ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGÔ TÙNG LÂM
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LỒNG GHÉP VÀO CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG
TRÀO THANH NIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGÔ TÙNG LÂM
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LỒNG GHÉP VÀO CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG
TRÀO THANH NIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ
HÀ NỘI – 2016
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận
văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các
thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Luận văn được tài trợ một phần tài
chính từ học bổng Toshiba. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn.
Tác giả
Ngô Tùng Lâm
3
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy,
cô giáo trong Khoa Sau Đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, trang
bị cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu, để tôi có đủ hành trang thực hiện công
tác nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo GS.TSKH Nguyễn Đức
Ngữ, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi khi chọn đề tài nghiên cứu vấn
đề truyền thông về Biến đổi khí hậu. Thầy luôn quan tâm, theo sát, và tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Cấp ủy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi được thực hiện
khảo sát và thực nghiệm mô hình này trong thời gian đào tạo của nhà trường.
Cảm ơn sâu sắc đến học bổng Toshiba đã hỗ trợ một phần tài chính để tôi có
thể hoàn thành tốt luận văn khoa học của mình.
Trong thời gian thực hiện luận văn, do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức
chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của thầy cô để tôi có thể hoàn thiện hơn
cho luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANG MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
VỀ TRUYỀN THÔNG BĐKH .......................................................................................... 5
1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu tại Việt Nam ..................................... 5
1.1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu ........................................................................................... 5
1.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..................................................................................... 11
1.2. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học trên thế giới và tại
Việt Nam............................................................................................................................. 16
1.2.1. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học trên thế giới ................. 16
1.2.2. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học tại Việt Nam................. 19
1.3. Cơ sở pháp lý............................................................................................................... 23
1.4 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................. 26
1.4.1. Thực trạng vấn đề truyền thông về BĐKH trong khối các trường đại học, cao đẳng
và trong hoạt động Đoàn các cấp tại Việt Nam ..................................................................... 26
1.4.2. Công tác đoàn và phong trào thanh niên tại các trường đại học hiện nay .............. 28
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN, HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 30
2.1. Cơ sở lý luận về BĐKH và truyền thông BĐKH ....................................................... 30
2.1.1. Các khái niệm ........................................................................................................... 30
2.1.2. Truyền thông BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học .......................................... 33
2.1.3. Sự cần thiết của thanh niên trong tham gia ứng phó BĐKH ................................... 40
2.2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 43
2.2.1. Hướng tiếp cận truyền thông về BĐKH ................................................................... 43
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu................................................................................... 43
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BĐKH LỒNG
GHÉP VÀO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BẮC HÀ .................................................................... 45
3.1. Thực trạng nhận thức về BĐKH của Đoàn thanh niên Đại học Quốc tế Bắc Hà . 45
3.2. Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác đoàn và
phong trào thanh niên tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà .......................................... 58
3.2.1. Các nguyên tắc chủ đạo để xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH vào công tác
đoàn và phong trào thanh niên tại các trường đại học .......................................................... 58
3.2.2. Những kiến thức về BĐKH cần truyền thông cho đoàn viên thanh niên .................. 60
3.2.3. Các loại hình hoạt động truyền thông về BĐKH dựa trên công tác đoàn và phong
trào thanh niên ........................................................................................................................ 61
3.2.4. Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác đoàn và phong
trào thanh niên tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. ............................................................. 63
3.3. Kiểm nghiệm mô hình ................................................................................................ 66
3.3.1. Mục đích, đối tượng và nội dung kiểm nghiệm ....................................................... 66
3.3.2. Kết quả của kiểm nghiệm mô hình............................................................................ 67
3.3.3. So sánh nhận thức của đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà trước và
