Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

thủ tục hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.75 KB, 23 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, đó
chính là cơ sở và điều kiện để cơ quan Nhà nước giải quyết công việc của dân
và của các tổ chức, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và của cơ
quan có công việc cần giải quyết.
Trong thời kỳ đổi mới thì thủ tục hành chính trong thời bao cấp đã
không còn phù hợp, bộc lộ những tồn tại và yếu kém, làm kìm hãm đến sự phát
triển chung. Do vậy, vấn đề cải cách thủ tục hành chính đang được đặt ra cấp
thiết, nhằm từng bước làm đơn giản thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà, giải
quyết công việc một cách nhanh chóng, tạo ra môi trường thông thoáng lành
mạnh trên mọi lĩnh vực góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước. Đó cũng chính là tính cấp thiết của đề tài này với mục đích cụ thể là:
- Cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất cho những người quan
tâm về thực trạng thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính ở nước ta;
vai trò, những tồn tại yếu kém và tính cấp thiết phải tiến hành cải cách thủ tục
hành chính.
- Thông qua đề tài này, hy vọng sẽ có những ý tưởng mới, thiết
thực, góp phần nhỏ bé vào việc cải cách và hoàn thiện thủ tục hành chính ở
nước ta trong thời gian tới về những vấn đề đã được cải cách và những lĩnh vực
sẽ được cải cách.
- Với đề tài này, hy vọng nó sẽ trở thành tài liệu tham khảo, hoc
tập cho những sinh viên đang theo học nghành luật, hoăc những sinh viên đang
theo hoc khác nghành song quan tâm tới vấn đề thủ tục hành chính.
Vấn đề thủ tục hành chính và cải tạo thủ tục hành chính, từ trước tới nay
đã có nhiều học giả, các giáo sư, tiến sĩ nghiên cứu, do vậy khi chọn đề tài này
không tránh khỏi do dự trước những tri thức lớn đó, xong với khuôn khổ là một
báo cáo thực tập tất yếu sẽ không tránh khỏi những sai xót và hạn chế. Vì vậy,
rất mong được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và của các bạn.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu


Trong khuôn khổ một báo cáo thực tập và thời gian hạn chế, vì vậy
không thể đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ văn bản, các quy định của pháp luật về
vấn đề này. Ở đây chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về thủ
tục hành chính, nghị quyết 38/CP ngày 4/8/1994 của Chính phủ về cải cách một
bước thủ tục hành chính và một số văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời tiến
hành làm rõ những thành tựu đã đạt được trong 8 lĩnh vực của gần 8 năm thực
hiện; những tồn tại và phương hướng khắc phục trong thời gian tới của cải cách
hành chính ở nước ta.
2. Phương pháp nghiên cứu
Với phương châm nghiên cứu đề tài một cách toàn diện, có hệ thống,
chúng ta luôn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Leenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Đặt sự vật, hiện tượng trong một trạng thái
1
động theo mối quan hệ biện chứng để từ đó phân tích đánh giá vấn đề một cách
khách quan trong tinh thần thấm nhuần các đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Từ đối tượng nghiên cứu đã trình bày ở trên nên phương pháp nghien
cứu đươc áp dung trong quá trình nghiên cứu là :
- Phương pháp tổng hợp – liệt kê
- Phương pháp phân tích – so sánh
- Phương pháp chứng minh
2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm
Một trong những đăc điểm của nhà nước là tổ chức và hoạt đông theo trật
tự pháp lý, nghĩa là pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trạt tự
thưc hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và
công việc liên quan đến cá nhân công dân hoăc tổ chức công dân

Toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự thực hiện thẩm quyền
của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiêm vụ nhà nước và công việc liên
quan đến công dân tọa thành hệ thống thủ tuc. Các quy phạm thủ tục này là
những quy tăc băt buộc các cơ quan nhà nước cũng như cán bộ công chức nha
nước phải tuân theo trong giải quyết công việc thuộc chức năng của mình.
Hiện nay, có nhiều quan điểm về thủ tục hành chính hoăc cho thủ thuc
hành chính là cách thức, lề lối giải quyết công việc theo một trình tự nhất định ;
tức là quy định chung phải tuân theo khi thực hiện công vụ; hoăc cho đó là trình
tự kế tiếp nhau theo thứ tự thời gian hoặc nhằm thực hiện hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. Các quan điểm trên đều có điểm hợp lý, đồng thời bộc lộ
những điểm chưa chính xác nhưng tựu chung lại chúng ta có thể hiểu như sau :
thủ tuc hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính
nhà nước hoăc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết
các công việc nhà nước và các kiến nghị, yêu cầu thích đáng của công dân hoặc
tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính bảo đảm công vụ nhà nước và phục
vụ nhân dân
Thủ tục hành chính do pháp luật quy định, toàn bộ các quy phạm pháp
luật về thủ tục hành chính tạo thành chế định quan trọng của luật hành chính.
Chỉ các hoạt động quản lý hành chính nhà nước đươc quy pham thủ tục
hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính, còn các hoạt động tổ chức tác
nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lý hành chính không được các quy
pham thủ tục hành chính điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính
1.1.2. Vai trò củ thủ tục hành chính
Như chúng ta đã nói thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền
của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền
hành pháp để giải quyết công việc của nhà nước , cá nhân và tổ chức, do đó thủ
tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết
công việc của dân và tổ chức pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân và cơ quan có công việc cần giải quyết. Vì vậy, thủ tục hành chính
càng đơn giản thì tránh được sự phiền hà, sách nhiễu, rút ngắn được thời gian,

làm cho công việc giải quyết nhanh chóng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế. khi thủ tục hành chính thông thoáng, hiệu quả thì càng thu hút
được các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta làm ăn tạo ra nguồn vốn cho nền
kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, góp phần vào công cuộc phát triển đất
nước.
3
- Thủ tục hành chính thông thoáng, lành mạnh còn tạo nên sự thống
nhất trong hành động của bộ máy nhà nước, chống lại tệ nạn quan liêu cửa
quyền, hách dịch tùy tiện làm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Thủ tục hành chính đảm bảo thực hiện quyền con người một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo quyền tự do dân chủ và tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Những tồn tại, yếu kém của thủ tục hành chính ở nước ta Nghị quyết
38/CP/ ngày 4/8/1994
Thủ tục hành chính ở nước ta trước đây còn quá nhiều thủ tục, đòi
hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho nhân dân nhất là đối với những người ít
hiểu biết quy định, công việc của Nhà nước. Thủ tục còn nặng nề, quá nhiều
khâu, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, không rõ ràng về trách
nhiệm, trì trệ không phù hợp với thời kỳ mở cửa, làm kìm hãm sự phát triển
chung.
Hệ thống thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường thay đổi một
cách tùy tiện do có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành thủ tục hành
chính và do các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp.
1.2. Sự cần thiết của việc cải cách hành chính
Những tồn tại yếu kém đó của hệ thống thủ tục hành chính dẫn đến
hậu quả là gây phiền hà cho nhân dân và tổ chức trong việc thực hiện quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, không đảm bảo được quyền tự do và các lợi ích
chính đáng khác của công dân, tổ chức, đặc biệt là gây trở ngại co giao lưu và
hợp tác với người nước ngoài gây ra tệ cửa quyền, tạo ra tệ giấy tờ trong guồng
máy hành chính và là “miếng đất” màu mỡ, thuận lợi cho nạn tham nhũng, từ đó

làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền, làm cho mối quan hệ giữa
nhân dân và nhà nước xấu đi.
Xuất phát từ những yếu kém và hạn chế đó, yêu cầu về việc cải cách
thủ tục hành chính đang được đặt ra cấp thiết, đó là yêu cầu bức xúc của nhân
dân, của tổ chức và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, cải cách hành
chính được xem là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính nhà nước.
4
CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Tính cấp thiết của việc cải cách thủ tục hành chính
Như chúng ta đã bàn: hệ thống thủ tục hành chính nước ta còn có quá
nhiều tồn tại và bất cập làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.
Thủ tục nặng nề, phiền hà là cơ hội cho nạn tham nhũng, làm giảm lòng tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, không khuyến
khích sự phát triển kinh tế, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào nước ta
làm ăn. Sở dĩ như vậy là do thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, nhiều khâu
nhiều cửa không cần thiết và phù hợp, làm mất nhiều thời gian và chi phí, từ đó
làm nản chí nhà đầu tư.
Với những tồn tại và hạn chế đó, vấn đề cải cách hành chính được đặt ra
cấp thiết. Đó không chỉ là nguyện vọng bức xúc của nhân dân, tổ chức mà còn
là các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi nước ta được xem là có tiềm năng và triển
vọng nhưng hệ thống thủ tục hành chính còn lạc hậu, kém sự thông thoáng,
không phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực cũng như của thế giới.
II.2 Các quy định của pháp luật về cải cách thủ tục hành chính
Nhằm khắc phục những bất cập và hạn chế của hệ thống thủ tục hành
chính, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân thì việc cải cách thủ tục hành chính
đã được đặt ra tại nghị quyết 8 khóa VII “...loại bỏ những khâu xin phép xét
duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền sách nhiễu, cửa
quyền tham nhũng, vi phạm pháp luật, lập lại trật tự trong việc ban hành thủ tục
hành chính, quy định lệ phí...” và được cụ thể trong nghị quyết 38/CP ngày
4/8/1994 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết

công việc của dân và tổ chức. Lấy cải cách thủ tục hành chính trong 8 lĩnh vực
làm khâu đột phá, bao gồm:
- Thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xuất, nhập khẩu.
- Cấp giấy phép xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, sở hữu nhà ở tại đô thị.
- Cấp phát vốn ngân sách nhà nước.
- Khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Công chứng, hộ tịch và hộ khẩu.
2.2.1. Mục tiêu và yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính
Mục tiêu và yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính là phải đạt
được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc của
dân và tổ chức cụ thể:
- Tiến hành phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu
đồng bộ, chồng chéo rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp
nhận và xử lý công việc giữa cơ quan Nhà nước với nhau, giữa cơ quan Nhà
nước với công dân và tổ chức, xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải
quyết công việc đơn giản, rõ ràng thống nhất đúng pháp luật và công khai, vừa
tạo thuận tiện cho nhân dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có
5
tác dụng ngăn chặn nạn cửa quyền, sách nhiễu và tham nhungxtrong công chức
nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Để tiến hành cải cách một bước thủ tục hành chính trước mắt cần phải
xúc tiến các công việc sau:
- Tổ chức việc soát xét các thủ tục hành chính và các khoản phí,
lệ phí đang áp dụng từ Trung ương đến cơ sở; phân tích, đánh giá và phân loại:
Loại phải bãi bỏ, loại phải sửa đổi, loại cần được hợp pháp hóa, loại cần được
hợp nhất thành một văn bản, loại cần phải giữ nguyên. Thủ trưởng các đơn vị

phải trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo triển khai công việc này.
- Việc xử lý các thủ tục hành chính đã được phân loại phải thực hiện
đúng thẩm quyền đã quy định theo nghị quyết số 38/CP.
- Cải cách một bước thủ tục hành chính cần phải tiến hành tổ chức
lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, tổ chức vì nhân dân, tổ chức là một trong
những chủ thể tham gia trực tiếp vào quan hệ thủ tục hành chính, họ biết và
không đồng ý về những điều, những gì cần phải thay đổi. Lấy ý kiến đóng góp
của nhân dân cũng đồng thời là thực hiện quyền tự do dân chủ thể hiện phương
châm của nhà nước ta: Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Trong quá trình áp dụng thủ tục hành chính phải triệt để tuân thủ
các quy định của thủ tục hành chính, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành
vi cố ý làm trái pháp luật của các cá nhân được giao trách nhiệm.
Tiến hành thực hiện các công việc trên nhằm đạt mục đích:
- Tinh giảm thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu xin phép, xét và
các duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, tạo sự thuận tiện, giảm chi phí cho
nhân dân và các nhà kinh doanh, đồng thời đảm bảo sự quản lý theo pháp luật
của các cơ quan hành chính, góp phần tích cực ngăn chặn và bài trừ tệ nạn cửa
quyền, sách nhiễu hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Lập lại trật tự trong việc ban hành thủ tục hành chính và lệ phí,
không được tùy tiện đặt thêm các thủ tục, thẩm quyền ban hành thủ tục hành
chính tập trung vào chính phủ và các bộ. Ngoài ra, chính quyền cấp tỉnh, thành
phố được ban hành một số loại thủ tục hành chính mang tính chất đặc thù của
địa phương theo ủy nhiệm của chính phủ và các bộ. Điều này tránh được sự tùy
tiện trong việc ban hành thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao hiệu lực của các
văn bản pháp luật.
Trước mắt cần tập trung cải cách thủ tục hành chính trong 8 lĩnh vực đã
nêu ở trên, vì các lĩnh vực này tác động trực tiếp tới đời sống sản xuất kinh
doanh của nhân dân và các doanh nghiệp. Đồng thời, các lĩnh vực này đang có
nhiều vướng mắc, nhiều hiện tượng tiêu cực cần phải khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, đi đôi với cải cách một bước thủ tục hành chính cần phải

