Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ Ngữ văn 7 – Phân môn Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.29 KB, 38 trang )

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Đối tượng nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Thông qua quá trình giảng dạy một số văn bản trong chương trình lớp 7 và
quá trình lĩnh hội của học sinh để rút ra những vấn đề mang tính lý thuyết và
thể nghiệm kết quả nghiên cứu.
II. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu cấp bách thiết thực, góp
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đối mới phương pháp
giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng cần tuân
thủ theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Nghĩa là
làm cho học sinh được nghĩ nhiều, làm việc nhiều, thảo luận nhiều, qua đó
được rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập bộ môn. Việc đổi mới
phương pháp dạy học là vấn đề cấp bách của nền giáo dục nước nhà. Từ năm
học 2000-2001 trở lại đây Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình
sách giáo khoa mới, ngay từ những ngày đầu tôi luôn tìm tòi, suy ngẫm để
hình thành phương pháp dạy học mới, sự sáng tạo mới, thiết kế bài giảng sao
cho giờ dạy có thể để lại những dư vị ngọt ngào, những dấu ấn không thể
quên trong lòng các em.
Đã là người thầy dạy văn, ai chẳng mong ước có những bài giảng hấp
dẫn, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn học trò, góp phần bồi đắp nhân
cách, thắp sáng lên trong các em niềm tin, hi vọng, ước mơ và những tình cảm
tốt đẹp. Bởi, học văn là học nhân cách làm người. Muốn làm được điều đó,
người thầy phải tìm ra phương pháp tốt nhất để giảng dạy sao cho có hiệu
quả. Việc làm này không dám ví cao như núi, rộng như biển nhưng cũng vô
cùng khó khăn phức tạp, các tài liệu, hướng dẫn, dự giờ, hội thảo…. chỉ có
tính chất định hướng.
Năm học 2011-2012, tôi may mắn được nhà trường, tổ chuyên môn
phân công giảng dạy 2 lớp 7. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng sử
dụng phương pháp đổi mới, sử dụng đồ dùng trong những giờ dạy Tiếng Việt
và đã thu được những kết quả nhất định. Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm
1


này, tôi xin được trình bày một vài thử nghiệm đã có hiệu quả của mình trong
việc : “Sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ Ngữ Văn 7 – Phân môn Tiếng
Việt”.
2
PHẦN B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận
Văn học là một môn khoa học và cũng là một bộ môn Nghệ thuật. Môn
ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của Trường
THCS. Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn Trung học
cơ sở, chuẩn bị ra cuộc sống , tiếp tục học ở bậc cao.
Môn Ngữ văn gồm 3 phân môn: Văn – Tiếng Việt, Tập làm văn. Ba
phân môn này có sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng hướng tới mục tiêu
chung là “dạy người”. Song đi vào cụ thể thì mỗi phân môn đặt ra yêu cầu
riêng. Với Tiếng Việt, dạy Tiếng Việt là làm cho học sinh yêu quý, say mê,
từ đó giúp các em có ý thức giữ gìn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ. Qua đó rèn luyện tư
duy cho các em ở các phân môn khoa học khác. Một trong những biểu hiện
của đổi mới phương pháp dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng
Việt nói riêng là sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học. Một tiết học tốt là
tiết học giáo viên với học sinh sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học.
Đặc biệt đối với phân môn Tiếng Việt trong nhà trường thì sử dụng đồ dùng
dạy học là vấn đề hết sức cần thiết.
Vậy, người giáo viên Ngữ văn phải làm thế nào để giúp học sinh nắm
toàn bộ kiến thức của văn bản một cách dễ học, dễ nhớ. Theo tôi đó là việc sử
dụng đồ dùng dạy học vào bài giảng của mình.
Hơn nữa định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
theo luật giáo dục (1998) là :
- Phát huy tính tích cực , tự giác , chủ động sáng tạo ở học sinh .
- Bồi dưỡng phương pháp tự học .
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn .
- Tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui , hứng thú học tập cho

