Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Thực trạng cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 – 2013”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.65 KB, 39 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 1 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNVC – LĐ Công nhân viên chức – lao động
CVCBCC có HCKK Cho vay cán bộ công chức có hoàn cảnh khó khăn
CVCS Cho vay chính sách
CVĐBDTTS Cho vay đồng bằng dân tộc thiểu số
CVĐTCS đi LĐ Cho vay đối tượng chính sách đi lao động
CVGQVL Cho vay giải quyết việc làm
CVHCN Cho vay hộ cận nghèo
CVHGĐSXKD tại VKK Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn
CVHN Cho vay hộ nghèo
CVHSSV Cho vay học sinh sinh viên
CVNS & VSMT nông thôn Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
CVPTDN Cho vay phát triển doanh nghiệp
CVTN tại VKK Cho vay thương nhân tại vùng khó khăn
Đoàn TNCSHCM Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
DVTT & NQ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
GQVL Giải quyết việc làm
HĐK Hoạt động khác
HĐTD Hoạt động tín dụng
HĐQT Hội đồng quản trị
Hội CCBVN Hội cựu Chiến binh
Hội LHPNVN Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Hội NDVN Hội nông dân Việt Nam
HTX Hợp tác xã
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
PGD Phòng giao dịch


TG tại NHNN và TCTD Tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng
TLĐLĐVN Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Tổ TK & VV Tổ tiết kiệm và vay vốn
TW Trung Ương
UBND Ủy ban nhân dân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 2 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự đổi mới
đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn
để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân lao động. Trong điều kiện thực tế như
vậy, việc tạo ra nhiều việc làm và giải quyết việc làm là hết sức cần thiết để tạo ra cuộc
sống có chất lượng ngày càng cao.
Việc làm là vấn đề có tầm ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến đời sống của mỗi người
dân nói riêng và cả xã hội nói chung, bởi vì việc làm tạo thu nhập, nâng cao sức mua của
nền kinh tế, tạo niềm vui trong lao động, từ đó con người sống ý nghĩa hơn. Tìm hiểu về
hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà nẵng, có thể thấy
rằng, hoạt động cho vay giải quyết việc làm (GQVL) nhận được sự quan tâm đặc biệt vì
tầm quan trọng của nó trong việc giải quyết những vấn đề của thành phố. Vì thế, công tác
cho vay GQVL trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp,
hướng đến mục tiêu chiến lược thành phố đã đề ra.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc cho vay giải quyết việc làm vận dụng kiến thức
đã học tập tại trường kết hợp với thực tế thu nhận từ công tác cho vay tại chi nhánh Ngân
hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng nên em chọn đề tài “Thực trạng cho vay
giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2011 – 2013”
Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về Ngân hàng Chính sách Xã hội và hoạt động cho vay giải
quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng

Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2013
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Lê Thị Khương và các cô chú, anh chị tại Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện cho em
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Uyên
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 3 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1 Ngân hàng Chính sách Xã hội
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Chính sách Xã hội
- Ngân hàng Chính sách Xã hội là một tổ chức tín dụng đặc biệt của Nhà nước, được
thành lập nhằm thực hiện những mục tiêu đặc biệt của Chính phủ, phục vụ các đối tượng
chính sách nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của quốc gia.
1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội
1.1.2.1 Về mục tiêu hoạt động
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động chính là
phục vụ cho các chính sách xã hội của Nhà nước trên cơ sở bảo tồn vốn đầu tư.
- Đối với khu vục kinh tế nông thôn: cho vay hỗ trợ kinh tế hộ gia đình từng bước cải
thện đời sống.
- Đối với các doanh ngiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh của người
tàn tật: cho vay để tạo việc làm.
- Đối với các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh thuộc những vùng kinh tế kém
phát triển, vùng sâu,vùng xa: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh,
dich vụ, đầu tư và phát triển đời sống.

- Đối với Học sinh-sinh viên (HS-SV) có hoàn cảnh khó khăn: chi vay trang trải các
chi phí học tập.
1.1.2.2 Về nguồn vốn
- Cấp vốn điều lệ và hàng năm được ngân sách Trung ương, địa phương cấp để thực
hiện các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo quy định của Chính phủ
và địa phương.
- Nguồn vốn của Chính phủ vay dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công trái hoặc
từ quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụng
chính sách.
- Nguồn vốn huy động trên thị trường: Tuy nhiên khối lượng nguồn vốn huy động phụ
thuộc vào khối lượng và kế hoạch cấp bù lãi suất từ ngân sách Nhà nước.
1.1.2.3 Về sử dụng vốn.
Đối tượng khách hàng chủ yếu là Hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Chính phủ
quy định. Đây là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương, ít có điều
kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của NHTM… nên việc sử dụng vốn của NHCSXH có
những đặc thù riêng như:
- Món vay nhỏ, chi phí quản lý cao.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 4 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
- Vốn tín dụng mang tín rủi ro cao, chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu vốn sản
xuất chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên bị
tàn phá, thường xuyên xảy ra bão lụt, hạn hán. Mặt khác, bản thân họ có trình độ dân trí
thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong SX-KD dễ bị thua lỗ. Vì vậy, việc sử dụng vốn tín
dụng gặp nhiều rủi ro.
- Các quy định về vay vốn và thủ tục, quy trình về thẩm định dự án, về đảm bảo tiền
vay, quy định về thời hạn vay vốn, mức đầu tư tối đa, quy định về trích lập và xử lý rủi ro,
quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của NHTM.
- Vốn vay được ưu đãi về thủ tục, về các điều kiện vay vốn, về lãi suất cho vay.
- Thường áp dụng phương thức giải ngân ủy thác qua các tổ chức trung gian như :
các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội.

