Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.71 KB, 39 trang )

Phần I: TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
1.1.Tên chuyên đề thực tập
“Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Lý do nghiên cứu đề tài
Đối với mỗi con người, mỗi xã hội và mỗi quốc gia muốn có lao động sáng tạo,
có sáng chế, phát minh thì không thể không quan tâm đến công tác giáo dục và đào
tạo, đặc biệt là phải chú trọng đổi mới hoạt động mang ý nghĩa lịch sử đó để ngày một
đạt hiệu quả cao hơn trong lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, đấu tranh
chính trị-xã hội.
Bởi lẽ giáo dục, đào tạo đóng vai trò quyết định tới sự phát triển hưng thịnh
của các quốc gia, các dân tộc. Giáo dục, đào tạo có sự mệnh nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa
và con người mỗi đất nước. Đảng và Nhà nước ta coi phát triển giáo dục và đào tạo
cùng với phát triển khoa học -công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và
đào tạo là đầu tư cho phát triển. Muốn đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội
và điều kiện cho mỗi công dân được học tập và cống hiến hết mình trên cơ sở năng lực
của mỗi người thì phải đặc biệt chú ý tới các cơ sở dạy nghề để thu hút nguồn lực đáng
kể trong xã hội hiện nay.
Đào tạo nghề giữ vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng lực lượng lao động kỹ
thuật có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phổ cập nghề cho
lao động. Dạy nghề gắn với việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần đáp
ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là từ khu vực nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giải quyết
việc làm tại chỗ và nâng quỹ thời gian sử dụng lao động trong nông thôn.
Thanh Hoá là tỉnh có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và có lực lượng dân số
đông. Nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác đào tạo nghề của tỉnh Thanh Hoá những năm
qua đã đạt được kết quả và bước phát triển nhất định. Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng
lên về số lượng và phân bố 27/27 huyện, thị, thành phố. Kết quả đào tạo nghề đã góp
phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh từ 18,5% năm 2006 lên 34,6% năm
2013. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề vẫn còn những tồn tại, hạn chế như cơ cấu


ngành nghề đào tạo bất hợp lý, mạng lưới các cơ sở dạy nghề phân bố chưa đều, tập
trung chủ yếu ở thành phố Thanh Hóa, cơ hội tiếp cận học nghề đối với mọi người dân
vẫn chưa thuận lợi, chưa tập trung được mọi nguồn lực đầu tư của địa phương vào
công tác đào tạo nghề, việc quản lý nhà nước về dạy nghề vẫn chưa được hoàn thiện
và còn nhiều bất cập, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề
của người lao động cũng như yêu cầu của thị trường lao động.
Vì vậy, nhiệm vụ tập trung đầu tư nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực nói
chung và phát triển đào tạo nghề nói riêng được xác định là công tác hàng đầu và trước
mắt của tỉnh. Việc tận dụng được các lợi thế hiện có để đạt được mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá, đáp ứng nhu
cầu thực tế về nguồn nhân lực và khắc phục các yếu điểm hiện tại của hệ thống dạy
nghề rất cần được cụ thể hóa bằng việc triển khai chủ trương, chính sách, cơ chế liên
quan đến đào tạo nghề của tỉnh.
Sở Lao động - Thương binh và xã hội Thanh Hoá là cơ quan quản lý Nhà nước
về công tác đào tạo nghề của tỉnh. Trong quá trình thực tập, em đã nắm được thực
trạng công tác đào tạo nghề của tỉnh, để phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn
tại, hạn chế nhằm phát triển công tác đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.
Vì vậy em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao
động tại tỉnh Thanh Hóa” cho bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là nhằm đánh giá thực trạng công tác đào
tạo nghề tại tỉnh Thanh Hóa. Từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của công tác đào tạo
nghề và nguyên nhân dẫn đến những ưu, nhược điểm đó. Đề xuất phương hướng và
giải pháp để đẩy mạnh những ưu thế, khắc phục nhược điểm hay nói cách khác là
nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy
nghề trên địa bàn tỉnh thông qua quá trình phân tích các hoạt động đào tạo nghề cho

người lao động.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian: Bao gồm các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động
tại tỉnh Thanh Hóa.
Giới hạn thời gian: Tất cả thông tin, số liệu được sử dụng từ năm 2006 đến năm
2013.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Chỉ ra bản chất của sự kiện - hiện tượng, sự vận
động của các sự kiện – hiện tượng đó và nguyên nhân dẫn đến sự vận động này.
- Phương pháp khảo sát: Thu thập số liệu tại chính những nơi xảy ra sự kiện –
hiện tượng.
1.6. Kết cấu nội dung
Chuyên đề được chia làm những phần chính như sau:
- Phần I: Tổng quan về chuyên đề thực tập.
- Phần II: Phân tích thực trạng đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Thanh
Hóa.
- Phần III: Một số giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao
động ở tỉnh Thanh Hóa
Phần II: Phân tích thực trạng đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh
Thanh Hóa
2.1. Phân tích quy mô, cơ cấu đào tạo nghề
2.1.1. Hệ thống đào tạo
- Đầu năm 2006, mạng lưới cơ sở dạy nghề ở Thanh Hoá có 65 cơ sở dạy nghề
(trong đó 46 cơ sở dạy nghề công lập, 19 cơ sở dạy nghề ngoài công lập) với năng lực
đào tạo nghề là 35.170 người (nghề dài hạn: 6.842 người, nghề ngắn hạn: 28.328
người), tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 17% (lao động qua đào tạo đạt 27%).
Bảng 1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề theo cấp quản lý đến năm 2015
Đơn vị tính: người
TT Cấp quản lý Có đến 31/12/2013 Quy hoạch đến 2015
và loại hình cơ sở

Tổng
số
Trong đó
Tổng
số
Trong đó
Công
lập
Ngoài
công
lập
Công
lập
Ngoài
công
lập
I.
Cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh
quản lý 89 44 45 111 44
1
Tr. Cao đẳng nghề 4 1 3 7 4 3
2
Tr. Trung cấp nghề 16 13 3 18 14 4
3
Trung tâm DN 20 16 4 26 14 12
4
Tr. ĐH, CĐ, TCCN có DN 5 2 3 5 2 3
5
Các cơ sở khác có DN 44 12 32 55 10 45
II.

Cơ sở dạy nghề trung ương
đóng tại địa phương 6 3 3 6
1
Tr. Cao đẳng nghề 1 1 1 1
2
Tr. Trung cấp nghề 0 0
3
Trung tâm DN 0 0
4
Tr. ĐH, CĐ, TCCN có DN 4 2 2 4 2 2
5
Các cơ sở khác có DN 1 1 1 1

Tổng cộng 95 47 48 117 0
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
- Đến năm 2013, toàn tỉnh có 95 cơ sở dạy nghề, gồm: 5 trường cao đẳng nghề
(trong đó 4 trường ngoài công lập); 16 trường trung cấp nghề (trong đó 13 trường công
lập gồm có 8 trường thuộc các ngành cấp tỉnh, 5 trường cấp huyện; 3 trường ngoài
công lập); 20 trung tâm dạy nghề (trong đó 16 trung tâm dạy nghề công lập, gồm 13
trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, 3 trung tâm dạy nghề thuộc các hội, đoàn thể;
4 trung tâm ngoài công lập) và 54 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề (trong đó
38 ngoài công lập). Với năng lực đào tạo nghề cho 66.570 người, trong đó cao đẳng
nghề 1.108 người, trung cấp nghề 4.112 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng
cho 61.350 người. Kết quả tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là đạt 34,6% (tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 49%).
Bảng 2. Tổng hợp đào tạo nghề giai đoạn 2006- 2013
Đơn vị tính: người
Số
TT
Lĩnh vực đào

tạo
Giai đoạn 2006-2013
2006-2007 2008-2013
Tổng
số
Trong đó
Tổng
số
Trong đó
Dài
hạn
Ngắn
hạn

nghề
TC
nghề
SC nghề
và DNTX
1
Nghệ thuật, V
2,797 955 1,842 11,309 2,621 8,688
hoá, Th tin
2
Kỹ thuật và Công
nghệ
30,59
1 5,681 24,910
129,74
0 8,186 16,881 104,673