học sinh .
3
Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ , trong đó định hướng đầu tiên là
căn bản .
Để học sinh lĩnh hội được tri thức một cách tốt nhất , cần hướng học
sinh vào hoạt động tích cực . Tức là học sinh phải được trực tiếp tìm hiểu ,
khám phá về vấn đề . Mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời
mới về sự sáng tạo . Bộ môn ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt đang
trên con đường đổi mới ấy phải tuân theo quy luật đó .
Dạy học theo phương pháp đổi mới phải thực sự lấy “học sinh làm
trung tâm”, coi hoạt động của học sinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực
nhất trong dạy và học . Học sinh được hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo
viên . Để lĩnh hội tri thức, học sinh có thể đọc , phân tích văn bản thông qua
hoạt động chỉ đạo của giáo viên . Bên cạnh đó , học sinh được mở rộng , khắc
sâu kiến thức bằng các phương tiện dạy học của giáo viên như : máy chiếu ,
tranh ảnh, biểu bảng , phiếu thảo luận ,…
Giữa văn bản , phương tiện dạy học với học sinh có tác động qua lại
với nhau tạo nên mối liên hệ chặt chẽ , hoàn chỉnh , thống nhất ( học sinh là
người khám phá , tìm hiểu . Văn bản là cánh cửa : phương tiện dạy học là chìa
khóa ).
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thuận lợi
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi cho rằng phân môn Tiếng
Việt thuộc nhóm môn khoa học Xã hội.
Song đi sâu vào từng bài dạy, ta nhận thấy nó có những điểm nhất định
giống với các môn khoa học Tự nhiên. Bởi, mục tiêu của bài học là những
đơn vị kiến thức rất rõ ràng. Trong mỗi giờ học, từ việc phân tích các ví dụ
sau đó rút ra các định nghĩa, khái niệm cho từng đơn vị kiến thức nhất định.
Cho nên nếu người giáo viên tổ chức không khéo sẽ dẫn đến giờ học trở nên
4

khô khan, nặng nề, gây ức chế tâm lý đối với học sinh. Đặc biệt đối với học
sinh lớp 6,7 chưa quen với việc tìm hiểu kiến thức khó, trừu tượng.
Bản thân tôi qua nhiều năm dạy văn, tôi đã từng vận dụng nhiều đồ
dùng, tôi thấy các em hứng thú say mê. Các em tích cực, chủ động, tham gia
vào việc khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Thậm chí, các em học sinh nhút
nhát, nhận thức chậm sẽ có điều kiện mạnh dạn, tự tin. Hơn nữa, việc sử dụng
đồ dùng dạy học giúp giáo viên tăng nội dung luyện tập, hình thức luyện tập
cũng phong phú để rèn luyện được kỹ năng cần thiết cho các em.
Chính vì những ưu điểm cơ bản đó nên tôi chọn đề tài “Sử dụng đồ
dùng dạy học trong giờ Ngữ văn 7- Phân môn Tiếng việt” để nêu một vài
kinh nghiệm của bản thân trong suốt quá trình giảng dạy.
2. Khó khăn
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy những khó khăn khi thực hiện. Đó
là chương trình sách giáo khoa còn quá tải về nội dung. Mặc dù trong năm
học này đã giảm tải nhiều. Thiết bị hiện đại còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng
phục vụ được một cách thường xuyên cho từng bài giảng.
Tuy vậy, trong một tương lai gần, với sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đối với công tác giáo dục sẽ được tăng cường. Vì vậy, việc đổi mới
phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học là một việc cần thiết của giáo
viên cũng như cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức.
Trong những năm vừa qua , tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn
Ngữ Văn ở trường trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ . Bản thân tôi luôn cố
gắng phát huy tính tự giác , tích cực ở học sinh theo tinh thần đổi mới . Một
phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng nhằm nâng cao nhiệm vụ dạy học .
Đó là tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Ngữ Văn ,
đặc biệt là đối với phân môn Tiếng Việt .
Với tinh thần “ bám sát sách giáo khoa , lấy sách giáo khoa là phương
tiện dạy học cơ bản “ tôi cố gắng phát huy tối đa phương tiện dạy học này .
Ngoài ra , Bộ giáo dục – Đào tạo cũng đã hỗ trợ thêm một số bức tranh , còn
5

các phương tiện dạy học khác nhau : phiếu thảo luận , sơ đồ , biểu bảng ,… tự
giáo viên chuẩn bị . Để có được các phương tiện dạy học bổ sung , buộc giáo
viên phải tự sáng chế ( Ví dụ : máy chiếu được thay thế bảng phụ , giấy khổ
to , và thêm một số bức tranh minh họa …
III. Thực trạng
1. Thực trạng của việc học văn hiện nay
Nhà văn hóa lớn của nhân loại Lê-nin từng nói : “ Văn học là nhân học
“ vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học
văn . Trực trạng này lâu nay đã được báo động . Ban đầu chỉ đơn thuần là
những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn văn và
nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận… Ai đã trực tiếp dạy và chấm
bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có
những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay . Qua công tác
giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ Văn , tôi nhận thấy có rất
nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học của học sinh , cụ thể là :
- Học sinh thờ ơ với môn Văn : Những năm gần đây , nhiều người
quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng , đó
là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông . Điều đáng buồn nhất
cho các giáo viên dạy văn là những học sinh có năng khiếu văn cũng không
muốn tham gia đội tuyển văn . Các em còn phải dành thời gian học các môn
khác . Hơn nữa , phần lớn phụ huynh khi đã dịnh hướng cho con mình sẽ đi
khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn : Toán , Lý , Hóa . Họ chọn hướng
cho con từ khi học tiểu học
- Khả năng trình bày : Khi học sinh tạo lập một văn bản , giáo viên có
thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như : dùng từ sai , viết
câu sai , viết chính tả sai , bố cục bài văn hết sức lủng củng , thiếu lôgíc . Đặc
biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê , đối nghĩa , lủng củng… Đây là một
thực trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta .
6
Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo côn người toàn diện , những