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội
Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân
cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng
đồng người nghèo.
Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá
khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện,
Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước.
Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc
của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị-
xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong
nước.
NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:
• Cung ứng các phương tiện thanh toán.
• Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.
• Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.
• Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm,
cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm
nghèo, ổn định xã hội.
Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước,
ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 5 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
1.1.4 Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội
- Góp công sức trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội mà Đảng và
Nhà nước đã đề ra, đưa các hộ nghèo thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc
sống.
- NHCSXH ra đời góp phần tích cực vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải

quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là góp phần giảm tỷ lệ Hộ
nghèo, giúp cho đất nước ngày càng phát triển đi lên, xóa được cảnh đói nghèo cho đất
nước.
- Giúp ổn định và phát triển cân đối, khắc phục khoảng cách quá xa của sự chênh lệch
giàu nghèo.
1.1.5 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội
-Thứ nhất , huy động vốn theo kế hoạch hàng năm được chính phủ phê duyệt để tạo
lập nguồn vốn cho vay.
Thứ hai, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Thứ ba, nhận vốn ủy thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính tín dungk, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các
cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác.
-Thứ tư, cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy
định của chính phủ . các đối tượng này có thể thay đổi theo quy định được công bố từng
thời kì của chính phủ.
1.2 Hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội
1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động cho vay giải quyết việc làm
Ngân hàng Chính Sách Xã Hội làm nhiệm vụ giải ngân cho các đối tượng vay vốn
tạo việc làm, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao
động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho người có nhu cầu lao động, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
1.2.2 Khái niệm cho vay giải quyết việc làm
CVGQVL là việc tạo điều kiện về vốn để người lao động phát triển sản xuất, phát
huy được tiềm năng về lao động, tay nghề truyền thống và máy móc thiết bị, kinh nghiệm
sản xuất kinh doanh,…để họ ổn định việc làm; trong việc tạo chỗ làm mới thu hút lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và từng bước đưa nền kinh tế nước ta phát triển một cách bền
vững.
1.2.3 Đặc điểm cho vay giải quyết việc làm
- Về khách hàng và phạm vi hoạt động: nước ta hiện nay có tỉ lệ thất nghiệp khá cao

nên số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn là rất lớn, phạm vi trải rộng trên khắp nước.
- Về món vay: số lượng khách hàng có nhu cầu vay thì lớn trong khi đó nguồn vốn
của Ngân hàng có hạn, vậy nên Ngân hàng chỉ cho vay với hạn mức nhất định.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 6 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
- Về đối tượng vay vốn: để đảm bảo cho nguồn vốn đến được với người cần vay vốn,
lãi ưu đãi thì đối tượng vay vốn Ngân hàng lựa chọn xét duyệt thông qua tổ TK & VV.
- Về phương thức cho vay: phương thức cho vay uỷ thác từng phần thông qua các tổ
chức chính trị - xã hội, giải ngân tại xã, thực hiện công khai, minh bạch có sự giám sát
của chính quyền, của cộng đồng xã hội và phương thức cho vay trực tiếp.
- Hoạt động tín dụng đối với GQVL là hoạt động có tính rủi ro cao.
- Cho vay GQVL với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp, cầm cố tài sản, thủ tục cho
vay đơn giản.
1.2.4 Mục đích cho vay giải quyết việc làm
- Hỗ trợ Nhà nước kiểm soát tình hình việc làm của dân.
- Giúp đỡ, hỗ trợ vốn cho các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm.
- Kéo gần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, cân bằng xã hội giữa những người lao
động sẽ được đảm bảo. Người lao động được khuyến khích lao động họ sẽ cố gắng lao
động tạo của cải cho xã hội…
1.2.5 Vai trò của hoạt động cho vay giải quyết việc làm
- Khuyến khích người lao động làm việc có kế hoạch và nâng cao ý thức sản xuất
kinh doanh.
- Giúp cho người lao động tiếp cận được với khoa học công nghê và phương pháp
làm ăn hiệu quả.
- Giúp cho người lao đông tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tạo môi trường kinh tế cho người lao động tự tin tham gia các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1.2.6 Những qui định chung về cho vay giải quyết việc làm
1.2.6.1 Nguyên tắc cho vay
* Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo
việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định.
- Dự án phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở
địa phương nơi thực hiện dự án; (riêng đối với các dự án thuộc nguồn vốn do Tổng liên
đoàn Lao động quản lý thì phải có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp và Công đoàn cơ
sở).
- Đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo
quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH.
(Đối với nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động quản lý thì nhất thiết cơ sở sản
xuất kinh doanh phải có tổ chức Công đoàn).
* Đối với hộ gia đình:
- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 7 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở
địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận.
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
Lưu ý : Đối với nguồn vốn do Tổng liên đoàn Lao động quản lý thì Hộ gia đình
được vay vốn phải có đủ những điều kiện sau: Hộ gia đình phải là gia đình công nhân,
viên chức, lao động (CNVC - LĐ) đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Có vợ hoặc chồng, hoặc con (gọi chung là thành viên trong gia đình) trong độ
tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
+ Có thành viên trong gia đình bị mất việc, thôi việc, bị dôi dư trong quá trình sắp
xếp doanh nghiệp Nhà nước, thuộc diện tinh giảm biên chế trong cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp.
+ Có thành viên trong gia đình là người nghỉ hưu sớm, nghỉ mất sức lao động
nhưng thực tế vẫn còn khả năng lao động.
+ Có thành viên trong gia đình nghỉ chờ việc dài ngày không hưởng lương.
Đối tượng vay vốn đáp ứng một trong các tiêu chí trên phải được Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị hoặc Giám đốc doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở lựa chọn và xác nhận. Các hộ

CNVC - LĐ có thể cùng nhau góp vốn thành dự án nhóm hộ.
1.2.6.2 Mức cho vay
- Mức cho vay căn cứ vào:
+ Nhu cầu vay vốn.
+ Vốn tự có của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.
+ Khả năng hoàn trả của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa không quá 500 triệu
đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động thu hút mới.
- Đối với hộ gia đình: mức cho vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ.
- Đối với dự án nhóm hộ, mức cho vay tối đa phụ thuộc vào số hộ tham gia dự án
nhưng mức cho vay mỗi hộ tối đa không quá 20 triệu đồng.
- Đối với nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý: Mức cho vay
cao nhất đối với hộ gia đình không vượt quá 20 triệu đồng và thấp nhất không dưới 5 triệu
đồng.
1.2.6.3 Thời hạn cho vay
- Thời hạn tối đa 12 tháng áp dụng đối với:
• Chăn nuôi gia súc, gia cầm;
• Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng;
• Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.
- Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối với:
• Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng;
• Nuôi thủy, hải sản, con đặc sản;
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 8 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
• Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt;
• Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản).
- Thời hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng áp dụng đối với:
• Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;
• Đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và
nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản;

• Chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.
- Thời hạn từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với:
• Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.
1.2.6.4 Thẩm định dự án, phê duyệt dự án
* Thẩm định dự án
NHCSXH nơi cho vay chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hoặc uỷ thác cho tổ chức
chính trị - xã hội cấp xã tổ chức thẩm định, bảo đảm các chỉ tiêu tạo việc làm mới và bảo toàn
vốn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án theo quy định:
- Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh;
nguồn vốn do Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM, Hội NDVN, Hội CCBVN quản lý:
NHCXH nơi cho vay uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ chức việc thẩm định
dự án vay vốn.
- Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, Hội người mù Việt Nam và Bộ
Quốc phòng quản lý: NHCSXH nơi cho vay trực tiếp tổ chức thẩm định dự án vay vốn.
- Đối với các dự án vay vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH nơi cho
vay trực tiếp tổ chức thẩm định dự án vay vốn.
* Phê duyệt dự án
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng cơ quan thực hiện Chương trình các
cấp ra quyết định phê duyệt các dự án vay vốn từ Quỹ.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh và cơ quan trung ương thực hiện Chương trình, thực hiện
phân cấp cho cơ quan cấp dưới ra quyết định phê duyệt các dự án, bảo đảm nhanh chóng,
thuận lợi cho các đối tượng vay vốn.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (sau đây gọi chung là liên Bộ) chịu trách nhiệm hướng dẫn việc xây dựng dự
án, phân cấp thẩm định và phê duyệt dự án; quy định rõ thời hạn các cơ quan thẩm định,
phê duyệt dự án phải hoàn thành công việc và trả lời đối tượng vay vốn.
*Thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay
- Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ
hồ sơ theo quy định, cơ quan thực hiện chương trình hoặc NHCSXH có trách nhiệm

thẩm định hồ sơ cho vay trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 9 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
- Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
sơ trình duyệt, cơ quan có thẩm quyền phải phê duyệt dự án, nếu không ra Quyết định phê
duyệt dự án thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do để NHCSXH thông báo cho người vay.(Riêng đối với nguồn vốn do TLĐLĐ quản lý
trong thời gian làm việc 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và tờ trình, các cơ
quan có trách nhiệm phê duyệt và ra quyết định cho vay các dự án theo phân cấp).
1.2.6.5 Thủ tục cho vay
Người vay lập 03 bộ hồ sơ (sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định phê
duyệt kèm biểu tổng hợp dự án theo mẫu số 4 ban hành kèm theo thông tư số 14 và hồ sơ
vay vốn đó qua thẩm định) được gửi 01 bộ cho chủ dự án, 01 bộ gửi NHCSXH nơi cho
vay, 01 bộ gửi Sở Lao động thương binh và xã hội (LĐTB & XH) (đối với nguồn vốn do
UBND tỉnh quản lý) hoặc cơ quan TW thực hiện chương trình (đối với nguồn vốn do cơ
quan Trung ương thực hiện chương trình quản lý), chi tiết như sau:
* Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp
tỉnh:
Bước 1: Người vay lập dự án vay vốn (mẫu số 1b) gửi Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV nhận hồ sơ của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho
vay, kiểm tra các yếu tố trên dự án, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách
vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ
TK&VV tại thôn, bản đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc
thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện.
Bước 3: Tổ TK&VV trình tổ chức chính trị - xã hội cấp xã được NHCSXH nhận
ủy thác để tiến hành thẩm định dự án, việc thẩm định theo mẫu số 3b ban hành theo
Thông tư số 14.
Bước 4: Sau khi có kết quả thẩm định, Tổ TK&VV lập Danh sách hộ gia đình đề
nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm theo dự án vay vốn (mẫu số 01b) trình
UBND cấp xã xác nhận trên dự án về địa chỉ nơi thực hiện dự án và xác nhận trên danh

sách mẫu số 03/TD về địa chỉ cư trú hợp pháp của hộ gia đình tại xã, thuộc các hộ có nhu
cầu vay vốn để giải quyết việc làm.
Bước 5: Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ
sơ xin vay cho NHCSXH. Khi nhận hồ sơ do Tổ TK&VV gửi lên, NHCSXH viết Giấy
biên nhận theo mẫu số 18/TD sau đó trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.
Bước 6: Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, quyết
định phê duyệt dự án, Cán bộ NHCSXH thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp,
hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay, sau đó hướng dẫn hộ vay lập Giấy đề nghị vay vốn kiêm
phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) trình Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH
cấp huyện phê duyệt giải ngân.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 10 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
Bước 7: NHCSXH nơi cho vay lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số
04/TD) gửi UBND cấp xã.
Bước 8: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận
uỷ thác) để Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở
NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục nhận tiền vay.
* Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do TLĐLĐVN,
Liên minh các HTX, Hội người mù và Bộ Quốc phòng quản lý:
Bước 1: Xây dựng dự án.
+ Trường hợp các hộ gia đình cùng tham gia một dự án (dự án nhóm hộ gia đình):
người vay vốn phải làm đơn tham gia dự án theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư
14 gửi chủ dự án, chủ dự án kiểm tra các yếu tố trên đơn, đối chiếu với đối tượng xin vay
đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm
lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu, sau đó tổng hợp xây dựng thành dự án nhóm hộ
theo mẫu số 1b và lập biểu tổng hợp danh sách hộ gia đình tham gia dự án vay vốn giải
quyết việc làm ban hành kèm theo Thông tư số 14.
+ Đối với hộ gia đình: chủ hộ làm chủ dự án xây dựng dự án theo mẫu số 01b ban
hành kèm theo Thông tư số 14.
Bước 2: Chủ dự án trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận trên đơn tham

