1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Tỉnh An Giang nằm phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng
sống Cửu Long, một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Phía Tây Bắc giáp
Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp thành phố Cần
Thơ, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh lỵ của An Giang là Thành
phố Long Xuyên có vị trí địa lý nằm phía Nam của tỉnh, diện tích đất tự nhiên
115,31km
2
, dân số là 272.605 người, chia làm 13 đơn vị hành chính gồm 11
phường và 02 xã. Với vai trò, chức năng, thành phố Long Xuyên là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, có tác động tích cực thúc đẩy nền kinh
tế, xã hội của tỉnh và khu vực. Từ năm 1999, thị xã Long Xuyên chính thức đã
được Chính phủ công nhận là Thành phố Long Xuyên, đô thị loại III, là Thành phố
trực thuộc tỉnh An Giang.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh, Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân Long Xuyên đã nỗ lực không ngừng, tập trung mọi
nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế xã hội, cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân đô thị. Đặc biệt trong những năm
gần đây, Thành phố luôn tập trung cao cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang, mở rộng đô thị và quy hoạch phủ kín đô thị để thành phố Long Xuyên phát
triển nhanh và bền vững. Bên cạnh đó cũng rất quan tâm việc đẩy mạnh công tác
phủ xanh Đô thị, bằng cách xây dựng, cải tạo công viên 8/3 làm điểm trưng bày
sản phẩm tranh hoành tráng, lên kế hoạch hoạch lập đề án cây xanh…, tất cả vì
mục đích tạo tầm nhìn của một kiến trúc Đô thị trẻ thông qua đề án Nâng cấp đô
thị loại II, trực thuộc tỉnh và đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
474/QĐ-TTg ngày 14/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận TP
Long Xuyên là Đô Thị loại II, trực thuộc tỉnh An Giang.
Những thành tựu nêu trên đã đạt được cũng chính là nhờ vào sự đóng góp
của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và sự tham gia
2
tích cực của các Thành phần kinh tế xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây các
văn bản luật đồng loạt ra đời, trong đó Luật xây dựng ra đời đã đi vào cuộc sống
thực tiển và đồng thời tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và
khu vực. Bên cạnh đó thực tế thành phố Long Xuyên vẫn còn một số tồn tại làm
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đô thị và kinh tế xã hội. Việc quản lý, sử dụng
đất đai trong đô thị còn nhiều lãng phí; Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị chậm
được cải thiện; Các vấn đề về nhà ở; giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị đang gây
nhiều bức xúc; Kiến trúc đô thị còn chấp vá, thiếu bản sắc. Công tác Quản Lý Trật
Tự Đô Thị đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng còn buông lõng, chưa được quan
tâm đúng mức, trình độ, kiến thức hiểu biết của người dân còn hạn chế; những văn
bản có liên quan chưa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, cho nên
tình trạng xây dựng không phép, sai giấy phép và bản vẽ thiết kế, tự ý xây dựng
hàng rào lấn chiếm thông hành, ban công vươn ra vượt mức quy định cho phép còn
diễn biến khá phức tạp.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên, việc tăng cường năng lực
quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trật tự Đô thị là rất cần thiết nhằm chỉnh trang
Đô thị theo hướng Đô thị “Văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp” và đạt chuẩn các
tiêu chí Đô thị loại II, đồng thời tạo nét sống tốt lành cho mọi người và mọi nhà có
cảm giác thoải mái và an toàn hơn, chính vì thế mà em quyết định chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về trật tự đô thị trong lĩnh vực
xây dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến 2015”.
3
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ
THỊ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1.1 Khái quát về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực trật tự đô thị:
1.1.1 Khái niệm :
- Quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do
các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong
xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà
nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả
cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một
định hướng thống nhất của Nhà Nước.
- Quản lý Trật tự Đô thị là quản lý Nhà nước về mọi mặt đời sống, sinh
hoạt của con người có tác động đến môi trường xã hội xung quanh khu vực (như
đường giao thông, vỉa hè, cây xanh, chợ, điện, nước …) theo quy định pháp luật,
nhằm giữ ổn định trật tự xã hội, mọi người sống có nề nếp, hài hòa, mua bán phải
trật tự và ngăn nắp;
- Quản lý nhà nước về Trật tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng: là một
khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy
chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà
nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng như: xây dựng nhà,
công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật…trên địa bàn đô thị được quản lý
theo quy hoạch đô thị, theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan,
môi trường đô thị, không để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép, không phép, xây
dựng lấn chiếm vỉa hè, hẻm thông hành, hành lang bảo vệ sông rạch, kênh mương
….
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây
dựng:
- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ
quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợpvới điều kiện tư
nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế -
4
xã hội với quốc phòng, an ninh;
- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người
và tài sản, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường;
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công
trình hạ tầng kỹ thuật;
- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu
cực khác trong xây dựng.
