Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.19 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN ĐỊA LÝ & DU LỊCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.s. Châu Hoàng Trung Lê Hữu Hiệp
Lớp: CN Du lịch
Khoá: 31
Cần Thơ 04 -2009GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
1
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô! Trong suốt thời gian ngồi trên
ghế giảng đường đại học là cũng chừng ấy thời gian mà
quý thầy cô đã bỏ ra rất nhiều công sức để truyền đạt
kiến thức cho chúng em, để giờ đây, chúng em, những
người sắp phải rời khỏi ghế giảng đường, rời xa mái
trường thân yêu để bước tiếp con đường tương lai của
mình. Quan trọng hơn cả là chúng em sắp phải chia tay
quý thầy cô, những người mà chúng em luôn luôn cần đến
cho tương lai của mình.
Cảm xúc ấy có lẽ sẽ còn lưu mãi trong lòng mỗi chúng
em. Công ơn của quý thầy cô thì bao la chừng ấy, nhưng
sự đền đáp của chúng em thì chẳng có gì ngoài những lời
cảm ơn thật chân thành này. Trong suốt thời gian qua,
chúng em đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy
cô trong Bộ môn Địa lý và Du lịch và nhất là thầy


Châu Hoàng Trung, thầy đã dành nhiều thời gian quý báu
của mình để hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn này.
Thầy cô ơi! Bây giờ thì chúng em sẽ phải tự mình bước
tiếp con đường phía trước, những gì mà thầy cô truyền
đạt cho chúng em quý giá biết bao nhiêu, đó là tất cả
hành trang cho tương lai của chúng em sau này và chúng
em chỉ biết đáp đền bằng hai chữ “Cảm Ơn”!GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
2

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
5. Lịch sử của vấn đề ..................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................4
1.1. Tài nguyên du lịch................................................................................................4
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..............................................................................5
Địa hình..................................................................................................................5
Khí hậu...................................................................................................................5
Nguồn nước............................................................................................................5
Sinh vật ..................................................................................................................6
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................................6
Di tích lịch sử - văn hoá – kiến trúc.......................................................................6
Các lễ hội ...............................................................................................................6
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học ............................................................6

1.2. Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật .........................................................................7
1.2.1. Cơ sở hạ tầng.....................................................................................................7
1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật......................................................................................7
1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội – chính trị................................................................8
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động ................................................................................8
1.3.2. Các nhân tố chính trị và chính sách phát triển của Nhà nước...........................8
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HOÀ............................................9
2.1. Khái quát ..............................................................................................................9
2.2. Lịch sử hình thành................................................................................................10
CHƯƠNG III: THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ............................11
3.1. Tài nguyên du lịch................................................................................................11
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..............................................................................11
Địa hình..................................................................................................................12
Khí hậu...................................................................................................................12
Sông ngòi ...............................................................................................................13
Bờ biển ...................................................................................................................13
Các điểm tham quan du lịch...................................................................................14
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................................27
Di tích lịch sử - văn hoá và công trình kiến trúc....................................................27
Lể hội văn hóa........................................................................................................45
Làng nghề...............................................................................................................47
Ẩm thực..................................................................................................................48
3.2. Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật .........................................................................50
3.2.1. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ..................................................................50
3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật......................................................................................53
3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội – chính trị................................................................53
3.3.1. Kinh tế...............................................................................................................53
3.3.2. Dân cư và lao động ...........................................................................................54
3.3.3. Khoa học và giáo dục........................................................................................55
3.3.4. Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước .....................................................55

CHƯƠNG IV: HIỊỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................62
4.1. Hiện trạng du lịch tỉnh Khánh Hoà ......................................................................62
4.2. Định hướng phát triển du lịch ..............................................................................63
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67
PHẦN PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng người thương đi về”
Khánh Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên
biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với
khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các
sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một
tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác
định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Vào tháng 5/2003,
vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp
nhất thế giới.
Là một sinh viên chuyên ngành về du lịch, em quyết định chọn đề tài “Thế mạnh về
du lịch tỉnh Khánh Hoà” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Ngoài mục đích nghiên cứu để làm đề tài luận văn tốt nghiệp thì việc nghiên cứu về
đề tài trên còn nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng về tài nguyên thiên nhiên, từ đó có
những kiến nghị về sự phát triển du lịch của tỉnh, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh
cho khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu về thế mạnh du lịch
tỉnh Khánh Hoà còn giúp em củng cố và bổ sung thêm nguồn kiến thức cần thiết để
phục vụ cho công tác du lịch sau này mà nhất là vai trò của một Hướng dẫn viên du
lịch.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Tỉnh Khánh Hoà có diện tích khá rộng, hơn nữa với yêu cầu của một luận văn cùng
với nhiều nguyên nhân khách quan khác nên phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn
trong phạm vi của tỉnh và các tuyến đường giao thông liên kết trực tiếp.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Quan điểm lịch sử
Khi nghiên cứu một đề tài nào đó thì việc tìm hiểu về lịch sử của nó là rất quan
trọng, ta nên xem xét chúng trên quan điểm lịch sử để biết được nguồn gốc, xuất xứ của
vấn đề, từ đó có thể so sánh với thực tại và đưa ra hướng phát triển trong tương lai trên
cơ sở tôn trọng lịch sử, bảo tồn các giá trị lịch sử cho thế hệ mai sau.
4.1.2. Quan điểm tổng hợpGVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
5
Ngành du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều quốc gia trên thế giới. Với vai trò quan trọng như thế nên khi nghiên cứu về lĩnh
vực này, chúng ta nên xem xét chúng trong mối quan hệ tổng hợp với nhiều lĩnh vực
của nhiều ngành kinh tế có liên quan, chứ không nên xem xét chúng một cách riêng lẽ
từ đó sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng hợp về thế mạnh của chúng khi kết hợp cùng
nhiều lĩnh vực khác nhau.
4.1.3. Quan điểm lảnh thổ
Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự
lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo thành từ
nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, đó là các
phân hệ khách du lịch, phân hệ tổng thể tự nhiên lịch sử - văn hoá, phân hệ công trình
kỹ thuật phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ công nhân viên phục vụ và bộ phận
điều
khiển…
Việc sử dụng phương pháp này cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối
tượng nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ban đầu, vạch ra các chỉ tiêu thích
hợp, xác định cấu trúc tối ưu của hệ thống lãnh thổ du lịch.

Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch còn nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế hoạt động
bên trong của hệ thống trong quá trình tác động qua lại giữa các thành phần cũng như
cả hoạt động bên ngoài và tác động qua lại của nó với môi trường xung quanh.
4.1.4. Quan điểm viễn cảnh
Vận dụng quan điểm này sẽ giúp em có được cái nhìn chiến lược về sự phát triển
cảu đề tài và đề xuất những hướng đi đúng đắn trong tương lai, cho phép dự đoán và dự
báo về khả năng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà, từ đó đưa ra hướng khai thác và
sử dụng hợp lý các thế mạnh về du lịch của tỉnh cũng như hướng bảo tồn và phục vụ
nghiên cứu.
4.2. Phương pháp cụ thể
4.2.1. Phương pháp bản đồ
Bản đồ không chỉ như một phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về
nguồn tài nguyên, các luồng khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc các
thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch (tính ổn định, tính thích hợp…)
mà còn là một cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính qui luật hoạt
động của toàn bộ hệ thống.
4.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, phân tích tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp cơ bản nhất cho đề tài luận văn này. Để có được nhiều thông
tin, tài liệu, số liệu…em đã tìm tòi trên nhiều trang sách khác nhau, nhiều trang web,
thông tin trên báo…từ đó em đã xử lý và tổng hợp thành một chuỗi có hệ thống những
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài luận văn này.GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
6
4.2.3. Phương pháp thực tế và tư vấn trực tiếp
Có được phương pháp này là kết quả của việc đi thực tế và những chuyến đi tour do
các công ty du lịch tạo điều kiện giúp đỡ đã giúp em rất nhiều trong việc quan sát trực
tiếp cũng như tư vấn tại chỗ những gì diễn ra trước mắt, từ đó giúp em có cái nhìn thiết
thực hơn, cụ thể hơn về thế mạnh du lịch của tỉnh Khánh Hoà.
5. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ
Như em đã nói ở trên, qua những lần đi thực tế em đã thấy được tiềm năng về du

lịch của vùng đất này. Hơn nữa, thành phố Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những
thành phố du lịch đẹp nhất của cả nước, từ đó đã gợi cho em cảm nhận sâu sắc về “Nha
Trang biển gọi” này.
Hiện nay, Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những điểm du lịch được lựa chọn
nhiều nhất của khách du lịch khu vực Phía Nam. Để tìm hiểu thông tin về du lịch
Khánh Hoà thì không quá khó khăn, thông tin từ các thầy cô, từ sách vở, báo đài, đặc
biệt là các trang web cùng với sự tư vấn của các nhân viên công ty du lịch đã giúp em
có được bài luận văn này.GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở
thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được
trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Ngành du lịch hiện nay đạt được hiệu
quả cao và được gọi là ngành “công nghiệp không khói” hay là “ngành xuất khẩu vô
hình”.Mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi địa phương muốn phát triển ngành du lịch đòi hỏi
phải có sự kết hợp của nhiều nguồn lực khác nhau.
1.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến
việc hình thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động
dịch vụ.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của
chúng góp phần khôi phục và phát triển thế lực và trí lực của con người, khả năng lao
động và sức khoẻ của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và
gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể chia làm hai nhóm:
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đó chính là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng
ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên
ngoài của bản thân nó. Các thành phần của tự nhiên có ảnh hưởng mạnh nhất đến du
lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên sinh vật.
 Địa hình
Đối với du lịch, điểm quan trọng nhất của địa hình là đặc điểm hình thái, nghĩa là
các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn
cho khai thác du lịch. Địa hình bao gồm các dạng như:
- Đồng bằng: là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp nên đây là
nơi quần cư đông đúc. Thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hoá của con người,
địa hình đồng bằng có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
- Địa hình vùng đồi: thường tạo ra một không gian thoáng đãng và bao la thích hợp
với các loại hình tham quan, cắm trại. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông
đúc, lại là nơi có nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hoá lịch sử độc đáo tạo khả
năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.
- Địa hình miền núi: có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận
lợi cho việc tổ chức du lịch thể thao, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các khu
vực GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu
Hiệp
8
thuận tiện cho chuyển tiếp lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn toàn cảnh và thích hợp
với môn thể thao leo núi…
- Địa hình ven bờ: có ý nghĩa rất quan trọng, có thể phát triển các loại hình du lịch
như tham quan theo chuyên đề khoa học, nghỉ dưỡng, tắm biển, các môn thể thao trên
mặt nước…
Ngoài ra còn có các kiểu địa hình hang động, địa hình carstơ…cũng là những dạng
địa hình có thể khai thác du lịch hiệu quả.
 Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch.
Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích. Tuy

