Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu tại khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông hồng thuộc các huyện tiền hải và thái thụy, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.65 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
––––––––––––

PHẠM THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH CẢNH QUAN
THÍCH ỨNGBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG THUỘC CÁC HUYỆN
TIỀN HẢI VÀ THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
––––––––––––

PHẠM THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH CẢNH QUAN
THÍCH ỨNGBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG THUỘC CÁC HUYỆN
TIỀN HẢI VÀ THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn An Thịnh

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn An Thịnh, không sao chép các công trình nghiên
cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ
một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Học viên

Phạm Thị Thúy Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, học viên
đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, động viên thiết thực, quý báu.
Trƣớc hết, học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn An
Thịnh - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, động viên và khuyến khích học viên trong suốt
thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Lƣu Thế Anh Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đồng ý cho phép học
viên sử dụng các số liệu trong đề tài nghiên cứu của mình.
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô và toàn thể các cán bộ của Khoa Các
khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để học viên có

thể tiếp thu kiến thức và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Học viên xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban Nhân dân
huyện Thái Thụy cùng cƣ dân các xã đã nhiệt tình giúp đỡ học viên trong quá trình
khảo sát và thu thập tài liệu.
Lời cuối cùng, học viên xin đƣợc cảm ơn sự động viên của bạn bè và sự ủng hộ
nhiệt tình của gia đình trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Trân trọng cảm ơn/

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU

..................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................... 5
1.1.

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu...................................................................... 5

1.1.1.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 5

1.1.2.


Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam................................................. 7

1.1.3.

Các công trình liên quan đến khu vực nghiên cứu ................................................... 9

1.2.

Lý luận về hƣớng quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu tại khu dự

trữ sinh quyển ................................................................................................................ 10
1.2.1.

Quy hoạch cảnh quan và các khái niệm liên quan ........................................... 10

1.2.2.

Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong bối

cảnh bối cảnh biến đổi khí hậu ............................................................................................... 13
1.2.3.

Lồng ghép các yếu tố phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu trong quy

hoạch phát triển của địa phƣơng ............................................................................................ 15
1.2.4.

Các căn cứ pháp lý về quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu ............. 16


1.2.5.

Những nội dung khoa học và pháp lý cần quan tâm trong quy hoạch cảnh quan

thích ứng biến đổi khí hậu ...................................................................................................... 18
CHƢƠNG 2. MÔ HÌNH ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔNG QUAN KHU
VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 22
2.1.

Các phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 22

2.1.1.

Ứng dụng mô hình Markov-CA dự tính biến đổi lớp phủ mặt đất trong tƣơng lai 22

2.1.2.

Các phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................................... 23

2.1.3.

Các phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................ 24

2.1.4.

Cơ sở dữ liệu thực hiện đề tài .................................................................................. 29

2.2.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................................... 30


2.2.1.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................................ 30

2.2.2.

Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ............................................................................. 32

2.2.3.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................................... 34
iii


CHƢƠNG 3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 36
3.1.

Nghiên cứu hiện trạng, biến động và dự tính xu thế sử dụng đất huyện Tiền Hải

và Thái Thụy đến năm 2090 trên cơ sở tƣ liệu viễn thám và mô hình Markov-CA........... 36
3.1.1.

Hiện trạng, biến đổi sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2014 ........................................ 36

3.1.2.

Dự tính biến động sử dụng đất đến năm 2090 ........................................................ 47

3.2.


Kịch bản biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và

nƣớc biển dâng đến sử dụng đất .................................................................................... 52
3.2.1.

Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ........................................................ 52

3.2.2.

Phân tích thiệt hại của thiên tai ................................................................................ 55

3.2.3.

Dự tính phạm vi ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến sử dụng đất huyện Tiền Hải

và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ................................................................................................. 57
3.3.

Xác định các cảnh quan trong khu dự trữ sinh quyển...................................... 61

3.3.1.

Nguyên tắc và kết quả quy hoạch cảnh quan.......................................................... 61

3.3.2.

Đặc điểm các nhóm cảnh quan ................................................................................ 62

3.3.3.


Phân tích SWOT cho các tiểu vùng cảnh quan ...................................................... 67

3.4.

Phân tích thống kê ý kiến của cƣ dân địa phƣơng về tác động của biến đổi khí

hậu tới cảnh quan và các giải pháp thích ứng................................................................ 70
3.4.1.

Ý kiến của cƣ dân địa phƣơng về tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu....... 70

3.4.2.

Ý kiến của cƣ dân địa phƣơng về các giải pháp ƣu tiên trong thích ứng biến đổi

khí hậu ................................................................................................................................... 75
3.5.

Định hƣớng quy hoạch, quản lý cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu .......... 79

3.5.1.

Định hƣớng các tiểu vùng cảnh quan phát triển kinh tế - xã hội kết hợp bảo tồn

rừng ngập mặn phòng hộ ........................................................................................................ 79
3.5.2.

Định hƣớng các tiểu vùng cảnh quan phát triển bền vững và phát triển tích cực 81


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 87
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Ảnh dữ liệu vệ tinh đa thời gian sử dụng trong nghiên cứu .........................22
Bảng 2.2. Các chỉ thị về tác động và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậuáp dụng đối
với khu vực nghiên cứu .................................................................................................24
Bảng 2.3. Khóa giải đoán ảnh Landsat khu vực nghiên cứu .........................................27
Bảng 2.4. Các loại dữ liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ..........................................29
Bảng 3.1. Bảng ma trận chuyển đổi lớp phủ mặt đất giai đoạn 2005 – 2010 ...............38
Bảng 3.2. Bảng ma trận chuyển đổi lớp phủ mặt đất giai đoạn 2010 – 2014 ...............40
Bảng 3.3. Thống kê kết quả dự báo diện tích lớp phủ mặt đấtgiai đoạn 2014 – 2090 ..52
Bảng 3.4. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm và các mùa trong nămso với thời kỳ cơ
sở (1986-2005)...............................................................................................................53
Bảng 3.5. Biến đổi của lƣợng mƣa năm và các mùa trong nămso với thời kỳ cơ sở
(1986-2005) ...................................................................................................................54
Bảng 3.6. Mực nƣớc biển dâng theo kịch bản RCP4.5so với thời kỳ cơ sở (1986-2005) .54
Bảng 3.7. Nguy cơ ngập vì nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Bình .....55
Bảng 3.8. Đặc trƣng các cảnh quan huyện Tiền Hải và Thái Thụy , tỉnh Thái Bình ....64
Bảng 3.9. Khung phân tích SWOT cho các nhóm cảnh quan huyện Tiền Hải và Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình .....................................................................................................68
Bảng 3.10. Ý kiến của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng về tác động của biến đổi khí hậu
và nƣớc biển dâng đến cảnh quanvà các hoạt động sử dụng đất tại huyện Tiền Hải và
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .............................................................................................73
Bảng 3.11. Nhận thức của cƣ dân địa phƣơng về giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu

và nƣớc biển dâng đến sử dụng đấthuyện Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình phân
tích từ điều tra bằng bảng hỏi ........................................................................................77

