Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số kinh nghiệm ứng dụng bài tập bổ trợ giúp nữ học sinh lớp 11 phát triển sức mạnh vai, tay để thể khắc phục tình trạng ném lựu đạn giả tới đích THPT THẠCH THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.32 KB, 13 trang )

Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của
công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng - An ninh
là môn học bắt buộc nằm trong chương trình giảng dạy của các trường
Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, kỹ năng quân
sự cơ bản cho thế hệ trẻ góp phần trong việc củng cố nền quốc phòng toàn
dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, Ban Giám hiệu
và Tổ chuyên môn Quốc Phòng - An Ninh trong những năm qua luôn quan
tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc
Phòng cho học sinh.
Qua bộ môn giáo dục Quốc phòng, an ninh; học sinh được nâng cao
hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt
Nam và một số kỹ năng thực hành về Quân sự, rèn luyện tác phong nhanh
nhẹn, nếp sống tập thể có kỷ luật
Song phải thừa nhận một thực tế rằng, ở một số nội dung thực hành như
bắn súng, tháo lắp súng, băng bó vết thương, chuyển thương, các tư thế vận
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
1
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
động chiến thuật, ném lựu đạn xa trúng đích… người học cần phải đảm bảo
được rất nhiều các tố chất như; Sức bền, khéo lép, sức mạnh, cảm giác
không gian…mà không phải tất cả các em đều có khả năng đạt chuẩn ngay
từ ban đầu, đặc biệt là học sinh nữ trong môn ném lựu đạn xa trúng đích,
đa phần các em không thể vận dụng được sức mạnh để ném lựu đạn tới
đích. Thực trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thành tích môn học của
các em trong quá trình học tập, nên tìm ra phương pháp dạy học phù hợp
nhằm khắc phục tình trạng ném lựu đạn không tới đích của đối tượng học
sinh nữ khối 11 là hết sức cần thiết. Bởi vậy tôi đã “Một số kinh nghiệm
ứng dụng bài tập bổ trợ giúp nữ học sinh lớp 11 phát triển sức mạnh


vai, tay để thể khắc phục tình trạng ném lựu đạn không tới đích”.
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
2
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
- Kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích là một bài học đồi hỏi khả năng
quan sát, định hình không gian tôt và kết hợp sức mạnh của tay, vai, lưng,
chân nếu không người học rất dễ ném không tới đích.
- Kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cần phải tập trung sức mạnh và cảm
giác một cách cao độ, nhưng phần đa học sinh chưa chưa có khả năng vận
dụng kết hợp cả hai yếu tố sức mạnh và cảm giác không gian để thực hiện
tốt quá trình ném, đặc biệt là học sinh nữ chiếm khoảng 85% không ném
được tới đích theo cự li quy định của chương trình.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Lựa chọn sắp xếp các bài tập bổ trợ kết hợp vào giảng dạy nhằm phát
huy năng lực thực hiện kĩ thuật cho học sinh.
- Đề tài nhằm bổ sung làm phong phú thêm phương tiện giảng dạy môn,
giáo dục quốc phòng an ninh trong nhà trường.
IV.NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Nhiệm vụ nghiên cứu:
1.1:Nghiệm vụ 1: Xác định các chỉ số biểu thị ban đầu về kết quả ném
lựu đạn của nữ học sinh lớp 11.
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
3
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
1.2: Nhiệm vụ 2: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm tăng cường sức
mạnh vào quá trình học tập của nữ học sinh và qua thực nghiệm sư phạm
để rút ra kết luận.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1: Phương pháp dùng bài thử (test)

