Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Vi phạm pháp luật hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều
là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến những quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, đấu trang phòng chống các vi phạm pháp luật
hành chính nói chung và các vi phạm pháp luật hành chính nói riêng luôn là một
nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước ta.
Hơn thế, trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đổi
mới với việc xây dựng nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường. Thì áp dụng đúng pháp luật nói chung và đúng pháp luật về xử phạt
hành chính nói riêng sẽ góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đất nước, bảo
vệ trật tự, an ninh xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước,
đảm bảo cho quá trình đồi mới đất nước được thành công.
Trước sự đóng góp to lớn như thế của việc áp dụng pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính. Chúng ta không thể bỏ qua câu hỏi: vậy pháp luật về xử
pháp vi phạm hành chính đã được áp dụng như thế nào? Đã để lại những ưu
nhược điểm nào? Có phù hợp với thực tế cuộc sống không? phải trả lời đượ c
câu đó ta mới đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để ngày càng hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và hệ thống về xử phạt vi phạm hành chính nói riêng.
Do khả năng nhận thức cũng như kiến thức về thực tế còn hạn chế em xin
góp một bài viết nhỏ về thực trạng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính. Bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót. Mong quý thầy cô và các bạn
giúp đỡ để bài viết được tốt hơn.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật
1. Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý
hoặc vô ý, vi phạm các quy định cuả pháp luật về quản lý nhà nước mà không
là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính( Giáo trình
luật hành chính Việt Nam- Đại học Luật Hà Nội)
2. Xử phạt vi phạm hành chính
2.1. Khái niệm
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm, căn cứ
vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt
hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác( trong trường hợp cần
thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính.
2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Theo điều 3 của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 thì hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật;
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định;
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ
ngay. Việc xử lí phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu
quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật;
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. một người thực
hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi. nhiều
người thực hiện cùng hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt;
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi
phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết
định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp.
- Không xử phạt vi phạm trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng
vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc các
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình.
3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế
hành chính khác áp dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính
3.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Đối với mỗi vi phạm hành chính tổ chức vi phạm phải chịu một trong các
hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền
- Cảnh cáo:
Được quy định tại điều 13 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002:
“ cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình
tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng
văn bản”
VD: Theo khoản 1 Điều 28 của Nghị định 152/2005/NĐ-CP quy định: “
Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe máy,
xe máy điện và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe mô tô, xe máy kéo
và các loại xe tương tự ô tô”.
Vi phạm hành chính bị xử phạt cảnh cáo là những vi phạm hành chính
nhỏ, chưa gây thiệt hại vật chất, mức độ xâm hại đối với trật tự quản lý nhà nước
không lớn hoặc vi phạm hành chính lần đầu, do sơ suất hoặc tác động khách
quan hoặc thuộc trường hợp có tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điều 8 pháp
lệnh xứ lý vi phạm hành chính năm 2002.
- Phạt tiền
Là hình thức xử phạt chính được quy định tại điều 14 pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002. nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình
thức phạt tiền. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định mức
phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 5000 đồng đến 500000000
đồng.
- Trục xuất
Trục xuất là buộc người có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời
khỏi lãnh thổ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Trục xuất vừa là hình thức phạt chính, vừa là hình thức phạt bổ sung
+ Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc áp
dụng với hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
+ Trục xuất là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình
thức phạt chính khác.
3.2. Các hình thức sử phạt bổ sung
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá
nhân, tổ chức vi phạm còn có thể một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề( Điều 16).
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính( Điều 17).
- Các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây
ra: được quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002.
- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi hành chính :
+ Tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
+ Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Khám người theo thủ tục hành chính.
+ Khám phương tiện.
4. Thẩm quyền sử phạt vi phạm hành chính
4.1. nguyên tắc xác định thẩm quyền
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Điều 42 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 qui định nguyên
tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Xác định thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền quản lý( khoản 1 Điều
42).
- Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung tiền
phạt( khoản 2 Điều 42).
- Xác định thẩm quyền xử phạt theo hình phạt bổ sung( khoản 3 Điều 42).
4.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trên cơ sở nguyên tắc xác định thẩm quyền được quy định tại điều 42 của
pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì thẩm quyền xử phạt của
những người được quy định tại các điều từ điều 28 đến điều 41 của pháp lệnh là
thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
II. Thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1.1. Cảnh cáo
Được quy định tại điều 13 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
2002, là một trong 2 hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính.
So với hình thức phạt tiền, cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ hơn, mang ý nghĩa
giáo dục hơn trừng phạt.
VD: Trần Văn Long lần đầu tiên điều khiển xe máy vào nội thành. Long
đi trên đoạn đường bắt buộc phải giảm tốc độ nhưng Long lại không chú ý.