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Nội dung và các bƣớc quy hoạch cảnh quan phục vụ phát triển bền vững
trong bối cảnh biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong quy hoạch sử dụng đất cho một
lãnh thổ ven biển cấp huyện ..........................................................................................21
Hình 2.1. Sơ đồ các bƣớc mô phỏng biến đổi lớp phủ mặt đất đến 2090dựa trên mô
hình Markov-CA............................................................................................................23
Hình 2.2. Dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat các năm 2005, 2010 và 2014 ...........................28
Hình 2.3. Sơ đồ vị trí huyện Tiền Hải và Thái Thụy trong tỉnh Thái Bình ...................30
Hình 3.1. Biểu đồ biến động diện tích lớp phủ mặt đấthuyện Tiền Hải và Thái Thụy
giai đoạn 2005-2014 (ha)...............................................................................................41
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy,tỉnh Thái
Bình năm 2005...............................................................................................................42
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy,tỉnh Thái
Bình năm 2010...............................................................................................................43
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy,tỉnh Thái
Bình năm 2014...............................................................................................................44
Hình 3.5. Bản đồ biến động lớp phủ mặt đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy,tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2005-2010 .............................................................................................45
Hình 3.6. Bản đồ biến động lớp phủ mặt đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy,tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2010-2014 .............................................................................................46
Hình 3.7. Quy trình phân cấp thích hợp ........................................................................47
Hình 3.8. Các sơ đồ phân bố không gian thích hợp dựa trên đánh giá đa chỉ tiêu đối với
từng loại lớp phủ mặt đất ...............................................................................................49

Hình 3.9. Kết quả kiểm chứng dự tính đến năm 2014 ..................................................50
Hình 3.10. Bản đồ dự tính phạm vi ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến sử dụng đất
huyện Tiền Hải và Thái Thụy đến năm 2090 ................................................................ 60
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện kết quả thống kê ý kiến của cộng đồng địa phƣơngvề tác
động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt .......................................................................71
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện kết quả thống kê ý kiến của cộng đồng địa phƣơngvề tác
động của biến đổi khí hậu đến NTTS ............................................................................71
vi


Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện kết quả thống kê ý kiến của cộng đồng địa phƣơngvề tác
động của BĐKH đến đánh bắt thủy hải sản ..................................................................72
Hình 3.14. Biểu đồ xếp hạng giải pháp thích ứng BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt .....75
Hình 3.15. Biểu đồ xếp hạng giải pháp thích ứng BĐKHtrong nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản ....................................................................................................................76
Hình 3.16. Bản đồ quy hoạch cảnh quan định hƣớng phát triển bền vữngkinh tế - xã
hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu tới năm 2090 tại huyện Tiền Hải và Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình ................................................................................................................84

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề nổi cộm, tác
động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trƣờng tại nhiều khu vực trên
thế giới (IPCC, 2007). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam thuộc
nhóm các nƣớc bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu và nƣớc biển
dâng. Trong đó, khu vực đồng bằng và dải ven biển thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng
nhất.Trong định hƣớng phát triển bền vững nền kinh tế, Việt Nam đã và đang nỗ lực

giảm nhẹ thiệt hại, tìm các biện pháp phù hợp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây là vấn đề then chốt trong kế hoạch hành động, chiến lƣợc quốc gia về thích ứng
với biến đổi khí hậu.
Khu Dự trữ sinh quyển khu vực châu thổ sông Hồng (hay còn gọi là Khu dự trữ
sinh quyển đất ngập nƣớc ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng) thuộc địa giới ba
tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình, đƣợc UNESCO công nhận vào năm 2004.
Khu dự trữ này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học khu vực
Đông Nam Á, đặc biệt là các loài chim quý hiếmtrong hai vùng lõi rừng đặc dụng là
khu vực Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy (thuộc tỉnh Nam Định) và Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nƣớc Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình). Thuộc địa phận 3 xã ven biển
Nam Hƣng, Nam Phú và Nam Thịnh, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Tiền Hải
có tổng diện tích 12.500 ha gồm diện tích rừng ngập mặn, đất bãi bồi và đất ngập
nƣớc, trong đó khoảng 9.000ha thuộc diện trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, 3.500 ha
phục hồi sinh thái và 1.700 ha là khu vực vùng đệm. Khu vực vùng đệm thuộc huyện
Thái Thụy bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nƣớc tính từ chân đê Quốc gia ở cửa sông
Thái Bình đến cửa sông Trà Lý, nằm trên địa bàn của 5 xã và 1 thị trấn là: xã Thụy
Trƣờng, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thƣợng, Thái Đô và thị trấn Diêm Điền với diện
tích 3.500 ha. Trong những năm gần đây, việc khai hoang lấn biển, mở rộng đất canh
tác và cáchoạt động kinh tế, nhất là việc đắp đầm nuôi trồng thủy sản đang làm suy
thoái nghiêm trọng hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Huyện Tiền Hải có 35 xã và thị trấn. tổng diện tích tự nhiên là 22.604ha, có
23km bờ biển, 03 cửa sông lớn đổ ra biển là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa sông Trà
Lý và cửa Lân. Đặc điểm vùng bờ biển đƣợc bồi tụ đã hình thành lên vùng đất bãi bồi,
đất ngập nƣớc ven biển rộng hơn 6.000ha có hệ sinh thái động thực vật phong phú và
1


