Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.83 KB, 152 trang )

Mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng đònh: “Chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hoà bình hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào các tiến trình hợp tác
quốc tế và khu vực”. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở đó, hiện nay mỗi
năm Việt Nam thu hút hàng triệu lượt người nước ngoài đến Việt Nam để
đầu tư hợp tác sản xuất, kinh doanh, học tập, tham quan du lòch, chữa bệnh,
thăm thân nhân… Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho người nước ngoài là
nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Công an nhân dân, phục vụ cho đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu là thành phố dầu
khí, du lòch. Nơi đây, tập trung hàng trăm chuyên gia người Nga và các nước
thuộc Liên Xô cũ làm việc và sinh sống; hàng trăm nghìn lượt khách du lòch
người nước ngoài đến tham quan, nghỉ ngơi… Nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho
người nước ngoài luôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành
Công an đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình hình tội phạm
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người nước ngoài trên đòa
bàn thành phố còn xẩy ra khá phổ biến, tập trung chủ yếu những tội phạm
xâm phạm tài sản của người nước ngoài mà nhiều nhất là tội phạm trộm cắp
tài sản.
1
Qua khảo sát thực tế hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của
người nước ngoài ở đòa bàn thành phố Vũng Tàu, chúng tôi nhận thấy quan
hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của
người nước ngoài đang còn nhiều hạn chế, vướng mắc cả về nhận thức, trách
nhiệm phối hợp, đến cơ chế phối hợp và sự chỉ đạo thực hiện quan hệ phối
hợp. Từ đó làm hạn chế đến hiệu quả điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của
người nước ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu. Hiện nay, quan hệ phối


hợp giữa lực lượng trong hoạt động điều tra nói chung và trong điều tra các
vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng đang còn nhiều vấn đề
bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả điều tra, khám phá án. Những bất cập đó
thể hiện từ vấn đề nhận thức về sự cần thiết phải phối hợp, trách nhiệm của
các chủ thể phối hợp, đến các quy đònh về quan hệ phân công phối hợp trong
hoạt động điều tra: từ tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm; bảo vệ, khám
nghiệm hiện trường, đến tổ chức thực hiện các biện pháp trong hoạt động
điều tra; nắm tình hình, thu thập tin tức, tài liệu phục vụ điều tra; áp dụng các
biện pháp ngăn chặn, triệu tập người làm chứng... Những hạn chế này là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án trộm
cắp tài sản của người nước ngoài ở thành phố Vũng Tàu còn thấp. Vì vậy,
nghiên cứu về mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng trong điều tra vụ án trộm
cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu là có tính
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ
phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ án trộm
cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà
Ròa - Vũng Tàu” làm đề tài luận văn Thạc só.
2- Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động điều
tra tội phạm nói chung và trong hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp tài sản
2
nói riêng, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu ở các
góc độ khác nhau, như:
- Đào Xuân Thắng: “Điều tra vụ án trộm cắp tài sản trên tuyến giao thông
đường thủy nội đòa ở đòa bàn các tỉnh miền Tây Nam bộ” (Đề tài khoa học
cấp Bộ); năm 2003.
- Đàm Thanh Thế: “Mối quan hệ phối hợp giữa công an cấp phường và
các lực lượng trinh sát trong hoạt động điều tra hình sự trên đòa bàn thành
phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”; (Luận văn Thạc
só Luật học) năm 2003.

- Đỗ Thái Học: “Sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH với
các lực lượng Cảnh sát nghiệp vụ khác trong điều tra, phòng ngừa tội phạm”;
(Luận án Tiến só luật học) năm 2000.
- Trần Chiến Thắng: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa
lực lượng CSĐT công an quận với công an phường trong hoạt động điều tra
các vụ án trộm cắp tài sản trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; (Luận văn
Thạc só Luật học) năm 2004.
- Trần Thành Hưng: “Tội phạm xâm phạm tài sản người nước ngoài trên
đòa bàn quận I, thành phố Hồ chí Minh” (Đề tài khoa học cấp cơ sở); năm
2002.
Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống về mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng
trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn
thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu.
3- Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Qua nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá
đúng thực trạng hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ
trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh
3
Bà Ròa - Vũng Tàu: kết quả đạt được, những tồn tại, thiếu sót, vướng mắc
trong quan hệ phối hợp và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra
các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố
Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
+ Làm rõ những vấn đề cơ bản và cơ sở pháp lý về mối quan hệ phối
hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người
nước ngoài.
+ Khảo sát thực trạng các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài
trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu.

+ Đánh giá đúng thực trạng quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong
điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành
phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu; làm rõ được những hạn chế, tồn tại
và nguyên nhân.
+ Đề xuất các giải pháp và kiến nghò nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ trộm cắp tài
sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa -
Vũng Tàu.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm
trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh
Bà Ròa - Vũng Tàu và quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các
vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng
Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực
trạng quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong Công an nhân dân tham gia
4
vào hoạt động điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước
ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu; trong 5
năm, từ năm 2001 đến năm 2006.
5- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật
của chủ nghóa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về an ninh, trật tự và các Nghò quyết, Chỉ thò của
lực lượng CAND.
- Phương pháp cụ thể:
Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như:
+ Nghiên cứu tài liệu.
+ Điều tra khảo sát thực tiễn.

