Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động tại nganluong.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.27 KB, 61 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn
Minh đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để em có thể hoàn
thành cuốn Luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Thương mại điện tử -
Trường Đại học Thương Mại, Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình
đã tạo cho em điều kiện được thực tập tại doanh nghiệp, đặc biệt các anh chị
đang công tác tại Nganluong.vn đã tạo cơ hội cho em học tập, nghiên cứu và tiếp
xúc với các hoạt động kinh doanh thực tế trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn
thành Luận văn.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong thầy cô, ban lãnh đạo Công ty tận tình chỉ bảo để Luận văn của em
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Lan Hương
ii
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI
Theo dõi báo cáo Thương mại điện tử từ năm 2006 đến nay ta có thể thấy
Thanh toán trực tuyến hay thanh toán điện tử đang ngày một hoàn thiện hơn, đã
có sự phối hợp giữa các nhân tố như là ngân hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ,
website Thương mại điện tử, người tiêu dùng…Được coi như là một mảnh ghép
quan trọng giúp hoàn thiện quy trình mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng
thì dịch vụ Thanh toán trực tuyến đang được nhiều đơn vị cung ứng mà
Nganluong.vn là một điển hình.
Dịch vụ Thanh toán trực tuyến và xu hướng mua hàng trực tuyến có mối
quan hệ cộng sinh với nhau khá khăng khít và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tuy
nhiên do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan mà hiện nay tỉ lệ người tiêu


dùng trực tuyến sử dụng các công cụ thanh toán trực tuyến còn chưa nhiều. Có
thể kể ra như là quy trình thanh toán phức tạp, tốn nhiều thời gian với một số
lượng lớn người tiêu dùng, điều kiện về vật chất như máy tính và mạng internet
không phải lúc nào cũng sẵn có… Dựa trên những suy nghĩ đó, em đã đề xuất đề
tài “Phát triển dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động trên website
Nganluong.vn” với mong muốn nâng cao tính tiện ích và sự gần gũi của dịch vụ
thanh toán trực tuyến với người tiêu dùng để từ đó khuyến khích họ sử dụng dịch
vụ nhiều hơn.
Đề tài đưa ra một số lý thuyết về Thanh toán điệ tử và Thanh toán qua
điện thoại di động. Nghiên cứu thực trạng tính năng của website Nganluong.vn
thông qua các phương pháp bảng câu hỏi, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu và
phương pháp đồ thị thống kê. Từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn, đưa
ra các đề xuất kiến nghị nhằm triển khai dịch vụ tại Nganluong.vn một cách hiệu
quả.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI ii
MỤC LỤC iii
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 3
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.4.1 Về nội dung 3
1.4.2 Về không gian 3
1.4.3 Về thời gian 3
1.5 Kết cấu luận văn 4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 5

2.1 Tổng quan về TTĐT 5
2.1.1 Khái niệm TTĐT 5
2.1.2 Những ưu thế của TTĐT 5
2.1.3 So sánh giữa TTĐT truyền thống và TTĐT trong TMĐT 5
2.1.4 Các mô hình TTĐT trong TMĐT 7
2.1.5 Vấn đề an ninh trong TTĐT 9
2.2 Tổng quan về dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động (Mobile Payment –
MP) 10
2.2.1 Khái niệm dịch vụ 10
2.2.2 Khái niệm dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động (Mobile Payment – MP)11
2.1.3 Đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của TTĐT qua điện thoại di động (Mobile
Payment_MP) 11
2.3 Giới thiệu công trình nghiên cứu về TMĐT và TTĐT 13
2.3.1 Đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên trường ĐH Thương
Mại 13
2.3.2Bài báo khoa học trên thế giới 14
2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu trong đề tài 15
iv
2.4.1 Xác định các chức năng mà dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động sẽ được
áp dụng tại cổng thanh toán trực tuyến và ví điện tử 15
2.4.2 Xác định quy trình TTĐT qua điện thoại di động tại cổng thanh toán trực
tuyến và ví điện tử 15
2.4.3 Xác định công nghệ kỹ thuật, trang thiết bị cần có 15
2.4.4 Lập kế hoạch tài chính 16
2.4.5 Lập kế hoạch nhân sự 16
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TẠI NGANLUONG.VN 17
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 17
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 17

3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 19
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
đến việc phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại Nganluong.vn
20
3.2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình và
Nganluong.vn 20
3.2.2 Nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới việc phát triển dịch vụ TTĐT
qua điện thoại di động tại Nganluong.vn 25
3.2.3 Nhân tố môi trường bên trong ảnh hưởng tới việc phát triển dịch vụ TTĐT
qua điện thoại di động tại Nganluong.vn 28
3.2.4 Thưc trạng phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại
Nganluong.vn 30
3.3 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu 34
3.3.1 Kết quả xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm SPSS 34
3.3.2 Kết quả xử lý phiếu phỏng vấn chuyên gia 37
3.3.3 Kết quả xử lý dữ liệu thứ cấp 37
Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TTĐT QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI NGANLUONG.VN. 40
4.1 Kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu 40
4.1.1 Những kết quả đạt được 40
v
4.1.2 Thuận lợi và khó khăn khi phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động
tại Nganluong.vn 41
4.1.3 Những vấn đề cần giải quyết và nghiên cứu tiếp theo 42
4.2 Dự báo triển vọng và định hướng phát triển dịch vụ TTĐT qua điện
thoại di động tại Nganluong.vn 42
4.2.1 Dự báo triển vọng của dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại
Nganluong.vn trong thời gian tới 42
4.2.2 Định hướng phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại
Nganluong.vn 43

