Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.92 KB, 15 trang )


SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỪ LÁY CHO HỌC
SINH LỚP 9 QUA MÔN NGỮ VĂN
A. Phần mở đầu
I.Lý do chọn đề tài :
1.Cơ sở lí luận:
Chúng ta biết rằng trong cuộc sống con người luôn luôn có nhu cầu giao tiếp với
nhau . Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trò chuyện, trao đổi tin tức, bày tỏ tư
tưởng tình cảm, học tập tri thức khoa học mọi sinh hoạt xã hội đều sử dụng ngôn
ngữ, làm phương tiện truyền tải thông tin. Nhờ ngôn ngữ, thế hệ mai sau sẽ tiếp
nhận, thừa kế di sản văn hoá, khoa học kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật của thế hệ ông
cha để lại. Vì vậy mà ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi
chúng ta.
Đặc biệt, ở trong nhà trường ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong học tập
cũng như trong hoạt động giao tiếp của học sinh. Các em được học ngôn ngữ với
nhiều hình thức: Lời nói, chữ viết,nghe,đọc.
ở phân môn Tiếng Việt, với tư cách vừa là một bộ môn khoa học nghiên cứu về
Tiếng Việt, vừa là môn học công cụ, nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt thành thạo trong giao tiếp. Cùng với các môn khoa học khác Tiếng Việt
góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tri thức nâng cao hiểu biết của học sinh. Tiếng
Việt là ngôn ngữ khởi đầu giúp học sinh có một năng lực mới là biết đọc,biết viết để
nắm lấy kho tàng tri thức, văn hoá của loài người đã lưu trữ hàng vạn năm.
Môn Ngữ Văn ở bậc THCS được cấu tạo bao gồm các phân môn: Văn học, Từ
ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn. Trong đó, phân môn Tiếng Việt sẽ cung cấp cho học
sinh một sự hiểu biết cơ bản về các kiến thức: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ;
Trường từ vượng; Từ tượng hình, từ tượng thanh; Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã
hội;các biện pháp tu từ về từ vựng,kĩ năng dùng từ, đặt câu,trình bày đoạn
văn….nhằm để phục vụ cho các em học tốt môn Ngữ văn nói riêng và các môn học
khác nói chung. Việc giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung và phân môn tiếng Việt nói


riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục học sinh biết sử dụng thành thạo Tiếng
Việt và góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Dạy phân môn tiếng Việt cho học sinh lớp 9 là một điều rất khó khăn và phức
tạp đối với giáo viên. Vì thế mà đòi hỏi người giáo viên phải làm thế nào để giúp
cho HS nắm vững được kiến thức cơ bản cần thiết và có chất lượng, nhưng chất
lượng học tập còn phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài như việc tổ chức dạy học, cơ
sở thiết bị của nhà trường, là sự giác ngộ mục đích học tập của trò, hứng thú học
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 1

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
tập,với kinh nghiệm tri thức và trình độ phát triển trí tuệ, trình độ phát triển những
khả năng học tập đã và đang hình thành ở HS. Do đó muốn HS học tập đạt kết quả
cao, đòi hỏi thầy giáo phải biết kết hợp hai mặt trên, một cách biện chứng. Nói cách
khác hệ thống công việc của GV, chỉ có kết quả khi nó dựa trên sự hiểu biết những
cơ chế bên trong của hoạt động học tập mà đề ra những biện pháp sư phạm thích
hợp. Có như vậy mới thực sự khoa học, và đảm bảo tính sư phạm cao.
Không những thầy giáo biết kết hợp 2 mặt của sự học tập mà bản thân trò cũng
phải biết kết hợp biện chứng cái bên trong của mình và cái bên ngoài của điều kiện
sư phạm để điều chỉnh hoạt động của mình thích nghi tối ưu với những hoạt động
bên ngoài. Vì vậy: “Chúng ta có thể xem học sinh lĩnh hội một khái niệm mới cũng
như sự phát minh một định luật mới của nhà bác hoc, sự khác nhau chỉ ở chổ sự phát
minh đó của học sinh được diễn đạt trong những điều kiện sư phạm hiệu nghiệm”.
( A.M Mai Ki Lugh Kin).
Để đạt được hiệu quả tốt nhất người GV phải nắm vững đối tượng HS cụ thể
mới có thể dạy học theo quan điểm phát triển , luôn đặt học sinh trong hoàn cảnh “
Khó khăn vừa sức” để vươn lên, mới tổ chức và điều khiển tốt quá trính dạy học,
nhằm phát huy tính tích cực hứng thú trong học tập và nâng cao ý thức vận dụng từ
vào quá trình giao tiếp cũng như học tập các môn học khác.

