhiễm do công nghiệp và đô thị hoá; hệ thống giao thông
cấp thoát nước kém; khói bụi, tiếng ồn, rác thải ...
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu
hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục
bảo vệ môi trường trở thành vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và là vấn
đề có tính xã hội sâu sắc, cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, thông
qua các hoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan
tâm đến các vấn đề của môi trường, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ,
kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.
Xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và giáo dục
bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã có nhiều
văn bản, chỉ thị, nghị quyết về vấn đề bảo vệ môi trường. Bộ giáo dục và đào
tạo đã có công văn hướng dẫn về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ
môi trường trong trường mầm non”, một trong những giải pháp trọng tâm đó
là chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục bảo
vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non”.

Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non là cung cấp cho trẻ
những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của
trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh.
Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể
bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non hoàn toàn có thể
thực hiện được, bởi lẽ giai đoạn trẻ từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm.
Chính trong giai đoạn này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất,
hình thành dồn dập các năng lực khác nhau, đặt nền móng cho những nét cá
tính và các phẩm chất đạo đức của nhân cách. Đây là thời kỳ quan trọng để
hình thành cơ sở của thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh.
Hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non được lồng
ghép, tích hợp vào các giờ học, các hoạt động như: Hoạt động học có chủ
đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, giờ đón trả trẻ...thì
giáo dục bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tiễn ở


nhà trường đã thực hiện, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Đông Hương – TP. Thanh Hóa” để nghiên cứu mong muốn tìm ra các biện
pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là đi sâu vào một số biện
pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mầm non
Đông Hương.
- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức vai trò trách nhiệm của giáo
viên, giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm trọng việc xây dựng môi
trường giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
- Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả

cán bộ giáo viên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động và
giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên một số tài liệu về xây dựng
môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường, các thông tin đại chúng, các
chuyên đề, các tác giả trong ngành ... để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ
cho đề tài.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh
trước và sau khi áp dụng các biện pháp chỉ đạo.
- Phương pháp thực hành: Xây dựng kế hoạch, tập huấn, dự giờ giáo
viên…
- Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu khảo sát
đội ngũ giáo viên và trẻ trước và sau khi áp dụng các biện pháp thực hiện.
- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm: Đánh giá những kết quả,
kinh nghiệm, đối chiếu với thực tiễn.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Chú trọng đến nội dung nâng cao khả năng sáng tạo và tạo môi trường
mở cho trẻ hoạt động .


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Như chúng ta đã biết: Giáo dục bảo vệ môi trường là mối quan tâm của
toàn xã hội. Bảo vệ môi trường là vấn đề tuy không mới nhưng luôn được đặt
lên hàng đầu với bất kì Quốc gia nào. Đặc biệt là ở Việt Nam một Quốc gia
đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại và áp dụng thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, do vậy trong chương trình giáo

dục nói chung đặc biệt là giáo dục mầm non đã đi sâu đề cập đến nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường.
Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non có khái niệm đúng đắn về
môi trường là một việc làm quan trọng để từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.
Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy,
đạo đức, lối sống ... của trẻ trong trường mầm non là văn hóa môi trường,
cùng với nó là xây dựng môi trường giáo dục vừa đảm bảo về kiến thức đồng
thời phù hợp với lứa tuổi mầm non.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
* Thuận lợi:
Bản thân và 100% cán bộ giáo viên trong trường đã được tham gia đầy
đủ các lớp chuyên đề do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức, đặc biệt là
chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt
trình độ chuẩn, trong đó có 82% trên chuẩn, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm
huyết, giàu kinh nghiệm việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Đã thực hiện chuyên đề trong nhiều năm nên cơ sở vật chất, trang thiết
bị, đồ dùng đồ chơi ở các lớp và nhà trường tương đối đồng đều, đáp ứng
được yêu cầu của trường chuẩn Quốc Gia. Các phòng học rộng rãi thoáng
mát, đảm bảo đúng quy định. Khuôn viên nhà trường trong năm học này đã
được đầu tư cải tạo có nhiều cây xanh, có môi trường sạch sẽ, khuôn viên
thoáng mát, mua sắm bổ sung thêm nhiều trang thiết bị đồ chơi ngoài trời và
đồ dùng đồ chơi các nhóm lớp cho bé hoạt động vui chơi …
Trong những năm gần đây, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện chăm lo về cơ sở vật chất
để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Bên cạnh đó nhà trường có
sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban chấp hành hội cha mẹ phụ huynh học sinh đã
luôn sát cánh phối hợp có hiệu quả cùng nhà trường trong việc chăm sóc giáo


dục trẻ, tài trợ kinh phí cho các hoạt động thi đua, tuyên truyền, xây dựng cơ

sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường.
* Khó khăn :
- Số trẻ đến trường ngày càng đông nên diện tích so với số trẻ vẫn còn
thiếu, đồ dùng, đồ chơi tuy đã được cải thiện nhưng so với yêu cầu còn chưa
đủ đáp ứng các hoạt động của trẻ.
- Một số giáo viên còn đối phó trong việc thực hiện nội dung chuyên đề
như: trang trí, tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho trẻ, phụ huynh, tự làm
đồ dùng đồ chơi...
Để xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục bảo vệ môi trường trong
trường Mầm non Đông Hương có hiệu quả tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm
học 2016 - 2017
Kết quả như sau:
TT

Nội dung

I

Điều kiện thực hiện
Số lớp có công trình vệ sinh đảm bảo
yêu cầu và có đầy đủ đồ dùng tối thiểu
phục vụ chăm sóc vệ sinh cho trẻ.
Số lớp có môi trường trong lớp sinh
động, phong phú theo hướng mở, linh
hoạt....vị trí phù hợp với tính chất hoạt
động của từng góc. Sắp xếp khoa học,
thuận tiện với trẻ khi sử dụng.
Số lớp có nhiều loại đồ dùng, đồ chơi,
tranh ảnh.... do cô và trẻ sưu tầm, tự làm
bằng phế liệu và các nguyên vật liệu sẵn

có ở địa phương
Môi trường ngoài lớp học (sân chơi
rộng, đảm bảo an toàn, đủ 5 loại đồ chơi
ngoài trời, có đa dạng các loại cây, có
vườn thiên nhiên cho trẻ, có hệ thống
cống rãnh, xử lý rác đúng quy định, có
nguồn nước sạch.....)
Chất lượng đội ngũ
Số cán bộ giáo viên có trình độ chuẩn
trở lên. Nắm vững nội dung chuyên đề.
Xây dựng được kế hoạch chuyên đề phù
hợp thực tiễn
Nắm vững phương pháp, kích thích