3
Xây dựng
2,308 903 1,405 9,710 2,347 7,363
4
Giao thông vận
tải
6,795 1,915 4,880 24,969 4,108 20,861
5
Sản xuất và chế
biến
11,12
9 1,712 9,417 48,576 4,890 43,686
6
Nông-lâm
nghiệp-thủy sản
18,12
9 1,779 16,350 77,360 6,064 71,296
7
K.doanh và quản

3,104 1,179 1,925 14,611 1,705 3,188 9,718
8
Khách sạn, nhà
hàng
2,672 821 1,851 17,516 1,478 3,521 12,517
9
Sức khoẻ
942 942 2,934 2,934
10
Bảo vệ môi

trường

Tổng số 78,467
15,88
7
62,58
0
336,72
5
11,36
9 46,554 278,802
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
- Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2006-2013.
Trong đó:
* Giai đoạn 2006-2007: Đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn: 78.467 người
- Nghề dài hạn: 15.887 người
- Nghề ngắn hạn: 62.580 người
* Giai đoạn 2008-2013: Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: 336.725 người
- Cao đẳng nghề: 11.369 người
- Trung cấp nghề: 46.554 người
- Sơ cấp nghề và dạy nghề từ 1 đến dưới 3 tháng: 278.802 người
Ngoài dạy nghề ở các trường, trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề, trung tâm
khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ nông dân, trung tâm học
tập cộng đồng, các cơ sở sản xuất, các làng nghề đã mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn
chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới hằng năm cho trên 200.000 lượt người.
Giai đoạn 2006-2013, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 52.000 lao động,
tuy nhiên tỷ lệ lao động học cao đẳng nghề mới chiếm 2,9%; trung cấp nghề chiếm
16,7%, còn lại là sơ cấp nghề và dạy nghề từ 1 đến dưới 3 tháng.
Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg
về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", theo

đó tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3906/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 về việc
phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020". Kết quả sau 4 năm triển khai thực hiện đề án, tỉnh Thanh Hóa đã đào tạo nghề
trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề từ 1 đến dưới 3 tháng cho 20.787 lao động nông
thôn, trong đó lao động thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ
nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác là 10.845
người; lao động nông thôn thuộc hộ cận nghèo là: 562 người; lao động nông thôn khác
là 9.380 người. Tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghề có việc làm là 84%.
2.1.2. Phân tích nhu cầu đào tạo nghề
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội
* Đặc điểm kinh tế
Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế Thanh Hoá đã và đang tăng trưởng nhanh và
góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Với việc hiện đại hoá các ngành
sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp-nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã mang lại
kết quả lớn, đặc biệt là trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh đã đạt tốc độ tăng
trưởng cao, bình quân 9,1%/năm giai đoạn 2001-2005; giai đoạn 2006 - 2010 đạt
11,3%/năm; năm 2011 đạt 12,3%; năm 2012 đạt 10,3%. Năm 2013, tỉnh đã chỉ đạo các
ngành, các cấp tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất gắn với nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh, đồng thời tranh thủ thời cơ, vận hội mới sau khi ký hợp đồng
EPC, khởi công Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổ chức thành công Diễn đàn xúc tiến
đầu tư vào khu kinh tế; khánh thành Cảng hàng không Thọ Xuân, khai trương đường
bay TP Hồ Chí Minh - Thanh Hóa nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 đã có
bước tăng trưởng khởi sắc đạt 11,2%;
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; cơ cấu trong nội bộ từng
ngành cũng chuyển dịch theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Tỷ trọng
ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,6%% năm 2012 xuống còn 20% năm
2013; công nghiệp - xây dựng từ 43,6% tăng lên 43,9%; dịch vụ từ 34,8% tăng lên
36,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.180 USD.
* Đặc điểm xã hội:

Kết quả về tăng trưởng kinh tế của địa phương đã tạo được nhiều chỗ làm việc
mới, tỷ lệ thất nghiệp thành thị 3,8%, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn 6,8%
năm 2013. Giáo dục đào tạo của tỉnh trong những năm qua đã có những tiến bộ vượt
bậc, cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư nâng cao về số lượng
và chất lượng. Công tác dạy nghề được quan tâm và có những kết quả khởi sắc đáng
ghi nhận. Nhiều cơ sở dạy nghề có chất lượng được hình thành với sự đầu tư của mọi
nguồn lực, từng bước giải quyết bài toán thiếu hụt lao động có trình độ tay nghề cao
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh.
Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ngày càng được phát triển mạnh
mẽ với số lượng các bệnh viện nhà nước và tư nhân tăng trong giai đoạn này. Mạng
lưới cơ sở y tế đã được hình thành phát triển đến tận các thôn, bản trong tỉnh. Số lượng
các Bác sĩ được tăng cường và bổ sung cho các cơ sở y tế các tuyến nhất là tuyến
huyện nhằm giải quyết các yêu cầu khám chữa bệnh của người dân tránh cho người
dân phải tốn kém chi phí lên các bệnh viện tuyến tỉnh.
Các hoạt động xã hội khác như văn hoá, thể thao, an ninh trật tư được đầu tư và
phát triển một cách phù hợp đã giúp cho người dân tin tưởng và Đảng và yên tâm sản
xuất kinh doanh góp phần vào công tác đảm bảo an ninh trật tự nói chung. Công cuộc
phát triển và bảo tồn các lễ hội truyền thống được tỉnh đầu tư và duy trì trong thời gian
qua đã có những thành công đáng kể, nhiều hoạt động văn hoá được bảo tồn và phát
triển.
2.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực
Thanh Hoá có dân số đông đứng thứ 3 cả nước, dân số toàn tỉnh hiện có trên
3,442 triệu người; phân bố dân cư không đều, gần 90% dân số sống ở khu vự nông
thôn, 10% dân số sinh sống ở khu vực thành thị; dân số trong độ tuổi lao động là 2,281
triệu người (chiếm 66,27% dân số), trong đó lao động đang làm việc trong nền kinh tế
là 2,01 triệu người (chiếm 88,11% lao động). Cơ cấu lao động đang làm việc trong các
ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 46%; công nghiệp, xây dựng chiếm 29%; dịch vụ
chiếm 25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đang chiếm 3,8%; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông
thôn chiếm 6,9%, tỷ lệ hộ nghèo đang ở mức 13%.
Chất lượng nguồn nhân lực của Thanh Hoá từng bước được nâng cao. Trình độ

văn hoá của người lao động ngày một tăng lên: Theo kết quả điều tra cung-cầu lao
động của tỉnh năm 2012 lao động tốt nghiệp tiểu học trở lên đạt 89,6%, trong đó số tốt
nghiệp THCS là 36,4%, tốt nghiệp THPT chiếm 24,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
tăng từ 28% năm 2006 (trong đó lao động qua đào tạo nghề 18,5%) lên 43% năm 2012
(trong đó lao động qua đào tạo nghề 32,1%).
Bảng 3. Tổng hợp dân số, lao động và chất lượng nguồn lao động Thanh Hoá
giai đoạn 2009-2013
Số
TT
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2009 2010 TH 2011 TH 2012 TH 2013
3,405,01
7
3,412,00
0
3,423,00
0
3,426,00
0
3,442,000
1 Dân số trung bình
Người 2,200,586 2,217,182 2,237,000 2,219,632 2,281,000
2
Dân số trong độ tuổi
lao động
Người 64.6 65.0 65.4 64.8 66.3