nhiên, mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Điều kiện khí
hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du
lịch.
Tính mùa vụ của du lịch cũng chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Các vùng
khác nhau có tính mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu.
 Nguồn nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước trên bề mặt và nguồn nước ngầm trong lòng
đất. Đối với du lịch thì nguồn nước trên mặt có ý nghĩa rất lớn bao gồm đại dương,
biển, hồ, sông, suối, hồ nhân tạo…
Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tuỳ theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi
và theo nhu cầu của mỗi quốc gia. Nước không chỉ có tác dụng phục hồi trực tiếp mà
còn ảnh hưởng nhiều đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu
khí hậu ven bờ.
Trong tài nguyên nước cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng, đây là nguồn tài
nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
 Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch, nó hình thành nên các
rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…Việc tham quan du lịch trong thế
giới
động – thực vật sống động, hài hoà trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng
yêu cuộc sống.
Ngoài các yếu tố tự nhiên trên còn có các hiện tượng đặc biệt của thiên nhiên có tác
động mạnh mẽ đến phát triển du lịch như hiện tượng nhật thực, tuyết rơi ở vùng khí hậu
nhiệt đới…
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những gì do con người tạo ra, hay nói cách khác nó
là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân
khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với tài nguyên
du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn có các loại sau:GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp

9
 Di tích lịch sử - văn hoá – kiến trúc: là những không gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân
con
người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại bao gồm: Di tích văn hoá khảo cổ; Di
tích lịch sử; Di tích văn hoá nghệ thuật; Các loại danh lam thắng cảnh.
 Các lễ hội: là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú,
là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một
dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại. Lễ hội thông thường có hai
phần: phần lễ và phần hội.
Khách du lịch khi tham gia lễ hội họ thường cảm thấy một sự hoà đồng mãnh liệt,
say mê nhập cuộc. Những lễ hội gắn chặt vào kết cấu của đời sống khu vực hay quốc
gia và chính tại đây, tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ.
Do vậy, lễ hội có tính hấp dẫn du lịch rất cao.
 Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập
quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học đó là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã
hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong qui hoạch
cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…
Việt Nam với 54 dân tộc còn giữ gìn nguyên vẹn những phong tục tập quán, hoạt
động văn hoá văn nghệ đặc sắc, nhiều kỹ năng độc đáo. Ở Việt Nam còn có hàng trăm
làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính nghệ thuật cao như
nghề chạm khắc, đúc đồng, gốm sứ, dệt lụa…cùng với các món ăn dân tộc với nghệ
thuật chế biến độc đáo. Ngoài ra, nước ta còn có một nền kiến trúc có giá trị nghệ thuật
cao hấp dẫn khách du lịch.
 Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác
Đó là các trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và
nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức
âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, các cuộc thi hoa

hậu…Các đối tượng văn hoá này cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan,
nghiên cứu.
1.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG – VẬT CHẤT KỸ THUẬT
1.2.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về
phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng
hàng đầu. Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định,
nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông.
Thông tin liên lạc cũng là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du
lịch, nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch. Ngoài ra, trong cơ
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
10
sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp
điện,
nước… Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của khách.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có
hoạt động du lịch.
1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các
tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu du khách. Chính vì vậy nên sự phát triển du
lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu buôn bán, trạm cung cấp
xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao…Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật
chính là các cơ sở lưu trú và ăn uống, tức là nguồn vốn cố định của du lịch.
1.3. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, cùng với hoạt động lao động,
dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng người lao động và học sinh tăng

lên sẽ tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau. Số lượng người lao động trong hoạt
động sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch.
Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự tăng dân số, tăng mật độ dân số, độ dài
của tuổi thọ, sự phát triển đô thị hoá…liên quan mật thiết đến sự phát triển du lịch.
1.3.2. Các nhân tố chính trị và chính sách phát triển của Nhà nước
Nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm
hãm sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát
triển trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Do vậy, hoà bình
rõ ràng là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch.
Bên cạnh đó, đường lối chính sách phát triển du lịch của Nhà nước cũng được xem
là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong việc phát triển ngành du lịch. Đó là sự
quan tâm đầu tư, kêu gọi đầu tư, quan tâm đến việc bảo tồn, xây dựng và phát triển, bảo
vệ môi trường…nhằm thúc đẩy du lịch phát triển.
Ngoài các nhân tố kể trên, sự phát triển của ngành du lịch còn liên quan đến nhiều
nhân tố khác đó là: Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế; Nhu cầu
nghỉ ngơi du lịch của con người; Cách mạng khoa học kỹ thuật; Đô thị hoá; Điều kiện
sống; Thời gian rỗi…
Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch mà em vừa
nêu trên là những nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển ngành du lịch của
mỗi vùng, mỗi quốc gia cũng như của mỗi địa phương.GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
11
Lợi ích của ngành du lịch mang lại thì đã thấy rõ, tuy nhiên, một quốc gia nói chung
và một địa phương nói riêng muốn phát triển được ngành du lịch phải tạo ra được thế
mạnh trong lĩnh vực này. Thế mạnh để phát triển du lịch của một địa phương không chỉ
là những gì sẵn có trong tự nhiên mà nó còn là tài nguyên du lịch nhân văn, thế mạnh
về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật, sự đầu tư và quan tâm của chính
phủ…Và đó cũng là cơ sở để em tìm hiểu, nghiên cứu về thế mạnh của ngành du lịch
tỉnh Khánh Hoà.GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH:
Lê Hữu Hiệp

12
BẢN ĐỒ CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAMGVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
13
BẢN ĐỒ DU LỊCH THÀNH PHỐ NHA TRANGGVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
14
BẢN ĐỒ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ NHA TRGVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
15
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HOÀ
2.1. KHÁI QUÁT
- Diện tích: 5.217,7km²
- Dân số: 1.135 nghìn người (năm 2006)
- Tỉnh lỵ: Thành phố Nha Trang
- Dân tộc: Việt (Kinh), Ra Glai, Hoa, Cơ Ho...
- Đơn vị hành chính
+ Thị xã: Cam Ranh
+ Huyện:Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa,
Cam Lâm.
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, hội đủ các dạng địa
hình cơ bản: vùng núi bán sơn địa, đồng bằng duyên hải, biển, bờ biển và các đảo, quần
đảo, như hình ảnh của đất nước Việt Nam thu nhỏ, có rừng núi, đồng bằng, miền ven
biển, hải đảo. Ðặc điểm này tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển kinh tế toàn diện
và quan trọng nhất là thế tổng hợp kinh tế biển.
Khánh Hoà nằm trên các đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và thế giới.
Ðường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua 5 huyện, thị xã, thành phố của
Tỉnh, nối liền Khánh Hoà với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Ðường quốc lộ 26 nối
liền Khánh Hoà với các tỉnh Tây Nguyên. Sân bay Cam Ranh, Nha Trang và các cảng
Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói nối liền Khánh Hoà với cả nước và quốc tế.

Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo thuộc huyện
Trường Sa có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng. Biển Khánh Hoà
có nhiều đặc sản như tôm, mực, các loại cá biển Bắc, biển nhiệt đới ... đặc biệt là yến
sào, một đặc sản có giá trị quý như vàng, khiến từ lâu vùng quê này được mệnh danh
"xứ trầm, biển yến". Vào tháng 5/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhận là thành
viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.
Khánh Hòa không chỉ là một trong những tỉnh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng mà còn là
nơi có truyền thống văn hóa lâu đời và truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc
ngoại xâm.Khánh Hòa còn có những công trình kiến trúc lâu đời có giá trị như Tháp
Bà, Kim thân Phật tổ; tỉnh cũng có nhiều trường Ðại học, Học viện, các Trung tâm
Khoa học lớn có tầm quan trọng cả nước như Viện Pasteur, Viện Vắc-xin, Viện nghiên
cứu biển, Ðại học Thuỷ sản ...
Người dân Khánh Hòa sống trong cảnh vật mà thiên nhiên ban tặng cho một vùng
duyên hải với những bãi cát trắng mịn, những rặng san hô kỳ ảo dưới lòng đại dương và
những công trình cổ kính ... đã tạo nên tính cách chân thành, thân thiện, hiếu khách, cần
cù và giản dị của người dân Khánh Hòa - giống như vùng biển Khánh Hòa kín gió, sóng
nhẹ.
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử - văn hoá đã đem lại cho tỉnh Khánh Hoà
một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Thành phố Nha Trang, Trung tâm
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
16
Chính trị - Kinh tế -Văn hóa của tỉnh Khánh Hoà hiện được xác định là một trong 10
trung tâm du lịch lớn của cả nước.
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tại đây đã từng tồn tại một nền
văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh.
Theo Ðại Nam nhất thống chí, năm 1653 vua Chăm là Bà Thấm sai quân quấy nhiễu
biên cảnh, chúa Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc chống giữ, nhân đêm tối vượt
núi Thạch Bi, tiến đến tận sông Phan Lang (Rang). Vua Chăm sai con mang thư hàng
và xin dâng đất cho chúa từ phía Ðông sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa

Nguyễn chấp thuận, đặt dinh Thái Khang chia làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh
gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương (thuộc phủ Diên Ninh) ở phía
Nam; huyện Tân Ðịnh, Quảng Phước (thuộc phủ Thái Khang), giao cho Hùng Lộc trấn
thủ.
Như vậy, với việc đặt dinh Thái Khang và phân chia các đơn vị hành chính, chúa
Nguyễn đã đưa vùng đất Khánh Hoà ngày nay hội nhập vào lãnh thổ Ðại Việt. Sự kiện
lịch sử này được coi là mốc thời gian mở đầu cho sự hình thành địa phận hành chính
tỉnh Khánh Hoà ngày nay.
Tên tỉnh Khánh Hòa được xác lập vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng, gồm 2
phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Ðiền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh
Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Ðịnh.
Trải qua triều Nguyễn, thời thuộc Pháp, tỉnh lỵ đóng tại thành Diên Khánh. Đến đầu
năm 1945 chuyển về đóng tại thị xã Nha Trang (nay là thành phố Nha Trang) cho đến
nay.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 29/10/1975, hai tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa được hợp nhất thành một tỉnh mới là tỉnh Phú Khánh.
Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp lên thành Thành phố Nha Trang.
Ngày 28/12/1982, Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 4 đã quyết định sáp nhập huyện
đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.
Ngày 30/6/1989, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 đã quyết định chia tỉnh Phú
Khánh thành 2 tỉnh mới là Khánh Hòa và Phú Yên.
Cho đến nay, Khánh Hòa có sáu huyện là Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Khánh Vĩnh,
Khánh Sơn, Trường Sa; thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang.
Thủ phủ của tỉnh là thành phố Nha Trang. Khánh Hòa có hai huyện miền núi là Khánh
Vĩnh,
Khánh Sơn và một huyện đảo là Trường Sa.
Ngược dòng thời gian, Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Nơi đây,
ngày nay vẫn còn sừng sững khu tháp cổ thờ Bà mẹ xứ sở Ponagar nằm trên đỉnh hòn
Cù Lao thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang là một quần thể kiến trúc tín
ngưỡng thuộc loại lớn nhất trong hệ thống đền tháp Chămpa tại Việt Nam.

Ngoài Tháp Bà, ở Khánh Hòa còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như Bia Võ
Cạnh có niên đại khoảng thế kỷ III-VI sau công nguyên, là tấm bia cổ vào bậc
nhất
nước ta và Đông Nam Á; Thành Hời, miếu Ông Thạch, ... nhưng có thể khẳng định,
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
17
trong số những di tích văn hóa Chămpa ở Khánh Hòa thì khu di tích tháp Bà Nha Trang
là di tích còn lại tiêu biểu nhất và quan trọng nhất của nền văn hóa Chămpa về các lĩnh
vực: kiến trúc, điêu khắc và bia ký.
Cùng với các di sản văn hóa vật thể đó là những di sản văn hóa phi vật thể có bản
sắc riêng trong dòng văn hóa dân tộc mà tiêu biểu là truyền thuyết về nữ thần Ponagar -
Bà mẹ xứ sở, là lễ hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, là điệu múa bóng dâng Bà đã đi vào
câu ca:
"Ai về Xóm Bóng quê nhà
Hỏi thăm điệu múa dâng Bà còn không?"
Dấu vết thành lũy Diên Khánh nay còn lưu lại chứng tích một công trình văn hóa
vật thể, đã được cha ông ta xây dựng khi bắt đầu hình thành phủ Thái Khang và Diên
Ninh trấn giữ vùng Nam Trung Bộ, khai điền, lập ấp, mở rộng bờ cõi cho sự phát triển
phồn vinh của dân tộc về phương Nam. Hệ thống đình chùa, miếu mạo khắp các thôn
làng trong vùng đất Khánh Hòa vẫn còn lưu giữ để tôn vinh thờ cúng những vị
tiền
hiền, hậu hiền đã có công giúp nhân dân làm ăn sinh sống. Hệ thống nhà thờ họ của
người dân là biểu hiện của nỗi nhớ về cội nguồn quê hương đất nước, chim có tổ, người
có tông, mà cùng nhau gìn giữ thanh danh truyền thống cho gia đình, dòng họ của
mình, cùng nhau giáo dục làm điều thiện, tránh điều ác, làm rạng rỡ tông danh dòng họ,
kẻ hậu sinh luôn nhớ về công đức của các bậc tiền bối. Hệ thống chùa chiền Phật giáo,
nhà thờ Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Tin Lành ... trải rộng khắp vùng lãnh thổ Khánh
Hòa góp phần giáo dục con người làm điều hay lẽ phải, tránh điều dữ, điều ác, góp phần
hoàn thiện con người trong xã hội hướng tới cái "Chân - Thiện - Mỹ ".
Trên đây là những gì khái quát nhất, cơ bản nhất giúp ta có được cái nhìn tổng thể

về tỉnh Khánh Hoà cũng như lịch sử hình thành nên vùng đất này. Những di tích văn
hoá - lịch sử, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những công viên tráng lệ, những
tượng đài đầy ấn tượng sẽ góp phần vẽ nên bức tranh văn hóa vật thể hoành tráng trên
vùng đất Khánh Hòa xinh đẹp, hùng vĩ, thơ mộng và giàu tiềm năng này. Để biết được
chi tiết hơn về tỉnh Khánh Hoà và cũng là vấn đề chính của đề tài, em xin trình bày ở
các chương tiếp theo dưới đây.
CHƯƠNG III. THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ
3.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
 Địa hình
Do bị một số dãy núi phân cắt, cho nên địa hình đồng bằng Khánh Hòa đã hình
thành 3 vùng riêng biệt.
- Đồng bằng Vạn Ninh - Ninh Hòa: Diện tích khoảng 200km², độ cao tuyệt đối 5 -
15m, bề mặt địa hình nghiêng về phía Đông - Nam. GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
18
- Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang: Diện tích gần 300km², phần phía Tây dọc
sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối 10 - 20m, phần
phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt
mạnh bởi các dòng chảy.
- Đồng bằng Cam Ranh: Diện tích khoảng 200km² bằng phẳng, ít phân cắt, độ cao
tăng dần về phía Tây từ 20-30m.
So với cả nước, Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao, độ cao trung bình
so với mực nước biển của tỉnh Khánh Hòa khoảng 60m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm
những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới 1.000m nhưng gắn với dải Trường Sơn,
lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng, tạo ra nhiều cảnh đẹp.
Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có dãy Tam Phong cùng với dãy núi Đại Lãnh làm thành
ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ngoài dãy Tam Phong, vùng
này còn có các núi khác có độ cao trên 1.000m như: núi Dốc Mõ, núi Đại Đa Đa, núi
Hòn Chảo, Hòn Chát…

Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh về phía Nam thuộc các địa phận Ninh Hòa, Nha
Trang, Diên Khánh, Cam Ranh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát
biển, tạo nên nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích
lịch sử, cách mạng của địa phương như núi Chúa, Hòn Ngang, Hòn Bà, Hòn Cù Lao,
Hòn Chồng, Hòn Dung, Hòn Dữ, núi Đồng Bò, núi Xưởng (đồi Trại Thủy), núi Sinh
Trung, núi Chụt...
Hai huyện miền núi phía Tây tỉnh là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh núi rừng chiếm hầu
hết diện tích, có nhiều núi cao hiểm trở, trong đó có các đỉnh núi cao trên 1.000m như:
Hòn Giao (2.062m), núi Chư Tông (1.717m), Chư Bon Gier (1.967m), Chư Bon Giang
(1.418m), Hòn Tiêu Quang (1.743m), Hòn Gia Lo (1.812m)...
 Khí hậu
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với
các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam
từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn. Thường chỉ có 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa
tháng 12, tập trung vào 2 tháng 10 và 11, lượng mưa thường chiếm trên 50%
lượng
mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ
nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh
núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa.
Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.
Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng
đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực,
nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37 - 38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến
tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20 - 27°C (ở Nha Trang) và 20 -
26°C (ở Cam Ranh).
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng
0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta, các trận bão
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp

19
được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng
vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao
nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng
bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, tác hại đến
sản xuất và đời sống của nhân dân.
 Sông ngòi
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài
từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông
đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ
biển, cứ khoảng 5 - 7km có một cửa sông.
Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo
hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo
các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ
dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn
Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của
tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây. Hai dòng sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha
Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa)
- Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 79km,
phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh
và Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ
lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 - 2.000m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20km nên độ
dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu.
- Sông Dinh chảy ngang qua huyện Ninh Hòa chảy ra cửa biển Hà Liên đổ vào vịnh
Nha Phu.
 Bờ biển
Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài
khoảng 385km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với khoảng 200 đảo
lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Dọc theo bờ biển từ Đại
Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh,

vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam
Ranh. Trong đó nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16km, chiều rộng 32km,
thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6km, có độ sâu từ 18 - 20m, và thường được
xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á.
Vịnh Cam Ranh là một địa thế quân sự quan trọng, được quân Pháp dùng làm căn
cứ hải quân, quân Nga sử dụng vào chiến tranh Nga - Nhật vào đầu thế kỷ XX, quân
Nhật dùng để xâm chiếm Malaysia vào Đệ nhị thế chiến và được quân đội Hoa Kỳ phát
triển thành một khu căn cứ quân sự trong thời chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh,
vịnh này được cho quân đội Liên Xô thuê làm căn cứ đến năm 2004. Từ đó đến nay,
cảng Cam Ranh không còn là cảng quân sự và đã được chính phủ khai thác để phục vụ
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
20
 Các điểm tham quan du lịch
Vịnh Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh được xem là một
trong ba vịnh thiên nhiên tốt và đẹp nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới
60km² và độ sâu trung bình 18 - 20m nước.
Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ mang trải dài như một dải lụa xanh thẳm, chỗ
hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh
từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra
một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt
nước luôn êm đềm. Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng
lớn...Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh tạo cho mặt vịnh một màu xanh
rất dễ chịu.
Vịnh Cam Ranh là nơi lý tưởng để tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế như:
bơi thuyền, câu cá, lặn biển xem san hô, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, leo núi... Xung quanh
có núi bao bọc làm cho vùng biển luôn kín gió. Cam Ranh chỉ cách đường hàng hải
quốc tế 1 giờ tàu biển (so với Hải Phòng cách 18 giờ). Cảng thương mại trong vịnh
Cam Ranh có tên là cảng Đá Bạc tại thị trấn Ba Ngòi, vì vậy còn có tên là cảng Ba