1

2

3

4

II

1

Tổng số

Kết quả
Đạt

Chưa đạt
Số
lượng

%

Số
lượng

%

10 lớp

9

90

1

10

10 lớp

8

80

2

20


10 lớp

7

70

3

30

10 lớp

8

80

2

20

26 cô

22

85

4

15


26 cô

22

85

4

15


2

3

4
III

1

2

4

3

được tính tích cực hoạt động và sự say
mê, sáng tạo của trẻ trong khi tham gia
hoạt động, linh hoạt khi tổ chức.

Chú trọng việc xây dựng môi trường
hoạt động, tận dụng phế liệu làm đồ
26 cô
dùng đồ chơi, thường xuyên thay đổi
20 77
6
cách trang trí, sắp xếp trong lớp để tạo
hứng thú cho trẻ.
Sử dụng công nghệ thông tin trong tổ
26 cô
chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi
24 92
2
trường
Chất lượng trên trẻ
Về kiến thức: Trẻ nắm được một số kiến
thức sơ đẳng về môi trường sống, bảo
vệ môi trường và vệ sinh cá nhân.(môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội, mối 420 trẻ/10 lớp 320 62,8 190
quan hệ giữa con người với môi trường,
sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi
trường)...
Về kỹ năng-hành vi: Có thói quen sống
gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường sạch sẽ. Tích cực tham
gia các hoạt động gần gũi, vừa sức để
420 trẻ/10lớp 258 61.4 162
giữ gìn, bảo vệ môi trường trường, lớp,
gia đình, nơi ở. Có phản ứng với hành
vi của con người làm bẩn môi trường và

phá hoại môi trường...
Tự giác thực hiện một số thao tác vệ
420 cháu
265 63 155
sinh cá nhân.
Về thái độ-tình cảm: Yêu quí, gần gũi
với thiên nhiên. Quan tâm chăm sóc,
bảo vệ cây xanh, vật nuôi. Quan tâm 420 cháu
269 64 151
đến những vấn đề của môi trường
trường, lớp, gia đình...

23

8

37,2

38.6

37

36

Kết quả khảo sát trên cho thấy:
- Về điều kiện thực hiện: Các lớp đã tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi
theo quy định. Giáo viên đã biết bố trí sắp xếp các góc chơi, biết phân chia
các góc phù hợp, có sáng tạo trong việc trang trí, sắp xếp, tự làm và sưu tầm
một số đồ dùng đồ chơi nhưng chưa đẹp mắt, chưa thuận tiện cho việc sử
dụng, chưa đa dạng phong phú về chủng loại và chưa thực hiện thường xuyên.

Sân chơi rộng, an toàn, đồ chơi ngoài trời có nhiều chủng loại. Trong
trường có nhiều các loại cây, có vườn thiên nhiên của bé được trồng nhiều


loại rau, củ, quả khác nhau và thay đổi theo mùa nhưng khai thác sử dụng
chưa thường xuyên, bố trí chưa hợp lí, nơi xử lý rác thải chưa kịp thời.....
Chất lượng đội ngũ: 100% có trình độ chuẩn về chuyên môn, được
tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, nắm vững nội dung chuyên đề, tuy nhiên do
đời sống còn khó khăn nên nhiều giáo viên chưa toàn tâm toàn ý với nghề.
Chất lượng trên trẻ: còn nhiều trẻ giao tiếp kém, rụt dè, chưa mạnh dạn
năng động trong các hoạt động, đặc biệt là độ tuổi nhà trẻ và 3 tuổi. Đa số trẻ
có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống, biết hợp tác chia sẻ với mọi
người xung quanh, yêu quý và gần gũi thiên nhiên, biết yêu quý và bảo vệ vật
nuôi cây trồng gần gũi trẻ nhưng kỹ năng thao tác còn vụng về như cách chăm
sóc cây, con vật, thao tác vệ sinh cá nhân còn hạn chế.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1 Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cán bộ giáo
viên, nhân viên trong trường về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ trong trường mầm non:
Ngoài việc tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn do cấp trên tổ chức, tôi còn thường xuyên tổ chức giao ban, sinh hoạt
chuyên môn hàng tuần, hàng tháng với cán bộ giáo viên các tổ và toàn trường,
yêu cầu cán bộ giáo viên thường xuyên tích lũy học hỏi nâng cao hiểu biết về
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tạo môi trường hoạt động theo hướng
mở phù hợp với từng độ tuổi và địa hình không gian từng lớp.
Nội dung chuyên đề được lồng ghép, đan xen trong các chủ điểm và
xuyên suốt trong cả chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ với 4 nội dung cơ
bản là: Con người với môi trường xung quanh trẻ; Con người với động vật và
thực vật; Con người với thiên nhiên; Con người với tài nguyên. Cụ thể:
+ Trong lĩnh vực Con người với môi trường: Giúp trẻ hiểu được thế nào

là môi trường bẩn và môi trường sạch và giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh nơi
công cộng, không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi.
+ Đối với lĩnh vực Con người với thế giới động vật: Thông qua các câu
chuyện “Hoa bìm bìm”, “Hoa dâm bụt” giúp trẻ hiểu thêm về đặc điểm của
con vật, cây cối, cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản ban đầu về mối
quan hệ động- thực vật- con người và môi trường từ đó trẻ sẽ biết ích lợi của
động vật, thực vật đối với con người và ngày càng yêu quý thiên nhiên, không
bẻ cành, hái hoa....
Tổ chức chủ đề Tết và mùa xuân giúp trẻ có kiến thức đơn giản về một
số nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương nơi trẻ sinh sống. Thông