gia dự án về việc cư trú hợp pháp của người vay và xác nhận trên dự án về địa chỉ hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng hiện đang hoạt động trên địa bàn.
Bước 3: Chủ dự án gửi hồ sơ cho NHCSXH nơi cho vay, hồ sơ bao gồm: đơn tham
gia dự án và dự án vay vốn. NHCSXH nơi cho vay kiểm tra các yếu tố trên dự án vay
vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ, nếu
chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu, sau đó
ghi giấy biên nhận hồ sơ cho Chủ dự án theo mẫu số 18/TD.
Bước 4: Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định theo mẫu số 3b,
sau đó trình Tổ trưởng (Trưởng phòng) xem xét hoặc thẩm định lại (nếu thấy cần thiết)
sau đó trình Giám đốc để trình bộ hồ sơ xin vay lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay
hoặc lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay theo mẫu số 04/TD (đối với trường hợp
không đủ điều kiện cho vay) gửi người vay.
Bước 5: Saukhi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ
NHCSXH thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp lệ hợp pháp của bộ hồ sơ xin vay vốn
sau đó hướng dẫn hộ vay lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 05b/GQVL ban hành kèm theo
văn bản này, trình Giám đốc phê duyệt giải ngân.
Bước 6: NHCSXH nơi cho vay lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số
04/TD) gửi chủ dự án đồng thời gửi cơ quan thực hiện chương trình cấp cơ sở để thông
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 11 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay làm thủ
tục nhận tiền vay.
* Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh:
Bước 1: Người vay vốn lập dự án vay vốn theo mẫu số 01a có xác nhận của UBND
cấp xã nơi thực hiện dự án về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối
tượng hiện đang hoạt động trên địa bàn.
- Đối với các đối tượng có mức vay trên 30 triệu đồng, người vay phải có tài sản
bảo đảm tiền vay theo quy định.
- Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể người vay cần có một trong các giấy tờ
sau:

+ Bản sao Hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh có chứng nhận của UBND cấp
xã (đối với Tổ hợp tác).
+ Bản sao Giấy tờ chứng minh có đủ tiêu chí xác định trang trại theo quy định tại
mục III Thông tư liên tịch số 69/2000/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê “Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế
trang trại” (đối với Chủ trang trại).
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề (đối
với Hộ kinh doanh cá thể; Hợp tác xã; Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật
doanh nghiệp; Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật).
+ Bản sao Quyết định thành lập (đối với Trung tâm giáo dục lao động - xã hội);
Bước 2: Người vay vốn gửi hồ sơ xin vay tới NHCSXH, cán bộ NHCSXH được
Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ
xin vay vốn, sau đó viết Giấy biên nhận theo mẫu số 18/TD.
Bước 3: Cán bộ NHCSXH được phân công tiến hành thẩm định theo mẫu số 3a
trình Trưởng phòng (Tổ trưởng) Tín dụng tổng hợp hoặc tổ chức thẩm định lại (nếu thấy
cần thiết) sau đó trình Giám đốc NHCSXH ký duyệt để trình cấp có thẩm quyền ra Quyết
định phê duyệt cho vay (đối với trường hợp đủ điều kiện cho vay) hoặc lập Thông báo kết
quả thẩm định theo mẫu số 04/TD trình Giám đốc NHCSXH gửi đến người vay (đối với
trường hợp không đủ điều kiện vay vốn).
Bước 4: Sau khi có Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ
NHCSXH được Giám đốc phân công hướng dẫn người vay lập Hợp đồng bảo đảm tiền
vay theo quy định của pháp luật (trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay) và cùng
người vay lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 05a/GQVL ban hành kèm theo văn bản
này, trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phê duyệt giải ngân.
1.2.6.6 Tổ chức giải ngân
- Đối với hộ gia đình: Việc tổ chức giải ngân được thực hiện như cho vay đối với hộ
nghèo, người vay trực tiếp đến nhận tiền vay tại nơi quy định. Trường hợp người vay
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 12 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
không trực tiếp đến nhận tiền vay, được uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền vay

nhưng phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND cấp xã.
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản tại trụ sở NHCSXH cấp tỉnh hoặc cấp huyện.
1.2.6.7 Xử lí nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan
Đối với các dự án bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng được thực hiện theo quy
định tại Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ,
Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 và văn bản hướng dẫn của NHCSXH.
1.2.6.8 Lưu trữ hồ sơ vay vốn
Toàn bộ hồ sơ cho vay được lưu giữ tại bộ phận kế toán NHCSXH nơi cho vay.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 13 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng
2.1.1 Sự hình thành và phát triển
* Giới thiệu chung về ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định Ban hành Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở đó tổ chức
lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, nhằm :
- Tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thông lệ
quốc tế và giải phóng các Ngân hàng thương mại khỏi những hoạt động phi lợi nhuận .
- Tập trung nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước vào một kênh duy nhất để thống nhất
việc quản lý.
Ngày 11 tháng 3 năm 2003, NHCSXH chính thức đi vào hoạt động.
* Giới thiệu chung về ngân hàng chính sách xã hội Đà Nẵng
Chi nhánh NHCSXH Thành phố Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số
50/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam và
chính thức đi vào hoạt động từ 26/03/2003. Chi nhánh NHCSXH Thành phố Đà Nẵng
được thành lập trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo và nhận bàn giao các chương

trình tín dụng từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác.
Qua 5 năm hoạt động và phát triển chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng đã trở
thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách
khác. NHCSXH đã hỗ trợ nguồn vốn kịp thời để các đối tượng có điều kiện phát triển
kinh tế, cải thiện đời sống và các bạn sinh viên có điều kiện tiếp cận với nền giáo dục cấp
độ cao
Hiện nay, chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng hiện có 1 trụ sở chính với 5
phòng chuyên môn nghiệp vụ, 5 phòng giao dịch đặt tại các quận, huyện trên địa bàn với
45 điểm giao dịch lưu động tại 45/46 xã, phường. Riêng phòng giao dịch huyện Hòa Vang
và huyện Cẩm Lệ, Hội sở trực tiếp quản lý tín dụng quận Hải Châu. Sau 5 năm hoạt động
đội ngũ cán bộ từ 9 nhân viên từ chi nhánh ngân hàng nông nghiệp chuyển sang, đến nay
toàn chi nhánh có 76 nhân viên. Mỗi phòng giao dịch được bố trí bình quân 7 người, riêng
tại Hội sở có 31 nhân viên. Tất cả đều đang thực hiện nhiệm vụ tròn hệ thống và có sự
phối hợp chặt chẽ của các Hội đoàn thể bao gồm : hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu
chiến binh, Đoàn thanh niên. Các Hội, Đoàn thể nhận ủy thác các nghiệp vụ cho vay
thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 14 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Đà
Nẵng
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Kế hoạch
-
Nghiệp vụ
Phòng
Kế toán
-