Để xác định các chỉ số biểu thị ban đầu và kết quả ném của học sinh tôi
dùng bài thử tính kết quả ném của học sinh trên thực tế ( Mỗi học sinh ném
5 quả vào bia là các đường tròn đồng tâm tính đểm từ vòng 4 đến vòng
10).
2.2: Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Quá trình nghiên cứu tôi đã chọn được hệ thống các bài tập bổ trợ vào
ứng dụng cho học sinh trong quá trình thực nghiệm sau:
a. Kéo xà đơn:
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
4
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
- Bắt đầu bằng việc treo người lên xà nhờ sức bám của tay. Hai cánh tay
dang rộng vừa phải, lòng bàn tay bám chặt vào xà.
- Dùng lực kéo của tay nâng người lên cho đến khi cằm vượt qua xà rồi
thả lỏng để cơ thể trở về tư thế ban đầu. Bạn có thể bắt chéo hai bàn chân
vào nhau để nâng người nhẹ nhàng hơn.
Thực hiện lại động tác bạn đã tập trong bước chuẩn bị 1. Hãy nghỉ ngơi sau
mỗi 5 lần kéo thả.
b.Gập khuỷu tay
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
5
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
- Đứng thẳng người, giữ hai tay duỗi thẳng cặp sát thân, phần dưới cánh
tay hướng ra ngoài. Mỗi tay nắm một thanh tạ ngắn, lòng bàn tay để ngửa.
- Khép chặt phần nách, từ từ cong phần dưới khuỷu tay để nâng tạ lên
ngang tầm với ngực. Chú ý giữ thẳng vai và bắp tay không bị đung đưa.
Giữ yên tư thế này trong vài giây sau đó thả lỏng cánh tay về vị trí ban đầu.
Lặp lại động tác 6 lần.
c. Nâng tạ ngắn bằng tay
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP

6
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
- Dùng 2 cánh tay nắm lấy 2 thanh tạ ngắn, lòng bàn tay để ngửa, cánh
tay để dưới tầm vai. Gối hơi khuỵu xuống. Nghiêng phần thân trên về phía
trước gần như là song song so với mặt đất.
- Từ từ cong lại, kéo và nâng khuỷu tay về phía sau cho đến khi khuỷu
tay cao hơn thân trên. Giữ yên tư thế này trong vài giây sau đó thả lỏng
cánh tay về vị trí ban đầu. Hai tay nên thực hiện động tác cùng lúc. Lặp lại
động tác 6 lần.
Sau khi đã lựa chọn được hệ thống các bài tập nói trên tôi tiến hành
thực nghiệm trên 64 học sinh nữ ở hai lớp 11. Và số học sinh đó được chia
thành 2 nhóm bằng nhau.
+ Nhóm đối chiếu B gồm 32 học sinh tiến hành giảng dạy và tập
luyện theo phương pháp truyền thống không kết hợp bài tập bổ trợ.
+ Nhóm thực nghiệm A: gồm 32 học sinh tiến hành giảng dạy và vận
dụng kết hợp các bài tập đã chọn.
2.3: Phương pháp toán thống kê:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để
xử lí số liệu và đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập sức mạnh
tốc độ đã lựa chọn. Bao gồm các công thức sau:
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
7
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
+Công thức tính trung bình cộng:
1
1
n
i
x
X

n
=
=

Trong đó:
X
là số trung bình cộng
x
i
là giá trị quan sát của i.
n là số cá thể.
+Công thức tính độ lệch chuẩn:
2
x x
δ δ
=
( )
2
2
1
i
x
x X
n
δ

=




( )
30n ≤
( )
2
2
i
x
x X
n
δ

=


( )
30n >
+Công thức tính T:
2 2
A B
A B
A B
X X
T
n n
δ δ

=
+
Tra bảng tìm ra T
bảng

để so sánh với T
tính
:
-Nếu T
tính
>T
bảng
thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5%.
-Nếu T
tính
<T
bảng
thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất
P = 5%.
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
8
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
2.4: phương pháp so sánh và đối chiếu:
Để nhận xét tính hiệu quả của các bài tập đã áp dụng vào giảng dạy, tôi
tiến hành đánh giá theo phương pháp đối chiếu song song sau khi tiến hành
thực nghiệm giữa hai nhóm A và B trong thời gian 1 tháng từ đó rút ra kết
luận.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Phân tích nhiệm vụ 1:
Điều tra xác định các chỉ số biểu thị ban đầu của học sinh hai nhóm A và
B.
Bảng 1: Các chỉ số biểu thị ban đầu về kết quả ném lựu đạn xa
trúng đích của nữ học sinh (N=32)
Các chỉ số
Kết quả trước thực nghiệm