% so với dân số %


Trong đó: 229,448 232,182 257,300 293,600 342,200

- Lao động ở khu vực
Thành thị
Người 10.4 10.5 11.5 13.0 15.0

Tỷ lệ %
1,971,13
8
1,985,000
1,979,70
0
1,964,40
0
1,938,800

- Lao động ở khu vực
Nông thôn
Người 89.6 89.5 88.5 87.0 85.0

Tỷ lệ %
1,913,00
0
1,934,00
0
1,958,000
1,983,00
0
2,010,000

3
Lao động đang làm
việc trong nền kinh tế
Người 698,245 773,600 841,940 912,180 984,900
- Lao động qua đào tạo Người 36.5 40.0 43.0 46.0 49.0
Tỷ lệ % 219,995 247,552 262,372 275,637 289,440

+ Trên đại học, đại
học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp
Người 11.5 12.8 13.4 13.9 14.4
Tỷ lệ % 478,250 526,048 579,568 636,543 695,460

- Lao động qua đào tạo
nghề
Người 25.0 27.2 29.6 32.1 34.6
Tỷ lệ %
+ Nghề dài hạn Người
Tỷ lệ %
+ Nghề ngắn hạn Người
Tỷ lệ % 30,608 38,680 48,950 59,490 70,350
+ Cao đẳng nghề Người 1.6 2.0 2.5 3.0 3.5
Tỷ lệ % 135,823 154,720 176,220 202,266 227,130
+ Trung cấp nghề Người 7.1 8.0 9.0 10.2 11.3
Tỷ lệ % 311,819 332,648 354,398 374,787 397,980

+ Sơ cấp nghề và dạy
nghề dưới 3 tháng
Người 16.3 17.2 18.1 18.9 19.8
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)

2.1.2.3. Nhu cầu đào tạo nghề
Bảng 4. Kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2014- 2020
Đơn vị tính: người
Số
TT
Lĩnh vực đào tạo
Kế hoạch giai đoạn
2014-2020
Tổng số
Trong đó
CĐ nghề TC nghề
SC nghề
và DNTX
1
Nghệ thuật, V hoá, Th tin
10,291 590 1,410 8,291
2
Kỹ thuật và Công nghệ
94,886 9,440 23,265 62,181
3
Xây dựng
81,710 1,475 6,345 73,890
4
Giao thông vận tải
57,689 885 7,050 49,754
5
Sản xuất và chế biến
81,573 2,475 5,640 73,458
6
Nông-lâm nghiệp-thủy sản

122,405 6,195 10,575 105,635
7
K.doanh và quản lý
22,257 2,150 3,525 16,582
8
Khách sạn, nhà hang
27,498 3,045 7,755 16,698
9
Sức khoẻ
4,731 885 2,820 1,026
10
Bảo vệ môi trường
11,500 2,360 2,115 7,025
Tổng số 514,540 29,500 70,500 414,540
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông
vận tải, đi cùng với đó tỉnh đề ra mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động về lĩnh vực
xây dựng tăng từ 9.710 người (bảng 2) tăng lên đến 81.710 người (bảng 4). Bên cạnh đó,
là 1 tỉnh mạnh về nông- lâm nghiệp, Thanh Hóa cũng quan tâm đào tạo nghề cho người
lao động nhằm giúp Nông- lâm nghiệp- thủy sản phát triển hơn, ở lĩnh vực này tỉnh sẽ cố
gắng hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 đào tạo nghề được cho 122.405 người.
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề
2.2.1. Giáo viên đào tạo nghề
- Năm 2006, tổng số cán bộ, giáo viên của 65 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh là
972 người, trong đó có 763 giáo viên cơ hữu chiếm 78,5%, có 21,5% là viên chức
quản lý và phục vụ. Số giáo viên có trình độ trên đại học 1,05%; đại học, cao đẳng
62,52%; trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật 36,43%. Đã có 96% giáo viên
qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; 85% phổ cập tin học ứng dụng vào giảng dạy. Số
giáo viên đạt chuẩn theo quy định là: 625 người (đạt tỷ lệ 81,9%).
- Đến nay, toàn tỉnh có 2.034 cán bộ, nhân viên và giáo viên dạy nghề (tăng gấp 2

lần so với năm 2006). Trong đó giáo viên dạy nghề: 1.616 người (giáo viên cơ hữu: 1.536
người, chiếm 95,5%; giáo viên hợp đồng: 80 người, chiếm 4,5%). Trình độ chuyên môn:
giáo viên có trình độ sau đại học: 70 người, chiếm 4,6%, đại học: 761 người, chiếm
49,8%; cao đẳng : 272 người, chiếm 17,8%; trình độ khác: 421 người, chiếm 27,6%. Số
giáo viên đạt chuẩn: 1.303 người, chiếm 85,5%, số giáo viên chưa đạt chuẩn là 201 người,
chiếm 14,5% .
Bảng 5. Tổng hợp giáo viên dạy nghề đến 31/12/2013
Đơn vị tính: người
Tổng số
GV
Nữ DTT
S
Biên
chế
Trên
đại
học
Đại
học
Cao
đẳn
g
Trung
cấp
Khác
Khối trường Cao 339 12 1 86 62 200 38 22 17
đẳng nghề 4
Khối trường trung
cấp nghề
538 15

3
4 169 36 328 52 67 55
Khối trung tâm dạy
nghề
212 82 3 109 20 136 24 12 20
Các cơ sở khác 527 13
1
5 216 122 164 54 28 159
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
Đội ngũ giáo viên từng bước đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng, được
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư
phạm kỹ thuật và phương pháp giảng dạy tích hợp từng bước đáp ứng yều cầu giảng
dạy theo phương pháp mới, điều chỉnh sự mất cân đối về cơ cấu giáo viên dạy lý
thuyết, dạy thực hành theo ngành nghề đào tạo.
Đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường nghề, trung tâm dạy nghề cơ bản được bố
trí theo yêu cầu của cơ cấu tổ chức của các đơn vị. Trên 87% cán bộ quản lý ở các cơ
sở dạy nghề có trình độ đào tạo từ đại học, cao đẳng trở lên.
2.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề
Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề đã theo hướng xã hội hoá, cùng với sự đầu tư từ
ngân sách Nhà nước, các ngành, các địa phương, các cơ sở dạy nghề đã huy động mọi
nguồn lực, mọi khả năng hiện có để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp thiết bị dạy nghề.
Hiện tại, tổng giá trị xây dựng cơ bản, thiết bị dạy nghề từ nguồn vốn nhà nước và
xã hội hóa là: 966,310 tỷ đồng, trong đó giá trị máy móc thiết bị dùng cho dạy nghề là
291,826 tỷ động, chiếm 30,2% tổng giá trị, tăng gấp 5,4 lần so với năm 2006 (năm
2006, tổng giá trị nhà xưởng và máy móc thiết bị dùng cho dạy nghề hiện có là: 177,83
tỷ đồng, trong đó giá trị máy móc thiết bị dạy nghề 76,18 tỷ). Tổng diện tích phòng học
lý thuyết, xưởng thực hành của các cơ sở dạy nghề 173.185 m
2
, gấp 2,3 lần so với năm
2006 (năm 2006 là 74.598 m

2
).
Ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề so với tổng đầu tư cho khối đào tạo đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề năm 2006 đạt 20,3%; năm 2010 là
31%, năm 2013 đạt 37%.
Bảng 6. Tổng hợp tình hình đẩu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực dạy nghề
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Kế hoạch 2011 – 2015
Tổng số TH 2011 TH 2012 TH 2013 KH 2014 KH 2015
Xây dựng cơ bản
418,955 55,000 64,000 82,207 102,748 115,000
Máy móc thiết bị
dạy nghề
447,500 65,000 70,000 82,000 112,000 118,500
Đào tạo bồi dưỡng 26,383 3,872 3,744 4,515 5,752 8,500
giáo viên
Xây dựng chương
trình, giáo trình.
17,000 2,000 2,500 3,000 3,500 6,000
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
2.2.3. Nguồn vốn đào tạo
- Ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề so với tổng đầu tư cho khối đào tạo đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề năm 2006 đạt 20,3%; năm 2010
là 31%, năm 2013 đạt 37%.
- Nguồn thu đóng góp của người học nghề và nguồn thu khác của các trường và
cơ sở dạy nghề năm 2006 là 13,25 tỷ đồng, năm 2010 là 29,5 tỷ đồng, năm 2013 là
45,115 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ dạy nghề:
+ Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” giai đoạn 2000-2005 là 21 tỷ đồng