Ngân quỹ
Phòng
Công nghệ
thông tin
Phòng
Hành chính
&
Tổ chức
Phòng Kiểm tra kiểm toán nộibộ
PGD
Ngũ Hành Sơn
PGD Liên Chiểu
PGD Thanh Khê
PDG Sơn Trà
PGD Hòa Vang
PGD Hải Châu
Ban đại diện HĐQT
* Theo quyết định số 155/QĐ-HĐQT ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Hội đồng quản trị
ngân hàng NHCSXH quy định thì cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCSXH thành phố Đà
Nẵng bao gồm : 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 5 trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Trong đó, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc và phó giám đốc chi nhánh được
quy định cụ thể tại Quyết định này. Ngoài ra, chức năng và nhiệm vụ của các trưởng
phòng sẽ do giám đốc chi nhánh quy định phù hợp với nhiệm vụ của chi nhánh và hướng
dẫn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính.
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Ban đại diện HĐQT: kiểm tra, giám sát và định hướng hoạt động cho chi nhánh
NHCSXH Đà nẵng trong những giai đoạn cụ thể.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 15 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
 Giám đốc: là đại diện pháp nhân của chi nhánh NHCSXH Đà Nẵng, chịu trách

nhiệm trước pháp luật, trước HĐQT, tham mưu cho ban đại diện HĐQT về tổ chức
điều hành và các hoạt động của phòng giao dịch các quận, huyện.
 Phó giám đốc: là người hỗ trợ cho giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách, theo
dõi, chỉ đạo một số lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể. Trường hợp do tính chất công việc không
nằm trong lĩnh vực phân công, giám đốc có giấy ủy quyền cho phó giám đốc, phó giám
đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Nhà nước về các công việc mà mình
giải quyết và lĩnh vực được phân công phụ trách.
 Phòng Kế toán-Nghiệp vụ: là bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của đơn vị, có nhiệm vụ
tham mưu, hỗ trợ ban giám đốc về các mặt như: nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách
hàng, khả năng huy động vốn, kế hoạch tăng cường dư nợ, tổng hợp thống kê báo cáo.
 Phòng Kế toán – Ngân quỹ: là bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của đơn vị, tham mưu,
cho ban giám đốc về các mặt tài chính, quản lí, chi phí trong hoạt động, kho quỹ.
 Các phòng ban khác: Phòng Hành chính và tổ chức, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ,
phòng công nghệ thông tin.
2.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách Xã hội thành phố Đà Nẵng
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tp Đà Nẵng được tạo lập bởi :
- Nguồn vốn nhận được từ Ngân sách Nhà nước rót xuống khi có chỉ tiêu theo kế
hoạch.
- NHCSXH phải huy động tiết kiệm với mặt bằng chung của các NHTM khác trên
địa bàn. Qui mô huy động phụ thuộc vào mạng lưới quầy, lãi suất, và dịch vụ khác đi
kèm. Địa bàn cho vay chủ yếu ở vùng khó khăn, đói nghèo, trong khi muốn huy động
được tiết kiệm nhiều, NHCSXH phải phát triển mạng lưới ở đô thị. Mở rộng mạng lưới
sẽ làm gia tăng chi phí. Hơn nữa, là ngân hàng chuyên doanh, NHCSXH không thể cung
cấp nhiều dịch vụ tiện ích như NHTM. Những yếu tố trên cho thấy khó khăn của
NHCSXH trong việc huy động và tăng trưởng nguồn huy động tiết kiệm.
- Huy động tiền gửi của các tổ chức: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chính trị xã
hội luôn gắn với nhu cầu thanh toán tức thời. Điều này yêu cầu tổ chức huy động phải có
khả năng thực hiện công tác thanh toán trên phạm vi rộng, phải đảm bảo khả năng thanh

khoản. NHCSXH không có được lợi thế này so với các NHTM trên địa bàn.
+Nguồn vốn huy động trên còn phụ thuộc vào chính sách cấp bù chênh lệch
lãi suất của Bộ Tài chính (với số lượng nhất định), NHCSXH khó có thể mở rộng huy
động từ dân cư ,các tổ chức tín dụng- để cho vay chính sách
- Nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân từ thiện: Rất nhiều tổ chức và cá
nhân muốn hỗ trợ người nghèo. Thông qua NHCSXH , số tiền hỗ trợ được quay vòng
nhiều lần và có hiệu quả. Tuy nhiên qui mô nguồn này không lớn.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 16 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
- Nguồn vốn từ UBND thành phố Đà Nẵng cấp ủy thác cho vay những chương
trình mục tiêu của thành phố trong từng giai đoạn cụ thể như cho vay hộ nghèo theo
chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo; cho vay ổn đinh các hộ dân trong diện di dời
giải tỏa của thành phố; cho vay theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
 Tóm lại, khả năng để huy động nguồn vốn để cung cấp đủ nhu cầu vốn vay của chi nhánh
NHCSXH Thành phố Đà Nẵng gặp khó khăn so với các Ngân hàng thương mại và đó là
khó khăn chung của hệ thống NHCSXH. Hiện nay, nguồn vốn chủ yếu để chi nhánh
NHCSXH Thành phố Đà Nẵng đáp ứng cho vay đối với hộ nghèo hầu hết là của Ngân
sách Nhà nước rót về theo kế hoạch.
Trong đó cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013 như
sau:
Bảng 2.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN NĂM 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013

Chênh
lệch
Số tiền
(a)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(b)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(c)
Tỉ
trọng
(%)
(b)-(a) (c)-(b)

