Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giá trị thẩm mỹ của hình ảnh thiên nhiên trong thơ Vương Duy và Basho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.24 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN


GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN
TRONG THƠ VƯƠNG DUY VÀ BASHO

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Từ Hiển
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thanh Hải
Lớp : TH Văn B K32
- B - Bình Định, 04/2012
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người viết chọn đề tài: “Giá trị thẩm mỹ của hình ảnh thiên nhiên
trong thơ Vương Duy và Basho” vì những lý do sau:
1.1 Ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách khẩn
trương, mau lẹ. So sánh haikư của Basho và tuyệt cú của Vương Duy không
nằm ngoài mục đích học tập hai nền văn hóa lớn của hai dân tộc lớn – Trung
Quốc và Nhật Bản, để từ đó có thể hiểu sâu sắc hơn về nền văn hóa phương
Đông – một trong những cái nôi của văn hóa nhân loại.
1.2 Dù ra đời không cùng thời, nhưng giữa haikư và tuyệt cú vẫn có
nhiều điểm tương đồng, và khi đặt chúng trong một tương quan so sánh, giá
trị của cả hai sẽ được tôn vinh. Khi đó, ta sẽ thấy rõ hơn những điểm độc
đáo của hai tác giả, hai nền văn học.
1.3 Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu so sánh văn học giữa
văn học Nhật Bản và Trung Quốc thường đi vào nghiên cứu những nét lớn,
khai thác vấn đề trên diện rộng, như: so sánh hai thể thơ Tuyệt cú và Haikư,
so sánh yếu tố thiền trong thơ haikư và Đường thi v.v… Người viết, với ý
thức kế thừa một cách sáng tạo những công trình nghiên cứu trước, muốn
khai thác vấn đề ở một bình diện khác: tập trung đào sâu vào một chủ điểm


trong thơ Tuyệt cú của Vương Duy và Haikư của Basho – giá trị thẩm mỹ
của hình ảnh thiên nhiên.
1.4 Mặt khác, người viết chọn đề tài này vì tầm quan trọng của nó:
mảng thơ viết về thiên nhiên là mảng đặc trưng, thể hiện tài năng của hai
nhà thơ. Từ việc so sánh, phân tích nó, có thể chỉ ra được những nét khu biệt
về tài năng cũng như những tương đồng, tương cận trong sáng tạo của
Vương Duy và Basho.
2
2. Lịch sử vấn đề
Về thơ Vương Duy, người viết chỉ tìm thấy hai công trình cùa Giản
Chi và Vũ Thế Ngọc. Cả hai công trình đều có những nghiên cứu tỉ mỉ, công
phu, không chỉ về mặt thơ ca mà còn về phương diện hội họa và âm nhạc
của Vương Duy.
Về thơ Basho, người viết cũng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giá
trị cao như những công trình của thầy Nhật Chiêu (Basho và thơ haikư, Nhật
Bản trong chiếc gương soi, v.v…), hay của thầy Phùng Hoài Ngọc (Thơ
haiku Basho,…).
Về phương diện lý luận, người viết đã sưu tầm được một số tài liệu bổ
ích có bàn ít nhiều về thiên nhiên trong văn học Trung Quốc, Nhật Bản, như:
“Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung Hoa” (Trần Trung Hỷ), “Thi pháp thơ
Đường” (Nguyễn Thị Bích Hải); hay một số bài viết so sánh về tứ tuyệt và
haikư của thầy Lê Từ Hiển (in trong “Haikư, Hoa thời gian”), cô Nguyễn
Thị Nguyệt Trinh (bài viết “So sánh thơ tuyệt cú và haikư được giảng dạy
trong chương trình phổ thông” in trong TC NCVH số tháng 12/2011). Và
đặc biệt, người viết cũng may mắn có trong tay luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Diệu Minh Chân Như về “Bình đạm trong tuyệt cú của Vương Duy và Wabi
trong haiku của Basho” (2009). Đây có lẽ là công trình mới nhất có ý thức
so sánh hai nền văn học Trung, Nhật ở phương diện cảm thức thẩm mỹ.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào so sánh giá trị thẩm mỹ của hình
ảnh thiên nhiên trong thơ Tuyệt cú của Vương Duy và haikư của Basho.

Vì thế, trên tinh thần tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các học
giả đi trước, người viết mạnh dạn đào sâu vấn đề này, hy vọng sẽ có những
tìm tòi và đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu thơ Vương Duy và Basho
nói riêng, cho công tác nghiên cứu khoa học văn học nói chung.
3. Mục đích, yêu cầu
3
Với việc thực hiện đề tài này, người viết cố gắng đạt được những mục
tiêu sau:
- Cung cấp cho người đọc quan niệm của hai nhà thơ, hai nền văn
học Trung – Nhật về giá trị của thiên nhiên.
- Phác họa bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, điển hình cho khí cốt hai
dân tộc ở những góc độ thẩm mỹ khác nhau (dưới ánh sáng của mỹ học
Thiền và qua sự soi chiếu của các cảm thức thẩm mỹ). Từ đó, công trình hy
vọng cung cấp cái nhìn đa diện về thiên nhiên của Trung Quốc, Nhật Bản
với hết thảy biến thái tinh vi của nó.
- Làm sáng tỏ những điểm độc đáo về bút pháp mà Vương Duy và
Basho đã thể hiện qua những trang thơ tài hoa của hai ông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Trong đề tài nghiên cứu, người viết chỉ xin đi sâu vào yếu tố thẩm
mỹ của hình ảnh thiên nhiên trong thơ Vương Duy, Basho. Các đặc trưng
nghệ thuật khác chỉ là yếu tố đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề.
4.2 Về thơ Vương Duy, khi so sánh với thơ haikư của Basho, công
trình chỉ xin đi sâu khai thác thể thơ tuyệt cú; còn các tác phẩm viết theo thể
thơ khác chỉ để so sánh, tham khảo thêm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài của mình, người viết chủ yếu vận dụng phương pháp so
sánh, so sánh thơ thiên nhiên của Vương Duy và Basho, trên cơ sở những
tương đồng, chỉ ra những đặc trưng của mỗi nhà thơ. Bên cạnh đó, người
viết còn sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử.

- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp liên ngành.
6. Cấu trúc đề tài
Cấu trúc đề tài gồm ba phần:
4
A. Phần dẫn luận
B. Phần nội dung chính
C. Phần kết luận
Trong phần nội dung chính, đề tài được chia thành ba chương
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Thiên nhiên – nét đặc trưng cho dung mạo Trung Hoa
1.2 Thiên nhiên – nét đặc trưng cho sắc diện Phù Tang
Chương 2: QUAN NIỆM VỀ THIÊN NHIÊN CỦA VƯƠNG
DUY VÀ BASHO
2.1 Không - thời gian nghệ thuật – phương thức tồn tại và biểu hiện
của thiên nhiên.
2.2 Con người trên trục không – thời gian
Chương 3: GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA HÌNH ẢNH THIÊN
NHIÊN
3.1 Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thơ Vương Duy và Basho
3.2 Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Thiên nhiên – nét đặc trưng cho dung mạo Trung Hoa
1.1.1 Cảm thức về thiên nhiên của người Trung Quốc
“Xuất phát từ đặc điểm loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, từ ngàn xưa,
người Trung Quốc đã có phương thức ứng xử đặc trưng đối với thiên nhiên: giữa
5
con người và thiên nhiên luôn đặt trong trạng thái giao hòa thống nhất” [12; 5].
Điều này là căn nguyên cho quan niệm của người Trung Quốc về thiên nhiên.

Với dân tộc Trung Hoa, thiên nhiên, trước hết, như một người bạn tâm
giao, để họ có thể giãi bày, bộc lộ những tình cảm, thái độ, tư tưởng của
mình đối với cuộc đời. Không những vậy, nhiều khi, để thỏa mãn nhu cầu tự
ngẫm, tự nghiệm của bản thân, người Trung Hoa lại xem xét thiên nhiên
dưới góc độ của một đối tượng để quan sát, tìm hiểu, mô tả. Hay nói khác đi,
con người tìm đến thiên nhiên không phải cốt để biểu hiện hay chứng tỏ giá
trị cá nhân; mà họ hướng đến thiên nhiên để tìm lại chính mình, để tìm thấy
mối cảm thông muôn thuở giữa thiên nhiên với bản thân.
Cũng là cái nhìn hướng nội mang tính triết lý sâu sắc, nhưng “người
Trung Hoa không thích chìm vào suy tư siêu hình như người Ấn Độ. Họ
không quen vẽ ra những thế giới huyễn hóa, đầy ảnh tượng” [29; 68]. Nghĩa
là người Trung Hoa không dấn sâu vào thế giới đầy biến ảo, khó nắm bắt và
mang nhiều yếu tố tâm linh. Cứu cánh của họ chính là thiên nhiên. Họ soi
vào chiếc gương thiên nhiên để nhìn thấu ‘phản ảnh” của tâm hồn mình. Chỉ
khi đó, qua những hình ảnh, chi tiết bình thường, dung dị, thì sự thật thẳm
sâu mới hiện lên một cách toàn vẹn, chân thực, sống động.
1.1.2 Biểu tượng về thiên nhiên trong văn học Trung Quốc
Trong văn học Trung Quốc, cụ thể là trong thơ Đường, thiên nhiên đã
trở thành một thể tài xuyên suốt. Hay có thể nói: “Thiên nhiên là cái nền của
thơ Đường” (Nhữ Thành – Dẫn theo [9; 48]). Thiên nhiên đi vào thi ca
Trung Quốc với muôn hình nghìn vẻ khác nhau, từ đỉnh Nga My uy nghi,
hùng vĩ, dòng Trường Giang miên viễn, mênh mông… đến áng mây cô đơn,
lờ lững, ngọn gió vô hình, phiêu bạt, hay đóa cúc hoa bé nhỏ, khiêm
nhường… Nói chung, trong văn học Trung Quốc, biểu tượng về thiên nhiên
vô cùng phong phú, đa dạng. Nhưng có thể khái quát lại bằng những dòng
thơ sau của Hồ Chí Minh:
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ
6
Sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong
(Khán Thiên gia thi hữu cảm)

Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
Tác giả Nhữ Thành cũng đã khá công phu khi làm một phép thống kê
thú vị: “Quyển Thơ Đường tập 1 của Nhà xuất bản Văn học có 197 bài từ
16 câu trở xuống của 90 tác giả. Trong những bài này, chữ “nguyệt” xuất
hiện 56 lần; chữ “nhật”: 39; chữ “vân”: 27; chữ “phong”: 52; chữ “sơn”:
52; chữ “hoa”: 60; chữ “thụ”: 22 lần…” (Dẫn theo [9; 48]).
Mỗi một biểu tượng về thiên nhiên được chọn lựa đưa vào thơ đều có
những ý nghĩ riêng, nhằm thể hiện tâm tư tác giả. Ví dụ như núi – cứng cáp,
vững chãi – mang nghĩa anh hùng; sông – mềm mại, linh hoạt – biểu trưng cho
trí tuệ. Người xưa hay nói “Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy” là do vậy!
Trong thơ Vương Duy, những biểu tượng này xuất hiện với tần số rất
cao. Chỉ riêng ở bài:
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh xuân giản trung
(Điểu minh giản)
Người nhàn rỗi trước cảnh hoa quế rụng
Đêm tĩnh mịch, núi xuân vắng teo
Trăng mọc làm chim núi sợ
Thỉnh thoảng kêu trong khe xuân
(Giản Chi dịch xuôi)
7
đã thấy xuất hiện khá nhiều hình ảnh của thiên nhiên: quế hoa, dạ tĩnh, xuân
sơn, nguyệt, sơn điểu, xuân giản…
Hay ở bài thơ “Hoa tử cương”, ông cũng đã phác họa ra khung cảnh thiên
nhiên đẹp đẽ nhưng buồn bã, với những biểu tượng như: điểu, sơn, thu sắc:
Phi điểu khứ bất cùng

