Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nâng cao kết quả học tập bộ môn Sinh học lớp 6 bằng việc tổ chức trò chơi tiếp sức trong dạy học môn Sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.7 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

I

ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................

2

II

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................

2

1

Cơ sở lý luận của vấn đề...........................................................

2

2

Thực trạng của vấn đề..............................................................

3


3

Các biện pháp tiến hành để giải quết vấn đề.............................

4

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................

8

III

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................

9

1

Kết luận.....................................................................................

9

2

Khuyến nghị.............................................................................

10


IV

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................

12

V

PHỤ LỤC..................................................................................

13

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua thực tế giảng dạy môn Sinh học 6 tại trường Tiểu học và Trung học
cơ sở Ba Cụm Nam bản thân tôi nhận thấy: đa số học sinh rất thụ động trong các
giờ học, ít phát biểu xây dựng bài, ít tranh luận trao đổi với bạn bè dẫn tới việc
nắm bắt kiến thức của bài học chưa sâu, nhanh quên, kết quả học tập môn Sinh
học của học sinh rất thấp. Thực tế cho thấy trong quá trình dạy học giáo viên đã
tiến hành áp dụng nhiều phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh như:
1


phương pháp trực quan, thí nghiệm thực hành với nhiều hình thức tổ chức khác
nhau. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ có hiệu quả đối với những em học
sinh tích cực cịn một số những em học sinh khác thì thụ động, lười nhác tư duy,
ỷ lại vào các bạn khác mà khơng chịu tìm tịi phát hiện ra vấn đề, nội dung bài
học, do đó những nội dung kiến thức các em nắm bắt rất mơ hồ, hoặc chỉ là sự
ghi chép, rất mau quên.
Để khắc phục những khó khăn trước mắt và nâng cao kết quả học tập bộ
môn sinh học cho học sinh, tôi nhận thấy việc thay đổi và bổ sung thêm một số

phương pháp mới nhằm góp phần tăng tính tích cực, nâng cao kết quả học tập
của học sinh là rất cần thiết. Do đó tơi mạnh dạn đưa ra một phương pháp mới
đó là phương pháp tổ chức trị chơi Tiếp sức cho học sinh trong các tiết dạy
(chương II: Rễ) môn Sinh học lớp 6 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba
Cụm Nam. Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của
nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
1.1 Một số khái niệm về phương pháp dạy học liên quan :
* Quan niệm về phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là cách thức thực hiện của giáo viên trong việc chỉ đạo tổ
chức các hoạt động học tập nhằm giúp các học sinh chủ động đạt các mục tiêu
dạy học.
* Khái niệm về phương pháp tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học hướng tới việc học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Phương pháp tích cực địi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực của người
học.
1.2 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học mơn Sinh học Trung
học cơ sở:
* Phương pháp tìm tịi
Là phương pháp tổ chức cho học sinh quan sát, mô tả, phân tích đối tượng, thu
thập thơng tin, sau đó thực hiện các bài tập để xử lí thơng tin, rút ra những đặc
tính chung và riêng, các đặc điểm bản chất của sự việc, hiện tượng đã quan sát.
* Phương pháp biểu diễn thí nghiệm:
Là phương pháp quan trọng trong việc tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu các
thí nghiệm sinh học.
2