4.3 Một số đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động
tại Nganluong.vn 43
4.3.1 Xác định các chức năng mà dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động sẽ được
áp dụng 43
4.3.2 Xác định quy trình TTĐT qua điện thoại di động 45
4.3.3 Xác định công nghệ kỹ thuật cần có 46
4.3.4 Lập kế hoạch tài chính 48
4.3.5 Lập kế hoạch về nhân sự 49
4.4 Một số kiến nghị với Nhà nước 50
4.4.1 Tuyên truyền, đào tạo chính quy về TMĐT 50
4.4.2 Đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT 50
4.4.3 Tăng cường hợp tác quốc tế về TMĐT 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 53
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
S
STT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng anh Nghĩa đầy đủ tiếng việt
1 CN Cá nhâ
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 DN Doanh nghiệp
4 ĐKKD Đăng ký kinh doanh
5 ĐK MST Đăng ký mã số thuế
6 MP Mobile Payment TTĐT qua điện thoại di
động
7 NH Ngân hàng
8 NHNN Ngân hàng Nhà nước
9 TMĐT Thương mại điện tử
10 TTĐT Thanh toán điện tử

11 TTTT Thanh toán trực tuyến
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung Trang
Hình 2.1: Mô hình hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến 8
Hình 3.1: Mô hình ngôi sao năm cánh bền vững 22
Hình 3.2: Mô hình hoạt động thanh toán trực tuyến 23
Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nganluong.vn 26
Hình 3.4: Quy trình tạo tài khoản ví điện tử tại Nganluong.vn 32
Hình 3.5: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của website Nganluong.vn 35
Hình 3.6: Phạm vi áp dụng dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại
Nganluong.vn
36
Hình 3.7: Ý kiến của nhân viên nhân Nganluong.vn cần thiết cho
phát triển dịch vụ mới
37
Hình 3.8: Tình trạng sử dụng các phần mềm tiên tiến trong hoạt động
kinh doanh tại Nganluong.vn
37
Hình 4.1: Mô hình dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại
Nganluong.vn
46
Hình 2.1: Mô hình hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến
(Nguồn: Giáo trình thanh toán trong TMĐT) 8
Hình 3.2: Mô hình ngôi sao năm cánh bền vững
(Nguồn: website PeaceSoft.net) 21
Hình 3.3: Mô hình hoạt động thanh toán trực tuyến
(Nguồn: Website Nganluong.vn) 22
Hình 3.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nganluong.vn
(Nguồn: Phòng Thông tin và tổ chức Peacsoft) 25

Hình 3.5: Quy trình tạo tài khoản ví điện tử tại Nganluong.vn
(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu thông tin trên website Nganluong.vn và tổng
hợp) 32
Hình 3.6: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của website Nganluong.vn
34
viii
Hình 3.7: Phạm vi áp dụng dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại
Nganluong.vn
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu do tác giả tự điều tra, khảo sát) 35
Hình 3.8: Ý kiến của nhân viên nhân sự của Nganluong.vn cần thiết cho
phát triển dịch vụ mới.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu do tác giả tự điều tra, khảo sát) 36
Hình 3.9: Tình trạng sử dụng các phần mềm tiên tiến trong hoạt động kinh
doanh tại Nganluong.vn
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu do tác giả tự điều tra, khảo sát) 37
Hình 4.10: Mô hình dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động tại Nganluong.vn
(Nguồn:Tác giả tự xây dựng) 45
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng và nội dung Trang
Bảng 3.1: Các chức năng có sử dụng điện thoại di động tại
Nganluong.vn
33
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của Nganluong.vn 38
Bảng 3.3: Thống kê máy tính và máy chủ của Nganluong.vn 39
Bảng 3.4: Thống kê về nhân sự của Nganluong.vn 39
Bảng 4.1: Cú pháp tin nhắn 48
Bảng 3.1: Các chức năng có sử dụng điện thoại di động tại Nganluong.vn. .32
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của Nganluong.vn 38
Bảng 3.3: Thống kê máy tính và máy của của Nganluong.vn 38
Bảng 3.4: Thống kê về nhân sự của Nganluong.vn 38

