Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.72 KB, 16 trang )

Trường THCS An Tân Trang- 1 - GV: Nguyễn Thị Phố
ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI VÀ SỬ DỤNG NHIỀU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG
MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1: Đặc vấn đề:
Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học,theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. NQ TW2 khóa 8
tiếp tục khẳng định “ phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ
một chiều,rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.Từng bước áp dụng các
phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học…”
Định hướng đó đã được pháp chế trong luật giáo dục“phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo của học sinhphù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp dạy học,rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”,Cần
chuyển từ “ Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang dạy “lấy học sinh làm trung tâm”,
phải tích cực hóa cá hoạt động của học sinh,khơi dậy cho học sinh sự khao khát ,tìm tòi
,nghiên cứu cố gắng phát huy tính tích cực,trí tuệ và nghị lực để nắm vững kiến thức.Muốn
thực hiện được điều này mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải có những bước chuyển biến
trong cải tiến phương pháp dạy và học.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa cần giáo dục thế hệ trẻ
trở thành những con người “Năng động sáng tạo- có năng lực giải quyết vấn đề”.Điều này
đòi hỏi cần phải thực hiện giảng dạy trên lớp nhiều phương pháp phù hợp phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Năm 2010-2011 là năm thứ 3 Bộ GD-ĐT triển khai mô hình xây dựng “ Trường học
thân thiện ,học sinh tích cực”,đồng thời học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.Đây là mô hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm
làm cho các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàn hơn, vui tươi, và có khả năng cao hiệu quả
chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu và cuộc sống tại địa phương, tạo tâm lý cho người
học được thoải mái, gắng liền với việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực cần thiết phù hợp với học sinh.


Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 2 - GV: Nguyễn Thị Phố
Xuất phát từ những nhu cầu trên, cùng đồng hành trên bước đường giáo dục kiến thức
cũng như phẩm chất đạo đức của các em : Là giáo viên địa lí tôi mạnh dạng đưa ra một số
sáng kiến và kinh nghiệm trong đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học mà bản
thân tôi đã làm được trong thời gian qua.
2. Nhiệm vụ:
Đưa ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
Cách áp dụng phương pháp dạy học đúng với các đối tượng học sinh. Đúng tình hình của
lớp ,của trường.
Cách vận dụng phương pháp lô gic, khoa học có hiệu quả.
2:Phạm vi đề tài, giá trị sử dụng:
Đề tài này áp dụng cho đối tượng giáo viên môn địa lí THCS , tất cả các đối tượng học
sinh ( yếu -kém-trung bình-khá giỏi).
Áp dụng được cho những môn xã hội, tự nhiên, có thể sử dụng bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trong đơn vị trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, đội ngủ giáo
viên còn quá non trẻ chưa ổn định về gia đình, trình độ dân trí địa phương còn thấp.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM:
1.Phương pháp:
Nghiên cứu hồ sơ sổ sách: Sổ tích lũy chuyên môn, sổ kinh nghiệm sổ dự giờ thăm lớp…
Thăm dò, tìm hiểu, nghiên cứu từng đối tượng, từng lứa tuổi, tâm sinh lí học sinh.
Lắng nghe ý kiến các em từ những môn học, kịp thời sửa chữa những thiếu sót trong chuyên
môn khi có sự góp ý.
Luôn học hỏi từ những đồng nghiệp đi trước của trường hay của trường bạn.
Luôn học hỏi ở các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời cùng thời đại.
2.Địa điểm:
Đề tài được tiến hành tại trường THCS An Tân năm học 2010-2011.
PHẦN II.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