Liên sơn hậu thu sắc
Thượng hạ Hoa Tử Cương
Trù trướng tình hà cực
Chim bay đi không dứt
Núi liền đượm màu thu
Gập ghềnh gò Hoa Tử
Bâng khuâng tình bao la.
(Vũ Thế Ngọc dịch thơ)
1.2 Thiên nhiên – nét đặc trưng cho sắc diện Phù Tang
1.2.1 Cảm thức về thiên nhiên của người Nhật
Tương tự ở Trung Quốc và các nước phương Đông, cảm thức thiên
nhiên của người Nhật, trước hết, giống như câu nói trong Kinh dịch: “Nam
nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh”; nghĩa là người Nhật cũng cho rằng thiên
nhiên không đứng yên mà nó luôn luôn vận động, các mùa xoay vòng, biến
đổi theo nhịp hóa sinh đi về, như trong câu thơ Basho: Đã rơi năm nào –
Tuyết mà ta ngắm – Bây giờ lại rơi.
Không phải ngẫu nhiên mà thế giới gọi Nhật Bản là xứ Phù Tang, hay
đất nước Mặt trời mọc. Bởi, “theo thần thoại, Phù Tang là cây thần mọc ở
nơi mặt trời lên. Vì Nhật Bản được mệnh danh là “xứ mặt trời mọc” nên đôi
khi được gọi là xứ Phù Tang” [5; 184]. Nói vậy có nghĩa: Tính thần linh là
yếu tố thứ hai trong cảm thức thiên nhiên của người Nhật. Điều này lý giải
tại sao Thần đạo – một tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới – lại ra đời ở Nhật
8
Bản, cũng như trả lời được cho câu hỏi tại sao tư tưởng “vạn vật hữu linh”
lại là nét đặc sắc nhất của tôn giáo bản địa này.
Đồng thời, với người Nhật, thiên nhiên còn mang ý nghĩa của sự hòa
hợp, trật tự. Điều này được biểu hiện qua bộ ba “đế biểu”: Thanh kiếm -
chiếc gương – vòng ngọc. Do đó, họ tìm thấy cái thần và vẻ đẹp của thiên
nhiên. Khi ngắm hoa anh đào hay ngồi dưới bóng hoa, người Nhật không chỉ
thưởng thức vẻ đẹp của hoa mà còn muốn giao cảm với linh thần của cây.

Đó cũng chính là tính chất “nhất thể tương giao” trong văn hóa Á Đông.
Đến đây, rõ ràng với dân tộc Nhật Bản, thiên nhiên và con người đã
hòa đồng vào nhau, không phải bằng sự phân tích, suy lý, mang tính chất
hưởng thụ, mà bằng sự giao cảm từ tâm hồn trong trạng thái chân không của
Thiền. Lúc này, thiên nhiên mang vẻ đẹp tự nó, con người là thiên nhiên, và
thiên nhiên cũng là hóa thân của con người: Tôi vỗ bàn tay – Dưới trăng
mùa hạ - Tiếng dội về ban mai (Basho). Trong một đêm trăng, bên dòng
Sumida, Basho đứng trước Ba tiêu am mà vỗ bàn tay mình. Âm thanh phát
ra, gọi về một bình minh rạng rỡ. Ban mai đã mọc, nghĩa là cái vỗ tay của
nhà thơ đã được vũ trụ lắng nghe và trả lời. Giữa thi nhân và thiên nhiên đã
có một sự giao cảm vi diệu, thể hiện qua sự tương quan của âm thanh (tiếng
vỗ bàn tay) và ánh sáng (sắc trắng tinh khiết của ngày).
Hơn nữa, với dân tộc Nhật Bản, thiên nhiên được xem như là cội nguồn
của cái đẹp. “Có thể nói rằng quan niệm cái đẹp ở người Nhật vốn có từ nhiên
nhiên – thiên nhiên đúng với cái nghĩa đen của từ đó” [29; 69].
“Nhật Bản có bốn mùa rõ rệt và mỗi lần đổi mùa, thiên nhiên như mời
mọc ta bước vào một nhịp điệu mới, với một vẻ quyến rũ và gợi cảm vô
song” [5; 6]. Nhưng, thiên nhiên Nhật không chỉ là những hình ảnh yên ả,
thanh bình. Điều mà chúng ta hay biết đến trước tiên về Nhật Bản chính ở
chỗ nó là một đất nước quanh năm bị tàn phá bởi thiên tai. “”Động đất, núi
lửa, sóng thần… thường xuất hiện như những biểu tương kinh hoàng của
nguyên lý hủy diệt” [5; 5]. Những ảnh tượng đẹp đẽ một cách kỳ vĩ sẽ chẳng
9
thể tồn tại lâu dài dưới tình cảnh ấy. Vì lẽ đó, người Nhật vô cùng trân quý
những khoảnh khắc dung dị, yên bình của cuộc sống thường ngày. Điều này
cũng được thể hiện rõ nét trong thơ ca. “Thiên nhiên là vĩnh cửu, nhưng thơ
ca Nhật Bản không tìm đến trạng thái vĩnh cửu của thiên nhiên. Đối với nền
thơ ca của xứ sở này, vẻ đẹp vĩnh cửu chứa đựng trong vẻ đẹp mong manh
của khoảnh khắc hiện tại” [29; 70]
1.2.2 Biểu tượng về thiên nhiên trong văn học Nhật Bản