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt
bằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch;
phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế
- kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình
hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các
tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng
khu vực và toàn đô thị.
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện
thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề
xuất được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với
nhiệm vụ đề ra.
- Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công
trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng
lượng, khu di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy
định của pháp luật; xây dựng công trình ở khuvực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ
những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này;
- Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng;
không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép
hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;
- Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề
xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng
5
lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc;
- Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
- Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ
sinh môi trường trong xây dựng;
- Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi
khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;
- Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu
nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu,bỏ giá thầu dưới giá thành
xây dựng công trình trong đấu thầu;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung
túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng;
- Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật;
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng.
- Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép
xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng.
- Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có
thẩm quyền cấp.
- Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tý lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng).
- Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh
hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
* Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị:
- Công trình xây dựng, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng đô
thị phải bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để.
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng ở công trình vi phạm
trật tự xây dựng đô thị và tổ chức, cá nhân được phân công trách nhiệm quản lý trật
tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm phải bị xử lý theo những quy định của Nghị
định này và pháp luật liên quan.
* Biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị :
6
- Ngừng thi công xây dựng công trình.
- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng
cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các
dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công
trình xây dựng vi phạm.
- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi
phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
* Kiểm tra, xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị:
- Tổ chức kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ các hành vi vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà, đất và các công trình hạ tầng kỹ
thuật…;
- Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công
trình xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch
xây dựng, xây dựng lấn chiếm hẻm thông hành, hàng rào lấn chiếm chỉ giới đường
đỏ, chỉ giới xây dựng, tam cấp vươn ra ngoài phạm vi cho phép theo quy chuẩn
xây dựng…;
- Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo
quy định của Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 bao gồm:
- Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép
xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng;
- Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có
thẩm quyền cấp;
- Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng);
- Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh
hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
7
- Công trình xây dựng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hẻm thông hành so
với quy hoạch xây dựng được duyệt;
1.2 Quan điểm của Đảng về quản lý trật tự Đô thị:
Nước ta đang bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới
đang thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường thì vấn đề quản lý trật tự đô thị cũng
là một khâu quan trọng cần phải được quan tâm và thường xuyên theo dõi để ngày
càng đi vào nề nếp. Để đất nước ngày càng văn minh, phồn vinh thì cần quan tâm
hơn nữa vấn đề trật tự đô thị.
Công tác trật tự đô thị, quản lý đô thị là một nhiệm vụ rất quan trọng, có
liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, kiến trúc,
nhà ở, hạ tầng kỹ thuật…Đây là động lực để phát triển thành phố. Để nâng cao
hiệu quả Quản Lý Trật Tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng cần quán triệt các quan
điểm chỉ dạo sau:
Một là, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý
điều hành của các cấp chính quyền, vai trò của Mặt trận, đoàn thể và nhân dân;
Hai là, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của địa phương về
công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch, cấp phép xây
dựng theo đúng quy định. Kiểm tra việc thực hiện công khai các thủ tục hành chính
tại các cơ quan cấp dưới; thực hiện cơ chế liên thông một cửa tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân thực hiện tốt các quy định về quản lý trật tự đô thị;
Ba là, phài rà soát lại tình hình xây dựng không phép, sai phép trên địa
bàn; thực hiện xử lý nghiêm và kịp thời những công trình, tổ chức, cá nhân vi
phạm;
Bốn là, Phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tập trung chỉ đạo,
kiên quyết xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị. Khắc phục ngay tình trạng
xử phạt nhiều lần nhưng vẫn để tồn tại; đồng thời, thực hiện việc tháo dỡ công
trình vi phạm;
Năm là, Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật
về quản lý trật tự xây dựng, nâng cao ý thức cộng đồng về trật tự, kỷ cương trong
8
xây dựng trên địa bàn.
1.3 Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nƣớc về Trật tự đô thị:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, ngày 29/11/2003 của Quốc hội khóa
XI;
- Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định 180/2007/NĐ-CP, ngày 07/12/2007 của Chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi
phạm trật tự đô Thị;
- Nghị định 23/2009/NĐ-CP, ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh; bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;
quản lý phát triển nhà và công sở;
- Thông tư 24/2009/TT-BXD, ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng về Quy
định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định 23/2009/NĐ-CP, ngày
27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng; kinh doanh; bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
- Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 06 năm 2001;
- Nghị định 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/02/2010 của Chính Phủ quy định
về quản lý và bảo về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ Xây dựng năm 2008;
- Quyết định số 186/QĐ-UBND, ngày 09/8/2002 của UBND TP Long
Xuyên về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của Đội quản lý trật tự đô
thị TP Long Xuyên;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực trật tự đô thị,
bảo vệ môi trường, quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị.