đa dạng(Hồng Minh, 2015). Huyện Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung
tại các xã ven biển, có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu và có giá
trị lớn về cảnh quan, môi trƣờng, bảo tồn hệ sinh thái ngập nƣớc ven biển, có cồn Đen

rộng hàng chục ha là nơi có thể phát triển ngành du lịch biển.Với điều kiện tự nhiên
nhƣ vậy, Tiền Hải và Thái Thụy có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội một
cách đa dạng.
Tuy nhiên, trên địa bàn hai huyện thƣờng xuyên chịu những diễn biến bất thƣờng
của thời tiết, thiên tai gây ra do biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Những biểu hiện
ngày càng rõ nét nhƣ: áp thấp nhiệt đới, bão lụt, lũ quét, lốc xoáy… Những cơn bão
với cƣờng độ ngày càng mạnh đã tàn phá nhiều cánh rừng ngập mặn cũng nhƣ rừng
phòng hộ, làm suy thoái hệ sinh thái ven biển, ảnh hƣởng lớn tới kinh tế thủy hải sản
của địa phƣơng. Tháng 7/2016, cơn bão số 1 đổ bộ trực tiếp vào Thái Bình đã gây thiệt
hại lớn về tài sản; trong đó thiệt hại nặng nề nhất là ngành nông nghiệp với gần
50.000ha lúa mùa có nguy cơ mất trắng, 6.900 ha nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, nƣớc
lợ và trên 3.000 ha nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt bị ảnh hƣởng, trong đó 2 huyện ven
biển Thái Thụy và Tiền Hải có 12.500 ha lúa bị ngập úng, 54 tàu thuyền nhỏ bị chìm,
đắm; 17 tàu thuyền bị va đập, mắc cạn (Ban chỉ đạo trung ƣơng về phòng chống thiên
tai, 2016).Đợt rét đậm, rét hại kéo dài vào đầu năm 2016 tại Thái Bình cho thấy sự gia
tăng của thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan của khí hậu, thời tiết làm ảnh hƣởng trực
tiếp đến sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp. Tổng diện tích mặt nƣớc có thủy sản bị chết
do rét đậm, rét hại ƣớc khoảng 214 ha, sản lƣợng 173 tấn gồm cá vƣợc, cá song, cá rô
phi, cá rô đồng, cá chim trắng và 50 vạn cá giống.Theo đó, hai huyện ven biển là Thái
Thụy và Tiền Hải có thiệt hại lớn nhất(Mai Tú, 2016).Theo Kịch bản biến đổi khí hậu
và nƣớc biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố năm 2016,
nếu mực nƣớc biển dâng 50 cm, khoảng 27% diện tích của tỉnh Thái Bình có nguy cơ
bị ngập, trong đó huyện Tiền Hải có nguy cơ cao nhất (67,47% diện tích), huyện Thái
Thụy (22,29% diện tích).
Hiện nay, cả hai huyện đã có quy hoạch sử dụng đất và phƣơng án phát triển kinh
tế xã hội (KTXH) đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình lập phƣơng án quy hoạch chủ
yếu thực hiện trên cơ sở phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
đến năm 2020 và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các địa phƣơng, chƣa có hƣớng
dẫn cụ thể và cơ sở khoa học để lồng ghép với các yếu tố tự nhiên, biến đổi khí hậu
nhƣ xâm nhập mặn, nƣớc biển dâng. Do đó, một phƣơng án quy hoạch cảnh quan

2


(QHCQ) phục vụ tổ chức không gian lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu cần thiết
đƣợc xây dựng làm cơ sở để định hƣớng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển bền
vững tại khu vực này(Nguyễn An Thịnh, 2014). Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận
văn thạc sỹ: “Nghiên cứu quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu tại khu dự
trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc các huyện Tiền Hải và Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình” đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu
Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu:“Xác lập được những luận cứ khoa học và thực
tiễn đề xuất QHCQ phục vụ định hướng sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí
hậu, phát triển bền vững tại các huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”.
* Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, các nhiệm vụ sau cần đƣợc giải quyết:
- Tổng quan các tài liệu nghiên cứu và lý luận về nghiên cứu quy hoạch cảnh
quanthích ứng BĐKHphục vụ phát triển bền vững.
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thiên tai và BĐKH tại khu vực
nghiên cứu.
- Phân tích biến đổi sử dụng đất trong quá khứ và mô phỏng biến đổi sử dụng đất
trong tƣơng lai tại khu vực nghiên cứu.
- Phân tích cảnh quan; điều tra cộng đồng về tác động và giải pháp thích ứng
BĐKHtheo các cảnh quan đặc thù.
- Đề xuất phƣơng án quy hoạch cảnh quan thích ứng BĐKH tại khu vực nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ hành chính của huyện
Tiền Hải (gồm 1 thị trấn Tiền Hải và 34 xã) và huyện Thái Thụy (gồm 1 thị trấn Diêm
Điền và 47 xã) thuộc tỉnh Thái Bình.

* Phạm vi khoa học
Phạm vi nội dung nghiên cứu khoa học của đề tài đƣợc giới hạn nhƣ sau:
3


- Trong các hợp phần cảnh quan (bao gồm cả các hợp phần tự nhiên và nhân
sinh) chịu tác động của thiên tai và BĐKH, lớp phủ mặt đất là chịu tác động lớn nhất
và biểu hiện rõ rệt nhất. Với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và GIS, đề tài đã làm
rõ hiện trạng và biến động lớp phủ mặt đất trong giai đoạn 2005-2014 (bằng công nghệ
viễn thám và GIS) và mô phỏng động lực biến đổi lớp phủ mặt đất tại khu vực nghiên
cứu đến năm 2090 (bằng mô hình Markov-CA).
- Phân tích và định hƣớng quy hoạch cảnh quan theo phƣơng pháp địa lý học dựa
trên các tiêu chí tổng hợp về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất và thực trạng
phát triển kinh tế xã hội.
- Các giải pháp thích ứng và tổ chức không gian lồng ghép ứng phó với biến đổi
khí hậu trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội đƣợc dựa trên phƣơng án quy hoạch
cảnh quan.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú tri thức khoa học về giải pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu quy mô địa phƣơng. Đồng thời, là cơ sở tài liệu cho
hƣớng nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của cộng
đồng địa phƣơng.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học cho các cơ quan quản lý tại
huyện Tiền Hải và Thái Thụy tỉnh Thái Bình tham khảo trong hoạch định phát triển
kinh tế xã hội, lập quy hoạch sử dụng đất, phát triển bền vững và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2. Mô hình ứng dụng, phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Các kết quả nghiên cứu