Ngòi.
Bãi Dài
Bãi biển Bãi Dài (Cam Ranh) uốn quanh dài trên 10km, nhìn xa tít là những hòn đảo
chắn biển. Vẻ hoang sơ của nó khiến du khách phải nao lòng...
Bãi Dài như nàng công chúa bị đánh thức sau bao năm nằm ngủ. Từ khi con đường
dài 21km nối liền khu vực nam sông Lô, Nha Trang đến sân bay Cam Ranh được đưa
vào sử dụng vào ngày 30/4/2004 thì Bãi Dài trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Theo
quy hoạch, trong tương lai khu vực Bãi Dài sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm phía
nam Khánh Hoà với tổng diện tích 200ha. Tại đây sẽ hình thành các khu du lịch với
những resort 3 - 4 sao. Nhưng đó là tương lai xa, còn bây giờ bạn vẫn có thể đến Bãi
Dài để tận hưởng vẻ đẹp lạ lùng của một vùng biển hoang sơ.
Bãi biển Bãi Dài có cát mịn và rất sạch. Trong những ngày biển êm, triều rút xa thì
biển lộ ra cả một vùng cát rộng mênh mông (thế nên có tên gọi là Bãi Dài). Bạn sẽ cảm
thấy thích thú khi gặp những chú còng biển nhỏ, xinh xinh cứ nô đùa trên cát mà chẳng
hề sợ người. Bãi tắm ở đây cạn, an toàn, kể cả những người không biết bơi. Thú tắm
biển ở Bãi Dài khác với thú tắm biển ở Nha Trang, vì bạn có cảm giác như biển ở đây
gần như chưa có ai đến. Sát ngay bãi cát biển, mỗi hộ buôn bán đều đào một giếng nước
ngọt với độ sâu chừng 2m, du khách được sử dụng miễn phí.
Cuộc hành trình đến Bãi Dài còn phải là một cuộc hành trình khám phá. Cát ở đây
rất trắng, một màu trắng thuần khiết tạo nên những ngọn đồi cát tuyệt đẹp. Những rừng
cây nhỏ, dây leo chằng chịt bám víu vào cát tạo ra những thảm xanh tươi mát.
Cây
dương được trồng nhiều ở đây tạo thành những cánh rừng lãng mạn trốn trong đồi cát
trắng. Leo lên đồi, rồi chọn bóng mát dưới rừng dương, bạn đã có dịp tận hưởng một
ngày riêng với Bãi Dài.GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
21
Vịnh Vân Phong
Vịnh Vân Phong cách Nha Trang về phía Bắc hơn 30km theo đường chim bay,
60km đường bộ và 40 hải lý theo đường biển.

Vùng vịnh bao gồm nhiều đảo và vịnh:
Hòn Quéo – Mỹ Giàng, Hòn Tai – Mũi Cò, Mũi Gành - Hòn Trâu Nằm, Khải
Lương - bán đảo Hòn Gốm, Hòn Đô - Vạn Thạnh, Đầm Môn, Xóm Cồn, Mũi Hòn
Ngang, Vĩnh Yên - Vạn Thọ, Tân Phước, Hải Triều, Ninh Lâm, Vạn Thắng - Xóm Hộ,
Vạn Giã, Xuân Tự, Xuân Hòa, Xuân Mỹ, Ninh Hải - Đông Hải, Ninh Thủy, Bãi Tre,
Hòn Lớn, Vạn Thạnh, Mũi Gành Rồng, Hòn Đen, Hòn Me, Hòn Dung, Hòn Vung, Hòn
Bịp - Mũi Đá Son.
Phía Tây vịnh Vân Phong (cách bờ vịnh 20 - 30km) là phần kéo dài của dãy Trường
Sơn. Phía Đông Nam cửa Vịnh rộng 17km thông ra biển Đông. Phía Đông Bắc là bán
đảo Hòn Gốm gồm các dãy núi nhỏ và cồn cát kéo dài nên tránh được sóng. Phía Đông
Nam nằm giữa bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn và đảo Cổ Cò, là dải nước hẹp có chiều
rộng 200m có độ sâu trung bình 25m, là kênh đào tự nhiên rất thuận lợi. Tổng diện tích
khu vực này khoảng 150.000ha; trong đó diện tích mặt nước vùng vịnh khoảng
80.000ha và diện tích đất liền khoảng 70.000ha. Khu vực này có địa hình phong phú,
đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu và kín gió, bờ và bãi biển, cồn cát hấp dẫn
và là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật
biển nông ven bờ.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia Liên Hiệp Quốc và các nhà nghiên cứu đầu tư
phát triển thì Vân Phong là nơi có tiềm năng hàng đầu khu vực châu Á để phát triển du
lịch sinh thái, có sức thu hút đông đảo du khách bốn phương.
Hiện nay trong khu vực này có nhà máy đóng tàu biển Huyndai - Vinashin; Xí
nghiệp tuyển cát xuất khẩu và cảng cát Đầm Môn...; Nông nghiệp có nuôi trồng thủy
sản (năm 2002 có 900ha nuôi tôm sú, thu 1.500 tấn và có 5.100 lồng nuôi tôm hùm, cá
mú được 250 tấn); về du lịch có các khu du lịch Dốc Lết, Đại Lãnh, Hòn Sơn - Suối
Hoa Lan, Hòn Ông - Đầm Môn.
Hòn Ông
Hòn Ông là một đảo nhỏ nằm trong vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa. Đây là điểm du lịch của Khánh Hòa vẫn giữ được vẻ hoang sơ với những
dải cát trắng mịn bên bờ biển xanh tinh khiết. Biển ở đây sạch và xanh đến lạ kỳ. Nếu
đến đây vào khoảng giữa tháng hai và tháng năm (mùa ruốc) hoặc sứa sinh sản,

du
khách sẽ được chứng kiến cảnh đàn cá voi tung tăng đùa giỡn gần bờ để săn mồi chúng
yêu thích. Dải cát trắng mịn thoai thoải theo triền các gờ đá nổi lô nhô tạo nên
một
phong cảnh nên thơ, êm ả. Hương biển tinh khiết quyện với hơi gió mặn mòi phả vào
mặt đem lại cho ta cảm giác dễ chịu khó quên.
Sau khi đắm mình trong thiên nhiên, tận hưởng thú du ngoạn thuyển buồm, bơi lặn,
câu cá..., bạn có thể lên núi thăm nhà sàn dân tộc với kiểu kiến trúc độc đáo ngay trên
đảo, thưởng thức những món ăn hải sản tươi rói như: tôm hùm hấp, rắn biển chiên, xào,
sò nướng mỡ hành thơm nức mũi…GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
22
Thú nhất là được tắm biển sớm, ngắm bình minh lên giữa bầu không khí trong lành.
Nghỉ ngơi một chút lại có mặt trên thuyền ra khơi tham quan thế giới san hô đủ màu sắc
có những bầy cá hiền hòa bơi lội xung quanh.
Ðảo Hòn Ông nhỏ nhắn phủ đầy một màu xanh, trông xa chỉ thấy hàng dừa vươn
cao lá, nghỉ ngơi tại đây để có giây phút bình yên sau những tất bật mệt nhọc của đời
thường.
Khu du lịch sinh thái đầm Nha Phu, Hòn Lao, Hòn Thị
Khu du lịch sinh thái đầm Nha Phu, Hòn Lao, Hòn Thị thuộc địa phận huyện Ninh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang 15km về phía Bắc.
Vịnh Nha Phu quanh năm sóng lượn êm đềm, giữa biển trời trong xanh, cụm đảo thơ
mộng như những cánh buồm no gió lao ra biển khơi xa.
Ở đây có Hòn Lao, Hòn Thị đã trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn của du khách
trong và ngoài nước khi đến xứ Trầm Hương. Hòn Lao còn có tên “Đảo Khỉ” bởi ở đây
có hàng trăm con khỉ sống theo tập tục bầy đàn trong khu rừng còn hoang sơ, có khỉ
Chúa, Hoàng Hậu… và chúng rất thân thiện với con người.
Đến với Hòn Lao, quý khách được thưởng thức các trò vui chơi, giải trí: tắm biển,
đua thuyền, cưỡi ngựa, câu cá, thưởng ngoạn công viên hoa, chim, cá cảnh, đặc biệt các
tiết mục xiếc của những diễn viên: voi, gấu, khỉ, chó và mèo.