Tóm lại: Quản lý trật tự độ thị trong lĩnh vực xây dựng là một khâu rất
quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn
cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước
9
về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo
đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Quản lý
trật tự xây dựng cũng là việc đi dà sát kiểm tra những công trình xây dựng trên địa
bàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu trong GPXD đã được cơ quan cấp phép
cấp cho và có biện pháp xử lý theo luật đã định. Quản lý trật tự xây dựng là khâu
tiếp theo của khâu cấp phép. Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yêu là
giấy phép xây dựng và các tiêu chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây
dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực.
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. LONG XUYÊN
2.1. Đặc điểm tình hình địa phƣơng:
Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh An Giang với diện tích đất tự nhiên 115,31km
2
, dân số là 272.605 người,
chia làm 13 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 02 xã, được giới hạn bởi tứ cận
cụ thể như sau: Bắc giáp huyện Châu Thành; Tây Nam giáp huyện Thoại Sơn;
Nam giáp quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ và huyện lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp;
Đông giáp huyện Chợ Mới, cách dòng sông Hậu.
Trong những năm qua thành phố Long Xuyên quyết tâm phấn đấu để
được công nhận là thành phố Long Xuyên đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang,
công tác chỉnh trang đô thị, đầu tư cơ sở sản xuất, thương mại và dịch vụ đã thúc
đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển nhảy vọt, đời sống vật chất tinh thần
của người dân được nâng lên; cảnh quan, môi trường ngày một khang trang ngang
tầm với một thành phố đô thị loại II. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân thì tình hình chấp hành các quy định
pháp luật về quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng, xây dựng lấn chiếm đất
công, thông hành, vỉa hè, xây dựng trên đất lâu năm, đất hai lúa vẫn còn diễn ra
thường xuyên trên địa bàn thành phố.
* Về cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự đô thị
thành phố Long Xuyên:
- Phòng Quản lý Đô thị có 03 tổ chuyên môn trực thuộc: tổ quy hoạch; tổ
xây dựng; tổ hạ tầng giao thông với tổng số nhân sự là 14 người. Trong đó, có 01
người là trưởng phòng; 02 người là phó trưởng phòng và còn lại 11 người là nhân
viên phụ trách 03 tổ chuyên môn nêu trên.
- Phòng Quản lý Đô thị có chức năng và nhiệm vụ như sau: quản lý kiến
trúc đô thị, theo dỏi tiến độ lập và điều chỉnh quy hoạch, tổ chức lấy ý kiến dân,
11
công bố quy hoạch, cắm mốc giới các khu quy hoạch được duyệt, theo dõi quản lý
quy hoạch và lộ giới đã được phê duyệt. Quản lý hoạt động các bến xe, tàu; quản
lý hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị; công
viên cây xanh, chiếu sang; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị); quản lý chất lượng công
trình xây dựng; quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Từ năm 2005 đến nay Đội quản lý trật tự đô thị đã phối hợp với các
ngành và phường xã thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra tham mưu cho UBND
thành phố xử lý các hành vi vi phạm về xây dựng, trên địa bàn thành phố Long
Xuyên; tham mưu UBND thành phố ban hành các quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, các quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt hành chính và
Đội quản lý trật tự đô thị cũng phối hợp các ngành thành phố, phường xã giải
quyết những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý trật tự đô thị, đặc biệt là
quản lý trật tự Đô thị trong lĩnh vực xây dựng. Từ đó, từng bước nâng cao ý thức
chấp hành của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về xây dựng.