+ Điều tra xã hội học.
+ Tọa đàm, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia.
+ Tổng kết kinh nghiệm.
6- Yếu tố mới của luận văn
Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên ở nước ta đã nghiên cứu
một cách toàn diện và có hệ thống về thực trạng quan hệ phối hợp giữa các
lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân tham gia vào hoạt động điều tra
khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn
thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu, đồng thời đề ra được những
giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra khám phá
các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố
Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu.
7- Ý nghóa khoa học và ý nghóa thực tiễn của luận văn
Ý nghóa khoa học của đề tài luận văn: Kết quả nghiên cứu của luận
văn góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận về quan hệ phối hợp
5
giữa các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân tham gia vào hoạt động điều
tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.
Ý nghóa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn phục vụ cho việc
nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên đòa bàn
thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu. Luận văn còn được sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong
các trường CAND.
8- Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được cấu trúc 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Nhận thức chung về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng
nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của
người nước ngoài.

Chương 2: Thực trạng quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ
CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước
ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các lực
lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản
của người nước ngoài trên đòa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Ròa - Vũng
Tàu.
6
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUAN HỆ PHỐI HP GIỮA CÁC
LỰC LƯNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm, những dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản và
những vấn đề cần chứng minh trong hoạt động điều tra các vụ án trộm
cắp tài sản
1.1.1 Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
1.1.1.1 Khái niệm tội trộm cắp tài sản
Để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, trước hết
cần nhận thức đúng về các loại tội phạm đó được pháp luật quy đònh như thế
nào. Chính vì vậy, trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp
thì vấn đề đầu tiên là phải xác đònh rõ khái niệm cũng như những dấu hiệu
pháp lý của tội phạm này. Bởi vì, chỉ trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ về
tội trộm cắp tài sản mới có thể đề ra được các phương hướng, giải pháp cụ
thể để đấu tranh, phòng chống. Trong hoạt động điều tra tội phạm, để giải
quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác thì một trong những yêu cầu
quan trọng đặt ra đó là phải hiểu rõ về bản chất của hành vi phạm tội, cũng
như những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của loại tội phạm đó. Thực tiễn ở nước
ta hiện nay càng khẳng đònh ý nghóa, tầm quan trọng và sự cấp thiết phải làm
sáng tỏ những nội dung trên. Vậy, tội trộm cắp tài sản được pháp luật Việt
Nam quy đònh như thế nào? Trước đây, khi chưa có Bộ luật hình sự, hành vi

trộm cắp tài sản được quy đònh tại Pháp lệnh trừng trò các tội xâm phạm tài
sản xã hội chủ nghóa và xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21 tháng
10 năm 1970. Chẳng hạn như: hành vi trộm cắp tài sản riêng của công dân
được Pháp lệnh quy đònh như sau: “Kẻ nào trộm cắp tài sản của công dân thì
bò phạt tù…”. Tuy nhiên, việc quy đònh về hành vi trộm cắp tài sản: như thế
7
nào là trộm cắp? Việc mô tả hành vi khách quan chưa được nêu ra, chưa
phân biệt rõ ràng hành vi trộm cắp với những hành vi xâm phạm sở hữu
khác… tại Pháp lệnh này chưa được quy đònh cụ thể hành vi.
Đến năm 1985
1
, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta ra đời. Tội phạm
trộm cắp tài sản được quy đònh tại hai điều ở hai chương khác nhau, đó là:
- Điều 132, chương IV (Các tội xâm phạm sở hữu Xã hội chủ nghóa)
Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghóa, tại khoản 1 quy đònh: “Người nào trộm
cắp tài sản xã hội chủ nghóa thì bò phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc bò phạt tù từ sáu tháng đến năm năm…”.
2
- Điều 155, chương VI (Các tội xâm phạm sở hữu tài sản của công dân)
Tội trộm cắp tài sản của công dân, Khoản 1 quy đònh: “Người nào trộm cắp
tài sản của người khác thì bò phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc
bò phạt tù từ ba tháng đến ba năm…”.
3
Mặc dù đã được pháp điển hóa thành các điều trong Bộ luật hình sự,
nhưng đối với tội trộm cắp tài sản thì quy đònh nêu trên vẫn mang tính kế
thừa, rập khuôn của Pháp lệnh trừng trò các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghóa và tài sản riêng của công dân, mà chưa có sự thay đổi về chất để làm
nổi bật dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp, đó là chưa mô tả như thế nào là
hành vi trộm cắp tài sản, và cũng chưa đònh lượng được giá trò tài sản bò
chiếm đoạt là bao nhiêu thì bò coi là tội phạm; cơ sở để xử lý hành chính

hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt khác, việc quy đònh trong cùng một Bộ luật hình sự hai hành vi về
hình thức giống nhau (khác ở việc xâm phạm vào hai hình thức sở hữu khác
nhau) ở hai điều và hai chương khác nhau là không hợp lý. Mặt khác, thực
hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thò trường, nhiều thành phần
1
Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta, được Quốc Hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/1986.
2
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam năm 1985.
3
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1985.
8
theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, và các thành phần kinh tế bình đẳng trước
pháp luật. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã kế thừa và phát triển
cũng như xóa bỏ những bất hợp lý trong quy đònh Bộ luật hình sự năm 1985.
Tổng hợp chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu Xã hội chủ nghóa và chương
VI: Các tội xâm phạm sở hữu tài sản của công dân với hai hình thức sở hữu
khác nhau thành chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu, cùng với nó là việc
bỏ hai tội danh: Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghóa (Điều 132 BLHS năm
1985) và Tội trộm cắp tài sản của công dân (Điều 155 BLHS năm 1985), quy
đònh tội danh: Tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS năm 1999).
Nghiên cứu, tham khảo quy đònh về tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật
hình sự một số nước, cho thấy:
- Bộ luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga năm 1996, Điều 158
quy đònh: “Trộm cắp là bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác”
4
. Quy đònh
như vậy, tuy đã mô tả được hành vi đó là bí mật chiếm đoạt tài sản của người
khác, nhưng ở đây lại không “đònh lượng” mức, giá trò tài sản cụ thể bò

chiếm đoạt là bao nhiêu thì bò coi là tội phạm.
- Điều 264 Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
năm 1997 quy đònh: “Người nào có hành vi trộm cắp tài sản của công dân với
mức độ tương đối lớn hoặc trộm cắp nhiều lần thì bò phạt tù từ 3 năm đến 10
năm và bò phạt tiền; nếu trộm cắp với số lượng quá lớn hoặc có những tình
tiết đặc biệt nghiêm trọng khác thì bò phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tù chung
thân và bò phạt tiền hoặc tòch thu tài sản…”
5
. Điều luật chỉ nêu tên hành vi mà
không mô tả hành vi, như thế nào là hành vi trộm cắp, hành vi trộm cắp khác
với hành vi cướp, cưỡng đoạt như thế nào không được quy đònh rõ, chính vì
vậy việc áp dụng trong thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc quy
đònh số lượng tài sản “tương đối lớn” không “đònh lượng” giá trò tài sản
4
“Luật hình sự một số nước trên thế giới” Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp, Hà nội 1998 – tr 91.
5
“Luật hình sự một số nước trên thế giới” Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp, Hà nội 1998 – tr 14.
9
chiếm đoạt cụ thể, dễ dẫn đến việc áp dụng một cách tùy tiện. Cho nên,
cũng như trong Bộ luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga, nó đã không
phân biệt rạch ròi được giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm
tội.
- Điều 378 Bộ luật hình sự của Malaysia quy đònh: “Người nào nhằm
mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác mà lấy đi tài sản đó thì bò xử là
phạm tội trộm cắp”
6
. Điều luật này cũng có một số hạn chế đó là: việc quy
đònh “lấy đi tài sản” không mô tả hành vi khách quan một cách cụ thể, không
thể hiện rõ là lén lút, bí mật hay là công khai nên không phân biệt được hành
vi trộm cắp với các hành vi chiếm đoạt tài sản khác. Đồng thời Điều luật

cũng không đònh lượng mức độ thiệt hại về tài sản để xử lý về hình sự nên
việc áp dụng điều luật còn nhiều hạn chế.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X ngày 21 tháng 12 năm 1999 đã thông
qua Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam. Tại Điều
138 – Bộ luật hình sự năm 1999 quy đònh Tội trộm cắp tài sản như sau:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trò từ năm trăm nghìn
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bò xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt
hoặc đã bò kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bò phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bò phạt tù từ 6 tháng
đến 3 năm”
7
.
Ở đây, tội trộm cắp tài sản đã được quy đònh một cách cụ thể và chi
tiết hơn đó là đã đưa ra được điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng
thời cũng đã đònh lượng được giá trò tài sản bò chiếm đoạt: quy đònh cụ thể giá
6
“Luật hình sự một số nước trên thế giới” Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp, Hà nội 1998 – tr 32.
7
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Chính trò Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam (1997) – tr 95.
10
trò tài sản bò chiếm đoạt là tình tiết đònh tội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên, vẫn chỉ nêu hành vi trộm cắp tài sản mà chưa mô tả cụ thể
hành vi. Trong Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, trộm
cắp được hiểu là “lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản
lý”
8
. Trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà

Nội, trộm cắp tài sản cũng được hiểu là “lén lút chiếm đoạt tài sản đang có
người quản lý”
9
. Theo chúng tôi, “tài sản đang do người khác quản lý” và
“tài sản đang có người quản lý” chỉ là hai cách nói khác nhau của cùng một
nội hàm. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của Học viện
Cảnh sát nhân dân cho rằng: “Trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản của
người chủ tài sản hoặc người được giao trực tiếp quản lý tài sản, có thể bằng
thủ đoạn lén lút”
10
. Việc quy đònh như vậy là không cần thiết vì “chiếm đoạt
tài sản của người chủ tài sản hoặc người được giao trực tiếp quản lý tài sản”
có thể hiểu như tương tự đối với các tội xâm phạm sở hữu khác, chính là
chiếm đoạt tài sản của người khác. Bên cạnh đó việc xác đònh “có thể bằng
thủ đoạn lén lút” sẽ dẫn đến có thể hiểu “lén lút” chỉ là một trong các thủ
đoạn được thực hiện. Vậy, nếu hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện
công khai, thì người thực hiện hành vi đó có phạm tội trộm cắp hay không?
Trên thực tế vẫn có những trường hợp không lén lút, bí mật với người khác
(lén lút, bí mật đối với chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản) nhưng làm cho
người khác tưởng rằng đó là tài sản của người đó. Vì vậy, dễ làm người đọc
khó phân biệt hành vi trộm cắp tài sản với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài
sản .v.v…
8
Bình luận khoa học BLHS, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Nhà xuất bản Chính trò Quốc gia, Hà Nội
năm 1993 – tr 178.
9
Giáo trình – Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội năm 1994 –
tr 214.
10
Giáo trình – Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội năm 1994 - tr

179.


11
Như vậy, căn cứ vào lý luận cũng như thực tiễn điều tra giải quyết loại
án này từ trước đến nay và căn cứ vào quy đònh của Bộ luật hình sự 1999,
theo chúng tôi: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài
sản của người khác có giá trò từ năm trăm nghìn đồng trở lên hoặc dưới năm
trăn nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bò xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bò kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm.
1.1.1.2 Những dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản, trộm cắp tài
sản của người nước ngoài
Nhận thức về cấu thành tội phạm có ý nghóa quan trọng bởi vì các dấu
hiệu pháp lý được quy đònh trong cấu thành tội phạm có tính chất đặc trưng,
điển hình. Là cơ sở phân biệt giữa tội phạm này và tội phạm khác, cơ sở xác
đònh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng
thời còn là cơ sở để xác đònh trách nhiệm hình sự và đònh tội danh. Trong
hoạt động điều tra, để trả lời các câu hỏi: Có tội phạm xẩy ra hay không? Tội
phạm gì? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội?... cần phải nắm vững
những dấu hiệu pháp lý được pháp luật quy đònh. Với ý nghóa đó, cần phải
tìm hiểu các yếu tố cấu thành của tội phạm trộm cắp tài sản.
Theo Điều 138 - Bộ luật hình sự năm 1999 của nước CHXHCN Việt
Nam, các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản là:
Khách thể của tội trộm cắp tài sản:
Tội trộm cắp tài sản được quy đònh tại Điều 138, Chương XIV Bộ luật
hình sự năm 1999 – Các tội xâm phạm sở hữu, đây là hành vi phạm tội xâm
phạm vào quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là quyền sở hữu. Đó là quan
hệ xã hội mà trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và đònh đoạt tài sản của
chủ sở hữu được tôn trọng và bảo vệ. Cụ thể là, quan hệ sở hữu chính là

khách thể của tội trộm cắp tài sản. Do đó, hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu,
12
gây thiệt hại về tài sản đối với chủ sở hữu là hành vi xâm phạm các quyền
chiếm hữu, sử dụng và đònh đoạt tài sản.
Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản đó là tài sản của người
khác. Khái niệm về tài sản bao gồm: vật có thực, tiền, giấy tờ trò giá được
bằng tiền như: cổ phiếu, công trái, séc, sổ tiết kiệm… Tài sản có thể thuộc
quyền sở hữu của công dân Việt Nam, của người nước ngoài, của các cơ
quan, tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam, các công ty liên doanh,
của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng như của các nước khác tại
Việt Nam đều được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ.
Tội phạm trộm cắp tài sản mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người
nước ngoài, người Việt Nam đònh cư ở nước ngoài về nước, tài sản các công
ty liên doanh quốc tế, các cơ quan tổ chức các nước, quốc tế… được xếp vào
nhóm tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài (chỉ có ý nghóa về mặt
nghiệp vụ trong đấu tranh, điều tra khám phá).
Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội
phạm. Đối với tội trộm cắp tài sản, đây là tội có cấu thành vật chất nên mặt
khách quan của tội phạm bao gồm: dấu hiệu về hành vi, dấu hiệu hậu quả,
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các dấu hiệu khách quan
khác như: thời gian, đòa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội…, cụ thể:
- Về hành vi khách quan, tội phạm được thực hiện bởi hành vi lén lút, bí
mật chiếm đoạt tài sản của người khác. Một hành vi chiếm đoạt được coi là
lén lút, bí mật nếu được thực hiện bằng những hình thức mà những hình thức
đó có khả năng làm cho chủ tài sản hoặc người đang quản lý tài sản không
biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Sự “lén lút, bí mật” này
chỉ cần đối với người chủ sở hữu tài sản hoặc người đang quản lý đối với tài
sản đó, mà không cần “lén lút, bí mật” đối với những người khác. Tuy nhiên,
13

