SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP GÓP
PHẦN HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG THCS 1 SÔNG ĐỐC"
1
Phần thứ nhất
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời gian qua, số lượng học sinh bỏ học với tỷ lệ khá cao, bỏ học có nhiều lý
do, nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, do
công tác tuyên truyền giáo dục trong phụ huynh học sinh chưa tốt, sự kết hợp giữa
các lực lượng xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động chưa chặt chẽ… nhưng
sự bắt nguồn từ nguyên nhân sâu sa nhất là chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp
chưa tốt, từ đó dẫn đến học sinh bỏ học tôi thấy là việc cần nghiên cứu để có thể
phần nào hạn chế được học sinh bỏ học.
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường học có vai trò rất quan trọng trong giáo dục học
sinh; trong thời gian qua công tác này mặc dù có sự chỉ đạo kỳ quyết của các cấp
lãnh đạo ngành cùng với sự lãnh và chỉ đạo của đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý giáo dục. Song năng lực của đội ngũ giáo viên được phân công làm công tác chủ
nhiệm không đồng đều, một số giáo viên chưa toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp
giáo dục, chưa có sự nổ lực trong công tác chủ nhiệm. Từ đó dẫn đến thực hiện
công tác chủ nhiệm chưa tốt.
2
Trước thực tế trên, sự cần thiết nghiên cứu nguyên nhân, xác định chức năng, nhiệm
vụ và tìm ra biện pháp giúp cho công tác chủ nhiệm lớp ở trường học tăng cường
công tác chủ nhiệm, thu hút học sinh đến trường, duy trì sĩ số là vấn đề rất cần thiết
trong điều kiện hiện nay để góp phần hạn chế việc học sinh bỏ học.
Phần thứ hai
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Người giáo viên chủ nhiệm phải hiểu và xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm
vụ của mình.
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn nếu thực
hiện đầy đủ và có trách nhiệm các yêu cầu, nhiệm vụ của người giáo viên chủ
nhiệm; không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác duy trì sĩ
số ở trường THCS nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục.
Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội, phải rèn
luyện đạo đức, tác phong sư phạm đây vừa là trách nhiệm vừa yêu cầu cần thiết
trong việc giáo dục học sinh. Vì để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết phải được
học sinh tin yêu quý trọng, có vậy thì trong lời nói, cử chỉ, hành động của thầy mới
có tính thuyết phục cao đối với học sinh.
3
Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, phải làm sao để học sinh yếu, học
sinh ít chịu học tập chăm chỉ cần cù chịu khó chăm chỉ học tập, học sinh có hoàn
cảnh khó khăn biết phấn đấu vượt khó, duy trì việc học tập của mình…Đó là công
việc hết sức cần thiết và cũng là một trong những mục tiêu, yêu cầu đầu tiên đối với
công tác chủ nhiệm. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản
lý học sinh trên mọi phương diện và cũng là trung tâm thu hút học sinh đến trường
đến lớp. Lớp học là một tổ chức nhỏ trong nhà trường, có nhiều lớp tốt sẽ đưa
phong trào nhà trường đi lên và đây cũng là một mục tiêu quan trọng trong giáo
dục, tạo nên môi trường thân thiện, hình thành nên sự tích cực trong học sinh. Muốn
vậy giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lên kế hoạch và hướng phấn đấu của lớp trong năm học như: Bao nhiêu học sinh
giỏi, khá, trung bình, phấn đấu hạn chế học sinh yếu kém và học sinh vi phạm nội
quy nhà trường…
- Phải nắm được trình độ, năng lực và tính cách của mỗi học sinh để lựa chọn
phương pháp giáo dục cho phù hợp.
- Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại học
sinh công bằng và khách quan.
4
- Thường xuyên thăm hỏi tình hình học tập của lớp trực tiếp từ học sinh và thông
các giáo viên bộ môn để phối hợp quản lý học sinh.
- Tổ chức lớp thành một lực lượng tự quản: Phân công học sinh khá giỏi kèm học
sinh yếu kém.
- Dựa trên năng lực và sở thích để giáo viên chủ nhiệm tư vấn nghề nghiệp cho các
em.
- Phối hợp với gia đình, ban giám hiệu nhà trường có biện pháp nhắc nhở, động
viên thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, các đợt thi đua, các buổi ngoại khóa
hay họp phụ huynh. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, liên kết các lực lượng xã hội trong
giáo dục thế hệ trẻ cũng là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để
thực hiện tốt chức năng phối hợp các lực lượng xã hội không ai thực hiện tốt hơn
giáo viên chủ nhiệm. Phối hợp các lực lượng xã hội không chỉ dừng ở chỗ nhận
thức, mà quan trong hơn cả là xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động
nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, về không gian, thời gian tác động
đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
2. Cần quán triệt đầy đủ nhiệm vụ, nội dung công tác chủ nhiệm:
5
- Nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên chủ nhiệm bao gồm:
Người giáo viên chủ nhiệm, trước hết phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một
thầy giáo nói chung, đó là mẫu mực về đạo đức, tác phong, gương mẫu trong việc
chấp hành pháp luật và những quy định của nhà nước, nắm vững đường lối, chủ
trương, quan điểm, lý luận giáo dục và biết vận dụng sáng tạo vào thực tiển giáo
dục thế hệ trẻ, làm tốt công tác giáo dục, vũ trang tri thức khoa học, phát triển trí
tuệ của học sinh. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm giáo dục cho học
sinh những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để các em trở thành những công
dân tốt mai sau.
- Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp:
+ Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng
vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư
phạm.
+ Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ
giáo dục, dạy học của năm học. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu những
yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, trên cơ sở đó vận dụng vào tình hình cụ
thể của lớp chủ nhiệm.
6
+ Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, nắm được
kế hoạch hoạt động của cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên
giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc
điểm của từng học sinh của lớp chủ nhiệm, biết phân loại học sinh theo các đặc
điểm để có giải pháp tác động phù hợp.
+ Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp
nghiên cứu phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng
họcsinh.
+ Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học của lớp chủ nhiệm để
đảm bảo tính hệ thống, phát triển giáo dục nhân cách học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải giữ mối quan hệ thường xuyên với phụ huynh học
sinh để nắm thông tin về học sinh và qua phụ huynh trao đổi thêm về kết quả học
tập của học sinh, về đạo đức tác phong… để gia đình cùng cộng tác trong việc giáo
dục, nhắc nhở, động viên các em trong học tập và sinh hoạt.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực lí luận thuyết phục điều này rất cần thiết
khi có học sinh bỏ học phải đến nhà vận động học sinh trở lại trường. Nếu giáo viên
7
chủ nhiệm năng lực này hạn chế thì khó có thể làm cho phụ huynh học sinh hiểu và
có sự đồng tình khắc phục hoàn cảnh tạo điều kiện để cho con em mình tiếp tục đến
trường trong những điều kiện các em có thể tiếp đi học. Vì thế trước khi trao đổi
giáo viên cần thận trọng, tạo sự gần gũi, quan sát tìm hiểu kỹ về gia cảnh và nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh là gì ?. Có tạo sự gần gũi mới
thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng, gia cảnh, từ đó giáo viên mới có cách tuyên
truyền, vận động phù hợp và có tính thuyết phục cao được, tạo được niền tin trong
lời nói, hành động đối với phụ huynh.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm
và các lớp khác.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp phải củng cố bằng cả cuộc sống của bản thân, trong đó
có trình độ chuyên môn, tri thức, phương pháp giảng dạy, sự mẫu mực, tâm huyết
trong khi giảng dạy. Muốn giảng dạy tốt, không chỉ có tri thức, phương pháp mà
phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết của người giáo viên chủ nhiệm với khẩu hiệu
“tất cả vì học sinh thân yêu”, “vì các em hôm nay là vì tương lai của dân tộc, đất
nước”.
2.1.Phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể học sinh:
8
- Người giáo viên chủ nhiệm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá
biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể.
Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục học sinh đặc biệt
(hư, ngoan) như quan niệm thường thấy ở một số người.
- Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách
chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng.
- Bằng uy tín và vị thế của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực tiếp
đem lại hiệu quả giáo dục tức thời.
Ví dụ: Học sinh nói chuyện trong giờ học, không làm bài đầy đủ hoặc có
nhiều biểu hiện hành vi tốt như làm bài hay, sáng tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể
nhắc nhở, tuyên dương, động viên, khen thưởng bằng lời hoặc cho điểm tốt phù
hợp…
- Nếu giáo viên chủ nhiệm không đo được mức độ của hành vi, sử dụng không
tương ứng, dẫn tới phản tác dụng giáo dục hoặc không đáng khen mà khen quá lời
cũng không tốt, những hành vi chỉ đáng nhắc nhở nhưng giáo viên chủ nhiệm vì
một lẽ gì khác đã cảnh cáo phê bình không tương xứng với khuyết điểm sẽ dễ làm
cho học sinh không đồng tình, hậm hực dẫn tới mất lòng tin, bi quan, dẫn đến bỏ
9
học.
- Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong tập thể học sinh,
giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có trình độ lí luận và có năng lực
phuyết phục tốt, có uy tính, có trách nhiệm, nắm vững đối tượng, xây dựng được
tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh và hội đủ các điều kiện sau:
+ Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên của lớp,
+ Tổ chức những hoạt động chung để thực hiện mục tiêu, có tính thu hút học sinh.
+ Lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh,
+ Có kỉ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được mọi người tôn trọng
và tự giác chấp hành,
+ Có dư luận tập thể lành mạnh, dư luận của tập thể là phản ánh sức mạnh, là bản
lĩnh của mỗi thành viên.
2.2. Phương pháp tuyên truyền, vận động trong phụ huynh học sinh:
- Người giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững việc xây dựng trường học thân thiện,
tích cực một phần không nhỏ xuất phát từ việc xây dựng tổ chức lớp học thân thiện,
tích cực. Để làm được việc này giáo viên phải đầu tư nghiên cứu đầy đủ tình hình
10
lớp học về năng lực, thực trạng và những biểu hiện trong học tập và trong hoạt động
của học sinh để đề ra biện pháp phù hợp.