sau kiểm nghiệm mô hình........................................................................................................ 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 78
Tiếng Việt ........................................................................................................................... 78
Tiếng Anh........................................................................................................................... 79
PHỤ LỤC
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
Biến đổi khí hậu
CB, GV
Cán bộ, giảng viên
CLB
Câu lạc bộ
COP
Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu
ĐH
Đại học
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
HSSV
Học sinh sinh viên
IPCC
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
K6, K7, K8
Khóa 6, khóa 7, khóa 8
NASA
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ
NCKH
Nghiên cứu khoa học
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Nồng độ khí CO2 đo trực tiếp trong khí quyển giai đoạn 2005 –
2014 ....................................................................................................................... 6
Biểu đồ 1.2: Nồng độ CO2 đo lường gián tiếp qua các giai đoạn phát triển của
trái đất đến nay ...................................................................................................... 7
Biểu đồ 1.3: Sự thay đổi mực nước biển giai đoạn 1993 - 2014 .......................... 9
Biểu đồ 3.1a: Kết quả khảo sát nhận thức đoàn viên, thanh niên trường ĐH
Quốc tế Bắc Hà về biểu hiện của BĐKH ............................................................ 50
Biểu đồ 3.1b: Kết quả khảo sát nhận thức đoàn viên, thanh niên trường ĐH
Quốc tế Bắc Hà về biểu hiện của BĐKH ............................................................ 50
Biểu đồ 3.2: Trung bình kết qủa khảo sát tỷ lệ nhận thức của đoàn viên, thanh
niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về ứng phó với BĐKH ................................... 52
Biểu đồ 3.3: Trung bình kết quả khảo sát sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên
trường ĐH Quốc tế Bắc Hà đối với BĐKH ........................................................ 53
Biểu đồ 3.4: Trung bình kết quả khảo sát mức độ tham gia ứng phó BĐKH của
đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà ............................................. 55
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của đoàn viên, thanh niên
trường ĐH Quốc tế Bắc Hà về BĐKH ................................................................ 47
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH của
đoàn viên, thanh niên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà ............................................. 54
Bảng 3.3 Chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên Trường Đại học
Quốc tế Bắc Hà ................................................................................................... 68
Hình 3.1.Mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác đoàn và
phong trào thanh niên Trường ĐHQT Bắc Hà.................................................... 64
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỉ gần đây đã làm tăng
đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt
động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên,
từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi
trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn
chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vô cùng tàn khốc.
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến
năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40C đến 5,80C. Sự nóng lên của
bề mặt trái đất sẽ làm tan băng ở hai đầu cực trái đất cũng như vùng núi cao,
làm mực nước biển dân thêm khoảng 90 cm, và cụ thể tại Việt Nam là một
trong 5 nước được dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng lớn của BĐKH trên toàn
cầu. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ
trung bình đã tăng khoảng 0,7 độ C và mực nước biển đã dâng khoảng 20cm.
Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của
BĐKH trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm,
trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với
các nước phát triển.
Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quyết định số 1474/QĐ- TTg vào ngày 5 tháng 10 năm 2012 về việc ban
hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 -2020.
Trong Quyết định này đã nêu rõ nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chủ
trì, phối hop với Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn về việc xây dựng và triển khai chương trình giáo dục và đào tạo về
phòng chống thiên tai, BĐKH, thời gian thực hiện từ 2013 đến năm 2020. Ngay
sau khi được Chính phủ giao nhiệm vụ Bộ GD và ĐT đã có Quyết định số
329/QĐ – BGDĐT ban hành ngày 25 tháng 01 năm 2014 về việc Phê duyệt Đề
1
án “Thông tin, tuyên truyền về ứng phó biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên
tai trong trường học giai đoạn 2013 – 2020”. Hiện nay, một số tổ chức phi
chính phủ và Bộ, Ban ngành đã lên kế hoạch và những bước đầu đã xây dựng
và xuất bản một số giáo trình, chương trình liên quan tới BĐKH và môi trường.
Tuy nhiên một số tài liệu của các tổ chức phi chính phủ chưa được phổ biến và
dịch thuật sâu rộng, cũng như chưa có một mô hình, kế hoạch cụ thể cho việc
lồng ghép kiến thức BĐKH vào trường Đại học, Cao đẳng. Đây là những hạn
chế rất lớn trong quá trình nâng cao nhận thức về BĐKH. Chính vì vậy, việc
lồng ghép, đưa kiến thức vào các môn học ở các trường phổ thông như môn địa
lý, vật lý, công nghệ, sinh học… hay ở bậc đại học, trong đó có hoạt động của
Đoàn Thanh niên chính là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiểu biết, thay đổi
hành vi và nhận thức của học sinh, sinh viên đối với BĐKH, hướng tới nhưng
thế hệ “chủ nhân tương lai của đất nước” trở thành những người tiên phong nỗ
lực hành động để chống BĐKH.
