Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân xãphúc hà tp thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.14 KB, 15 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ PHÚC HÀ
Số: 02/ĐA-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phúc Hà, ngày 22 tháng 8 năm 2012
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN
Căn cứ Thông báo số 01-TB/TU kết luận ngày 21 tháng 2 năm 2011 của ban
chỉ đạo nghị quyết trung ương 7 thái nguyên về triển khai thực hiện nghị quyết
trung ương 7 khóa X về nông nghiệp nông dân, nông thôn;
Căn cứ Kế hoạch số 03-KH/BCĐ ngày 9 tháng 3 năm 2011 của ban chỉ đạo
nghị quyết trung ương 7 thành ủy Thái Nguyên về việc tổ chức thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 –
2020;
Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Phúc Hà lần thứ XI (Nhiệm kỳ 2010 -
2015);
Căn cứ Nghị quyết chuyên đề số 17-NQ/ĐU ngày 09/9/2012 của BCH đảng
bộ xã Phúc Hà về xây dựng Nông thôn mới xã Phúc Hà giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến 2020.
Căn cứ Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phúc Hà, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng năm 2020;
Căn cứ Ðề án số 01/ĐA-UBND ngày 22/8/2012 của UBND xã Phúc Hà về
xây dựng Nông thôn mới xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 -
2015 và định hướng đến năm 2020,
Xây dựng nông thôn mới có thể nói đây là chương trình rất lớn và toàn diện
lần đầu tiên được thực hiện tại nước ta trên quy mô cả nước. Theo tinh thần Nghị
quyết 26 của Trung ương, phải xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc


văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Với tinh thần đó, xã Phúc Hà xây dựng Đề án Nông thôn mới giai đoạn 2012 -
2015 và định hướng đến năm 2020 có 5 nội dung cơ bản. Thứ nhất là nông thôn có
làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất bền vững, theo hướng
hàng hoá. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao. Bốn là bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển. Năm là xã hội nông
1
thôn được quản lý tốt và dân chủ. Tất cả được thể hiện trong 19 tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới. Trong 19 tiêu chí thì tiêu chí phát triển sản xuất là trọng tâm,
đồng thời là nguồn lực chính để xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.
Trong việc thực hiện 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định
800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì tiêu chí thứ 10 (thu
nhập bình quân đầu người /năm bằng 1,4 lần so với mức bình quân chung của
tỉnh) là một trong những tiêu chí khó khăn nhất. Để thực hiện được tiêu chí này thì
cần phải phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân.
Ðảng ủy, HÐND, UBND, UBMT Tổ quốc và Ban quản lý xây dựng Nông
thôn mới xã xác định, việc xây dựng và triển khai thực hiện Ðề án phát triển sản
xuất đòi hỏi phải tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị,
khơi dậy được sức dân thi đua lao động sản xuất nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời
sống nhân dân, sớm thực hiện được các nội dung Ðề án xây dựng Nông thôn mới
đã được UBND thành phố Thái Nguyên phê duyệt. Ðề án gồm có các phần như
sau:
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT CẤU HẠ TẦNG
VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
I. ÐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Xã Phúc Hà cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 8km, phía
Ðông giáp phường Tân Long, phường Quan Triều; phía Tây giáp xã An

Khánh; phía Nam giáp xã Quyết Thắng; phía Bắc giáp xã Sơn Cẩm. Ðịa bàn có
01 tuyến Quốc lộ 3 chạy qua, tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng. Có
1.150 hộ, 3.920 khẩu, được phân bố 14 xóm, xóm ít nhất 50 hộ, xóm nhiều
nhất 139 hộ.
Về địa hình: Phúc Hà là một xã nằm về phía Tây Bắc thành phố Thái
Nguyên. So với mặt bằng chung các xã thuộc thành phố Thái Nguyên, xã Phúc
Hà có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ các cánh đồng nhỏ, không thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Xã có diện tích tự nhiên: 648,4ha, gồm: Ðất nông nghiệp 322,37 ha, trong
đó đất 2 lúa 68ha, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày 28ha, công nghiệp dài
ngày 36ha, rau màu 30ha, đất vườn 130ha, đất lâm nghiệp 30ha; đất phi nông
nghiệp 308,6ha trong đó đất ở 41,4ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 5.05ha, đất sông
suối 11,3ha; đất chưa sử dụng 17,69ha.
Phân các vùng sản xuất đặc trưng: Vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp
ngắn ngày tập trung tại các xóm 6, 7, 8, 10, 11.
Toàn xã có 2.387 lao động, trong đó lao động nông nghiệp 973 người, chiếm
40,76%; Dịch vụ - thương mại 704 người, chiếm 29,49%; tiểu thủ công nghiệp và
ngành nghề khác 710người, chiếm 29,74%.
2
Cơ cấu kinh tế năm 2011: Dịch vụ - thương mại 51,6%; tiểu thủ công nghiệp
21,8%; kinh tế nông nghiệp 26,6%; Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 ước
tính 16 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 6,6%.
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
1. Nông nghiệp
- Cây lương thực:
+ Cây lúa: Diện tích gieo cấy 160 ha, năng suất bình quân đạt 4,8tấn/ha,
tổng sản lượng 774 tấn.
+ Cây ngô diện tích 33 ha, năng suất 4,5 tấn/ ha, sản lượng 148,5tấn. Bình
quân lương thực đạt 197kg/người/năm.
- Cây công nghiệp ngắn ngày:

+ Cây lạc: Vụ xuân diện tích 15 ha, năng suất bình quân 1,1tấn/ha, sản
lượng 16,5tấn.
Sản xuất lương thực tuy đạt được một số kết quả nêu trên, nhưng nhìn chung
năng suất đạt còn thấp, chi phí sản xuất cao, việc đưa giống mới, tiến bộ khoa học kỹ
thuật, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế v.v. Các cây trồng khác
như cây lạc, cây ngô đang ngày càng giảm dần do thu hồi đất phục vụ các dự án, một
số diện tích đất sản xuất có thể gieo trồng cây vụ đông ở một số cánh đồng còn bỏ
hoang không canh tác.
- Cây công nghiệp dài ngày:
+ Cây chè: Diện tích 37,4 ha, năng suất 13 tấn, sản lượng 48,9tấn (trong đó
diện tích chè giống mới 5 ha)
Do trình độ thâm canh của người sản xuất chè trên địa bàn xã còn nhiều hạn
chế, sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, nên giá bán thường rẻ hơn các sản phẩm của
địa phương lân cận. Những năm gần đây, một số hộ đã bỏ cây chè đi làm việc khác
như xây dựng, sàng than, sản xuất vôi…
- Cây ăn quả:
Tổng diện tích 30ha, sản lượng 30 tấn, chủ yếu là vải, nhãn, soài…
Do sản xuất manh mún, nhân dân trồng xen kẽ nhiều loại cây ăn quả với nhau
và xen lẫn trong vườn chè nên năng suất thấp, không có thị trường tiêu thụ nên hiệu
quả kinh tế vườn đồi rất thấp.
- Về chăn nuôi:
+ Ðàn trâu, bò có 150 con, chăn nuôi theo hình thức nông hộ. Sản phẩm xuất
chuồng đạt 60 tấn.
+ Ðàn lợn có 4.800 con, trong đó lợn nạc 2.000 con, chăn nuôi theo hình
thức nông hộ. Sản phẩm xuất chuồng đạt 300 tấn.
+ Tổng đàn gia cầm có 15 ngàn con, chủ yếu là giống gà ta, gà Lương Phượng,
chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình và chăn nuôi thả vườn, sản phẩm xuất chuồng đạt
20 tấn.
3
Do chăn nuôi nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình nên việc đầu tư, chăm sóc,

phòng chống dịch bệnh không được đảm bảo, hiệu quả kinh tế thấp.
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:
+ Diện tích nuôi 6 ha, sản lượng đạt 13 tấn, hình thức nuôi bán công nghiệp,
loài nuôi chủ yếu các loại cá nước ngọt như: trắm, chép, trôi, rô phi… do đầu tư
thâm canh còn thấp nên năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã có 33 ha rừng sản xuất, chủ yếu là gỗ keo,
gỗ bạch đàn, hiệu quả kinh tế thấp.
2. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:
Xã có 02 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 04 cơ sở chế biến than, 03 cơ sở
sản xuất đồ mộc dân dụng giải quyết việc làm cho khoảng 70 lao động với mức thu
nhập bình quân từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng.
3. Lĩnh vực dịch vụ, thương mại:
Trên địa bàn xã có 70 hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, số lao động tham gia
khoảng 80 người, những ngành nghề chủ yếu như: kinh doanh tạp hóa, cơ khí sửa
chữa, sản xuất vật liệu xây dựng… Thu nhập bình quân đạt từ 2,5 đến 3,5 triệu
đồng/tháng
III. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1. Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng:
- Cả xã có 11 hồ chứa loại nhỏ, tổng dung tích 138.000 m
3
, chất lượng công
trình đang xuống cấp, có 01 trạm bơm điện, tổng công suất 7.5KW phục vụ tưới
3ha đất trồng lúa, chất lượng công trình còn tốt.
- Về kênh mương nội đồng: mương dẫn nước nội đồng 3.091m, trong đó đã
kiên cố hóa 991m. còn lại 2.100 m đang là mương đất.
Do các hồ chứa nước có dung tích nhỏ, không có nguồn nước tiếp ứng, hệ
thống mương dẫn nước chưa hoàn thiện… nên hệ thống thủy lợi của địa phương
chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đầu tư thâm canh, ảnh hưởng trực tiếp đến
năng xuất cây trồng.