Bảng 4.5: Cú pháp tin nhắn 47
1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài năm trở lại đây cụm từ “Thương mại điện tử” đã trở nên phổ
biến hơn với thị trường Việt Nam nhờ sự tuyên truyền, quản bá trên các phương
tiện truyền thông đại chúng …cũng như sự có mặt của các công ty hoạt động
trong lĩnh vực mới mẻ này. Nhưng hãy khoan bàn về sự phát triển của TMĐT tại
Việt Nam mà hãy nhìn ra thế giới một chút bạn có thể thấy TMĐT là một bước
phát triển liền ngay sau sự bùng nổ về CNTT và mạng Internet toàn cầu. Đã có
thời điểm TMĐT phát triển ồ ạt với sự ra đời của số lượng lớn các công ty hoạt
động trong lĩnh vực này mà chúng ta gọi là các công ty “Dot Com”. Phát triển
quá nhanh cũng là một bất lợi khiến các công ty Dot Com lần lượt phá sản tạo ra
một làn sóng đổ vỡ như một hiệu ứng Domino trên thế giới. Có thể lúc đó thế
giới đã bắt đầu một cách suy nghĩ khác về TMĐT, thế giới nhận ra rằng TMĐT
cần được phát triển một cách có tính toán hơn, các công ty Dot Com cũng cần có
sự quản lý chặt chẽ cũng như cần có chiến lược phát triển rõ ràng. Từ đó thế giới
đã chứng kiến sự xuất hiện của những “người khổng lồ” trong lĩnh vực này có
thể kể đến như là Amazon, Ebay, Alibaba,…Quay trở lại với Việt Nam, chúng ta
cũng chứng kiến một diễn biến tương tự với sự bùng nổ về CNTT trong những
năm đầu thế kỷ 21. Sự ứng dụng và phát triển CNTT mạnh mẽ đã kéo chúng ta
lại gần với thế giới hơn và cũng không nằm ngoài xu thế TMĐT. Trong vài năm
trở lại đây, chúng ta thấy TMĐT Việt Nam cũng đã phát triển ở một mức nhất
định, số lượng các công ty kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT tăng lên đáng kể,
các lĩnh vực ứng dụng của TMĐ cũng đa dạng hơn như thương mại, dịch vụ
công, giáo dục đào tạo,…Nhắc đến TMĐT chúng ta không thể không nhắc đến
TTĐT, bởi TTĐT là một sơ sở hạ tầng không thể thiếu giúp cho các hoạt động
TMĐT có thể diễn ra đến cùng.
TTĐT tại Việt Nam được đánh dấu bằng mốc 2007, đó chính là năm mà
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai

đoạng 2006 – 2010 và định hướng đến năn 2020 (QĐ số 291/2006/QĐ – TTg ).
Ngay trong năm đầu tiên triển khai quyết định thì ngành Ngân hàng đã đạt được
2
những thành tựu trước nhất với 15 NH lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy
ATM, 24000 máy POS; 29 NH đã phát hành 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình
thành liên minh thẻ như Smartlink và Banknetvn; 20 ngân hàng cung cấp dịch
vụ Internet Banking; mô hình cổng thanh toán đã hình thành và bắt đầu đi vào
hoạt động
1
. Từ năm 2007 cho đến nay TTĐT đã khởi sắc và thực sự đi vào cuộc
sống, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn trong việc thanh toán. Đặc
biệt đáng chú ý là sự gia tăng nhanh chóng của dịch vụ TTTT với các cổng thanh
toán trực tuyến và ví điện tử như Smartlink, OnePay, Mobivi, Nganluong,
Baokim…Tuy nhiên hiện nay các cổng thanh toán trực tuyến và ví điện tử này có
chức năng khá giống nhau do vậy mà có thể nói áp lực cạnh tranh trong thị
trường TTTT tại Việt Nam là khá lớn.
Trong bối cảnh của thị trường TTTT đó thì Nganluong.vn được biết đến là
một sản phẩm của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình, một đơn vị
tiên phong trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam. Hiện tại Nganluong.vn đang hoạt
động theo mô hình vừa là cổng thanh toán trực tuyến kết nối người tiêu dùng với
hầu hết các ngân hàng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, vừa là ví điện tử
số thông minh. Mới chính thức ra mắt vào tháng 4 năm 2009 nhưng
Nganluong.vn đã nhanh chóng trở thành đơn vị dẫn đầu thị trường về số lượng
giao dịch, giá trị giao dịch và số lượng người dùng. Trong hai năm 2009 và 2010
Nganluong.vn đều đạt danh hiệu ví điện tử được yêu thích nhất do người tiêu
dùng bình chọn, đồng thời sau hai năm chạy thử, Nganluong.vn đã được NHNN
Việt Nam chính thức cấp giấy phép hoạt động số 2608/QĐ – NHNN. Tuy nhiên
như đã nói ở trên thì Nganluong.vn cũng đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối
thủ do vậy việc không ngừng nấp cấp cải tiến hệ thống và cung cấp thêm các
dịch vụ giá trị gia tăng sẽ tạo thêm nguồn doanh thu cũng như tăng thêm các tiện

ích cho người dùng từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của Nganluong.vn trong
thời gian tới.
1
Nguồn: Báo cáo TMĐT 2007, Bộ Công Thương
3
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu các hoạt động của Nganluong.vn em
thấy đơn vị đã có một hệ thống thanh toán khá hoàn thiện vận hành khá trơn tru
và đang cần phát triển thêm các dịch vụ gia tăng để đáp ứng mọi nhu cầu TTTT
của người tiêu dùng. Do vậy em xin mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu “Phát
triển dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động trên website
Nganluong.vn” của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, đề tài tóm lược và hệ thống hóa các vến đề lý luận cơ bản liên
quan đến TTĐT, TTĐT qua điện thoại di động và triển khai dịch vụ TTĐT qua
điện thoại di động cho website Nganluong.vn.
Thứ hai, vận dụng tổng hợp cơ sở lý luận, kết hợp với phương pháp
nghiên cứu, điều tra, phân tích điều kiện thực tại để đánh giá mặt thuận lợi và
khó khăn trong việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động
trên website Nganluong.vn.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích điều kiện thực tại của Nganluong.vn để đưa
ra các giải pháp phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1 Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển dịch vụ TTĐT qua điện thoại di
động cho Website Nganluong.vn.
1.4.2 Về không gian
Tìm hiểu hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ TTTT tại website
Nganluong.vn của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình trên địa bàn