qua các chủ đề như Trường mầm non của bé, Bản thân, Thế giới thực vật,
Phương tiện giao thông... hình thành cho trẻ một số kỹ năng như biết vệ sinh
cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở gọn gàng ngăn nắp, tham gia trồng cây, tưới
cây, bỏ rác vào thùng, thu gom rác bẩn...
Hàng tháng, hàng tuần tổ chức sinh hoạt chuyên môn toàn trường và
theo tổ đều đặn, đổi mới nội dung sinh hoạt, chú trọng triển khai các nội dung
về tạo môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường, rút kinh nghiệm
vệc lồng ghép tích hợp theo các chủ đề, các hoạt động thường xuyên, phù
hợp, hiệu quả
Ví dụ: Đối với chủ đề: “Trường mầm non thân yêu của bé”, ngoài việc
lồng ghép các chuyên đề trọng tâm trong năm, chú trọng chỉ đạo giáo viên lồng
ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động một cách phù
hợp như: trẻ biết yêu trường lớp, cô giáo và các bạn, biết giữ gìn đồ dùng đồ
chơi trong lớp, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi, cất và lấy đồ chơi đúng nơi quy
định, khi ra ngoài trời biết yêu quý bảo vệ các loại cây, hoa, đồ dùng đồ chơi
ngoài trời, biết nhặt lá rụng giúp cô cho vào thùng rác đúng nơi quy định...
Đối với các tổ tôi chia ra 3 tổ: Tổ mẫu giáo lớn, Tổ mẫu giáo nhỡ, bé
và tổ Nhà trẻ, đầu tuần cho các tổ trưởng giao ban những công việc trọng

điểm trong tuần và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở từng độ tuổi, sau
đó tổ trưởng triển khai về các tổ của mình đúng trọng tâm trong tuần.
Thường xuyên dự giờ thăm lớp, luôn có kế hoạch cụ thể cho các nhóm
lớp, xây dựng các giờ dạy mẫu để rút kinh nghiệm. Tăng cường tổ chức cho
giáo viên đi tham quan, học tập cách xây dựng môi trường hoạt động và giáo
dục bảo vệ môi trường tại các trường mầm non trong và ngoài thành phố như:
Trường mầm non Việtkis, Búp Sen Xanh, Trường Thi…
Thường xuyên tổ chức cho giáo viên làm đồ chơi tự tạo theo chủ đề:
mỗi một chủ đề sẽ có 2-3 loại đồ chơi có hiệu quả trưng bày ở văn phòng nhà
trường, cho các tổ tự đánh giá, xếp loại và đưa về các lớp để sử dụng.
Hàng tuần bố trí giáo viên, khuyến khích giáo viên học hỏi thông qua
mạng internet… Sưu tầm tài liệu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ,
truy cập các tranh ảnh trên mạng, lựa chọn băng đĩa về nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường phổ biến cho giáo viên học hỏi lẫn nhau
Phát động các phong trào thi đua trong nhà trường thông qua các hoạt
động như: Thao giảng, làm đồ dùng đồ chơi nhân dịp 20/10, 20/11....
Với nhiều hình thức bồi dưỡng nội dung phong phú, chúng tôi đã trang
bị cho giáo viên nắm vững kiến thức, kỹ năng phương pháp về giáo dục bảo


vệ môi trường và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ, phù hợp với từng lứa tuổi.
2.3.2 Chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên đổi mới môi trường
hoạt động trong lớp theo hướng mở, phù hợp theo từng chủ đề giáo dục
trong năm học
* Chỉ đạo các nhóm lớp trang trí cây xanh trong lớp học:
Để có môi trường trong lớp học xanh - sạch - đẹp, lôi cuốn trẻ trước
tiên chỉ đạo giáo viên trồng cây cảnh trong bồ hoa phía trước lớp học, một số
cây xanh trang trí ở các góc lớp, các cửa sổ... Các cây xanh trang trí trong lớp
học đảm bảo xanh quanh năm, không có gai, không độc, không có sâu bệnh.

Có thể trồng cây vào chậu sành, sứ, chậu xi măng, các chai lọ phế thải…để
treo trên cửa sổ, đặt trên các giá đồ chơi, góc lớp hiên chơi sao cho đẹp mắt.
Ví dụ: Cây muống cảnh, trồng trong chai nước khoáng (cắt phần cổ
chai) để ở cửa sổ; cây hoa đá, cây trúc nhật, cây rau má cảnh, hoa giấy..(trồng
trong chậu để sát chân lan can của hiên nhà hoặc đặt trên các giá, kệ cảnh )
Đảm bảo khai thác hợp lý mặt sàn, mảng tường, trần nhà, cửa sổ, hiên
chơi… để bố trí sắp đặt đồ dùng, đồ chơi, cây xanh theo từng chủ đề...
* Tích lũy và sưu tầm đồ dùng, đồ chơi:
Vận động phụ huynh và các cháu quyên góp các loại phế liệu: vỏ hộp
sũa, sách, báo, tranh, ảnh, chai lọ, vỏ hộp, vỏ sò, vỏ hến, mẩu gỗ vụn, đá, sỏi,
cành cây, thân cây khô, mẫu để chơi cát, đồ sành, sứ, nắp chai...Thông báo với
phụ huynh về các bộ sưu tập theo chủ đề của lớp và khuyến khích họ tham
gia. (Cần lưu ý các nguyên vật liệu này phải đảm bảo an toàn tuyệt đối không
gây hại cho sức khoẻ của trẻ).
Ví dụ: Từ quyển lịch bàn cũ có thể trang trí để thành quyển an bum ảnh
Từ các loại vỏ hộp sữa hình tròn bằng nhựa trang trí, lắp ráp thành các cột
của hàng rào trong trò chơi xây dựng...
- Tạo cho giáo viên luôn có ý thức tìm kiếm, sưu tầm nguồn nguyên vật
liệu phong phú làm đồ chơi cho trẻ:
+ Sưu tầm sách, báo, mũ tai bèo, nón lá, ô xoè, nồi đất, bộ ấm chén
bằng, bị cói, rổ rá, dần sàng tre..để trang trí góc chơi dân gian, góc nghệ thuật.
+ Sưu tầm các mảnh vải vụn có màu sắc, hình dáng sặc sỡ để làm con
rối, cờ đuôi nheo, bộ cài cúc, váy búp bê..
+ Sưu tầm các loại hộp các tông, các giá giới thiệu sản phẩm đã hết thời
gian trưng bày có thể trang trí thành sân khấu, làm bàn, hoặc làm thành đường
hầm cho trẻ chơi, làm giá để đồ dùng…


- Tham khảo trên mạng Iternet, các chương trình truyền hình để học tập
thêm nhiều cách làm đồ dùng đồ chơi phong phú.