- Do địa hình của xã chủ yếu là đồi xen kẽ các cánh đồng nhỏ, nên giao
thông nội đồng chủ yếu là các tuyến đường liên xóm tổng số 10km, tuy đã được bê
tông hóa hơn 90%, nhưng đến nay các tuyến đường này đều đã xuống cấp, cần
nâng cấp 10km.
2. Về hạ tầng điện:
- Toàn xã hiện có 05 trạm biến áp, trong đó số trạm đạt yêu cầu: 0, số trạm
cần nâng cấp: 05, số trạm cần xây dựng mới: 03
- Tổng chiều dài đường dây hạ thế: 15km. Trong đó: 02km đạt chuẩn; 13km
cần được nâng cấp; 02km cần được xây dựng mới.
- Số hộ và tỷ lệ hộ được dùng điện thường xuyên, an toàn: 100%.
4
Do hệ thống trạm biến áp và đường hạ thế được xây dựng cách đây nhiều
năm mà chưa được nâng cấp cải tạo, nên hiện nay không đáp ứng được nhu cầu
phát triển của xã hội, chất lượng điện còn thấp, hệ thống lưới điện còn cách xa các
hộ dân…
3. Cơ giới hóa trong nông nghiệp:
Toàn xã có 25 máy làm đất nhưng chủ yếu là máy cầm tay công xuất nhỏ.
Diện tích đất làm bằng máy chiếm khoảng 70%. Không có máy gặt đập liên hoàn.
Toàn xã có 40 xe vận tải, đáp ứng100% nhu cầu vận chuyển của người dân.
IV. HIỆN TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1. Hiện trạng các HTX:
- Địa phương có 01 HTX DV nông nghiệp, 01 tổ hợp tác dùng nước hoạt
động lồng ghép với HTX DV nông nghiệp. Trong những năm gần đây, HTX hoạt
động không có hiệu quả.
2. Hoạt động các Doanh nghiệp:
Trên địa bàn xã có 04 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực:
kinh doanh chế biến than, san lấp mặt bằng, vận tải hàng hóa… giải quyết việc làm
cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân từ 3 đến 4 trđ/lao động/tháng, mỗi năm
nộp ngân sách nhà nước từ 1 đến 2 tỷ đồng.
3. Kinh tế trang trại:

Trên địa bàn xã không có trang trại, không có vùng chăn nuôi tập trung, các
hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ ở quy mô hộ gia đình. Do đó, việc quản lý dịch
bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất, chăn nuôi tại địa phương gặp rất
nhiều khó khăn.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH
TẾ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Những thuận lợi:
Phúc Hà luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành; cán bộ
và nhân dân xã Phúc Hà luôn đoàn kết, nhất trí cao trong việc xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phúc Hà có vị trí địa lí phía Tây giáp khu công nghiệp An Khánh, phía Đông
và phía Nam giáp với nội thành của thành phố Thái Nguyên xã Phúc Hà có điều
kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại,
dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp tập trung vào các loại cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của nhân dân
5
nội thành. Nhanh chóng đưa xã Phúc Hà thành đô thị vệ tinh của thành phố Thái
Nguyên.
Trên địa bàn xã có các dự án công nghiệp, dự án đô thị đã, đang và sẽ được
triển khai, đây là cơ hội tạo việc làm cho lao đông địa phương.
Địa phương có nguồn lao động trẻ, dồi dào, lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ
cao là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệp.
2. Những khó khăn, hạn chế:
- Tuy xã Phúc Hà có vị trí tiếp giáp với nội thành của thành phố Thái
Nguyên, nhưng hệ thống giao thông của xã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là các tuyến đường liên xã đang xuống cấp.
- Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đặc biệt là các cánh đồng có
tiềm năng phát triển sản xuất đều nằm trong các dự án mở rộng đổ thải của công ty