Cũng như văn học Trung Quốc, ta có thể bắt gặp trong văn học Nhật
Bản những biểu tượng thiên nhiên quen thuộc như: tuyết, nguyệt, hoa,
phong,… Tuy nhiên, có thể khái quát như sau:
1.2.2.1 Biểu tượng “tam tuyệt”
Thiên nhiên xứ Phù Tang hay được biểu trưng bằng ba hình ảnh: tuyết –
nguyệt – hoa (mà Nhật Chiêu đã định danh là “tam tuyệt”). Tuyết là sứ giả
tượng trưng cho sự chảy trôi của thời gian. Trăng gợi nên một thế giới bao la
và êm ả. Hoa là sự hiện diện của từng khoảnh khắc. Nó được thể hiện một cách
giản dị mà sâu thẳm trong bài tanka (đoản ca) 31 âm tiết của Dogen thiền sư:
Mùa xuân có hoa anh đào
Mùa hạ chim cu hót
Mùa thu thì trăng soi
Mùa đông tuyết lạnh buốt
Và sáng ngời nơi nơi.
(Nhật Chiêu dịch)
Tiến sĩ Yashiro Yukio đã thu gọn yếu tính của cảm thức thiên nhiên
Nhật Bản như sau: “Khi tuyết rơi, khi hoa nở, khi trăng lên – hơn bao giờ
hết ta nhớ tới bạn”. Điều này được văn hào Kawabata diễn giải: “Khi chúng
tôi thấy vẻ đẹp của tuyết trắng, của trăng tròn, khi chúng tôi trông hoa anh
đào nở, tóm lại, khi mà vẻ đẹp của bốn mùa lướt tới và đánh thức chúng tôi
dậy, đó chính là lúc chúng tôi nghĩ nhiều nhất đến những người thân và
muốn chia sẻ sự sung sướng cùng họ, kích thích bởi cái đẹp, ta thấy rất cần
10
người chia sẻ, rất cần tình bạn – và chữ “bạn” ở đây có thể là “nhân gian”.
Tuyết – Nguyệt – Hoa, những danh từ diễn tả các mùa nối tiếp nhau theo
phong tục Nhật Bản đã gồm cả núi, sông, cây, cỏ và muôn ngàn biểu hiện
khác của thiên nhiên cũng như cảm nghĩ của con người. Tinh thần ấy, cảm
nghĩ ấy, đối với bạn, đồng hành trên tuyết, dưới trăng, trong hoa cũng là
bản chất của Trà đạo” […].
Basho cũng đã viết nhiều về “tam tuyệt” này.

Để diễn tả sự chảy trôi của thời gian đến độ con người cũng phải ngỡ
ngàng, tác giả “Con đường sâu thẳm” hạ bút:
Đã rơi năm nào
Tuyết mà ta ngắm
Bây giờ lại rơi?
(Nhật Chiêu dịch)
Hay:
Đi nữa bạn ơi
Ngắm nhìn tuyết đổ
Cho dầu ta rơi!
(Nhật Chiêu dịch)
Một bài thơ viết về “nguyệt” của ông đã gây bất ngờ cho thế hệ sau:
Vầng trăng non dại
Theo tôi từ độ ấy
Có ai ngờ đêm nay…
(Nhật Chiêu dịch)
Trăng vân động. Trăng tròn đầy. Bài thơ cũng trở nên viên mãn…
Basho có khá nhiều tác phẩm nói về hoa. Ví như:
Dưới cây lao xao
Chén canh, dĩa cá
Đều vương hoa anh đào
(Nhật Chiêu dịch)
11
Hoặc:
Mưa mù sương
Phù dung một đóa
Làm mùa lên hương
(Nhật Chiêu dịch)
1.2.2.2 Một số biểu tượng khác
Ngoài bộ ba tuyết – nguyệt – hoa, văn học Nhật Bản, cụ thể là thơ

haiku của Basho, còn sử dụng nhiều biểu tượng khác để miêu tả thiên nhiên.
Mùa xuân không chỉ có hoa mơ, hoa anh đào, mà còn xuất hiện bóng
dáng của loài chim Vân Tước:
Trên bình nguyên
Chim Vân Tước hát
Xa mọi ưu phiền
(Nhật Chiêu dịch)
Mùa hạ về với hoa cúc, và cả với tiếng ve. Mặc dù “trong thơ haiku,
ve có thể gợi lên nhiều mùa khác nhau tùy vào loại của chúng. Nhưng hầu
hết được xem như dấu hiệu của mùa hè” [10; 139]:
Tiếng ve mải mê
Không hề để lộ
Cái chết gần kề
(Nhật Chiêu dịch)
Sang thu, bóng dáng những cây cỏ lau (susuki) lại chập chờn lay động
trong thơ. “Đây là một trong bảy loài cây của mùa thu. Cỏ lau đem lại vẻ
đẹp duyên dáng cho đồi núi và đồng bằng vào mùa thu” [10; 140]:
Tên Komatsu nghe dễ thương quá
Ngọn gió thổi làm xao động
Những khóm thu lau
(Vĩnh Sính dịch)
12
Như vậy, cùng nằm trong cái nôi văn hóa phương Đông, nên cảm thức
thẩm mỹ cùng cách thiết lập hệ thống biểu tượng về thiên nhiên của Trung
Quốc và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng. Dù thế, nhưng qua thơ ca của
hai nền văn hóa này, một thiên nhiên đặc trưng cho phong vị mỗi nước vẫn
hiện lên rõ ràng, cụ thể. Không sai khi nói rằng bằng tài năng của mình, hai
dân tộc đã tạc nên đôi gương mặt thiên nhiên vừa có điểm giống nhau, vừa
có những khác biệt. Đó cũng chính là yêu cầu sáng tạo của văn học nghệ
thuật nói chung, của thơ ca nói riêng.