(trong đó 17,5 tỷ đồng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề và 3,5 tỷ
đồng hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số và người tàn tật). Giai
đoạn 2006-2010 là 98,67 tỷ đồng, trong đó đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị
dạy nghề là 78,7 tỷ đồng; 19,17 tỷ đồng dạy nghề cho lao động nông thôn, dân tộc
thiểu số và người tàn tật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề: 0,8 tỷ đồng.
+ Dự án “Dạy nghề cho lao động nông thôn” giai đoạn 2010-2013: 110,82 tỷ
đồng, trong đó đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề là 75,8 tỷ đồng; hỗ
trợ dạy nghề cho lao động nông thôn là 32,7 tỷ động; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,
người dạy nghề là 1,5 tỷ đồng.
+ Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2010-2013: 84,4 tỷ đồng,
trong đó đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề 83,4 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên 1 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
+ Dự án đầu tư trang thiết bị dạy nghề từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Đức
với tổng vốn đầu tư 970.000 Euro và vốn ODA của Hàn Quốc đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất là 3 triệu USD cho Trường cao đẳng nghề Công nghiệp (đã hoàn thành năm
2012).
+ Dự án phát triển toàn diện kinh tế-xã hội thành phố Thanh Hóa (nguồn vốn của
Chính phủ Pháp và Hàn Quốc): 8,8 triệu USD. Gồm các trường: Cao đẳng nghề Công
nghiệp, Trung cấp nghề Xây dựng, Trung cấp nghề Thương mại-Du lịch, Trung cấp
nghề Kỹ nghệ, Trung cấp nghề số 1 thành phố Thanh Hóa, Trung tâm dạy nghề Hội
người Mù tỉnh.
+ Trường trung cấp nghề Nghi Sơn đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ
trương lập dự án đầu tư thành Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn bằng nguồn vốn ODA
của nhà đầu tư JICA- Chính phủ Nhật Bản: 45,725 triệu USD, với tổng diện tích gần
15 ha. Đến nay Dự án đang thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư
(Sở Lao động - Thương binh & xã hội) Dự án hoàn thành sẽ đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ cho khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp Hoàng Mai và các
khu công nghiệp khác trong và ngoài nước.
Bảng 7. Tổng hợp nguồn vốn đào tạo nghề cho người lao động đến năm 2015

Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Kế hoạch 2011 - 2015
Tổng số
TH
2011
TH 2012 TH 2013
KH
2014
KH
2015
II
Nguồn vốn huy động
1,758,838 275,87
2
300,244 338,722 396,000 448,000
1
Ngân sách NN cấp hoạt
động thường xuyên
493,049 87,445 90,204 95,400 100,000 120,000
2
Ngân sách đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất
45,000 10,000 10,000 5,000 10,000 10,000
3
Ngân sách CTMT quốc
gia Nâng cao năng lực
dạy nghề; Dạy nghề cho
lao động nông thôn; Đổi
mới và phát triển dạy

nghề
289,900 44,400 46,800 63,700 65,000 70,000
4
Ngân sách CTMT hỗ trợ
giảm nghèo, chương
trình 30a
4,257 4,256.526
5
Nguồn thu học phí của
các cơ sở dạy nghề
223,262 41,027 43,120 45,115 46,000 48,000
6
Nguồn thu khác (Tham
gia của các DN và thu
khác)
348,370 63,000 65,120 70,250 75,000 75,000
7
Tài trợ nước ngoài.
355,000 30,000 45,000 55,000 100,000 125,000
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
2.2.4. Nội dung- chương trình đào tạo
- Thực hiện Luật dạy nghề có hiệu lực từ 1/6/2007, đến nay Bộ Lao động -
TB&XH đã ban hành chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, chương trình khung
trình độ trung cấp nghề cho gần 300 nghề đào tạo. Trên cơ sở đó các cơ sở dạy nghề
áp dụng, xây dựng chương trình cao đẳng nghề, trung cấp nghề chi tiết phù hợp với
yêu cầu thực tế và ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương để tổ chức dạy
nghề. Tổng cục Dạy nghề ban hành 55 chương trình dạy nghề phi nông nghiệp trình độ
sơ cấp nghề; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành 101 chương trình dạy
nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề để địa phương áp dụng dạy nghề cho lao động
nông thôn.

Bảng 8. Danh mục các nghề đã có chương trình khung trình độ cao đẳng nghề,
trung cấp nghề
STT Thông tư Ngày ban
hành
Tên nghề
1
38/2011/TT-
BLĐTBXH
21/12/2011
1- May thời trang
2- Điện tử công nghiệp
3- Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa
không khí
4- Điện tàu thủy
5- Lập trình máy tính
6- Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp
máy tính
7- Quản trị cơ sở dữ liệu
8- Điện dân dụng
9- Điều khiển tàu biển
10- Quản trị nhà hàng-CĐN
Nghiệp vụ nhà hàng-TĐTCN
2
16/2012/TT-
BLĐTBXH
26/7/2012
1- Chế biến lương thực
2- Thiết kế thời trang
3- Điều khiển tàu quốc
4- Kỹ thuật lắp đặt trạm viên

thông
5- Sản xuất gốm, xứ xây dựng
6- Vận hành máy thi công mặt
đường.
7- Vận hành máy thi công nền
8- Công nghệ sinh học
9- Quản trị kinh doanh xăng dầu
và ga
10- Trồng cây lương thực, thực
phẩm
11- Quản trị lễ tân-CĐN
- Nghiệp vụ lễ tân: TCN
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
- Ngoài ra, đối với các nghề chưa có chương trình khung trình độ cao đẳng nghề,
trung cấp nghề, các cơ sở dạy nghề căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 9/6/2008 của Bộ Lao động-TBXH ban hành quy định về chương trình khung
trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề đề xây dựng
chương trình dạy nghề phù hợp. Áp dụng quy định tại Thông tư số 31/2010/TT-
BLĐTBXH ngày 8/10/2010 của Bộ Lao động-TBXH hướng dẫn xây dựng chương
trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp, để xây dựng chương trình dạy
nghề cho lao động nông thôn.
2.2.5. Sử dụng lao động sau đào tạo
Đối với các học viên học nghề, những người được học nghề ngắn hạn, những
người được bồi dưỡng phổ cập nghề (chủ yếu là bà con nông dân và lao động thuần
nông) hầu hết thì làm đúng theo ngành nghề đào tạo. Họ đã góp phần phát triển kinh tế
- xã hội địa phương, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, không những thế họ còn
có thể tự tạo việc làm với những nghề đã được đào tạo ở các cơ sở dạy nghề. Còn đối
với lực lượng công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ được đào tạo dài hạn thì sau
khi kết thúc khoá đào tạo nghề, họ khó có thể tìm được chỗ làm việc thích hợp. Theo
báo cáo của Sở công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, nông lâm