(%)
I.
Nguồn
vốn
cân
đối từ
TW
772.70
2
96,13
907.35

9
95,33
1.055.
480
94,79
134.65
7
148.12
1
16,88
-
Nguồn
vốn
cân đối
chuyển
từ TW
741.37
6
92,23
863.47
8
90,72
983.15
2
88,29
122.10
2
119.67
4
15,16

-
Nguồn
vốn
huy
động
tại địa
phươn
g được
TW
cấp bù
lãi suất
31.326 3,90 43.881 4,61 72.328 6,50 12.555 28.447 52,45
+ Huy 5.782 0,72 7.476 0,79 7.508 0,67 1.694 32 14,86
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 17 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
động
của tổ
chức,

nhân
+ Huy
động
tiền
gửi tiết
kiệm
thông
qua Tổ
TK &
VV
25.544 3,18 36.405 3,82 64.820 5,83 10.861 28.415 56,47

II.
Nguồn
vốn
cân
đối tại
địa
phươn
g
31.139 3,87 44.439 4,67 58.039 5,21 13.300 13.600 36,66
-
Nguồn
vốn
nhận
tài trợ,
ủy thác
tại địa
phươn
g (theo
CT,
DA
của
chủ
đầu tư)
31.139 3,87 44.439 4,67 58.039 5,21 13.300 13.600 36,66
Tổng
cộng
803.84
1
100
951.79

8
100
1.113.5
19
100
147.95
7
161.72
1
17,70
(Nguồn:Bảng thực hiện kế hoạch tín dụng 2008-2010 của chi nhánh NHCSXH tp Đà
Nẵng)


Qua bảng số liệu 2.1, có thể nhìn nhận chung rằng do đặc thù hoạt động của mình mà
NHCSXHVN nói chung và NHCSXH thành phố Đà Nẵng nói riêng ít huy động vốn được
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 18 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
từ các bộ phận dân cư. Đa số khách hàng của NHCSXH là các đối tượng chính sách, đối
tượng thuộc diện khó khăn, hộ nghèo, nên nguồn vốn huy động tại địa phương và nhận
ủy thác ở đây chỉ mang tính chất tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân
cư. Do đó, sự phản ánh trong cơ cấu tổng nguồn vốn của NHCSXH thành phố Đà Nẵng là
hợp lí.
Từ năm 2011 đến năm 2013 chênh lệch nhau rõ ràng, đây là sự tăng trưởng đáng
mừng, với tốc độ tăng trưởng đạt 17,7%. Nguồn vốn tăng theo từng năm đồng nghĩa với
việc NHCSXH sẽ tăng kế hoạch thực hiện tín dụng cho các đối tượng chính sách trên địa
bàn thành phố, từ đó góp phần nâng cao, ổn định đời sống nhân dân.
Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đến công cuộc hiện đại hóa đất nước,
quan tâm đến tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn Đà nẵng, 1 thành phố trẻ đang
trên đà phát triển với những công trình, dự án giải quyết việc làm cho người dân.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Chi nhánh NHCSXH tại Đà Nẵng đã và đang triển khai việc cho vay nhằm đáp ứng kịp
thời nhu cầu vay vốn cho đối tượng chính sách.
Bảng 2.2 BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG NGUỒN 2011-2013
(ĐVT: triệuđồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
Số tiền
(a)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(b)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(c)
Tỉ trọng
(%)
(b)-(a) (c)-(b)
Tốc độ
(%)
A.Chỉ tiêu kế
hoạch A
769.768 95,76 905.053 95,09 1.051.535 94,43
135.28
5

146.482 16,88
B. Chỉ tiêu kế
hoạch B
31.120 3,87 44.414 4,67 57.819 5,19 13.294 13.405 36,45
C. Quỹ an toàn
chi trả
2.953 0,37 2.331 0,24 4.165 0,38 -622 1.834 28,81
Tổng sử dụng
nguồn vốn
803.841 100 951.798 100 1.113.519 100
147.95
7
161.721 17,70
(Nguồn:Bảng thực hiện kế hoạch tín dụng 2008-2010 của chi nhánh NHCSXH tp Đà
Nẵng)
Căn cứ vào bảng số liệu 2.2, Nguồn vốn được TW cấp xuống Chi nhánh NHCSXH
Đà Nẵng được cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch A, chỉ tiêu kế hoạch B lấy từ nguồn vốn địa
phương. Do nguồn vốn chủ yếu của NHCSXH Đà Nẵng là nguồn vốn từ TW nên NH cho
vay theo chỉ tiêu kế hoạch A cũng cao tương ứng.
Theo chỉ tiêu kế hoạch A, ngân hàng tập trung cho vay cho 3 chương trình: cho vay
hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm và cho vay học sinh sinh viên; Năm 2013 mới có
them chương trình cho vay hộ cận nghèo.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 19 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 20 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2011-2013) của chi nhánh
(Đvt: Đồng)(Nguồn số liệu: Phòng giao dịch Chi nhánh NHCSXH tp Đà Nẵng)
Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Số tiền
(a)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(b)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(c)
Tỉ
trọng
(%)
(b)-(a) (c)-(b)

(%)
A.Thu nhập 48.400.950.517 100 62.109.968.223 100 76.296.162.658 100 13.709.017.706 14.186.194.435 25,58
I. Thu về HĐTD 46.202.441.109 95,46 58.981.531.401 94,96 72.295.836.169 94,76 12.779.090.292 13.314.304.768 25,12
1Thu lãi CV 45.354.271.670 93,71 58.079.069.349 93,51 71.580.870.533 93,82 12.724.797.679 13.501.801.184 25,65
2.Thu khác từ HĐTD 848.169.439 1,75 902.462.052 1,45 714.965.636 0,94 54.292.613 -187.496.416 -7,19
II.Thu DV TT và NQ 108.071.279 0,22 107.273.327 0,17 87.900.383 0,12 -797.952 -19.372.944 -9,40
1.Thu lãi TG 104.664.279 0,216 102.856.120 0,16 85.726.061 0,11 -1.808.159 -17.130.059 -9,19
2.Thu từ DVTT 3.407.000 0,007 4.417.207 0,01 2.174.322 0,01 1.010.207 -2.242.885 -10,56
III.Thu từ HĐK 2.063.052.079 4,26 2.714.705.425 4,37 3.847.046.184 5,04 651.653.346 1.132.340.759 36,65
IV.Các khoản TN bất
thường
27.386.050 0,06 306.458.070 0,49 65.379.922 0,09 279.072.020 -241.078.148 470,18

