Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục môi trường trong trường MG Ngọc lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 8 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và yếu tố vật chất bao
quanh con người , có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống và sự
tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.
Trong nhà trường , môi trường Giáo Dục và môi trường Sư Phạm bao gồm
tổng hoà các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian ( đất đai, vị trí địa lý , hệ sinh
thái tự nhiên) , môi trường kiến tạo như : các công trình nhà làm việc , bếp ăn, lớp
học , sân chơi, khu vệ sinh, vườn hoa cây cảnh….. Đặc biệt là môi trường văn hoá
qua giao lưu, học tập sinh hoạt của các thành viên trong nhà trường ( giáo viên , cán
bộ , nhân viên) với nhau v giữa họ với trẻ em.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển , cơ thể trẻ còn non
nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ , có tính quyết định
của môi trường xung quanh . Để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và thông minh, nhanh
nhẹn hình thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau
này , chúng ta cần xây dựng và bảo vệ môi trường sống của trẻ và giáo dục trẻ biết
yêu quý và bảo vệ môi trường.
Năm 2008 Bộ Gio Dục v Đào tạo đ ra chỉ thị số 40/2008/QĐ- BGD&ĐT ngy
22 tháng 07 năm 2008 của BGD &ĐT về nhiệm vụ “Xây dựng môi trường thn
thiện, học sinh tích cực” để thực hiện tốt phong trào thi đua này tất cả các trường
học cần xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp theo đúng nghĩa v ph hợp với tình
hình địa phương nơi trưịng đóng, song song với phong trào thi đua này, căn cứ công
văn 751/SGD&ĐT –GDTHMN ngày 17/08/2009 về việc thực hiện hướng dẫn
nhiệm vụ giáo dục mầm non năm 2009-2010 trong văn bản cĩ chỉ đạo nội dung thực
hiện “Vệ sinh môi trường và nước sạch cho trẻ mầm non”
Từ những nội dung v nhiệm vụ trn tôi đã chọn xây dựng đề tài “Một số kinh
nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục môi trường trong
trường MG Ngọc lan tại xã Eakuăng - Huyện Krôngpăk- Tỉnh Đăklăk”
Để chỉ đạo xây dựng có hiệu quả đề tài đã chọn, tôi đã tiến hành bằng nhiều
biện pháp cụ thể , phù hợp với tình hình thực tế tại trường .
2/ Mục đích sáng kiến kinh nghiệm:


Tìm ra biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ
đạo xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục môi trường tại trường MG Ngọc
lan” . Đề tài này mang tính chất thiết thực và cụ thể phù hợp với chủ đề năm học “
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời phù hợp yêu cầu
chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non phát triển nhân cách con người Xã Hội Chủ
Nghĩa . Đây là đề tài giúp cho việc thực hiện từng năm học đạt nhiều kết quả hơn và
đi sâu vào chất lượng cuộc sống con người nói chung ,trẻ em nói riêng hôm nay và
tương lai.
3/ Đ ặc điểm chung :
a/ Thuận lợi :
1
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương , phụ huynh và
nhân dân trong toàn xã.
- Cơ sở vật chất , trang thiết bị tương đối đầy đủ cho một trường Mầm Non đạt
chuẩn giai đoạn I và chuẩn bị phấn đấu giai đoạn II.
- Môi trường lớp học rộng rãi thoáng mát, có nhiều cây xanh, có khuôn viên
tường rào, đồ chơi ngoài trời …
- Là vùng nông thôn, tỷ lệ trẻ tham gia học bán trú đạt trên 80% trên tổng số học
sinh toàn trường.
- 100% CBGVNV đạt trình độ chuẩn , trong đđó có 20% trên chuẩn , đđội ngũ
giáo viên luôn nhiệt tình và có nhiều tâm huyết, giàu kinh nghiệm trong nghề
nghiệp.
b/ Khó khăn :
- Đa số nhân dân sống bằng nghề nông nên kinh tế còn nhiều khó khăn .
- Trường có nhiều lớp nằm sâu trong các thôn nên việc xây dựng và bảo vệ môi
trường còn gặp nhiều khó khăn .
- Còn 1 số ít phụ huynh chưa có ý thức trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường
nên sự kết hợp chưa được thống nhất .
- Chưa có nhiều kinh phí để thực hiện xây dựng môi trường thân thiện xanh-sạch-
đẹp mang tính lâu dài.