2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên trong thời gian qua
2.2.1 Kết quả đạt đƣợc:
- Phối hợp cùng các cơ quan liên quan đề xuất UBND Thành phố các
hình thức xử lý vi phạm, soạn thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết
định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế thuộc lĩnh vực có liên quan và theo
dõi việc xử lý các vi phạm đó trên địa bàn Thành phố; phối hợp UBND phường, xã
xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ, của
UBND tỉnh An Giang và của UBND TP Long Xuyên;
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngành có liên quan; UBND
phường, xã tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và vệ sinh môi trường đô thị;
trật tự trong lĩnh vực xây dựng và phòng chống xây dựng trái phép, giải tỏa lấn
chiếm và xây dựng trên đất công, trên hành lan bảo vệ sông rạch và trong khu quy
hoạch được duyệt;
- Thực hiện quyết định xử phạt hành chính, cưỡng chế có hiệu hiệu lực
12
pháp luật còn tồn đọng năm trước;
- Tham gia cùng phường xã và các ngành liên quan giải quyết khiếu nại,
chủ yếu là hòa giải về khiếu nại trong tranh chấp xây dựng, ranh đất và xây dựng
gây ảnh hưởng chất lượng công trình lân cận;
- Hoạt động kiểm tra xây dựng:
Từ năm 2006 – 2010, Đội đã kết hợp với tổ Trật tự đô thị các phường xã
kiểm tra tổng số 4595 trường hợp xây dựng, tiến hành lập biên bản vi phạm hành
chính về xây dựng không phép, sai giấy phép, sai thiết kế là 1086 trường hợp, lập
hồ sơ đề nghị UBND thành phố Long Xuyên ra quyết định xử phạt 1197 trường
hợp, thu phạt tổng số tiền là 954.666.000 đồng;
Trong năm 2011, Đội đã kết hợp với kết hợp với tổ Trật tự đô thị các
phường xã kiểm tra tổng số 7889trường hợp xây dựng, tiến hành lập biên bản vi
phạm hành chính về xây dựng không phép, sai giấy phép, sai thiết kế là 76 trường
hợp(tăng 08 trường hợp so với năm 2010), lập hồ sơ đề nghị UBND thành phố
Long Xuyên ra quyết định xử phạt 38 trường hợp, thu phạt tổng số tiền là
334.300.000 đồng;
- Về công tác kiểm tra lập lại trật tự trong việc xây dựng lấn chiếm vỉa
hè, lòng lề đường, hẻm thông hành:
Từ năm 2006 đến nay kiểm tra 5987 trường hợp, buộc thực hiện ngay
việc di dời và làm vệ sinh môi trường 129 trường hợp đang xây cất để vật liệu xây
dựng chiếm vỉa hè, lòng đường; Nhắc nhở, vận đông các hộ dân xây dựng hàng rào
lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hẻm thông hành trên các tuyến đường tổng số 2672
trường hợp;
- Một số công tác khác của đội:
Thực hiện các quyết định có hiệu lực pháp luật còn tồn đọng:
Thực hiện Quyết định có hiệu lực pháp luật (xử phạt hành chính còn tồn
73 quyết định, cưỡng chế còn tồn 54 quyết định), trong đó còn đọng nhiều nhất là
xã Mỹ Hòa Hưng tổng số 73 quyết định ;
Đã tiến hành làm việc với 13 phường xã về các Quyết định có hiệu lực
13
pháp luật còn tồn đọng, qua đó đã giải quyết được 29 quyết định, trong đó có 04
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế tháo dỡ 25 trường
hợp.
- Về công tác thực hiện Quyết định cưỡng chế:
Kết hợp phường xã và các ngành liên quan tổ chức thực hiện xong 69
trường hợp cưỡng chế tháo dỡ đối với các hộ vi phạm đã có quyết định cưỡng chế
của UBND thành phố Long Xuyên, trong đó động viên tự tháo dỡ 18 trường hợp,
tổ chức cưỡng chế tháo dỡ 51 trường hợp. Qua các cuộc cưỡng chế đã tiến hành tổ
chức tốt, đảm bảo an toàn.
- Về công tác hòa giải: Tham gia cùng phường, xã và các ngành liên
quan giải quyết khiếu nại 132 trường hợp, trong đó hòa giải thành 109 trường hợp,
chủ yếu khiếu nại về tranh chấp xây dựng, đất đai, xây dựng gây rạn nứt nhà lân
cận.
2.2.2 Nguyên nhân của kết quả đạt đƣợc:
- Trong thời gian qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tốc độ phát triển đô thị của tỉnh diễn ra khá nhanh, việc xây dựng mới,
cải tạo sửa chữa các công trình nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức,
cá nhân, ngày càng nhiều. Việc tuân thủ và chấp hành các quy định của Nhà nước
về pháp luật đầu tư xây dựng của các tổ chức, cá nhân đã có nhiều chuyển biến tích
cực;
- Cán bộ kiểm tra phụ trách địa bàn quản lý tốt việc kiểm tra xây dựng,
phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng;
- Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, UBND thành phố, các cơ
quan chuyên môn cấp trên. Đặc biệt là sự đồng tình, ủng hộ trong quần chúng
nhân dân;
- Thành phố đã xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm bảo
đảm trật tự và vệ sinh môi trường đô thị; trật tự trong lĩnh vực xây dựng và phòng
chống xây dựng trái phép, giải tỏa lấn chiếm và xây dựng trên đất công, trên hành
lan bảo vệ sông rạch và trong khu quy hoạch được duyệt.