B. Chi phí 30.376.595.881 100 35.575.302.849 100 39.677.759.226 100 5.198.706.968 4.102.456.377 14,32
- Chi về huy động vốn 1.008.272.549 3,32 1.245.286.452 3,50 1.008.758.843 2,54 237.013.903 -236.527.609 2,26
- Chi DVTT và NQ 393.168.464 1,29 455.793.802 1,28 597.773.046 1,51 62.625.338 141.979.244 23,54
- Chi trả phí DV cho tổ
chức nhận UT CVCS
9.375.651.595 30,86 10.937.447.775 30,74 16.495.082.057 41,57 1.561.796.180 5.557.634.282 33,74
- Chi về tài sản 2.328.962.891 7,67 5.036.749.913 14,16 2.993.678.185 7,54 2.707.787.022 -2.043.071.728 37,85
- Chi cho nhân viên 14.403.552.115 47,42 14.706.960.342 41,34 15.279.613.268 38,51 303.408.227 572.652.926 3,00
- Chi nộp thuế và các
khoản phí
4.916.000 0,02 8.190.000 0,02 21.150.500 0,05 3.274.000 12.960.500 112,42
- Chi cho HĐ quản lý
và công vụ
2.476.290.860 8,15 2.605.128.385 7,32 2.494.499.395 6,29 128.837.525 -110.628.990 0,48
- Chi phí hoạt động
khác
385.781.407 1,27 579.746.180 1,64 787.203.932 1,98 193.964.773 207.457.752 43,03
C.Lợi nhuận 18.024.354.640 26.534.665.370 36.618.403.430 8.510.310.730 10.083.738.060 42,61
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 21 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
Theo bảng 2.3, ta thấy:
-Ta thấy tình hình hoạt động qua các năm của ngân hàng có hướng tích cực. Chênh
lệch thu chi qua 3 năm là: 18.024.354.640; 26.534.665.370; 36.618.403.430 (đồng); tốc
độ tăng trưởng tăng 42,61%. NHCSXH là loại ngân hàng chủ yếu phục vụ người nghèo.
Tuy nhiên, qua mức chênh lệch tăng qua các năm ta nhận thấy hoạt động cho vay tại hệ
thống NHCSXH đang có hiệu quả.
-Về tổng thu: Ta thấy tổng thu nhập năm 2011 đạt 48.400.950.517 triệu đồng, đến năm
2012 đạt 62.109.968.223 đồng, tăng 13.709.017.706 đồng; năm 2013 đạt 76.296.162.658
đồng, tăng 14.186.194.435 đồng so với năm 2012; tương ứng với tốc độ tăng trưởng tăng
25,58%.

-Về tổng chi: Chi phí năm 2012 đạt 35.575.302.849 đồng, tăng triệu đồng
5.198.706.968 đồng so với năm 2011; năm 2013 đạt 39.677.759.226 đồng, tăng
4.102.456.377 đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 14,32%.
2.2 Thực trạng cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánhNgân hàng Chính
sách Xã hội Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
2.2.1 Tình hình chung về cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 22 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
Bảng 2.4Tỷ trọng cho vay giải quyết việc làm trong cho vay chung
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Số tiền
(a)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(b)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(c)
Tỉ
trọng
(%)
(b)-(a) (c)-(b)
Tốc độ
(%)

I.Doanh số cho
vay
199.807 100 297.447 100 222.331 100 97.640 -75.116 11,81
- CV hộ nghèo 72.411 36,24 167.320 5,63 32.705 14,71 -55.679 15.973 9,29
- CV hộ cận nghèo 0 0 0 0 53.494 24,06 0 53.494 -
- CVGQVL 28.758 14,39 34.842 11,71 42.809 19,25 6.084 7.967 22,01
- CVHS-SV 54.425 27,24 78.120 26,26 79.254 35.65 23.695 1.134 22,49
-Khác 44.213 22,13 17.165 5,77 14.096 6,34 -27.048 -3.069 -39.,53
II. Doanh số thu
nợ
90.614 100 144.475 100 93.003 100 53.861 -51.472 11,91
- CV hộ nghèo 41.623 45,93 76.144 52,70 35.235 37,89 34.521 -40.909 14,61
- CV hộ cận nghèo 0 0 0 0 1.557 1,67 0 1.557 -
- CVGQVL 15.725 17,35 32.741 22,66 33.689 36,22 17.016 948 55,55
- CVHS-SV 13.875 15,31 27.199 18,83 14.367 15,45 13.324 -12.832 24,43
-Khác 19.391 21,40 8.391 5,81 8.155 8,77 -11.000 -236 -29,77
III. Tổng dư nợ 800.888 100 949.467 100 1.109.352 100 148.579 159.885 17,70
- CV hộ nghèo 372.248 46,48 463.199 48,79 452.934 40,83 90.951 -10.265 11,11
- CV hộ cận nghèo 0 0 0 0 163.610 14,75 0 163.610 -
- CVGQVL 76.709 9,58 78.810 8,30 87.805 7,91 2.101 8.995 7,08
- CVHS-SV 298.475 37,27 333.832 35,16 345.967 31,19 35.357 12.135 7,74
-Khác 53.456 6,67 73.626 7,75 59.036 5,32 20.170 -14.590 8,96
IV. Nợ quá hạn
27.215 100 13.298 100 10.019 100 -13.917 -3.279 -37,90
- CV hộ nghèo 13.009 47,80 8.256 62,08 6.347 63,35 -4.753 -1.909 -29,83
- CV hộ cận nghèo 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- CVGQVL 7.213 26,50 2.407 18,10 1.491 14,88 -4.806 -916 -52,34
- CVHS-SV 6.143 22,57 2.043 15,36 1.999 19,95 -4.100 -44 -34,45
-Khác 850 3,12 592 4,45 182 1,82 -258 -410 -49,80
Theo bảng 2.4, ta thấy:

- Doanh số cho vay giải quyết việc làm năm 2011 chiếm 14,39%, năm 2012 chiếm
11,71%, năm 2013 chiếm 19,25%, số tiền tăng theo từng năm, điều đó cho thấy việc mở
rộng hoạt động cho vay GQVL của ngân hàng tốt lên.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 23 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
- Doanh số thu nợ vẫn tăng theo từng năm, đó là dấu hiệu đáng mừng, số tiền khách
hàng đã trả cho ngân hàng vẫn ổn định. Tỷ trọng cho vay GQVL năm 2011 chiếm
17,35%, năm 2012 chiếm 22,66%, năm 2013 chiếm 36,22%.
- Tổng dư nợ về hoạt động cho vay GQVL cao và tăng trưởng đều phả ánh hiệu quả
hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt.
- Nợ quá hạn về khoản cho vay GQVL giảm, điều này cho thấy ngân hàng đã thẩm định
và cho vay tốt
2.2.2 Phân tích hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách Xã hội thành phố Đà Nẵng
2.2.2.1 Hoạt động cho vay giải quyết việc làm theo phương thức cho vay
Bảng2.5: Tình hình cho vay giải quyết việc làm theo phương thức cho vay tại chi nhánh
NHCSXH Đà nẵng trong 3 năm (2011-2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Số tiền
(a)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(b)
Tỉ
trọng
(%)

Số tiền
(c)
Tỉ
trọng
(%)
(b)-(a) (c)-(b)
Tốc độ
(%)
I.Doanh số cho
vay
28.758 100 34.842 100 42.809 100 6.084 7.967 22,01
1.Cho vay trực
tiếp
2.658 9,24 2.230 6,40 1.926 4,50 -428 -304 -14,87
2.Cho vay ủy thác
26.100 90,76 32.612 93,60 40.883 95,50 6.512 8.271 25,17
- Hội Nông dân
5.988 20,82 3.797 10,90 2.258 5,27 -2.191 -1.539 -38,56
- Hội Phụ nữ
11.913 41,42 17.412 49,97 24.783 57,89 5.499 7.371 44,25
- Hội Cựu chiến
binh
6.605 22,97 9.726 27,91 11.678 27,28 3.121 1.952 33,66
- Đoàn Thanh
niên
1.594 5,54 1.677 4,81 2.164 5,06 83 487 17,12
II. Doanh số thu
nợ
15.725 100 32.741 100 33.689 100 17.016 948 55,55
1. Cho vay trực

tiếp
2.541 16,16 1.815 5,54 1.050 3,12 -726 -765 -35,36
2. Cho vay ủy
thác
13.184 83,84 30.926 94,46 32.639 96,88 17.742 1.713 70,06
- Hội Nông dân
3.588 22,82 3.861 11,79 4.189 12,43 273 328 8,05
- Hội Phụ nữ
5.683 36,14 16.631 50,80 22.678 67,32 10.948 6.047 114,50
- Hội Cựu chiến
binh
2.140 13,61 6.956 21,25 3.223 9,57 4.816 -3.733 85,69
- Đoàn Thanh
niên
1.773 11,28 3.478 10,62 2.549 7,57 1.705 -929 34,73
III. Tổng dư nợ 76.709 100 78.810 100 87.805 100 2.101 8.995 7,08
1. Cho vay trực 8.303 10,82 8.960 11,37 9.437 10,75 657 477 6,62
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 24 Lớp: CNH2 - 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Khương
tiếp
2. Cho vay ủy
thác
68.406 89,18 69.850 88,63 78.368 89,25 1.444 8.518 7,15
- Hội Nông dân
19.056 24,84 19.403 24,62 22.418 25,53 347 3.015 8,68
- Hội Phụ nữ
29.301 38,20 29.856 37,88 32.339 36,83 555 2.483 5,11
- Hội Cựu chiến
binh
11.785 15,36 12.039 15,28 14.487 16,50 254 2.448 11,24

- Đoàn Thanh
niên
8.264 10,77 8.552 10,85 9.124 10,39 288 572 5,09
IV. Nợ quá hạn
7.263 100 2.477 100 1.491 100 -4.786 -986 -52,85
1. Cho vay trực
tiếp
768 10,57 493 19,90 465 31,19 -275 -28 -20,74
2. Cho vay ủy
thác
6.495 89,43 1.984 80,10 1026 68,81 -4.511 -958 -58,87
- Hội Nông dân
1.987 27,36 652 26,32 158 10,60 -1.335 -494 -67,94
- Hội Phụ nữ
3.559 49,00 842 33,99 586 39,30 -2.717 -256 -53,37
- Hội Cựu chiến
binh
793 10,92 348 14,05 152 10,19 -445 -196 -56,22
- Đoàn Thanh
niên
156 2,15 142 5,73 130 8,72 -14 -12 -8,71
V.Tỉ lệ nợ quá
hạn
9,47% 3,14% 1,70%
1. Cho vay trực
tiếp
9,25% 5,50% 4,93%
2. Cho vay ủy
thác
9,49% 2,84% 1,31%

- Hội Nông dân
10,43% 3,36% 0,70%
- Hội Phụ nữ
12,15% 2,82% 1,81%
- Hội Cựu chiến
binh
6,73% 2,89% 1,05%
- Đoàn Thanh
niên
1,89% 1,66% 1,42%
(Nguồn: Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng tính đến ngày 31/12 các năm 2011-2013
tại NHCSXH Đà Nẵng)
Theo bảng 2.5, ta thấy:
* Về doanh số cho vay:
- So với năm 2011, doanh số cho vay là 28.758 triệu đồng thì năm 2012 chỉ tiêu này đạt
34.842 triệu đồng tăng 6.084 triệu đồng. Năm 2013 đạt 42.809 triệu đồng tăng 7.967 triệu
đồng so với năm 2012. Tương ứng tốc độ tăng trưởng trong 3 năm là 22,01%. Trong đó,
cho vay trực tiếp có xu hướng giảm từ năm 2011-2013 tốc độ tăng trưởng là -14,87%.
Trong khi đó, ngân hàng cho vay ủy thác là chủ yếu nên doanh số cho vay tập trung vào
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Uyên Trang: 25 Lớp: CNH2 - 11

×