thực tế hiện nay cho thấy , các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh
xem nhẹ , mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả
mọi người . Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với . Muốn khôi
phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội , không thì
chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp
dạy học Văn , khơi gợi lại hứng thú học văn cho học sinh , hình thành cho các
em phương pháp học văn hiệu quả nhất .
2. Nguyên nhân
a. Đối với người dạy
Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy,
chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế sau:
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không
nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dung dạy học, phương
pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài
của học sinh.
- Một số giáo viên chưa thực sụ tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được
mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người đọc.
Như chúng ta đã biết, cùng với việc biên soạn giáo khoa mới, các môn
học được trang bị đồ dùng rất phong phú và đa dạng. Nhưng đối với phân
môn Tiếng Việt, đồ dùng dạy học không có nhiều nên đòi hỏi giáo viên luôn
phải tìm tòi sáng tạo, đầu tư thời gian để thiết kế. Hoặc có những máy móc
hiện đại như máy chiếu hắt, máy vi tính đòi hỏi nhà trường phải có phòng học
chức năng. Nếu không cứ mỗi giờ dạy học giáo viên lại phải mang máy đi tới
lớp mình dạy. Như vậy sẽ mất thời gian và giáo viên sẽ ngại phải sử dụng đồ
dùng dạy học thường xuyên.
7
b, Đối với học sinh
Một số học sinh vì lười học, chán học, mải chơi, hổng kiến thức nên không
chuẩn bị tâm thế tốt cho giờ học Ngữ văn. Hơn nữa các môn học khác

được trang bị rất nhiều đồ dùng, tranh ảnh hấp dẫn nên khi học Tiếng Việt
các em thấy không hấp dẫn lắm, dẫn tới nhiều học sinh không thích học
Tiếng Việt.
Kỹ năng đọc, nói, viết của nhiều học sinh con chưa tốt nên việc khai
thác, khám phá, phát hiện kiến thức chỉ dựa vào sách giáo khoa sẽ gặp nhiều
khó khăn.
IV. Các giải pháp thực hiện
1. Nhận thức
Cần đổi mới nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của
phân môn Tiếng Việt trong nhà trường. Đặc biệt đối với giáo viên Ngữ Văn
cần xác định rõ mục tiêu, phương pháp của một giờ Tiếng Việt để có sự đầu
tư thích đáng cho giờ dạy, không chỉ ở khâu thiết kế bài giảng, tổ chức các
hoạt động trên lớp, mà cần đặc biệt chú ý sử dụng đồ dùng dạy học. Có như
vậy chất lượng giờ dạy Tiếng Việt mới hiệu quả.
Đối với những trường có phòng học chức năng, cơ sở vật chất tốt,
chúng ta có thể sử dụng giáo án điện tử, dạy trên máy vi tính. Còn trường
THCS Nguyễn Trường Tộ, nơi tôi công tác, đã có phòng học chức năng, cơ
sở vật chất tương đối tốt nên đồ dùng dạy học trong giờ dạy Tiếng Việt
thường có bảng phụ, phiếu học tập, hoặc tuỳ theo từng tiết học tôi sử dụng
giấy trong dạy trên máy chiếu hắt.
Một số đồ dùng đơn giản như ô chữ, giấy A3 ép plastic tôi phân côngg
các nhóm học sinh làm; khi được giao việc, các em rất hào hứng, say mê.
2. Hành động
Từ nhận thức đến hành động đòi hỏi giáo viên phải có sự cố gắng, tức
là chúng ta phải đầu tư soạn thảo giáo án, thiết kế bài giảng.
8
Soạn giáo án là khâu vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của
giờ dạy. Khâu này đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, học hỏi, đầu tư một cách tích
cực.
Giáo án Tiếng Việt theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy phải