Với cách làm trên đã tạo cho cán bộ giáo viên, phụ huynh và trẻ luôn
có ý thức phối kết hợp làm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, giáo dục ý thức tiết
kiệm, tái sử dụng phế liệu, hạn chế rác thải, góp phần bảo vệ môi trường sống.
* Bố trí, sắp xếp các góc chơi:
Trong phòng học được chia thành các góc cho phù hợp với nhu cầu
hoạt động của trẻ, đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhằm giúp trẻ hoạt động
tích cực hơn, lựa chọn và thực hiện hoạt động một cách độc lập, ít phụ thuộc
vào giáo viên.Vật liệu trong mỗi góc chơi phải phù hợp với mục đích của
từng góc, các góc có thể liên kết với nhau xoay quanh chủ đề; ranh giới giữa
các góc phải được xác định rõ ràng, có khoảng trống để trẻ di chuyển.
Việc xây dựng môi trường góc cần được chú trọng về việc bổ sung các
nguyên vật liệu, các đồ chơi dạng mở giúp trẻ tích cực hoạt động, phù hợp với
số lượng trẻ tham gia chơi.
Ví dụ:
+ Góc sách nên có nhiều sách do cô và trẻ tự làm phù hợp với chủ đề,
cần có bàn, ghế nhỏ, đủ ánh sáng cho trẻ ngồi “đọc ”;
+ Góc chơi phân vai cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu cho trẻ chơi (cơ
thể là vật thật hoặc mô phỏng) gạo, bánh, kẹo, rau, miến, bánh đa, mì tôm,
tương ớt, sữa chua, sữa tươi, ‘tiền đi chợ’, khi tổ chức hoạt động Bé tập làm
nội trợ thì cần có một số thực phẩm, đồ dùng, hoa tươi thật: bánh, kẹo, dưa
hấu, lê, táo bưởi, cam, bột làm bánh trung thu, pha sữa.. ;
+ Góc học tập chuẩn bị muối, đường, phễu, ca cốc, lọ, nước..
+ Tạo góc thiên nhiên trong lớp …( giá, cây, chậu cảnh, bể cá vàng…)
+ Góc nghệ thuật tạo hình: góc cho trẻ bày sản phẩm tạo hình và góc
dành cho phụ huynh phối hợp với giáo viên về nội dung giáo dục lễ giáo cũng
như các hoạt động tuyên truyền khác.
Đối với các góc ở trong lớp không nhất thiết phải có tất cả các hoạt
động, các vật liệu, các góc vào cùng một thời điểm. Những góc chơi thường
xuyên (góc chơi phân vai, góc xây dựng..) cho thể được thay đổi xoay quanh
chủ đề. Khi trẻ không còn thích thú, không còn quan tâm nữa thì có thể thay

đổi nội dung, hoặc có thể bỏ hẳn góc chơi đó đi trong một thời gian.
Cần giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ đồ chơi, biết lấy và cất đúng nơi
quy định. Ngoài ra cần hướng cho trẻ biết lau chùi đồ dùng, đồ chơi trong lớp
để trẻ luôn có ý thức bảo vệ giữ gìn đồ chơi….


* Làm tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường với các bậc phụ
huynh, tăng cường giáo dục truyền thông:
Cần thường xuyên tuyên truyền tới trẻ và phụ huynh ý thức xây dựng
môi trường xanh - sạch - đẹp và tiết kiệm điện, nước, vệ sinh an toàn thực
phẩm, phòng bệnh các mùa, bảo vệ môi trường...
Tổ chức cho giáo viên, học sinh đi thăm di tích lịch sử văn hóa, làng
nghề ở địa phương như: Tượng đài các anh hùng liệt sỹ, nghề làm nem ở phố
Cốc hạ, nghề làm bún ở phố Phan Đình Phùng...
Phát động giáo viên tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo: quyên
góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ vì người nghèo, chất độc da cam, vì trẻ thơ,
đền ơn đáp nghĩa, mái ấm công đoàn, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên...
2.3.3 Cải tạo và đổi mới môi trường ngoài lớp học đảm bảo đúng, đủ
phục vụ cho các hoạt động của chuyên đề.
Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo,
khai thác nhiều nguồn lực để có kinh phí, nhân lực đảm bảo cho việc cải tạo
đổi mới môi trường ngoài lớp học phục vụ cho chuyên đề. Khi có tương đối
đủ nguồn lực để thực hiện, chúng tôi đã tổ chức thực hiện cải tạo môi trường
ngoài lớp học như sau:
* Trồng hợp lý, đa dạng các loại cây trong sân trường:
Phân chia hợp lý các khu vực để trồng các loại cây bóng mát trong sân
trường, trồng thêm các loại cây ăn quả, các loại hoa, cây cảnh... vừa làm đẹp,
tạo bóng mát, vừa có tác dụng giáo dục trẻ. Hàng ngày, khi trẻ được ra chơi
ngoài trời sẽ giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, được hít thở không khí trong
lành, được vui chơi, vận động, phát triển thể lực.