thành phố Hà Nội, kinh doanh trong môi trường trực tuyến gắn liền với các tác
nghiệp trong môi trường thương mại truyền thống.
1.4.3 Về thời gian
4
Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như về nguồn thông tin thu thập
nên trong đề tài luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cần
thiết đối với hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ TTTT của website
Nganluong.vn với vai trò là một sản phẩm của Công ty cổ phần giải pháp phần
mềm Hòa Bình trong thời gian 3 năm từ năm 2009 – 2010.
1.5 Kết cấu luận văn
Gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản phát triển dịch vụ thanh toán điện
tử qua điện thoại di động
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển dịch vụ thanh
toán điện tử qua điện thoại di động tại Nganluong.vn
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán
điện tử qua điện thoại di động tại website Nganluong.vn
5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
2.1 Tổng quan về TTĐT
2.1.1 Khái niệm TTĐT
Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là việc thanh toán tiền thông qua
thông điệp điện tử (Electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt
2
.
2.1.2 Những ưu thế của TTĐT
 Thanh toán điện tử không bị hạn chế về thời gian và không gian.
Nhu cầu thanh toán cũng được đáp ứng liên tục 24/24 giờ trong ngày trên

phạm vi toàn cầu nhờ có sự kết nối giữa các tổ chức tài chín, ngân hàng, các đối
tác kinh doanh…
 Thanh toán với thời gian thực.
Thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán thông qua mạng máy tính và
viễn thông đạt đươc tốc độ thanh toán với thời gian thực (real time), đặc biệt là
hệ thống TTĐT trực tuyến diện rộng giữa các ngân hàng và khách hàng.
2.1.3 So sánh giữa TTĐT truyền thống và TTĐT trong TMĐT
2.1.3.1 Những điểm giống nhau
 Về phương diện công cụ thanh toán
Cả hai hình thức, TTĐT thông thường và TTĐT trong TMĐT đều không
sử dụng tiền mặt, séc hoặc các chứng từ có giá khác.
 Về môi trường hoạt động
Cả hai hình thức đều phải dựa trên môi trường hoạt động như nhau cả về
môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và hệ thống
bảo mật.
2.1.3.2 Những điểm khác nhau
 Về phạm vi thanh toán
2
Nguồn: Giáo trình thanh toán trong TMĐT, Bộ môn Thanh toán Quốc tế, Khoa Ngân hàng tài
chính, Trường Đại học Thương Mại
6
Phạm vi của TTĐT trong TMĐT nhỏ hơn TTĐT truyền thống vì không
phải tất cả các hình thức thanh toán điện tử đều phục vụ cho hoạt động TMĐT.
7
 Về quy trình thanh toán
Sự khác nhau căn bản của TTĐT trong TMĐT và TTĐT truyền thống là ở
chỗ TTĐT trong TMĐT cần có xác nhận giao dịch về người cung ứng sản phẩm
dịch vụ và người mua hàng do các tổ chức (bên thứ ba) cung cấp dịch vụ xác
thực điện tử (CA) thực hiện do việc người mua và người bán không gặp nhau
trực tiếp mà chỉ thực hiện giao dịch thông qua mạng internet.

2.1.4 Các mô hình TTĐT trong TMĐT
 Cổng thanh toán trực tuyến
Khái niệm: Cổng thanh toán điện tử trực tuyến được hiểu là giải pháp
thanh toán của một doanh nghiệp cung cấp cho các website bán hàng trực tuyến,
cho phép các trang web này chấp nhận các giao dịch thanh toán của chủ thẻ hoặc
các đơn vị chấp nhận thẻ
3
.
Mô hình hoạt động: Mô hình hoạt động của cổng thanh toán được thể hiện
qua mô hình 2.1 ở trang tiếp theo.
Nội dung các bước được mô tả trong hình 2.1
(1) Khách hàng đặt hàng bằng thẻ tín dụng của họ thông qua điểm bán hàng, giỏ
hàng, cửa hàng bán lẻ, kênh trực tuyến v.v…
(2) Nhà cung cấp dịch vụ được gửi tới yêu cầu xác nhận và gửi có đảm bảo yêu
cầu tới ngân hàng hành thẻ tín dụng của khách hàng để kiểm tra thẻ về độ sẵn
sàng thanh toán.
(3) Gửi trả lời chấp nhận hoặc từ chối trở lại cho nhà cung cấp dưới dạng cấu trúc
an toàn.
(4) Trường hợp chấp nhận, người bán thực hiện đơn hàng của khách hàng.
(5) Người bán gửi yêu cầu thanh toán tới nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp
dịch vụ thanh toán theo lô với ngân hàng của người bán.
(6) Trường hợp thanh toán được hoàn tất, ngân hàng của người bán chuyển số
tiền trực tiếp và tài khoản của người bán.
3
Nguồn: Giáo trình thanh toán trong TMĐT, Bộ môn Thanh toán Quốc tế, Khoa Ngân hàng tài
chính, Trường Đại học Thương Mại
8
Hình 2.1: Mô hình hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến
(Nguồn: Giáo trình thanh toán trong TMĐT)
 Ví điện tử