thể hiện được hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của học sinh, thực hiện
được mục tiêu “Tích hợp – Giảm tải – Tăng thực hành – Gắn với thực tế”.
Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả: Nghe – Nói – Đọc – Viết cho học
sinh. Song với kinh nghiệm của mình, tôi chỉ đề cập đến vấn đề nhỏ là:
“Thiết kế giáo án để qua đó thiết kế đồ dùng cho bài dạy”.
Trước khi thiết kế bài giảng, chúng ta cần bám sát vào mục tiêu bài
học, xác định rõ từng đơn vị kiến thức, những kỹ năng cần rèn luyện trong
bài; từ đó định hướng các hoạt động và đề ra phương pháp, phương tiện cho
từng hoạt động. Bên cạnh đó cần nghiên cứu các bài học trước và sau để tìm
ra mối quan hệ, nội dung tích hợp để quá trình chuẩn bị đồ dùng phát huy tác
dụng.
Ví dụ: Khi thiết kế giáo án bài “Từ trái nghĩa” (Bài 10 – Tiết 39), tôi
đã hình thành và sử dụng các đồ dùng sau:
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm “Từ trái nghĩa”
Tôi sử dụng máy chiếu hắt, đưa văn bản là 2 văn bản “Tĩnh dạ tứ” và
“Hồi hương ngẫu thư” lên máy chiếu hắt để học sinh nhận biết các cặp từ
ngược nghĩa nhau.
* Hoạt động 2: Củng cố khái niệm từ trái nghĩa
Tôi dùng giấy A3 ép plastic, bút dạ chia 4 nhóm học sinh để tìm các
cặp từ ngược nghĩa được xét trên cơ sở chung nào đó. Học sinh làm xong tôi
dùng nam châm gắn giấy A3 ép plastic lên bảng, cùng một lúc tôi đã chữa
được bài cho cả 4 nhóm rồi củng cố kiến thức từ trái nghĩa.
9
* Hoạt động 3: Tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
Tôi sử dụng ví dụ của hoạt động 1, hoạt động 2 để học sinh được các
cặp trái nghĩa thường được sử dụng trong phép tiểu đối của thơ Đường, sử
dụng trong thành ngữ, tục ngữ.
Tôi sử dụng giấy A3 ép plastic, chia học sinh thành các nhóm để thi tìm
các thành ngữ, tục ngữ sử dụng cặp từ trái nghĩa.
* Hoạt động 4: Luyện tập

Đọc kỹ yêu cầu của bài tập, đề ra cách thức hoạt động cho từng bài.
+ Bài tập 1: Nhận diện từ trái nghĩa. Bài tập này tôi cho học sinh hoạt
động độc lập.
Đồ dùng: Phiếu học tập (hoặc giấy A3 ép plastic), bút dạ.
+ Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa với các từ cho trước. Bài tập này tôi
cho trước. Bài tập này tôi cho học sinh hoạt động nhóm (2 học sinh/1 nhóm).
Đồ dùng: Bảng, giấy A3 ép plastic, bút dạ, nam châm.
+ Bài tập 3: Điền từ trái nghĩa vào các chỗ trống trong một số thành
ngữ. Bài tập này tôi cho học sinh thi tiếp sức, thời gian 3 phút.
Đồ dùng: Giấy A0 có ghi các thành ngữ, có chỗ trống, nam châm, giấy
keo dính một mặt có viết sẵn các từ cần điền.
Học sinh chia thành 3 nhóm lớn, các nhóm theo thứ 1, 2, 3 nên chọn
điền các từ viết sẵn vào chỗ trống của thành ngữ sao cho hợp lý. Nhóm nào
xong trước, nhóm đó chiến thắng.
+ Bài 4: Viết đoạn văn. Học sinh hoạt động độc lập. Giáo viên nêu yêu
cầu, học sinh viết và giáo viên gọi một số học sinh đọc, giáo viên nhận xét.
Vậy là với việc thiết kế bài giảng, tôi đã hình thành các đồ dùng:
- Giấy trong, sử dụng máy chiếu hắt
- Giấy A3 ép plastic (dùng trong cả năm học), bút dạ, nam châm.
10
Nội dung các ví dụ đưa lên máy chiếu hắt, lên giấy A0, tôi trình bày như sau:
1. Tìm các cặp từ ngược nghĩa trong
các văn bản sau:
Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng suong
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Lý Bạch
Hồi hương ngẫu thư

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Hạ Tri Chương
2. Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm
trong tổ hợp từ sau:
- Quả Chín
- Cơm Chín
- Vị thuôc lành
- Tính lành
- Bát lành
- Rau già
- Người già
3. Nội dung của 3 tờ giấy A0 ghi các thành ngữ, giấy keo dán một mặt ghi các
từ cần điền
Nhóm 1
1. Chân…….chân……
2. Buổi……buổi………
3. Bể…… ao………
4. Ăn……….ăn………
5. Vào………ra……
6. ………xé ra………
7. Thở………than……
8. Bên………bên……
Nhóm 2
1. Bên…… bên………
2. Ba……….ba….…….
3. Chân… chân …
4. Có.……….có……