Khi đã xác định được những thuận lợi khó khăn tôi đã tìm ra được một số giải
pháp thực thi đề tài như sau :
- PHẦN NỘI DUNG
- I/ Các giải pháp :
- 1/ Nâng cao nhận thức của giáo viên , cán bộ công nhân viên trong
trường về :
- Vai trò của môi trường Giáo Dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ .
- Yêu cầu của việc tổ chức môi trường Giáo Dục phù hợp .
- Tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường đối với trẻ mẫu giáo.Mục tiêu,
nội dung , phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ ở lứa tuổi này .
Đây được coi là biện pháp then chốt bởi vì đội ngũ giáo viên, cán bộ công
nhân viên là những người trực tiếp chăm sóc trẻ là những tấm gương cho trẻ học tập
và noi theo, là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc – giáo dục trong trường
Mầm Non.
Nhận thức đúng sẽ giúp cho hành động đúng . Để thực hiện biện pháp này ,
ban giám hiệu nhà trường đã tích cực :
+ Sưu tầm tìm tài liệu sách báo viết về nội dung giáo dục môi trường cho
toàn trường học tập nghiên cứu .
+ Truy cập các tranh ảnh trên mạng , băng đĩa chiếu cho chị em xem về nội
dung giáo dục môi trường , những hình ảnh môi trường bị con người huỷ diệt, tàn
phá.
2
+ Mở hội thảo chuyên đề cho giáo viên cùng tham gia hưởng ứng thảo luận
về nội dung thực hiện .
+ Tổ chức tham quan du lịch học tập cách xây dựng và giáo dục môi
trường tại các điểm du lịch văn hoá tại thành phố Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh....
2/ Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường:
Việc tổ chức cảnh quan môi trường và khai thác chúng như một phương tiện
Giáo Dục hữu hiệu đến nay vẫn còn là một hạn chế , để có cơ sở đưa ra kế hoạch
chỉ đạo xây dựng môi trường và giáo dục môi trường phù hợp với thực tế hiện có ,

chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường trên
các mặt sau :
- Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường ( thiết kế mặt bằng chung bố
trí phòng làm việc , phòng học , bếp ăn , sân chơi, phương tiện đi lại , khu vệ sinh ,
nước sạch , cây bóng mát , hoa , các chủng loại cây, con vật, cho trẻ học tập….)
- Đánh giá , xếp loại việc sắp xếp , trang trí , sử dụng cụ thể của từng khu vực , từng
lớp .
- Đánh giá môi trường văn hoá xã hội của nhà trường ( mối quan hệ giữa cán bộ
giáo viên nhân viên với nhau , giữa họ với trẻ , giữa phụ huynh với học sinh, dân cư
xung quanh trường và thái độ hành vi của họ đối với việc bảo vệ môi trường)
Việc đánh giá về cơ sở vật chất chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn mô hình trường
chuẩn ngành học Mầm Non, về môi trường văn hoá xã hội dựa trên hướng dẫn của
chuyên đề lễ giáo với trẻ mầm non và các văn bản hướng dẫn đánh giá của Vụ Mầm
Non và Sở Giáo Dục Đăklăk về giáo dục môi trường trong nhà trường.
Kết quả đánh giá này sẽ cho ban giám hiệu và giáo viên thấy được những điểm
được và chưa được của việc tổ chức môi trường Giáo Dục , từ đó đưa ra kế hoạch cụ
thể xây dựng , bổ sung hoàn thiện nhà trường một cách hợp lý , đáp ứng được yêu cầu
giáo dục trẻ trong nhà trường , làm sao cho cảnh quan nhà trường không chỉ có vẻ đẹp
về hình thức mà còn là phương tiện nuôi dạy trẻ có hiệu quả cao.
3. Trên cơ sở kế hoạch hoàn thiện tổng thể cảnh quan môi
trường giáo dục trong trường , chọn chỉ đạo xây dựng những
điểm trọng yếu đáp ứng với yêu cầu giáo dục môi trường và đảm
bảo môi trường giáo dục :
Từ kết quả đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường , tôi đã nghiên
cứu đề ra phương án hoàn thiện tổng thể cảnh quan môi trường giáo dục tại điểm chính
của trường bao gồm : thiết kế mặt bằng chung hiện có, sắp xếp bố trí các khu làm việc
của văn phòng , ban giám hiệu , phòng y tế , khu bếp ăn, phòng học, sân chơi , bồn vòi
rửa tay , khu vệ sinh , nơi cung cấp nước sạch, thoát nước thải , rác , phòng bảo vệ, góc
tuyên truyền của trường, các loại cây xanh bóng mát , vườn rau…... đồ chơi ngoài trời
cho trẻ , mái che .