Tại đây còn có nhà nghỉ mát dọc bãi biển và nhà nghỉ lưu trú được xây dựng độc
đáo mang đậm màu sắc Việt Nam. Tiếp đến, phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời của Hòn
Thị như gọi mời du khách dừng chân. Nơi đây có rừng cây bạt ngàn xanh tốt, giữ
nguyên được nét hoang sơ. Trên Hòn Thị còn có khu chăn nuôi đà điểu và các loại thú
khác như: hươu, nai...
Du lịch sinh thái suối Hoa Lan
Với chiều dài 6km và trong một khoảng không gian không rộng lắm, suối Hoa Lan -
(còn gọi là suối Tử Sĩ) thuộc xã Ninh Phú, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã trải
mình qua cả ba địa hình: núi cao, đồng bằng và biển cả.
Cách thành phố Nha Trang 17km về phía bắc, bắt nguồn từ nhiều suối nhỏ trong dãy
Hòn Hèo, chảy qua những ghềnh thác cheo leo và một vùng đất bằng, diện tích khoảng
20ha, Hoa Lan đổ nước trực tiếp vào vịnh Nha Phu. Dọc theo con suối, đủ loại cây rừng
mọc quấn quýt bên nhau, thành tầng thành lớp và đặc biệt nổi bật là hoa phong lan.
Cuối năm 1998 Công ty Khách sạn Hoàng Gia, thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá
Khánh Hòa (Khatoco) đã tiến hành đầu tư xây dựng nơi đây thành khu du lịch sinh thái.
Mặt bằng dưới chân núi được san ủi làm đường đi, xây nhà cửa, trồng cây xanh cho
bóng mát, xây hồ nuôi cá sấu. Nhiều nhà sàn, nhà nấm mọc lên, theo thiết kế phù hợp
với khung cảnh thiên nhiên. Một con đường bộ dọc sườn núi được mở song song với
suối, tại những đoạn đường dốc có xây bậc để du khách lên xuống dễ dàng. Ngoài ra
còn có những đường nhánh đi xuống thác, lần lượt từ thác số 1 đến thác số 4 giúp khách
chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của đá, nước và cây rừng.
Trên tảng đá dưới chân suối, dòng chữ Chàm cổ được khắc sâu rất đẹp, ghi lại sự có
mặt của một ông vua Chàm tại đây. Lần theo bước chân người xưa, bạn sẽ bắt gặp
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
23
những ghềnh đá kỳ vĩ. Khi đã mỏi chân, bạn có thể ngả lưng trên những thạch
bàn,
ngắm nhìn trời xanh qua kẽ lá, hoặc tắm mình trong làn nước tinh khiết, mát lạnh của
suối.
Với 30.000 đồng một người, bằng tàu thủy, tour du lịch Hoa Lan sẽ đưa bạn bắt đầu

từ bến Đá Chồng, qua vịnh Nha Phu và cập bến Hòn Hèo sau 30 phút. Cuộc vui chơi
của khách thường kéo dài từ 4 đến 5 giờ đồng hồ, nhưng rất nhiều người thích lưu lại ở
đây để được sống trong cảnh hoang sơ của rừng núi ban đêm.
Hiện Công ty Khách sạn Hoàng Gia đang chuẩn bị dự án phát triển môn leo núi ở
Hoa Lan. Dự án được Công ty ký với Didier, một doanh nhân người Pháp thông qua sự
môi giới của Công ty Lửa Việt ở TP HCM.
Khu du lịch sinh thái Ba Hồ
Khu du lịch sinh thái Ba Hồ nằm trên địa phận huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa,
cách thành phố Nha Trang gần 30km.
Địa danh Ba Hồ nổi tiếng hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp thiên nhiên còn giữ nguyên
nét hoang sơ, lãng mạn của sông hồ, rừng núi. Ba Hồ là một con suối cao trên 660m bắt
nguồn từ đỉnh Hòn Son, chảy giữa hai triền núi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã
Ninh Ích rồi đổ ra đầm Nha Phu. Suối mang tên Ba Hồ vì phía đầu nguồn, trên đường
vượt núi, băng rừng để xuống với biển, có ba lần suối mở lòng ra ngay trên lưng núi,
tạo liên tiếp ba cái hồ với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Với chiều dài hơn 3km, du
khách phải trải qua một cuộc hành trình không hề đơn giản nếu muốn khám phá hết cả
3 hồ.
Qua lối mòn, leo đến hồ thứ nhất du khách có thể đã cảm thấy nản lòng vì quá mệt,
đến hồ thứ hai lại phải vượt qua những ghềnh đá mấp mô, những hang động đôi khi chỉ
đủ một người chui lọt và khi đến được hồ thứ 3 thì du khách thực sự đã được “nếm trải”
đủ các cảm giác leo núi, vượt suối, đi theo đường mòn... Ngoài việc tận hưởng khí trời,
du khách còn được chinh phục độ cao, được khám phá những hang động nhỏ, những
thác nước tuôn trắng xóa... với những cảm giác vừa hồi hộp vừa thú vị. Sau chặng leo
núi du khách có thể nghỉ ngơi dưới những tán cây rộng râm mát của khu rừng nguyên
sinh hoặc vừa ngâm mình trong làn nước trong vắt vừa thưởng ngoạn những giai điệu
của núi rừng với tiếng chim hót ríu rít xen lẫn tiếng nước chảy róc rách từ những thác
nước gần đó. Theo người dân địa phương, để có thể đi hết hành trình này phải mất gần
1 ngày.
Nằm trên tuyến đường thuận lợi, cạnh các địa điểm du lịch khác như Đại Lãnh, Dốc
Lết, Ninh Thủy… Ba Hồ là một điểm dừng chân lý thú dành cho du khách với đầy đủ

các dịch vụ vui chơi, giải trí như khu ăn uống, giải khát, nhà nghỉ, các trò chơi trên
sông...
Hòn Chồng
Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn
Chồng, phường Vĩnh Phước. Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân
đồi Lasan, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá
lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
24
đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất
lớn. Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng
khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà
khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có
một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp các tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say
sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá
văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá. Dấu chân trượt ngã đủ năm ngón cũng để lại
dấu tích ở khu vực Suối Tiên.
Đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng,
giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng qua một cụm đá khác. Cụm đá thứ hai có hình
dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với
Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn.
Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá,
Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là
cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô
Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa.
Ngoài ra, ở mặt đường trên đường đi xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha
Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang.
Hội quán được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế.
Hòn Tằm
Hòn Tằm nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang. Khu du lịch Hòn

Tằm là một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang
sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn.
Hòn Tằm là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của tỉnh Khánh Hòa. Bàn tay
con người đã làm cho vẻ đẹp hoang sơ ấy càng trở nên hấp dẫn hơn.
Có một con đường nhỏ bao quanh đảo, giúp cho du khách thích đi dạo sẽ có
dịp
ngắm nhìn trời mây non nước… Những chòi lá e lệ nằm dọc bờ cát trắng mịn cùng
những tòa nhà thấp thoáng trong rặng cây khiến du khách vô cùng thích thú, và mong
muốn được ngả mình nghỉ ngơi dưới bóng mát của những chòi lá ấy. Và trong làn nước
biển trong xanh, khách có thể ngắm nhìn đàn cá bơi lội tung tăng, gần đến nỗi tưởng
như chỉ đưa tay xuống nước là có thể bắt được.
Đến Hòn Tằm, du khách được lặn thám hiểm biển, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hòn
Tằm từ trên cao trên những chiếc dù bay hoặc có thể đua tốc độ cùng với những con
sóng trên chiếc Jestki… có thể chơi bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi…
hoặc nằm dài trên những chiếc ghế ngắm mây trời và sóng biển. Sẽ chẳng có gì thú vị
hơn khi được ngả người trên bãi cát ngắm hoàng hôn đỏ rực ráng chiều trên đảo mãi
đến khi chúng chìm vào bóng tối.
Hơn thế nữa, Hòn Tằm đã có những dịch vụ chuyên nghiệp và cao cấp, những
phòng ngủ sang trọng có truyền hình vệ tinh, điện thoại. Phòng hội nghị có thể tổ chức
được các cuộc họp khoảng 100 khách. Những trò chơi mới lạ, hấp dẫn luôn được khám
phá, tìm tòi để đổi mới và đổi mới liên tục, đáp ứng yêu cầu của du khách.
Ở Hòn Tằm có dịch vụ lửa trại dành cho du khách muốn nghỉ đêm trên đảo. Khu dã
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
25
ngoại này có 200 chiếc lều rực rỡ xinh xắn. Tham gia đêm lửa trại, du khách sẽ được
uống rượu cần, ăn đồ nướng, và hát hò suốt đêm.
Khu bảo tồn biển Hòn Mun
Hòn Mun nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang. Được gọi là Hòn
Mun vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo
thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi

khác.
Trong những hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm có chim yến về làm tổ. Do
địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới nên thích hợp với
điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới cũng về đây quần
tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng,
là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải
dương học và du khách muốn tìm hiểu về biển. Đến Hòn Mun, du khách có thể lặn biển
hoặc đi tàu đáy kính để ngắm nhìn các rạn san hô nhiều màu sắc với nhiều loài sinh vật
biển tung tăng bơi lội.
Hòn Tre
Đảo Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang. Đảo có diện tích trên
3000ha, cách thành phố Nha Trang 5km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5km,
Dân cư chủ yếu là khách du lịch. Đảo có những bãi biển nhỏ, hoang sơ, thảm thực vật
gồm rừng cây nhỏ.
Dự án Đảo Hòn Tre chia làm 2 khu chính:
- Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn
Bao gồm 07 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du
lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn
hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân gôn Vinpearl và 01 dự
án đề xuất.
Hiện trên đảo có khu du lịch Vinpearl Land Hòn Ngọc Việt và Con Sẻ Tre. Vinpearl
là một dự án quy mô gồm khách sạn, resort, công viên giải trí và khu mua sắm. Các dự
án đang được triển khai như sân gôn, khu resort cao cấp Bãi Rạn, khu du lịch thế giới
biển...
Một tuyến cáp treo vượt biển dài nhất Đông nam Á được hoàn tất vào năm 2007 nối
khu du lịch VinPearl với cảng Cầu Đá của Nha Trang.
- Khu Đầm Bấy
Dự án Đầm Bấy với hai dự án cơ bản chính là Khu du lịch thế giới biển và dự án
Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy. Đây sẽ là làng du lịch sinh thái với các khu nghỉ
dưỡng và trung tâm văn hóa và thương mại. Dựa trên yếu tố du lịch sinh thái là chính