đa số tội phạm trộm cắp tài sản, ý thức chủ quan của người phạm tội cũng
vẫn là lén lút, bí mật che giấu hành vi đối với chủ sở hữu, người trực tiếp
quản lý tài sản và những người khác; ý thức che giấu này có thể là:
+ Che giấu toàn bộ hành vi phạm tội.
+ Chỉ che giấu một phần của toàn bộ hành vi phạm tội: ví dụ để đột
nhập vào nhà, tiếp cận tài sản đối tượng đóng giả Thợ điện đi kiểm tra, bảo
trỳ- như vậy, hành vi đột nhập được ngụy trang, đối tượng công khai vào nhà.
Nhưng khi phát hiện chủ nhà có tài sản quý, sơ hở thì bí mật chiếm đoạt.
- Về hậu quả tác hại: Khác với các quy đònh trướng đây: tội trộm cắp tài
sản XHCN, tội trộm cắp tài sản công dân được quy đònh trong Bộ luật hình sự
1985; tội trộm cắp tài sản tại Điều 138 của Bộ luật hình sự 1999 đã “đònh
lượng” giá trò tài sản bò chiếm đoạt. Căn cứ vào khoản 1 Điều 138 Bộ luật
hình sự, chỉ coi là phạm tội trộm cắp tài sản trong những trường hợp sau:
+ Tài sản bò chiếm đoạt có giá trò từ năm trăm nghìn đồng trở lên.
+ Tài sản bò chiếm đoạt có giá trò dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây
hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bò xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
hoặc đã bò kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm.
Ngày 25-12-2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tòch số
02/2001/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BCA–BTP, hướng dẫn một số quy
đònh tại Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm
1999, là một trong những cơ sở pháp lý để xác đònh giá trò tài sản bò chiếm
đoạt.
Theo mục II của Thông tư nói trên, giá trò tài sản bò chiếm đoạt được xác
đònh theo giá thò trường của tài sản đó tại đòa phương vào thời điểm tài sản bò
chiếm đoạt. Trong trường hợp tài sản thực tế bò chiếm đoạt dưới năm trăm
14
nghìn đồng nhưng có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi trộm
cắp, có ý đònh chiếm đoạt đến tài sản có giá trò cụ thể theo ý thức chủ quan

của họ là từ năm trăm nghìn đồng trở lên thì vẫn truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Để xác đònh đúng giá trò tài sản trong trường hợp không tìm thấy tài sản
bò trộm cắp. Cơ quan điều tra cần lấy lời khai những người biết về tài sản này
để xác đònh tài sản đó là gì; nhãn mác của tài sản đó như thế nào; giá trò của
tài sản theo thời giá thực tế tại đòa phương vào thời điểm tài sản bò mất trộm
là bao nhiêu, tài sản đó còn giá trò khoảng bao nhiêu phần trăm. Trên cơ sở
đó có kết luận cuối cùng về giá trò tài sản bò xâm phạm.
Trong trường hợp một người thực hiện trộm cắp nhiều lần nhưng mỗi lần
có tài sản giá trò dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và không
thuộc một trong các trường hợp khác, đồng thời trong các lần trộm cắp đó
chưa lần nào bò xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hành chính, nếu tổng giá trò tài sản các lần trộm cắp từ năm trăm
nghìn trở lên thì vẫn xác đònh đủ yếu tố cấu thành tội phạm nếu:
+ Các vụ trộm cắp thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về thời gian.
+ Việc trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản trộm cắp
làm nguồn sống chính.
+ Với mục đích trộm cắp, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên
việc trộm cắp phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trò tài sản bò xâm
phạm mỗi lần dưới năm trăm nghìn đồng.
Về dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” theo thông tư liên tòch số
02/2001/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BCA–BTP hướng dẫn cụ thể là: Hậu
quả phải do hành vi phạm tội gây ra, hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến
15
việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng
xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).
Dấu hiệu bò coi là “đã bò xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”,
được hiểu là: “Nếu trước đó đã bò xử lý bằng một trong các hình thức sau đây
về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bò xử lý

mà lại thực hiện một trong các hành vi như công nhiên chiếm đoạt tài sản,
trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản.
a. Đã vò xử phạt vi phạm hành chính theo quy đònh của Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính;
b. Đã bò xử lý kỷ luật theo điều lệnh, điều lệ của lực lượng vũ trang;
c. Đã bò xử lý kỷ luật theo quy đònh của cơ quan có thẩm quyền…”.
Cũng theo quy đònh tại Mục I điểm 1 Thông tư liên tòch số
02/2001/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BCA–BTP, bò coi là “đã bò xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt” nếu trước đó đã bò xử phạt hành chính về
một trong các hành vi sau được quy đònh trong Bộ luật hình sự:
a. Cướp tài sản (Điều 133)
b. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134)
c. Cưỡng đoạt tài sản (Điều 135)
d. Cướp giật tài sản (Điều 136)
đ. Công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137)
e. Trộm cắp tài sản (Điều 138)
g. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)
h. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140)
i. Tham ô tài sản (Điều 278)
16
k. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280)
Tình tiết bò coi là “đã bò kết án về một tội chiếm đoạt”, theo Thông tư
liên tòch số 02/2001/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BCA–BTP, được hiểu là:
Nếu trước đó đã bò kết án về một trong các tội sau đây được quy đònh trong
Bộ luật hình sự:
a. Cướp tài sản (Điều 133).
b. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134).
c. Cưỡng đoạt tài sản (Điều 135).
d. Cướp giật tài sản (Điều 136).