Khái niệm tiền điện tử: Tiền điện tử là tiền mặt đã được số hóa
4
.
Khái niệm ví điện tử: Ví điện tử (Electronic wallet hay còn gọi là e-wallet)
có chức năng tương tự như một chiếc ví vật lý thông thường, nó nắm giữ thông
tin về số thẻ tiến dụng, tiền điện tử, các thông tin nhận dạng, thông tin liên lạc
của người sử dụng và được tích hợp để sẵn sàng sủ dụng trong chức năng thanh
toán của một website TMĐT
5
.
Các loại ví điện tử
Dựa trên cách thức lưu trữ mà ví điện tử được chia ra làm hai loại.
Thứ nhất là ví điện tử được lưu trữ trên máy chủ của một đơn vị cung ứng
dịch vụ ví điện tử (Server – side electronic wallet). Để sử dụng ví điện tử này thì
khách hàng cần đăng mở một tài khoản với nhà cung ứng dịch vụ.
Thứ hai là ví điện tử được lưu trữ trên máy tính cá nhân của người sử
dụng (Client – side electronic wallet). Loại ví này yêu cầu người sử dụng phải tải
một phần mềm ví điện tử về máy tính của mình.
4
Nguồn: Giáo trình thanh toán trong TMĐT, Bộ môn Thanh toán Quốc tế, Khoa Ngân hàng tài
chính, Trường Đại học Thương Mại
5
Nguồn: Electronic Commercer, tác giả Gary Schneider
9
Loại ví điện tử lưu trữ trên máy chủ của nhà cung ứng có ưu điểm là
khách hàng sẽ không mất thời gian cho việc tải phần mềm ví điện tử về máy tính
cá nhân nhưng lại đòi hỏi nhà cung ứng dịch vụ phải sử dụng các công cụ bảo
mật mạnh mẽ để hạn chế tối đa sự rò rỉ thông tin của khách hàng. Bên cạnh đó để
khách hàng có thể sử dụng ví thì nhà cung ứng cần phải nỗ lực rất lớn trong việc
thuyết phục các website TMĐT tích hợp dịch vụ thanh toán của mình. Với loại ví

điện tử được lưu trữ trên máy tính cá nhân của khách hàng được đánh giá cao
hơn về khả năng bảo mật thông tin nhưng nó lại có một hạn chế lớn đó là không
linh hoạt khi mà khách hàng chỉ có thể sử dụng chiếc ví điện tử tại máy tính cá
nhân mà mình đã tải phần mềm về trước đó mà không phải bất kỳ một máy tính
nào khác.
Tại thị trường TTĐT ở Việt Nam thì ví điện tử đang được cung ứng cho
khách hàng là loại ví điện tử được lưu trữ tại máy chủ của nhà cung ứng dịch vụ.
Điều này có thể dễ hiểu vì ví điện tử loại này không đòi hỏi ở khách hàng một
điều kiện đặc biệt nào như phần mềm ví điện tử ưu việt, máy tính cá nhân cũng
như các kiến thức về bảo mật…
2.1.5 Vấn đề an ninh trong TTĐT
Khái quát về anh ninh trong TTĐT
Thuật ngữ “An ninh mạng” (Network Security) có thể được định nghĩa là
việc bảo vệ các mạng khỏi bất kỳ sự pháp hoại nào từ bên ngoài cũng như bên
trong hệ thống. Dựa trên quan điểm như vậy thì các phương pháp bảo vệ cần
được tiến hành ở cả hai mức là mức an ninh dựa trên người sử dụng và mức giao
thông.
Mức an ninh dựa trên người sử dụng
Mức an ninh dựa trên người sử dụng là mức an ninh mà tất cả người sử
dụng đều nhận biết được sự hiện diện của nó. Đây là dạng an ninh đưa ra buộc
người sử dụng phải nhập tên truy cập (User) và mật khẩu (password) mỗi khi sử
dụng hệ thống. Điều này đảm bảo rằng mỗi người sử dụng tùy theo mục đích truy
cập mà được phân quyền sử dụng những nguồn lực nào của tổ chức. Mức an ninh
này cho phép nhà quản trị mạng kiểm soát các dữ liệu của người sử dụng, có khả
năng xem xét và thay đổi.
Mức an ninh dựa trên giao thông
10
Mức an ninh dựa trên giao thông là mức an ninh mà người sử dụng hàng
ngày không tương tác nhiều và không có cảm giác nhiều về sự tồn tại của nó.
Mức anh ninh dựa trên giao thông quy định dòng giao thông qua mạng để ngăn

chặn những kẻ tấn công bên ngoài mạng xâm nhập vào trong mạng đó. An ninh ở
mức này có thể được sử dụng như là một sự kiểm soát thường xuyên bởi vì nó sẽ
lưu ý các nhà quản lý mạng khi có bất kỳ sự bất thường nào xảy ra tại mức ứng
dụng.
Cân bằng giữa an ninh và khả năng xử lý
Có ba yếu tố quan trọng hàng đầu trong TTĐT là: Mức độ an ninh, Tính
đơn giản, hiệu quả chi phí. Nhưng lại có một thực tế là mức độ an ninh mạng
thường có xu hướng tỷ lệ nghịch với hai yếu tố quan trọng còn lại. Khi một mạng
an ninh có độ an toàn cao thường đòi hỏi các công nghệ phức tạp, máy móc hiện
đại, nhiều thao tác xử lý do vậy sẽ làm giảm tính đơn giản và tăng chi phí. Ngược
lại khi một mạng an ninh có độ an toàn thấp thì tính đơn giản và chi phí chi cho
các hoạt động đảm bảo an ninh mạng lại thấp. Do vậy thách thức đối với các đợn
vị cung ứng dịch vụ TTĐT là tìm được sự cân bằng giữa việc tạo cho mạng
TTĐT của tổ chức dễ tiếp cận, sử dụng đối với khách hàng nhưng lại không dễ
tiếp cận với những người muốn phá hoại chúng trong mức giá mà tổ chức có thể
chi trả.
2.2 Tổng quan về dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động (Mobile Payment –
MP)
2.2.1 Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên
kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến được sự chiếm đoạt một
cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có và có thể không liên quan đến hàng hóa dưới
dạng vật chất của nó
6
.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy dịch vụ là một lĩnh vực đặc biệt trong
thương mại nó có những đặc điểm riêng sau:
• Tính không sờ thấy được
• Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc
• Tính không ổn định về chất lượng