Chương 2: QUAN NIỆM VỀ THIÊN NHIÊN CỦA VƯƠNG DUY
VÀ BASHO
2.1 Không - thời gian nghệ thuật – phương thức tồn tại và biểu hiện của
thiên nhiên
Không gian cùng với thời gian đã làm nên hình thức tồn tại của thế
giới, của vật chất. Mọi sự vật - hiện tương, nếu bị tách khỏi không – thời
gian, sẽ bị triệt tiêu yếu tính của chính nó. Hay nói cách khác, sự tồn tại một
cách có nghĩa lý của vạn vật bao giờ cũng gắn liền với một không gian nhất
định, trong một thời gian xác định. Thiên nhiên vốn là một dạng biểu hiện
của thế giới vật chất; cho nên phải đặt trong một không gian, thời gian cụ thể
để từ đó nhận thức được giá trị của nó.
Khi đi vào tác phẩm nghệ thuật, không – thời gian chứa đựng một ý
nghĩa mới. Lúc này, thời - không không còn đơn thuần mang tính chất vật
lý, mà đã dung nhập vào tự thân mình giá trị nghệ thuật – cao hơn hẳn so với
giá trị ban đầu của nó. Không gian trở thành không gian nghệ thuật, và thời
gian, tất nhiên, cũng vụt biến thành thời gian nghệ thuật. Nhờ không – thời
13
gian nghệ thuật, hình tượng trong tác phẩm văn chương mới được biểu hiện
một cách cụ thể, toàn vẹn, biện chứng.
Khi đi vào tác phẩm văn học, thiên nhiên trở thành hình tượng nghệ
thuật của tác phẩm ấy. Cho nên, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ
thuật chính là phương thức tồn tại, phương thức biểu hiện của hình tượng
thiên nhiên. Hay nói khác, thiên nhiên trong thơ ca hiện lên qua không gian
nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Tìm hiểu quan niệm về thiên nhiên của
Vương Duy và Basho chính là quá trình phân tích hình tượng thiên nhiên
trong không – thời gian nghệ thuật của hai tác giả này.
2.1.1 Không gian nghệ thuật – phương thức tồn tại của hình tượng thiên
nhiên
“Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian trong tác phẩm(…).
Nó là phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình (tác

phẩm). Nó cũng là một “cánh cửa” để qua đó người đọc hiểu hình tượng và
tư tưởng được tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm” [9; 82-85]. Trong
trường hợp cụ thể - hình tượng ở đây là hình tương thiên nhiên - điều này có
nghĩa: bằng việc xem xét không gian nghệ thuật trong tác phẩm, người đọc
sẽ cảm ngộ được vai trò và giá trị của hình tượng thiên nhiên, cũng như nhận
chân những ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong nó.
Đọc thơ sơn thủy – điền viên của Vương Duy, người đọc đều cảm
nhận được trong thơ ông sự tồn tại của không gian thiên nhiên, chủ yếu ở hai
cấp độ: vĩ mô và vi mô. Dù ở cấp độ nào, Vương Duy cũng làm chủ và nắm
bắt được khoảnh khắc xuất thần của không gian, đưa vào thơ những điểm
nhìn nghệ thuật ở từng góc cạnh khác nhau.
Còn khi tiếp xúc với thi phẩm Basho, dù đó đây vẫn thấy xuất hiện một
không gian hùng vĩ, rộng lớn, khoáng đạt, nhưng cái làm nên đặc chất của thi
nhân lại là những bức tranh nhỏ nhắn, xinh xắn, đơn sơ, dung dị. Tuy vậy, thơ
thiên nhiên của ông vẫn có sức khái quát cao, biểu trưng cho linh hồn Nhật Bản.
2.1.1.1 Cấp độ vĩ mô:
14
Trong thơ Vương Duy, không gian thiên nhiên, lúc này, được bao
quát trong tư thế phủ ngưỡng (cúi ngửa), từ đó mở ra theo hai chiều trên –
dưới. Từ bên dưới phóng tầm mắt lên trên, không gian hiện ra bao la,
khoáng đạt. Ở bên trên dõi mắt xuống dưới, trời đất, cảnh vật thu vào trong
ánh nhìn thi nhân. Hành động cúi – ngửa vốn mang ý nghĩa tâm linh; ấy là
khi con người đứng giữa trời đất, giao hòa cùng vũ trụ. Nói cách khác, ở
đây, không gian vĩ mô chính là “không gian vũ trụ”
“Trúc lý quán” là bài thơ thể hiện rõ điểm nhìn từ dưới lên của tác giả:
Độc tọa u hoàng lý
Đàn cầm phục trường khiếu
Thâm lâm nhân bất tri
Minh nguyệt lai tương chiếu
Tre rậm một mình ngồi

Gảy đàn lại huýt gió
Rừng sâu, không người hay
Vằng vặt vầng trăng ngó
(Giản Chi dịch)
Giữa đêm khuya vắng, không có người bầu bạn, nhà thơ từ nơi mình
ngồi mà phóng tầm mắt lên cao, bắt gặp vầng trăng sáng đang lơ lửng giữa
trời. “Chỉ có vầng trăng sáng soi” – ánh trăng giúp nhà thơ thức nhận rõ ràng
về tình cảnh hiện tại của bản thân. Ánh trăng soi xuống trần thế, cũng chính
là soi thẳng vào tư thế “độc tọa” của nhà thơ, phát lộ ra nỗi cô đơn của nhân
vật trữ tình. Hay nói khác đi, không người bầu bạn, nhà thơ tìm đến với vầng
trăng – người bạn tâm giao muôn đời của thi sĩ. Đó cũng là một biểu hiện
của tình yêu thiên nhiên nơi Vương Duy vậy!
Không chỉ phóng mắt lên phía trên, thi nhân còn lắm khi cúi nhìn để chiêm
ngưỡng bức tranh thiên nhiên. Có đứng trên cao nhìn xuống, thi nhân mới phác
15
họa được bức tranh thơ “Sơn trung” hữu tình với dải đá trải dài, đường núi quanh
co, màu lá đỏ hòa trong tiết lạnh của khí trời và khép lại là bóng dáng con người:
Kinh khê bạch thạch xuất
Thiên hàn hồng diệp hi
Sơn lộ nguyên vô vũ
Không thúy thấp nhân y.
Ở Kinh khê đá hiện ra trắng xóa,
Tiết trời lạnh, lá đỏ ít,
Đường núi trước đó không mưa
Thế nhưng màu xanh lục của không gian và núi
non thấm ướt cả áo.
(Giản Chi dịch xuôi)
Mô típ “đăng cao vọng viễn” khá phổ biến trong thơ Đường. Vương
Chi Hoán, trong “Đăng Quán Tước lâu” đã từng viết:
Dục cùng thiên lý mục