+ Để có được môi trường xanh, sạch đẹp và phong phú nhà trường đã
kết hợp với các bậc phụ huynh, các đoàn thể trong nhà trường, sưu tầm những
cây bóng mát, cây hoa, cây cảnh...., tạo hình bồn cây thành các con vật ngộ
nghĩnh như thỏ, bướm, bông hoa, cá... ốp gạch đẹp, sạch sẽ để làm ghế ngồi
cho trẻ chơi dưới gốc cây.
Ví dụ: Cây bóng mát: lựa chọn các loại cây như lộc vừng, hoa sữa
phượng vĩ, bàng,…trồng trong sân trường, xen kẽ các loại đồ chơi ngoài trời.
Trồng cây ăn quả: Trồng ở phía trước và sau hoặc xung quanh trường:
Chuối, xoài, khế, đu đủ, dừa, vú sữa, nhãn..
Cây hoa, cây cảnh: Thường trồng xen kẽ ở xung quanh các bồn cây
bóng mát, lựa chọn đa dạng các loại cây - nhỏ, cao - thấp, có kiểu dáng, màu


sắc đa dạng (lá, hoa, thân...) như: Hoa hồng, hoa bướm, hoa loa kèn, hoa địa
lan, hoa mười giờ, huyết dụ.
Vườn thiên nhiên nhiên của bé chúng tôi thiết kế trồng nhiều loại hoa,
cây cảnh khác nhau theo từng khu vực, trồng thay đổi theo mùa, giúp trẻ biết
thêm về các loại hoa và biết lợi ích tác dụng của chúng, thường xuyên cho trẻ
quan sát, giáo dục có ý thức chăm sóc, bảo vệ các loại cây, rau, củ, quả…
* Bố trí phân chia các khu vực trong sân trường phù hợp:
- Đối với các góc chơi của trẻ như:
+ Góc thiên nhiên: chỉ đạo giáo viên sưu tầm nhiều loại cây cảnh, các
viên sỏi, các con vật…
+ Góc chơi với cát, nước: Cho trẻ chơi với cát, nước trong bể, chậu to.
- Đồ chơi ngoài trời (đa dạng các loại như cầu trượt, thang leo, bập
bênh, đu quay, ..) bố trí sắp xếp hợp lý trên nền gạch, dưới tán cây bóng mát,
tạo không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ vui chơi và hoạt động.
- Khoảng tường xung quanh sân, vườn tận dụng vẽ tranh tường, dưới
các gốc cây treo tranh in phun theo chủ đề, chủ điểm, biển báo giao thông…
- Hệ thống thoát nước, gianh giới phân chia các khu vực trong sân nơi

trẻ hay qua lại không xây bờ cạnh cao hơn mặt sân, vườn, mà làm vạch phân
chia chìm bằng gạch màu để trẻ không bị vấp ngã, hệ thống điện, nước trong
sân trường cũng thiết kế đường chìm đúng kỹ thuật tạo môi trường an toàn.
* Tổ chức cho trẻ tham gia vào quá trình cải tạo và bảo vệ môi trường .
Ví dụ: Mẫu giáo bé: Ban đầu cho trẻ quan sát việc làm của cô như tưới
cây, chăm cây, cho cá, cho chim ăn… Dần dần cô hướng dẫn, giúp đỡ trẻ biết
cách tưới cây, cho cá ăn hoặc nhặt lá rụng, vỏ bim bim, vỏ hộp sữa.. cho vào
thùng rác, không nhặt đất, đá, cát ném nhau, rửa tay sạch trước khi vào lớp.
Mẫu giáo nhỡ: Tăng cường thêm nội dung cho trẻ tự tưới cây, lau lá,
cho cá, chim, gà… ăn.
Mẫu giáo lớn: Thêm nội dung tổ chức cho trẻ lao động, thực hành gieo
hạt, trồng rau, tưới cây, lau lá….
2.3.4 Tổ chức nhiều hoạt động, khơi dậy tính thi đua trong CBGV và
học sinh, thu hút sự quan tâm tham gia của phụ huynh và các lực lượng
khác ở địa phương..
* Tổ chức thi trang trí lớp và tự làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đưa
vào làm một tiêu chí xếp loại thi đua trong tháng, có khen thưởng đúng mức:


Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu đã có kế hoạch cho năm học, đưa
kế hoạch tổ chức các hội thi, các hoạt động lớn vào từng tháng để giáo viên
theo dõi, chủ động tham gia.
Hàng tháng tuỳ theo chủ đề yêu cầu mỗi giáo viên có ít nhất 2 đồ dùng,
đồ chơi có chất lượng, hầu hết toàn bộ giáo viên trong trường đã nghiêm túc
thực hiện và các loại đồ dùng, đồ chơi đạt hiệu quả tương đối tốt.
Mỗi học kỳ tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi một lần, tổ chức cho mỗi
lớp (2 giáo viên/lớp) bắt thăm 1 trong các chủ đề của độ tuổi mình đang phụ
trách, mỗi chủ đề làm 3-5 loại đồ dùng phục vụ các hoạt động học khác nhau.
Tất cả các đồ dùng đồ chơi đều sử dụng nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền,
khuyến khích tái sử dụng phế liệu và nguyên liệu từ thiên nhiên. Sau đó cho

các lớp trung bày, phân loại tại văn phòng nhà trường và tổ chức chấm, xếp
loại, có giải thưởng phù hợp..
Với cách làm trên chúng tôi đã tạo được ý thức thường xuyên tự làm đồ
dùng cho giáo viên, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động
cho trẻ và đặc biệt là cơ hội tuyên truyền nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường sâu rộng trong cộng đồng. Từ những đồ dùng tự làm hàng tháng và đồ
dùng đạt giải cao trong hội thi cấp trường chúng tôi lựa chọn đồ dùng dự thi
hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” cấp thành phố.
* Tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường kết hợp với thi giáo viên
dạy giỏi chuyên đề:
Hàng năm chúng tôi tổ chức 01 lần thi thi giáo viên giỏi kết hợp với thi
giáo viên dạy giỏi chuyên đề.
Hàng tháng luôn sát xao từng chuyên đề trọng điểm của năm học sau
đó có kế hoạch cụ thể cho từng giáo viên, xây dựng một số giờ mẫu cho giáo
viên dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm, sau khi tất cả các giáo viên đã được dự
giờ tôi triển khai hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề phối hợp với thi giáo
viên giỏi. Thành lập ban giám khảo dự giờ, chấm thi và công nhận danh hiệu
giáo viên giỏi cấp trường trong năm học.
Muốn tổ chức tốt hội thi, ngoài việc tích hợp lồng ghép giáo dục nội
dung chuyên đề theo chương trình học của trẻ để trẻ nắm vững nội dung
chuyên đề, cần làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để tập luyện cho
trẻ đạt hiệu quả cao.
Phát động 100% các lớp mẫu giáo dự thi, chỉ đạo giáo viên nghiên cứu
kỹ mục đích yêu cầu của hội thi, lựa chọn nội dung tập luyện phù hợp với độ
tuổi trẻ, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để luyện tập cho trẻ.


