Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn học vần lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.85 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU.
Ở bậc Tiểu học môn Tiếng Việt có vò trí đặc biệt quan trọng. Để
học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn học vần nói riêng,
học sinh có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác. Nắm
vững được kiến thức Tiếng Việt và rèn luyện thành thạo các kỹ năng
đọc, nghe, nói, viết các em sẽ suy nghó mạch lạc, diễn đạt trong sáng,
có khả năng làm chủ được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Cũng như các môn học khác, muốn học tốt phân môn học vần lớp
1. Trước hết mọi học sinh phải có lòng say mê, hứng thú học tập. Bên
cạnh đó giáo viên đặc biệt chú ý đến tâm sinh lí của học sinh cũng
như khả năng tiếp thu kiến thức của các em. Do vậy giáo viên phải
làm sao ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường các em phải
nhận biết sơ giản nhất những kiến thức cơ bản chữ cái ghi âm; tiếp
theo đọc, viết được các chữ cái ghi âm đó, tiến đến các em ghép và
đọc được vần, tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, mỗi học sinh có trình độ nhận
thức không giống nhau dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không đồng
đều. Đối với bất kì một lớp học nào thì việc có nhiều đối tượng học
sinh như: giỏi, khá, trung bình, yếu vẫn là chuyện bình thường.
Vì thế để chất lượng giảng dạy các môn học nói chung phân môn
học vần nói riêng được tốt, đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải quan tâm
và phải có biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh. Trong
thực tế giảng dạy lớp 1, tôi đã nghiên cứu thực hiện và đã đúc kết
Trang 1
thành đề tài: “Một số giải pháp góp phần phụ đạo học sinh yếu
phân môn học vần lớp 1”.
Đề tài này tôi đã bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm học
2003 – 2004 đến năm học 2004 –2005, tôi tiếp tục nghiên cứu thực
hiện và bổ sung thêm giải pháp.
Đề tài tôi nghiên cứu đã nêu nhiều ở sách báo và có nhiều giáo
viên viết thành sáng kiến kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm này rút ra


từ thực tế giảng dạy. Tuy nhiên ở đề tài này, tôi không nghiên cứu
hết các phân môn của môn Tiếng Việt mà chỉ đi sâu nghiên cứu ở
phân môn học vần lớp 1.
Trang 2
PHẦN 1: THỰC TRẠNG
Qua hai năm tích cực thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu,
bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường. Tôi theo dõi thấy các em học sinh
yếu phân môn học vần ở các năm như sau:
Năm
học

số
Chưa đạt yêu cầu cơ bản Đạt yêu
cầu cơ bản
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Học sinh lơ
là trong giờ
học
Đọc được
viết yếu
Phát âm
viết chưa
chính xác
Không đọc
được viết
được
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Trước
khi áp
dụng

21 2
9,5%
2
9,5%
2
9,5%
1
4,8%
14
66,7%
Sau
khi áp
dụng
21 0
0%
1
4,8%
1
4,8%
0
0%
19
90,4%

Trang 3
Năm học: 2004 – 2005.
Năm
học
Só Chưa đạt yêu cầu cơ bản Đạt yêu
cầu cơ bản

trở lên
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Học sinh lơ là
trong giờ học
Đọc được viết
yếu
Phát âm viết
chưa chính
xác
Không
đọc được
viết được
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Trước
khi áp
dụng
16 1
6,3
2
12,5
1
6,3
2
12,5
10
62,4
Từ 2 bảng số liệu trên ta thấy:
Năm học: 2003 – 2004 chỉ có 66,7% học sinh đạt yêu cầu cơ bản trở
lên còn lại 33,3% chưa đạt yêu cầu cơ bản.
Sau khi áp dụng đề tài này, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt tăng