nghiệp, y tế và 25 doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: số lao động
được đào tạo đã tốt nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước đúng ngành
nghề đào tạo chiếm khoảng 81.5%, còn lại 18,5% làm việc không đúng ngành nghề
đào tạo (trong đó: đại học- cao đẳng chiếm 4,6%, trung học chuyên nghiệp chiếm
7,6%; công nhân kỹ thuật và tương đương chiếm 6,2%). Số lao động đào tạo ra phân
bổ không tương ứng giữa các vùng trong tỉnh mà lao động qua đào tạo tập trung chủ
yếu ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp tập trung; còn đối với nông nghiệp nông thôn
và các khu vực miền núi chỉ chiếm khoảng 6%. Số lao động đào tạo ra vào các cơ
quan nhà nước hoặc tự tìm được việc làm chiếm khoảng 60%, còn đến 40% là không
tìm được việc làm (số liệu điều tra lao động việc làm của Ban chỉ đạo Trung ương trên
địa bàn tỉnh năm 1998).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Sự mất cân đối giữa lượng học viên được đào tạo so với nhu cầu thực tế của thị
trường. Sự mất cân đối này xảy ra là do:
+ Có sự chồng chéo giữa các ngành nghề đào tạo gây ra sự dư thừa lao động ở
một số ngành nghề.
+ Thông tin về thị trường lao động không thông suốt với thực tế để các cơ sở dạy
nghề có hể điều chỉnh được lượng học viên đầu vào.
+ Sự biến động của thị trường lao động trong khoảng thời gian mà học viên nhu
cầu lao động về một ngành nghề đào tạo tại thời điểm học viên bắt đầu học nghề lại
khác với nhu cầu tại thời điểm học viên kết thúc khoá học và bắt đầu đi tìm việc làm.
- Trình độ học viên sau khi kết thúc khoá đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu
cầu từ phía các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động.
- Đào tạo nghề chưa gắn với chiến lược kinh tế vùng, với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội, chưa gắn với sản xuất và thị trường sức lao động.
- Việc mở rộng các loại hình đào tạo cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng
trên. Các trường, các ngành học,… cố gắng mở rộng hoặc thu hút chỉ tiêu tuyển sinh
tuỳ ý, theo thị hiếu của người học dẫn tới tình trạng có những chuyên ngành khác đã
thiếu lại càng thiêú.
- Các chính sách- biện pháp khuyến khích theo học những ngành học, khối ngành

học mà xã hội cần nhưng bản thân người lao động không muốn theo học chưa hiệu
quả.
Một số chế độ, chính sách đã ban hành đến nay vẫn có những điểm không còn
phù hợp hoặc thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể nên chưa thể khuyến khích các cán bộ
cơ quan nhà nước cũng như các cán bộ công nhân viên trong các cơ sở sản xuất, trong
các tầng lớp xã hội cũng như các tổ chức, cơ sở trong học tập bồi dưỡng nâng cao trình
độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật hoặc tự trang bị cho mình một nghề nào đó.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do công tác đào tạo nghề còn chưa được
quan tâm thoả đáng, từ trước năm 1998 mảng đào tạo nghề còn nằm trong hệ thống
giáo dục - đào tạo, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục - đào tạo và nó chưa được nhận
thức đúng mức về tầm quan trọng, cần thiết phải phát triển như một chiến lược trong
quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở tỉnh Thanh Hóa
do Sở Giáo dục - đào tạo quản lý chỉ có 2 chuyên viên thuộc phòng Giáo dục chuyên
nghiệp theo dõi và chỉ đạo do vậy các nội dung quản lý nhà nước không được thực
hiện đầy đủ, hiệu lực quản lý giảm.
Tuy nhiên, sau khi mảng đào tạo nghề được tách ra và trực thuộc Bộ Lao động -
thưong binh - xã hội thì công tác đào tạo nghề đã được quan tâm hơn, các chính sách
về đào tạo nghề cũng dần được hình thành tiến tới hoàn thiện, góp phần phát triển
công tác đào tạo nghề.
2.3. Đánh giá chung về đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Thanh Hóa trong
thời gian qua
2.3.1. Những kết quả đạt được về đào tạo nghề cho người lao động
* Tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo
nghề (loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo, phương thức đào tạo ) kết quả dạy nghề
giai đoạn 2006-2007: nghề dài hạn 15.887 người, nghề ngắn hạn 62.580 người. Thực
hiện Luật dạy nghề (có hiệu lực từ 1/6/2007), kết quả giai đoạn 2008-2013 đã tuyển
sinh đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ cho 270.155 người, trong đó cao đẳng nghề:
11.369 người, trung cấp nghề: 46.554 người, sơ cấp nghề và dạy nghề từ 1 đến dưới 3
tháng: 278.802 người. Kết quả đào tạo nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề của tỉnh từ 18,5% năm 2006 lên 34,6% năm 2013.

Tỉnh đã chú trọng đến dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định
1956/QĐ-TTg, trong đó ưu tiên dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu
số, lao động thuộc diện chính sách người có công với cách mạng, người tàn tật, lao
động bị thu hồi đất canh tác; lao động thuộc các làng nghề khôi phục và phát triển
nghề truyền thống (hoặc du nhập nghề mới), lao động nữ và lao động chưa có việc
làm.
Đã quan tâm đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ theo chính sách Quyết định số
121/2009/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 3 năm 2011-
2013, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho 1.549 người
đáp ứng cơ bản được nguyện vọng và nhu cầu của bộ đội xuất ngũ.
* Chất lượng dạy nghề từng bước được nâng lên, số học sinh tốt nghiệp so với
số học sinh tuyển đầu vào đạt 99%. Số học sinh tốt nghiệp xếp loại như sau: Loại giỏi
chiếm 19,38%; khá 44,55%; trung bình khá 22,85%; trung bình 12,35%; loại yếu
0,87%. Số học sinh xếp loại đạo đức tốt 67%; Khá 18%; Trung bình 13,5%; loại yếu
1,5%.
Các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề song song với đào tạo năng lực thực
hành và kỹ năng nghề nghiệp, đã quan tâm chú ý đến công tác giáo dục phẩm chất đạo
đức, tác phong và ý thức kỷ luật lao động, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng,
giáo dục pháp luật cho học sinh học nghề.
Bên cạnh việc mở rộng quy mô, tăng số lượng, các cơ sở dạy nghề đã từng bước
nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng các hoạt động thiết thực như nghiên cứu đổi
mới phương pháp giảng dạy, cải tiến nội dung chương trình, giáo trình; tự làm thiết bị
dạy nghề; phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" được duy trì và đẩy mạnh, tổ chức Hội
thi học sinh giỏi nghề; tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm; Hội giảng giáo viên
dạy nghề các cấp, bồi dưỡng tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin
học, kỹ năng sư phạm, cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề. Phát triển
các phong trào học sinh, sinh viên làm việc tốt, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục
thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào Nhà trường và cơ sở dạy nghề.
* Dạy nghề đã gắn với việc làm và nhu cầu thị trường lao động, góp phần phát
triển thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và đưa lao động đi làm việc có thời

hạn ở nước ngoài. Qua khảo sát ở các trường nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở
dạy nghề khác thì số người học nghề xong tìm được việc làm ổn định chiếm 77%,
(trong đó một số nghề tỷ lệ học sinh tìm được việc làm cao như: Cơ khí, Gò, Hàn, Cắt
gọt kim loại, điện công nghiệp, công nghệ ô tô, may và thiết kế thời trang, mộc mỹ
nghệ, nề và trang trí nội thất chiếm trên 90%; nghề kỹ thuật chế biến các sản phẩm ăn
uống, lái máy công trình, xây dựng trên 85%) còn lại tuy có việc làm nhưng chưa đúng
với ngành nghề đào tạo hoặc có việc làm theo thời vụ, công việc.
Theo kết quả điều tra ở một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, học
sinh tốt nghiệp nghề được chủ sử dụng lao động đánh giá về kỹ năng nghề đạt loại
giỏi, khá 38,4 %, trung bình 48,7 %; về ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp: loại
khá, tốt; 69%, loại trung bình 31%.
Bảng 9. Tổng hợp lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2013
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Thực hiện giai đoạn 2006-2013
Tổng 2006 2007 2008 2009 2010
TH
2011
TH
2012
TH201
3
1
Lao động
được giải
quyết việc
làm trong
năm
Người 45,657 47,750 52,370 53,000 55,250 57,000 59,150 60,120


