Tải bản đầy đủ (.pptx) (52 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.03 KB, 52 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÌM
HIỂU CỘNG ĐỒNG
1. Thảo luận nhóm

Là phương pháp thu thập thông tin
dưới dạng thảo luận để thu được
những ý kiến đa dạng, khác nhau và
những quan niệm/nhận thức về một
chủ đề trong không khí tự do, thoải
mái, thúc đẩy sự chia sẻ nhưng quan
điểm, ý kiến khác nhau.
Cách thức tiến hành thảo luận nhóm

Lựa chọn và thành lập nhóm hỗ trợ: người hỗ trợ thảo luận chính và
người ghi biên bản, phân công nhiệm vụ cho các thành viên

Lựa chọn người tham gia: tiêu chuẩn người tham gia

Quyết định về thời gian và địa điểm: thường kéo dài khoảng 1,5h.
Địa điểm yên tĩnh, tập trung, không quá xa nơi những người tham gia thảo
luận

Mời các cá nhân tham dự: trước ngày tổ chức thảo luận, mời những
người tham gia theo tiêu chuẩn đã đề ra. Thông thường, nên liên hệ lại
trước 1 này để nhắc nhở họ về thời gian và địa điểm tổ chức thảo luận, xác
nhận về sự tham gia của họ.
Cách thức tiến hành thảo luận nhóm

Chuẩn bị hướng dẫn thảo luận
nhóm: thường là những phác thảo
ngắn gọn, dược chuẩn bị trước bao


gồm những chủ đề sẽ được đưa ra
thảo luận.

Tiến hành thảo luận nhóm và ghi
lại nội dung thảo luận nhóm bằng
tốc kí hoặc ghi âm.
1. Thảo luận nhóm

Theo trình tự hướng dẫn thảo luận nhóm: Bản hướng dẫn
thảo luận nhóm sẽ cung cấp một trình tự chuẩn để người hỗ
trợ thảo luận nhóm có thể đưa ra các câu hỏi xoay quanh vấn
đề cần thảo luận. Bắt đầu mỗi chủ đề thảo luận bằng một câu
hỏi đã được chuẩn bị cẩn thận sẽ khiến cho những người tham
gia có thể chia sẻ ý kiến của họ nhiều hơn.

Rà soát lại các câu hỏi: những câu hỏi được thiết kế bản
hướng dẫn là để hướng tới mục tiêu thu thập được những
thông tin cần thiết trong buổi thảo luận.

Ghi lại nội dung cuộc thảo luận bằng tốc ký hoặc ghi âm
Lưu ý:

Số lượng người tham gia thảo luận: 7-10 người (tối đa
10 người)

Sự tham gia: Cân bằng sự tham gia của tất cả mọi
người trong buổi thảo luận.

Thời gian thảo luận: Không kéo dài thời gian thảo luận
quá lâu


Xây dựng mối quan hệ tốt: người hỗ trợ thảo luận
nhóm cần phải giới thiệu qua về mục đích của cuộc thảo
luận và định hướng thảo luận đề người dân tham gia một
cách dễ dàng hơn. Những người tham gia cần được biêt
rằng cuộc thảo luận này là cởi mở, mọi ý kiến của họ đều
được ghi nhận; đảm bảo rằng những ý kiến của những
người tham gia chỉ phục vụ mục tiêu nghiên cứu, đảm
bảo tính khuyết danh khi cung cấp thông tin.
Ví dụ về mẫu thảo luận nhóm
Lưu ý:

Theo trình tự hướng dẫn thảo luận nhóm: Bản hướng
dẫn thảo luận nhóm sẽ cung cấp một trình tự chuẩn để
người hỗ trợ thảo luận nhóm có thể đưa ra các câu hỏi
xoay quanh vấn đề cần thảo luận. Bắt đầu mỗi chủ đề
thảo luận bằng một câu hỏi đã được chuẩn bị cẩn thận sẽ
khiến cho những người tham gia có thể chia sẻ ý kiến của
họ nhiều hơn.

Rà soát lại các câu hỏi: những câu hỏi được thiết kế bản
hướng dẫn là để hướng tới mục tiêu thu thập được
những thông tin cần thiết trong buổi thảo luận.
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)

Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI) là phương pháp
khuyến khích những người dân tham gia vào một
cuộc trò truyện thông qua một loạt những câu hỏi
hướng dẫn (không phải là bảng hỏi đã được cấu
trúc sẵn) với những câu hỏi liên quan tới họ.

Những thông tin quan trọng sẽ thu thập được
bằng cách nói chuyện với những người dân về
những chủ đề hấp dẫn.