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quy hoạchcảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ảnh hƣởng ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực kinh tế và đời
sống xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền, tổ chức và ngƣời dân. Các
hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên đã và đang làm gia tăng ảnh hƣởng tiêu cực
đến chức năng sinh thái. Từ thực tế đó đòi hỏi phải có các nghiên cứu về quy hoạch
cảnh quan nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh
vực theo hƣớng bền vững sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên. Xu thế
nghiên cứu này đang dần trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự bùng nổ của các siêu đô thị tại Châu Á trong các thập kỷ sau chiến tranh kéo
theo các vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng bao gồm ô nhiễm nƣớc, không khí và thiếu
các cơ sở hạ tầng đô thị phù hợp. Các tiếp cận quy hoạch cảnh quan đô thị từ các quốc
gia phƣơng Tây nhƣ thêm các vành đai xanh và phân vùng đã đƣợc áp dụng cho các
thành phố để khuyến khích tăng trƣởng đô thị có kiểm soát.Việc quy hoạch có sự tôn
trọng cảnh quan địa phƣơng trong quá khứ có thể giúp tạo ra sự ổn định mới cho môi
trƣờng đô thị tại châu Á trong thế kỷ 21 (Yokohari và nnk, 2000).
Tại Trung Quốc trong những năm gần đây, chính phủ nƣớc này đã kêu gọi quy
hoạch môi trƣờng theo nhiều mức khác nhau để lồng ghép vấn đề môi trƣờng vào sự
phát triển kinh tế. Trong quá trình lập quy hoạch, nghiên cứu sinh thái cảnh quan và
phân vùng chức năng đƣợc coi là bƣớc chính.Từ kết quả thực tiễn cho thấy các
phƣơng pháp phân vùng chức năng sinh thái nên đƣợc áp dụng theo các nguyên tắc

quản lý thích ứng, dựa vào tài nguyên và dựa vào cộng đồng để có thể lồng ghép khoa
học vào quá trình ra quyết định, tránh quan điểm chủ quan của các nhà lập kế hoạch và
các xung đột trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Fang và nnk, 2008).Zhang và nnk
(2007) đã sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng trênhệ thông tin địa
lý (GIS) để xây dựng các phân vùng chức năng sinh thái cho khu vực Quinhuyndao.
Cách tiếp cận này cho phép hình thành cơ sở dữ liệu về phân bố sinh thái theo các
mạng lƣới địa lý. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy đây làphƣơng pháp hữu ích
phục vụ công tác phân vùng sinh thái trong tƣơng lai.
5


Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, chính phủ Trung Quốc đã nêu ra phƣơng pháp
quy hoạch không gian mới tập trung vào vùng định hƣớng chức năng chính. Trƣớc đây,
Trung Quốc phát triển tập trung chủ yếu vào việc theo đuổi tăng trƣởng kinh tế, ít quan
tâm đến các vấn đề phát triển xã hội và môi trƣờng dẫn đến phát triển không bền vững.
Với cách tiếp cận này, mỗi khu vực sẽ đƣợc phát triển dựa trên chức năng độc đáo riêng
nhờ việc xác định đƣợc đặc tính riêng, điều kiện và yêu cầu phù hợp (Fan và nnk, 2012).
Phƣơng pháp quy hoạch tiếp cận theo hƣớng quan tâm đến quy hoạch sinh thái
cảnh quan đƣợc áp dụng tại một số khu vực trên thế giới. Chẳng hạn, tại Autralia,năm
2012, chính phủ nƣớc này đã công bố khung quy hoạch cảnh quan khu vực Đông Nam
Queensland. Đây là một tập hợp danh sách các tài liệu nguồn và tham khảo giải thích
về quy hoạch cảnh quan tại Đông Nam Queensland.Tại Brazil, Haddad (2015) đã tiến
hành nghiên cứu khung quy hoạch môi trƣờng đô thị trong bối cảnh Brazil phải đối
mặt với nhiều thách thức về môi trƣờng do tốc độ phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
Khung quy hoạch đƣợc xây dựng dựa trên khái niệm khả năng đáp ứng và hệ thông tin
địa lýGIS. Việc kết hợp xây dựng bản đồ và chiến lƣợc quy hoạch đô thị nhằm đề cao
sự tham gia của cộng đồng và hƣớng đến nhóm dân cƣ có thu nhập thấp. Ngoài ra,
phƣơng pháp phân vùng chức năng sinh thái làm cơ sở cho quy hoạch đô thị đƣợc tiến
hành nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác khu vực châu Mỹ Latinh nhƣ Peru,
Venezuela, Ecuador,...Ngoài việc dựa trên đặc tính môi trƣờng tự nhiên, phân vùng

sinh thái cảnh quan còn gắn với đặc điểm kinh tế xã hội và mục tiêu chung của vùng
và quốc gia.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ứng dụng mô hình Markov - CA dự tính biến đổi
sử dụng đất trong tương lai
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng làm suy giảm chất lƣợng cuộc
sống của ngƣời dân và sinh thái bền vững của khu vực.Dự đoán về phạm vi mở rộng
của đô thị trong tƣơng lai rất hữu ích cho quá trình quy hoạch đô thị và quản lý môi
trƣờng của các thành phố phát triển nhanh. Kumar và nnk (2015) đã nhận thấy việc sử
dụng GIS mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và năng lƣợng. Trong nghiên cứu
tại Vijayawada, nhóm nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh Landsat các năm 1988, 2008
và 2014 để xây dựng bản đồ lớp phủ mặt đất. Các kết quả này đƣợc đƣa vào phần
mềm IDRISI Selva, sử dụng chuỗi phân tích Markov - CA để đƣa ra kết quả dự đoán
lớp phủ mặt đất trong tƣơng lai. Kết quả kiểm chứng đạt độ chính xác cao trên 80%.
6


Sự thành công của kỹ thuật này đã giúp các nhà khoa học có những kết quả
nghiên cứu tƣơng tự tại nhiều khu vực trên thế giới. Halmy và nnk (2015) đã nghiên
cứu các thay đổi về sử dụng đất/lớp phủ đất (LULCC) ở một phần của sa mạc phía tây
bắc của Ai Cập.Kết quả dự báo LULCC cho năm 2023 cho thấy quá trình đô thị hoá
có khả năng mở rộng ở vùng trồng trọt phía tây và phía bắc, sự ga tăng khai thác tại
các mỏ đá và sự phát triển của các trung tâm đô thị. Các kết quả có thể giúp các hoạt
động quản lý hƣớng đến việc bảo vệ động vật hoang dã trong khu vực. Nghiên cứu này
cũng có thể đƣợc sử dụng làm định hƣớng cho các nghiên cứu khác nhằm dự báo
những thay đổi về sử dụng đất trong các khu vực khô cằn. Guan và nnk (2011)đã phân
tích sự thay đổi theo thời gian và sự phân bố không gian của việc sử dụng đất đƣợc
nhấn mạnh bởi các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội ở Saga, Nhật Bản.Michael Iacono
và nnk (2012) ƣớc tính sự thay đổi sử dụng đất khu vực đô thị cho vùng MinneapolisSt. Paul, Hoa Kỳ. Ngoài ra một số nghiên cứu kiểm chứng mô hình Markov - CA mô
phỏng thay đổi lớp phủ và hiện trạng sử dụng đất tại lƣu vực sông Langat, Malaysia
(Hadi và nnk, 2012), hay tại khu vực thoát nƣớc lƣu vực sông Saddle Creek, Florida