Khi học sinh có biểu hiện lơ là trong học tập, chán học có hiện tượng bỏ học giáo
viên phải tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện gia đình tạo lập mối quan hệ thường xuyên,
gần gũi để động viên, giúp đỡ kịp thời.
Ví dụ: Tổ chức nhóm học tập để các bạn cùng tổ giúp đỡ, giáo viên tạo điều kiện
động viên, khuyến khích tinh thần học tập hoặc tinh thần tham gia hoạt động tập
thể… để khích lệ, gây dựng sự nhiệt tình cộng tác, hợp tác trong học tập cũng như
trong hoạt động của lớp, của trường, tạo nên sự phấn chấn tinh thần của cá nhân và
tập thể. Đây là việc làm thấy có vẻ bình thường, nhưng đó là một trong những biện
pháp khá hữu hiệu trong việc xây dựng tổ chức lớp học thân thiện và nó có tác dụng
rất lớn trong việc duy trì sĩ số.
- Người giáo viên chủ nhiệm còn phải có năng lực vận dụng phương pháp vận,
động tuyên truyền trong phụ huynh học sinh phù hợp. Tuỳ theo các điều kiện, hoàn
cảnh, gia cảnh của mỗi học sinh mà giáo viên chủ nhiệm có phương pháp tuyên
truyền, vận động thuyết phục.
11
Cùng là học sinh bỏ học do khó khăn về kinh tế, song đâu phải phụ huynh nào
giáo viên cũng dùng biện pháp giải thích, động viên khuyến khích bằng lời nói
suông là phụ huynh sẳn sàng nghe theo và động viên cho con em mình trở lại
trường để tiếp tục học tập, điều này rất ít sảy ra. Để công tác tuyên truyền, vận động
có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu gia cảnh, hoàn cảnh, các điều kiện phục
vụ khác có liên quan như điều kiện kinh tế, vị thế và quan hệ xã hội, quan hệ xóm
làng, thân tộc…Điều đó giúp cho giáo viên có sự thấu hiểu sâu hơn về phụ huynh
học sinh để giáo viên có đồng cảm, tạo dựng được sự thân thiện, từ đó lời nói của
giáo viên sẽ có tính thuyết phục hơn và họ sẽ dễ dàng nghe theo và tạo điều kiện,
động viên con em mình trở lại trường.
Phần thứ ba
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được:
Trong năm học 2012-2013 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 6A9, tôi cùng đồng
chí trong tổ chuyên môn chỉ đạo và triển khai nội dung các biện pháp này tại trường
THCS 1 Sông Đốc trong cuộc họp sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đầu năm để chỉ
đạo công tác chuyên môn và công tác chủ nhiệm. Giúp giáo viên chủ nhiệm nâng
12
cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công tác chủ
nhiệm, có định hướng rõ ràng hơn đối với nhiệm vụ được giao, đồng thời làm cơ sở
để chỉ đạo công tác chủ nhiệm trong năm học.
Kết quả của năm học 2012-2013 số lượng học sinh bỏ học cụ thể như sau:
Thời điểm
Số
lượng
Bỏ
học
tính
đến
cuối
HK,
Tỉ
lệ
%
Lý do học sinh bỏ học
Do kinh
tế
Do HL
yếu
Lý do
khác
SL TL SL TL
S
L
TL
HK I: 2012-2013 1032 5 0,48 3 0,29 1 0,07 1 0,07
HKII: 2012-2013 1032 5 0,48 3 0,29 1 0,07 1 0,07
Cả năm:
2012-2013
1032 5 0,48 3 0,29 1 0,07 1 0,07
Năm học 2011-2012 học sinh bỏ học 10 em, tỷ lệ 0,99%. Cuối năm học 2012-
2013 học sinh bỏ học 5 em , tỷ lệ 0,48%. So với năm học 2011-2012 giảm 5 em.
Trong năm học 2012-2013 sau khi rút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
tôi tiếp tục triển khai nội dung các biện pháp này ở trường THCS 1 Sông Đốc trong
các cuộc sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đầu năm và trong những buổi họp tổ chủ
13
nhiệm, lồng ghép nhắc nhở giáo viên thực hiện các nội dung nêu trên đồng thời đề
nghị các giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc lên kế
hoạch chủ nhiệm chặt chẽ hơn.
2. Đề xuất:
- Đối với Trường THCS I Sông Đốc căn cứ nội dung trên để xây dựng chuyên đề
cấp trường cho giáo viên vào thời điểm đầu năm học. Đối với Phòng GD&ĐT triển
khai thành chuyên đề cấp huyện vào đầu năm học cho các trường có học sinh bỏ
học cao.
- Cùng với việc triển khai cần có sự chỉ đạo của lãnh đạo trường trong việc xây
dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời có sự kiểm tra
đối chiếu việc thực hiện kế hoạch theo từng thời điểm để kịp thời chấn chỉnh.
14