đ. Công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137).
e. Trộm cắp tài sản (Điều 138).
g. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139).
h. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140).
i. Tham ô tài sản (Điều 278).
k. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280)”.
Cần chú ý là, dấu hiệu chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm trộm cắp
tài sản được quy đònh là dấu hiệu chiếm đoạt được. Với quy đònh như vậy, tội
trộm cắp tài sản chỉ coi là hoàn thành khi người thực hiện hành vi trộm cắp
đã chiếm đoạt được tài sản. Còn khi họ chưa chiếm đoạt được tài sản, hành vi
của họ chưa cấu thành tội phạm. Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt
được hay chưa, đã làm chủ được tài sản hay chưa phải dựa vào đặc điểm,
kích thước, trọng lượng, vò trí tài sản bò chiếm đoạt. Thực tiễn điều tra, chiếm
đoạt được ở hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản như sau:
- Nếu tài sản bò chiếm đoạt là loại gọn, nhỏ, thì coi là chiếm đoạt được
khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người. (tiền, ngoại tệ, kim khí,
đá quý, đồng hồ…).
17
- Nếu vật bò chiếm đoạt cồng kềnh, không thuộc loại nói trên thì thời
điểm tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã mang được tài
sản ra khỏi khu vực bảo quản (thoát khỏi sự quản lý của chủ sở hữu tài sản
hoặc người đang quản lý tài sản).
Tuy nhiên, một người chỉ phải chòu trách nhiệm hình sự khi hành vi của
họ và hậu quả tác hại có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Dấu hiệu khách quan tiếp theo đó là công cụ, phương tiện, thủ đoạn,
thời gian, đòa điểm, hoàn cảnh phạm tội… nhưng những dấu hiệu này không
phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Việc xác đònh những dấu
hiệu này cũng có ý nghóa rất quan trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án. Bởi vì mặc dù không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng
những dấu hiệu này góp phần xác đònh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi phạm tội, đồng thời cũng thông qua đó giúp chúng ta xác đònh
được những nguyên nhân và điều kiện phạm tội để từ đó tìm ta giải pháp hữu
hiệu cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản:
Mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ
quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội. Mặt
chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý
11
.
Người phạm tội trộm cắp tài sản thực hiện hành vi với hình thức lỗi cố ý
trực tiếp. Theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự, lỗi cố ý trực tiếp là: Người
11
Giáo trình Phương pháp điều tra các loại tội phạm cụ thể, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Tập 1, Hà
Nội năm 1998 – tr 132.
18
phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
12
.
Trong tội trộm cắp tài sản, động cơ và mục đích vụ lợi luôn là dấu hiệu
đặc trưng. Động cơ và mục đích vụ lợi được hiểu không chỉ trong trường hợp
chiếm lấy tài sản của người khác và biến tài sản đó thành của mình mà còn
cả trong trường hợp chuyển tài sản đó cho người khác hoặc nhằm mục đích
khác mà người phạm tội mong muốn. Nhưng động cơ và mục đích phạm tội
không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trên
thực tế, điều tra làm rõ động cơ, mục đích của hành vi trộm cắp tài sản trong
những trường hợp cụ thể có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong đó có tình tiết

tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bò can, bò cáo.
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản:
Không phải bất kỳ người nào cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy đònh trong Bộ luật hình
sự, mà chỉ những người có đủ các điều kiện sau mới có thể trở thành chủ thể
của tội phạm. Theo Bộ luật hình sự 1999 thì người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ
16 tuổi phải chiïu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp trong những trường hợp
quy đònh tại các khoản 3 và 4 Điều 138 Bộ luật hình sự, là phạm tội rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Còn người từ đủ 16 tuổi trở
lên thì phải chòu trách nhiệm hình sự mọi hành vi trộm cắp tài sản của mình.
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ ai đủ những điều kiện của chủ
thể nêu trên khi có hành vi trộm cắp tài sản đều trở thành chủ thể của tội phạm
này.
Trên đây là những nội dung cơ bản về những dấu hiệu pháp lý của Tội
trộm cắp tài sản, nắm vững những vấn đề này là cơ sở quan trọng để tiến hành
các hoạt động điều tra, khám phá tội phạm trộm cắp tài sản.
12
Giáo trình Phương pháp điều tra các loại tội phạm cụ thể, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Tập 1, Hà
Nội năm 1998 – tr 136.
19
1.1.2 Những vấn đề cần chứng minh trong hoạt động điều tra các vụ án
trộm cắp tài sản
Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự
13
quy đònh những vấn đề phải chứng
minh trong vụ án hình sự như sau:
“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát và Tòa án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, đòa điểm và những
tình tiết khác của hành vi phạm tội.