6
Nguồn: Marketing căn bản, tác giả Philip Kotler
11
• Tính không lưu giữ được
2.2.2 Khái niệm dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động (Mobile Payment – MP)
Hiện nay chúng ta đang có nhiều cách định nghĩ về MP, các chuyên gia
trong ngành cũng chưa thể đạt được một sự đồng thuận trong việc định nghĩa
MP. Do vậy chúng ta đang vấp phải sự lộn xộn và chồng chéo trong việc phân
định các dịch vụ MP, Mobile Banking, và dịch vụ đặt hàng, phân phối hàng hóa
hay dịch vụ qua điện thoại di động với nhau. Điều đó đã dẫn đến hệ quả là chúng
ta gặp khó khắn trong việc phát triển các giải pháp cho MP cũng như khó khăn
trong việc xác định mỗi chức năng và quy trình thực hiện trong MP.
Qua các nguồn tham khảo đề tài đưa ra một định nghĩa mà nó chính xác
nhất với những gì mà người viết muốn đề cập tới trong đề tài này.
Dịch vụ MP là dịch vụ mà trong đó điện thoại di động đươc sử dụng để
khởi tạo và xác nhận thông tin cho một giao dịch thanh toán
7
.
2.1.3 Đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của TTĐT qua điện thoại di động (Mobile
Payment_MP)
2.1.3.1 Đặc điểm của MP
MP có ba đặc điểm lớn đó là:
 Chiến lược
Đối với một doanh nghiệp có hai lựa chọn quan trọng là lựa chọn phương
pháp thanh toán nào phù hợp với mô hình kinh doanh của mình và lực chọn
phương pháp thanh toánh nào phù hợp với số lượng lớn hóa đơn khác nhau mà
hệ thống của mình đang phải xử lý. Việc lựa chọn phương pháp thanh toán ảnh
hướng lớn đến chi phí mà doanh nghiệp phải chi cho hoạt động thanh toán trong
một đơn vị thời gian. Thanh toán bằng phương pháp MP thường đòi hỏi mức chi
phí thực hiện nhỏ giao dịch nhỏ hơn hơn so với tổng số lượng thanh toán.

 Những thành viên của của một hệ thống MP
Hệ thống MP gồm các thành viên chính sau:
7
Nguồn: Mobile Pament 2010 – Market analysit and overview, thực hiện bởi Remco Boer,
Tonnis de Boer (Innopay)
12
• Khách hàng và người buôn bán truyền thống hoặc điện tử (Customers
& merchants) họ là những người sử dụng một quy trình MP đã được
thiết lập trước cho việc thanh toán.
• Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Telecommunication Provider -
Telco) cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và có thể cung cấp cả một thủ
tục MP do chính họ xây dựng và cung cấp như là một dịch vụ của
mình.
• Ngân hàng hoăc tổ chức tài chính (Banks & financial service
Providers) đóng vai trò là làm rõ ràng và có trật tự cho việc xử lý quy
trình trong MP hoặc họ cũng có thể cung ứng một thủ tục MP do chính
họ xây dựng cho khách hàng. Khi có uy tín, họ có thể đóng vai trò như
một bên thứ ba đáng tin cậy trong hệ thống MP.
Cả công ty viễn thông và ngân hàng hày tổ chức tài chính đều tốt như
nhau trong việc kết nối và giải quyết các nhu cầu về tài chính cho
khách hàng.
• Tổ chức trung gian: Đóng vai trò cung cấp nội dung, họ tập trung vào
việc phát triền và phổ biến quy trình MP.
 Các vấn đề hoạt động
• MP được dựa trên nền tảng thanh toán bằng thẻ (token) hoặc tài khoản
(account). MP dựa trên thẻ cho phép người sử dụng ẩn danh khi trả
tiền. Tuy nhiên từ trước tới nay các thủ tục MP là dựa trên tài khoản
mà người sử dụng đăng ký với nhà cung cấp, mọi giao dịch sẽ được
giải quyết thông qua tài khoản này.
• Phương pháp tính phí: Có 3 phương pháp tính phí là tính phí theo thời

gian sử dụng, tính phí theo đơn vị sản phẩm tiêu dùng, và trả thuê bao
cho sản phẩm hoặc dịch vụ trong một đơn vị thời gian dựa trên tập
quán sử dụng.
• Phương pháp thu phí: Có 3 phương pháp thu phí là thu phí trả trước,
thu phí trả tức thì, thu phí trả sau.
2.1.3.2 Ưu điểm của MP
Dịch vụ MP có những ưu điểm sau:
 Sự phổ biến của điện thoại di động là một thuận lợi cho nhà cung ứng khi
triển khai cung ứng dịch vụ.
13
 Quy trình thanh toán qua điện thoại nhanh gọn nên tránh cho người sử
dụng sự phiền phức .
 Linh hoạt vì người sử dụng có thể thực hiện các giao dịch bất kể nơi vào
và tại thời điểm nào miễn là có sóng điện thoại.
 Mức phí có thể chấp nhận được.
2.1.3.2 Hạn chế của MP
 Giao dịch thanh toán có thể bị ảnh hưởng nếu sóng điện thoại không ổn
định.
 Vấn đề bảo mật khó khăn hơn do còn phụ thuộc vào điện thoại của người
sử dụng, nó tùy thuộc vào sự cẩn trọng của người sử dụng.
 Việc thanh toán bị phụ thuộc vào chiếc điện thoại.
 Không phài là phương thức phù hợp cho mọi đối tượng như người lớn
tuổi.
2.3 Giới thiệu công trình nghiên cứu về TMĐT và TTĐT
Một số công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến TMĐT và TTĐT tại
Việt Nam và Thế giới.
2.3.1 Đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên trường ĐH
Thương Mại
a. Đề tài: “Những điều kiện áp dụng Thương mại điện tử tài Việt Nam”
 Thể loại: Đề tài cấp Bộ do PGS.TS Nguyễn Văn Minh nghiên cứu.