(Subedivà nnk, 2013).
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
1.1.2.1. Các nghiên cứu phân vùng ứng dụng và quy hoạch cảnh quan
Ở Việt Nam, các nghiên cứu phân vùng phục vụ cho các mục đích thực tiễn (còn
gọi là phân vùng ứng dụng) và nghiên cứu cảnh quan học, sinh thái cảnh quan đã đƣợc
quan tâm ngay từ những năm 1960. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, xuất phát từ
những đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế xã hội kết hợp với yêu cầu, mục tiêu chiến
lƣợc phát triển của đất nƣớc nên trong mỗi giai đoạnnội dung nghiên cứu và phƣơng
pháp tiếp cận khác nhau. Trƣớc năm 1980, các công trình chủ yếu phát hiện sự phân
hóa lãnh thổ theo hƣớng phân vùng địa lý tự nhiên. Có thể kể đến công trình nghiên
cứu “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” năm 1976 của Vũ Tự Lập, nghiên cứu đã
tìm ra những đặc điểm, quy luật phân hoá của địa lý tự nhiên Việt Nam. Từ sau 1980
cho đến nay, có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu cảnh quan về cả những vấn đề lý
luận và vận dụng vào thực tiễn các vùng, miền lãnh thổ Việt Nam.
Nhiều nhà khoa học đã ứng dụng tiếp cận nghiên cứu phân vùng và đánh giá
cảnh quan cho các lĩnh vực khác nhau, nhƣ: Trong lĩnh vực nông nghiệp, đề tài “Phân
7


vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” do Cao Liêm(1990) chủ trìđã
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới điều kiện sinh thái của vùng đồng bằng sông Hồng
và phân chia khu vực ra 8 vùng, 13 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đồng thời mô tả
đặc điểm, định hƣớng sử dụng cho từng vùng sinh thái chính ở đồng bằng sông
Hồng.Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Lê Huy Bá (2010) đã tiến hành nghiên cứu
“Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tám tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu
Long”. Nghiên cứu đã chỉ rađể sự cần thiết phải phân vùng sinh thái tự nhiên trong
quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, nhằm tiến đến phát triển nghề nuôi thuỷ sản ở các vùng
ven biển đồng bằng sông Cửu Long một cách bền vững. Cùng với việc kết hợp
phƣơng pháp GIS, ảnh vệ tinhvà phƣơng pháp nghiên cứu điều tra các tiêu chí: địa
hình, địa mạo, đất đai, chế độ ngập nƣớc, độ mặn, …nghiên cứu đã xây dựngbản đồ

phân vùng sinh thái cho 8 tỉnh trong khu vực ở các tỷ lệ 1/250 000; 1/100 000,…Theo
hƣớng ứng dụng công nghệ viễn thám - GIS cho nghiên cứu phân vùng cảnh quan có
đề tài “Nghiên cứu phân vùng cảnh quan lãnh thổ Việt – Lào với sự hỗ trợ của Công
nghệ viễn thám và Hệ thông tin địa lý” (Nguyễn Cao Huần chủ trì, 2006).
1.1.2.2. Các nghiên cứu ứng dụng mô hình Markov-CA
Trong nghiên cứu phục vụ định hƣớng quy hoạch lãnh thổ đã có nhiều công trình
ứng dụng mô hình Markov-CA đem lại kết quả chính xác cao. Một số công trình tiêu
biểu nhƣ: Luận án “Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với một số
yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” (Lê Thị Thu
Hà, 2016) đã ứng dụng viễn thám và mô hình Markov-CAdự báo biến động đất xây
dựng và đất nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy đến năm 2029. Luận án cũng chỉ ra
diễn biến về biến động sử dụngđất trong không gian bị tác động bởi yếu tố nhân khẩu
học theo thời gian, đồng thời việc tích hợp các mô hình hồi quy logistic, chuỗi Markov
và Cellular Automata đã đƣa ra các dự báo về sử dụng đất có độ tin cậy cao.Tại đồng
bằng sông Cửu Long, Trƣơng Chí Quang và nnk (2015) đã nghiên cứu xây dựng mô
hình biến đổi sử dụng đất cho 8 tỉnh trong khu vực dựa trên phƣơng pháp Markov Cellular Automata kết hợp với phân tích đặc tính thích nghi đất đai trên hệ nền mô
phỏng đa tác tử GAMA. Nghiên cứu đã tiến hành chạy mô phỏng sự thay đổi sử dụng
đất với dữ liệu kịch bản nƣớc biển dâng trong tƣơng lai vào năm 2030 và 2050.trong
mô phỏng thay đổi sử dụng đất các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Những
8


kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây dựng các
phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đai (Trƣơng Chí Quang và nnk, 2015).
1.1.3. Các công trình liên quan đến khu vực nghiên cứu
Cho đến nay đã có các công trình đề cập tới những khía cạnh khác nhau có liên
quan với lãnh thổ và đề tài nghiên cứu. Đề tài đƣợc hoàn thành trên cơ sở kế thừa các
công trình nghiên cứu từ trƣớc tại khu vực nghiên cứu và nghiên cứu phát triển theo
hƣớng đánh giá tổng hợp trên quan điểm phân vùng chức năng, từ đó xây dựng quy
hoạch cảnh quan thích ứng BĐKH. Liên quan đến vấn đề này có các đề tài: chƣơng