Cảnh sát giao thông đã phạt cảnh cáo Long theo điểm b khoản 1 Điều 12 của
Nghị định số 152/2005/NĐ-CP.
Một điểm rất đáng chú ý là hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với mọi
vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện. Đây là một quy định rất mới của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2002 so với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Điểm mới này
xuất pháp từ chính sách sử lý hình sự đối với người chưa thành niên quy định tại
điều 69 của Bộ Luật Hình Sự. Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
16 tuổi tuyệt đại đa số các em đi làm chưa có thu nhập hơn nữa ở tuổi này các
em chưa hoàn thiện về mặt nhận thức và tâm lý.
Nếu như ở pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định hình
thức phạt cảnh cáo ngoài quyết định bằng văn bản ra còn được thể hiện bằng
những hình thức khác do pháp luật quy định trong khác văn bản pháp luật có
quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng đến pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002 thì hình thức cảnh cáo được quyết định bằng văn bản và
bỏ quy định cảnh cáo được thể hiện bằng những hình thức khác là hợp lý và phù
hợp với thực tế tránh trường hợp người vi phạm xem thường pháp luật.
VD:
Hình thức phạt cảnh cáo tạo điều kiện cho người vi phạm nhận thức được
hành vi vi phạm của mình và kiềm chế không có vi phạm mới. Đồng thời, biện
pháp cảnh cáo còn có ý nghĩa báo cho người vi phạm biết trong trường hợp tái
phạm họ sẽ bị áp dụng các biện pháp phạt ở mức nặng hơn.
Mặc dù vậy, hình thức cảnh cáo tính hình thức nhiều hơn và nó chưa thực
sự thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật “ cảnh cáo được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức…”.
VD: một tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm hành chính chẳng
hạn nếu bị phạt bằng hình thức cảnh cáo thì đạt mục đích gì? Vì ở những tổ chức
đó quyền và nghĩa vụ của nó là do người đại diện của tổ chức thực hiện. Khi
người đại diện này thực hiện vi phạm hành chính thì họ vi phạm với tư cách là
một tổ chức chứ không phải với tư cách là một cá nhân. Nếu như người đại diện
mà không có nhận thức, am hiểu về pháp luật trong lĩnh vực mà tổ chức mình
hoạt động thì việc áp dụng hình thức cảnh cáo đối với tổ chức là chưa thực sự
tương xứng và hầu như không có tác dụng.
Một thực tế cũng rất cần phải lưu ý đó là: số lượng vi phạm hành chính
của đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi rất phổ biến. Đặc biệt các vi phạm
trong giao thông đường bộ, an ninh trật tự, an toàn xã hội…
VD: chưa đủ tuổi điều khiển mô tô máy, tụ tập đua xe trái phép, đánh
nhau gây mất trật tự công cộng…
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những vi phạm như thế xảy ra thường xuyên mà chỉ áp dụng hình thức
phạt cảnh cáo thì e rằng chưa thật sự hợp lý. Nó chỉ hợp lý với những em mà ý
thức chấp hành và nhận thức pháp luật cao. Còn với những em xem nhẹ, kỉ
cương, trật tự thì hình thức cảnh cáo chưa thật sự mang tính răn đe, nghiêm khắc
vì thế “ ngựa quen đường cũ” là điều dễ hiểu.
1.2. Phạt tiền
Phạt tiền là một trong hai hình thức xử phạt chính, được coi là hình thức
phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong hai hình thức xử phạt,
phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn, với đa số vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước. Phạt tiền là việc tước bỏ của cá nhân, tổ chức vi
phạm một khoản tiền nhất định để sung quỹ nhà nước. Phạt tiền tác động trực
tiếp đến vật chất, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu
quả bất lợi về tài sản. Vì lý do đó, hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn
trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính.
VD: Trần Văn Hải có hành vi khôkng thực hiện những quy định về đăng
kí hộ khẩu khi thay đổi nơi cư trú. Theo quy định của khoản 1 Điều 11 Nghị
định của Chính phủ số 150/2005/ND-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự thì bị phạt tiền từ 60000 đồng
đến 100000 đồng.