 Thời gian: Năm 2003
 Nội dung: Đề tài nghiên cứ tổng quan những vấn đề liên quan đến thương
mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam ở các góc
độ hạ tầng viễn thông, bản mật thông tin, pháp lý, thanh toán,h hạ tầng công
nghệ… qua đó đưa ra đề xuất mang tầm vi mô và vĩ mô nhằn tạo điều kiện và
triển khai ứng dụng ở nước ta.
 Vấn đề liên quan người cứu đề tài: Mô hình kinh doanh cửa hàng trực
tuyến, bán hàng trên mạng và những ảnh hưởng của môi trường bên trong và bên
ngoài đến hoạt động kinh doanh trực tuyến mặt hàng.
b. Đề tài: “Giải pháp phát triển Mobile Banking tại Công ty cổ phần thanh toán
điện tử VNPT”
 Thể loại: Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thị Huyền, sinh viên
khoa Thương mại điện tử.
 Thời gian: Năm 2010
14
 Nội dung: Đề tài nghiên cứu và đã chỉ ra được một số tồn tại cũng như
hạn chế trong phát triển dịch vụ Mobile Banking tại công ty cổ phần thanh
toán điện tử VNPT. Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả dịch vụ mà công ty đang cung cấp (Nhóm giải pháp về thu hút
khách hàng, nhóm giải pháp phát triển công nghệ thương mại di động,
nhóm giải pháp phát triển mô hình kinh doanh Mobile Banking, nhóm giải
pháp xây dựng và phát triển thương hiệu VNPT Epay.)
 Vấn đề liên quan để tài: Dịch vụ Mobile Banking, thanh toán trực tuyến.
2.3.2 Bài báo khoa học trên thế giới
a. Bài báo về những đặc điểm của Mobile Payment (Characteristics of mobile
payment procedure)
 Tác giả: Nina Kreyerl, Key Pousttchi, Klaus Turowski (University of
Augsburg)
 Thời gian: 2002
 Nội dung: Tác giả đi từ sự phân biệt giữa các thuật ngữ “Mobile

commerce”, “Electronic commerce” và “Mobile payment” sau đó là đề cập tới
khả năng thị trường chấp nhận MP như thế nào. Trung tâm của bài viết là các tác
giả tập trung phân tích những đặc điểm của một quy trình MP (chiến lược, các
thành phần tham gia, các vấn đề về hoạt động)
b. Bài báo về những điều kiện để chấp nhận và sử dụng quy trình Mobile
Payment (Conditions for acceptance and usage of mobile payment
Procedures)
 Tác giả: Key Pousttchi (University of Augsburg)
 Thời gian: 2003
 Nội dung: Bài báo đưa phân tích những điều kiện cần và điều kiện đủ cho
việc chấp nhận và sử dụng quy trình MP. Các điều kiện cần thiết như là bảo mật
dữ liệu, sự thuận tiện, khả năng gia tăng các giá trị mới cho hệ thống. Các điều
đủ bao gồm hiệu quả của giá trị gia tăng, chú trọng phát triển các giá trị liên quan
đến thẩm mỹ và cảm xúc và mức độ linh hoạt của các giá trị gia tăng.
c. Bài phân tích và khái quát về thị trường Mobile Payment năm 2010 trên thế
giới (Mobile Payment 2010 - Market analysis and overview)
 Tác giả: Remco Boer, Tonnis de Boer (Innopay)
 Thời gian : Năm 2009 – 2010
 Nội dung: Bài viết gồm hai phần rõ ràng là nghiên cứu thì trường và khái
quát thị trường MP. Trong phần nghiên cứu thị trường nhóm tác giả đã phản ánh
15
sự chồng chéo và lộn xộn trong việc định nghĩa về thị trường MP, từ đó cũng đưa
ra một định nghĩ rõ ràng nhất về MP; bên cạnh đó bài báo cũng trình bầy những
phân tích về xu hướng phát triển của thị trường MP trong năm 2010, những nhân
tố làm nên thành công cho MP, các kỹ thuật và công nghệ ứng dụng trong MP
gần đây. Phần hai bài viết khái quát sự phát triển của MP tại các thị trường trên
thế giới là Châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ Latin, Địa Trung Hải, Australia và Châu Phi.
2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Trong phần này em xin được giới thiệu khái quát về các nội dụng cần thực
hiện khi phát triển một dịch vụ MP tại cổng thanh toán trực tuyến và ví điện tử.