Trên cơ sở kế hoạch hoàn thiện tổng thể môi trường trong giai đoạn II này trước
mắt chúng tôi chọn chỉ đạo xây dựng cuốn chiếu từng phần để hoàn thiện dần mặt bằng
trong nhà trường hợp lý với diện tích đất hiện có là 1900m
2
và kết hợp với cân đối kinh
3
phí – vốn tự có của nhà trường cùng sự tham mưu tích cực với địa phương cùng các
cấp lãnh đạo tham gia xây dựng với nguồn vốn của nhà nước cho phép hợp lý.
Những công việc đã thực hiện được gồm :
a/ Xây dựng nâng cấp bếp ăn, các trang thiết bị đạt yêu cầu chuẩn:
Với bếp ăn cũ chật hẹp lại đun bằng củi gần nơi lớp học, quy mô ban đầu chỉ phục
vụ cho 50 -80 trẻ học sinh nay lại phục vụ trên 200 trẻ vì vậy việc cấp thiết của nhà
trường là xây dựng bếp ăn mới nâng cấp quy mô bếp 1 chiều chuyển từ đun củi sang
đun bếp ga . Còn bếp cũ tận dụng tu sửa lại làm khu tiếp phẩm ,chế biến thực phẩm
thuận tiện đường nước vào, ra đảm bảo vệ sinh sạch sẽ .
Kinh phí xây bếp ăn mới là 72.500.000 đ trong đó huy động nhân dân đóng góp
40.000.000đ , tiết kiệm chi khác là 22.000.000đ còn lại hợp tác xã điện hỗ trợ
10.500.000đ . Để nâng cấp bếp ăn 1 chiều theo quy mô đạt chuẩn cần có : phòng để các
bình ga, phòng chế biến , ( tận dụng bếp ăn cũ) phòng nấu chia thức ăn , nguồn cung
cấp nước sạch , các phương tiện chế biến thức ăn hiện đại nbư máy xay thực phẩm ,
xay sinh tố , máy làm sữa đậu nành, xe đẩy thức ăn chín , tủ chia đựng thức ăn, tủ lạnh
lưu giữ thức ăn , hê thống khử mùi…..
b/ Tổ chức lớp học :
Đối với trẻ , mọi yếu tố của môi trường đều quan trọng . Diện tích phòng học, góc
chơi , màu tường , loại bàn ghế , đồ dùng đồ chơi ,khăn màn cửa....đều có ảnh hưởng
đến học tập và sinh hoạt của trẻ.( cải tạo nới rộng phòng học...) ốp tường cao 1,6m ,
sơn trít phòng học sạch sẽ, thoáng mát đảm bảo yêu cầu về vệ sinh và thẩm mỹ lớp học
.
Để có đủ diện tích đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện , tôi đã tham mưu UBND Xã
xin mở rộng diện tích đất thêm 1100m

2
, khu vực lớp học gần kề trạm xá để trẻ vui chơi
thoải mái, ngoài phòng học còn xây dựng cải tạo lại khu vệ sinh, bồn rửa tay, hành lang
giúp trẻ được học tập ,vui chơi, ăn, ngủ ,vệ sinh khép kín... và tiếp tục tích cực tham
mưu xây dựng được 4 phòng học, ( trong đó 2 phòng học chương trình 159, 2 phòng
học vốn ngân sách huyện đầu tư ) với tổng kinh phí 1.450.000.000đ
Về trang thiết bị theo từng lớp đã được bổ sung theo yêu cầu giáo dục bao gồm : Bộ
nghe nhìn ( ti vi, đầu đĩa , catset….)Bộ máy chiếu sử dụng vào bài dạy trong chương
trình giáo dục mầm non mới
- Các giá góc , giá đồ chơi, các bàn học đúng quy cách gọn nhẹ tiện cho việc di
chuyển phù hợp với sức trẻ. Mỗi lớp đều có thảm trải nền cho trẻ ngồi học ,chơi , ngủ