Chia ra theo
các chương
trình


Chương trình
phát triển
kinh tế -xã
hội
Người 29,970 31,515 34,334 35,786 36,030 39,000 42,730 44,680

Chương trình
cho vay vốn
từ Quỹ quốc
gia về việc
làm
Người 7,507 7,525 8,557 9,175 9,250 7,000 7,560 7,350

Chương trình
XKLĐ
Người 8,180 8,710 9,479 8,039 9,970 11,000 8,860 8,090
2
Giải quyết
việc làm
trong nước
Người 37,477 39,040 42,891 44,961 45,280 46,000 50,290 52,030

Chia ra theo
các ngành



Công nghiệp
- Xây dựng
Người 16,016 16,466 18,227 19,487 20,599 21,500 23,600 23,500

Nông - lâm -
ngư nghiệp
Người 9,406 8,988 9,016 9,368 9,168 7,200 7,850 6,650
Dịch vụ Người 12,055 13,586 15,648 16,106 15,513 17,300 18,840 21,880
3
Tỷ lệ thất
nghiệp ở
thành thị
% 4.53 4.3 4.3 4.15 4 4 3.9 3.8
4
Tỷ lệ thiếu
việc làm ở
nông thôn
% 7.78 7.52 7.4 7.3 7.1 7 6.9 6.8
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
- Giai đoạn 2006-2010: giải quyết việc làm cho 254.027 người (trong đó đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài là 44.378 người) góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị từ 4,79% năm 2006 xuống 4,15% (năm 2010); giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở
nông thôn từ 8,1% (năm 2006) xuống 7,3% năm 2010.
- Giai đoạn 2011-2013: giải quyết việc làm cho 176.270 người (trong đó đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài là 27.950 người) góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị từ 4% năm 2011 xuống 3,9% (năm 2013); giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông
thôn từ 7,1% (năm 2011) xuống 6,9% (năm 2013).
2.3.2. Những khó khăn còn tồn tại

- Mặc dù mạng lưới cơ sở dạy nghề đã phủ kín 27/27 huyện, thị xã, thành phố
nhưng phân bổ chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã. Việc dạy nghề cho
lao động xã hội tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện còn nhiều hạn chế, các trung tâm
giáo dục thường xuyên và dạy nghề đang tập trung nhiều cho dạy bổ túc văn hoá và
hướng nghiệp nghề cho học sinh phổ thông, chưa mở rộng dạy nghề cho lao động xã
hội.
- Những năm gần đây, cơ sở vật chất phòng học, xưởng thực hành; trang thiết bị
dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đã được tăng cường bằng nhiều nguồn kinh phí như
nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo, Chương trình mục tiêu quốc
gia Việc làm-Dạy nghề; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; nguồn ngân sách
địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu đào tạo, chưa đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích phòng học lý thuyết, xưởng thực
hành trên học sinh, sinh viên; máy móc thiết bị dạy nghề vẫn còn thiếu về số lượng,
nhiều thiết bị hiện có lại quá cũ, lạc hậu nên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ sản
xuất mới tiên tiến và hiện đại.
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đảm bảo cơ cấu, chủng loại, giáo viên lý
thuyết và thực hành chưa đồng bộ, kỹ năng nghề còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm
thực tế sản xuất, yếu về ngoại ngữ và khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Đội
ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng để dạy học theo phương pháp tích hợp còn ít.
Cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề năng lực tổ chức điều hành còn hạn chế ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Các cơ sở đào tạo công lập hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách Nhà
nước cấp, chưa phát huy được tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ
chức bộ máy, sử dụng cán bộ giáo viên; chế độ thu chi tài chính trong hoạt động đào
tạo.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
động: các trường vẫn đang đào tạo theo khả năng “cung” của mình chưa thực sự đào
tạo theo “cầu” của doanh nghiệp và thị trường lao động, đào tạo nghề mới chỉ đáp ứng
được 75% nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh .
+ Các trường nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác trong tỉnh

đang tổ chức đào tạo trên 80 nghề. Trong đó cao đẳng nghề đào tạo 10 nghề gồm các
nhóm nghề: công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, sửa chữa bảo trì xe, máy
và thiết bị, công nghệ thông tin, kế toán; trung cấp nghề đào tạo 35 nghề chủ yếu tập
trung ở nhóm ngành nghề: công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, xây dựng và kiến trúc, máy
tính; khách sạn du lịch, kinh doanh và quản lý Sơ cấp nghề đào tạo trên 65 nghề, tập
trung chủ yếu ở nhóm ngành nghề: nghệ thuật, công nghệ kỹ thuật, nông lâm và thuỷ
sản, vận tải, máy tính, chế biến
+ Cơ cấu lao động đào tạo phân theo các nhóm ngành nghề: công nghệ kỹ thuật:
37,8%, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 22,9%, sản xuất và chế biến 14,4%, vận tải 7,4%
Hiện tại đang thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp
thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao
động. Một số lĩnh vực có yêu cầu đào tạo để phát triển sản xuất nhưng khó tuyển sinh
như xây dựng, nông - lâm - thuỷ sản, dịch vụ, nhiều nghề các doanh nghiệp, thị
trường lao động có nhu cầu nhưng đào tạo chưa đáp ứng được như: cơ khí, hàn, công
nghệ điều khiển tự động hoá, chế biến bảo quản sản phẩm cây công nghiệp, nông sản,
thực phẩm và hoa quả; thủ công mỹ nghệ tinh xảo
- Một số nghề trình độ trung cấp, cao đẳng chưa có chương trình khung, hệ
thống giáo trình chuẩn vẫn trong tình trạng thiếu, chậm đổi mới để thích ứng với công
nghệ và thực tế sản xuất. Các chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề
thường xuyên do các cơ sở dạy nghề biên soạn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.
- Chủ trương, chính sách xã hội hoá công tác dạy nghề đã được triển khai rộng
khắp tại các huyện, thị xã, thành phố đến mọi tầng lớp nhân dân tuy nhiên vẫn còn
chậm, chưa huy động được mọi nguồn lực đầu tư phát triển dạy nghề, hoạt động dạy
nghề chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước cấp. Nguồn thu từ đóng góp học phí học
nghề thấp, sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế-xã hội đối với dạy nghề
hạn chế. Đầu tư cho dạy nghề lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm nên chưa hấp dẫn
các nhà đầu tư. Nguồn thu của người học nghề, người sử dụng lao động qua đào tạo
nghề còn thấp.
- Một số cơ chế chính sách liên quan đến dạy nghề chưa đồng bộ, chậm đổi mới,
chưa đủ mạnh để thu hút và khuyến khích dạy nghề, học nghề, chưa phù hợp với cơ