than Khánh Hòa… Mặt khác, việc khai thác than, đổ thải, sản xuất xi măng của các
công ty đã gây ô nhiễm nguồn nước, đất sản xuất ở những vị trí phụ cận, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
- Do diện tích đất bị thu hẹp trong một thời gian ngắn, nên địa phương gặp
nhiều khó khăn trong công tác giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động.
- Diện tích đất canh tác bình quân/người thấp, diện tích nhỏ lẻ, manh mún rất
khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, xây dựng hệ
thống giao thông thuỷ lợi nội đồng.
- Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ cứng hoá kênh
mương nội đồng còn thấp.
- Tập quán sản xuất quảng canh, tự cung, tự cấp khá phổ biến trong đại đa số
nông dân, ý thức sản xuất thâm canh, sản xuất hàng hoá chưa nhiều.
- Hoạt động của HTX chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ phục vụ sản xuất và bao tiêu
sản phẩm cho hộ nông dân.
- Phát triển sản xuất chủ yếu là tự phát, truyền thống không có kế hoạch, thiếu
sự liên kết; sản phẩm chưa có tính hàng hoá, chưa có sức cạnh tranh và tiêu thụ cao;
II. MỤC TIÊU CHUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu chung:
Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất để có tốc độ tăng
trưởng bình quân trong giai đoạn 2012 - 2015 trên 10%; chuyển dịch mạnh mẽ cơ
cấu kinh tế để đạt tỷ trọng thương mại, dịch vụ 55%; tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
25%, Nông lâm nghiệp chiếm 20%; giá trị trên đơn vị diện tích canh tác trên 55 triệu
đồng/ha/năm; thu nhập bình quân đầu người trên 22 triệu/năm; hộ nghèo giảm
xuống còn 5%; góp phần xây dựng xã Phúc Hà đạt tiêu chí Nông thôn mới. Phấn
đấu vào năm 2020 đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
6
- Tổng sản lượng lương thực 700 tấn, lương thực bình quân đầu người
180kg/người/năm;
- Sản lượng chè 50 tấn; sản lượng đỗ lạc 10 tấn.

- Cây ăn quả: 30 ha, sản lượng đạt khoảng 70 tấn các loại.
- Rau các loại đạt khoảng 500 tấn, khuyến khích nhân dân chuyển đổi các
loại cây màu có giá trị kinh tế thấp sang trồng rau.
- Tổng đàn trâu, bò đạt 150 con; tổng đàn lợn 5.000 con, phát triển theo
hướng giảm tối đa chăn nuôi nông hộ để phát triển thành các khu chăn nuôi tập
trung, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh;
- Gia cầm đạt 20 ngàn con, phát triển theo hướng chăn nuôi thả vườn.
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng: 20 tấn, phát triển theo hướng nuôi trồng
thủy sản kết hợp với dịch vụ sinh thái.
- Lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ < 30%; thương mại dịch vụ chiếm 35%;
tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 35%
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về phát triển sản xuất
1.1. Về sản xuất nông nghiệp:
a. Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày:
* Công tác quy hoạch:
- Thực hiện tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp nhằm giảm tối đa số
thửa trên hộ, quy thành vùng thuận tiện cho hộ nông dân sản xuất, khuyến
khích nông dân tích tụ ruộng đất để sản xuất trang trại, sản xuất hàng hoá và
hoàn chỉnh việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dựng đất cho hộ nông dân
trước tháng 10/ năm 2015
- Trên cơ sở kết quả chuyển đổi ruộng đất, tiến hành lập các quy hoạch
sản xuất: Tổng diện tích đất nông nghiệp sau quy hoạch là 165,94 ha (trong đó, đất
sản xuất chuyên lúa là 75,58ha, đất nuôi trồng thủy sản là 3.12, đất sản xuất nông
nghiệp bị mất một phần diện tích do quy hoạch các loại đất khác ( đất dành cho các
dự án, đất tiểu thủ công nghiệp, đất ở, đất dịch vụ ), số còn lại tập trung đầu tư
thâm canh tăng năng suất cây trồng để đảm bảo sản lượng hàng năm.
- Quy hoạch cây chủ lực để bố trí cây trồng hợp lý đáp ứng sản xuất
hàng hoá
- Vùng sản xuất chuyên lúa và hoa màu : Toàn xã quy hoạch ra 02 vùng