Trường đại học Quốc Tế Bắc thành lập theo Quyết định số 1369/QĐ TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu là góp
phần vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp yêu cầu hội nhập
quốc tế, phát triển kinh tế tri thức gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trường có nhiệm vụ đào tạo những chuyên gia giỏi có đủ tri thức và kỹ năng,
có thể làm việc bình đẳng và có hiệu quả trong quan hệ quốc tế, có khả năng
vận dụng sáng tạo các tri thức mới nhất góp phần vào việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc hiểu biết của sinh viên về BĐKH
và tác động của BĐKH có ý nghĩ vô cùng quan trọng việc hành động sau này,
thiết thực góp phần cùng với cả nước trong việc ứng phó những tác động do
BĐKH.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHQT Bắc Hà là một tổ chức chính
trị - xã hội của thanh niên, là đơn vị trực tiếp tham mưu cho Cấp Ủy, Ban Giám
hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên, sinh viên, phát động và
tổ chức phong trào. Đối với việc muốn giáo dục kiến thức cho thanh niên, sinh
2
viên về BĐKH để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi Đoàn Thanh niên có
khả năng thực hiện tốt nhất bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục thông
qua tài liệu văn bản, qua các hoạt động văn hóa – giải trí, việc lồng ghép
BĐKH vào công tác đoàn và phong trào sinh viên hằng năm chắc chắn là một
biện pháp khả thi và mang lại hiệu quả cao nhất.
Với những mục đích đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng mô
hình truyền thông về Biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác Đoàn và
phong trào thanh niên tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà” nhằm nâng cao
nhận thức về BĐKH cho sinh viên Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, nơi tác giả
đang đảm nhiệm thực hiện công tác đoàn và hiện đang được lãnh đạo nhà
trường tạo điều kiện thực hiện đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào công tác
đoàn và phong trào thanh niên, nâng cao nhận thức về BĐKH cho thanh niên,
sinh viên Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Trang bị kiến những kiến thức, kỹ
năng cơ bản và thái độ cần thiết về BĐKH, về nguyên nhân, tác động của
BĐKH đối với con người và môi trường, từ đó có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về
BĐKH tại Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
* Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp được cho sinh viên, đoàn viên thanh niên kiến thức, có cái nhìn
đúng đắn về BĐKH đang diễn ra trên toàn cầu và Việt Nam từ đó nâng cao
nhận thức về cách ứng xử với môi trường.
- Mô hình trên sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác Đoàn tại các cơ sở
đoàn khác.
- Đánh giá được hiện trạng về nhận thức cũng như kết quả của đề tài sau
khi kết thúc. Qua đó, rút kinh nghiệm và hoàn thiện tài liệu cũng như phương
pháp lồng ghép Biến đổi khí hậu vào công tác Đoàn và phong trào thanh niên
của Đoàn Thanh niên trường.
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu :
Mô hình truyền thông về Biến đổi khí hậu lồng ghép vào công tác đoàn
và phong trào thanh niên.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Quy mô: các Chi đoàn trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại
học Quốc tế Bắc Hà. Thí điểm trên Chi đoàn khóa 8 và chi đoàn cán bộ
- Về không gian: Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà và các buổi ngoại khóa.
- Về thời gian: Theo kế hoạch năm học của Đoàn Thanh niên Trường.
- Về giới hạn nội dung nghiên cứu: lồng ghép truyền thông về Biến đổi khí
hậu vào công tác đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn Thanh niên Trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp xử lý số liệu
6. Kết cấu của luận văn
Chương I : Tổng quan các nghiên cứu về truyền thông BĐKH
Chương II: Cơ sở lý luận, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH lồng ghép vào
công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ TRUYỀN THÔNG BĐKH
1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu tại Việt Nam
1.1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở một địa điểm, được đặc trưng bởi các trị
số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi
nước, mây, gió... Khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và
nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi. Trong lịch sử địa chất của trái đất,
biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xảy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo
dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng.
Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xảy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai
đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự biến đổi khí
hậu, ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái
đất, nhiệt độ sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục
địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.[16]
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh,
thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người, trong thời
kỳ lịch sử, các hoạt động của con người làm thay đổi các thành phần của khí
quyển, trong đó các khí nhà kính tăng lên làm tăng hiệu ứng nhà kính. Có thể
hiểu sơ lược là nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự
cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi
lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng
lên. Lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển hấp thụ lượng nhiệt phát xạ từ
bề mặt trái đất rồi tỏa ngược lại mặt đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí
khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia
tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá
thạch (dầu mỏ, than đá...), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ
toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100, kéo theo những nguy
cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người. [16]
5
Khí hậu đã biến đổi trong suốt lịch sử hình thành phát triển của địa cầu.
Sự BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là
sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển dâng cao; các hiện tượng thời tiết
bất thường, bão lũ, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực
phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…
* Nồng độ CO2 [15]
CO2 là loại khí nhà kính chủ yếu khiến toàn cầu nóng lên. Nồng độ CO2
trong khí quyển không ngừng gia tăng chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu
hóa thạch, nguồn thải công nghiệp. Theo các nghiên cứu đã được công bố của
NASA, lượng khí CO2 toàn cầu đã tăng cao nhất trong 650.000 năm trở lại đây.