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi; do cố
ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ
phạm tội.
3. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bò can,
bò cáo và những đặc điểm về nhân thân của bò can, bò cáo.
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”.
Việc chứng minh những vấn đề nêu trên phải được tiến hành thông qua
hệ thống chứng cứ. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy đònh mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác đònh có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho
việc giải quyết đúng đắn vụ án. Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy đònh:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bò
can, bò cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Theo quy đònh của Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan CSĐT và các cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực
lượng CSND có thẩm quyền điều tra các vụ án trộm cắp tài sản. Trước đây,
13
Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trò quốc gia, Hà Nội
năm 2004 – tr 54.
20
Điều 1 quy đònh tạm thời về phân công điều tra của cơ quan điều tra và các
cơ quan khác của lực lượng CAND được giao nhiệm cụ tiến hành một số hoạt
động điều tra ban hành kèm theo Quyết đònh số 1023/2000/QĐ/BCA (V19)
ngày 22/11/2000 của Bộ trưởng Bộ công an quy đònh: “Cơ quan điều tra và
các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra, điều tra tất cả các tội phạm quy đònh từ
chương XII đến chương XXII phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm
1999, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra
thuộc lực lượng ANND, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và các

trường hợp do Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tiến hành điều
tra”.
Hiện nay, theo quy đònh tại Điều 11 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình
sự năm 2004: Thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công
an nhân dân thì Cơ quan CSĐT cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về
những tội được quy đònh từ chương XII đến chương XVII của Bộ luật hình sự,
khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện, trừ
các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân. Cơ
quan CSĐT cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về những tội được quy đònh từ
chương XII đến chương XVII của Bộ luật hình sự, khi các tội đó thuộc thẩm
quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc các tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét
thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra
các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an câp tỉnh nhưng
xét thấy cần trực tiếp điều tra. Theo quy đònh này thì Cơ quan CSĐT có thẩm
quyền điều tra các vụ trộm cắp tài sản. Trong quá trình điều tra, đòi hỏi phải
21
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra và lực lượng nghiệp vụ khác với cơ quan điều tra.
Trên cơ sở quy đònh của pháp luật, đối chiếu với yêu cầu của thực tế
công tác điều tra tội trộm cắp tài sản, trong quá trình điều tra loại tội phạm
này cần thu thập đầy đủ tài liệu, chứng minh làm rõ những vấn đề sau đây:
1. Có tội phạm trộm cắp xẩy ra hay không, thời gian, đòa điểm xảy ra vụ
trộm cắp tài sản.
Để có tài liệu, chứng cứ chứng minh có tội phạm trộm cắp xảy ra hay
không, phải chứng minh được hành vi đã xẩy ra có đủ dấu hiệu và yếu tố cấu
thành tội trộm cắp tài sản hay không. Để chứng minh điều này, phải làm rõ
những nội dung sau:

Có người nào bò mất tài sản hay không? Điều này có nghóa là khi nhận
được tin báo về tội phạm trộm cắp tài sản, phải tiến hành xác minh làm rõ có
sự việc mất tài sản trên thực tế hay không? Nếu mất thì ai bò mất, tài sản bò
mất là tài sản gì? Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải làm rõ, vì trên
thực tế, có những trường hợp có những người không mất tài sản nhưng vẫn
trình báo cơ quan Công an là bò mất trộm, hoặc thực tế mất ít nhưng lại trình
báo mất nhiều. Điều này thường xảy ra khi một người nào đó tham ô công
quỹ, để che dấu tội phạm đã dựng hiện trường giả và trình báo mất trộm.
Cũng không ít trường hợp, đối tượng đem tiền chơi đề, đánh bạc… rồi để che
mắt người thân, nói là bò trộm cắp. Thực tế còn cho thấy, có cả trường hợp có
những người để quên tài sản (đặc biệt như tiền, dây chuyền, nhẫn vàng, đồng
hồ …) ở đâu đó, vội vàng, đến công an trình báo mất trộm. Trong trường hợp
này không ít người thậm chí còn khẳng đònh “kẻ lấy trộm” đích danh là một
người nào đó, chứ không phải ai khác. Trường hợp người nước ngoài, người
Việt Nam đònh cư ở nước ngoài… trình báo mất trộm tài sản, yêu cầu cơ quan
22
có thẩm quyền xác nhận sau đó về nước làm thủ tục thanh toán nhận tiền bảo
hiểm.
Khi đã xác đònh được việc mất tài sản là có thật, phải chứng minh tài
sản bò mất là loại tài sản gì (tiền bạc, xe máy, xe đạp, tivi, tủ lạnh, sắt thép
hay tài sản thuộc loại quý hiếm như vàng, bạc, kim cương... ) Điều này không
chỉ quan trọng để sau này truy tìm tài sản phục vụ cho các yêu cầu điều tra,
mà ở thời điểm tiếp nhận tin báo đây chính là cơ sở “đònh lượng” giá trò tài
sản, nó có ý nghóa quyết đònh trong việc xác đònh có tội phạm hay không có
tội phạm xảy ra.
Sau khi xác đònh được những nội dung nêu trên cần tiếp tục xác đònh
hoàn cảnh, lý do mất tài sản để làm rõ tài sản có bò chiếm đoạt một cách lén
lút, bí mật hay công khai, trắng trợn. Nếu có sự lén lút, bí mật chiếm đoạt tài
sản thì thỏa mãn dấu hiệu hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản. Ngoài
những vấn đề cơ bản cần làm rõ những phương thức tiêu thụ và người tiêu