5. ……luồn….cúi…
6. Buôn…… bán……
7. Đầu………cuối……
8. Kính… nhường……
Nhóm 3
1. Vô…….….vô………
2. Bước…… bước…….
3. … thác ghềnh…
4. Chân……….đá……
5. ………xuôi… lọt
6. ……nhà…………ngõ
7. Chạy…….chạy.…
8. Nửa…… nửa……
3. Thiết kế đồ dùng
11
Đồ dùng dạy học phân môn Tiếng Việt nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh. Đồ dùng phải đảm bảo tính khoa học: Viết to, rõ, đẹp, đúng chính
tả; đảm bảo tính trực quan, dễ sử dụng và sử dụng được nhiều lần. Đồ dùng
phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Các bài tập Tiếng Việt trong sách
giáo khoa Ngữ Văn 7, thông thường các mẫu câu, bài tập được trích từ những
văn bản trước hoặc sau đó. Chúng ta khai thác tối đa các mẫu câu, các bài tập
đó vừa nhằm mục đích giúp học sinh xác định đơn vị kiến thức bài học vừa
đảm bảo tích hợp.
4. Giải pháp thực hiện
Đồ dùng được sử dụng như một phương tiện trực quan để khai thác
nguồn tri thức.
Tôi xin nêu một ví dụ cụ thể:
Khi tổ chức hoạt động 1: Hình thành khái niệm từ trái nghĩa trong bài
Từ trái nghĩa, tôi đã sử dụng giấy trong ghi hai bài thơ Đường là Tĩnh dạ tứ
và Hồi hương ngẫu thư (viết bằng chữ Hán có dịch nghĩa) rồi chiếu trên máy

chiếu hắt. Tôi đặt câu hỏi: Em hãy tìm những cặp từ ngược nghĩa nhau trong
hai bài thơ trên? Học sinh đọc và dùng bút dạ gạch chân các cặp từ đó. Tôi
chữa bài của học sinh trên máy chiếu hắt. Như vậy, tôi vừa cho học sinh trả
lời câu hỏi theo yêu cầu bài học vừa kết hợp tích hợp với kiến thức phân môn
Văn đã học trước đó, vì các cặp từ ngược nghĩa trong hai bài thơ đó đều nói
về tình cảm yêu mến quê hương của các tác giả đời Đường.
Các ví dụ hoặc bài tập đã đưa lên máy chiếu hắt, trên giấy A0 thì không
nên viết trên bảng chính. Một số bài tập có thể sử dụng để hình thành nhiều
đơn vị kiến thức trong bài học.
Sử dụng đồ dùng cần tránh khuynh hướng “cưỡi ngựa xem hoa” nghĩa
là sử dụng đồ dùng như một thứ trang trí tô điểm cho giờ dạy mà chúng ta cần
phát huy tác dụng của nó. Có như vậy mới phát huy tính tích cực của học
sinh.
12
Trên đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về vấn đề sử dụng đồ dùng trong
tiết dạy Tiếng Việt 7. Tôi mong nhận được sự góp ý, ủng hộ từ các đồng
nghiệp đầy tâm huyết và bề dày kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy.
Để minh hoạ cho đề tài này, tôi chọn ba bài trong chương trình Tiếng
Việt lớp 7 mà tôi cho rằng rất cần thiết sử dụng đồ dùng trong các hoạt động
dạy học. Mong quý đồng nghiệp tham khảo và góp ý thêm.
13
V. Một số giáo án minh họa
1, Bài 10 – Tiết 39: TỪ TRÁI NGHĨA
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh nắm được thế nào là từ trái nghĩa, thấy được tác dụng
của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa. Từ đó học sinh sử dụng kiến thức để viết
đoạn văn ngắn.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu tham khảo, chuẩn bị đồ
dùng gồm: Giấy A0 có ghi các thành ngữ (để ô trống); giấy keo để học sinh

chọn điền vào ô trống của thành ngữ; bút dạ; giấy A3 ép plastic.
2. Học sinh: Học bài; làm bài tập “Từ đồng nghĩa”
Đọc trước để tìm hiểu bài “Từ trái nghĩa”
C. Tiến trình bài dạy
* Ổn định lớp (1 phút): Giáo viên giới thiệu đại biểu; học sinh chào
mừng đại biểu.
* Kiểm tra bài cũ (5 phút):
1. Kiểm tra bài tập, chuẩn bị bài của học sinh.
2. Cho các từ “biếu”, “tặng”, “cho”. Hãy phân biệt sắc thái ý nghĩa của
chúng? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung.
* Bài mới:
Giới thiệu bài (1 phút):
Trong diễn đạt, khi dùng từ muốn cho lời văn chính xác, sinh động ta
phải có vốn từ phong phú. Chúng ta đã biết việc hiểu và sử dụng từ đồng
nghĩa rất quan trọng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp cần dùng từ trái nghĩa
để tạo sự tương phản hoặc gây ấn tượng mạnh. Vậy từ trái nghĩa là những từ
như thế nào? Cần hiểu và dùng nó ra sao? Đó chính là nội dung bài học mà
chúng ta cần tìm hiểu.
Tiến trình bài dạy: Giáo viên ghi tiêu đề - Học sinh lấy vở ghi bài.
14
Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1(15 phút)
Sử dụng giấy trong, đưa
2 văn bản “Tĩnh dạ tứ”
và “Hồi hương ngẫu
thư” lên máy chiếu hắt.
? Em hãy đọc bài 1 và
tìm cặp từ ngược nghĩa?
? Em hãy đọc bài 2 và