14
2.2.3 Những hạn chế, yếu kém:
- Vi phạm xây dựng không phép, sai phép, xây dựng lấn chiếm thông
hành, xây dựng hàng rào vi phạm chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, sử dụng
sai mục đích đất diễn ra còn phổ biến trên địa bàn, việc phát hiện ngăn chặn ngay
từ ban đầu, buộc tháo dỡ một số trường hợp chưa kịp thời, thiếu tính răn đe làm
ảnh hưởng đến trật tự kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng;
- Tình trạng không che chắn, che chắn lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường
khi xây dựng công trình chưa được kiểm tra thường xuyên để nhắc nhở đẩy đuổi
hoặc xử phạt hành chính để nhằm lập lại trật tự - Mỹ quan Đô Thị;
- Tình hình xây dựng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng các hộ lân cận
chưa có biện pháp khắc phục triệt để làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt các
hộ dân trong xung quanh;
- Công tác quản lý trật tự đô thị và bảo vệ môi trường liên quan đến
nhiều ngành và địa phương phường, xã, việc phối hợp thực hiện đôi lúc thiếu chặt
chẽ, còn đùn đẩy trách nhiệm; nhiều quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật
và quyết định cưỡng chế còn tồn đọng đáng kể, chưa giải quyết tích cực để tổ chức
thực hiện.
2.2.4 Nguyên nhân của hạn chế:
- Ý thức chấp hành các quy định của nhà nước về trật tự đô thị của một
số bộ phận nhân dân chưa tốt do hiểu biết về quy định pháp luật còn hạn chế, ngại
khó khăn trong khâu làm thủ tục xin phép dẫn đến vi phạm về xây dựng, sử dụng
đất và bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị. Cá biệt một số trường hợp cố tình vi
phạm, né tránh không thực hiện các quyết định xử phạt hành chính và khắc phục
hậu quả gây dư luận không tốt đối với cán bộ công tác quản lý nhà nước chuyên
ngành trong lĩnh vực phụ trách;
- Các ngành và phường, xã chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo
dục ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự đô thị trong xây dựng; chưa
có biện pháp tích cực và tổ chức kiểm tra thường xuyên để nhắc nhở và xử lý
15
nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự đô thị, cảnh quan môi trường;
- Công tác phân công quản lý cán bộ phụ trách kiểm tra địa bàn phường
xã đôi lúc chưa chặt chẽ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra và
xử lý vi phạm chưa thật sự ngang tầm với nhiệm vụ được giao, một số không nhỏ
cán bộ còn ngại khó, sợ đụng chạm với các đối tượng vi phạm là những bậc thầy,
đàn anh cấp trên cũng như họ hàng, người thân quen cán bộ lãnh đạo cấp sở ngành
bên trên, cho nên giải quyết công việc chưa đến nơi đến chốn;
- Chưa thực hiện tốt việc phối hợp thường xuyên giữa Đội quản lý trật tự
đô thị, các ngành liên quan cấp thành phố và phường, xã trong việc xây dựng kế
hoạch phối hợp thực hiện các công việc tồn đọng và phát sinh tại địa phương về
trật tự đô thị;
- Các quy định của pháp luật ở một số lĩnh vực vẫn còn nhiều kẻ hở chưa
được quy định cụ thể, một số hành vi vi phạm nhưng chưa được quy định pháp luật
điều chỉnh và cụ thể hoá đối với chủ thể có thẩm quyền xử phạt một số lĩnh vực
như (dứt rác nơi công cộng không đúng quy định, phóng uế bừa bãi, hút thuốc nơi
công cộng ….); bên cạnh đó văn bản pháp luật cũng đã có điều chỉnh nhưng mức
phạt hành chính vẫn còn quá thấp nên không có tính răn đe giáo dục;
- Một nguyên nhân làm ảnh hưởng rất lớn đối với công tác quản lý trật tự
đô thị là thành phố chưa có quy hoạch phủ kính, phân loại ngành nghề tâm trung
điểm, khu vực mà phần tán rãi khắp các nơi trong đô thị nên việc quản lý gặp rất
nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian để xử lý vụ việc;
2.3 Những kinh nghiệm rút ra:
Qua thực trạng công tác quản lý trật tự trong xây dựng trên địa bàn trong
thời gian qua, để thực hiện tốt công tác bản thân rút ra được một số kinh nghiệm
như sau:
Phải thường xuyên kiểm, xử lý triệt để các công trình, tổ chức, cá nhân
vi phạm trật tự đô thị trong xây dựng;
Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành các
quy định pháp luật về trật tự đô thị xây dựng trong bộ phận nhân dân;
16
Công tác phân công quản lý cán bộ phụ trách kiểm tra địa bàn phường,
xã phải chặt chẽ; phải có trình trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Tóm lại: Quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng là mối quan tâm
trước hết của các nhà quản lý cũng như dân cư sống trong đô thị. Như phần thực
trạng đã nêu, tình hình quản lý trật tự đô thị trong xây dựng trên địa bàn thành phố
trong thời gian qua có từ những thuận lợi, khó khăn, những bất cập, cho thấy công
tác quản lý trật tự đô thị trong xây dựng cần thiết được quan tâm và có những biện
pháp nhằm cải thiện tình hình và phát huy hiệu quả.