Cánh thướng nhất tằng lâu
Dặm ngàn tầm mắt muốn coi
Lầu cao ta lại lên khơi một lần
(Ngô Tất Tố dịch thơ)
Mô tip này thể hiện sự chiếm lĩnh vũ trụ một cách toàn diện. Thế
nhưng, khác thi tiên Lý Bạch “đăng cao” để bay bổng, thoát tục, khác thi
thánh Đỗ Phủ luôn nhìn vào hiện thực thế nhân, thi phật Vương Duy “đăng
cao” để hướng tới một cõi tâm thanh tịnh, an nhiên. Bằng nhãn quan của
Phật giáo và tâm thiền tĩnh tại, thơ ông không chỉ đơn thuần đặc tả cảnh
thiên nhiên; nó còn hướng đến cõi vô vi của Đạo, Thiền.
16
Ngoài ra, không gian trong thơ Vương Duy còn mở rộng theo chiều tứ
vọng, tứ cố. Cảnh vật hiện ra trong mọi chiều kích: có cảnh xa cảnh gần,
cảnh lớn cảnh nhỏ… Trong “Võng Xuyên nhàn cư I”:
Thanh cô lâm thủy ánh
Bạnh thủy hướng sơn phiên
Cỏ xanh bóng xuống nước lấp lánh
Chim trắng bay về phía núi
(lê Lưu Nguyễn dịch xuôi)
người đọc có thể bắt gặp khung cảnh của một cuộc sống yên bình, thanh
đạm. Trong khung cảnh ấy, nhà thơ hướng tầm mắt khắp không gian. Lá cỏ
xanh in bóng trên mặt nước – không gian rộng hơn. Đến hình ảnh cánh chim
vút về phía núi, cảnh lại mở ra vô tận; bởi ta hiểu đằng sau ngọn núi kia –
cái đích đến của bóng chim ấy chính là tổ ấm bé nhỏ của nó, ở một nơi nào
đó mà ngưởi đọc không xác định được.
Ở cấp độ vĩ mô, không gian trong thơ Vương Duy mở rộng nhiều
chiều khác nhau. Ấy là “không gian thẩm mỹ” [9; 99]. Nó kết hợp với các
động tác phủ ngưỡng, tứ vọng tứ cố, mang đến mạch cảm vô tận, thể hiện
khát vọng giao hòa sâu sắc của thi nhân trước vũ trụ.
Tiếp xúc thơ Basho, người đọc cũng bắt gặp hình ảnh một thiên nhiên

mênh mông, to lớn, thoáng đãng. Bức tranh thiên nhiên hiện ra trong một vẻ
đẹp nguyên sơ, trong trẻo.
Đó là hình ảnh một dòng thác, hay dòng Sông Trong (Kiyotaki) không
vương bụi, lấp lánh như dát bạc trong đêm trăng mùa hạ:
Dòng thác trong
Giữa làn sóng bạc
Trăng mùa hạ lên
(Nhật Chiêu dịch)
17
Bài thơ vẽ ra một khung cảnh đẹp đẽ, kỳ ảo: Đương khi dòng thác
hùng vĩ tuôn trào những ngọn nước trong vắt, thì ánh trăng vằng vặc lại rẽ
sóng hiện ra. Trăng từ trời soi bóng xuống sóng nước, hắt những vệt sáng
loang màu như bạc? Hay dòng thác kia chảy xiết bất tận và nâng trăng lên
giữa không trung? Cảnh gợi ra nhiều trường liên tưởng khác nhau.
Hay đó còn là hình ảnh con thác Mogami mạnh mẽ tuôn nước trắng
xóa như muốn cuốn cả bầu trời chiều, dìm xuống thẳm sâu đại dương:
Mogami tuôn dòng
Cuốn mặt trời rực lửa
Dìm xuống trùng dương
(Nhật Chiêu dịch)
Mặt trời hừng hực một sức nóng mãnh liệt – thiên nhiên dữ dội –
nhưng cũng phải lặn đi dưới xoáy cuộn của thác nước – một thiên nhiên dữ
dội khác. Sức nước mạnh mẽ có thể nâng vầng trăng lên cũng có thể dìm
mặt trời xuống hun hút sâu thẳm…
Khung cảnh vũ trụ còn được diễn tả bởi hình ảnh dòng sông Ngân Hà
bao la như từ trời cao tuôn xuống, ôm trùm hòn đảo giữa biển khơi:
Ôi biển hoang vu
Ngân Hà vươn trải
Trên đảo Sado
(Nhật Chiêu dịch)

Trong bài thơ này, Basho dùng một so sánh khá thấu đáo: biển – ngân
hà. Chừng như, qua ba dòng thơ ngắn, ông đã sát nhập hai không gian vốn xa
cách ấy lại gần nhau để tạo nên một ngân hà sóng nước mênh mông. Và hòn
đảo Sado, lúc này, chợt trở nên nhỏ bé trước cái bao la, vô cùng của vũ trụ. Ở
đây, dù không phải là ý đồ nghệ thuật của Basho, nhưng người đọc, bằng khả
năng so sánh, liên tưởng, có thể tìm thấy nét tương đồng với một thủ pháp
nghệ thuật khá phổ biến của Trung Hoa: dùng điểm tả diện. Lấy cái điểm nhỏ
(đảo Sado) để nói cái diện lớn lao (biển), không gian mở ra rộng lớn hơn…
18
Bên cạnh dòng sông, ngọn thác, thiên nhiên hùng vĩ trong thơ Basho còn
được khắc họa qua bóng dáng những đỉnh núi sừng sững ngàn năm mây phủ:
Đỉnh Arashi
Những ngày tháng sáu
Đặt mây lên mình
(Nhật Chiêu dịch)
Đỉnh núi đắm mình trong những áng mây trắng… Giữa mây và núi có
sự quấn quýt, hòa điệu kỳ lạ. Núi đặt mây lên mình, hay mây chờn vờn
quanh núi… đều là sự thể hiện của cái đẹp tự nhiên, quy luật của thế giới.
2.1.1.2 Cấp độ vi mô:
Khảo sát các sáng tác của Vương Duy, có thể thấy ngoài khung cảnh
thiên nhiên bao la, rộng lớn, thì những thi phẩm viết về một không gian hẹp
hơn, bình dị hơn vẫn chiếm số lượng khá nhiều. Trong khi đó, đa phần những
bài thơ của Basho đều hướng cảm hứng vào một thiên nhiên đơn sơ, nhỏ nhắn.
Có thể nói, với cả Basho và Vương Duy, thiên tài của họ đều được
phát lộ trong khi miêu tả loại không gian này.
Cảm thức về không gian thu nhỏ thường gặp nhiều ở những bài thơ
đặc tả thiên nhiên của Vương Duy. Không gian ở đây rất đỗi dung dị, thanh
sơ, gắn với tâm thức nhàn dật của thi nhân. Hầu hết trong những bài thơ sơn
thủy ấy, ta đều cảm thấy được vẻ đẹp đăng đối, hài hòa ở từng đường nét,
chi tiết. Cấu trúc bài tuyệt cú càng tô đậm không gian thơ nhỏ nhắn, vừa đủ