Nhà trường chuẩn bị tốt chương trình nội dung, điều kiện tổ chức và
gửi giấy mời đến toàn thể phụ huynh, thu hút số đông phụ huynh và cộng
đồng quan tâm theo dõi và cổ vũ cho hội thi, góp phần tuyên truyền sâu rộng

nội dung chuyên đề trong cộng đồng.
2.3.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung
chuyên đề của cán bộ giáo viên trong nhà trường, kịp thời uốn nắn, điều
chỉnh cho phù hợp:
Việc xây dựng, cải tạo cảnh quan môi trường và khai thác chúng như
một phương tiện giáo dục hữu hiệu đến nay vẫn còn là một hạn chế, để có cơ
sở đưa ra kế hoạch chỉ đạo xây dựng môi trường và giáo dục bảo vệ môi
trường phù hợp với thực tế hiện có, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng
môi trường giáo dục của nhà trường trên các mặt sau :
Ví dụ: Đánh giá, xếp loại việc sắp xếp, trang trí, việc khai thác sử dụng
cụ thể của từng khu vực, từng lớp.
Đánh giá môi trường văn hoá xã hội của nhà trường (mối quan hệ giữa cán
bộ giáo viên nhân viên với nhau, giữa họ với trẻ, giữa phụ huynh với học sinh, dân
cư xung quanh trường và thái độ hành vi của họ đối với việc bảo vệ môi trường.
Việc đánh giá về cơ sở vật chất chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn mô hình
trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia về môi trường văn hoá xã hội dựa trên
hướng dẫn của chuyên đề lễ giáo với trẻ Mầm non và các văn bản hướng dẫn
đánh giá của Vụ giáo dục Mầm non và Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về
giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường.
Kết quả đánh giá này sẽ cho Ban giám hiệu và giáo viên thấy được
những điểm đạt và chưa đạt của việc tổ chức môi trường hoạt động, từ đó đưa
ra kế hoạch cụ thể xây dựng, bổ sung hoàn thiện nhà trường một cách hợp lý,
đáp ứng được yêu cầu giáo dục trẻ trong nhà trường, làm sao cho cảnh quan
nhà trường không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn là phương tiện nuôi dạy
trẻ có hiệu quả cao.
Khi đã xây dựng được kế hoạch chuyên đề cho nhà trường, cho từng
khối lớp, chúng tôi bám vào mục tiêu yêu cầu hàng tháng, kì, năm học để
thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên theo tháng, kì, năm kết
hợp với kết quả các hoạt động phong trào và hội thi để phân loại, biểu dương,
khen thưởng hoặc phê bình, khiển trách, uốn nắn điều chỉnh kịp thời cho các

lớp, các giáo viên về thực hiện chuyên đề, tạo phong trào thi đua lành mạnh,
góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chung trong năm học.


2.3.6. Nâng cao khả năng sáng tạo và tạo môi trường
mở cho trẻ hoạt động
Sự sáng tạo luôn chú trọng vào quá trình hình thành các ý tưởng cá
nhân thông qua sự khám phá và trải nghiệm, sáng tạo phát triển từ kinh
nghiệm của trẻ trong một quá trình nào đó chứ không phải là một sản phẩm
hoàn chỉnh. Sáng tạo không thể được nhầm lẫn với tài năng, với kỹ năng hoặc
trí thông minh. Sự sáng tạo không phải người này làm tốt hơn người kia, nó
chính là quá trình suy nghĩ, khám phá và tưởng tượng. Khuyến khích sự sáng
tạo của trẻ là một quá trình mà ở đó ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chấp
nhận ý tưởng của trẻ và để cho trẻ một phần nào đó tự kiểm soát mình.
- Tạo môi trường lớp học sao cho trẻ khám phá, chơi thoải mái
- Tôn trọng ý tưởng của trẻ hơn là cố gắng ép trẻ phải theo các ý tưởng
của người lớn
- Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực của
chương trình, tận dụng những tình huống xảy ra một cách tự nhiên trong cuộc
sống hàng ngày của trẻ.
- Cho trẻ nhiều thời gian để khám phá ý tưởng và khả năng, đi từ các ý
tưởng chung tới các ý tưởng cá nhân.
Mỗi chủ đề yêu cầu giáo viên chuẩn bị trước những nguyên vật liệu , đồ
dùng, đồ chơi, sách, bút ở mỗi góc, trang trí phòng nhóm lớp phải phù hợp với
mục tiêu yêu cầu: chủ đề nào thì môi trường đó (bố trí góc mở cho trẻ hoạt động)
Trẻ sẽ tạo ra tác phẩm của mình với những nguyên vật liệu như những
viên sỏi, quả thông, ống hút, kim tuyến, giấy bìa… Giáo viên trò chuyện với
trẻ để hiểu được ý tưởng của trẻ với những nguyên vật liệu đó rồi cùng trẻ
trang trí và giúp đỡ trẻ hoàn thành sản phẩm của trẻ.
Từ những đồ dùng đó, cô và trẻ sẽ tạo ra những sản phẩm phục vụ quá