chế thị trường như: Quy định thu và sử dụng học phí, tín dụng, chế độ tiền lương, bảo
hiểm xã hội, chính sách đất đai, Quy định về đào tạo liên thông, khen thưởng, phong
tặng danh hiệu đối với giáo viên dạy nghề Nên khó thu hút được người “hiền tài” về
làm quản lý, giáo viên dạy nghề ở các trường, các trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề.
2.3.3. Nguyên nhân
Nhận thức của các cấp, các ngành và người lao động về đào tạo nghề chưa đầy
đủ, xem xã hội hoá chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân. Sự quan tâm
chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương đến công tác đào tạo nghề chưa
được chú trọng, chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chương trình phát triển
nguồn nhân lực. Chưa có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp của gia đình và bản thân
học sinh bước vào tuổi lao động. Vẫn còn tâm lý ưa chuộng khoa bảng, mạng nặng
quan điểm bằng cấp, chỉ hướng theo các trường chuyên nghiệp kể cả tại chức, liên
thông hoặc học các ngành nghề mà hiện tại xã hội đang dư thừa, chưa thực sự trú trọng
đến học nghề; học nghề chỉ là biện pháp tình thế đối với những người không thi đỗ đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dẫn đến ý thức người học nghề chưa cao, làm
giảm chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và gây lãng phí rất lớn cho xã hội.
- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề của tỉnh mới
được nâng cấp hoặc thành lập mới trong từ sau khi luật dạy nghề ra đời nên cơ sở vật
chất, thiết bị, giáo viên, chương trình giáo trình và các nguồn lực khác phục vụ cho
giảng dạy, học tập và thực hành còn hạn chế; các cơ sở ngoài công lập mới chủ yếu ở
giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, các cơ sở công lập còn mang nặng tư duy
hành chính bao cấp, chưa phát huy hết tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề. Các cơ sở đào tạo nghề cấp huyện
hầu hết dạy các nghề phổ thông: cắt may, điện gia dụng, sửa chữa điện tử, tin học, thủ
công mỹ nghệ còn mang tính đối phó, người học nghề rất khó hoặc rất ít trong số đó
kiếm được việc làm.
- Nguồn ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn hẹp, kinh phí phân bổ cho
đào tạo nghề chiếm tỷ trọng thấp trong tổng ngân sách chi cho giáo dục-đào tạo của
tỉnh. Nguồn kinh phí này mới chỉ đủ để khắc phục những mặt còn yếu kém và chi cho
các hoạt động thường xuyên như trả lương cho cán bộ giáo viên và chi nghiệp vụ theo

định mức biên chế của từng đơn vị, chưa thể nâng cao năng lực thực hành và mở rộng
được quy mô, trình độ đào tạo hay phát triển ngành nghề mới.
- Do tác động của cơ chế thị trường trong quá trình cạnh tranh tốc độ phát triển
các doanh nghiệp tăng nhanh nhưng thu hút lao động vào làm việc còn hạn chế, các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy hoạch nhiều nhưng thu
hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vào đầu tư chậm, thậm chí vẫn còn
một số dự án “treo” nên kế hoạch sử dụng lao động gắn với đào tạo nghề tính khả thi
thấp. Các làng nghề truyền thống chậm được đầu tư khôi phục; một số địa phương du
nhập nghề mới tính ổn định chưa cao. Hệ thống thông tin thị trường lao động việc làm
gắn với dạy nghề trong tỉnh, trong nước và thị trường xuất khẩu lao động chưa đáp
ứng nhu cầu, chưa hình thành và mở rộng phát triển nên người lao động còn lúng túng
trong việc lựa chọn ngành nghề học với việc làm sau đào tạo.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của
thị trường lao động: các trường vân chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình,
chưa thực sự đào tạo theo nhu “cầu” của doanh nghiệp và thị trường lao động, chưa bổ
sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu
lao động kỹ thuật trình độ chuyên môn cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các
ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Một số
nghề, nhóm nghề đang có nhu cầu cao về lao động qua đào tạo nghề là dệt may, thợ
thộc da và làm giầy, thợ vận hành máy và thiết bị, thợ hàn, thợ cơ khí, lắp ráp máy
móc, thợ xây dựng một số nghề, nhóm nghề khác nhu cầu chưa cao (về quy mô)
nhưng lại đang rất thiếu đó là lập trình viên, nghề điện, điện tử, cơ-điện tử, chế biến
nông sản và các sản phẩm công nghiệp, chế biến đá, xây dựng
- Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân bổ chưa hợp lý, các trường cao đẳng nghề,
trung cấp nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, và các huyện đồng bằng. 11
huyện miền núi mới chỉ có 1 trường trung cấp nghề còn lại là các trung tâm dạy nghề,
trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề.
- Cơ chế chính sách về dạy nghề ban hành chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưa tạo
động lực phát triển dạy nghề. Cơ chế, chính sách và các giải pháp hỗ trợ dạy nghề đã
có cải tiến, song chưa đủ hỗ trợ cho con em nông dân, công nhân nghèo và các đối

tượng chính sách.
Phần III: Một số giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho
người lao động ở tỉnh Thanh Hóa
3.1. Quan điểm, phương hướng chung, mục tiêu công tác đào tạo nghề
3.1.1. Một số quan điểm chủ đạo
3.1.1.1. Nâng cao vai trò đào tạo nghề
- Phải thực sự xem đào tạo nghề là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển
nguồn nhân lực, đồng thời xem đào tạo nghề cũng là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước. Đào tạo nghề phải được tăng nhanh cả về quy mô- chất lượng- hiệu
quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Phát
triển đào tạo nghề phải đi liền với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
trong từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế,
vùng dân cư, từng địa phương, gắn với thị trường sức lao động theo quan hệ cung cầu.
- Nhà nước thống nhất quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề,
quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống trường lớp và trung tâm dạy nghề, cấp phát
bằng, chứng chỉ, định hướng và hướng dẫn với các cơ sở dạy nghề quy mô nhỏ.
3.1.1.2. Xã hội hoá đào tạo nghề
- Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề nhằm thu hút nhiều nguồn nhân lực trong
và ngoài tỉnh cho các hoạt động đào tạo nghề. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế
tham gia đào tạo nghề và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học
nghề, tìm kiếm việc làm. Đa dạng hoá loại hình đào tạo, loại hình trường lớp. Người
học nghề, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo phương châm
Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Bên cạnh việc thực hiện công bằng xã hội trong đào tạo nghề thì ngoài đáp
ứng yêu cầu đào tạo cho đông đảo người lao động còn cần đầu tư có trọng điểm để tạo
ra một bộ phận đào tạo nghề có chất lượng cao để làm chuẩn mực và đào tạo đội ngũ
công nhân kỹ thuật- nhân viên nghiệp vụ cao có khả năng tham gia cạnh tranh thị
trường lao động trong nước.
- Song song với việc nâng cao đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch
vụ thì còn phải coi trọng và tăng cường lãnh đạo nghề cho lao động ở nông thôn mà

chủ yếu là đào tạo ngắn hạn các nghề như trồng trọt, đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi, sơ
chế, chế biến và bảo quản nông- lâm- ngư nghiệp và các nghề truyền thống.
3.1.1.3. Đào tạo gắn với sử dụng
Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho những người lao động chưa có
việc làm, tạo việc làm cho những người lao động mất việc làm do quá trình sắp xếp lại
lao động và cổ phần hoá ở các doanh nghiệp Nhà nước.
3.1.1.4. Tăng cường ngân sách cho đào tạo nghề
Nhà nước, địa phương các cấp duyệt chi tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề
đồng thời phải có chính sách, cơ chế hợp lý, đẩy mạnh xã hội hoá làm sao để huy động
và sử dụng thật hiệu quả các nguồn lực. Nguồn ngân sách của Nhà nước tập trung đầu
tư vào các cơ sở đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn.
3.1.2. Phương hướng
Trong thời gian tới, đất nước ta thực hiện đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đến giữa thế kỷ
XXI xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Do đó, để hòa nhập và tiến kịp hệ thống đào tạo nghề của cả nước, khu vực và
quốc tế đến năm 2020, công tác đào tạo nghề Thanh Hóa phát triển nhằm đảm bảo tỷ
lệ đào tạo giữa các cấp trình độ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động và sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình hội nhập trong lĩnh vực phát triển
nguồn nhân lực với các nước trong khu vực và thế giới.
Hệ thống dạy nghề phải phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa với sự thay đổi
không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất kinh
doanh, gắn đào tạo với sử dụng. Đào tạo nghề phải được tăng nhanh cả về quy mô,
chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu hợp lý gắn với nhu cầu phát triển của thị trường
lao động, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững của địa
phương và cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế
giới.
Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các địa