tìm cặp từ ngược nghĩa?
? Các cặp từ đó được xét
trên cơ sở chung nào?
? Em nhận xét gì về
nghĩa các cặp từ đó?
Giáo viên kết luận (1):
Từ có nghĩa trái ngược
nhau gọi là từ trái ngược
nhau gọi là từ trái nghĩa.
? Thế nào là từ trái
nghĩa?
GV đưa ra ví dụ khác:
Có hai từ “bút” –
“bảng”. Hai từ đó có trái
Hoạt động độc lập.
Học sinh quan sát trên
màn hình.
HS 1: Đọc, chỉ ra cặp từ
ngược nghĩa.
HS 2: Đọc, chỉ ra cặp từ
ngược nghĩa.
HS 3: Các cơ sở chung

+ Chỉ hoạt động
+ Chỉ tuổi tác
+ Chỉ sự di chuyển tính
từ nơi xuất phát.
HS 1: Nghĩa các cặp từ
đó trái ngược nhau.
HS 2 nhắc lại.

HS 4: Từ “bút” –
“bảng” không gọi là cặp
từ trái nghĩa, vì không
I. Bài học
1. Từ trái nghĩa
- Cặp từ: Cử đầu – đê
đầu ngược nghĩa
- Các cặp từ ngược
nghĩa
+ Thiếu – Tiểu
+ Lão – đại
+ Ly – hồi
Từ trái nghĩa: Là từ có
nghĩa trái ngược nhau.
15
nghĩa không? Vì sao?
GV nhấn mạnh:
Cặp từ trái nghĩa phải
xét trên cơ sở chung nào
đó.
GV đưa bài tập:
Tìm từ trái nghĩa với các
từ in đậm trong tổ hợp
từ sau:
Giấy trong trên máy
chiếu hắt
- Quả Chín
- Cơm Chín
- Vị thuôc lành
- Rau già

- Người già
GV thu bài tập trên giấy
trong, chữa trên máy
chiếu; nhận xét, biểu
dương các nhóm.
? Em có nhận xét gì về
các cặp từ đó?
GV kết luận (2):
Một từ nhiều nghĩa
thuộc nhiều cặp từ trái
nghĩa.
GV gọi HS đọc ghi nhớ
có cơ sở chung.
HS quan sát.
Dùng bút dạ làm bài tập
trên giấy trong theo
nhóm.
Các nhóm làm bài tập;
cử một HS ghi.
HS trả lời: Một từ nhiều
nghĩa có thể tham gia
vào các cặp từ trái
nghĩa.
HS đọc ghi nhớ
Đáp án đúng:
- Quả Chín – quả xanh
- Cơm Chín – cơm sống
- Vị thuôc lành – vị
thuốc độc
- Rau già – rau non

- Người già – người trẻ.
* Ghi nhớ 1: SGK tr.
16
để khắc sâu kiến thức.
GV đưa bài tập 1 –
SGK, tr. 129 lên máy
chiếu hắt.
? Em hãy đọc yêu cầu
của bài tập 1?
? Việc sử dụng cặp từ
trái nghĩa đúng chỗ có
tác dụng gì? (5 phút)
GV đưa lại bài “Hồi
hương ngẫu thư” trên
máy chiếu hắt.
? Phát hiện các cặp từ
trái nghĩa sử dụng trong
phép đối của bài thơ
Đường?
GV nhận xét (3 phút)
Cùng với thể thơ
Đường trang nghiêm,
mực thước, sử dung cặp
từ trái nghĩa, trong lời
ăn tiếng nói hàng ngày
nhân dân ta cũng sử
dụng rất sáng tạo cặp từ
trái nghĩa.
HS quan sát bài tập và
đọc yêu cầu bài tập:

- Tìm từ trái nghĩa và
nêu tác dụng của việc sử
dụng các cặp từ đó.
HS hoạt động độc lập:
Làm miệng lần lượt
từng câu.
HS nhận xét: Sử dụng
cặp từ trái nghĩa đó tạo
hình tượng tương phản,
gây ấn tượng.
- HS quan sát
- HS trả lời: Các cặp từ
sử dụng trong phép đối:
Thiếu – lão
Tiểu – đại
Ly – hồi
128
2. Tác dụng sử dụng từ
trái nghĩa
* Ghi nhớ 2: SGK,
tr.129
* Chú ý:
Từ trái nghĩa thường
được sử dụng trong
thành ngữ, tục ngữ, ca
dao, phép đối.
17
? Em hãy tìm một số
thành ngữ, tục ngữ, ca
dao sử dụng cặp từ trái

nghĩa?
GV chữa bài tập, biểu
dương nhóm làm bài tốt.
* Hoạt động2:(15 phút)
GV chữa bài của HS.
GV nhận xét các bài làm
tốt.
HS thảo luận nhóm:
Làm bài trên giấy A3 ép
plastic. GV thu bài tập,
dùng nam châm gắn các
bài tập đó lên bảng.
HS làm bài trên giấy
trong.
HS theo dõi, bổ sung
kiến thức (nếu cần).
II. Luyện tập
Bài tập 1 – bài tập 2:
Tìm từ trái nghĩa và nêu
tác dụng.
Bài 1: Yêu cầu xác định
được các cặp từ trái
nghĩa.
a. Cặp từ trái nghĩa:
Lành – rách.
Tác dụng: Cách nói có
hình ảnh để nhấn mạnh
sự giúp đỡ giữa những
người thân trong gia
đình.

