Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số kinh nghiệm giảng dạy phần địa lý địa phương cho học sinh lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.23 KB, 26 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học
phổ thông nói riêng. Mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học mới đòi hỏi
việc cải tiến PPDH và sử dụng những PPDH mới.
Định hướng đổi mới PPDH được xác định trong Nghị quyết Trung
ương 4 khoá VII (1- 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12- 1996)
được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005). Điều 28.2 Luật Giáo dục đã ghi
“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”
Trong một số năm gần đây, các trường phổ thông đã có những cố gắng
trong việc đổi mới PPDH và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy
tính tích cực của học sinh. Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh luôn
cần người giáo viên phải đặt ra những câu hỏi như: hình thức dạy học như thế
nào, phương pháp gì, kỹ thuật ra sao? ở bài nào, tiết học nào?... cho hiệu quả.
Trong dạy học môn Địa lý ở trường THPT nói chung, địa lý 12 nói
riêng, những nội dung kiến thức khá nhiều, rộng; nó là bức tranh toàn cảnh về
tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ khác nhau. Nó nghiên cứu các vấn
đề rất phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần
gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập địa lý,
học sinh luôn phải tìm hiểu mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng trong
quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng. Tuy nhiên, những nội
dung kiến thức ấy thường là những vấn đề liên quan đến thực tế địa phương,
đất nước, đến những vấn đề toàn cầu. Vì vậy, nếu chỉ dạy học theo cách
truyền thụ kiến thức một chiều thì không đủ về số lượng và cũng không tốt về



chất. Việc lựa chọn những hình thức, phương pháp dạy học tích cực như thế
nào đối với từng tiết dạy, bài dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học là điều hết
sức cần thiết đối với mỗi giáo viên.
Vì những lí do trên, tôi xin trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm là:
Một số kinh nghiệm giảng dạy phần địa lý địa phương cho học sinh lớp 12
THPT.
2. Mục đích
Vận dụng PPDH theo dự án trong phần địa lý địa phương - Địa lý 12 –
nâng cao theo hướng tích cực là quan điểm dạy học hiện đại, nhằm phát huy
vai trò của phương pháp dạy học tích cực. Đồng thời, phát triển năng lực tự
lập kế hoạch khoa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho học
sinh và các năng lực xã hội khác như: năng lực giao tiếp, phát biểu trước đám
đông và tinh thần trách nhiệm với tập thể... từ đó đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh.
3. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung khai thác, vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học
địa lý ở trường PT và được cụ thể hoá trong dạy học phần địa lý địa phương Địa lý 12 – nâng cao.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu biết vận dụng PPDH theo dự án thông qua phần địa lý địa phương
- Địa lý 12 – nâng cao một cách hợp lý thì có thể nâng cao được chất lượng
giảng dạy, tạo được niềm say mê, hứng thú học tập cho học sinh khi tìm hiểu
về quê hương và con người địa phương mình. Đặc biệt phát triển ở các em
tính tích cực, khả năng làm việc cá nhân với tập thể để tạo nên hiệu quả của
sản phẩm.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

2



B. PHẦN NỘI DUNG
I. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong phần “địa lý địa
phương” - Địa lý 12 nâng cao
1. Cấu trúc chương trình sách giáo khoa Địa lý 12 nâng cao
Sách giáo khoa Địa lý 12 nâng cao được biên soạn theo chương trình giáo dục
phổ thông địa lý, đã được bộ trưởng Bộ GD và ĐT ký ban hành kèm theo
Quyết định số 16/ 2006/ QĐ - Bộ Giáo dục và đào tạo, ngày 5/5/2006
Sách giáo khoa Địa lý 12 nâng cao gồm 62 bài, trong đó có 45 bài lý thuyết
và 17 bài thực hành phân bố theo các đơn vị kiến thức như sau:
Các nội dung theo chương trình

Số bài

Chia ra
Lý thuyết
Thực
hành

Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
1. Địa lý tự nhiên

1
19

1
14

5

- Vị trí địa lý, vi phạm lãnh thổ. Lịch sử hình


5

3

2

- Đặc điểm chung của tự nhiên

10

8

2

- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

4

3

1

2. Địa lý dân cư
3. Địa lý kinh tế

5
34

4

26

1
8

- Chuyển dich cơ cấu kinh tế

2

2

6

5

1

6

5

1

5

4

1

15

3

10

5
3

thành và phát triển lãnh thổ

- Địa lý các ngành kinh tế
+ Một số vấn đề phát triển và phân bố nông
nghiệp
+ Một số vấn đề phát triển và phân bố công
nghiệp
+ Một số vấn đề phát triển và phân bố các
ngành dịch vụ
- Địa lý các vùng kinh tế
4. Địa lý địa phương
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

3


2. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án
2.1. Khái niệm dự án
Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “ project”, có nguồn gốc từ tiếng
La tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự
thảo hay một kế hoạch. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hất
các lĩnh vực kinh tế - xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu
khoa học cũng như trong quản lý xã hội...

Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện
thời gian, phương tiện tài chính nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được
mực đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong
hình thức tổ chức dự án chuyên biệt.
Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:
• Có mục tiêu xác định rõ ràng
• Có thời gian quy định cụ thể
• Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn
• Mang tính chất duy nhất (phân biệt với các dự án khác)
• Mang tính phức hợp, tổng thể
• Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt
2.2. Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người
học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn kết
với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành. Học sinh được hướng dẫn để
thực hiện các công việc như lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, tự
đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả của dự án
là sản phẩm cụ thể, được trình bày rõ ràng, có thể giới thiệu được.
Quan điểm đào tạo hiện nay là tăng tính hành động, vận dụng kiến thức
giải quyết những vấn đề thực tiễn, DHDA là một trong những hình thức thực
hiện được quan điểm này.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

4


Phần “ Địa lý địa phương” trong chương trình Địa lý 12 là phần mà nội
dung chương trình gắn bó chặt chẽ với thực tiễn địa phương. Đó là bức tranh
tổng thể về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã

hội, một số ngành kinh tế nổi bật của tỉnh (thành phố) nơi mà các em đang
sinh sống, hiện thực bức tranh đó đã, đang và sẽ được tô điểm bằng chính suy
nghĩ, hành động của các em. Từ đặc trưng nội dung phần học cho thấy hình
thức dạy học theo dự án có thể sử dụng được và sử dụng có hiệu quả trong
dạy học.
3. Các bước tiến hành của dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án được thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề và mục đích của dự án:
- GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích
của dự án.
- Xây dựng các tiểu chủ đề bằng cách đặt những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở
đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào?
Bước 2: Các nhóm hình thành đề cương và lập kế hoạch thực hiện:
- Xác định mục tiêu dự án
- Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cách thức thực
hiện, các điều kiện cần thiết, kinh phí, người tham gia... Dự kiến thời gian, địa
điểm triển khai công việc, phân công người thực hiện, dự kiến sản phẩm cần
đạt. Tất cả các vấn đề trên được trình bày trong đề cương hoạt động và kế
hoạch thực hiện.
- Khơi gợi sự hứng thú: Tập thể nhóm phải động viên, khích lệ thể hiện
sự say mê, hứng khởi trong việc nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Các nhóm thực hiện dự án:
- Thu thập thông tin: từ sách báo, tạp chí, mạng internet, khảo sát, điều
tra, phỏng vấn, thực địa...
- Xử lý thông tin: Tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể biểu hiện bằng sơ
đồ, biểu đồ...)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

5



- Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết
các vấn đề và kiểm tra tiến độ.
- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành sản phẩm cuối cùng.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án trước tập thể
Trình bày, giới thiệu sản phẩm bằng các cách: Bài viết, pwerpoint, bản
đồ, tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch, kể truyện...
Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục đích xác định
- Học sinh tự rút ra những bài học từ việc học theo dự án: đã học được
gì? Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng với kết quả đạt
được không? Đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những
cảm nhận của cá nhân sau khi thực hiện xong một dự án?
- GV: đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá,
phương pháp làm việc.
4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án
4.1. Ưu điểm
Dạy học theo dự án tạo cơ hội cho học sinh thực hiện nghiên cứu. Học
sinh được khám phá các ý tưởng theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy
sáng tạo và niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu.
- Học sinh tự lực tìm hiểu và kiến tạo kiến thức
- Có sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả
năng trình bày, giao tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu...
4.2. Nhược điểm
- Việc xác định chủ đề hoặc nhiệm vụ học tập là bước đầu tiên, nhưng
thường gặp nhiều khó khăn. Nếu không xác định đúng chủ đề thì nội dung
của dự án tiến triển theo hai hướng bất lợi: Một là không có nhiệm vụ tìm
hiểu vì chủ đề quá đơn giản, hai là nhiệm vụ quá khó vượt quá khả năng cho
phép vì chủ đề quá lớn, quá sâu.


Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

6


- Nếu sự quản lý và điều hành nhóm không tốt thì việc thực hiện kế
hoạch không đều tay, chỉ tập trung vào một, hai cá nhân thực hiện còn các
thành viên khác “ăn theo” kết quả thu được sẽ không cao.
- Việc thực hiện kế hoạch đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù
hợp.
- Không phải nội dung nào, phần học nào cũng sử dụng được dạy học
theo dự án. DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết
mang tính hệ thống cũng như rèn luyện kỹ năng cơ bản.
II. Thực nghiệm
1. Bài thực nghiệm
Bài 60, 61, 62: Tìm hiểu địa lý tỉnh, thành phố
Nội dung: Tìm hiểu và trình bày địa lý tỉnh (thành phố) nơi học sinh
đang sinh sống.
2. Đối tượng thực nghiệm
Các lớp thực nghiệm:
Lớp 12B, 12C năm học 2009 - 2010
Lớp 12B, 12C năm học 2010 - 2011
Lớp 12C, 12D năm học 2011 – 2012
3. Kế hoạch, tổ chức thực nghiệm
* Kế hoạch thực nghiệm
- Ngay từ tiết học đầu năm học giáo viên đã định hướng và yêu cầu học
sinh sưu tầm tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, video, tạp chí tư liệu...về Thanh Hoá.
Công việc này được giáo viên nhắc nhở, lưu ý học sinh thường xuyên,
đặc biệt đối với các kỳ nghỉ học dài ngày như dịp nghỉ lễ, tết hay các đợt lớp
có dịp đi tham quan ngoại khoá.

- Phân bố thời gian thực hiện bài học
Bài học theo phân phối chương trình gồm 3 tiết được phân bố như sau:
+ Tiết 1 (Tuần 1): Thực hiện theo các bước 1, 2 của tiến trình dạy học
theo dự án.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

7


+ Tiết 2 (Tuần 2): Thực hiện theo bước 3 của tiến trình dạy học theo dự án.
+ Tiết 3 (Tuần 3): Thực hiện theo các bước 4,5 của tiến trình dạy học theo
dự án.
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của học sinh
bằng các phiếu kiểm tra. Nội dung của các phiếu kiểm tra cả phần kiến thức
và kỹ năng, đặc biệt kèm theo phiếu kiểm tra, thăm dò tâm lý của học sinh sau
khi được thực hiện dự án.
- Về mặt kiến thức: Mục đích của bài kiểm tra là củng cố những nội
dung cơ bản sau bài học để đánh giá được hiệu quả và mức độ đạt được của
mục tiêu bài học.
- Về mặt kỹ năng: Thông qua bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá
được kỹ năng của học sinh làm việc theo nhóm chủ đề.
- Về thái độ, tình cảm: Thông qua phiếu thăm dò, kiểm tra để biết học
sinh có hứng thú với phương pháp học này hay không, ý thức xây dựng và
bảo vệ quê hương của các em như thế nào?
5. Giáo án thực nghiệm
Địa lý địa phương
Bài 60, 61, 62 : Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố
(Nội dung: Tìm hiểu địa lí tỉnh Thanh Hoá)
I. Mục tiêu bài học

Sau bài học học sinh cần:
1. Về kiến thức
- Hiểu và nắm vững một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, đặc điểm
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế – xã hội, một số ngành
kinh tế chính của tỉnh Thanh Hoá.
2. Về kỹ năng
- Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê,
tranh ảnh...
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

8


- Biết thu thập, xử lí các thông tin, biết tự lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch.
- Biết hợp tác nhóm để tạo ra sản phẩm, giới thiệu sản phẩm.
- Bước đầu biết tổ chức hội nghị khoa học.
3. Về thái độ
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo
vệ quê hương.
II.

Phương tiện dạy học
- Máy chiếu projector
- Các tư liệu có liên quan (tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ... về Thanh Hóa)

III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp chủ đạo là phương pháp dạy học theo dự án
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình...

IV. Hoạt động dạy học
GV mở bài: Trong toàn bộ chương trình nội dung Địa lí 12 các em đã
được đi du lịch, khám phá, nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, kinh tế – xã hội của cả nước cũng như các vùng lãnh thổ. Vậy em đã
biết những gì về địa lí tỉnh Thanh Hoá nơi các em sinh sống --> bài học.
Bước 1: Xác định chủ đề
Dựa vào nội dung phần học, theo sự gợi ý của GV và SGK, học sinh đã
đưa ra 5 chủ đề tiêu biểu cho dự án này:
Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính tỉnh
Thanh Hóa.
Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa.
Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động của Thanh Hóa.
Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế – xã hội của Thanh Hóa
Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính của Thanh Hóa.
Bước 2: Xây dựng đề cương, lập kế hoạch thực hiện
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

9


1. GV phân lớp làm 5 nhóm tương ứng với 5 chủ đề mà học sinh đã đưa ra:
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, các thành viên của nhóm.
Lưu ý:
+) Việc chia nhóm phải căn cứ năng lực của mối học sinh sao cho mỗi
nhóm đều có học sinh giỏi, khá, trung bình...
+) Các nhóm đuợc phép lựa chọn chủ đề theo sở trường (thế mạnh)
hoặc bắt thăm chủ đề.
2.