trình học của trẻ. Khi quan sát sản phẩm do con mình tạo ra, gia đình trẻ có thể
hiểu về công việc của cô giáo cũng như quá trình học tập của trẻ ở trường.
Thông qua các buổi chơi, cô giáo có thể dễ dàng giúp trẻ tiếp nhận được những
cách ứng xử với thế giới xung quanh… khuyến khích sự sáng tạo và tôn trọng
các ý tưởng của trẻ. Tôn trọng trẻ để thúc đẩy sự sáng tạo trong các lớp học, tạo
điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Ngoài ra yêu cầu giáo viên tổ chức môi trường cho trẻ tìm kiếm khám
phá qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ vật, đồ chơi, qua các các hoạt động tìm
hiểu cây cối, các con vật, hiện tượng tự nhiên. Trẻ cần có các cơ hội nhìn,
nghe, tiếp xúc, nếm ngửi…các sự vật hiện tượng. Bên cạnh tính tích cực, ham


hiểu biết, tò mò… trẻ cũng rất hiếu động, ham thích được hoạt động. Vì thế
để thu hút, hấp đẫn trẻ vào các hoạt động có tích chất tìm kiếm, khám phá,
giáo viên chọn những hoạt động phù hợp với từng độ tuổi, chuẩn bị thật chu
đáo các điều kiện cho trẻ đươc hoạt động trải nghiệm.
* Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi: Đối với trẻ, đồ
chơi là công cụ quan trọng không thể thiếu được. Hoạt động vui chơi là hoạt
động chủ đạo của trẻ đối với việc “Học mà chơi, chơi mà học” giúp cho trẻ
nắm được những kiến thức cơ bản.Việc phát động phong trào tự làm đồ dùng,
đồ chơi là một việc làm thường xuyên, mỗi tháng giáo viên đều làm bổ sung đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động, số lượng đồ chơi, đồ dùng được tăng lên.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau một năm áp dụng một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường
và giáo dục bảo vệ môi trường như trên, đã đạt được một số kết quả như sau:
KÊT QUẢ
TT

NỘI DUNG


TS NHÓM
LỚP

CHƯA
ĐẠT

ĐẠT
Số
lượng

%

Số
lượng

%

I

Điều kiện thực hiện

1

Số lớp có công trình vệ sinh đảm bảo
yêu cầu, đầy đủ đồ dùng tối thiểu
phục vụ chăm sóc vệ sinh cho trẻ.

14

14


100

0

0

2

Số lớp có môi trường trong lớp sinh
động, phong phú theo hướng mở, linh
hoạt....vị trí phù hợp với tính chất hoạt
động của từng góc. Sắp xếp khoa học,
thuận tiện với trẻ khi sử dụng.

14

14

100

0

0

14

14

100


0

0

14

14

100

0

0

26

100

0

0

3

4

II
1


Số lớp có nhiều loại đồ dùng, đồ chơi,
tranh ảnh.... do cô và trẻ sưu tầm, tự
làm bằng phế liệu và các nguyên vật
liệu sẵn có ở địa phương
Môi trường ngoài lớp học (sân chơi
rộng, đảm bảo an toàn, đủ 5 loại đồ
chơi ngoài trời, có đa dạng các loại
cây, có vườn thiên nhiên cho trẻ, có hệ
thống cống rãnh, xử lý rác đúng quy
định, có nguồn nước sạch...)
Chất lượng đội ngũ
Số CBGV có trình độ chuẩn trở lên.
Nắm vững nội dung chuyên đề. Xây
dựng được kế hoạch chuyên đề phù hợp

26cô


2

3

4
III

1

2

4


3

thực tiễn
Nắm vững phương pháp, kích thích
được tính tích cực hoạt động và sự say
26 cô
mê, sáng tạo của trẻ trong khi tham
gia hoạt động, linh hoạt khi tổ chức.
Chú trọng việc xây dựng môi trường
hoạt động, tận dụng phế liệu làm đồ
dùng đồ chơi, thường xuyên thay đổi
26 cô
cách trang trí, sắp xếp trong lớp để tạo
hứng thú cho trẻ.
Sử dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức các hoạt động giáo dục bảo vệ
26cô
môi trường
Chất lượng trên trẻ
Về kiến thức: Trẻ nắm được một số
kiến thức sơ đẳng về môi trường sống,
bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân.
420
(môi trường tự nhiên, môi trường xã cháu/14lớp
hội, mối quan hệ giữa con người với
môi trường, sự ô nhiễm môi trường và
bảo bệ môi trường)...
Về kỹ năng-hành vi: Có thói quen sống
gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ

sinh môi trường sạch sẽ. Tích cực tham
gia các hoạt động gần gũi, vừa sức để
420
cháu/14lớp
giữ gìn, bảo vệ môi trường lớp học, gia
đình, nơi ở. Có phản ứng với hành vi
của con người làm bẩn môi trường và
phá hoại môi trường...
Tự giác thực hiện một số thao tác vệ
420
cháu
sinh cá nhân.
Về thái độ-tình cảm: Yêu quí, gần gũi
với thiên nhiên. Quan tâm chăm sóc,
420
bảo vệ cây xanh, vật nuôi, đến những
cháu
vấn đề của môi trường trường, lớp, gia
đình...

24

92

2

8

24


92

2

8

25

96

1

4

412

98

8

2

400

95

20

5


420

100

400

95

20

5

Kết quả khảo sát cuối năm cho thấy:
* Về điều kiện thực hiện: Năm học qua đã sửa chữa đầu tư đầy đủ về
công trình vệ sinh của trẻ, đồ chơi ngoài trời, môi trường trong và ngoài lớp
học đã được cải thiện nhiều. Đồ dùng đồ chơi tự làm và đồ dùng đồ chơi sử
dụng từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương tương đối nhiều và phong
phú. Môi trường lớp học theo hướng mở, linh hoạt bước đầu đã thực sự lôi
cuốn thu hút trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực, các loại cây, con
trong trường, lớp được bổ sung và đa dạng hơn, bước đầu đã đáp ứng được


nhu cầu của trẻ và yêu cầu của hoạt động. Thiết bị đồ dùng mang tính hiện đại
đã được trang bị và đưa vào sử dụng.
100% các lớp đầy đủ các trang thiết bị phục vụ trẻ học tập, vui chơi
đúng theo yêu cầu hiện nay. Có đủ hệ thống nước sạch phục vụ học sinh và
giáo viên. Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
Sân chơi có tường rào, bồn hoa, cây cảnh, đồ chơi ngoài trời. Bếp ăn đạt yêu
cầu chuẩn, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm học này nhà trường đã huy động phụ huynh học sinh đầu tư được