sản xuất lúa và hoa màu tập trung :
+ Vùng sản xuất số 01: Vị trí thuộc địa phận xóm 6; Diện tích: 15ha; Xứ
Đồng: Đồng Màu, Cửa Làng
+ Vùng sản xuất số 02: Vị trí thuộc địa phận xóm 10, xóm 11; Diện tích :
10ha Xứ Đồng: Đồng Bộ, Trằm Guột
7
Các quy hoạch được thực hiện đảm bảo quy định, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt trước để làm căn cứ lập các chương trình dự án, kêu gọi vốn đầu tư và tổ
chức triển khai thực hiện có hiệu quả
* Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu:
Về cơ cấu cây trồng: giảm diện tích lúa năm 2010 từ 92 ha xuống còn lại 82
ha vào năm 2015, số diện tích này chuyển sang thực hiện các dự án kinh tế xã hội.
Về cơ cấu giống: tiếp tục du nhập các loại giống mới có năng suất chất
lượng cao về thay thế các loại giống sử dụng lâu ngày đã bị thoái hoá nên năng
suất, khả năng chống chịu sâu bệnh giảm.
Về cơ cấu mùa vụ: Tổ chức chỉ đạo điều hành sản xuất đảm bảo kịp thời vụ;
lúa là cây trồng chính, trong đó lúa Hè thu phải được tập trung chỉ đạo quyết liệt để
gieo trồng kịp thời vụ thu hoạch xong trước mùa mưa bão, lũ xảy ra, khai thác tối
đa diện tích hiện có để sản xuất đậu Hè thu, đồng thời tập trung đẩy mạnh sản xuất
vụ Đông xuân, coi vụ lúa Đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm.
+ Giải pháp về kỹ thuật:
Phối hợp với cơ quan chuyên môn của thành phố, hàng năm tổ chức tập
huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân; xây dựng các mô hình khuyến
nông, khuyến lâm để tuyên truyền học tập và nhân ra diện rộng. Đưa các giống
mới và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất; đầu tư thâm canh đúng quy
định; điều tiết đủ nước tưới và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại;
Ưu tiên đưa cơ giới vào sản xuất để giảm sức lao động và đảm bảo tiến độ
mùa vụ. Phấn đấu đến năm 2015 có 90% diện tích đất sản xuất được làm bằng
máy; thu hoạch lúa bằng cơ giới chiếm 50%.
Thực hiện tốt việc luân canh cây trồng để tăng khả năng chống chịu, thích

ứng của các loại cây trồng, áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý để tăng
vụ như: Lúa Đông xuân + lúa Hè thu + cây vụ Đông; Lạc hoặc ngô Đông xuân +
đậu Hè thu - cây vụ Đông nhằm khai thác tối đa hệ số sử dụng đất tăng vụ, tăng
sản lượng và giá trị trên đơn vị diện tích.
b, Cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang
trại giai đoạn 2012 - 2015 đảm bảo theo tiêu chí Nông thôn mới, trong đó tập trung
chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:
- Chú trọng đầu tư thâm canh 30 ha chè kinh doanh hiện có, đẩy mạnh sản
xuất chè vụ đông nhằm nâng cao năng suất, giá trị kinh tế của cây chè.
- Chỉnh trang, cải tạo 30ha vườn hiện đang trồng cây ăn quả có giá trị kinh
tế thấp sang trồng các loại cây như Thanh Long, Ổi trái vụ, Táo, Gấc, Cây dược
liệu… có giá trị kinh tế cao.
8
Quy hoạch, chuyển đổi diện tích cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp có khả
năng trồng cây ăn quả cho kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mở rộng
diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
Chỉ đạo và tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ có quỹ đất có điều kiện phát triển
kinh tế trang trại, thực hiện: Làm quy hoạch, lập dự án kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ
sở hạ tầng, tham quan học tập kinh nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Hỗ trợ
các hộ lựa chọn mô hình, loại hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp, chuyên cây,
chuyên con, nhằm tạo giá trị sản xuất hàng hoá lớn.
c, Chăn nuôi:
Khuyến khích các hộ dân đẩy mạnh đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia
đình nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Đối với một số loại vật nuôi ảnh hưởng
lớn đến môi trường nếu nuôi với số lượng lớn như gà, lợn… cần phải thường xuyên
kiểm tra giám sát việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.
Hỗ trợ công tác thú y và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bền vững, an toàn dịch
bệnh.
1.2. Về sản xuất lâm nghiệp:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về bảo vệ và
phát triển rừng; Tiếp tục vận động nhân dân trồng rừng phân tán, đặc biệt là các
đồi nghèo dinh dưỡng, khu vực xung quanh bãi đổ thải của công ty than Khánh
Hòa nhằm điều hòa không khí, cải tạo môi trường.
1.3. Về sản xuất thủy sản:
- Kiểm kê, đánh giá diện tích mặt nước, đất sử dụng trong nuôi trồng thủy
sản và có khả năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã như: ao hồ nhỏ, hồ tự nhiên,
có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy
sản kết hợp với khai thác dịch vụ sinh thái.
1.3. Về tiểu thủ công nghiệp- xây dựng
- Quy hoạch vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung 03 ha tại xóm
14B. Định hướng sản xuất: tận dụng các nguồn vật liệu đổ thải của công ty than
Khánh Hòa để sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng…
- Tập trung công tác quy hoạch, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời có
chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đưa công nghệ mới vào sản xuất từ nguồn
khuyến công và nguồn nông thôn mới.
- Tổ chức họp mặt giới thiệu tiềm năng và các chính sách ưu đãi kêu gọi con
em địa phương đầu tư vào phát triển ngành nghề nông thôn.
- Ðẩy mạnh sản xuất các ngành nghề của xã có khả năng phát triển như: sản
xuất vật liệu xây dựng, gạch không nung, gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, sản
xuất đồ gia dụng bằng vật liệu nhôm kính …
1.4. Về Dịch vụ thương mại:
9
Khuyến kích mở rộng các điểm kinh doanh tại dọc các trục đường chính,
điểm dân cư tập trung, đặc biệt ở trung tâm xã.
Xây dựng chợ tại vị trí đã được quy hoạch với quy mô 0,5 ha tại khu Trung
tâm hành chính và tái định cư xã Phúc Hà, tạo điều kiện cho nhân dân có môi
trường kinh doanh thuận lợi.
Ðào tạo bồi dưỡng kiến thức kinh doanh cho các hộ tư thương đặc biệt
phương thức quản lý, kinh doanh và phong cách phục vụ.