Trong trường hợp thí nghiệm biểu diễn hoặc trình bày theo logic nghiên cứu thì
bản thân nó là nguồn tri thức mới cho học sinh.
Bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập định hướng, giáo viên có thể kích
thích khả năng tìm tịi độc lập, chủ động của học sinh trong việc thu thập và xử
lí thơng tin, tự thiết lập được các mối quan hệ nhân quả để tìm ra bản chất, qui
luật của hiện tượng.
* Phương pháp thí nghiệm thực hành:
Phương pháp này thuận lợi nhất cho việc học sinh được tự lực, chủ động, sáng
tạo trong việc tìm kiếm tri thức.
Học sinh được đóng vai trò của người nghiên cứu, chủ động phát hiện tìm hiểu
các hiện tượng, thay đổi điều kiện thí nghiệm, từ đó tạo ra cho học sinh khả
năng tự tìm kiếm bản chất của hiện tượng sinh học trong thí nghiệm.
* Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm:
Sự hợp tác trong nhóm phải dựa vào sự đóng góp của các thành viên trong
nhóm, khơng được ỷ lại vào người khác, mỗi người đều phải tư duy một cách
tích cực.
2. Thực trạng của vấn đề:
So với học sinh ở các khu vực đồng bằng, thành thị thì học sinh trường
Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Cụm Nam phần lớn là dân tộc Raglay, ít tiếp
xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, tivi .... Kỹ năng
tự học, tự nghiên cứu, nhận biết cũng như vận dụng thực hành các môn đặc biệt
là môn Sinh học cịn yếu. Bên cạnh đó thì đối tượng học sinh Raglay mà tôi
đang nghiên cứu lại nhút nhát, thụ động, nhận thức học tập chưa cao, thái độ học
tập cịn thiếu nhiệt tình, lại là học sinh đầu cấp, học nhiều môn, tiếp xúc với
nhiều thầy cô giáo, môi trường giáo dục thay đổi. Nhiều phụ huynh chưa thực sự
quan tâm tới việc học của con em mình nên việc hỗ trợ và giám sát quá trình học
bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà của các em là rất ít. Một thực tế ở nhà trường
hiện nay là việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho việc tổ chức các phương
pháp nêu trên chưa đảm bảo, các dụng cụ tiến hành thí nghiệm cịn thiếu thốn
nhiều, chỉ có phương pháp hoạt động nhóm được áp dụng khá phổ biến và có

hiệu quả hơn cả, tuy nhiên phương này trước nay sử dụng vẫn chưa thật sự phát
huy hết tính tích cực của phân lớn học sinh mà chỉ tập chung ở một số em khá,
giỏi nhiều em học sinh yếu rất thụ động, ỷ lại vào các bạn khá giỏi trong nhóm,
ăn theo điểm của các bạn này mà thật sự chưa nắm được vấn đề nội dung của bài
học, rất mau quên, dẫn đến kết quả thực học của những em này rất thấp.
Kết quả bài kiểm tra chương I của môn Sinh học sẽ cho chúng ta thấy điều này.
- Nội dung đề, đáp án và thang điểm kiểm tra lần 1 trước khi sử dụng phương
pháp
3


( phụ lục kèm theo)
- Bảng điểm kiểm tra lần 1 trước tác động ( phụ lục kèm theo)
- Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra :
Xếp loại

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Kém

Số lượng

0


2

7

10

1

Tỉ lệ %

0%

10 %

35 %

50 %

5%

3. Các biện pháp tiến hành để giải quết vấn đề:
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức trong hoạt động dạy bài mới hoặc
củng cố tiết học trong dạy học môn Sinh học.
Tiến hành nghiên cứu trong quá trình dạy học(chương II : Rễ) của môn sinh học
6.
Sau mỗi bài học giáo viên sẽ tiến hành hoạt động củng cố bài học bằng cách tổ
chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức.
Trò chơi được thực hiện gồm những bước sau:
- Sau mỗi tiết học giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị bài đồng thời mỗi học sinh

chuẩn bị 2 cái máy bay được xếp bằng giấy.
- Giáo viên giới thiệu hình thức chơi và luật chơi, chia lớp thành 2 đội chơi cố
định, mỗi đội 10 học sinh : đội A (dãy bàn bên phải) và đội B ( dãy bàn bên trái)
- Mỗi lần chơi giáo viên sẽ gọi 1 đại diện bất kỳ ( đại diện thay đổi luân phiên
trong mỗi lần chơi) của mỗi đội thực hiện những yêu cầu của giáo viên, các
thành viên khác của đội sẽ hỗ trợ đại diện của đội mình bằng cách ghi những
thông tin hỗ trợ vào máy bay và ném cho người chơi của đội mình, người tham
gia chơi được quyền nhận sự hỗ trợ và bổ sung vào phần trả lời của mình.
- Kết thúc phần chơi giáo viên nhận xét, cho điểm 2 đội chơi ( đội thắng được
cộng 2 điểm, đội thua được cộng 1 điểm vào điểm thường xuyên ) điểm của
người tham gia chơi sẽ là điểm cộng của cả đội.
Quá trình nghiêm cứu được tiến hành trong các tiết dạy chương II: Rễ của môn
sinh học 6 cụ thể như sau:
Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức trong phần củng cố của
tiết học.
4