17
CHƢƠNG 3:
MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRONG LĨNH VỰC XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP LONG XUYÊN ĐẾN 2015
3.1. Mục tiêu:
Xây dựng và phát triển đô thị: Quản lý và phát triển đô thị được thực
hiện trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, quan tâm đến việc bảo vệ môi
trường sinh thái, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, tiếp tục hoàn
thiện quá trình đô thị hóa nhằm hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II đến năm 2015.
Triển khai quy chế quản lý đô thị, không gian đô thị, kiến trúc đô thị để làm cơ sở
quản lý trật tự đô thị chặt chẽ, hiệu quả và thống nhất;
- Tiếp tục phát động cán bộ và nhân dân thực hiện tốt chỉ thị 03-
CT/ThU, ngày 14/03/2011 của Thành uỷ Long Xuyên và Kế hoạch số 50/KH-
UBND, ngày 09/08/2011 của UBND thành phố Long Xuyên về việc lập lại trật tự
vĩa hè lòng đường, hẻm thông hành;
- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục đi đôi với việc kiểm
tra, xử lý kiên quyết tình trạng xây dựng hàng rào lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè,
vi phạm vế xây dựng, lấn chiếm hàng lang đường bộ, sông rạch… nhằm thực hiện
nếp sống văn minh của một đô thị văn minh, trật tự và an toàn;
- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác lâu dài về việc lập lại trật tự
đô thị một cách triệt để từ cấp tỉnh (tỉnh ủy, sở ngành), cấp thành phố (Thành ủy,
ban ngành thành phố), cấp phường xã (đảng bộ, chi bộ ngành) ai có xây dựng lấn
chiếm hẻm thông hành, xây hàng rào lấn chiếm vỉa hè, hành lang bảo vệ đường bộ
tự giác thực hiện làm gương, làm mẫu cho quần chúng nhân dân noi theo.
3.2 Phƣơng hƣớng:
- Kiểm tra, tuần tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm
hành chính về xây dựng không Giấy phép xây dựng, sai Giấy phép xây dựng, sai
thiết kế, sử dụng đất sai mục đích (xây dựng nhà trên đất lâu năm khác), xây dựng
lấn chiếm hàng lang bảo vệ đường bộ, sông rạch, hàng lang an toàn lưới điện, lộ
18
giới, xây dựng lấn hẻm thông hành,… tuân thủ các quy định của pháp luật về quy
trình xử phạt vi phạm hành chính ở các lĩnh vực mà ngành quản lý;
- Tuyên truyền giáo dục trên đài phát thanh địa phương phường xã các
quy định của pháp Luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng, trật tự đô thị, cảnh quan
môi trường trong cộng đồng dân cư, từng bước nâng cáo ý thức và thực hiện theo
quy định pháp luật;
- Cũng cố tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức
để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng thành phố Long
Xuyên xanh, sạch, đẹp và văn minh;
- Kiểm tra và đề xuất xử lý các trường hợp xây dựng lấn chiếm đất công
(đất do nhà nước quản lý), hủy hoại hoặc sử dụng đất sai mục đích;
- Phối hợp với phường xã tổ chức thực hiện các quyết định hành chính
và quyết định cưỡng chế còn hiệu lực tồn đọng các năm qua;
- Tham mưu UBND thành phố soạn thảo các quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính, theo dõi việc chấp
hành các quyết định xử phạt hành chính trên địa bàn thành phố.
3.3 Một số giải Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản Lý nhà nƣớc về
Trật Tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố long xuyên
đến 2015.
Với vị trí, vai trò quan trọng của thành phố Long Xuyên đối với tỉnh và
khu vực, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị trong lĩnh vực
xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ
thuật, giao thông để đem lại bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại và một cuộc sống tốt
hơn, tiện nghi hơn cho cư dân đô thị, đồng thời sẽ tác động tích cực đến sự phát
triển kinh tế của tỉnh và khu vực. Một số giải pháp cần quan tâm thực hiện là:
3.3.1 Công tác lập kế hoạch xây dựng đô thị:
- Thành phố phải lập kế hoạch phát triển đô thị và thực hiện điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2025 theo hướng văn minh, hiện
đại với các tiêu chí của đô thị loại II.
- Gắn với công tác lập kế hoạch phát triển đô thị và thực hiện điều chỉnh
quy hoạch chung còn cần phải tổ chức thực hiện cấm mốc giới quy hoạch ngoài
19
thực địa để mọi người dân trong vùng quy hoạch được biết, công khai rõ các thủ
tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xây dưng như: thành phần hồ sơ, quy trình
cấp phép, thời gian cấp phép… tại những nơi công cộng, bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của thành phố, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phườngvà trên các phương tiện
thông tin đại chúng để nhân dân biết để từ đó hạn chế tình trạng xây dựng vi phạm
quy hoạch, xây dựng không phép, sai phép còn đang diễn ra khá phổ biến hiện nay.