b. Cặp từ trái nghĩa:
Giàu – nghèo.
Tác dụng: Tạo sự tương
phản của hoàn cảnh
sống.
c. Cặp từ trái nghĩa:
Ngắn – dài.
Tác dụng: Cách nói có
hình ảnh, gây ấn tượng
18
? Em có nhận xét gì về
các cặp từ trái nghĩa đó?
GV phổ biến luật thi:
Có sẵn các từ ghi trên
giấy keo, các nhóm nên
chọn và điền đúng vào
chỗ trống của các thành
ngữ.
Thời gian thi: 3phút.
GV hô: “Bắt đầu”
HS nhận xét được: Một
từ nhiều nghĩa có thể
thuộc nhiều cặp từ trái
nghĩa khác nhau.
HS thi tiếp sức, chia làm
3 nhóm.
HS chuẩn bị.
Các HS lần lượt thi tiếp
sức
về sự kệch cỡm của

nhân vật cậu Cai. D.
Cặp từ trái nghĩa: Đêm
– ngày, sáng – tối.
Tác dụng: Tạo sự tương
phản về mặt thời gian.
Bài 2: HS tìm được
những từ trái nghĩa với
từ in đậm:
- Cá tươi – cá ươn.
- Ăn yếu – ăn khoẻ
- Học lực yếu – học lực
giỏi.
- Đất xấu – đất tốt
Bài tập 3: Tìm các từ
điền vào chỗ trống trong
các thành ngữ sau: 3 tờ
giấy A0 ghi các thành
ngữ có chỗ trống và
được dính lên bảng băng
nam châm.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
1. Chân…….chân……
2. Buổi……buổi………
3. Bể…… ao………
4. Ăn……….ăn………
1. Bên…… bên………
2. Ba……….ba….…….
3. Chân… chân …
4. Có.……….có……

1. Vô…….….vô………
2. Bước…….bước…….
3. … thác ghềnh…
4. Chân……….đá……
19
5. Vào………ra……
6. ………xé ra………
7. Thở………than……
8. Bên………bên……
5. ……luồn….cúi…
6. Buôn…… bán……
7. Đầu………cuối……
8. Kính… nhường……
5. ………xuôi… lọt
6. ……nhà…… …ngõ
7. Chạy…….chạy.…
8. Nửa…… nửa……
Các từ cho trước: Có ghi trên giấy keo một mặt
Đầy/cạn
Lở/bồi
Ngắn/dài
Bé/to
Sinh/tử
Đực/cái
Trọng/khinh
Thấp/cao
Trước/sau
Trọng/khinh
Đi/lại
Chìm/nổi

Trên/dưới
Vào/ra
Xuôi/ngược
Mày/mắt
Cứng/mềm
Thấp/cao
Đầu/đuôi
Ngược/xuôi
Xa/gần
Úp/mở
Lên/xuống
Thưởng/phạt
Kết thúc cuộc thi, GV
biểu dương nhóm làm
tốt.
Đây là bài tập tích hợp
với phần văn sau khi các
em đã được học bài thơ
Đường trước đó.
?Nêu hướng viết của
em?
HS quan sát, nhận xét.
HS trả lời:
+ Hình thức: Viết đoạn
văn 7 – 8 câu.
+ Nội dung: Nói rõ tình
cảm của em đối với quê
hương. Đoạn văn có sử
dụng cặp từ trái nghĩa.
Bài số 4: Viết đoạn văn

ngắn nói về tình cảm
của em đối với quê
hương, trong đó có sử
dụng cặp từ trái nghĩa.
(HS viết vào vở).
20
GV gọi 1 – 2 HS đọc bài
viết của mình.
GV gọi HS nhận xét.
* Hoạt động 3:(5 phút)
HS khác nghe.
HS nhận xét
III. Củng cố - dặn dò
Nhắc lại nội dung cần
ghi nhớ:
- Từ trái nghĩa.
- Tác dụng của sử dụng
từ trái nghĩa.
Dặn dò:
+ Hoàn thành nốt bài tập
viết đoạn.
+ Chuẩn bị bài: “Từ
đồng âm”
2, Bài 11 – Tiết 43: Từ đồng âm
A, Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được khái niệm từ đồng âm.
2. Kỹ năng: Học sinh
21
- Biết cách xác định định nghĩa và kỹ năng sử dụng từ đồng âm trong

nói, viết.
- Tích hợp với phân môn văn và tập làm văn
3. Thái độ
- Cẩn trọng, tracnhs gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng
âm.
- Yêu thích, học tập và tìm hiểu Tiếng việt.
B, Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Bài soạn
+ Những tài liệu tham khảo môn Tiếng việt.
+ Máy chiếu hắt + phim trong + bút dạ.
+ Máy chiếu đa năng.
2. Học sinh
Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
C, Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: 40
Vắng: 0
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
a, nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa
b, xác định cặp từ trái nghĩa trong bài thơ “bánh trôi nước” của Hồ Xuân
Hương:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức
22
HĐ1: Khởi động (1 phút)