1.Vai trò của giáo viên bộ môn:
- Định hướng xây dựng một chương trình dạy học. Soạn thảo một chương trình dạy ( một
giáo án):
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 3 - GV: Nguyễn Thị Phố
+ Nội dung giáo án phải có khoa học, lô gic, đủ các bước yêu cầu : Kiến thức ,kĩ năng, tư
tưởng…
+ Đảm bảo nội dung chương trình với thực tiễn địa phương và đất nước. ( Lưu ý những
vấn đề mới nhất đã đặc ra cho địa phương cho đất nước thời hiện tại).
+ Đảm bảo kiến thức cơ bản có ý nghĩa giáo dục học sinh.
+ Nội dung truyền đạt kiến thức phải mang tính tổng quát bao hàm, vừa sức với các đối
tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Sử dụng các phương pháp dạy học hợp lí và tích hợp ( nếu có).
- Chuẩn bị phương tiện dạy học đảm bảo theo yêu cầu của bài như: Dụng cụ dạy học,
( lược đồ, bản đồ,quả địa cầu…), Bảng phụ có chuẩn bị trước nội dung, phiếu học tập có
hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm…
2. Thực trạng:
a. Đối với học sinh:
- Có không ít học sinh học lệch, không quan tâm đến môn học còn xem nhẹ coi đây là
môn phụ nên học vẹt, học để đối phó.
- Nhiều em còn lười đọc sách báo, không chịu khó, ít tìm hiểu các thông tin đại chúng.
- Thực tế đây là môn chưa đáp ứng nhu cầu của việc lựa chọn ngành nghề.
- Nhiều em hỏng kiến thức bộ môn.
- Chưa thực tế bộ môn.
b.Đối với phụ huynh:
- Chưa nhân thức đúng về tầm quan trong của môn học, không khuyến khích con em định
hướng cho môn học.
- Ít quan tâm đến con em , làm cho các em không kiên định, thiếu lập trường nên dẫn đến
lỏng lẽo kiến thức.
c. Đối với bộ môn:

- Đây là bộ môn khó ( vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội).
- Chương trình nặng mang tính hàn lâm , chưa thực tiễn.
- Hình thức kiểm tra đánh giá chưa phù hợp.
d. Đối với giáo viên và nhà trường:
- Chưa nhiệt tình với môn học, không chịu khó nghiên cứu còn có nhiều khó khăn bấc
cập trong chuyên môn.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 4 - GV: Nguyễn Thị Phố
- Phương tiện dạy học còn nhiều thiếu thốn, còn nhiều đồ dùng giáo viên phải tự làm.
- Nhà trường ít quan tâm khích lệ.
2. Giải pháp( thực nghiệm):
- Trước những thực trạng đó bản thân giảng dạy môn địa lí tôi phải nêu cao vai trò trách
nhiệm của mình trong môn học, luôn tìm tòi nghiên cứu học hỏi và sáng tạo.
- Đầu tư vào công tác soạn giảng nhiều hơn, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị trước khi đến
lớp.
Muốn học sinh ham thích môn học trước hết giáo viên phải chuẩn bị một giáo án tốt,
đủ các phương tiện cho môn học, tiết dạy phải đủ các bước, nội dung phải đảm bảo, môn
học phải đủ tất cả các đối tượng học sinh ( khá, trung bình, yếu.). Sử dụng nhiều phương
pháp ,truyền đạt kiến thức cô đọng xúc tích dễ hiểu nhằm khuyến khích học sinh tự khai
thác ở bản đồ, lược đồ., tranh ,ảnh, các thông tin đại chúng, đồng thời dùng phương pháp
tích hợp liên hệ địa phương giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
VD: Môn địa lí lớp 9.
Bài: 38,39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển và
đảo.
Giáo viên chuẩn bị một giáo án có đủ các bước sau:
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức
Nắm chính xác vị trí của vùng biển nước ta. (Rộng có nhiều đảo và quần đảo).
Nắm được đặc điểm của vùng kinh tế biển:
+ đánh bắt ,nuôi trồng hải sản, khai thác chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận

tải biển.
+ Sự cần thiết phải phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+Thấy được sự giảm sút về tài nguyên biển,và phương hướng chính để bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ
Rèn kĩ năng nhận biết tài nguyên thủy sản và khoáng sản trên biển và đảo.
Vận dụng kiến thức vào thực tế, liên hệ địa phương.
c .Tư tưởng:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 5 - GV: Nguyễn Thị Phố
Giáo dục học sinh có niềm tin vào sự phát triển của các nghành kinh tế biển ở nước
ta.Tham gia và có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển và đảo. ý thức phát triển kinh tế
trong tương lai.
2. Chuẩn bị:
Bản đồ kinh tế chung Việt Nam, Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam, tranh
ảnh các nghành kinh tế biển,sự ô nhiểm môi trường, sự suy giảm tài nguyên biển, các hoạt
động bảo vệ tài nguyên môi trường biển,bảng phụ ,câu hỏi thảo luận .
* NỘI DUNG BÀI:
A. Mục 1:Biển và hải đảo Việt Nam
GV: Dùng lược đồ hướng dẫn HS quan sát
Hỏi: Bằng lược đồ em hãy xác định vị trí , giới hạn vùng biển nước ta?( HS trung
bình).
Hỏi : Có những tỉnh thành phố nào giáp biển?(HS yếu)
GV: Tổng hợp đúc kết bằng lược đồ.(có liên hệ tỉnh bình định)
GV: Treo sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam.
Hỏi: Vùng biển gồm những bộ phận nào?(HS trung bình)
Hỏi:Em hãy giải thích vùng nội thủy, vùng lảnh hải, vùng đặc quyền kinh tế? (HS
khá)
GV: Chuẩn xác kiến thức, bổ sung vùng đảo(Hơn 3000 đảo lớn nhỏ).và mở rộng tình

hình chính trị ở quần đảo Hoàng Sa.(Đà Nẳng).hoặc dùng phương pháp kể chuyện nhằm gây
hứng thú cho học sinh.
Hỏi : Với vị trí,và nhiều đảo như trên nước ta có lợi thế gì trong quá trình phát triển
và hội nhập với nền kinh tế thế giới?( HS giỏi)
GV: Kết luận mục I đồng thời chuyển ý sang mục II.
B. Mục II. Phát triển tổng hợp kinh tế Biển và Đảo.
GV: Treo Sơ đồ phân tích kĩ từng nghành kinh tế biển. để học sinh hiểu khái niệm về phát
triển tổng hợp.
GV: Cho học sinh đọc sơ đồ hình 38.3SGK (phóng to)
Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận nhóm.
GV: Phát phiếu thảo luận
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 6 - GV: Nguyễn Thị Phố
Phiếu 1: Nêu những tìm năng , sự phát triển, những hạn chế, phương hướng phát triển
của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản?
Phiếu 2: Nêu những tìm năng, sự phát triển, những hạn chế,phương hướng phát triển
của ngành du lịch biển và đảo?
Phiếu 3: Nêu tìm năng, sự phát triển, những hạn chế, phương hướng phát triển của
nghề khai thác và chế biến khoáng sản?
Phiếu 4: Nêu những tiềm năng, sự phát triển, những hạn chế, phương hướng phát triển
của ngành giao thông vận tải biển?
. Sau khi các nhóm trả lời, GV đúc kết bằng bảng phụ (Nhấn mạnh những thuận lợi
và hạn chế trong quá trình phát triển tổng hợp kinh tế biển)
Mục III:.Bảo vệ tài nguyên môi trường biển và đảo.
GV: Đưa ra nhiều bức tranh và phân tích những thực trạng giảm sút tài nguyên và ô
nhiểm môi trường biển và đảo ở nước ta.
Hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn tới các thực trạng trên? (HSKhá)
Hỏi: Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển và đảo?( HS Khá)
GV: Liên hệ địa phương , giáo dục học sinh, yêu cầu học sinh vận dụng vào thực tiễn
cuộc sống rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Trong môn địa lí đây là bài mang tính tổng hợp nhất tuy nhiên ở mỗi bài tôi đều sử
dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, sao cho quá trình truyền tải kiến thức và sự
lĩnh hội kiến thức của học sinh hiệu quả nhất.
- Mặt khác tôi còn sử dụng triệt đễ các phương tiện và phương pháp dạy học sao cho
phù hợp với yêu cầu của bài học như:
- * Sử dụng các phương tiện:
+ Quan sát lược đồ, bản đồ, mô hình ,mẫu vật , tranh ảnh băng hình…
Học địa lí mở đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ, bản đồ vừa là phương tiện
vừa là cuốn sách thứ 2 của bộ môn địa lí.Từ bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật… ta có thể bồi
dưỡng cho học sinh thế giới duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tư duy tự học tự
nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 7 - GV: Nguyễn Thị Phố
VD: Khi dạy bài Khoáng sản Việt Nam (Lớp 8)
Treo lược đồ khóang sản Việt Nam: Quan sát lược đồ cho biết nước ta có những loại
khoáng sản nào?
Học sinh sẽ trả lời : Than ,sắt, apatít…Dựa vào các kí hiệu mà không dùng SGK.
Các em thấy những loại khoáng sản này chưa? Học sinh trả lời giáo viên cho các em thấy
bằng mẫu vật khoáng sản Việt Nam, để học sinh nhận biết các loại khóang sản một cách
hiệu quả nhất
* Sử dụng nhiều phương pháp dạy học:
- Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi kiến thức của học
sinh:
Sau khi quan sát cụ thể mẫu vật ,sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh…Giáo viên phát huy tối đa
hoạt động tư duy tích cực của học sinh bằng các tình huống để các em dự đoán giả thiết
tranh luận giữa những ý kiến trái ngược.
VD:Quan sát tranh, ảnh khai thác than, dầu khí em có nhận xét gì?
+ Em dự đoán xem hậu quả của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên? Tại sao con
người phải khai thác quá mức nguồn tài nguyên? Điều đó có ảnh hưởng gì tới tương lai?
+ Theo em khai thác hợp lí nguồn tài nguyên là biện pháp tích cực hay tiêu cực? Để bảo