Biểu đồ 1.1 cho thấy nồng độ CO2 (tỷ lệ phần triệu) trong khí quyển trong
những năm gần đây cho đến cuối năm 2014. Biểu đồ 1.2 cho thấy nồng độ CO2
trong ba chu kỳ băng hà cuối cùng và so với mức hiện tại. Cả hai biểu đồ đều
phản ánh rõ nét sự gia tăng nhanh chóng và liên tục của nồng độ khí CO2.
Biểu đồ 1.1: Nồng độ khí CO2 đo trực tiếp trong khí quyển giai đoạn
2005 – 2014
Nguồn: Theo Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA)
6
Biểu đồ 1.2: Nồng độ CO2 đo lường gián tiếp qua các giai đoạn phát
triển của trái đất đến nay
Nguồn: Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA)
Theo Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), nồng độ
CO2 trung bình hàng tháng trên toàn cầu đạt mức kỷ lục, điều chưa từng xảy ra
trong hai triệu năm gần đây, vượt 400 phần triệu (ppm) vào tháng 3/2015. Tốc
độ tăng nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển giai đoạn năm 2012-2014 là
2,25 ppm mỗi năm.
* Nhiệt độ trái đất [15]
Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình
của Trái đất cuối thế kỉ 19 đã tăng +0,8 °C và thế kỉ 20 tăng 0,6 ± 0,2 °C. Các
dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)
chỉ ra nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C trong suốt thế kỷ
21. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia tăng
nồng độ khí nhà kính được sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên
liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên từ giữa thế kỷ 20.
IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời
và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến
năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã được
7
chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm khoa học trên thế giới,
bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công nghiệp hàng đầu.
NASA đã từng ghi nhận năm 2014 là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất
trong lịch sử loài người. Tuy nhiên các nhà khoa học xác nhận rằng nửa đầu
năm 2015 đã cho thấy dấu hiệu nhiệt độ tăng cao kỷ lục. Theo báo cáo được
công bố của Climate.gov, tháng 6 năm 2015 là thời điểm nóng nhất kể từ khi các
dữ liệu này được thu thập từ năm 1880 đến nay. Cũng theo dữ liệu về nhiệt độ
trên thế giới của Cục quản lý đại dương và khí quyển NOAA, tháng 6 năm 2015
là tháng nóng nhất, cao hơn khoảng 1,6 độ F (khoảng 0,9 độ C) so với nhiệt độ
trung bình của các tháng 6 trong thế kỷ 20.
* Mực nước biển [15]
Ngoài ra, cũng theo công bố của NASA, mực nước biển toàn cầu đã tăng
khoảng 17cm (6,7inch) trong thế kỷ qua, gần như gấp đôi so với thế kỷ trước.
Và kể từ năm 1993, mực nước biển toàn cầu đã tăng trung bình 3.39mm mỗi
năm - hệ quả trực tiếp của việc trái đất nóng dần lên và băng tan. Mực nước biển
dâng có thể do hiện tượng nóng lên toàn cầu - mà phần lớn là từ những tác động
của con người. Điều này sẽ làm tăng mực nước biển trong tương lai về lâu dài.
Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi
băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Dự
kiến, nhiệt độ tăng sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu làm mực nước biển dâng trong
thế kỷ tới. Giáo sư Michael Freilich, Giám đốc bộ phận Khoa học Trái Đất ở
NASA, nhận định, mực nước biển dâng cao có thể nhấn chìm hoàn toàn một số
quốc đảo trong khu vực Thái Bình Dương. Những bang nằm ở vùng trũng của
Mỹ như Florida cùng với một số thành phố lớn trên thế giới như Tokyo có nguy
cơ biến mất.
8
Biểu đồ 1.3: Sự thay đổi mực nước biển giai đoạn 1993 - 2014
Nguồn: NASA Goddard Space Flight Center
* Lượng băng ở Bắc Cực [15]
Việc Trái đất nóng lên đang khiến băng ở Bắc Cực tan chảy nhanh hơn,
điều này có thể gây nên viễn cảnh mực nước biển tiếp tục dâng cao, đe dọa nhấn
chìm nhiều vùng đất trên thế giới. Chỉ trong 10 năm gần đây, lượng băng tan lớn
hơn so với cách đây 100 năm. NASA cho biết phạm vi băng Bắc Cực tối thiểu
đã giảm từ cuối những năm 1970 do hiện tượng nóng lên toàn cầu, và bắt đầu
trở nên nghiêm trọng kể từ năm 1996. 10 mức tối thiểu thấp nhất đã được ghi
nhận trong vòng 11 năm qua. Cũng theo các nhà nghiên cứu từ NASA và Trung
tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia Hoa Kỳ (NSIDC), phạm vi kích thước băng Bắc
Cực đã giảm xuống còn 4,4 triệu km2 vào mùa hè 2015. Đây là mức tối thiểu
thấp thứ 4 kể từ khi vệ tinh bắt đầu được sử dụng để quan sát độ bao phủ của
băng vào năm 1979. Dữ liệu từ vệ tinh Grace của NASA cho thấy rằng Băng lục
địa (Land Ice) ở cả Nam Cực và đảo băng Greenland đang mất dần khối lượng.