xây dựng một quy chế công cụ và quy chế phối hợp giữa các cơ quan, công
chức có trách nhiệm giải quyết công việc của dân để thực hiện mô hình “một
dấu, một cửa”, tạo sự thuận lợi cho các chủ thể có công việc cần giải quyết.
6
Mở rộng thông tin công việc của nhà nước đến dân, bảo đảm quyền
được thông tin của nhân dân, chú trọng thông tin về thủ tục hành chính theo
nguyên tắc thông tin rộng rãi, công khai. Đồng thời xây dựng một cơ chế tiếp
nhận ý dân, đặc biệt là các đối tượng chính phải chấp hành thủ tục.
Như vậy, chúng ta có thể thấy cải cách thủ tục hành chính đòi hỏi cao
tính khoa học, tính hợp lý. Mặt khác, nó còn liên quan đến nhiều vấn đề cần
phải giải quyết đồng bộ. Do vậy, cải cách thủ tục hành chính không là một công
việc của hệ thống hành chính Nhà nước mà đòi hỏi có sự phối hợp của tất cả các
cấp, các nghành liên quan, các cán bộ gương mẫu, liêm khiết, có năng lực, và sư
tham gia tích cực của nhân dân đóng góp ý kiến, bổ sung, sửa đổi cũng như
kiểm soát các cơ quan, công chức chấp hành thủ tục và quy chế công cụ đã ban
hành. Có như vậy thì cải cách thủ tục hành chính mới có hiệu quả và sớm được
hoàn thiện.
2.3.Những thành tựu đã đạt được sau một thời gian cải cách thủ tục
hành chính
Sau gần 8 năm thực hiện nghị quyết 38/CP của chính phủ về cải cách
một bước nền hành chính nhà nước, trong đó công cuộc cải cách thủ tục hành
chính được xem là mũi đột phá và đã thu được một số kết quả nhất định trên cả
8 lĩnh vực. Ở mức độ tổng quát, ta có thể nhận định cải cách thủ tục hành chính
đạt được một số thành tựu sau:
- Thủ tục hành chính đã bước đầu chuyển mình theo hướng phục vụ
nhân dân, vì sự thuận tiện của nhân dân, giảm bớt sự phiền hà, sách nhiễu, chi
phí và thời gian cho nhân dân. Đây được xem là thành tựu quan trọng bước đầu
đáng ghi nhận. Trong hầu hết các lĩnh vực có cải cách, nói chung thủ tục hành
chính đã được đổi mới hướng theo sự thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp,
từng bước xóa bỏ tình trạng thủ tục hành chính chỉ dành sự thuận lợi cho cơ