vườn cổ tích, thiên nhiên đẹp, sinh động cho trẻ hoạt động học tập, vui chơi.
* Chất lượng đội ngũ: 100% cán bộ giáo viên nắm vững các nội dung
chuyên đề, có kế hoạch cụ thể cho từng nhóm, lớp trong suốt năm học.
Cán bộ giáo viên đã xác định được tầm quan trọng cho trẻ thông qua
giáo dục bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động.
Cán bộ giáo viên đã linh hoạt hơn trong việc cụ thể hóa nội dung kế
hoạch vào các chủ đề và các hoạt động trong ngày của trẻ, bước đầu có sáng
tạo linh hoạt hơn, sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn.
100% cán bộ giáo viên, nhân viên có ý thức về việc xây dựng và bảo vệ
môi trường giáo dục, môi trường thân thiện .
100% các lớp học đạt xanh - sạch - đẹp phù hợp yêu cầu giáo dục trẻ,
thực hiện tốt phong trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
được phòng giáo dục xếp loại Xuất sắc.
* Chất lượng trên trẻ: 100% số trẻ tham gia khảo sát đã có những hiểu biết
ban đầu về môi trường sống, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn bè và mọi người xung
quanh, yêu quý thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi cây trồng gần gũi.
Đặc biệt trẻ đã biết làm những công việc vừa sức cùng bạn bè, cùng cô
giáo, người thân để bảo vệ môi trường, trẻ hứng thú say sưa trong công việc và
bước đầu mang lại những thành quả nhất định như: kỹ năng thao tác đơn giản để
chăm sóc cây, con vật gần gũi, các thao tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
Trẻ thích đến trường yêu mến cô và bạn bè, có ý thức về việc giữ gìn
vệ sinh lớp, trường học, thích tham gia hoạt động lao động cùng cô, bạn .
* Đối với phụ huynh:
Nhận thức của phụ huynh về việc xây dựng môi trường giáo dục cho
trẻ hoạt động học tập, vui chơi. Môi trường giáo dục đã được nâng lên rõ rệt,
ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã quan tâm thiết thực đến công tác xây
dựng cơ sở vật chất nhà trường và đến từng lớp học. Phụ huynh tự giác hưởng


ứng việc tham gia đóng góp ngày công lao động, kinh phí hỗ trợ xây dựng

môi trường bên trong, ngoài lớp học theo từng khu vực của điểm trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Có thể nói: trong quá trình thực hiện một số biện pháp chỉ đạo xây
dựng môi trường giáo dục và giáo dục bảo vệ môi trường đã đem lại những
thành công trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy là người quản lí nhà
trường tôi đã chỉ đạo giáo viên thường xuyên đổi mới môi trường hoạt động
trong lớp theo hướng mở và phù hợp theo từng chủ đề giáo dục trong năm
học. Phải xem xét và lựa chọn mục tiêu thực hiện, ưu tiên phù hợp, đáp ứng
yêu cầu chung đảm bảo phục vụ nội dung chuyên đề cũng như nội dung giáo
dục trẻ. Phối hợp thực hiện các biện pháp triển khai linh hoạt, đa dạng trên cơ
sở nội dung nhiệm vụ cụ thể của từng hoạt động .
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân
viên trong trường về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong
trường Mầm non. Cần tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia các lớp tập huấn
đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Từ nhận thức đúng
đắn này sẽ có suy nghĩ và hành động đúng.
Tổ chức nhiều hoạt động, khơi dậy tính thi đua trong cán bộ giáo viên
và học sinh, thu hút sự quan tâm tham gia của phụ huynh và các lực lượng
khác ở địa phương. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cao nhận
thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền về giáo dục bảo
vệ môi trường. Mỗi người lớn thực sự là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung chuyên đề của
cán bộ giáo viên trong nhà trường, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp
Cải tạo và đổi mới môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo đúng
yêu cầu chất lượng, đủ để phục vụ cho các hoạt động của chuyên đề. Tăng
cường tham mưu với các cấp lãnh đạo ban ngành cơ sở vật chất, thiết bị, cải
tạo môi trường trong và ngoài lớp đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện nhiệm
vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo vệ môi

trường và xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ có hiệu quả ở trường Mầm
non Đông Hương, Tuy đã tích cực chỉ đạo thực hiện nhưng vẫn không tránh
khỏi thiếu sót, rất mong hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp
góp ý bổ sung để hoàn thiện hơn .
3.2. Kiến nghị:


- Tăng cường mở các lớp chuyên đề, các lớp hội thảo giáo dục mầm
non trong đó chú trọng đến nội dung xây dựng môi trường hoạt động và giáo
dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
- Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” “ Xây dựng trường văn hóa”... thì công tác xây dựng
môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non mang
nhiều ý nghĩa thiết thực.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục bảo
vệ môi trường trong trường mầm non mà bản thân đã thực hiện trong thời
gian qua, phần nào cũng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường. Tuy nhiên đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định, rất mong được sự
hỗ trợ và góp ý chân tình của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để
sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15/3/2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Thanh Hải


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết năm học ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa năm học
2015 - 2016
2. Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
3. Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non


4. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục và đào tạo
Thành phố Thanh Hóa..
5. Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường
6. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng
7. Tạp chí giáo dục mầm non
8. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý- tài liệu bồi dường thường xuyên

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hải


Chức vụ và đơn vị công tác: P.Hiệu trưởng trường MN Đông Hương
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,

(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

TT

Tên đề tài SKKN

1

Biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác xã hội hóa giáo dục
trong trường mầm non.

Phòng
GD&ĐT

B

2013-2014

2

Biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng chuyên môn cho
giáo viên


Phòng
GD&ĐT

A

2014-2015

3

Một số biện pháp chỉ đạo xây
dựng môi trường hoạt động
và giáo dục bảo vệ môi
trường ở trường mầm non

Phòng
GD&ĐT

B

2015-2016



×