trình “Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Bắc Bộ
mà bước khởi đầu là huyện Thái Thụy (Thái Bình) và huyện Giao Thủy (Nam Định)
phục vụ cho phát triển bền vững” (Vũ Trung Tạng chủ nhiệm, 2003).
Trong nội dung đề tài “ Khảo sát, nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh thái cảnh
quan huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nhằm định hướng sử dụng và phát triển bền
vững nguồn tài nguyên của huyện” do Đoàn Hƣơng Mai chủ nhiệm, mã số QT-08-32
đã giới thiệu toàn bộ 41 đơn vị loại cảnh quan sinh thái tại huyện Thái Thụy, Thái
Bình thuộc một kiểu cảnh quan rừng rậm thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa trong hai phụ
lớp: cảnh quan đồng bằng trong đê và phụ lớp cảnh quan đồng bằng ngoài đê, thuộc
một lớp cảnh quan duy nhất là lớp cảnh quan đồng bằng, đề tài cũng sử dụng phƣơng
pháp viễn thám và GIS đối với việc lập bản đồ hiện trạng các cảnh quan sinh thái trong
nghiên cứu sinh thái cho thấy có nhiều ƣu thế. Đề tài đi sâu nghiên cứu vai trò và chức
năng của mỗi cảnh quan cụ thể đối với từng mục đích sử dụng, nhằm đảm bảo sự bền
vững về mặt môi trƣờng sinh thái, đồng thời hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nội dung
đề tài không gắn với các vấn đề biến đổi khí hậu tại địa phƣơng.
Luận án TS Địa lý của Phạm Thế Vĩnh “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven
biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ” đã đƣa ra cơ sở
khoa học về cảnh quan sinh thái (CQST) của sự phân hóa không gian đa dạng và xây
dựng hệ thống phân vị các đơn vị cảnh quan sinh thái phục vụ khai thác sử dụng hợp
lý dải ven biển đồng bằng sông Hồng. Đồng thời phân tích hiện trạng sử dụng lãnh
thổ, so sánh với cấu trúc cảnh quan sinh thái tỷ lệ 1:100.000, từ đó rút ra các định
hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ dải ven biển đồng bằng sông Hồng.

9


Năm 2015, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ phối hợp thực hiện với Trung
tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Viện Quản lý và Phát triển
châu Á (AMDI) và Trung tâm nghiên cứu Môi trƣờng và Cộng đồng (CECR) triển
khai dự án “Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong thích ứng với BĐKH ở

đồng bằng sông Hồng” đã có những kết quả nghiên cứu, báo cáo đánh giá tác động
của của biến đổi khí hậu tới huyện Tiền Hải (Thái Bình).
Ngoài ra, đề tài “Nghiên cứu phân vùng chức năng sinh thái làm cơ sở phục vụ
phát triển bền vững kinh tế - xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh
Thái Bình” của Lƣu Thế Anh đã xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Thái Bình gồm 5
hạng cảnh quan dựa trên phân tích về các đặc điểm địa mạo, địa hình, điều kiện tự
nhiên của tỉnh. Tuy nhiên, đề tài chƣa xây dựng mô phỏng những biến động sử dụng
đất trong tƣơng lai.
1.2. Lý luận về hƣớng quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu tại khu
dự trữ sinh quyển
1.2.1. Quy hoạch cảnh quan và các khái niệm liên quan
1.2.1.1. Khoa học cảnh quan
Khoa học cảnh quan, hay cảnh quan học là môn khoa học đƣợc gọi theo nhiều
cách khác nhau: cảnh quan học, địa lý cảnh quan, khoa học về cảnh quan, học thuyết
cảnh quan.Trong Công ƣớc Cảnh quan Châu Âu (2007), địa lý cảnh quan đƣợc định
nghĩa là “khoa học về bảo vệ, quản lý và quy hoạch cảnh quan”. Cảnh quan học
nghiên cứu các đơn vị cảnh quan hoặc địa tổng thể. Các quan niệm về cảnh quan đƣợc
các nhà khoa học đƣa ra theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào khu vực và trƣờng
phái nghiên cứu. Trong các nghiên cứu địa lý học tại Liên Xô trƣớc đây, nƣớc Nga
hiện nay và Việt Nam, cảnh quan đƣợc xem xét ở ba khía cạnh: đơn vị địa tổng thể,
đơn vị phân kiểu hoặc đơn vị cá thể. Tại châu Âu, cảnh quan đƣợc định nghĩa theo
hƣớng kết hợp tự nhiên - nhân văn: “cảnh quan là một khoảnh đất đai được hình thành
bởi sự kết hợp của cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố văn hóa”. Trong khi đó tại Bắc Mỹ,
Forman và Godron (1986) đã định nghĩa “Cảnh quan là một phần của lãnh thổ được
tạo thành bởi một tập hợp các hệ sinh thái tương tác với nhau và lặp lại trong không
gian”. Đây là cơ sở cho các nhà địa lý học hợp tác với các nhà sinh thái học trong
nghiên cứu sinh thái cảnh quan (Nguyễn An Thịnh, 2014).
10



1.2.1.2. Quy hoạch cảnh quan
Quy hoạch cảnh quan là hƣớng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng. Quy hoạch cảnh
quan cũng đƣợc coi là một trong hai lĩnh vực chuyên sâu của kiến trúc cảnh quan,
nhằm giải quyết những vấn đề tổng thể về hình thành môi trƣờng trong phạm vi vùng
miền và điểm dân cƣ. Hoạt động quy hoạch cảnh quan hƣớng tới tổ chức các không
gian chức năng, chú trọng tạo lập hoặc phát triển hài hòa các thành phần chức năng,
hình khối của thiên nhiên (các không gian mở) và nhân tạo (các không gian xây dựng)
(Nguyễn An Thịnh, 2014).
Thích ứng biến đổi khí hậu được coi là một đặc tính của cảnh quan đa chức
năng (multifunctional landscape).Quy hoạch cảnh quan đa chức năng là một hƣớng
tiếp cận phát triển bền vững với mong muốn sử dụng hợp lý, bền vững cảnh quan theo
nghĩa các hoạt động khai thác, sử dụng cảnh quan phù hợp với chức năng tự nhiên của
cảnh quan. Các chức năng cảnh quan có mối quan hệ tƣơng tác, phụ thuộc vào tác
động của đặc tính cảnh quan và vai trò của mỗi chức năng riêng biệt, ảnh hƣởng tới
khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của cảnh quan. Quy hoạch sử dụng đất bền
vững hƣớng tới mục tiêu quản lý tốt tƣơng tác đa chức năng trong cảnh quan (Nguyễn
An Thịnh, 2013, 2014). Ví dụ, tại châu Âu, 80% tổng diện tích đất tự nhiên thuộc khu
vực nông thôn. Không gian của cảnh quan nông thôn châu Âu đƣợc tổ chức để phát
triển sản xuất nông nghiệp và quần cƣ nông thôn, đồng thời lƣu trữ các giá trị văn hóa,
lịch sử, phong tục, tập quán, bảo vệ đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và văn hóa.
Theo thời giancác hoạt động nhân sinh hoặc do tác động của các quá trình tự phát
triển sẽ làm biến đổi cảnh quan.Các quá trình và các mục tiêu quản lý thay đổi cảnh
quan đƣợc các nhà khoa học đƣa vào với khái niệm về khả năng phục hồi cảnh quan.
Walker và nnk (2006) đã sử dụng khái niệm phục hồi nhƣ là khả năng của một hệ
thống để trải nghiệm những cú sốc trong khi vẫn duy trìchức năng, cấu trúc, phản hồi
và nhận diện cơ bản. Khả năng phục hồi đề cập đến khả năng đối phó với những rối
loạn hoặc thay đổi mà không làm thay đổi các đặc điểm cơ bản của hệ thống. Khi vƣợt
ngƣỡng nhất định, sẽ có những thay đổi sâu sắc và cần phải có sự sắp xếp lại (
Plieninger and nnk, 2012). Phục hồi cảnh quan ở đây đƣợc hiểu là phục hồi cả cấu trúc
và chức năng cảnh quan.Trong những thập kỷ gần đây, phƣơng pháp tiếp cận khả năng

phục hồi ngày càng đƣợc mở rộng từ lĩnh vực sinh thái thuần khiết sang các hệ thống
sinh thái xã hội, kinh tế và kết hợp.
11


Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khái niệm khả năng phục hồi dƣờng nhƣ đặc
biệt phù hợp để xây dựng các chƣơng trình, chính sách phát triển và quy hoạch đô thị
theo hƣớng thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc đánh giá hành vi phục hồi của các
cảnh quan văn hoá bao gồm bốn bƣớc sau:
(1)Đánh giá động lực thời gian của một cảnh quan cụ thể bằng cách tái tạo lại các
thay đổi cảnh quan;
(2) Đánh giá ý nghĩa của những thay đổi này đối với xã hội bằng cách áp dụng
các tiêu chí đƣợc đƣa ra bởi khái niệm hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái. VIệc cung cấp
hàng hoá và dịch vụ liên tục sẽ là dấu hiệu của hành vi phục hồi đối với các hàng hoá
hoặc dịch vụ này.
(3) Nghiên cứu các nguyên nhân tiềm tàng đáng tin cậy về thay đổi cảnh quan
(kết quả từ bƣớc 1) và những thay đổi trong hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái (kết quả
từ bƣớc 2) bằng cách sử dụng phƣơng pháp tiếp cận động lực.
(4) Đánh giá các động lực thúc đẩy sự phục hồi và không hồi phục của cảnh quan
văn hoá.
1.2.1.3. Khái niệm về lớp phủ mặt đất, sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
Lớp phủ mặt đất và sử dụng đất có sự khác biệt căn bản. Theo FAO, lớp phủ mặt
đất (land cover) là bề mặt vật lý quan sát đƣợc của trái đất.Bề mặt này có thể nhìn thấy
từ mặt đất hoặc thông qua vệ tinh viễn thám, bao gồm thực vật (mọc tự nhiên hoặc
đƣợc trồng) và các công trình nhân tạo (nhà, đƣờng…).Nƣớc, băng, đá hay bề mặt cát
cũng đƣợc coi là lớp phủ mặt đất.
Sử dụng đất (land use) đƣợc xác định bởi sự sắp xếp, các hoạt động mà con
ngƣời thực hiện trong một loại lớp phủ mặt đất để sản xuất, thay đổi hoặc duy trì
nó.Theo cách này sử dụng đất thiết lập mối liên hệ trực tiếp giữa lớp phủ mặt đất và
hành động của con ngƣời trong môi trƣờng đó. Một lớp sử dụng đất có thể có ở nhiều

loại lớp phủ mặt đất khác nhau hoặc trên một loại lớp phủ mặt đất có thể có nhiều
hành động sử dụng đất khác nhau.
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian
sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi
trƣờng và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng
12


đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính
trong một khoảng thời gian xác định (Quốc hôi, 2013).
1.2.2. Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong
bối cảnh bối cảnh biến đổi khí hậu
Quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu là bƣớc cơ bản đầu tiên để định
hƣớng cho phƣơng án phân bổ đất đai trong quy hoạch sử dụng đất bền vững (Nguyễn
An Thịnh, 2014). Quy hoạch sử dụng đất là: “Việc phân bố lại nguồn lực đất đai quốc
gia trong giới hạn không gian và thời gian xác định với mục tiêu nâng cao hiệu quả
kinh tế - xã hội - môi trường của đất đai, bảo vệ tốt hệ sinh thái và bền vững của môi
trường; quy hoạch sử dụng đất cũng là hệ thống các giải pháp mang tính kinh tế - kỹ
thuật - pháp lý để quản lý tài nguyên và tài sản đất đai quốc gia”(Tôn Gia Huyên,
2011).Quy hoạch sử dụng đất bền vững dựa trên nguyên tắc sắp xếp và phân chia lại
sử dụng đất có định hƣớng phục vụ phát triển bền vững và tăng trƣởng xanh. Để đảm
bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại nhƣng không gây tổn hại tới nhu cầu
phát triển của thế hệ tƣơng lai, giảm phát thải khí nhà kính, quy hoạch sử dụng đất cần
chú trọng tới các biện pháp bảo vệ sức tải sinh học hoặc làm giảm thâm hụt sinh thái
(Nguyễn An Thịnh, 2014). Nhƣ vậy, phát triển bền vững cần bảo đảm sự cân đối giữa
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và hệ
sinh thái.
Về quan điểm khả năng phát triển bền vững quy hoạch sử dụng đất thực hiện các
nguyên tắc sau:
- Giảm thiểu tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái và môi trƣờng tự nhiên trong

định hƣớng quy hoạch sử dụng đất.
- Duy trì các thửa đất có khả năng sản xuất các sản phẩm thiết yếu đối với đời
sống con ngƣời hoặc có khả năng hấp thụ CO2.
- Chú trọng bảo vệ các hệ sinh thái bản địa.
- Cân đối giữa tỷ lệ diện tích đất xây dựng với diện tích đất có khả năng sản xuất
tự nhiên, không gian xanh và không gian mở.
Các mục tiêu yêu cầu cần đạt đƣợc của một dự án quy hoạch bền vững:

13


- Tính hiệu quả: Nghĩa là khai thác đƣợc tiềm năng đất đai, đạt hiệu quả kinh tế
cao phục vụ phát triển, đƣợc cộng đồng và chính quyền chấp nhận, đáp ứng đƣợc ý
nghĩa cho mục đích riêng biệt.
- Tính bình đẳng và được chấp nhận: Giải quyết đƣợc các vấn đề xã hội và cộng
đồng, công bằng trong phân chia nguồn tài nguyên.
- Tính bền vững: Tạo ra đƣợc mối liên kết giữa sản xuất và môi trƣờng, duy trì
lâu dài, không hủy hoại nguồn tài nguyên tại chỗ (Khuất Thị Hồng, 2015).
Kinh tế - xã hội phát triển đã làm cho mối quan hệ giữa con ngƣời và đất đai
ngày càng căng thẳng, những tác động xấu trong quá trình sử dụng đất có thể dẫn đến
thoái hóa, ô nhiễmđất, huỷ hoại môi trƣờng đất,... Do đó, quy hoạch sử dụng đất đai
đáp ứng với các mục tiêu là nhằm làm thếnào để sử dụng đất đai đƣợc tốt nhất trong
điều kiện nguồn tài nguyên đất đai ngày càng hạn hẹp. Ở Việt Nam, quy hoạch sử
dụng đất là việc tổ chức sử dụng tài nguyên đất đai của một vùng lãnh thổ cho những
mục tiêu kinh tế - xã hội định trƣớc, phải sắp xếp sao cho địa phƣơng đó tiến lên với
tốc độ mong muốn và hài hoà với cả nƣớc. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các
đơn vị còn bị hạn chế, thiếu đồng bộ, còn thiên về hình thức, tiến hành thống kê, phân
bố về số lƣợng mà thiếu những tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trƣờng...
nên tính khả thi của các phƣơng án quy hoạch không cao.
Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp, liên quan đến các lĩnh vực

kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trƣờng, hiện tại và tƣơng lai.Trong những năm gần đây,
tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đã làm gia tăng áp lực lên tài nguyên đất đai và
tài nguyên nƣớc. Việc đổi mới phƣơng pháp luận và ứng dụng công nghệ trong công
tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc làm cần thiết nhằm góp phần quản lý, sử
dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang tác động
ngày càng sâu sắc đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ
tầng kỹ thuật và nền kinh tế của Việt Nam đòi hỏi chúng ta cần phải có các chiến lƣợc,
kế hoạch phát triển bền vững. Một trong những mục tiêu cụ thể của Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu là tích hợp đƣợc yếu tố biến đổi khí hậu
trong các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển
ngành và địa phƣơng.

14


1.2.3. Lồng ghép các yếu tố phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu
trong quy hoạch phát triển của địa phƣơng
Tiếp theo bƣớc quy hoạch cảnh quan, để thực hiện đƣợc phƣơng án quy hoạch sử
dụng đất bền vững, cần thực hiện bƣớc lồng ghép các yếu tố phát triển bền vững và
thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển. Tại Việt Nam, quy hoạch sử
dụng đất đƣợc xây dựng trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các
ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một
khoảng thời gian xác định. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là lập từ
tổng thể đến chi tiết, quy hoạch sử dụng đất của cấp dƣới phải phù hợp với quy hoạch
sử dụng đất của cấp trên. Bảo đảm ƣu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh,
phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lƣơng thực và bảo vệ môi trƣờng;khai
thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí
hậu (Quốc hội, 2013).
Khung pháp lý về quy hoạch sử dụng đất hiện nay yêu cầu phải xem xét phù hợp
với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,

an ninh, phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; đồng thời
tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Các vấn đề môi trƣờng đƣợc đƣa vào xem xét trong quá trình lập phƣơng án quy
hoạch sử dụng đất, ngoài các nguyên nhân từ hoạt động của các đối tƣợng kinh tế - xã
hội hiện tại, cần phải tính toán đến những tác động từ các yếu tố quy hoạch mới nhƣ
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển các khu dân cƣ, dịch vụ mới…Việc xác
định và lồng ghép đƣợc các tác động môi trƣờng phát sinh sẽ giúp phƣơng án quy
hoạch sử dụng đất mới có tính hiệu quả, khả thi hơn, giảm thiểu đƣợc các tác động tiêu
cực tới môi trƣờng.
* Lồng ghép các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử
dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất và biến đổi khí hậu có mối quan hệ không thể tách rời.
Việc tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào các chính sách quy hoạch sử dụng đất có
thể diễn giải nhƣ sau:
+ Đƣa các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu vào tất cả các bƣớc
của quá trình hoạch định chính sách;
15


+ Tổng hợp các tác động đến các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí
hậu trong khi tiến hành đánh giá và xây dựng chính sách tổng thể, do đó, sẽ làm giảm
mâu thuẫn giữa các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và các chính sách khác.
Nhƣ vậy, việc lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào các chính sách quy
hoạch có thể đảm bảo không làm tăng rủi ro trƣớc những thay đổi về khí hậu ở hiện tại
và tƣơng lai (Trần Thục và nnk, 2012).
* Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình quy hoạch sử
dụng đất
Luật đất đai 2013 đã quy định việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên quy định mới dừng lại ở mức độ tiếp thu ý kiến
các bên liên quan ở giai đoạn cuối cùng. Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quy

hoạch còn hạn chế, mang nặng tính hình thức dẫn đến nhiều quy hoạch thiếu tính thực
tiễn và khó thành công. Tại các nƣớc phát triển trên thế giới, phƣơng pháp quy hoạch
đô thị với sự tham gia của cộng đồng đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng từ những năm 60
của thế kỷ trƣớc và đã đạt đƣợc những thành công đáng kể. Việc tham gia của các bên
liên quan làm tăng mức độ cam kết của cộng đồng với dự án và nhờ đó tăng tính bền
vững của dự án.Thêm vào đó, sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh của cả
cộng đồng, đặc biệt trong việc tự phát hiện, hiểu và giải quyết các vấn đề khó khăn của
chính họ.
Vì vậy, cần phải xây dựng phƣơng thức lồng ghép các vấn đề kinh tế, xã hội, môi
trƣờng trong bối cảnh biến đổi khí hậu vào trong quá trình quy hoạch một cách hiệu
quả. Đầu tiên, cần có một nghiên cứu sâu hay một mô hình lý thuyết hoặc định nghĩa
chuẩn về quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. Tiếp theo, cần chỉ ra đƣợc hệ thống
các giá trị của khu vực gắn liền với không gian và cộng đồng dân cƣ để cộng đồng
tham gia ý kiến trong việc đánh giá các giá trị của khu vực, góp ý kiến cho việc bảo
tồn, gìn giữ hay tạo lập mới các giá trị này. Đồng thời cần nâng cao nhận thức và trình
độ của các cấp quản lý, nhà tƣ vấn và cộng đồng về vai trò và sự tham gia của các bên
liên quan trong công tác quy hoạch.
1.2.4. Các căn cứ pháp lý về quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu
Tại Việt Nam hiện nay chƣa có quy định pháp lý cụ thể cho quy hoạch cảnh quan
nói chung và quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu nói riêng. Tuy nhiên,
16


×