Mức phạt tiền tối thiểu trong xử phạt vi phạm hành chính là 5000 đồng và
mức tối đa là 500 triệu đồng đảm bảo được tính hợp lý, phù hợp với điều kiện
kinh tế ngày càng phát triển. Nếu như quy định mức phạt cao sẽ không phù hợp
với điều kiện kinh tế chung của toàn xã hội, còn nếu quy định mức tiền phạt
thấp sẽ không phát huy được tác dụng hữu hiệu của việc phạt tiền, khiến cá
nhân, tổ chức bị xử phạt có thái độ “ kinh nhờn” pháp luật. Quy định mức phạt
tối đa và mức phạt tối thiểu trong xử phạt vi phạm hành chính có khoảng cách
lớn như vậy là rất hợp lý vì vi phạm hành chính đa dạng trong mọi lĩnh vực và ở
những tính chất và mức độ khác nhau.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối với lĩnh vực chưa được pháp luật dự liệu thì Chính phủ có thẩm
quyền quy đinh mức phạt nhưng tối đa không quá một trăm triệu. Với quy định
như thế này nhằm đảm bảo mọi vi phạm hành chính đều bị xử lý.
Trong điều kiện kinh tế xã hội pháp triển như hiện nay thì pháp lệnh
không thể dự liệu được hết những hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh
vực quản lý nhà nước. Mặt khác cùng với sự pháp triển của kinh tế xã hội, đòi
hỏi phải có những chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm
hành chính mới trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Việc pháp lệnh giao thẩm
quyền cho Chính phủ quy định mức phạt tiền nhưng không quá 100 triệu là
nhằm đáp ứng như cầu này và bảo đảm sự đầy đử đồng bộ của hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
VD:
Hình thức phạt tiền vẫn được xác định là biện pháp chính, chủ yếu trong
số các biện pháp xử phạt hành chính. Điều đó là cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh
khuynh hướng đề cao quá mức vai trò của phạt tiền trong điều kiện kinh tế thị
trường đến mức lạm dụng nó. Sự lạm dụng nó sẽ để lại những hậu quả khôn
lường. Ví dụ như những người nghèo và người giàu có phản ứng khác nhau đối
với cùng một hành vi và mức phạt. Đối với người nghèo, phạt tiền có tác động
mạnh thật đấy nhưng nó lại làm xáo trộn mọi mặt của đời sống của họ và cũng
không ngoại trừ trường hợp không có khả năng nộp phạt và họ cũng không có
tài sản để có thể thực hiện biện pháp cưỡng chế. Do đó, việc áp dụng hình thức
phạt tiền gặp nhiều khó khăn, nếu phạt thấp thì trái pháp luật còn nếu phạt cao
thì cũng không được. Ngược lại, đối với người giàu nhiều khi mức phạt tiền cao
cũng không có tác dụng hoặc ít có tác dụng. Đây thực sự là vấn đề không hề đơn
giản khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các vi phạm hành chính.
1.3. Trục xuất
Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt
Nam rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đây là một hình thức xử phạt vi phạm hành
chính lần đầu được quy định tại pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quy định này đã đảm bảo được sự đồng bộ giữa pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh,
cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
trục xuất được quy định vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt
bổ sung tạo ra sự linh hoạt trong thực tiễn áp dụng. Người nước ngoài vi phạm
pháp luật Việt Nam có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đồng thời cũng có thể bị
trực xuất mà không bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Song thực tế áp dụng hình thức xử phạt trục xuất lại không đơn giản chút
nào vì đó là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa
các quốc gia, thủ tục trục xuất phải được quy định cụ thể, chặt chẽ. Vì thế, pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: giao chính phủ quy định cụ thể thủ tục
trục xuất đồng thời thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt này được
giao cho Bộ trưởng bộ Công An, thống nhất với quy định pháp lệnh nhập cảnh,
xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì vậy, mà trong
quá trình xử lý vi phạm hành chính phải hạn chế đến mức tối đa hình thức này vì
nó không những phức tạp mà còn liên quan đến vấn đề ngoại giao cuả đất nước.
Và một vấn đề nữa được đặt ra trong quá trình áp dụng hình thức xử phạt
này. Nếu như người có hành vi vi phạm hành chính là người không quốc tịnh thì
biện pháp này sẽ xử lý như thế nào?
1.4. Các hình thức xử phạt bổ sung
Hình thức xử phạt bổ sung không áp dụng độc lập, chỉ được áp dụng khi
có hình phạt chính nhưng trong thực tế hiện nay thì tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện để sử dụng vi phạm
hành chính…đối với những vi phạm hành chính có tính chất và mức độ lớn đã
có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh với những vi phạm hành chính đặc
biệt trong lĩnh vực như sản xuất, lưu thông, kinh doanh thương nghiệp…
Đặc biệt trong các hình thức bổ sung có hình thức mới được quy định
trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề. Ví dụ như: chứng chỉ hành nghề luật sư… Vì hình thức
phạt bổ sung nên nó phải được sử phạt kèm theo hình thức phạt chính. Chính vì
thế nó để lại một số bất cập trong quá trình áp dụng nó vào xử lý vi phạm. Nếu
9