+ Giáo viên phổ biến luật chơi và hình thức chơi, cách tính điểm.
+ Mỗi đội giáo viên gọi 1 đại diện bất kỳ.
+ Đội A (dãy bàn bên phải) ghi những tên cây có rễ cọc.
+ Đội B (dãy bàn bên trái) ghi những tên cây có rễ chùm.
Thời gian cho phần thi là 1 phút 30 giây.Các thành viên khác của đội chơi sẽ hỗ
trợ đại diện của đội mình bằng cách ghi tên các loại cây có rễ phù hợp với phần
thi của đội mình vào máy bay đã xếp từ trước và ném lên cho người chơi.Kết
thúc phần thi giáo viên tổng kết, nhận xét và cho điểm, điểm của người chơi sẽ
là điểm cộng của cả đội.
Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức.

+ Mỗi đội giáo viên gọi 1 đại diện bất kỳ ( đại diện sẽ được thay đổi thường
xuyên và luân phiên giữa những thành viên trong nhóm)
+ Đại diện của mỗi đội sẽ ghi những thông tin về cấu tạo và chức năng các bộ
phận miền hút của rễ vào các tấm bìa cattoong giáo viên đã chuẩn bị sẵn, tìm vị
trí trên tranh câm ( cấu tạo miền hút của rễ) ghép cho phù hợp.
+ Các thành viên khác hỗ trợ bằng cách ghi thông tin vào máy bay và ném lên
cho người chơi của đội mình.

Lơng hút

Hút nước và muối khống hịa tan

Biểu bì

Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ

Thịt vỏ h

Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa

Mạch rây

Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây

Mạch gỗ

Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá

Ruột


Chứa chất dự trữ

5


+ Kết thúc phần chơi trong vòng 3 phút, giáo viên nhận xét, hồn chình, cơng
bố đội thắng cuộc, cộng điểm cho 2 đội.
Bài 11: Sự hút nước và muối khống của rễ
- Giáo viên tổ chức trị chơi tiếp sức
+ Nội dung phần thi: giải ô chữ.
+ Giáo viên treo 2 bảng phụ ô chữ như sau:
N
N
T
T

+ Giáo viên gọi lên bảng mỗi nhóm một đại diện, trong thời gian 3 phút hồn
thành ơ chữ, các thành viên cịn lại của mỗi đội có quyền hỗ trợ bằng cách ghi
thông tin lên trên máy bay và ném lên cho người chơi của đội mình.
+ Gợi ý : ơ chữ là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta, gồm
4 câu, 28 chữ cái, mở đầu mỗi câu là các chữ cái: N, N, T,T.
+ Đáp án:
N H Ấ T N Ư Ớ C
N H Ì

P H Â N

T A M C Ầ N
T Ứ G I Ố N G
+ Kết thúc phần thi giáo viên nhận xét, cho điểm đội thắng.

6


Bài 12: Thực hành : Biến dạng của rễ
Giáo viên tổ chức trò chơi Tiếp sức trong hoạt động 2 tìm hiểu cấu tạo và chức
năng của rễ biến dạng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng
Hoạt động dạy

Hoạt động học

- Giáo viên tổ chức trò chơi
Tiếp sức:

- Thảo luận, điền bảng.Mỗi đội chơi cử 1 đại
diện( do giáo viên chỉ định)
lên bảng hoàn thành bảng
phụ.

+ Treo 2 bảng phụ.
+ Gọi đại diện đội lên hoàn
thành bảng trong vòng 3
phút, đội nào hoàn thành
đúng nhất và nhanh nhất là
đội chiến thắng.
- Nhận xét và hoàn chỉnh
bảng.

2. Đặc điểm cấu tạo
và chức năng của rễ

biến dạng
- Nội dung bảng phụ

=> thành viên khác hỗ trợ
người chơi của động mình
bằng cách ghi thơng tin vào
máy bay đã chuẩn bị sẵn ở
nhà ném lên cho người chơi
của đội mình.

- Có mấy loại rễ biến dạng,
chức năng của rễ biến dạng
đối với cây ?