Nhóm A Nhóm B
X
(điểm)
4.5 5.0
x
δ
2.1 2.2
T
bảng
2.042
T
tính
0.943
P(%) 5.0
Nhìn vào bảng 1 trước thực nghiệm ta thấy:
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
9
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
-Thành tích của nhóm A và B có sự chênh lệch không đáng kể thậm chí kết
quả của nhóm B còn có phần trội hơn.
-Theo tính toán của toán học thống kê ta thấy trước thực nghiệm.
T
tính
= 0.943 < 2.042 =T
bảng
Sự khác biệt về kết quả ném giữa hai
nhóm không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P=5%.
II.Phân tích nhiệm vụ 2:
Nghiên cứu lựa chọn các bài tập bổ trợ ứng dụng tích hợp vào quá
trình luyện tập của học sinh. Sau khi lựa chọn tôi đã ứng dụng cho nhóm

thực nghiệm luyện tập và thu được những kết quả rất khả quan, thành tích
của nhóm thực nghiệm đã được nâng lên đáng kể trong thời gian 01 tháng
và thành tích đó được thể hiện qua sự so sánh ở bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2: So sánh kết quả ném lựu đạn xa trúng đích trước và sau
thực nghiệm của hai nhóm. (N = 32)
Các chỉ số
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
Nhóm A Nhóm B Nhóm A Nhóm B
X
(điểm)
4.5 5.0 7.5 5.5
x
δ
2.1 2.2 2.7 2.3
T
bảng
2.042 2.750
T
tính
0.943 3.194
P(%) 5.0 1.0
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
10
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm

Nhìn vào bảng 2 ta thấy sau thực nghiệm:
-Thành tích của nhóm A là
X
A
= 7.5

-Thành tích của nhóm B là
X
B
= 5.5
-Theo kết quả của toán học thống kê cho thấy thành tích sau thực nghiệm
là:
T
bảng
= 2.750 < 3.340 =T
tính
(P=1%)
- Sự khác biệt về kết quả giữa hai nhóm có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất
P=1%
Như vậy sau thực nghiệm với sự vận dụng các bài tập bổ trợ vào cho
nhóm A tập luyện thành tích của nhóm A đã tăng lên đáng kể so với nhóm
B.
C.KẾT LUẬN
Trên cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn giáo dục ở trên các số liệu thu
được qua phân tích xử lí, đánh giá đề tài tôi đi đến những kết luận sau:
- Qua quá trình vận dụng và lựa chọn tôi đã xây dựng được thêm một hệ
thống bài tập bổ trợ có tính khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao.
- Hệ thống bài tập đã đem lại hiệu quả cao khi áp dụng vào bài giảng đem
lại thành tích đáng phấn khởi trong học sinh trong quá trình luyện tập. Cụ
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
11
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
thể là thành tích của nhóm thực nghiệm A sau khi tập luyện đã tăng nhiều
so với nhóm đối chiếu B.
- Hệ thống bài tập có thể áp dụng rộng rãi và góp phần làm phong phú
hơn phương tiện dạy học môn giáo dục QPAN trong trường phổ thông.

Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, đề tài mới chỉ là những nghiên
cứu trong phạm vi hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong
được sự góp ý của tất cả các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Thạch Thành, ngày 10/05/2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin
cam đoan đây là SKKN của
HIỆU TRƯỞNG mình viết,
không sao chép nội dung
c
ủa người khác
Giáo viên
LƯU THỊ TƯƠI
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
12
Trường THPT Thạch Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm
Quách Công Bằng
Giáo viên: Quách Công Bằng Môn: GDQP
13

×