GV: Đưa ví dụ lên máy
“Ruồi đậu (1) mâm xôi,
ĐT
mâm xôi đậu (2)
DT
-Đậu (1) là ĐT chỉ hoạt động
-Đậu (2) là DT chỉ một loại
ngũ cốc
Hai từ “đậu” phát âm giống
nhau nhưng nghĩa hoàn toàn
khác nhau. Đó chính là nội
dung bài học mà chúng ta cần
tìm hiểu trong tiết học này
HĐ2: (hướng dẫn học sinh
tìm hiểu và hình thành khái
niệm từ đồng âm) (10 phút)
GV: đưa ví dụ lên máy
C1: con ngựa đang đứng bỗng
lồng lên.
C2: Mua được con chim bạn
tôi nhốt ngay vào lồng.
H: dựa vào kiến thức đã học,
em hãy xác định từ loại và giải
nghĩa từ lồng ở hai câu trên?
(GV đưa hình ảnh minh họa)
H: em hãy nhìn lại từ “lồng” ở
hai câu câu văn trên và nhận
xét?
(về âm, về nghĩa)
H. Gọi đó là từ đồng âm.

Vậy em hiểu thế nào về từ
đồng âm?
HS: Đọc ví dụ SGK
(135)
HS: Xác định từ loại –
giải nghĩa
HS nhận xét
- âm
I. Thế nào là từ đồng âm:
1.Ví dụ: (SGK – T 135)
2.Nhận xét.
-Lồng (1): chỉ hoạt động
-Lồng (2): chỉ sự vật
Âm giống nhau; nghĩa
khác nhau

23
GV: chốt kiến thức – khái
niệm từ đồng âm
GV: Ra bài tập nhanh. (đưa
lên máy)
Bài tập: tìm từ đồng âm và
giải thích nghĩa của từ ấy
trong câu sau:
“con ngựa đá con ngựa đá”
GV: nhận xét
H. Em hãy tìm những câu thơ
hoặc ca dao có sử dụng từ
đồng âm?
(giáo viên nói ngay tác dụng

của việc sử dụng từ đồng âm)
- nghĩa
HS trả lời
HS khác nhận xét
HS: Đọc ghi nhớ SGK
(T135) cả lớp theo dõi.
HS đọc bài tập
-Tìm từ đồng âm
-Giải thích nghĩa
Thi giữa các tổ
(học sinh tự ghi ví dụ
vào vở
Từ đồng âm
3.Ghi nhớ: SGK (T135)
HĐ3: (Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu cách sử dụng từ
đồng âm.) (12 phút)
GV: (đưa VD lên máy để so
sánh)
HS đọc VD phần II
SGK (T135)
II.Sử dụng từ đồng âm:
1.Ví dụ: SGK (T 135)
24
VD1:
C1: con ngựa đang đứng bỗng
lồng lên
C2: mua được con chim, bạn
tôi nhốt ngay vào lồng.
VD2: “Lồng”

GV: Giảng
H. Vậy nhờ đâu mà em phân
biệt được nghĩa của các từ
lồng trong hia câu văn trên?
GV: Cũng tương tự như vậy
một bạn đọc phần 2.
H. EM hiểu nghĩa của câu
“đem cá về kho!” như thế
nào?
(GV đưa hình ảnh lên máy)
H. hãy thêm một vài từ vào
câu “đem cá về kho!” để câu
này có nghĩa là:
+một cách làm chín thực
phẩm
+nơi chứa đồ
H. Vậy để tránh những hiểu
lầm do hiện tượng đồng âm
gây ra, ta cần phải chú ý điều
gì khi giao tiếp?
HS trả lời
HS đọc
HS nêu cách hiểu
HS tìm từ đặt câu với
hai nghĩa trên.
(HS tự ghi ví dụ vào vở)
HS trả lời
2.Nhận xét:
-Dựa vào văn cảnh
“đem cá về kho”

VD: Con cá đem về nhà
kho!
Chúng ta đem cá về để ở
kho của H.T.X
Kết luận:
Cần căn cứ vào ngữ cảnh
để hiểu đúng nghĩa cảu từ
đồng âm
3.Ghi nhớ: SGK (T136)
25

×