vệ nguồn tài nguyên ta cần phải làm gì?
- Phương pháp hoạt động nhóm:
Với những câu hỏi khó, những tình huống chưa được giải quyết được cá nhân thì sẽ đưa
ra nhóm để thảo luận tìm thống nhất chung.
Đây là phương pháp thể hiện rỏ phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đây là
phương pháp đòi hỏi tính tự giác cao trao đổi ý kiến giữa học sinh với học sinh, giúp học
sinh mở rộng kiến thức , tu duy khoa học, phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận…
Tuy nhiên thảo luận có nhiều cách ( cặp, nhóm, tổ …) muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo
viên phải có những yêu cầu cụ thể về thời gian, kiến thức…phải có khen thưởng, nhận
xét những thành quả mỗi nhóm đã làm được.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
Đây là phương pháp tương đối khó, thế nhưng nếu thực hiện tốt thì rất hiệu quả. Nghĩa là
trong thảo luận nhóm ,chọn 1 nhóm có trình độ cao thảo luận tổng quát và làm cố vấn cho
những nhóm khác.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 8 - GV: Nguyễn Thị Phố
- Phương pháp so sánh:
Là phương pháp có thể khắc sâu kiến thức hơn đồng thời ôn lại kiến thức cũ một cách
hiệu quả nhất.
VD: Bài kinh tế vùng Bắc Trung Bộ(Lớp 9)
GV: hỏi .Em hãy so sánh tình hình kinh tế của vùng với vùng Đồng Bằng Sông Hồng?.
Quả đó học sinh vừa khắc sâu kiến thức mới và vừa ôn lai bài cũ .
- Phương pháp tích hợp:
Là phương pháp phối hợp những kiến thức có liên quan.
VD: Môi trường ,Xã hội, kinh tế …những thông tin đại chúng khác có liên quan đến bài
học.có thể qua phương pháp này giáo dục học sinh cuộc sống thời hiện tại.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Đay là hoạt động nhằm đánh giá kết quả hoạt động nhóm, cá nhân thông qua hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm, bài tập điền từ vào ô trống, trò chơi, nhận biết mô hình, tư duy khiến
thức từ bản đồ…