và đặc biệt dựa án xây dựng làng du lịch sinh thái dựa trên sự phát triển từ nguồn dân
cư chính hiện tại ở Bích Đầm và khu Đầm Bấy. Sự đóng góp tích cực của cư dân địa
phương và dự án du lịch sinh thái một cách có tổ chức sẽ là một dự án thu hút sự đầu tư
và du khách trong tương lai.GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
26
Đầm Bấy - Một điểm tham quan thú vị ở Nha Trang
Đầm Bấy là một vịnh hoang sơ nằm khép mình ở phía Đông Nam đảo Hòn Tre (Nha
Trang). Ở đây có bãi tắm đẹp và quanh năm hầu như không bị sóng gió. Để đến được
điểm tham quan này chỉ mất 15 phút đi bằng tàu cao tốc và 45 phút đi bằng tàu gỗ du
lịch.
Đầm Bấy được Công ty Cổ phần Đại Hòa - Thế Giới Biển đưa vào khai thác phục
vụ du khách từ tháng 1/2004. Trung bình mỗi ngày, Đầm Bấy đón tiếp 200 khách, đặc
biệt trong những ngày cao điểm lượng khách lên đến 500 người. Phần lớn khách đến
Đầm Bấy đều được Công ty tổ chức đi theo tour khép kín, có chọn lọc và lượng khách
luôn giới hạn để phục vụ tốt và chu đáo hơn với giá 195.000 đồng/người, khách được
hưởng tất cả mọi dịch vụ có trên khu du lịch như ghế nằm, lều, phao bơi, tắm nước
ngọt, xuồng chèo, các trò chơi… và một bữa ăn trưa với những món hải sản tươi sống
thơm ngon mà không phải trả thêm một khoản tiền nào.
Đầm Bấy là một điểm du lịch mới mẻ và khá hoang sơ nên khi đến đây du khách sẽ
có được cảm giác thanh bình. Du khách cũng sẽ thấy vô cùng thích thú với bãi cát trắng
mịn và làn nước biển trong vắt nhìn thấu tận đáy. Tắm biển nơi đây rất an toàn vì Đầm
Bấy nằm trong một vịnh khép kín, bốn bề là núi, nên rất ít sóng gió. Du khách sẽ có cơ
hội tận dụng trọn ngày nghỉ của mình để lặn ngắm san hô, bơi thuyền kayak… Ngoài
ra, nếu bạn là người thích nghe nhạc và khiêu vũ thì sẽ có một quầy bar sẵn sàng đáp
ứng nhu cầu của bạn với những giai điệu sôi nổi, trẻ trung.
Bãi Trần Phú
Người Nha Trang thường ví thành phố mình có hình dáng như cánh quạt, nan quạt
là những con đường đổ ra biển, vành quạt là bãi biển Trần Phú, hình thành nên nhờ con
đường Trần Phú chạy sát mé biển. Đây chính là niềm tự hào của người dân phố biển

Nha Trang.
Sau một thời gian dài được xây dựng, bãi biển Trần Phú đến nay đã hoàn thiện với
cả hệ thống khách sạn cũng như các khu giải trí và du lịch. Bãi biển này đẹp và sống
động bởi sự đa sắc về hình thái du lịch: thuyền buồm, lặn biển, nhảy dù trên biển, du
thuyền, thám hiểm lặn biển... Thậm chí chỉ tắm nắng thôi cũng đủ làm hài lòng khách
du lịch.
Du khách sẽ cảm nhận được những điều rất thú vị khi được lang thang xuống biển
khi màn đêm buông xuống. Và nhất là có rất nhiều gánh hải sản được bày bán ở đây để
du khách được thưởng thức tại chỗ với những loại hải sản tươi sống nướng trên bếp
than hồng.
Du lịch Đảo Yến - Hòn Nội
Dọc biển Đông, từ lâu Khánh Hòa đã là vùng đất nổi tiếng không chỉ bởi có rừng
sâu, biển bạc mà còn nổi tiếng bởi có thành phố biển Nha Trang xinh đẹp - điểm du lịch
hiền hòa, mến khách xưa nay.
Nằm trong vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, vành đai 12
đảo xung quanh khu vực quần đảo Hòn Tre với chiều dài 120km từ Vạn Ninh đến Cam
Ranh là nơi “đất lành chim đậu”, nơi sinh sống lý tưởng của loài chim có vóc dáng cực
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
27
nhỏ nhưng sức cực lớn không có giống nào sánh nổi - đó là loài chim yến. Loài chim
chung thủy sắc son này rút sinh khí của mình xây tổ nuôi con - tạo nên tai yến hay còn
gọi là yến sào - một nguồn bổ dưỡng thiên nhiên ban tặng cho con người - thứ thuốc
"trường sinh bất lão" của những vị vua chúa thời xưa và là món ăn chỉ có trong những
bữa tiệc giàu sang trước đây.
Đứng ở phía đông cảng Cam Ranh, nhìn ra biển Khánh Hòa, ta sẽ bắt gặp một hòn
đảo nổi lên hao hao tựa như một con kỳ nhông trên biển - đó là Hòn Nội - một trong
những đảo yến đẹp nhất và quan trọng nhất trong quần thể đảo yến. Nơi đây hội
tụ
những cảnh đẹp sinh thái được gìn giữ bảo quản với bãi cát trắng chạy dài, lớp lớp san
hô ẩn dưới làn nước trong xanh, trời đất non nước hữu tình tự nhiên sinh động. Đây còn

là nơi ẩn chứa dấu ấn lịch sử oai hùng của Tổ nghề yến sào - người có công khai phá,
gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Do tính chất đặc biệt quý hiếm của yến sào và nhu cầu cần được bảo vệ để duy trì sự
sống cho đàn chim yến, từ lâu nay, quần đảo yến được đặt dưới sự kiểm soát nghiêm
ngặt của nhà nước do Công ty Yến Sào Khánh Hòa đảm trách. Du khách gần xa chỉ có
thể thỏa mãn hiếu kỳ qua những hình ảnh và thông tin hiếm hoi từ xa về đảo yến và
cuộc sống của loài chim yến.
Được sự cho phép của UBND Tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yến Sào đã xây dựng dự án
về Tour du lịch đảo yến. Đây là một dự định được ấp ủ từ lâu của Lãnh đạo và toàn thể
công nhân viên Công ty Yến Sào Khánh Hòa với mong muốn làm sao tạo điều kiện cho
du khách trong và ngoài nước được chiêm ngưỡng tận mắt huyền thoại về loài chim
yến, tìm hiểu niềm tự hào về truyền thống Tổ nghề yến sào của cha ông và tận hưởng
cảm giác thư thái khi đắm chìm trong không gian tự do giữa biển khơi.
Là trung tâm hoạt động ngành nghề chính của Công ty, Hòn Nội được chọn làm
điểm đến của Tour du lịch do tại đây hội tụ tất cả quần thể văn hóa về thiên nhiên và
con người đáp ứng mục tiêu mà Công ty đặt ra. Đến Hòn Nội, bạn sẽ được giới thiệu
tham quan Đền thờ Tổ nghề yến sào Khánh Hòa, tham quan tượng Bà Chúa Hòn Lê Thị
Huyền Trâm, nhà bia ghi lịch sử, Vọng Hải đài, ... những nét đẹp văn hóa thắm đượm
đạo lý đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thể hiện tấm lòng tri ân của những
người thợ khai thác yến sào đối với các bậc tiền bối.
Suối Tiên
Suối Tiên nằm ở phía nam huyện Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang khoảng
hơn 20km. Suối bắt nguồn từ khu vực Hòn Bà, một ngọn núi cao trên 800m. Trên suối
có nhiều dấu vết mà người ta cho là của tiên để lại như: hồ Tiên, suối Tiên và bàn cờ
Tiên.
Suối Tiên là một dòng suối đẹp, nhiều cảnh lạ, lắm huyền thoại. Một đập nước thiên
nhiên được tạo nên bởi những tảng đá lớn nhỏ vô tình chắn ngang dòng suối và qua
nhiều năm tháng, nước xoáy tạo nên hồ Tiên. Tương truyền, xưa kia các tiên nữ thường
xuống đây nghỉ ngơi, tắm mát. Nước hồ trong xanh nhìn đến tận đáy. Đáy hồ là những
dải cát trắng phau. Nước hồ luôn trong xanh leo lẻo, có thể nhìn thấy cát trắng phau