Nội dung

- Có 4 loại rễ biến dạng
chính làm chức năng khác
ngồi chức năng hút nước,
muối khoáng và nâng đỡ
cây.
Nội dung bảng phụ

TT

Tên rễ
biến dạng

Tên cây


Đặc điểm của rễ biến
dạng

Chức năng đối với cây

1

Rễ củ

Cải củ, cà
rốt, sắn

Rễ phình to

Chứa chất dự trữ cho
cây ra hoa, tạo quả

2

Rễ móc

Cây trầu
khơng

Rễ phụ mọc ra từ thân
cành trên mặt đất, móc
vào trụ bám

Giúp cây leo lên


3

Rễ thở

Bụt mọc,

Sống trong điều kiện

Lấy oxi cung cấp cho
7


bần
4

Giác mút

thiếu khơng khí rễ mọc
trên mặt đất

các phần dưới đất

Tơ hồng,
tầm gửi

Rễ biến đổi thành giác
mút đâm vào thân hoặc
cành của cây khác

Lấy thức ăn từ cây chủ


Kết thúc phần thi giáo viên tổng kết, nhận xét cho điểm 2 đội chơi.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy mỗi tiết học các em học sinh
phát biểu xây dựng bài rất tích cực, khơng cịn tình trạng khơng thuộc bài cũ
nữa, nhiều em trước kia rất thụ động giờ lại hăng say phát biểu, các tiết học diễn
ra đều rất thuận lợi, nội dung bài học đều được các em nắm bắt ngay sau mỗi tiết
học.Và tơi có làm một bài kiểm tra cuối chương II kết quả bài kiểm tra thay đổi
rất đáng kể.
Nội dung đề, đáp án, thang điểm kiểm tra lần 2 sau khi áp dụng phương
pháp( phụ lục kèm theo)
Kết quả bài kiểm tra được thông kê như sau:

Xếp loại

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Kém

Số lượng

3


6

10

1

0

Tỉ lệ %

15%

30 %

50 %

5%

0%

Qua 2 lần kiểm tra trước tác động( chương 1) và sau tác động( chương 2) thống
kê kết quả như sau:
- Bảng điểm của 2 bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng phương pháp(phụ lục
bảng 1)
- Bảng so sánh kết quả của 2 lần kiểm tra:
Xếp loại

Giỏi

Khá


Trung
bình

Yếu

Kém

8


Trước tác
động

0 (0%)

2 (10%)

7 (35%)

10 (50%)

1 (5%)

Sau tác
động

3 (15%)

6 (30%)


10 (50%)

1 (5%)

0 (0%)

III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua thực tế giảng dạy với ý định lựa chọn phương pháp dạy học để phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả của giờ dạy,
tôi thấy rằng phương pháp nào làm cho giờ dạy hấp dẫn học sinh chủ động tự
lực tìm tịi kiến thức thì chất lượng càng cao độ bền trí nhớ càng tốt. Điều đó
khẳng định rằng người thầy cần phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất đối với
mỗi bài dạy. Nhưng sử dụng phương pháp nào cũng cần chú ý thể hiện tích cực
hoạt động của học sinh, gây hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu kiến thức thì
kết quả giờ dạy mới cao được.
Trong sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trên đây thực sự phát huy tính
tích cực, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giữa các em học sinh với nhau, tạo
động lực thúc đẩy những em học sinh yếu phải cố gắng nỗ lực hết mình đóng
góp cho thành quả hoạt động của nhóm. Đồng thời trong sáng kiến kinh nghiệm
này tôi cũng đã thể hiện được những nội dung sau: Nêu ra được sự cần thiết của
giải pháp phù hợp với quan điểm, chủ trương của ngành và thực tế địa phương
nơi công tác; nêu ra được cơ sở lí luận, đưa ra được giải pháp cụ thể rõ ràng áp
dụng cho việc giúp học nâng cao kết quả học tập bằng tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi Tiếp sức trong q trình dạy học mơn Sinh học; áp dụng giải pháp vào
việc soạn giảng cũng như trong các tiết dạy; làm chuyển biến phần lớn và giải
quyết được phần yêu cầu thực tiễn. Qua giải pháp, phát huy được vai trị chủ
động, tích cực của học sinh, học sinh hứng thú hơn với môn học. Đây là vấn đề
quan trọng nhất của giải pháp, phù hợp với chủ trương của phương pháp dạy học

mới. Việc kết hợp giữa hoạt động học tập và vui chơi góp phần tạo hứng thú học
tập cho học sinh, tăng tinh thần trách nhiệm, sự đồn kết trong q trình học tập,
việc nắm bắt và ghi nhớ kiến thức được diễn ra một cách tự nhiên khơng có tính
bắt buộc, thụ động như những phương pháp trước đây.
2. Khuyến nghị :
2.1 Đối với nhà trường :
9


- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học: Có phịng học chun
mơn; có đầy đủ đồ dùng đảm bảo về chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu
dạy và học.
2.2 Đối với giáo viên : Khi soạn giáo án, giáo viên phải thật sự đầu tư công sức,
thời gian để tạo nên khơng khí học tập hào hứng, tranh luận sơi nổi của học sinh.
Giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề
mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn
biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Bởi vậy, giáo viên phải thường xun học
hỏi, tìm tịi, tự học, tự sáng tạo để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, tơi mạnh dạn áp
dụng phương pháp trên vào q trình giảng dạy. Mong các đồng nghiệp góp ý
cho tơi hồn thành bản sáng kiến .

Ba Cụm Nam, tháng 03 năm 2014
Người viết

Đinh Thị Thu Thảo

10



IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Sinh học 6…………………… NXB giáo dục
2. Sách giáo khoa Sinh học 6……………………NXB giáo dục
3. Thiết kế bài giảng Sinh học 6…………………NXB Đại học quốc gia Hà nội
4. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học. ............NXB giáo dục
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên môn Sinh học....... Bộ GD &
ĐT, vụ giáo dục trung học
6. Phương pháp dạy học Sinh học THCS ............Trần Bá Hoành chủ biên
7. Chuẩn kiến thức kỹ năng Sinh học THCS........... NXB giáo dục

11


V. PHỤ LỤC
I. CÁC ĐỀ KIỂM TRA ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.
1. Đề kiểm tra chương I ( trước tác động)
1.1. Đề kiểm tra.
Phần I: Trắc nghiệm : ( 5 câu/ 5 điểm)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của thực vật?
A. Trao đổi chất với môi trường
B. Lớn lên, sinh sản
C. Tự tổng hợp chất hữu cơ
D. Có khả năng di chuyển
Câu 2: Nhóm cơ quan sinh sản của thực vật có hoa gồm:
A. Hoa, quả, hạt
B. Rễ, thân, lá
C. Hoa, lá, quả
D. Thân, rễ, hạt.

Câu 3: Nhóm gồm tồn cây khơng có hoa:
A. Cây xồi, cây ớt, cây dừa
B. Cây táo, cây cà chua, cây đào
12


C. Cây dương xỉ, cây rêu, cây thông.
D. Cây hành,cây rau bợ, cây bưởi.
Câu 4: Nhóm cây gồm tồn cây lâu năm:
A. Ổi, bưởi, cải xanh
B. Mít, táo, chanh.
C. Lúa, ngơ, hành.
D. Mận, xồi, ngơ.
Câu 5: Hầu hết thực vật đều có màu xanh là do tế bào thực vật có chứa:
A. Vách tế bào
B. Khơng bào
C. Nhân
D. Lục lạp trong chất tế bào
Phần II: Tự luận ( 5đ)
Câu 1: (2 đ) Trình bày quá trình phân chia tế bào?Ý nghĩa của q trình phân
bào.
Câu 2: (2,5đ) Chú thích hình cấu tạo tế bào thực vật.Tế bào thực vật gồm những
thành phần nào?Thành phần nào là quan trọng nhất.
6
7

3

4


1
5
2

1.2 Đáp án và thang điểm:
Phần I: Trắc nghiệm: (5đ) Mỗi câu đúng 1 đ
13


Câu
đáp án

1
D

2
A

3
C

4
B

5
D

Phần II: Tự luận (5đ)
Câu


Đáp án
-Đầu tiên hình thành hai nhân.
-Sau đó tế bào phân chia .

-Vách tế bào hình thành ngăn đơi tế bào cũ thành hai tế bào
Câu 1
mới.
(2đ)
-Ý nghĩa: Sự phân chia tế bào giúp cây sinh trưởng và phát
triển.