Các lục địa Nam Cực đã mất khoảng 134 tỷ tấn băng mỗi năm kể từ năm 2002,
trong khi các tảng băng ở Greenland đã mất khoảng 287 tỷ tấn mỗi năm.
(Nguồn: dữ liệu vệ tinh Grace)
9
Qua một số minh chứng kể trên, có thể thấy được sự BĐKH đã và đang
diễn ra từng ngày, và ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu. Những tác hại theo
hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở các điểm sau đây: gia tăng mực nước biển,
băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy
thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ
sinh thái. Những bằng chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt
tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250
triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico.
Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước
biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác hạn hán lại đang hoành hành. Các
chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng
ấm hơn. Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm
giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực
trên toàn cầu trở nên bấp bênh. Hiện nay Ấn Độ, Pakistan và vùng cận Sahara
thuộc châu Phi đang phải hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Giới khoa
học dự báo lượng mưa tại các khu vực trên sẽ tiếp tục giảm trong những thập kỷ
tới. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu tại châu Phi cho rằng, tới năm
2020, sẽ có 75 – 250 triệu dân châu Phi không có nước sử dụng, và sản lượng
nông nghiệp của châu lục này cũng sẽ giảm 50%.
Các nước Nam Âu cũng đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng
dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị
đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những
đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong
nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số
lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức
tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ
Dương, bắc Đại Tây Dương. Theo số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30
năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những
vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão.
10
Trong báo cáo hàng năm được công bố ngày 6/1, Cơ quan dự báo thời tiết
Australia cho biết năm 2015, quốc gia này đã trải qua năm thứ 5 nóng kỷ lục do
nhiệt độ Trái Đất ấm lên và hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino. Trong khi đó,
hiện tượng El Nino cũng tiếp tục ảnh hưởng tới Mỹ. Ông Mike Halpert, phó
giám đốc Trung tâm dự báo khí hậu Mỹ, cho rằng hiện tượng El Nino năm 2015
đạt ngang với mức đỉnh điểm của đợt El Nino kỷ lục được ghi nhận vào giai
đoạn 1997-1998.
Không chỉ ảnh hưởng đến dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu gây
thiệt hại đến lĩnh vực kinh tế. Bão lụt sẽ gây tổn thất trong ngành nông nghiệp
đã gây thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần một lượng
tiền lớn để xử lý và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh. Trong khi người dân phải
đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thì các chính phủ cũng đang
phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch, giảm lợi nhuận công nghiệp.
Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước sạch, chi phí cho hoạt động
dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bất ổn vùng biên giới.
Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển toàn cầu tại Đại
học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100 sẽ
đạt 20 ngàn tỷ USD.
1.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo kết quả đánh giá 193 nước của Maplecroft, một công ty tại Anh
chuyên phân tích rủi ro. Maplecroft nghiên cứu mức độ hứng chịu các sự kiện
thời tiết khắc nghiệt - như hạn hán, lốc xoáy, cháy rừng và bão – của mỗi quốc
gia. Từ kết quả nghiên cứu họ lập chỉ số dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
(CCVI). Việt Nam là một trong năm nước Đông Nam Á có nguy cơ hứng chịu
tác động khắc nghiệt nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Và theo nghiên cứu
mới nhất của Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều
nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Với địa hình đa dạng, đường bờ biển dài và các đồng bằng sông rộng lớn,
hoạt động nông nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ những thay đổi
của khí hậu cùng các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, hạn hán. Từ năm 1994 đến
11
2013, theo thống kê rủi ro lâu dài do biến đổi khí hậu, Việt Nam đứng thứ 7 trên
toàn cầu với trung bình mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do
các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu.