- Ngoài ra có thể linh động đổi mới cách kiểm tra bài cũ đề tránh sự mệt mỏi trong sau
những tiết học của học sinh. Tùy lúc ,tùy trường hợp ,tùy đối tượng, giáo viên có thể
kiểm tra khác nhau.
VD:Lớp 6 bài ( Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.)
GV: gọi 1 em trung bình khá ( Em A) “ Chào em! Cô đang ở Mát-xcơ-va lúc này là 15
giờ khoảng 3 tiếng nửa máy bay sẽ hạ cánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh lúc đó ở Việt
Nam mình là mấy giờ nhỉ? HS Thưa cô khoảng 6 giờ sáng ạ! Em giải thích vì sao không
phải là 6giờ tối mà là 6 giờ sáng?” Em A giải thích bằng cách tính theo giờ gốc sau đó
GV chốt lại câu trả lời và nhận xét .Củng có thể hỏi nhiều cách khác nhau tạo sự tò mò
của học sinh, mà ngược lại còn tạo cho tinh thần các em cảm thấy thoải mái không bị ức
chế khi kiểm tra bài.
- Luôn tạo sự hứng thú, ham thích môn học, muốn đến lớp đễ được học môn địa lý.
Linh động đổi mới cách vào đề. Có nhiều cách vào đề như đưa sơ đồ ,hoặc tranh ảnh,
có thể hát 1 đoạn, đọc thơ… tạo sự bất ngờ mới mẽ cho học sinh.
VD: Lớp 7 bài: Môi Trường Hoang Mạc : GV đưa ra bức tranh quang cảnh hoang mạc,
yêu cầu học sinh mô tả cảnh quan trên . Vì sao có những hình ảnh đó? Để trả lời câu hỏi
này ta tìm hiểu bài hôm nay.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 9 - GV: Nguyễn Thị Phố
Bài: Châu Phi; GV: Các em đã được đi du lịch ở những đâu rồi? tất nhiên sẽ có nhiều câu
trả lời.Hôm nay cô sẽ đưa các em đến một nơi có nền văn minh rực rỡ nhất của thời cổ
đại đó chính là… Châu Phi.
- Tùy theo nhiều trường hợp, nhiều bài khác nhau chúng ta có thể liên hệ thơ ca hoặc
kể chuyện…vào bài nhằm tránh sự mệt mỏi , tạo không khí phấn khởi sôi nổi trong
giờ học, mà còn tạo cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn.
VD: Bài:Khí hậu Việt Nam (Lớp 8). “ Khí hậu thay đổi từ Bắc Xuống Nam,Từ Tây sang
Đông”,chúng ta có thể dẫn chứng bằng cách kể chuyện bức thư tình như:
“ Em nghe ngoài đó (ngoài Bắc) có gió mùa Đông Bắc
Em gửi trong này (trong Nam) chút nắng Hậu Giang”
Qua đó giáo viên phân tích cho học sinh thấy rỏ sự thay đổi của khí hậu trong một mùa

nhưng miền Bắc lạnh ,miền Nam nóng, qua đó học sinh có thể biết cụ thể khí hậu thay
đổi theo thời gian.
Khi phân tích sự thay đổi của khí hậu từ Tây sang Đông thì giáo viên có thể đưa ra mô
hình ngọn núi để dẫn chứng :
Sườn Tây Sườn Đông
Qua mô hình chúng ta có thể phân tích sự khác nhau của khí hậu ở sườn Tây và sườn
Đông, có thể đưa vào những câu hát . “…Nghiên sườn tây mà che mưa anh
Nghiên sườn Đông Em xòe bóng mát…”.
Từ những câu hát đó học sinh khắc sâu kiến thức, và có thể nhớ lâu, hiểu sâu thực tế,
đồng thời giải thích hiệu quả ,lô gics khí hậu có sự thay đổi theo không gian.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Mây-mưa
Trường THCS An Tân Trang- 10 - GV: Nguyễn Thị
Phố
- Bên cạnh đó sử dụng sơ đồ trong dạy địa lí đem lại hiệu quả rất cao:
Có nhiều cách sử dụng sơ đồ như: Sử dụng sơ đồ để vào đề, sử dụng sơ đồ để khai thác
nội dung ,dùng để khắc sâu kiến thức, dùng để củng cố bài học,dùng để nâng cao kiến
thức ,.
* Sử dụng sơ đồ để vào đề:
*(Sơ đồ sự phân bố dân cư ở nước ta)
- Qua sơ đồ giáo viên đặt câu hỏi:
H1: Qua sơ đồ em hãy cho biết nước ta dân cư phân bố ?
Từ những câu trả lời đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
VD:**Sơ đồ khai thác nội dung:
là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ của mặt trăng và mặt
trời trong quá
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 11 - GV: Nguyễn Thị
Phố
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”