Xây dựng đề cương, lập kế hoạch thực hiện


a.

Mục tiêu chung: Thông qua tìm hiểu địa lí Thanh Hóa nhằm:
- Học sinh hiểu và nắm vững một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí,

đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, một số
ngành kinh tế chính của tỉnh.
- Học sinh đánh giá được những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Từ đó các
em có thể tìm ra nguyên nhân, tìm ra biện pháp khắc phục nhằm góp phần
nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân góp phần xây dựng quê hương.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. Biết
thu thập, xử lí các thông tin để hoàn thành dự án, bước đầu tổ chức hội nghị
khoa học.
b. Mục tiêu của từng chủ đề (nhóm)
* Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
tỉnh Thanh Hóa
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Ở vùng nào? Giáp những đâu? Diện
tích của tỉnh thuộc loại lớn hay nhỏ?
- Gồm các huyện, thị xã, thành phố nào? Vị trí giới hạn của các huyện,
thị xã, thành phố.
- Ý nghĩa của vị trí, lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội
* Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

10



- Những đặc điểm nổi bật nhất về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
tỉnh.
- Đánh giá những đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đó đối
với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt những vấn đề môi trường nổi cộm
như: rừng, biển, đất...
* Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh Thanh Hóa
- Đặc điểm chính về dân cư và lao động
- Những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với phát
triển kinh tế - xã hội.
- Hướng giải quyết các vấn đề dân cư và lao động.
* Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa
- Những đặc điểm nổi bật và kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa:
+ Sơ lược quá trình phát triển kinh tế, trình độ phát triển kinh tế
+ Vị trí về kinh tế của tỉnh so với cả nước
+ Cơ cấu kinh tế
- Thế mạnh về kinh tế
- Hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
* Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính của tỉnh
- Điều kiện phát triển
- Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế chính
+ Các ngành của trung ương đóng tại tỉnh
+ Các ngành của địa phương
- Hướng phát triển một số ngành kinh tế
C. Kế hoạch thực hiện
* Đối với giáo viên
- Phổ biến cho các em tiến trình thực hiện dự án:
+ Tiết 1 (tuần 1):
- Lựa chọn chủ đề, phân nhóm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn


11


- Xác định mục tiêu chủ đề
- Cung cấp thêm các tư liệu về bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống
kê cho các nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm các địa chỉ chính thống để tìm kiếm tài liệu. Cụ
thể:

+ Địa lý Thanh Hóa (Lê Trưởng chủ biên)
+ Địa chí Thanh Hóa (Ban biên tập khoa học tỉnh)
+ Việt Nam các tỉnh và thành phố (Lê Thông chủ biên)
+ Niên giám thống kê của cục thống kê Thanh Hóa hoặc tổng cục thống

kê các năm gần đây.
+ Trang Web www.thanhhoa.gov.vn
+ Trang Web google.com.vn ...
- Yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên
- Giúp các nhóm thu thập, phân loại, xử lý các tư liệu.
+ Tiết 2: (Tuần 2)
GV hướng dẫn, giám sát và kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của mỗi
nhóm và giúp các em tháo gỡ những khó khăn khi làm việc.
+ Tiết 3: (Tuần 3) Trình bày dự án và đánh giá dự án
* Đối với học sinh
- Những việc cần làm:
+ Nhóm họp bàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên
+ Xác định các nguồn thông tin và thu thập thông tin từ các nguồn
+ Tập hợp thông tin và xử lý thông tin
+ Họp nhóm để đánh giá nguồn tư liệu

+ Viết báo cáo, xây dựng sản phẩm
- Thời gian: 3 tuần
- Phương pháp tiến hành
+ Thu thập tư liệu và phân tích trong phòng
+ Phân tích bản đồ hành chính Thanh Hoá, bản đồ du lịch Thanh Hóa...