thụ, số lượng, chủng loại… và thời gian, đòa điểm xẩy ra vụ trộm.
Thông thường, người bò hại nào cũng có thể khai chính xác nơi xảy ra vụ
trộm là chỗ nào, số nhà, đường phố, phường, quận, huyện hoặc làng, xã…
nhưng không thiếu trường hợp không xác đònh được chính xác vụ trộm xẩy ra
lúc mấy giờ, của ngày nào trong tháng. Điều này thường xẩy ra ở các thành
phố, thò xã đối với những người do điều kiện làm ăn, công tác phải thường
xuyên vắng nhà. Trong trường hợp đó, phải thông qua hàng xóm, khối phố…
để chọn lọc thông tin, phát hiện những hiện tượng bất thường như tiếng động
lạ, tiếng cạy phá, tiếng chó sủa, thấy có người vào nhà nhưng tưởng là người
nhà… để xác đònh thời gian xảy ra vụ trộm, làm cơ sở cho việc sàng lọc đối
tượng và xác đònh việc sử dụng thời gian của các đối tượng sau này.
2. Ai là người thực hiện hành vi trộm cắp, người đó có năng lực trách
nhiệm hình sự hay không?
23
Khác với một số tội phạm khác, ở tội trộm cắp tài sản, việc xác đònh ai
là người thực hiện hành vi phạm tội nhiều khi được tiến hành cùng với việc
xác đònh có tội phạm xảy ra hay không. Đó là khi tài sản bò trộm cắp có giá
trò dưới năm trăm nghìn đồng, trong trường hợp đó, phải làm rõ người thực
hiện hành vi trộm cắp tài sản đã bò xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt
tài sản hay chưa, nếu đã bò xử lý thì đã được xóa quyết đònh đó chưa? Hoặc
người đó bò kết án về tội chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu bò kết án thì đã
được xóa án tích hay chưa? Hoặc người đó bò kết án về tội chiếm đoạt tài sản
hay không? Nếu bò kết án thì khi không có các tình tiết này, phải xác đònh
trước đó đối tượng đã thực hiện hành vò trộm cắp lần nào chưa, nếu có thì
mấy lần và giá trò tài sản mỗi lần chiếm đoạt là bao nhiêu.
Khi đã xác đònh được người thực hiện vụ trộm, phải điều tra làm rõ
người đó có đủ tuổi chòu trách nhiệm hình sự hay không. Tuy nhiên, để xác
đònh chính xác tuổi của một người nào đó trong một số trường hợp lại phát
sinh những vấn đề phức tạp; không phải lúc nào thông tin về ngày tháng năm
sinh cũng được thể hiện trong Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Thực tế cho thấy, ở

các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… nhiều nơi, người dân chưa có thói
quen làm giấy khai sinh cho con. Nhiều người lớn lên mà không biết mình
sinh vào năm nào. Khi đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,
trong đó có hành vi trộm cắp tài sản, để xác đònh có tội phạm xảy ra hay
không cần làm rõ độ tuổi của người thực hiện hành vi theo pháp luật quy
đònh.
3. Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những đặc
điểm về nhân thân.
Đối với vấn đề này, trong quá trình điều tra cần làm rõ tội phạm có tổ
chức hay không có tổ chức? có tính chất chuyên nghiệp hay cơ hội nhất thời?
Phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm? có tự nguyện bồi
thường thiệt hại cho người bò hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của
24
mình gây ra? có bò người khác ép buộc, đe dọa hay cưỡng bức? Có bò mắc
các bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hay không?
Mức sống và điều kiện sống trong thời điểm gây án? Có phải là người già,
phụ nữ có thai? Có thành khẩn khai báo hay lập công chuộc tội không? Trước
đây có thành tích gì xuất sắc trong học tập, chiến đấu và công tác? Hậu quả
xảy ra mức độ thiệt hại như thế nào? Hoàn cảnh xã hội vào thời điểm xảy ra
vụ án… Để xác đònh chính xác các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cũng cần thu
thập thêm các tài liệu về nhân thân của người phạm tội như hoàn cảnh gia đình,
hoàn cảnh, điều kiện vướng mắc đặc biệt là nguyên nhân, động cơ dẫn đến
người đó trộm cắp tài sản.
Phạm tội lần đầu, là trường hợp người thực hiện hành vi trộm cắp chưa
vi phạm pháp luật hình sự, cho dù người này đã bò xử phạt hành chính thì vẫn
coi là phạm tội lần đầu.
Tái phạm, Theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự qui đònh: là trường hợp
đã bò kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Tái phạm nguy hiểm: Tái phạm nguy hiểm là trường hợp phạm tội

được quy đònh tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự 1999: Những trường hợp
sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a.Đã bò kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý. Đây là những trường hợp đã phạm tội cướp tài sản
hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản … đã bò kết án vì tội đó nhưng chưa đựơc xóa
án tích nay lại phạm tội trộm cắp tài sản thuộc khoản 3, khoản 4 Điều 138 Bộ
luật hình sự năm 1999.
b.Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do “cố ý”.
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm:
25

×