Trường THCS An Tân Trang- 12 - GV: Nguyễn Thị
Phố
trình vận động.
( SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC MÙA
Ở BẮC BÁNCẦU)
- Qua sơ đồ học sinh hiểu rỏ hơn quy luật vận động của trái đất quanh mặt trời.Đồng thời từ
những mũi tên người dạy phân tích chỉ rỏ sự tự quay quanh mặt trời của Trái Đất là sự
chuyển động tịnh tiến.
**Sơ đồ khắc sâu kiến thức :
VD:(Bài 27 lớp 6): Lớp vỏ sinh vật.các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật
trên Trái Đất.
+ Phần mối quan hệ giữa động vật và thực vật : Chúng ta có thể đưa sơ đồ câm yêu cầu các
em hoàn thiện sơ đồ bằng mũi tên.( nghĩa là mỗi cá nhân sẽ lên ghi vào những ô trống)
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 13 - GV: Nguyễn Thị
Phố
(Sơ đồ mối quan hệ giữa động vật và thực vật)ảnh a.
+ Giáo viên có thể chuẩn xác kiến thức bằng sơ đồ hoàn chỉnh.
Khi học sinh hoàn thiện xong chúng ta đưa mô hình thực tế (hình b) bằng hình bên
chúng ta có thể khắc sâu kiến thức cho học sinh,làm cho học sinh khó quên mối quan hệ
giữa động vật và thực vật này.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 14 - GV: Nguyễn Thị
Phố
(ảnh b )
**Dùng sơ đồ để củng cố bài:
VD: Khi dạy xong Bài 7 lớp 9 (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp)
Chúng ta có thể dùng sơ đồđể củng cố bài:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và

phân bố nông nghiệp
Nhân tố tự nhiên Nhân tố kinh tế-xã hội
Tài Khí hậu Nước Sinh vật Dân cư cơ sở Chính Thị
Nguyên và lao vật chất sách trường
Đất động
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 15 - GV: Nguyễn Thị
Phố
Với nội dung của sơ đồ ta có thể nhấn mạnh các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố nông nghiệp.
** Sử dụng sơ đồ để nâng cao kiến thức:
Tăng vai trò vận chuyển…………………
……………………………………………
Giúp đẩy mạnh…………………………
Giáo viên đưa câu hỏi:Em hãy hoàn thành sơ đồ để thấy rỏ ý nghĩa việc phát triển giao
thông vận tải của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Bằng kiến thức đã học các có thể vận dụng giải quyết vấn đề( hoàn thiện sơ đồ).
II.KẾT QUẢ:
Các biện pháp nói trên tôi đã sử dụng trong nhiều năm gần đây. Đặc biệt ở mỗi năm
học số lượng học sinh yếu kém của môn học rất ít, và tỉ lệ học sinh khá giỏi chiếm số lượng
lớn. Hơn thế nửa nhiều năm gần đây số lượng học sinh giỏi các cấp đều đạt tỉ lệ cao.
VD: Năm 2005-2006 có 3 em đạt học sinh huyện , 2 em đạt giải cấp tinh.
Năm 2006-2007 có 3 em thi học sinh giỏi huyện đều đạt giải cao( nhất, nhì, ba)
Năm 2007-2008 có 1 em thi huyên đạt giải khuyến khích
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”
Trường THCS An Tân Trang- 16 - GV: Nguyễn Thị
Phố
Năm 2008-2009 có 2 em thi huyện ,đạt 1giải nhì ,1giải 3
Năm 2009 – 2010 có 2 em thi huyện đạt 2 em giải khuyến khích.
Hiện nay tôi đang có kế hoạch bồi dưỡng lồng gắp trong chương trình phổ thông ở

các khói lớp nhằm chọn lựa ra đội ngủ học sinh giỏi để tham dự trong những năm sắp đến.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Địa lí là môn khoa học của các môn khoa học, tri thức địa lí chủ yếu hình thành bằng
phương pháp quan sát, mô tả, thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng, liên hệ địa phương…
Muốn thực hiện các giờ dạy trên lớp đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn các em chủ động
trong giờ học, tích cực , sáng tạo…
Qua thực tế giảng dạy thì có nhiều tiết rất thành công nhưng củng có những giờ dạy
chưa như ý muốn. Vì vậy với những kinh nghiệm của mình, tôi muốn trao đổi với các bạn
những phương pháp tối ưu nhất như đã nêu trên để các giờ dạy địa lí đạt kết quả cao hơn.
• Kiến nghị :
Kính mong các cấp tạo điều kiện cho môn địa lí có những tiết thực tế địa phương thiết
thực. Người viết bài
Gv: Nguyễn Thị Phố
Đơn vị: Trường THCS An Tân – An Lão – Bình Định
Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới và sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong môn Địa lí”

×