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

12


+ Khảo sát thực tế 1 số điểm danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hoá hoặc
một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng báo cáo.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Từng thành viên trong nhóm theo kế hoạch đã lập để thực hiện
- Thảo luận giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề
khó khăn và kiểm tra tiến độ.
- Thảo luận đợt cuối để xây dựng sản phẩm, tập hợp, kiểm duyệt các
kết quả thành một sản phẩm cuối cùng.
- Viết báo cáo toàn văn và bài để báo cáo
Bước 4: Trình bày và giới thiệu sản phẩm
- Bài viết toàn văn của dự án.
- Các sản phẩm kèm theo:
+ Các bản đồ hành chính, phân bố dân cư Thanh Hóa ...
+ Các biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
và một số hoạt động kinh tế - xã hội khác của Thanh Hóa
+ Bài báo cáo bằng giấy khổ lớn hoặc PowerPoint (nếu có)
Bước 5: Đánh giá
- Nhóm học sinh tự đánh giá

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét đánh giá và tiểu kết luận từng chủ đề. Công bố cho điểm
từng nhóm, Sau đó đưa ra sơ đồ tổng kết bài học như sau:
1. Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
- Toạ độ địa lí:

Điểm cực Bắc 20o40'B (Thành Sơn - Quan Hóa)
Điểm cực Nam 19o18'B (Hải Hà - Tỉnh Gia)
Điểm cực Đông 106o05'Đ (Nga Điền - Nga Sơn)
Điểm cực Tây 104o22'Đ (Quang Chiểu - Mường

Lát)
- Tiếp giáp: Các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình & Sơn La (P.Bắc)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

13


Nghệ An (Phía Nam), tỉnh Hủa Phăn Nước Lào (Phía Tây), phía đông là Vịnh
Bắc Bộ.
- Là một tỉnh lớn nằm ở phía bắc của Bắc Trung Bộ
diện tích: 11.168,33Km2 (đứng thứ 5 trong 63 tỉnh thành phố)
- Gồm 27 huyện, thị xã, thành phố.
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thế mạnh:
- Địa hình: + Nghiêng, dốc, kéo dài theo hướng TB - ĐN
+ Đồi núi chiếm tỉ lệ lớn (72,7 % diện tích của tỉnh)
+ Địa hình đa dạng phức tạp với nhiều kiểu khác nhau
+ Bề mặt địa hình vẫn đang tiếp tục thay đổi
- Khoáng sản: Có nhiều loại

+ Kim loại đen: quặng sắt (Như Xuân, Hà Trung ...), quặng crôm (Triệu Sơn);
Inmemit (Sầm Sơn, Quảng Xương).
+ Kim loại màu & kim loại hiếm: Chì – Kẽm (Tĩnh Gia), Atimon (Bá Thước
– Cẩm Thủy), NiKen – Copan (Cổ Định)...
+ Các loại khác: Secphentin, photphorit, cao lanh, than bùn...
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng,
mưa nhiều có gió tây khô nóng, cụ thể:
+ Tổng lượng bức xạ: 100-200 Kcal/cm2/năm
+ Nhiệt độ trung bình 22-24oC
+ Lượng mưa trung bình từ 1600-1800 mm
+ Có sự phân hóa theo mùa, theo vùng và theo độ cao.
- Sông ngòi: Dày đặc, ngắn (trừ sông Mã) nước chảy xiết lắm ghềnh thác;
sông nhiều nước, chảy quanh năm, chế độ nước theo mùa.
Có năm hệ thống sông chính: Sông Hoạt, Sông Mã, Sông Yên, Sông Lạch
Bạng, sông Chàng.
- Thổ Nhưỡng: có nhiều loại đất và nhóm đất khác nhau
+ Đất mặn, đất cát, đất phù sa, đất lầy và than bùn, đất dốc tụ ven đồi núi...
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

14


- Rừng: Là tỉnh có diện tích rừng tương đối lớn, giới động thực vật rất phong
phú: Rừng tự nhiên 386.000 ha, trữ lượng Gỗ là 15,10 triệu m 3 trong đó đáng
kể nhất và tre nứa, vầu (21,3 tỷ cây), Luồng là 173 triệu cây...
- Biển: Bờ biển dài 102 km, diện tích biển gấp 1,6 lần diện tích đất liền; tài
nguyên phong phú ...
*Hạn chế
- Địa hình đồi núi bị chia cắt phức tạp với độ chia cắt trung bình là 200
– 400m.