đó. Ở thơ Thi Phật, bức tranh thơ tuy nhỏ nhưng lại có sự hòa điệu, cân
xứng. Đọc tác phẩm “Loan gia lại”, độc giả sẽ phần nào hiểu rõ điều này.
Táp táp thu vũ trung
Thiển thiển thạch lưu tả
Khiêu ba tự tương hội
Bạch lộ kinh phục há
Trong tiếng mưa thu sầm sập
19
Từ kẽ đá, nước chảy ra thành dòng nông
Sóng chờm tung tóe lên nhau
Con cò trắng sợ, bay lên đà sà xuống
(Giản Chi dịch xuôi)
Không gian thu hẹp lại, trọn vẹn ở thác nước nhà họ Loan. Nhà thơ
quay ống kính về cận cảnh: Là dòng chảy, là sóng, là cánh cò. Cảnh tĩnh tại,
nhưng cái động cũng được sinh ra từ đó.
Hay trong “Tân di ổ”:
Mộc mạt phù dung hoa
Sơn trung phát hồng ngạc
Giản hộ tịch vô nhân
Phân phân khai thả lạc.
Ngọn cây: Hoa phù dung
Giữa núi nẩy cuống đỏ
Quạnh quẽ cổng bên khe
Bời bời rụng và nở.
(Miền thấp tân di – Giản Chi dịch thơ)
Ánh nhìn thi nhân tập trung vào một sự vật nhỏ bé: Những cây hoa
phù dung bên khe núi cứ miệt mài làm một cuộc hành trình rụng – nở. Mọc
cạnh một khe núi vắng teo, sắc đỏ phù dung cứ âm thâm thắp lên, tắt đi, thắp
lên, tắt đi… trong một chu kỳ bất tận của cuộc sống.
Hoặc ở “Điền viên lạc (kỳ tứ)”:

Đào hồng phục hàm túc vũ
Liễu lục cánh đái xuân yên
Hoa lạc, gia đồng vị tảo
Oanh đề sơn khách do miên
Mưa cũ, đào tươi vẫn ngậm
20
Khói xuân, liễu biếc còn đeo
Hoa rụng, trẻ nhà chưa quét
Oanh ca, khách núi ngủ khoèo.
(Giản Chi dịch thơ)
Khung cảnh được phác họa cụ thể trong một không gian khép kín, nơi
góc sân của một căn nhà trong núi, với hoa đào đọng mưa, cành liễu vương
sương khói, hoa rụng, chim hót, sơn khách say ngủ.
Không gian nhỏ hẹp đã trở thành môtip tiêu biểu trong thơ Vương
Duy. Ông hay chọn cho mình những không gian nhỏ, khép kín để tâm hồn
đạt tới cảnh giới “Tuy dữ nhân cảnh hài – Bế quan thành cư sĩ” (Tuy cùng
với cuộc đời giao tiếp – Nhưng chỉ cần đóng cửa là thành kẻ ẩn cư). Thơ
Vương Duy nói nhiều về việc khép cửa:
- Nhàn môn tịch dĩ bế
Lạc nhật chiếu thu thảo
(Tặng Tổ tam vịnh)

Cánh cửa đóng im ỉm
Bóng mặt trời tà chiếu đám cỏ thu
(Giản Chi dịch xuôi)
- Đông cao xuân thảo sắc
Trù trướng yếm sài phi
(Quy Võng Xuyên tác)
Cỏ đồng phía đông đượm màu xuân
Bùi ngùi đóng cánh cửa gỗ

(Giản Chi dịch xuôi)
- Thiều đệ Tung cao hạ
21
Quy lai thả bế quan
(Quy Tung Sơn tác)
Đường đi xa lắc dưới núi Tung cao vút
Về tới rồi, sẽ đóng cửa thôi
(Giản Chi dịch xuôi)
Ấy là không gian “nhàn môn”, “nhân nhàn” khép cõi lòng với cửa
quyền cao quý, mở lòng hướng về thiên nhiên vũ trụ, coi đó như nơi ký thác,
gửi gắm tâm tình. Không gian thơ Vương Duy vì thế mà “vắng vẻ, tĩnh lặng,
bay hết sắc màu” [20; 30].
Không gian khép kín trong thơ Vương Duy còn biểu thị ở sự chuyển
giao của thế giới, nơi tương thông vô ngôn không cần nhịp cầu. “Khi không
đứng giữa đất trời mà không gian ở trong nhà thơ thì vũ trụ tương thông với
con người qua cánh cửa. Những “môn” và “song” lúc này sẽ giữ vai trò
nhịp cầu chuyển giao hai thế giới” [9; 112]
Nét đáng lưu ý của haikư là nó luôn hướng về những sự vật nhỏ bé,
đơn sơ, bình dị của ngày thường chứ không hề đi sâu tìm kiếm, tinh tuyển,
lựa chọn những cảnh kiêu sa, đài các. Tức, các đề tài thường thấy ở haikư là
hình ảnh mang hơi thở cuộc sống, là những cảnh vật hết sức bình thường, ít
ai để ý đến và dễ bị lãng quên. Đó là chú ếch, con quạ, con chó,… là tiếng
ve, tiếng chim đỗ quyên,… thậm chí còn có cả chấy, rận, ruồi, muỗi, phân –
nước đái ngựa,… Thơ Basho hồn hậu, thuần khiết như tâm hồn của một đứa
trẻ, vô tư chơi giữa vô thường mà không ngại cái lấm lem của cát bụi. “Khi
nâng haikư lên sự hoàn thiện của một dòng thơ tâm linh, Basho đã nâng
trong lòng bàn tay bát ngát của mình những sự vật bình thường nhất của thế
gian này” [6; 272]
Hơn nữa, Basho tìm cái đẹp ngay trong cát bụi, không phải là dùng cát
bụi để xây nên cái đẹp. Có đôi khi, hoa và đời xen lẫn nhau trong thơ Basho:

Mệt lữ
22
Tìm chỗ trọ
Tử Đằng nở hoa
(Lê Từ Hiển dịch)
Nhưng thật ra, hoa là đời, mà những hình ảnh mộc mạc của đời cũng
chính là hoa.
Dường như, trong tiểu vũ trụ thu gọn haikư, thi sĩ, bằng cảm quan
nhạy bén, tinh tế của mình đã khéo léo lưu lại những hình ảnh vĩnh cửu của
thiên nhiên:
Ao xưa
Con ếch nhảy
Tiếng nước.
(Lê Từ Hiển dịch)
Hay:
Trên thân chiếc nấm rơm
Chiếc lá từ đâu đến
Vẫn còn nằm yên.
(Nhật Chiêu dịch)
Hoặc:
Bên đường
Hoa dâm bụt
Đưa mình cho ngựa ăn
(Nhật Chiêu dịch)
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số bài thơ khác của ông, như:
- Dưới làn nước trôi
Có con cua nhỏ
Bò lên chân tôi.
(Nhật Chiêu dịch)
23

- Con chuồn chuồn
Đậu mãi mà không được
Trên ngọn cỏ gió rung.
(Nhật Chiêu dịch)
- Chấy bọ rầy rà
Nơi tôi nằm ngủ
Ngựa đứng đái không xa
(Nhật Chiêu dịch)
Tóm lại, cảm thức không gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy và
Basho dù xét ở bất cứ góc độ nào cũng đẹp, cũng chan chứa cái nhìn nhân
sinh, tương hợp. Dù không gian vĩ mô hay nhỏ hẹp, người đọc đều nhận thấy
ở đó tâm thế của một bậc vĩ nhân và một thi sĩ với trái tim đa cảm…
2.1.2 Thời gian nghệ thuật – phương thức biểu hiện của hình tượng
thiên nhiên
Giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật là hình
tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm” (dẫn theo [9; 134]).
“Thời gian luôn luôn có mặt cùng với không gian, trong mối liên hệ không
thể chia tách” [9; 144]. Phải đặt hình tượng thiên nhiên trong một không –
thời gian nhất định để có thể hiểu rõ được những nét đẹp mang tính đặc
trưng, bản chất của nó. Cho nên, chỉ xét hình tượng thiên nhiên trong
phương thức tồn tại – không gian – không thôi thì chưa đủ; mà còn phải xét
phương thức biểu hiện của nó – thời gian – thì việc phân tích, lý giải mới
toàn triệt.
Bàn về thời gian trong thơ sơn thủy điền viên cổ trung đại Trung Hoa,
Trần Trung Hỷ đã tổng kết: “Cảm thức chung là thời gian vận động” [12;
19]. Vì cùng nằm trong cái nôi văn hóa Á Đông, nên không chỉ Trung Hoa,
mà cả Nhật Bản đều có chung cảm thức này.
24
Người phương Đông quan niệm thời gian trôi chảy và tuần hoàn trong
sự luân hồi của vũ trụ. Cho nên cảm quan về thời gian của họ cuộn tròn theo

vòng quay xuân – hạ - thu – đông. Hết chu kỳ này lại đến chu kỳ khác, cứ
thế liên miên, bất tận.
Trong tuyệt cú của Vương Duy và haikư của Basho, bức tranh thiên
nhiên cứ lần lượt phô diễn hết mọi vẻ đẹp của nó qua bốn mùa, tạo nên
những khúc ca diễm tuyệt.
Đọc những bài thơ viết về mùa xuân của Vương Duy, độc giả thường
cảm nhận được một thiên nhiên tươi tắn, tràn đầy sinh khí. Nhịp độ thời gian
xuân dường như nhanh hơn và lòng người cũng khoan khoái, phấn chấn hơn
trước khí xuân tươi đẹp. “Tống xuân từ” là bài thơ mang cảm thức tiễn xuân
nhưng chứa đựng trong đó sự sung mãn và ý thức trân trọng vẻ đẹp của thời
khắc đã qua. Tiếc xuân mà không bi lụy:
Nhật, nhật, nhân không lão
Niên niên xuân cánh qui
Tương quan hữu thôn tửu
Bất dụng tích hoa phi
Ngày lại ngày, con người già đi hoài
Năn rồi năm, mùa xuân vẫn trở lại
Cùng vui với nhau, có bầu rượu đấy
Tiếc làm chi những cánh hoa tàn bay
(Giản Chi dịch xuôi)
Hay như cảm thức thời – không tràn trề sắc xuân, khí xuân trong đêm
thanh tĩnh ở “Điểu minh giản”. “Nhân nhàn” – “dạ tĩnh” đã giữ trọn một
đêm xuân vĩnh hằng.
Đó còn là sự chuyển hóa thời – không trong cảm thức về mùa thu,
phút giây chứa đầy tâm trạng “thiên cổ sầu” của thi nhân. Nhưng trong thơ
Vương Duy, không gian, thời gian không ảm đạm mà giao hòa với nhau,
25

×