dưới đáy. Xung quanh có rất nhiều lớp đá xếp ngổn ngang, đủ sắc màu, hình dáng. Men
theo lòng suối về phía thượng nguồn, du khách sẽ có cảm giác như đang đi sâu
vào GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu
Hiệp
28
cảnh tiên. Nước suối trong, róc rách, long lanh dưới ánh mặt trời.
Nơi đây còn có dấu tích năm ngón chân cái của "ông khổng lồ". Theo truyền thuyết
ngày xưa, do mải say sưa ngắm tiên nữ tắm nên ông đã sơ ý trượt chân, té nhào, rồi
chân ấn sâu vào đá để lại vết, còn tay bấu vào đá, mạnh đến độ đá vỡ thành nhiều mảnh,
có mảnh văng tới tận cửa biển tạo nên thắng cảnh nổi tiếng Hòn Chồng, Hòn Vợ kỳ thú
ở thành phố Nha Trang. Trên một tảng đá rộng lớn và bằng phẳng có lưu lại vết tích
dấu chữ “Điền” và chữ “Khẩu”, nhiều chỗ còn bày biện những bàn cờ với đầy đủ các
quân cờ.
Đặc biệt, khi đến khám phá vùng phong cảnh hữu tình này, càng lên tới khu vực
thượng nguồn, vẻ đẹp hoang dã của suối Tiên càng thêm quyến rũ. Khoảng 20m lại có
một thác nhỏ dốc chừng 1-2m, dưới mỗi thác là một hồ nhỏ rộng khoảng 30-40m2
. Bao
quanh khu vực có nhiều hang động gọi là động Tiên. Du khách tha hồ thư giãn giữa
những cây cổ thụ rậm rạp, hít hà mùi hương của những loại hoa rừng.
Những ưu đãi của thiên nhiên đã khiến cho vùng đất này có sức cuốn hút du khách ở
mọi phương.
Hòn Bà
Hòn Bà là một khu rừng nguyên sinh độ cao 1.574m mang khí hậu của vùng ôn đới
thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 37km về phía tây
nam.
Năm 1915 bác sĩ Yersin đã dựng nhà để ở và trồng cây canh - ki - na là cây được
dùng làm nguyên liệu chế ra thuốc ký ninh trị bệnh sốt rét.
Suốt chặng đường lên Hòn Bà cảnh quan thay đổi liên tục từ rừng đại ngàn, rừng lồ
ô rồi tới rừng lá kim. Vượt qua hai con dốc sẽ gặp con đường bằng bám theo vách núi là
nơi mặc sức cho dương xỉ và phong lan chen mọc trong sương, giữa trùng trùng

cỏ
xanh.
Các nhà khoa học đã thống kê được tại khu vực Hòn Bà có 41 loài thực vật và 59
loài động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ. Tại đây hiện có 559 loài thực vật nhiệt đới
bao gồm 401 chi, 120 họ thực vật bậc cao và 4 lớp chim, thú thuộc 27 bộ, 88 họ với 255
loài.
Hòn Bà hiện là khu du lịch với nhà nghỉ, rừng hoa và hệ thống cáp treo thu hút đông
đảo du khách gần xa đến tham quan.
Thác Yang Bay
Cách Nha Trang khoảng 45km, thác Yang Bay ở độ cao khoảng 100m so với biển,
nằm lọt giữa rừng nguyên sinh màu mỡ và những dãy núi. “Yang Bay” theo tiếng dân
tộc Răglay có nghĩa là “thác nước Trời”. Nằm trọn trong thung lũng có diện tích hơn
570ha được bao bọc bởi rừng nguyên sinh, Yang Bay là một khu du lịch sinh thái núi.
Xuyên suốt toàn khu du lịch là dòng sông Cầu bắt nguồn chính từ thác Yang Bay và
hai thác nhỏ khác là Yang Khang và Ho Cho. Yang Bay là thác nước chính với chiều
dài 2000m và độ cao 80m gồm nhiều hồ lớn nhỏ từ thác nhân tạo Yang Khang đến các
hồ tự nhiên, bãi cắm trại và các công trình khác .Còn thác Ho Cho nằm tận sâu trong
rừng già để tìm ra nhiều mạch nước khoáng nóng tự nhiên lộ thiên. Qua suối Yang
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
29
Khang là thác Yang Bay 1 có độ cao 20m và chiều dài 200m với hai hồ nhỏ và một hồ
lớn. Hồ lớn còn gọi là hồ Voi Đầm sâu 16m, hai hồ nhỏ sâu khoảng 3m. Ngoài ra còn
có nhiều điểm tham quan tuyệt đẹp như: hang chiến khu H1, H2, khe Sửng Sốt, thác Ho
Cho 1, Ho Cho 2, bãi đá Cây Đa, Bến Lợi mạch nước nóng lộ thiên, thác Yang Bay 2...
Khu nhà nghỉ được xây dựng hòa hợp với thiên nhiên, với hệ thống khép kín bao
gồm giường ngủ, bồn tắm…
Khu tham quan Bao gồm : khu nuôi gấu hoang dã rộng 4500m, khu nuôi cá sấu
nước ngọt, và khu đua heo.
Đàn đá Khánh Sơn được lưu trữ tại công viên như là một tài sản văn hóa huyền
thoại vô giá của dân tộc bắt đầu cho đêm giao lưu biểu diễn nghệ thuật và lửa trại cồng

chiêng của người dân tộc Răglay, T’Rin, Tầy…
Tại nhà hàng Yang Bay có phục vụ các món ăn dân dã như : mối chúa tiềm thuốc
bắc, ngọc linh cẩu, heo rừng nuôi quay - nướng, cơm lam, rượu cần... Các món cá sấu:
trui thơm, nhồi củ sen, bóp thấu chuối rừng, tiềm sâm bổ lượng, tay cầm măng đắng,
xốt Thái... Các món đà điểu: tiềm hồ ngũ quả, đùm lá sen non, thính lá đinh lăng, đà
điểu pháo, trứng đà điểu chiên... rồi cá lóc nướng trui, hấp, cháo, lẩu. Cua đá rang me,
rang muối, hấp. Các món gỏi: tiến vua, cù hủ đất, hoa chuối rừng... Riêng bò có hàng
chục món, nhiều món lạ như: bò uống nước mía, đùm lá cải, nướng cung đình, nhúng
mồng tơi, lùi khoai tây... rồi các thú rừng nuôi như: tê tê hút mít non, nai ngồi bưởi, sơn
dương uống sữa, heo nằm bí đỏ.
Từ thành cổ Diên Khánh, theo đường liên huyện lên phía tây Khánh Vĩnh tới ngã ba
xã Sông Cầu rẽ trái khoảng 14km là đến công viên du lịch Yang Bay thuộc xã Khánh
Phú, huyện Khánh Vĩnh. Hiện nay, hàng ngày đã có tuyến xe buýt Khách sạn Khatoco
– Yang Bay xuất bến lúc 8h15 và trở về lúc 16h00. Tuyến xe cố định này chỉ đưa đón
khách du lịch đi tham quan Yang Bay và hoàn toàn miễn phí.
Trong tương lai không xa, công viên du lịch Yang Bay sẽ phát triển tổng thể với
nhiều phân khu chức năng: khu tắm bùn, tắm khoáng nóng, khu bảo tổn động vật hoang
dã, khu vườn cây ăn trái, làng dân tộc, sân gôn 18 lỗ, trung tâm thương mại, khách sạn
tiêu chuẩn quốc tế…
Khu du lịch Ninh Thủy
Làng du lịch Ninh Thủy rộng khoảng 1,2ha trong khu vực bán đảo Hòn Khói, cách
thành phố Nha Trang khoảng 40km theo quốc lộ 1A về hướng bắc. Khu du lịch có bãi
biển trong xanh, không gian trầm lắng, rất thích hợp cho những ai muốn thư giãn, nghỉ
dưỡng tìm nơi yên tĩnh.
Hiện nơi đây có khoảng 55 phòng ngủ tiện nghi, có tivi, máy lạnh, tủ lạnh, điện
thoại… giá phòng từ 160.000 đến 200.000 đồng/đêm, một nhà hàng có sức chứa gần
500 khách, giá cả ăn uống phù hợp cho các đối tượng.
Theo đánh giá chung của các nhà tổ chức, nơi đây rất thích hợp với đối tượng khách
trung niên trở lên. sân bóng chuyền bãi biển, sân bóng đá mini, phòng karaoke, hồ
bơi…

Làng du lịch Ninh Thủy mở cửa đón khách sẽ góp phần phong phú thêm chương
trình tham quan nghỉ dưỡng cho du khách đến với dải đất miền TrungGVHD: Châu Hoàng
Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
30
Dốc Lết
Dốc Lết thuộc xã Ninh Hải, huyện Ninh Hòa là một bãi biển trải dài với bãi cát
trắng, cao phía trên hàng dương, ngăn cách đất liền với biển. Khu du lịch Dốc Lết hiện
nay là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn ở Khánh Hòa.
Nằm cách trung tâm thành phố biển Nha Trang 49km dọc theo Quốc lộ 1A, Dốc Lết
như được đánh thức một tiềm năng thiên nhiên sẵn có và đang trở thành một nơi nghỉ
dưỡng lý tưởng và du lịch biển kỳ thú. Khu nghỉ mát tuyệt vời bên bãi biển mang đậm
phong cách Việt Nam.
Sở dĩ gọi là Dốc Lết vì nơi đây có những cồn cát trắng tinh chạy dài, cao hàng chục
mét phía trên hàng dương, ngăn cách đất liền với biển. Từ đất liền, muốn ra được biển,
người ta chỉ còn cách vượt qua cồn cát, mệt mỏi tới mức phải “lết” trên cát mà đi.
Cảnh quan thiên nhiên trên bờ, vùng biển trước mặt của Dốc Lết đều hấp dẫn du
khách. Nơi đây cũng rất gần vịnh Vân Phong nổi tiếng, một trong những điểm du lịch
quốc tế (OMT) đã tiến hành khảo sát và đánh giá rất cao về tương lai phát triển du lịch
của vùng này. Đến Dốc Lết, ngoài khu du lịch bờ biển, du khách có thể đi thăm làng
chài, đồng muối Hòn Khói, vùng Hòn Hèo. Khu du lịch đa dạng với các loại hình giải
trí như hồ bơi , kiot bán quà lưu niệm , khách sạn , nhà hàng, v..v. Khu vực gần khu du
lịch là một chợ bán hàng hải sản rất phong phú với giá cả rẻ.
Đại Lãnh
Địa danh Đại Lãnh nằm kề ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, cách
thành phố Nha Trang khoảng 80km và cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km. Từ
thành phố Tuy Hòa đi vào, vượt qua đèo Cả, một con đèo lớn là địa giới của hai tỉnh
Khánh Hòa và Phú Yên với 12km đường đèo quanh co, du khách sẽ thấy hiện ra ngay
dưới chân mình một bãi biển khá rộng, dài với nước biển xanh biếc, lấp lánh ánh mặt
trời, thuyền bè tấp nập qua lại. Bãi tắm Đại Lãnh được cấu tạo thuần khiết bởi một thứ
cát trắng mịn, nước biển trong xanh nhìn rõ tận đáy, lại có độ thoải lớn, có thể bơi lội