2. Về xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu
2.1. Về thủy lợi:
Tập trung đầu tư, tu sửa nhỏ các hệ thống kênh mương dẫn nước, đảm bảo
chủ động tưới cho sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, quy hoạch hệ
thống tưới đảm bảo tưới tiêu khoa học, tiết kiệm đối với vùng quy hoạch trồng rau,
màu.
Về lâu dài lập các dự án nâng cấp đập Thác Lồng và đập Đồng Bộ đảm bảo
chủ động nước tưới cho cây lúa và một phần phục vụ tưới cho cây công nghiệp
ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kênh tưới kiên cố hóa 1km kênh mương
nội đồng. Riêng đối với khu sản xuất lúa giống và lúa chất lượng cao, xây dựng
500m kênh nội đồng, khu tưới vùng màu xây dựng 500m kênh tưới, quy hoạch hệ
thống tưới đến tận ruộng đảm bảo tưới tiêu khoa học, tiết kiệm.
Nguồn kinh phí triển khai thực hiện: Nhà nước hộ trợ từ nguồn Nông thôn
mới và các chương trình lồng ghép 70% còn lại 30% nhân dân đóng góp.
2.2. Giao thông nội đồng:
Đầu tư nâng cấp các tuyến đường liên xóm, gắn kết với đường nội đồng trục
chính, bê tông hóa thêm các trục đường phụ đảm bảo thuận lợi cho việc đưa cơ
giới hóa vào sản xuất.
Xây dựng hệ thống giao thông nội đồng gắn liền chuyển đổi ruộng đất, quy
hoạch đảm bảo phương tiện cơ giới vào tận chân ruộng vừa làm đất vừa đảm bảo
vận chuyển sản phẩm. Trục đường chính tối thiếu bề mặt đường 3m, trục đường
phụ tối thiếu 2 m, kết hợp hệ thống kênh mương thủy lợi.
Nguồn kinh phí được huy động từ nguồn hộ trợ xây dựng Nông thôn mới và
các nguồn khác 70%, số kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp bằng hiến đất làm
đường, đóng góp ngày công, vật liệu theo đơn vị diện tích được giao
2.3. Ðiện sản xuất:
10
Bổ sung 3 trạm biến áp 350KVA, 2 Km đường dây 35 Kv và 4 km
đường 0,4 để đáp ứng điện cho sản xuất làng nghề, khu trang trại chăn nuôi,

các cơ sở sản xuất công nghiệp, và khu sản xuất TTCN tập trung.
2.4. Cải tạo đồng ruộng:
Do đặc điểm của đồng ruộng trên địa bàn xã là ruộng bậc thang nên không
thể thực hiện triệt để việc dồn điền đổi thửa. Địa phương khuyến khích các hộ
không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho thuê ruộng, khuyến khích nhân dân tự
cải tạo, thỏa thuận dồn điền đổi thửa.
3. Về tổ chức sản xuất:
3.1. Các loại hình hợp tác xã
Củng cố hoạt động của HTX DV NN Nam Hồng, đẩy mạnh phát triển
kinh doanh dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng… tạo việc làm cho lao động địa
phương.
3.2 Kinh tế hộ gia đình:
- Tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho con em địa phương,
đặc biệt những lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ sản xuất
nông nghiệp, đẩy mạnh xây dựng mô hình kinh tế hộ theo hướng nông nghiệp
kiêm ngành nghề phụ, không có hộ gia đình thuần nông. (ngành nghề phụ tập trung
vào các lĩnh vực như: xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ)
Vận động nhân dân mạnh dạn vay vốn, đầu tư sản xuất kinh doanh tạo thu
nhập cao và ổn định.
3.3. Hoạt động các doanh nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các danh nghiệp các hộ sản xuất kinh doanh mở
rộng sản xuất và phát triển, đặc biệt ưu tiên trong các lĩnh vực thu hút nhiều lao
động thủ công và thân thiện với môi trường.
Đề nghị các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh ưu tiên sử dụng lao động
tại địa phương.
Kêu gọi con em là người địa phương có tiềm năng vào đầu tư.
4. Ðào tạo nguồn nhân lực:
4.1. Ðào tạo kiến thức cho nông dân:
Củng cố hệ thống Ban khuyến nông, ban chăn nuôi, thú y xã đảm bảo đủ
trình độ, năng lực để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh cho gia