Thực hiện tốt công tác cung cấp thông tin quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch, cấp
giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư và nhân dân nhanh chóng, giảm các thủ tục
hành chính rườm ra, không cần thiết gây phiền hà cho nhân dân.
3.3.2 Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc:
- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước về
đô thị đi đôi với việc nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ quản lý đô
thị các cấp. Tăng cường phân cấp quản lý đô thị, nâng cao quyền hạn, trách nhiệm
của chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy tinh giản, gọn nhẹ nâng cao tính hiệu
quả, hiệu lực quản lý, đồng thời chú trọng hơn nữa công tác đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tế trình độ, kinh nghiệm và kiến
thức. Củng cố kiện toàn bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công bổ sung lực
lượng, tạo điều kiện và tăng cường hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị. Trước
mắt cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đô thị cho đội
ngũ cán bộ công chức các Phòng, ban ngành có liên quan đến lĩnh vực xây dựng,
Tổ quản lý trật tự đô thị các phường, xã; xử lý cán bộ công chức thuộc quyền có
hành vi nhũng nhiễu, dung túng, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật về xây
dựng.
- Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng, tập
trung kiểm tra, đề xuất xử lý các trường hợp xây dựng hàng rào lấn chiếm lòng
đường, vỉa hè, xây dựng lấn chiếm hẻm thông hành, xây dựng công trình không
phù hợp với mục đích sử dụng dất (như đất lâu năm khác, ao, ), xây dựng kè lấn
chiếm lòng sông, kênh, rạch, ….
3.3.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong ngành:
20
- Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác trật tự đô thị. Đặc
biệt là cán bộ ở phường, xã;
- Tuyển dụng những cán bộ công chức có đủ trình độ kiến thức, năng lực
công tác, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của ngành;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức
cách mạng và năng lực thi hành công vụ.
3.3.4 Công tác tuyên truyền, phổ biến:
Tăng cường tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên trên mọi phương tiện
thông tin đại chúng như đài phát thanh của địa phương, phường, xã, đài truyền
hình, tờ rơi…để nhắc nhở, hướng dẫn tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân hiểu biết và chấp hành quy định pháp luật về trình tự và thủ tục xin phép xây
dựng.
Nội dung tuyên truyền: Truyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về
xây dựng, trật tự đô thị, quy định về cấp phép xây dựng, thông báo khu vực cấp
phép, khu vực miễn cấp phép…
3.3.5 Phát huy dân chủ trong nhân dân:
Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý xây
dựng, quy hoạch theo đúng quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-
CP, ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các văn bản pháp
luật hiện hành có liên quan. Đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch các khu chức
năng đô thị cũng như điều chỉnh quy hoạch, trước khi trình cơ quan có thẩm quyền
thẩm định phê duyệt phải tổ chức lấy ý kiến nhân dân tại vùng quy hoạch về nội
dung của đồ án quy hoạch xây dựng; Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết trên địa
bàn Thành phố khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải tổ chức công bố
công khai đến tất cả các tổ chức, cá nhân trong vùng quy hoạch được biết với nhiều
hình thức như tổ chức hội nghị lấy ý kiến của đại diện nhân dân trong vùng quy
hoạch, các tổ chức đoàn thể và UBND phường, xã tại khu vực quy hoạch; tổ chức
hội nghị công bố quy hoạch có mời đại diện các ban ngành Thành phố, mặt trận,
đoàn thể, UBND phường, xã và nhân dân trong vùng quy hoạch tham dự. Ngoài ra,
còn phải lắp dựng panô bản vẽ quy hoạch ngoài thực địa tại vùng quy hoạch và
photô bản đồ, điều lệ quản lý khu quy hoạch, cung cấp file (bản đồ số) cho UBND
phường, xã được biết để quản lý. Ngoài việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các cơ
21
quan chuyên môn, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, cần quan tâm tổ
chức lấy ý kiến của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực quy hoạch đặt biệt là hội
kiến trúc sư của Tỉnh để đồ án quy hoạch khi được phê duyệt thật sự khả thi và phù
hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như được sự ủng hộ của nhân dân từ đó
tạo thuận lợi khi triển khai thực hiện quy hoạch.