23,7%.
Đến năm học: 2004 – 2005 có 37,5% học sinh chưa đạt yêu cầu cơ
bản còn lại 62,4% đạt yêu cầu cơ bản.
Qua hai năm, trước khi áp dụng đề tài này, các em chưa đạt
yêu cầu cơ bản rất cao nhưng sau khi áp dụng đề tài số học sinh chưa
đạt yêu cầu cơ bản có giảm rõ rệt.
Qua tìm hiểu thực tế ở lớp, ở gia đình các em cho thấy nguyên nhân
dẫn đến hạn chế nêu trên là:
Đây là những năm đầu thực hiện chương trình thay sách giáo
khoa mới nên giáo viên còn không ít lúng túng, chưa có nhiều kinh
nghiệm; một phần do giáo viên chưa nắm thật vững những yêu cầu
Trang 4
về kiến thức, kỹ năng của bài dạy, giảng dạy còn mang tính dàn trải,
chưa theo dõi sát sao, xử lý chưa kòp thời những biểu hiện sa sút của
học sinh. Khi phát hiện học sinh hỏng kiến thức giáo viên không dám
mạnh dạn dừng bài dạy để giúp các em nắm lại kiến thức. Vì vậy các
em không hiểu bài, dễ mặc cảm, chán nản, không có hứng thú trong
học tập.
Đa số giáo viên khi đứng lớp có vận dụng đổi mới phương pháp
nhưng chưa đạt hiệu quả cao vì giáo viên còn ảnh hưởng phần nào
thói quen nói nhiều hay lặp lại câu trả lời của học sinh; nhận xét thay
cho học sinh. Chính vì lẽ đó mà còn hạn chế khả năng phát triển của
học sinh.
Tổ chức phụ đạo còn chung chung không có biện pháp cụ thể
cho từng đối tượng học sinh nên chưa hạn chế tối đa số lượng học sinh
yếu phân môn học vần.
Một số phụ huynh học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn; nhà
xa hoặc thấy con mình học yếu còn tư tưởng: “ Năm nay học không
nổi năm sau ở lại học lớp 1 cho cứng” Vì vậy họ không chòu khó dành
thời gian đưa con đi học cũng như dạy con học ở nhà từ đó dần dần

các em học yếu.
Đa số cha mẹ các em học sinh đều làm nghề nông ít có thời
gian quan tâm đến việc học hành của con em mình. Bên cạnh đó một
số phụ huynh chưa nắm được nội dung chương trình sách giáo khoa
mới đặc biệt là phương pháp hướng dẫn các em học ở nhà.
Trang 5
Đa số nhà các em ở quá xa trường, đường đi lại khó khăn.
Ngay từ đầu năm học hai bên đường đi đã bò xáng múc chuẩn bò làm
lộ nên các em không thể tự đến trường được mà cha mẹ phải đưa đón
các em hàng ngày. Một số gia đình thuộc diện nhà nghèo cha mẹ lo
đi làm mướn đôi khi không đưa đón các em được dẫn đến các em
phải nghỉ học .
Lứa tuổi các em còn ham chơi hơn ham học, chưa hiểu được
tầm quan trọng của việc học. Điều quan trọng hơn nữa một số em
chưa qua lớp mẫu giáo nên muốn hòa nhập với các bạn của mình các
em cũng phải cố gắng thật nhiều… Chỉ việc cầm phấn, bút chì, bảng
con cũng mất không ít thời gian. Các em đang ở lứa tuổi hiếu động
khả năng chú ý tập trung không lâu.
Bên cạnh đó còn một số em hay quên, mới dạy thì đọc được,
viết được nhưng khi về nhà hay qua một hôm sau thì không nhớ hoặc
nhớ lẫn lộn dẫn đến trình trạng đọc sai, viết sai.
Các em hay đọc vẹt, bắt chước rất tốt và nhanh. Các em có thể
đọc lau làu hoặc nhìn tranh đọc nhưng chưa chắc các em nhớ được
mặt chữ. Nếu giáo viên không phát hiện thì sau một thời gian các em
sẽ hỏng kiến thức.
Còn một số học sinh học khá do bệnh nghỉ học vài ngày cũng
mất kiến thức căn bản.
Một số em hay lơ là thiếu tập trung thường nhận dạng, phát âm
lẫn lộn các âm, vần,… Có đặc điểm gần giống nhau về cách đọc, cách
viết.