Đối tượng sử dụng: đối với các cá nhân, những
người cung cấp thông tin chủ yếu, những nhóm
người quan tâm hoặc những nhóm nhỏ của người
dân (ví dụ như nhóm phụ nữ).
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)
B1
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)
B4
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)
B7
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)
Lưu ý khi thực hiện phỏng vấn:

Phân công một người ghi chép (nhưng luân
phiên, không cố định suốt thời gian)

Bắt đầu với lời chào hỏi truyền thống và
nói rõ mục đích cuộc phỏng vấn

Tỏ thái độ tôn trọng và lắng nghe ý kiến trả
lời

Người phỏng vấn cần có đầu óc cởi mở và
khách quan
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)


Không cắt ngang, làm gián đoạn hay xen vào
câu hỏi của người khác (để từng thành viên
chấm dứt phần hỏi của mình)

Cẩn thận dẫn dắt đến những câu hỏi “về các vấn
đề nhạy cảm”

Tránh những câu hỏi ngầm chứa câu trả lời và
phán xét các giá trị

Tránh những câu hỏi có thể trả lời "có" hoặc
"không"

Cuộc phỏng vấn cá nhân không nên kéo dài quá
45 phút
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)
Những lỗi thường gặp của SSI

Không chăm chú nghe người dân nói

Lặp lại câu hỏi trước đó (đã hỏi và được trả lời
rồi)

Giúp người được phỏng vấn đưa ra câu trả lời

Hỏi những câu hỏi mông lung, mơ hồ

Hỏi những câu hỏi về những vấn đề người dân
không quan tâm


Hỏi những câu hỏi xem nặng tính chính xác,
định lượng (thí dụ, năm 1995 năng suất lúa
trên ruộng của ông là bao nhiêu tấn/ha?)
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)
Những lỗi thường gặp của SSI

Không xem xét các câu trả lời (tuy
nhiên, không nên chỉ trích những “câu trả
lời sai”, mà phải khéo léo thảo luận lại để
tìm câu trả lời tin cậy)

Hỏi những câu hỏi ngầm chứa câu trả lời

Để cuộc phỏng vấn kéo dài quá lâu.

Chỉ hỏi, hay dựa quá nhiều vào một
hoặc nhóm người khá giả, người có học
vấn, phụ nữ “đẹp”, hay nam giới (thiên
lệch)
3.Bảng xếp hạng ưu tiên

Cho phép nhóm khảo sát xác định nhanh các vấn đề
chủ yếu, hoặc các ưu tiên của cộng đồng.

Các bước thực hiện
o
Nhóm đưa ra vấn đề cần xếp hạng ưu tiên; thảo
luận kỹ với cộng đồng để liệt kê tất cả những vấn
đề cần xếp hạng (ví dụ như các vấn đề có liên
quan đến canh tác hoặc các ưu tiên chọn loại

cây trồng, ưu tiên sử dụng vốn vay, )
3.Bảng xếp hạng ưu tiên
o
Dùng tờ giấy khổ lớn để liệt kê các vấn đề cần xếp hạng lên
(hoặc có thể sử dụng nền nhà hay mặt đất và dùng lá cây, hình
ảnh, vật chỉ thị để biểu thị cho mỗi vấn đề cần xếp hạng); lập
thành bảng và chia ô, cột; cột đầu tiên là các vấn đề cần xếp
hạng, những cột còn lại tương ứng mức độ ưu tiên cần sắp
xếp.
o
Đề nghị người tham gia xếp hạng từng vấn đề một; hỏi họ
cho biết họ xếp theo thứ tự ưu tiên nào: “ưu tiên thứ nhất,
ưu tiên thứ hai, ưu tiên thứ ba, ” (có thể bỏ phiếu hoặc giơ
tay/tự họ lên gắn các biểu tượng theo cột)
3.Bảng xếp hạng ưu tiên
o
Xếp hạng theo cách “mua” có thể đưa cho mỗi
thành viên tham gia 3- 5 hạt đậu hay hòn sỏi (vật
dụng khác), yêu cầu họ “trả” cái nào quan trọng
nhất thì cho nhiều hạt đậu hơn. Xếp hạng theo
cách “mua” có thể thực hiện cho từng cá nhân hoặc
với sự hiện diện của nhiều người khác.
o
Lặp lại với những vấn đề cần xếp hạng khác cho
đến hoàn tất.
o
Tổng kết kết quả bằng cách cộng các cột điểm lại
theo hàng; hỏi lại những người tham gia đồng ý với
kết quả?.
4. Ma trận SWOT


Mục đích: phân tích điểm mạnh,
điểm yếu trong nội bộ một tổ chức
và những cơ hội và nguy cơ bên
ngoài mà tổ chức đó gặp phải.

Là công cụ để phân tích chung
hoặc để xem xét cách thức một tổ
chức xử lý một vấn đề cụ thể.
4. Ma trận SWOT
S
4. Ma trận SWOT
Bài tập thực hành (20p)

Chia thành 4 tổ

Mỗi tổ lựa chọn một vấn đề

Lập ma trận SWOT đối với vấn đề
nhóm lựa chọn
4. Ma trận SWOT
s
5. Xây dựng cây vấn đề

Mục đích: Phân tích vấn đề để xác
định các mặt tiêu cực của tình hình
hiện tại và những mối quan hệ
nhân quả giữa các vấn đề đã xác
định ấy.
Làm thế nào?

Xác định khung và đối tượng phân tích;Xác định các vấn đề cơ bản mà các nhóm đối tượng và người
hưởng lợi gặp phải (Các/Vấn đề là gì? Đó là các/vấn đề của ai?);
Trực quan hoá các vấn đề theo một sơ đồ nào đó, có thể gọi là
“cây vấn đề” hoặc “cấp hệ vấn đề” để giúp phân tích và làm rõ
các mối quan hệ nhân quả.

×