1

1.Vách tế bào
2. Màng sinh chất
3. Chất tế bào
4.Nhân
5. Không bào
Câu 2
6. Lục lạp
(3 đ)
7.Vách tế bào bên cạnh
- Cấu tạo tế bào gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào
và nhân.
- Trong đó nhân là quan trọng nhất, nhân điều khiển mọi hoạt
động sống của tế bào.
2. Đề kiểm tra chương II ( sau tác động)

Điểm
0,5đ

0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ

2.1. Đề kiểm tra
Phần I: Trắc nghiệm : ( 5 câu/ 5 điểm)
Câu 1: Lơng hút có ở miền nào ?
A. Miền hút
B. Miền trưởng thành
C. Miền sinh trưởng
D. Miền chóp rễ
14


Câu 2: Miền nào làm cho rễ dài ra ?
A. Miền hút
B. Miền trưởng thành
C. Miền sinh trưởng
D. Miền chóp rễ
Câu 3: Nước và muối khống hịa tan từ lơng hút được vận chuyển tới :

A. Lớp biểu bì
B. Lớp thịt vỏ
C. Mạch rây
D. Mạch gỗ
Câu 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khống
A. Khí hậu, thời tiết
B. Loại đất
C. Nhiệt độ
D. Cả A,B,C
Câu 5: Đặc điểm nào của cây có rễ ngập trong nước?
A. Khơng có lơng hút
B. Lơng hút nhơ lên khỏi mặt nước
C. Hấp thụ nước và muối khoáng qua các tế bào biểu bì của rễ.
D. Khơng có lơng hút, cây hấp thụ trực tiếp nước và muối khoáng qua các
tế bào biểu bì của rễ.
Phần II: Tự luận ( 5đ)
Câu 1: (2 đ) Bộ phận nào thực hiện chức năng chính của rễ?Trình bày con
đường vận chuyển nước và muối khống hịa tan qua lơng hút của rễ?

15


Câu 2: (3 đ) Kể tên các loại rễ biến dạng, nêu vai trị và lấy ví dụ về các loại rễ
biến dạng đó?
2.2. Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm: (5đ) Mỗi câu đúng 1 đ
Câu
Đáp án

1

A

2
C

3
A

4
D

5
B

Phần II: Tự luận (5đ)
Câu

Đáp án
- Bộ phận thực hiện chức năng chính của rễ là các lơng hút ở
miền hút của rễ.

Điểm

Câu 1
(2đ) - Nước và muối khống hịa tan → lông hút → vỏ→ mạch gỗ→
các bộ phận khác của cây.
- Rễ củ: dự trữ chất dinh dưỡng




0,5đ
0,25đ

ví dụ: Củ sắn, củ khoai lang…

0,5đ
0,25đ

- Rễ móc: giúp cây leo lên
ví dụ: Trầu không, hồ tiêu…
Câu 2 - Rễ thở: giúp cây hô hấp đối với những loại cây sống trong mơi
(3 đ) trường thiếu khí.

0,5đ
0,25đ

ví dụ: Rễ bần, bụt mọc…
0,5đ
0,25đ

- Giác mút: giúp cây hút chất dinh dưỡng từ cây chủ.
ví dụ: Tầm gửi, tơ hồng…

II. BẢNG ĐIỂM CỦA 2 BÀI KIỂM TRA
Bảng 1: So sánh điểm của 2 bài kiểm tra trước và sau tác động.
STT
1

Họ và tên học sinh
Cao Văn Lượng


Điểm trước tác
động

Điểm sau tác
động

3,5

5,5
16


2

Tro Thị Đậm

4,5

8

3

Cao Thị Điểm

5

9

4


Cao Thị Khuyển

4,5

5

5

Mấu Hồng Khuyết

3,5

5,5

6

Mấu Thị Kiều

6

8

7

Cao Văn Lê

5,5

5


8

Bo Bo Thị Luôn

6,5

7

9

Bo Bo Thị Năm

3,5

3

10

Cao Thị Ngoại

3,5

6

11

Cao Thị Ngoãn

2


4,5

12

Bo Bo Ngọc Nguyên

5

5

13

Bo Bo Ngọc Nhẩm

4

6,5

14

Lưu Thị Quỳnh Như

7,5

9

15

Cao Thị Phượng


5,5

5

16

Bo Bo Thị Mỹ Quyên

4,5

6,5

17

Mấu Thị Hồng Sương

5

7

18

Cao Công Thức

4

4

19


Võ Thị Thanh Trương

8

10

20

Bo Bo Vinh

3

5

17


18



×