- Thời tiết đặc biệt và thiên tai như:
+ Bão và áp thấp nhiệt đới trung bình có 3,11 cơn bão và áp thấp nhiệt
đới đổ bộ trực tiếp.
+ Gió tây khô nóng chi phối khá mạnh tự nhiên của tỉnh
+ Hiện tượng sương muối và sương mù...
- Rừng bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn
kiệt
- Diện tích đất bạc màu, đất đen... khá cao (30.000ha)
- Môi trường tự nhiên đang bị biến đổi ở một số nơi, đặc biệt là khu
công nghiệp, các khu đô thị ...
3. Đặc điểm dân cư và lao động
* Thế mạnh
- Là tỉnh có số dân đông, đứng thứ 3 cả nước (dẫn chứng)
- Có nhiều dân tộc sinh sống: Việt, Mường, Thái, Mông, Dao, Khơ Mú,
Thổ.
- Cơ cấu dân số trẻ
- Nguồn lao động dồi dào (dẫn chứng)
* Hạn chế:
- Phân bố dân cư không đồng đều: Mật độ dân số trung bình là 305
người/km2; Quảng Xương là 1228 người/km2; Mường Lát 38 người/km2 (năm
2009).
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

15


- Tỉ suất gia tăng dân số tuy giảm nhưng vẫn còn cao, đặc biệt ở một số
địa phương (dẫn chứng)
- Chất lượng lao động còn thấp (dẫn chứng)
- Chất lượng cuộc sống còn thấp so với mức trung bình cả nước (dẫn

chứng)
4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Những thành tựu nổi bật:
Thanh Hóa có quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ rất sớm (dẫn
chứng); đến nay, tuy thời gian tiến hành công cuộc đổi mới còn ngắn nhưng
đã đạt được những thành tựu quan trọng như:
- GDP của tỉnh: Theo giá so sánh năm 1994 là 14.497,0 tỷ đồng (năm
2007).
- GDP/người: 810 USD/ người (2010).
- Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao: 9,1% (2001 - 2005) và đạt 13,7 %
(năm 2010)
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, đặc biệt là cơ
cấu ngành kinh tế (dẫn chứng)
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất được tăng cường
(dẫn chứng)
* Những tồn tại và thách thức:
- Các nguồn lực chưa được khai thác có hiệu quả
- Mức độ mở cửa của nền kinh tế còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất
cập
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc
- Sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều theo lãnh thổ, sự phân
hoá giàu nghèo ngày càng lớn
- Vốn đầu tư còn ít và sử dụng vốn đầu tư chưa thật hiệu quả, kết cấu
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc
làm gia tăng, giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường...
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

16



- Quá trình đổi mới quan hệ sản xuất tuy có tiến bộ nhưng còn chậm...
- Đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Chất lượng các hoạt
động y tế, giáo dục, văn hoá còn thấp; gia tăng dân số chưa phù hợp với tăng
trưởng kinh tế...
5. Địa lí một số ngành kinh tế chính
5.1. Nông nghiệp
- Các nguồn lực để phát triển (đất, nước, khoáng sản, sinh vật, dân cư,
lao động...) thuận lợi. Do đó, nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong GDP và lao động xã hội của tỉnh(28,3% GDP và 70% lao động xã hội
của tỉnh) .
* Ngành trồng trọt: là ngành chủ đạo trong nông nghiệp (dẫn chứng)
- Cây lương thực:
+ Tập đoàn cây lương thực khá phong phú: lúa, ngô, khoai, sắn...
+ Diện tích và năng suất, sản lượng tăng lên (dẫn chứng)
+ Phân bố
- Cây công nghiệp và cây ăn quả: Tập đoàn cây công nghiệp rất phong
phú như mía, lạc, cói, vừng, dứa...
* Chăn nuôi:
- Thanh Hóa là tỉnh nuôi nhiều trâu, bò (dẫn chứng)
- Ngành chăn nuôi chiếm ¼ giá trị sản xuất nông nghiệp
* Ngư nghiệp: có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế (dẫn chứng)
5.2. Công nghiệp
- Các nguồn lực để phát triển: khoáng sản, sản phẩm nông – lâm – ngư
nghiệp, lao động...
- Công nghiệp đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, cơ cấu
ngành công nghiệp đang chuyển biến tích cực.
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7174 tỷ đồng, thu hút 251,8 nghìn lao
động (năm 2007); Công nghiệp Thanh Hóa chiếm 2% giá trị sản xuất công
nghiệp của cả nước (đứng thức 1 khu vực Bắc Trung Bộ).
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn


17


- Công nghiệp chiếm tỉ trọng 21% giá trị GDP của tỉnh ( năm 2000) và
đạt 36,9% (năm 2007).
- Địa lý một số ngành công nghiệp như: công nghiệp khai thác mỏ,
công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp luyện kim, hoá chất, chế biến
lương thực, thực phẩm...
5.3. Dịch vụ
- Tỷ trọng dịch vụ trong GDP không ngừng tăng (năm 2007 đạt 34,8%
giá trị GDP cả tỉnh).
+ Giao thông vận tải là ngành quan trọng, với nhiều hình thức vận tải,
hướng vận tải; với 2 cảng biển quan trọng là Lễ Môn và Nghi Sơn.
+ Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng phát triển
* Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá đến 2020.
1. Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương: Trên cơ sở đó
sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển KT-XH, đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách với các tỉnh và cả nước. Từ đó xây
dựng Thanh Hoá sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá,
xã hội mạnh của cả nước.
2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế với cơ cấu hợp lý; xây dựng
nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sử dựng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao; phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn và bền vững.
3. Tập trung các nguồn lực đầu tư để xây dựng các khu kinh tế, động
lực và nhóm sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư phát triển nhanh khu kinh tế
Nghi Sơn, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4. Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hoà, hợp lý giữa các vùng
trong tỉnh; phát triển mạnh vùng kinh tế biển và vùng ven biển; tranh thủ tối

đa sự hỗ trợ của nhà nước và các thành phần kinh tế vào đầu tư, phát triển
vùng trung du miền núi phía Tây để sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

18


5. Kết hợp phát triển kinh tế với từng bước thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá, nhất là các lĩnh vực
giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường... Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh; chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo,
chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường mối đoàn kết giữa
các dân tộc trong tỉnh.
6. Coi phát triển khoa học – công nghệ là khâu then chốt trong việc
nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
7. Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh; giữ vững
chủ quyền biên giới, hải đảo; duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng
khu vực biên giới Việt Nam – Lào, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

19


SƠ ĐỒ TỔNG KẾT BÀI HỌC
ĐỊA LÝ TỈNH THANH HOÁ


1. Vị trí địa lí, phạm vi
lãnh thổ và hành chính

- Toạ độ địa lý
- Tiếp giáp
- Diện tích lãnh thổ
- Đơn vị hành chính

2. Đặc điểm tự nhiên và
nguyên thiên nhiên

Thế mạnh:
- Địa hình
- Khoáng sản
- Khí hậu
- Sông ngòi

Hạn chế:
- Thời tiết
- Khí hậu
- Ô nhiễm MT

3. Đặc điểm dân cư và lao động

Thế mạnh:
- Số dân đông
- Nhiều dân tộc
- Nguồn lao động
dồi dào.


Hạn chế:
- Phân bố dân cư
không đều
- Chất lượng
cuộc sống thấp.

4. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thành tựu:
- Tổng GDP
- Tốc độ tăng
trưởng GDP
- Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế...

5. Địa lí một số ngành
kinh tế chính

Tồn tại:
- Các nguồn lực chưa
khai thác hiệu quả.
- Nền kinh tế chưa
vững chắc.

- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Dịch vụ

Phát triển kinh tế đa dạng và khá khoàn chỉnh


Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa tới 2020

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

20


V. Hoạt động nối tiếp
Hãy trình bày hiểu biết của em về địa lý tỉnh Thanh Hóa
6. Kết quả đạt được trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án
trong dạy phần địa lí địa phương – Địa lí 12 nâng cao.
Sau khi dạy xong bài học tôi có hai bài kiểm tra các em về mặt kiến thức,
kỹ năng và thái độ hành vi như sau:
1. Bài kiểm tra thực nghiệm (kiểm tra 15 phút)
Câu hỏi: Phân tích những nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ta?
2. Phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục)
Kết quả thực nghiệm
Bảng 1: Kết quả điểm kiểm tra sau bài thực nghiệm
Lớp

Năm học

12B
12C
12B
12C
12C
12D

Đối tượng


2009 - 2010
2010 - 2011
2011 - 2012

Sĩ số

Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng

30
30
30
30
27
28

4
0
2
0
1
0
2

5

3
6
2
9
3
4

Điểm kiểm tra
6 7 8
3 10 7
8 10 3
4 11 5
7 8 4
3 8 5
8 9 3

9
6
1
7
1
6
2

10
1
0
1
0
2

0

Bảng: Kết quả tổng hợp xếp loại kiểm tra bài thực nghiệm (đơn vị %)
Lớp
12B (2009-2010)
12B (2010-2011)
12C (2011-2012)
12C (2009-2010)
12C (2010-2011
12D (2011-2012)

Xếp loại
Trung bình Khá

Đối tượng

Tổng số

Thực nghiệm

87

0

20,6

52,9

26,5


Đối chứng

88

5,6

47,7

42,0

4,7

Yếu

Giỏi

* Nhận xét về mặt định lượng
Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm tôi rút ra 1 số nhận xét sau :
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối
chứng.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