Trang 6
Trang 7
PHẦN 2: GIẢI PHÁP:
2.1 Giúp các em khắc phục, vượt qua những khó khăn trở ngại về
mặt tâm lí khi mới vào lớp 1.
Sự chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở
lứa tuổi Mầm non sang hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học
sinh Tiểu học, làm cho các em gặp những khó khăn về mặt tâm lí.
Khi đến tuổi đi học trẻ thường háo hức, chờ đợi, thích được làm “học
sinh”, thích đến trường, đến lớp. Tuy nhiên tâm lí này chưa được bền
vững khi gặp phải các khó khăn trong học tập, các em dễ chuyển
sang chán học,…vv,…Vì vậy giúp các em khắc phục vượt qua các khó
khăn trở ngại về tâm lí ở đầu lớp 1 sẽ tạo điều kiện cho các em vươn
lên đạt kết quả trong học tập.
Để làm tốt điều đó, tôi luôn gần gũi, chăm sóc uốn nắn các em,
tạo cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì lứa
tuổi các em là hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao. Thật là
một cực hình nếu các em phải ngồi im không nói, chẳng cựa quậy,
cấm động đậy. Vì cái miệng lúc nào cũng huyên thuyên, cái tay khó
mà để yên một chỗ, cái óc chẳng thể thiếu điều để suy nghó. Vì vậy,
tôi cần hướng tính năng động của các em vào hoạt động có mục đích
để giờ học đạt hiệu quả.
Trong giảng dạy trước đây, chủ yếu tôi đặt câu hỏi cho từng
học sinh trả lời, không cho trả lời tập thể, hạn chế đồng thanh. Vì vậy
một số em không được gọi thì không có việc để làm. Những em này
không tập trung suy nghó, không khí lớp học không sôi nổi cho nên tôi
Trang 8
nghó phải làm sao cho các em vui mà học, chơi mà học, vừa học vừa
chơi. Chơi là hình thức, vui là tính chất, học là mục đích cuối cùng.
Muốn được như vậy thì hình thức cung cấp kiến thức, kó năng cho học

sinh phải phong phú không chỉ khô khan: cô giảng trò nghe, cô hỏi trò
trả lời mà cần phải tổ chức cho từng học sinh được tham gia hoạt
động.
Cụ thể ở bài 55: Ôn tập các vần vừa học có kết thúc bằng âm
n. Thay vì tôi đặt câu hỏi cho học sinh nêu những vần đã học có âm
cuối là n thì tôi hình thành bảng ôn rồi cho học sinh luyện đọc. Tôi đã
uyển chuyển biến cái mệnh lệnh khô khan ấy bằng trò chơi truyền
điện: đầu tiên tôi nêu một vần có âm cuối n rồi gọi một học sinh khác
em này có nhiệm vụ nêu tiếp một vần khác có âm cuối là n nhưng
không được trùng với vần trước và không được chậm quá 5 giây. Nếu
xong em có quyền gọi bạn khác nêu. Cứ như thế cho đến lúc tôi thấy
đủ số vần thì dừng lại. Hình thức vui chơi này, tuy chỉ từng em nói
nhưng vẫn gây được hào hứng và sôi nổi vì tất cả các em trong tư thế
chuẩn bò đón nhận luồng điện truyền đến. Các em còn hứng thú vì
đây không phải là lệnh của cô giáo mà là của bạn bè và bản thân các
em được bạn gọi và sau đó em được gọi bạn.
Để khuyến khích các em mạnh dạn phát biểu ý kiến ngoài
việc khen ngợi tuyên dương những ý đúng, ý sáng tạo, tôi cũng không
bát bỏ những ý kiến chưa hợp lí của các em một cách thô bạo mà tôi
luôn nhẹ nhàng, hóm hỉnh dẫn dắt các em phát biểu vào trọng tâm
vấn đề. Còn đối với những học sinh yếu hay nhút nhát tôi vẫn chấp
Trang 9
nhận những ý kiến mà các em lặp lại của bạn hay của cô. Tôi thiết
nghó từ từ động viên các em phát biểu một cách độc lập. Đối với học
sinh lớp 1 giáo viên nên khen ngợi kòp thời khi các em hoàn thành
nhiệm vụ đồng thời động viên các em chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Tránh việc đơn thuần chỉ dùng điểm để thưởng hay phạt các em mà
cần động viên khuyến khích là chính.
Tôi luôn suy nghó tìm ra nhiều cách tuyên dương, khen ngợi kòp
thời khi các em có dấu hiệu tiến bộ; như tặng hoa mỗi khi các em

ngoan hay học tiến bộ sau đó cuối tuần tổng kết lại, em nào có nhiều
bông hoa tôi tuyên dương khen ngợi trước lớp nhiều lần như thế. Học
sinh lớp tôi có tiến bộ rất nhiều trong học tập đặc biệt là những học
sinh yếu.
Việc tạo cho các em một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi
thoải mái, cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui
với nhiều trò chơi học tập. Điều đó đã góp phần quan trọng giúp các
em khắc phục vượt qua những khó khăn trở ngại về mặt tâm lí khi
mới bước vào lớp 1.
2.2 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành khả năng tự học
ở học sinh.
Theo cách dạy truyền thống các em đến trường chỉ nhận được
lượng kiến thức duy nhất từ thầy cô. Những kết luận bài học đều do
thầy cô cung cấp. Cách dạy học như thế tạo cho học sinh tiếp nhận
kiến thức một cách thụ động. Chính vì thế chưa hình thành khả năng
tự học ở học sinh.
Trang 10

×