xa bờ. Kế đó lại có ngay một nguồn nước ngọt chảy ra, hòa vào biển cả, quanh năm
không cạn. Từ Đại Lãnh, du khách có thể đi thuyền máy thăm làng chài ở Khải Lương,
Đầm Môn là dải đất liền phía cực đông của Việt Nam, hay cảng Vũng Rô kề ngay phía
bắc, một địa danh nổi tiếng đã từng là bến cảng bí mật của những “con tàu không số”
chở vũ khí, đạn dược từ miền Bắc vào miền Nam, tiếp viện cho chiến trường khu 5
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phong cảnh Đại Lãnh từ xưa đã được liệt
vào hàng những danh thắng của đất nước. Năm 1836, vua Minh Mạng cho thợ chạm
hình phong cảnh Đại Lãnh vào một trong chín chiếc đỉnh đồng (Cửu Đỉnh) lớn trang trí
trước sân Thế Miếu - Huế. Năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, Đại Lãnh có tên trong từ
điển quốc gia do triều đình biên soạn. Dù bạn vào Nam hay ra Bắc, bạn đều có thể đi
qua ngọn đèo Cả hùng vĩ, nơi có địa danh Đại Lãnh nổi tiếng với những dải cát trắng
mịn, những cơn sóng vỗ rì rào của biển cả, những làng chài tấp nập và những phong
cảnh sơn thủy hữu tình.GVHD: Châu Hoàng Trung
SVTH: Lê Hữu Hiệp
31
Đầm Môn
Bán đảo Đầm Môn nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80km theo quốc lộ 1A về
phía Bắc (cách 45km theo đường biển). Bán đảo có tất cả 3 thôn : Đầm Môn Hạ, Đầm
Môn Thượng và Xuân Đừng.
Đầm Môn có diện tích tự nhiên 128km², bán đảo có khoảng 20 đảo lớn nhỏ và có
rừng nguyên sinh. Đầm Môn chiếm diện tích mặt nước khoảng dưới 1.000ha so với
80.000ha mặt nước của toàn vịnh và được che chắn bởi bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn,
nên khá lặng gió. Gần như chỉ tại đây là có mặt bằng thuận lợi là một bãi cát phẳng dài
khoảng 2km có thể xây dựng hạ tầng của cảng, phần còn lại sát mặt biển là núi và đá.
Các đảo đó là: Đảo Hòn Ông, Bãi Ông Cố, Bãi Hòn Me, Bãi Xuân Đừng, Đảo Hòn
Lớn, Đảo Hòn Đỏ, Đảo Hòn Săng.
Đầm Môn là một trong những điểm du lịch mà Tổ chức Du lịch thế giới đã tiến
hành khảo sát và đánh giá rất cao. Ở đây có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên tối ưu cho sự
phát triển du lịch sinh thái: khí hậu, bờ biển, rừng núi, cảnh quan, môi trường sinh thái,

cảng biển, nguồn cung cấp hải sản. Các điểm tham quan du lịch mà khách có thể tham
quan và nghĩ dưỡng bao gồm :
- Làng Đầm Môn. Con đường dẩn đến làng Đầm Môn kéo dài 18,5km được hoàn
thành vào tháng 6 năm 2002 dưới chân đèo Cổ Mã chạy suốt đến Đầm Môn. Khu vực
này chìm trong cát, dân cư thưa thớt.
- Đầm Môn Thượng. Nơi có khu vực đồi cát cao, nơi có thể ngắm biển ở phía xa.
- Làng Xuân Đừng. Nơi có dân tộc ít người là Đàng Hạ sinh sống. Nơi đây có bãi
tắm khá sạch và đẹp là bãi tắm Xuân Đừng. Nơi đây là khu vực duy nhất ngay cạnh bờ
biển có nước ngọt.
- Đảo. Đầm Môn có tất cả 20 đảo lớn nhỏ , trên đảo là những khu rừng nguyên sinh.
Sau vùng núi, du khách bắt đầu thám hiểm dưới nước. Đầm Môn là khu vực có hệ sinh
thái san hô phát triển khá điển hình của Việt Nam. Tại đây có dịch vụ lặn biển nhìn
ngắm các rặng san hô, tắm biển, đi thuyền ra vịnh Vân Phong... Các đảo này là điểm
tham quan hấp dẫn, phong cảnh hoang sơ. Các bãi tắm ở đây có thể kể đến như : bãi
tắm Ông Hảo, bãi tắm Xuân Đừng, bãi Me, bãi Ông Cố.
Suối nước nóng Dục Mỹ
Suối nước nóng Dục Mỹ, nằm trên quốc lộ 21, cách Ninh Hòa về hướng tây khoảng
22km. Từ quốc lộ men theo đường mòn đi sâu vào trong rừng khoảng 300m sẽ đến một
vùng hơi nước mờ mờ với mùi diêm sinh...ấy chính là suối nước nóng Dục Mỹ. Thực tế
con suối này không lớn lắm, nước phun lên từ một tảng đá không ngớt chảy lan xung
quanh. Nước ở đây đạt tới nhiệt độ từ 65 đến 700
C, các bạn có thể luộc trứng ở đây
được (dĩ nhiên nước không sôi thì trứng chưa chín hẳn như trứng luộc mà chỉ là hồng
đào thôi). Có điều khu vực này vốn có khí hậu nóng và khô, nên thường ít người đến
đây để tắm dưới con suối "nóng muốn chết này" dù khoáng chất của nó có thể trị được
một số bệnh ngoài da.
Tương truyền rằng ở Buôn M'Ðun có đôi trai gái thương nhau rất tha thiết, người
con gái tên là Hà Xuân và người con trai tên là Y Trường, nhưng cô gái bị chứng bệnh
GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp
32

ngoài da quái ác hoành hành dữ dội. Biết mình không còn sống bao lâu nữa, nên hai
người mới hẹn nhau đến đây để mượn dòng nước nóng đưa cả hai về cõi chết. Có lẽ vì
nhờ khoáng chất của nước cho nên cô gái không những không chết mà còn hết bệnh
nữa, vì vậy suối nước nóng còn có một cái tên nữa là suối nước nóng Trường Xuân.
Thác Tà Gụ
Thác Tà Gụ với vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ, là điểm du lịch dã ngoại tuyệt vời
trong quần thể du lịch sinh thái Khánh Hòa. Tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng
dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo.
Từ trung tâm huyện Khánh Sơn đi ngược về hướng Tây Nam khoảng 15km đường
bộ là đến địa phận xã Sơn Hiệp. Nơi đây du khách dễ dàng nhận ra cảnh núi non hùng
vĩ ở độ cao khoảng 1.300m so với mặt biển, có không khí trong lành hòa quyện trong
vùng rừng núi với các loại cây nhiều tầng, nhiều tán.
Xét về mặt địa lý, vẫn có thể coi Khánh Sơn là một cao nguyên rộng lớn của tỉnh
Khánh Hòa. Do có vị trí lân cận với Lâm Đồng nên khí hậu nơi đây cũng có hai mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Quá trình tái tạo của vỏ trái đất đã tạo ra những cơn địa chấn
cách ngày nay hàng tỷ tỷ năm làm cho điều kiện tự nhiên của vùng núi Sơn Hiệp này có
cấu hình khác biệt so với các nơi khác. Chính nơi đây thiên nhiên đã ban tặng cho vùng
núi non hùng vĩ Sơn Hiệp dòng thác Tà Gụ.
Thác Tà Gụ có thể được coi là một trong những thác đẹp nhất hiện nay đã được tìm
thấy ở Khánh Hòa. Từ ngọn núi Chalo đã tích tụ được những giọt nước xanh mát lạnh
tạo thành một dòng chảy êm dịu, nhẹ nhàng đầy quyến rũ. Trước đây thác Tà Gụ được
người dân bản địa gọi là thác Ngà. Bởi lẽ, từ xa nhìn thác như một chiếc ngà voi dài
buông thõng xuống, do dòng thác chảy vào suối Tà Gụ nên về sau nó được gọi là thác
Tà Gụ.
So với thác Đatanla hay thác Hang Cọp ở Đà Lạt thì thác Tà Gụ có nhiều điểm ưu
việt hơn, tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà
trầm lắng kín đáo trong mọi hoàn cảnh nhờ sự đồng cảm, chia sẽ dòng nước mát lạnh
của lòng hồ nằm ôm lấy chân thác. Nước hồ trong xanh, mặt hồ rộng gần 200m2
nên du
khách có thể bơi lội thỏa thích. Nằm về phía bên phải dòng thác khoảng 70m, một mỏm

núi tách đôi lộ ra một dòng thác phụ đầy vẻ quyến rũ, hùng vĩ và huyền bí.
Dòng thác Tà Gụ cũng là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho khu vực Tây Nam
huyện Khánh Sơn. Dòng nước trải dài từ lòng hồ về xuôi tạo ra một con suối tuyệt đẹp.
Dọc theo hai bờ suối gần 1km đều có chỗ lý tưởng cho du khách dừng chân hoặc dựng
trại trước khi tiến lên chinh phục đỉnh thác.
Du khách đến Khánh Sơn không chỉ khám phá vẻ đẹp của thác Tà Gụ mà còn được
tiếp xúc, tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Raklai, một dân tộc sống
mộc mạc, thật thà mà kín đáo.
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

×