2.4.1 Xác định các chức năng mà dịch vụ TTĐT qua điện thoại di động sẽ được
áp dụng tại cổng thanh toán trực tuyến và ví điện tử
Mỗi một cổng thanh toán hay ví điện tử lại có rất nhiều chức năng do vậy
khi quyết định triển khai dịch vụ MP người quản lý cần xác định được rằng
khách hàng cuả mình sẽ sử dụng dịch vụ MP ứng với chức năng nào, hay như trả
lời câu hỏi “khách hàng dùng dịch vụ MP thì làm được những việc gì?”.
Việc vạch ra một giới hạn cho dịch vụ MP sẽ tạo điều kiện cho các công
việc phát triển tiếp theo.
2.4.2 Xác định quy trình TTĐT qua điện thoại di động tại cổng thanh toán trực
tuyến và ví điện tử
Cũng giống như việc tiến hành TTTT thì với dịch vụ MP người chủ tài
khoản cũng cần thực hiện theo một quy trình đã được nhà cung ứng dịch vụ quy
định trước. Quy trình này phải đảm bảo tính logic để thuận lợi cho việc quản lý
thông tin về các giao dịch cũng như các truy vấn của khách hàng và hệ thống.
Một điều rất quan trọng là quy trình thanh toán phải đảm bảo được an ninh an
toàn cho hệ thống những như cho người sử dụng. Tuy nhiên nhà quàn lý vẫn phải
lưu ý đến tính đơn giản khi thiết kế quy trình MP vì điều đó ảnh hưởng nhiều đến
tâm lý sẵn sàng sử dụng dịch vụ của khách hàng. Khách hàng thường không
thích những quy trình phức tạp, lặp đi lặp lại một thao tác gây mất thời gian.
2.4.3 Xác định công nghệ kỹ thuật, trang thiết bị cần có
16
Để duy trì hệ thống hoạt động an toàn, trơn tru thì cần có sự hỗ trợ của các
phần mềm quản lý như CRM, phần mềm kế toán…đặc biệt là các công nghệ về
bảo mật nhằm duy trì an ninh cho các hoạt động thanh toán qua MP
Hiện nay có các công nghệ đang được sử dụng trong MP đó là SMS và
NFC. SMS là phương thức đã sẵn có ở các máy điện thoại di động và dễ sử dụng
nhưng lại có mức chi phí không rẻ. Trong khi đó NFC là công nghệ nhanh và
đơn giản cho người sử dụng nhưng lại bị hạn chế là mới chỉ áp dụng được cho
một số dòng điện thoại.
Nhà cung ứng dịch vụ cũng cần thuê một hay nhiều đầu số dịch vụ của

các công ty làm dịch vụ cho thuê đầu số.
Ngoài ra về máy móc trang thiết bị cũng cần đầu đủ như máy chủ lưu giữ
và sử lý dữ liệu, bộ nhớ đệm phòng trừ rủi ro không mong muốn và các máy móc
khác.
2.4.4 Lập kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính được lập dựa trên cơ sở dự báo doanh thu, chi phí là
lợi nhuận của đơn vị cung ứng dịch vụ khi phát triển dịch vụ MP. Doanh thu
được dự báo trên cơ sở phân tích độ rộng của thị trường của doanh nghiệp. Chi
phí được ước tính trên tất cả các khoản phải chi như mua máy móc thiết bị, thuê
dịch vụ, thuê nhân viên…Từ các doanh thu dự báo và chi phí ước tính được thì
đơn vị cung ứng dịch vụ có thể tính được mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có
thể đạt được là bao nhiêu.
2.4.5 Lập kế hoạch nhân sự
Mặc dù hệ thống PM có tính tự động khá cao nhưng cũng vẫn cần có nhân
viên chuyên trách vận hành để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định. Các
nhân sự dự kiến gồm có người quản lý tài khoản, giao dịch, phụ trách kỹ thuật,
phần mềm, nhân viên chăm sóc khách hàng…
17
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TẠI NGANLUONG.VN
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập tại các nguồn dữ liệu có sẵn sử dụng cho
nghiên cứu luận văn. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua nguồn dữ liệu bên
ngoài như sách, báo, tạp chí, Internet…và trong nội bộ doanh nghiệp để thống kê
được số liệu nhằm phản ánh tình hình đang nghiên cứu.
Ưu điểm của dữ liệu này là thu thập nhanh chóng, ít tốn kém.
Nhược điểm là chất lượng dữ liệu khó xác định, là những dữ liệu tràn lan,

từ nhiều nguồn không đáng tin cậy, đôi khi còn bị lỗi thời.
Dữ liệu thứ cấp thu được từ hai nguồn chính:
 Nguồn dữ liệu thu thập được bên trong website: Quá trình hình thành và
phát triển của website, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin về
website Nganluong.vn…
 Nguồn thông tin có sẵn bên ngoài website: Dữ liệu này có thể thu thập
được thông qua Internet, sách, báo, những công trình nghiên cứu khoa học, …
như báo cáo Thương mại điện tử các năm, các bài báo được đăng trên các
phương tiện truyền thông…
3.1.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn, qua các bảng câu hỏi,
thông qua điều tra thực tế tại doanh nghiệp. Ưu điểm của dữ liệu sơ cấp là dữ liệu
phù hợp với vấn đề hiện tại cần nghiên cứu, cung cấp thông tin một cách kịp
thời, là nguồn tài liệu riêng. Tuy nhiên, chi phí thu thập dữ liệu sơ cấp rất cao, và
tốn nhiều thời gian, mẫu nghiên cứu nhỏ.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu luận văn này, tôi sử dụng phương
pháp thống kê, khái quát hoá, dự báo để phân tích các dữ liệu từ 2 cách là sử
dụng phiếu điều tra trắc nghiệm và bảng câu hỏi phỏng vấn.
 Phiếu điều tra trắc nghiệm.

×