- Tạo các khu vực thiên nhiên trong lớp …( giá ,cây, chậu cảnh , bể cá vàng…)
- Các góc cho trẻ bày sản phẩm tạo hình và góc dành cho phụ huynh phối hợp với giáo
viên về nội dung giáo dục lễ giáo cũng như các hoạt động tuyên truyền khác.
- Môi trường giáo dục trong lớp phải đạt các yêu cầu sau :
+ Tu sửa nng cấp 5 phịng học sơn trít, ốp tường, vẽ tường đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ
nhằm tạo được không gian thoáng mát hơn để trẻ vui chơi học tập.
+ Trang trí các lớp , các phòng có thẩm mỹ và đảm bảo an toàn , vệ sinh cho trẻ .
khuyến khích sử dụng các sản phẩm tự làm của cô và trẻ để trang trí lớp tạo môi trường
giáo dục . Trong lớp có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá nhân của trẻ.
4
+ Góc chơi gây tiếng ồn sẽ không xếp gần chỗ yên tĩnh .
+ Việc bố trí lớp cũng cần phải tạo cho giáo viên quan sát được toàn bộ các hoạt
Động của trẻ ở lớp mình.
+ Các đồ chơi được sắp xếp có mục đích nằm gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt
động.
Để có các phòng nhóm đạt yêu cầu , chúng tôi đã chỉ đạo xây dựng điểm tại 5 lớp ở
các lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi sau đó nhân ra toàn trường. Hàng năm chúng tôi đều tổ
chức thi trang trí , sắp xếp ở các lớp, đến nay đã thành nề nếp . Việc làm trên đã đáp

ứng cải thiện môi trường giáo dục , vừa là việc làm hiệu quả trong đổi mới phương
pháp chăm sóc- giáo dục trẻ theo hướng tích cực hoạt động cá nhân, ít tốn kém tiền của
mà lại có tác dụng cao trong giáo dục trẻ.
c/ Xây dựng khu thiên nhiên ngoài trời:
Thế giới thiên nhiên sống động muôn màu muôn vẻ gợi cho trẻ sự ham hiểu biết,
hứng thú khám phá , tìm tòi và trải nghiệm.
Khu thiên nhiên có hòn non bộ uy nghi có suối chảy bao quanh , có cây cỏ xanh
tươi , có các con vật bằng đá, cô tiên ….sẽ tạo được sức hút kỳ lạ đối với trẻ thơ. Khi
được chơi trong khung cảnh này sẽ góp phần làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ phát
triển về ngôn ngữ ,làm giàu kiến thức cho trẻ về thế giới xung quanh .Tiếp xúc với
thiên nhiên cây cảnh khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu thêm về thế giới thực vật , nhờ có
khu thiên nhiên này , cô giáo có thể hướng dẫn trẻ học tập, vui chơi ngoài trời như làm
quen với toán , khám phá môi trường xung quanh , văn học, âm nhạc, tạo hình …..
Ngoài ra cô giáo có thể tiến hành cho trẻ tổ chức các trò chơi leo trèo , chơi với nước ,
với cát , sỏi một cách vui vẻ và hứng thú.
Như vậy việc chọn chỉ đạo xây dựng khu thiên nhiên ngoài trời vừa góp phần tạo nên
một cụm cảnh quan đẹp trong nhà trường , nó vừa có tác dụng như một phương tiện
giáo dục độc đáo , có hiệu quả .Các hoạt động của trẻ ở khu vực này không những mở
rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn giúp hình thành ở trẻ lòng yêu mến thiên
nhiên, giáo dục tình cảm , thái độ bảo vệ môi trường xung quanh
Để có một khu thiên nhiên đẹp và có giá trị giáo dục , chúng tôi đã tham khảo ý kiến
của nhiều chuyên gia về cây xanh, kiến trúc , tư vấn và thiết kế theo yêu cầu sư phạm
của nhà trường .
Bằng các nguồn kinh phí huy động được của ( hội cha mẹ học sinh, nguồn kinh phí
tiết kiệm chi của trường, sự hỗ trợ của UB Xã…) trị giá hơn 40 triệu đồng chúng tôi sẽ
tạo lập được một khu thiên nhiên đẹp và có hiệu quả trong giáo dục và giáo dục môi
trường. Tham mưu xây dựng sân chơi tường rào đạt yêu cầu chuẩn mức độ 2 với nguồn
kinh phí ngân sách huyện là 220.000.000đ.
Để có nhiều loại cây, hoa lạ đẹp để trẻ học tập và vui chơi Vì đặc thù trường có quá
nhiều điểm nằm sâu trong thôn, buôn nên việc trồng cây tạo môi trường xanh –sạch-

đẹp có nhiều loại cây, hoa lạ để trẻ học tập và vui chơi tôi đã tổ chức cho giáo viên và
phu huynh cùng tham gia xây dựng môi trường thiên nhiên, vì đặc thù tại đây đất ở của
giáo viên và phụ huynh rất rộng rãi thoáng mát rất tiện lợi cho việc giáo viên, phụ
huynh tự uơm giống các loại cây xanh, hoa tại nhà sau đó đến mùa mưa mang trồng tại
các điểm trường được chia theo khu vực giáo viên và phụ huynh phụ trách.
5

×