phương, cần có sự tham gia của nhiều nguồn lực trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo
đầu tư ngân sách phát triển dạy nghề, ưu tiên đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn,
trọng điểm kỹ thuật công nghệ cao; đầu tư cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, tạo điều kiện để toàn xã hội, mọi người dân có cơ hội để học tập nghề nghiệp
suốt đời và thụ hưởng các thành quả của dạy nghề, ưu tiên các đối tượng chính sách,
người nghèo, các con em đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích người lao động học
ở các trường đào tạo chất lượng cao trong và ngoài nước.
Phát triển hệ thống dạy nghề theo hướng xã hội hóa, tạo cơ hội bình đẳng để
mọi thành phần kinh tế và mọi người dân tham gia hoạt động dạy nghề. Trong giai
đoạn 2016-2020 tập trung đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề ở thành phố, thị xã, vùng
kinh tế động lực, các khu công nghiệp; phát triển xã hội hóa đối với nghề đào tạo ngắn
hạn, nghề truyền thống, các lĩnh vực dịch vụ bảo đảm tính hệ thống trong đào tạo
nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế.
3.1.3. Mục tiêu đào tạo nghề
3.1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 trên 12% và đạt trên 15% giai đoạn 2016 – 2020. Đến
năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt mức trung bình cả nước và vượt mức trung
bình cả nước sau năm 2015.
- Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 lao động qua đào tạo đạt 55% trở lên (trong
đó đào tạo nghề đạt 40% trở lên) đến năm 2020 lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%
(trong đó đào tạo nghề đạt 55% trở lên).
- Mục tiêu đến năm 2020, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 65.000 lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống khoảng 3,7% năm 2015, đến năm 2020 xuống còn
2,8%, giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống 6,3% vào năm 2015 và
đến năm 2020 còn 5%.
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn
* Giai đoạn 2014- 2015 đào tạo nghề cho 130.540 người gồm:
- Cao đẳng nghề: 4.500 người
- Trung cấp nghề: 14.500 người

- Sơ cấp nghề: 90.000 người
- Dạy nghề dưới 3 tháng: 21.540 người
* Giai đoạn 2015 – 2020 đào tạo nghề cho 384.000 người gồm:
- Cao đẳng nghề: 25.000 người, bình quân mỗi năm 5.000 người.
- Trung cấp nghề: 56.000 người, bình quân mỗi năm 11.200 người.
- Sơ cấp nghề: 200.000 người, bình quân mỗi năm 40.000 người
- Dạy nghề dưới 3 tháng: 103.000 người, bình quân mỗi năm 20.600 người.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề hàng năm cho trên 200.000 lượt người.
3.2. Một số giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề ở tỉnh Thanh Hóa
3.2.1. Cần nhanh chóng sắp xếp, bố trí các cơ sở đào tạo nghề
* Quy hoạch đến năm 2015 có 117 cơ sở dạy nghề, trong đó có 49 cơ sở công
lập, 68 cơ sở ngoài công lập gồm:
- Trường cao đẳng nghề: 8 trường, trong đó ngoài công lập 4
- Trường trung cấp nghề: 18 trường, trong đó ngoài công lập 4
- Trung tâm dạy nghề: 26 trung tâm, trong đó ngoài công lập 10
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề
khác có tham gia dạy nghề: 65 cơ sở, trong đó ngoài công lập 50
* Quy hoạch đến năm 2020 có 148 cơ sở dạy nghề, trong đó có 53 cơ sở công
lập, 62 cơ sở ngoài công lập, gồm:
- Trường cao đẳng nghề: 8 trường, trong đó ngoài công lập 4
- Trường trung cấp nghề: 21 trường, trong đó ngoài công lập 7
- Trung tâm dạy nghề: 26 trung tâm, trong đó ngoài công lập 10
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề
khác có tham gia dạy nghề: 93 cơ sở, trong đó ngoài công lập 78.
Bảng 10. Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2020
Đơn vị tính: người
TT
Cấp quản lý
và loại hình cơ sở
Quy hoạch đến 2020

Tổng số
Trong đó
Công
lập
Ngoài
công lập
I.
Cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh
quản lý 142 44 98
1
Tr. Cao đẳng nghề 7 4 3
2
Tr. Trung cấp nghề 21 14 7
3
Trung tâm DN 26 14 12
4
Tr. ĐH, CĐ, TCCN có DN 7 3 4
5
Các cơ sở khác có DN 81 9 72
II.
Cơ sở dạy nghề trung ương
đóng tại địa phương 6 3 3
1
Tr. Cao đẳng nghề 1 1
2
Tr. Trung cấp nghề 0
3
Trung tâm DN 0
4
Tr. ĐH, CĐ, TCCN có DN 4 2 2

5
Các cơ sở khác có DN 1 1

Tổng cộng 148 47 101
(Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa)
* Nhiệm vụ cụ thể:
- Đầu tư nâng cao năng lực cho Trường cao đẳng nghề Công nghiệp và các
trường trung cấp nghề đáp ứng với quy mô, ngành nghề, trình độ đào tạo của trường
theo yêu cầu phát triển.
- Triển khai dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp Trường trung cấp nghề Nghi
Sơn thành Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn bằng nguồn vốn ODA của nhà đầu tư
JICA- Chính phủ Nhật Bản nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
cho khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp Hoàng Mai và các khu công nghiệp khác
trong và ngoài nước.
- Triển khai dự án đầu tư xây dựng Trường cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường trung cấp nghề Nông nghiệp
và phát triển nông thôn và Trường trung cấp Thủy sản.
- Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn từ dự án “Dạy nghề cho lao động nông thôn”,
Chương trình mục tiêu giảm nghèo và các nguồn huy động khác đề đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề đối với các trung tâm dạy nghề cấp huyện đã thành lập: Cẩm
Thuỷ, Thạch Thành, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Nông Cống, Như
Xuân, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thường Xuân, Yên Định, Mường Lát, phục vụ dạy nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Các huyện chưa có trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề không thành lập mới
trung tâm dạy nghề mà đầu tư trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề để thực hiện
chức năng hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông và lao động xã hội.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế xã hội, các
doanh nghiệp và cá nhân ở mọi thành phần kinh tế (trong nước và ở nước ngoài) có
năng lực đầu tư thành lập các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm
dạy nghề (hoặc mở các lớp dạy nghề trong doanh nghiệp) ngoài công lập theo quy

hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh. Khuyến khích việc hợp tác, liên
kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của nước ngoài, các doanh nghiệp; có chính
sách khuyến khích để các cơ sở dạy nghề thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước
để đầu tư phát triển.
3.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị
trường lao động, một trong những yếu tố quyết định đó là chất lượng đội ngũ giáo
viên, giảng viên dạy nghề. Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng 4
tiêu chí về phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sư
phạm nghề; năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo về năng lực chuyên môn, năng lực
quản lý, lãnh đạo; năng động, sáng tạo.
Căn cứ vào sự gia tăng về quy mô đào tạo nghề của tỉnh trong từng giai đoạn, tỉ
lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh/1giáo viên và tỷ lệ giáo
viên cơ hữu trong các cơ sở dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề thì kế hoạch phát triển giáo viên của từng giai đoạn
như sau:
* Kế hoạch đến năm 2015 tổng số cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề là 2.220
người, trong đó có 1.700 giáo viên cơ hữu chiếm 76,7%, với trình độ chuyên môn kỹ
thuật là: sau đại học: 100 giáo viên chiếm 5,9%; Đại học là: 900 giáo viên, chiếm
52,9%; Cao đẳng là 300 giáo viên chiếm 17,6%; Nghệ nhân, công nhân kỹ thuật bậc
cao là 400 người chiếm 23,5%. Số giáo viên đạt chuẩn là 1.530, chiếm 90% tổng số
giáo viên.

×