* Biểu hiện và tác động BĐKH ở Việt Nam
Các nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam đã phát hiện nhiều bằng chứng về
con người trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng của các đợt biển tiến do nhiệt độ Trái
đất ấm lên. Do mực nước biển dâng cao hơn ngày nay 4-6 m, biển lấn sâu vào
lục địa có chỗ tới hàng trăm km. Dấu tích đường bờ biển đương thời xuất lộ
ngay ở sát rìa Hà Nội, đến tận sát chân các dãy núi đá vôi thuộc Hà Tây, Ninh
Bình, Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung. Các tài liệu nghiên cứu chi tiết về địa
chất học và khảo cổ học còn cho biết, xu hướng chung là biển lùi, song vẫn có
một số chu kỳ tiến, lùi với biên độ dao động mực nước biển trên dưới 2-3 m vào
khoảng trước 3000 năm sát trước và sau công nguyên, và khoảng 1000-1200
năm sau công nguyên đến nay. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, nếu chu kỳ
biển tiến, lùi với biên độ thời gian khoảng 800-1000 năm thì hiện tại Việt Nam
đang ở đoạn cuối của chu kỳ biển tiến hiện đại, không loại trừ tốc độ sẽ nhanh
hơn nhiều hoặc có đột biến. Giả định mực nước biển dâng đang xảy ra nằm
trong chu trình chung của biến động, cộng thêm tác động nhanh do hiệu ứng nhà
kính gây ra.
Những biến động thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn cho đời sống dân
cư và thiên tai cần được nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động
toàn cầu về gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng dâng
cao: hiện tượng El Nino làm cho chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất
thường; bão có xu hướng gia tăng về cường độ, bất thường về thời gian và
hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đông ấm lên, mùa hè nóng thêm; xuất hiện bão
lũ và khô hạn bất thường. Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở
rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng
dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ. Hiện tượng này cũng đồng thời
tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những
sông đã xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng
12
sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược;
những dòng sông nổi cao hơn cả đồng bằng hai bên sông. Vào mùa khô, hiện
tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện
tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở vùng ven biển, thấy rõ hiện
tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình phễu (hiện tượng estuary) trên
diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông nghèo phù sa. Rõ nhất là vùng hạ
du hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng ven biển Hải Phòng, Quảng
Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và thành
phố Hồ Chí Minh. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông ở các khu vực
này đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến thành những
dòng sông, kênh tù đọng, với mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy hại cho đời
sống của những vùng dân cư.
Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm
km với tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, là
hiện tượng xảy ra thường xuyên trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn
phá do gia tăng bão, sóng lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đới bờ. Hiện
tượng hình thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng vào các cửa
sông, gây trở ngại cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho những
công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa.
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam ảnh hưởng lên đời sống của người dân
ngày càng rõ ràng. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
những trận bão biển và mưa lớn xảy ra ngày càng khốc liệt hơn, hàng năm đã
gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. Thống kê trong 10 năm trở lại đây, bình
quân mỗi năm, bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét, hạn hán và các thiên tai khác đã làm
chết và mất tích gần 750 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm 1,5%.
“Xét về tần suất thiên tai, Việt Nam nằm trong số 10 nước hàng đầu thế giới bị
thiệt tai tàn phá" [theo John Hendra điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt
Nam]. Sau thiên tai những thiệt hại về kinh tế thường được quan tâm đánh giá,
còn những thiệt hại về môi trường chưa thực sự được quan tâm. Trong khi đó
bão, lụt, lũ có những tác động sâu sắc đến tài nguyên môi trường của nhiều
13
vùng. Nước lũ làm ngập cả những khu vực lớn có cả chuồng trại chăn nuôi,
cống rãnh, nhà vệ sinh. Các chất phế thải, xác động vật , bùn cát, phù sa từ các
sông suối tràn về cùng với các nguồn phân rác phế thải trong địa bàn hòa lẫn
vào nhau và hòa lẫn cả vào trong nước lũ, trôi đi khắp nơi gây ô nhiễm nguồn
nước sinh hoạt trong khu vực và bao phủ lên hầu hết các loại hoa quả, rau mầu.
Các tàn dư của bão lụt để lại sau khi chúng đi qua là những môi trường hết sức
thuận lợi cho các loại vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cũng như cho các
loại côn trùng lây truyền bệnh dịch phát sinh và phát triển… Những thiệt hại về
môi trường thường kéo theo những thiệt hại gián tiếp ảnh hưởng lâu dài đến
hoạt động kinh tế xã hội.