21


- Tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối
chứng, đặc biệt ở lớp học sinh thực nghiệm không có HS yếu kém .
Từ hai chỉ số trên có thể khẳng định việc thực hiện phương pháp giảng
dạy học theo dự án vào dạy phần địa lý địa phương đã mang lại hiệu quả hơn so
với phương pháp dạy học thông thường. Đặc biệt tính hiệu quả ở đây được thể

hiện HS nắm tri thức vững vàng, biết vận dụng tri thức để giải quyết một vấn đề
mang tính khái quát, có tính thực tiễn với tỉ lệ học sinh khá giỏi cao (79,4%).
* Nhận xét về mặt định tính .
Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát về mặt định tính bằng phiếu thăm dò trao đổi với HS và giáo viên sau
các tiết thực nghiệm. Thông qua đó tôi rút ra một số nhận xét sau đây :
- Học sinh rất có hứng thú với phương pháp học tập theo dự án thể hiện
qua phiếu trả lời thăm dò, qua sự tích cực làm việc, thảo luận của các em và đặc
biệt qua việc trình bày kết quả (sản phẩm) của dự án .
- Dạy học theo phương pháp dạy học theo dự án giúp HS chủ động tìm
kiếm tri thức, có kỹ năng khai thác, tìm kiếm và xử lý thông tin rèn luyện kỹ
năng học tập, làm việc theo nhóm , kỹ năng giao tiếp, trình bày trước đám đông.
Từ đó vận dụng, phân tích tổng hợp kiến thức có được để giải quyết các vấn đề
thực tiễn .
- Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện dự án này đối với HS là khảo sát
thực tế hạn chế, trang thiết bị như máy tính và kỹ thuật phần mềm PowerPoint
còn chưa nhiều nên việc ứng dụng để trình bày sản phẩm còn ít.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

22


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 / Kết luận :
Nội dung nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra những kết luận sau :
- Sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học trong các môn
học ở trường phổ thông nói chung và môn địa lý nói riêng theo hướng “Phát huy
tích cực” học tập của học sinh .
- Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện

quan điểm dạy học hiện đại như: định hướng vào người học, định hướng tích
hợp. Dạy học dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động,
nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự
lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách
nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
- Việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần “địa lý điạ
phương” Địa lý 12 đã góp phần thực hiện mục tiêu dạy học ở trường phổ thông
hiện nay .
2/ Kiến nghị :
Từ kết quả nghiên cứu tôi thấy phải đưa ra một số kiến nghị sau :
- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cần tiến hành
đồng bộ với đổi mới các yếu tố khác trong quá trình dạy học. Cụ thể đối với việc
vận dụng phương pháp dạy học theo dự án cần .
+ Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học nhất là các phương
tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại ( máy tính, máy chiếu ) để giáo viên và HS có
điều kiện sử dụng trong quá trình thực hiện dự án .
+ Sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, của các ban ngành địa phương về
việc cung cấp tài liệu, kinh phí, quỹ thời gian cho học sinh hoàn thành dự án.
Đặc biệt là nhà trường cần bố trí tạo điều kiện giúp đỡ HS có những chuyến đi
thăm quan khảo sát thực tế .
-

Mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ sư phạm của mình. Đồng thời trong quá trình dạy học

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

23



người dạy cần tích cực, chủ động tìm tòi để lựa chọn hình thức và
phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng thì sẽ
đạt được mục tiêu dạy học.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

24


MỤC LỤC
TT

Các phần chính
A. Phần mở bài

1

Trang
1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích

2

3. Giới hạn đề tài


2

4. Giải thuyết khoa học
B. Phần nội dung

2
3

I. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong phần “địa lý

3

địa phương” - Địa lý 12 nâng cao

2.

1. Cấu trúc chương trình SGK Địa lý 12 - nâng cao

3

2. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án

3

2.1. Khái niệm dự án

3

2.2. Dạy học theo dự án


4

3. Các bước tiến hành của dạy học theo dự án

4

4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án

5

4.1. Ưu điểm

5

4.2. Nhược điểm

6

II. Thực nghiệm

6

1. Bài thực nghiệm

6

2. Đối tượng thực nghiệm

6


3. Kế hoạch, tổ chức thực nghiệm

6

4. Đánh giá thực nghiệm

7

5. Giáo án thực nghiệm

7

6. Kết quả đạt được trong việc vận dụng phương pháp dạy học
theo dự án
C. Phần kết luận

18
20

3

1. Kết luận

20
26

4

2. Kiến nghị
Phụ lục


Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhạn

25


×