súc, gia cầm. Hàng năm phối hợp với các trung tâm chuyển giao KHCN thành phố,
tỉnh đào tạo kiến thức về sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo hình thức cầm
tay chỉ việc, tối thiếu 70% hộ nông dân được truyền đạt các kiến thức về giống, kỹ
thuật chăn nuôi, chăm bón, thâm canh, bảo quản sau thu hoạch;
11
Hình thức tổ chức theo từng đợt từ 5 - 7 ngày, tập huấn kỹ thuật 1 đến 2
ngày theo thời vụ gieo trồng. Tổ chức theo mô hình thông qua trung tâm học tập
cộng đồng.
4.2. Ðào tạo chuyển đổi nghề:
- Phấn đấu đến 2015 lao động nông nghiệp còn lại chiếm 30% bình quân
mỗi năm đào tạo và hướng nghiệp chuyển đổi 50 lao động bằng các nghề: thợ cơ
khí, thợ lái máy, thợ xây dựng, dịch vụ thương mại trước mắt điều tra khảo sát cụ
thể nhu cầu lao động cần đào tạo nghề, liên kết với các trung tâm đào tạo vừa đảm
bảo đầu vào song cũng sẽ hướng nghiệp đầu ra cho lao động.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức quản lý, tổ chức sản xuất đảm bảo
đáp ứng công việc mới sau khi chuyển đổi nghề.
4.3. Ðào tạo cán bộ quản lý:
- Ðào tạo cán bộ cấp xã đảm bảo 100% có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ từ trung cấp trở lên, đào tạo cán bộ xóm, các chủ trang trại, doanh nghiệp
về kỹ năng quản lý điều hành, công tác tài chính kế toán, kỹ năng hoạt động
kinh doanh
- Về chính sách đối với cán bộ đi học (theo hình thức tập trung, tại chức )
Địa phương tạo điều kiện, sắp xếp công việc để cá nhân có đủ điều kiện và thời
gian theo học.
5. Thị trường.
Trong thời gian tới cần tập trung phát triển một số mặt hàng chủ lực để
tiến tới xây dựng thương hiệu gồm sản phẩm: rau an toàn, chè an toàn…
6. Vốn và nguồn vốn.
Trên quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ một
phần về kết cấu hạ tầng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống, khuyến nông, đào

tạo nghề, còn lại do nhân dân đóng góp xây dựng.
- Huy động vốn từ nhân dân thông qua các hình thức như hiến đất, xây
dựng sơ sở hạ tầng, đóng góp ngày công, đóng góp vật liệu sẵn có tại chỗ,
đóng góp tiền…
-Tổng mức và cơ cấu dự kiến:
Tổng nguồn vốn để thực hiện đề án: 10.000.000.000 đồng, trong đó:
+ Vốn từ chương trình nông thôn mới hỗ trợ: 6.000.000.000 đồng
+ Vốn vay từ Ngân hàng để phát triển sản xuất: 2.000.000.000 đồng
+ Vốn tự có của nhân dân: 1.000.000.000 đồng
+ Vốn Doanh nghiệp và các nguồn khác: 1.000.000.000 đồng
Hình thức quản lý: Ban quán lý xây dựng Nông thôn mới của xã trực
tiếp quản lý các dự án được phê duyệt.
12
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền quán triệt thực hiện Ðề án:
Sau khi đề án được phê duyệt, Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới phối
hợp với Ban chỉ đạo XDNTM của xã tổ chức học tập quán triệt đến tận cán bộ,
Ðảng viên về các nội dung của Ðề án, phân công các thành viên BCÐ xuống tận
các chi bộ tổ chức học tập thực hiện quán triệt các nội dung đề án.
Các tổ chức đoàn thể tiến hành tổ chức quán triệt cho các đoàn viên, hội viên
của mình hiểu rõ nội dung đề án, trách nhiệm của hội viên đoàn viên trong tổ chức
thực hiện.
Các xóm tổ chức họp dân đưa công khai các nội dung đề án để thảo luận và
bàn các giải pháp tổ chức thực hiện, lựa chọn những nội dung cần ưu tiên trước và
các phương pháp huy động nguồn lực
2. Phân công trách nhiệm BCÐ xã:
- BCH Ðảng ủy xã ra Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện các nội dung của Ðề
án, đồng thời phân công các ủy viên trực tiếp chỉ đạo các đơn vị xóm.
- HÐND xã ra Nghị quyết huy động nguồn lực phát triển kinh tế, giám