quan nhà nước, đẩy khó khăn cho nhân dân, cụ thể được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, những công việc của nhân dân và doanh nghiệp được quy về
một đầu mối (chỉ một cơ quan nhận yêu cầu và tổ chức giải quyết). Những thủ
tục quá rườm rà, phức tạp không cần thiết đã được bãi bỏ, những thủ tục cần
được thu gọn đã thu gọn lại.
Điển hình nhất là việc cải cách hành chính trong lĩnh vực thành lập và
đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, trước khi thông tư 05/1998/TTLN-
KHĐT- TP được ban hành tháng 8/1998 thì theo luật doanh nghiệp muốn thành
lập một doanh nghiệp tư nhân, luật công ty và các văn bản liên quan, chủ doanh
nghiệp muốn thành lập một doanh nghiệp phải thực hiện 02 bước sau: Thủ tục
xin phép thành lập; thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng báo công khai. Những
thủ tục này phải đăng ký ở các đầu mối khác nhau, trong đó mỗi thủ tục phải
qua nhiều cửa. Tóm lại, để thành lập được một doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải
qua hàng chục cửa với hàng chục con dấu, tốn nhiều chi phí mà thời gian kéo
dài hàng năm gây thất vọng, nản chí cho các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nước
ngoài. Sau khi thông tư liên nghành số 05/1998/ TTLN- KHĐT- TP được ban
hành đã cải cách đáng kể tủ tục phiền hà trên. Đặc biệt, tháng 6/1999 Quốc hội
7
đã thông qua luật doanh nghiệp mới thì thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ còn
một bước là đăng ký kinh doanh và đăng báo công khai, làm thủ tục đăng ký tại
một cửa duy nhất là phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh,
thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Như vậy, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được rút gọn đáng
kể tạo sự thuận lợi và môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư. Thêm
vào đó, ngày 3/12/2000, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định
19/2000/QĐ- Ttg về việc bãi bỏ 84 loại giấy phép không cần thiết hiện đang tồn
tại trong các ngành quản lý nhà nước. Bằng quyết định này và các văn bản ban
hành sau đó, có thể nói, nhà nước đã giảm một lượng công việc về thủ tục hành
chính không cần thiết cho các nhà đầu tư trong tất cả các nghành kinh tế quốc
dân. Trong thời gian tới, chính phủ tiếp tục nghiên cứu nhằm bãi bỏ một số loại

giấy phép của các ngành, các cấp nhằm làm thông thoáng môi trường đầu tư
nước ta. Có thể thấy, đó là những kết quả và những tín hiệu đáng mừng cho giới
đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng như nước ngoài.
Tiếp đến là Chính phủ mới ban hành nghị quyết 165/1999/NĐ- CP và
nghị quyết số 08/2000/NĐ- CP về giao dịch có đảm bảo và thực hiện việc đăng
ký giao dịch có đảm baortaij một hệ thống cơ quan thống nhất trong phạm vi
toàn quốc. Hệ thống cơ quan này được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đăng ký
giao dịch ngày càng lớn, đa dạng và phong phú khi nền kinh tế thị trường Việt
Nam ngày một phát triển sôi động. Bằng việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký giao
dịch bảo đảm này chắc chắn sẽ tạo điều kiện để cai quản hộ kinh tế dân sự trong
đời sống xã hội vận hành một cách an toàn và hiệu quả ; đáp ứng được đòi hỏi
của công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội ở Việt Nam
Thứ hai, hạn chế tối đa việc ban hành các thủ tục hành chính của cấp
chính quyền địa phương , chính từ việc có nhiều cơ quan ban hành thủ tục hành
chính mới tạo ra sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ. Hiện nay, tình trạng này về
cơ bản đã được khắc phục. Ví dụ: theo điều 2 nghị định 02/2000/NĐ-CP đã nói
ở trên thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh không được ban hành cac quy định về đăng kí kinh doanh áp dụng
riêng cho nghành hoặc địa phương minh. Thêm nữa trình tự giải quyết công việc
cho nhân dân và doanh nghiệp hầu hết được một cách rõ ràng nhất quán trong
phạm vi toàn quốc. Đến nay chính phủ đều đã ban hành được văn bản quy định
về thủ tục giải quyết của nhân dân và doanh nghiệp. Các bộ, nghành đều đã có
các quy định cụ thể hướng dẫn thi hành
Thứ ba, hồ sơ giấy tờ có liên quan tới việc giải quyết công việc của nhân
dân đã được mẫu hóa một cách thống nhất. Điều nay hạn chế tối đa hiện tượng
cơ quan thẩm định hồ sơ viện cớ hồ sơ chưa rõ ràng để hạch sách dân, tạo ra sự
lành mạnh trong việc giải quyết công việc của dân, đồng thời lấy lại niềm tin
của dân đối với chính quyền.
Thứ tư, trình tự, lệ phí giải quyết công việc ở hầu hết các cơ quan đều
được công khai hóa tại trụ sở làm việc của cơ quan. Cán bộ công chức tiếp dân