Theo đánh giá của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường - Bộ
Tài nguyên và Môi trường, thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam thuộc loại lớn trên
thế giới. Minh chứng là trong 5 năm gần đây, mỗi năm thiên tai làm chết khoảng
500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2% GDP cả nước; thành
quả kinh tế trong 5-10 năm có thể bị biến mất chỉ trong một trận lũ. Những thiệt
hại do vỡ đê, vỡ bờ bao làm ngập chìm nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, lúa
và hoa màu, phá hủy các công trình hạ tầng kỹ thuật và gây ảnh hưởng nặng nề
đến môi trường. Chỉ tính riêng mùa mưa bão năm 2008, có khoảng 210.000ha
lúa, 180.000ha hoa màu bị mất trắng vì thiên tai. Năm 2009, bão lũ và gió lốc
gây thiệt hại tới 50 tỷ đồng cho mạng lưới của 28 đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông.
Ngoài những tác động về kinh tế-xã hội, thiệt hại về sinh mạng con người
do thiên tai, bệnh tật gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và môi
trường sau thiên tai là vấn đề rất lớn mà Việt Nam thường xuyên phải đối mặt.
Các bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não
và các bệnh khác đều gia tăng trong mùa mưa bão hàng năm, do môi trường bị ô
nhiễm, thiếu điều kiện sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Đơn cử như ảnh hưởng của
cơn bão số 5 năm 2007 (có tên quốc tế Lekima), kết quả phân tích chất lượng
nước tại một số khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão này cho thấy, hầu hết những
con sông đều bị ô nhiễm. Chất lượng nước ở sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình,
14
một số chỉ tiêu hóa lý sau lũ đều vượt tiêu chuẩn chất lượng theo quy chuẩn Việt
Nam. Cụ thể như hàm lượng BOD5 cao gấp 1,55 lần tiêu chuẩn, COD cao gấp
1,3 lần, hàm lượng Coliform cao gấp 1,25 lần.
* Một số kịch bản mới về BĐKH ở Việt Nam [11]
7 khu vực ven biển Việt Nam vừa được cập nhật thông tin tính toán chi
tiết về mức độ thiệt hại và giải pháp ứng phó tại kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng, theo thông tin tại hội thảo: “Cập nhật và chia sẻ thông tin về biến đổi
khí hậu toàn cầu ở Việt Nam với báo chí” do Bộ TN-MT phối hợp với Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc tổ chức ngày 7/11/2015.
Theo tính toán, Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng
nặng nề nhất do nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng cao 1m và không có
các giải pháp ứng phó, sẽ có khoảng 39% diện tích vùng đồng bằng này có nguy
cơ bị ngập và khoảng 35% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp. Vùng đồng bằng sông
Hồng sẽ có khoảng 11% diện tích có nguy cơ bị ngập và 10% dân số bị ảnh
hưởng trực tiếp. Đối với các tỉnh ven biển miền Trung, khoảng 2,5% tổng diện
tích của khu vực có nguy cơ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 10% số
dân. Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh, sẽ có khoảng 20% diện tích bị ngập và 9%
số dân bị ảnh hưởng.
Theo Báo cáo SREX Việt Nam xuất bản tháng 02/2015 đã đưa ra những
dự tính về BĐKH. Số ngày và số đợt nắng nóng dự tính tăng trên hầu hết các
khu vực, nhất là khu vực miền Trung. Theo kịch bản cao RCP 8.5, số ngày nắng
nóng dự tính đến giữa thế kỷ 21 tăng phổ biến từ 20-30 ngày so với thời kỳ
1980-1999 ở khu vực Nam Bộ; và đến cuối thế kỷ 21, tăng khoảng từ 60-70
ngày trên khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung
Bộ và Nam Bộ, các khu vực khác có mức tăng thấp hơn. Đến cuối thế kỷ 21, số
đợt nắng nóng (3 ngày liên tiếp xuất hiện nắng nóng) được dự tính gia tăng ở
hầu hết khu vực của Việt Nam, đặc biệt khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên
với mức tăng có thể lên tới 6 đến 10 đợt; các khu vực còn lại có mức tăng từ 2
đến 6 đợt.
15
Tần suất mưa lớn dự tính tăng trong thế kỷ 21 ở nhiều vùng của Việt
Nam. Mưa lớn tăng rủi ro sạt lở đất ở các khu vực miền núi. Theo số liệu quan
trắc, hiện tượng mưa lớn diện rộng có xu thế tăng mạnh. Số ngày mưa lớn có xu
thế giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng nhẹ ở vùng Nam Bộ; tăng khá
mạnh ở Trung Nam Bộ và Tây Nguyên. Dự tính cực đoan mưa trong tương lai:
trong thế kỷ 21, số ngày với lượng mưa lớn hơn 50mm dự tính tăng ở miền Bắc
và miền Nam, đặc biệt là vùng núi Tây Bắc.
Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ dự kiến dẫn đến những thay đổi về lũ
lụt, mặc dù mức độ tin cậy thấp nhưng cũng có thể nói rằng sự thay đổi của lũ là
kết quả của những thay đổi về cực đoan khí hậu, còn thay đổi về kinh tế - xã hội
ví dụ như xây đập sẽ ảnh hưởng tới đỉnh xả lũ. Tuy nhiên, lũ lụt ở nước ta xảy ra
ngày càng trở nên thường xuyên hơn, ác liệt hơn, bất thường hơn, gây tác động
ngày càng rộng lớn hơn, có khi lũ lụt bao trùm một khu vực lớn, thậm chí một
vùng, miền của Đất nước.
Hạn hán có khả năng gia tăng trong thế kỷ 21 trong một số mùa và ở hầu
hết các vùng khí hậu của Việt Nam, do lượng mưa giảm và/hoặc tăng quá trình
bốc hơi. Các đợt hạn nặng đã và đang xuất hiện nhiều hơn ở nhiều nơi, đặc biệt
là hạn hán cực khắc nghiệt; trong đó, tần suất hạn cao chủ yếu xảy ra tập trung
vào các tháng vụ đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ hè thu (từ tháng 5
đến tháng 8). Dự tính trong thế kỷ 21, theo mô hình kịch bản phát thải khí nhà
kính cao RCP 8.5, hạn hán có thể xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn ở hầu hết
các vùng khí hậu của Việt Nam. Dự tính thay đổi số lượng bão hoạt động ở Biển
Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam vào giữa và cuối thế kỷ 21 còn nhiều điểm
chưa chắc chắn. Tuy nhiên, gần như có thể chắc chắn rằng là số lượng các cơn
bão mạnh có xu thế tăng.
1.2. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học trên thế giới
và tại Việt Nam
1.2.1. Truyền thông về BĐKH trong hoạt động giáo dục đại học trên thế giới
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO)
đã nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của mạng lưới trường học cho hành
16
động BĐKH. Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO, nhấn mạnh: "Đối phó
với biến đổi khí hậu không chỉ là một vấn đề kỹ thuật chuyên môn và chính trị.
Đó là một vấn đề đạo đức" và giáo dục là cách tốt nhất để truyền bá những cách
nhìn mới trên thế giới, những cách thức mới để hoạt động.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành từ khóa mới, một
chủ đề mới đang được quan tâm trên các kênh thông tin của quốc tế và tại Việt
Nam. Do các tác động của BĐKH là quy mô toàn cầu, với những biểu hiện mới
đây cũng như hậu quả mai sau đã được dự đoán tác động lên nền kinh tế và văn
hóa nên chủ đề quan trọng này ngày càng quan trọng trên truyền thông quốc tế.
Truyền thông về biến đổi khí hậu ban đầu chủ yếu là các tổng kết về kết
quả của các nghiên cứu và phát hiện khoa học về các hiện tượng cực đoan của
thời tiết, các báo qua các cuộc họp cấp cao. Đến nay, truyền thông BĐKH ngày
được quan tâm đặc biệt là hướng tới đối tượng trẻ.
Trên thế giới nhiều dự án truyền thông được nghiên cứu, xây dựng, tài trợ
và triển khai bởi các tổ chức lớn như UN, FAO, UNPD, NGOs… Mới đây nhất,
mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu
(VNGO&CC) được thành lập năm 2008, tới nay đã có 110 tổ chức NGO/CSO
trong toàn quốc, đã và đang thực diện dự án “Tăng cường vai trò các tổ chức Phi
chính phủ Việt Nam trong hoạt động truyền thông và vận động chính sách về
BĐKH”. Mặc dù dự án đã mang lại nhiều hiệu quả nhưng hầu hết tiếp cận là các
khu dân cư đang hứng chịu trực tiếp những diễn biến của BĐKH.
Cộng đồng nghiên cứu khoa học trên thế giới đều đang chỉ ra rằng cần
thiết đưa giáo dục BĐKH vào trong trường học. Tại Texas, Mỹ các nhà hoạt
động đã lên kế hoạch và yêu cầu thông tin về Biến đổi khí hậu phải được đưa
vào trong sách giáo khoa, không những vậy họ cũng có kế hoạch để đánh giá về
các cuốn sách giáo khoa nói về khí hậu. Đối với cấp Đại học, về mặt đào tạo
một số các trường Đại học trên thế giới cũng đã đưa BĐKH vào giảng dạy và
đào tạo điển hình như Đào tạo thạc sĩ về BĐKH tại Trường Đại học Cô – pen –
ha –ghen, Trường Đại học Quốc gia Úc (The Australian National University,
Canberra), Trường Đại học Côlômbia,... hay một số trung tâm học viện thường
17