3.3.6 Kiểm tra xử ly vi phạm:
Tăng cường pháp chế, xử lý triệt để các hành vi vi phạm xây dựng trong
lĩnh vực xây dựng và trật tự đô thị như: xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm
chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, lấn chiếm hẻm thông hành; xây dựng sai cốt
nền, xây dựng tam cấp, bệ dắt xe lấn chiếm vỉa hè; để trang thiết bị và vật tư xây
dựng không đúng nơi quy định; xây dựng mái che, hàng rào lấn chiếm lòng đường,
hè phố, xây dựng lấn chiếm đất công… Tuần tra, kiểm tra thường xuyên nhằm phát
hiện ngăn chặn kịp thời các vi phạm nêu trên ngay từ ban đầu để hướng Chủ đầu tư
thực hiện các thủ tục hành chính về cấp Giấp phép xây dựng, sửa sai cho đúng với
quy hoạch xây dựng và quy định pháp luật hiện hành nhằm hạn chế thất thoát và
đồng thời buộc tháo dỡ những trường hợp sai phạm mà không thể xin phép xây
dựng được vừa để thuyết phục nhân dân, vừa răn đe nhân dân phải chấp hành kỷ
cương trật tự đô thị; phát hiện lập biên bản kịp thời để ngăn chặn và xử lý kiên
quyết các trường hợp cố tình vi phạm để lập lại trật tự trong xây dựng, bảo đảm
cảnh quan môi trường của thành phố;
3.3.7 Công tác phối hợp:
Công tác quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng liên quan đến
nhiều ngành và địa phương và phường, xã, việc phối hợp thực hiện đôi lúc thiếu
chặt chẽ, còn đùn đẩy trách nhiệm; nhiều quyết định hành chính có hiệu lực pháp
luật và quyết định cưỡng chế còn tồn đọng đáng kể, chưa giải quyết tích cực để tổ
chức thực hiện nên cần phải có sự phối hợp đồng bộ. Vì vậy trong thời gian tới cần
phải có sự kết hợp một cách chặt chẽ hơn giữa các ngành của thành phố với các
phường, xã.
3.3.8 Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng: đưa vào nghị quyết về việc lãnh đạo
và chỉ đạo đối với công tác quản lý trật tự đô thị, đăc biệt là trong lĩnh vực xây
dựng.
Giáo dục đảng viên chấp hành tốt chủ trương của đảng, pháp luật của
22
nhà nước đối với công tác quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng.
C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý trật tự Đô thị trong lĩnh vực
xây dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến năm 2015, em có những kiến
nghị với Đảng và chính quyền, các ngành chức năng thành phố, tỉnh như sau:
- Đẩy nhanh tiến độ lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Long
Xuyên, lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực chưa có quy hoạch
trên địa bàn thành phố, để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu
tư, xây dựng công trình, nhà ở…thực hiện tốt các quy định về trật tự đô thị trong
lĩnh vực xây dựng
- Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác trật tự đô thị ở
phường, xã.
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý Nhà nước ở phường xã trong việc
chỉ đạo thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị tại địa phương
- Cần quan tâm đến công tác cán bộ, điều chỉnh chế độ tiền lương, chính
sách cho phù hợp đối với cán bộ làm công tác quản lý trật tự đô thị ở phường, xã .
2. Kết luận
Việc nâng cao hiệu quả Quản Lý Trật Tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng
trên địa bàn thành phố long xuyên đến 2015 là quản lý và nâng cấp thành phố Long
Xuyên xứng tầm là đô thị loại II đã được Chính phủ công nhận là một vấn đề rất
bức thiết để thành phố Long Xuyên phát triển bền vững về mọi mặt, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho cư dân đô thị, góp phần phát triển kinh tế chung cho
tỉnh và khu vực và đó cũng là nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân thành phố. Do
đó, toàn Đảng, toàn dân Thành phố cần chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng
Thành phố để thành phố Long Xuyên xứng đáng và tự hào là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật của tỉnh và khu vực. Để làm tốt
23
công tác này, trước hết mỗi đảng viên, cán bộ, công chức Thành phố và phường, xã
cần phải cải tiến lề lối làm việc, tác phong và đạo đức công vụ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và nhân dân khi tham gia thực hiện các thủ tục hành
chính. Đối với những quy định chưa phù hợp với thực tế hoặc gây cản trở thu hút
đầu tư và khó khăn cho nhân dân thì Thành phố cần sớm kiến nghị cấp trên kịp
thời tháo gỡ, điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, cần phải tăng cường xây dựng
Đảng bộ, chính quyền, mặt trật, đoàn thể từ thành phố đến phường xã trong sạch
vững mạnh, đủ sức, đủ tài để hoàn thành nhiệm vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính
theo hướng văn minh, hiện đại. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội
song song với phát triển kinh tế.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Trật tự Đô thị trong lĩnh
vực xây dựng trên địa bàn thành phố long xuyên đến 2015 được đề cập trong tiểu
luận này hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực trật
tự đô thị đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng trong thời gian quy hoạch xây dựng và
hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố trong thời gian tới ./.