về cơ bản được bố trí đủ và thường trực, tránh sự dán đoạn trong việc giải quyết
8
công việc của nhân dân. Trong các hướng dẫn thi hành văn bản có liên quan tới
thủ tục hành chính của nhân dân mà các bộ ban hành hầu hết đều có quy định
yêu cầu tất cả các cơ quan có trách nhiệm giải quyết công việc của nhân dân,
phải bố trí đầy đủ các bộ cần thiết để tiếp dân bố trí thời gian giải quyết công
việc của nhân dân cho phù hợp.
-Nhà nước đã bãi bỏ nhiều thủ tục, nội dung kiểm soát không hợp lí, đặt
niềm tin về sự làm ăn chân chính của công dân và đội ngũ doanh nghiệp nâng
caom ý thúc tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của công dân và doanh nghiệp
về công việc làm ăn của mình.
Điều này thể hiện một tư duy mới về quản lý nhà nước, tư duy có thể
diễn đạt một cách cô đọng như Thủ tướng chính phủ đã từng nói: không thể vì
một vài cá nhân doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật mà yêu cầu tất cả
các doanh nghiệp, doanh nhân phải chụi sự kiểm soát quá cứng nhắc và phiền
phức. Về điều này có rất nhiều minh chứng để chứng minh, ở đây xin đơn cử 02
lĩnh vực tiêu biểu:
Thứ nhất, trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp: Trước đây, khi
lập hồ sơ xin phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh pháp luật đòi hỏi nhiều
loại thông tin trong hồ sơ như: sơ yếu lý lịch của nhà đầu tư, tình trạng sức
khỏe, vốn pháp định... đều phải có sự xác nhận của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Hiện nay, những thủ tục không cần thiết như vậy đã được loại bỏ.
Thứ hai, trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu hiện nay nhà nước cho phép các
chủ hàng tự kê khai hàng hóa, số thuế phải nộp. Hải quan chỉ kiểm tra, giám sát
quá trình này và chỉ kiểm tra cụ thể khi có biểu hiện nghi vấn, có hành vi vi
phạm.
- Cơ quan trung ương đã đặt niềm tin nhiều hơn vào cơ quan địa
phương, cơ quan cấp trên đã tin tưởng vào cơ quan cấp dưới nhiều hơn, các cơ
quan trung ương đã mạnh dạn giao nhiều quyền hơn cho các cơ quan cấp dưới,
nhất là các công việc mang tính sự vụ cụ thể.

Để chứng minh cho điều này, xin đơn cử 2 ví dụ:
Thứ nhất, trong việc phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài
theo quyết định 38/Ttg ngày 7/6/1997 và quyết định 41/1998 QĐ-Ttg ngày
20/2/1998 của Thủ tướng chính phủ đã phân cấp cho nhiều cơ quan có quyền
cấp phép đầu tư như: UBND cấp tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ hai, trong lĩnh vực xuất- nhập cảnh: Trước kia chỉ có 03 cấp được
quyền quyết định nhân sự xuất- nhập cảnh là Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng
hoặc tương đương và Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Hiện nay, ngoài 03 cấp nói trên,
các Thủ trưởng, cơ quan thuộc bộ, thủ trưởng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước lớn cũng được giao thẩm quyền này.
Như vậy, bằng sự phân quyền này, đã làm giảm bớt số lượng công việc
mang tính vụ cụ thể của các cơ quan nhà nước ở trung ương, từ đó các cơ quan
ở trung ương có nhiều thời gian hơn để tập trung vào hoạt động có tính vĩ mô
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×