sát việc tổ chức thực hiện các nội dung đề án.
- UBND xã, BQL XD Nông thôn mới xã có trách nhiệm tổ chức triển khai
thực hiện các nội dung đề án, phân công cán bộ trực tiếp chỉ đạo các xóm:
+ Đ/c Nguyễn Minh Tuấn: phụ trách chung
+ Đ/c Nguyễn Thanh Sơn: Phụ trách xóm 1
+ Đ/c Trương Bá Hiền: phụ trách xóm 2
+ Đ/c Nguyễn Thị Oanh: phụ trách xóm 3
+ Đ/c Đặng Thị Thanh: phụ trách xóm 4
+ Đ/c Nguyễn Đức Nhất: phụ trách xóm 5, xóm 6
+ Đ/c Lê Ngọc Hưng: phụ trách xóm 7
+ Đ/c Dương Văn Năm: phụ trách xóm 8
+ Đ/c Trần Thị Hương Quế: phụ trách xóm 10
+ Đ/c Nguyễn Minh Tú: phụ trách xóm 11
+ Đ/c Nguyễn Văn Trọng: Phụ trách xóm 12
+ Đ/c Phùng Thị Mây: phụ trách xóm 13, xóm 14B
+ Đ/c Hoàng Thị Bích: phụ trách xóm 14A
- UBMTTQ làm tốt công tác tuyên truyền kiểm tra thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở.
- Các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm vận động hội viên, đoàn viên của
mình tham gia thực hiện tốt các nội dung của đề án.
13
- Hội Nông dân là chủ lực trong cải tạo vườn, xây dựng mô hình vườn mẫu
và mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi.
- Hội Phụ nữ là chủ lực trong phát triển chăn nuôi và ngành nghề (các nghề
có phụ nữ tham gia)
- Hội Cựu chiến binh là chủ lực trong phát triển kinh tế trang trại xây dựng
mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Ðoàn thanh niên là chủ lực trong phát triển kinh tế trang trại, vận động học
nghề và xây dựng mô hình kinh tế hộ Thanh niên.
3. Công tác phối hợp báo cáo sơ tổng kết rút kinh nghiệm.

- Hàng tháng BCÐ XDNTM tổ chức hội nghị giao ban phản ảnh tình hình về
tiến độ thực hiện các nội dung Ðề án.
- Hàng quý tổ chức họp rút kinh nghiệm báo cáo BCÐ thành phố, tỉnh về kết
quả tổ chức thực hiện, các vướng mắc đề nghị giúp đỡ giải quyết.
- Sơ kết công tác 6 tháng về tình hình tiến độ triển khai các nội dung đề án,
lấy những đơn vị triển khai tốt có cách làm hay để nhân ra diện rộng, các tồn tại
vướng mắc đề xuất cấp trên giúp đỡ.
- Tổng kết công tác năm đánh giá kết quả thực hiện về nội dung từng công
việc, mức độ hoàn thành, dự kiến công tác thời gian tới, kết quả giải ngân, các bài
học kinh nghiệm rút ra khen thưởng các cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phần thứ tư
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Ðối với BCÐXDNTM thành phố:
- Thành lập tổ công tác theo dõi chỉ đạo giúp đỡ BCÐXDNTM xã, phân
công cán bộ chuyên môn giúp Ban quản lý xây dựng NTM xã về chuyên môn
nghiệp vụ đào tạo tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ xã.
2. Ðối với các ngành cấp tỉnh:
- Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới, Sở Nông
nghiệp &PTNT giúp đỡ về xây dựng đề án, công tác khuyến nông, đào tạo
nghề cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, làm vườn, trang trại.
- Sở công thương giúp đỡ các chương trình khuyến công, điện phục vụ
sản xuất.
- Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại giúp đỡ thành lập
HTX tín dụng nhân dân, tạo điều kiện ưu tiên các nguồn vốn vay. Ðặc biệt là
các dự án sản xuất.
- Sở Tài nguyên & Môi trường giúp đỡ công tác đo đạc và các hệ thống quản
lý sau chuyển đổi ruộng đất.
14
- Sở Lao động TBXH ưu tiên các nguồn lực đào tạo việc làm, chuyển đổi
nghề đặc biệt là giới thiệu việc làm.

Trên đây là đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân xã
Phúc Hà giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020. Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các quý vị đại biểu để UBND xã tổ chức, triển khai thực
hiện đề án đạt hiệu quả cao.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


15

×