2. Cơ sở thực tiễn:
Như đã nói ở trên, việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá
trình dạy học là vấn đề cơ bản của phương pháp dạy học mới hiện nay, vì thế buộc
học sinh phải có ý thức tự giác, đóng vai trò chủ thể tích cực trong quá trình học tập,
lĩnh hội kiến thức. Còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn hoạt động học
tập của học sinh mà thôi. Thế nhưng việc phát huy tính tích cực của học sinh qua
mỗi tiết dạy, mỗi phân môn cũng không hoàn toàn giống nhau. Nên như ở tiết đọc-
hiểu văn bản, giáo viên cho học sinh chủ động đọc- hiểu (bao gồm cả cảm thụ) tác
phẩm văn chương và trả lời những câu hỏi với những cấp độ khác nhau tạo ra trình
độ đọc “trên dòng:, “giữa các dòng” và “vượt ra khỏi dòng”. Và việc khám phá văn
bản của học sinh như thế đã tạo ra được sự hứng thú, hiểu sâu sắc về văn bản cũng
như liên hệ đến thực tế văn học với những vấn đề của cuộc sống.Nhưng vấn đề này
đòi hỏi HS phải có kiến thức nhất định về từ ngữ.
Đối với các tiết dạy Tiếng việt và Tập làm văn thì việc phát huy tính tích cực
học tập của học sinh được thể hiện qua việc “phân tích mẫu” và học theo mẫu thông
qua phương pháp quy nạp để học sinh rút ra kết luận. Ngoài ra còn có thể cho học
sinh tham gia vào quá trình sưu tầm, tập hợp, xử lí thông tin để rút ra được định
nghĩa, kết luận “dẫu biết rằng đây chỉ là các thao tác tập đi lại một phần nhỏ trong
một quãng đường rất ngắn trên con đường thiên lí mà nhân loại và không biết bao
nhiêu học giả đã đi qua và cũng có người đã từng vấp ngã”. Thế những đối với
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 2

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
những tiết như thế này cơ bản học sinh cũng đã dựa theo “mẫu” để phát huy được
tính tích cực, sáng tạo của mình.
Tuy nhiên,việc nâng cao hiệu quả sử dụng sử dụng từ láy cho học sinh thông qua
môn Ngữ văn vô cùng đa dạng.Có khi từ cảm nhận một câu thơ,câu văn hay để học
hỏi them, cũng có khi từ việc nắm nghĩa của từ,học các khái niệm của phân môn

tiếng việt để tăng thêm khả năng sử dụng từ cho học sinh.Thực tế nhiều năm dạy học
ở trường THCS chúng tôi nhận thấy kĩ năng nắm và sử dụng vốn từ tiếng Việt của
học sinh còn nhiều hạn chế như kiến thức về trường từ vựng,từ ghép,từ láy,từ tượng
hình,tượng thanh…và điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao tiếp hằng
ngày,nhất là khó khăn rất lớn trong việc học tập bộ môn Ngữ văn Chẳng hạn qua
khảo sát ban đầu ở lớp 9D,một lớp có trình độ tương đối tốt về khả năng sử dụng từ
láy thì kết quả đat được như sau:
9D Tốt - % Khá - % TB- % Y - %
32 2 ; 5,7 12 ; 40 14 ; 42,9 4; 11,4
Từ thực tế đó tôi thấy trách nhiệm của giáo viên dạy Ngữ Văn là cần phải nâng cao
hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh là rất cần thiết. Đó cũng là lí do mà tôi viết
SKKN này.

II. Giới hạn của SKKN:
1. Giới hạn của SKKN
Ki ến th ức môn Tiếng Việt ở lớp 9 tương đối nhiều,mang tính tổng kết từ các lớp
dưới vì vậy đòi hỏi kĩ năng sử dụng từ cũng ở mức cao hơn.Nhưng với SKKN
này,chúng tôi không tham vọng nhiều mà chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu quả sử
dụng từ láy tượng hình,tượng thanh .Cụ thể là:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng từ layở lớp 9D Trường THCS Lao Bảo.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng từ láy
2. Nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Miêu tả thực trạng của từ tượng láy.
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
từ láy.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm.
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 3


SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9D
III. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
Tôi đã điều tra, khảo sát trên học sinh bằng cách sử dụng các phiếu khảo sát
trong đó ra cho các em làm các dạng bài tập:
- Nhận diện từ.
- Phân biệt sự khác nhau giữa từ láy tượng hình ,tượng thanh
- Đặt câu có sử từ láy.
- phân tích cái hay của từ láy qua các tác phẩm văn chương.
2. Phương pháp đàm thoại khi giải bài tập:
Tôi đã sử dụng phương pháp này bằng cách đặt ra một số câu hỏi nhằm giải đáp
một số thắc mắc của học sinh khi sử dụng từ láy để có biện pháp khắc phục kịp thời.
3. Phương pháp kiểm tra , đánh giá, tổng kết thực tiễn:
Trên cơ sở các thông tin thu lượm được từ sản phẩm hoạt động học tập của học
sinh một cách tương đối chính xác, đó cũng là căn cứ để phân tích và đánh giá kết
quả .
4. Phương pháp đọc tài liệu nghiên cứu.
- Tôi đã đọc một số tài liệu nghiên cứu về ngôn ngữ của các nhà Việt ngữ học.
- Các tài liệu có liên quan đến Tiếng Việt nhằm rút ra được những bài học kinh
nghiệm bổ ích cho bản thân, làm tăng thêm vốn hiểu biết, mở mang được kiến thức
cho chính mình.
5. Phương pháp nghiên cứu xử lí số liệu bằng xác suất thống kê:
- Tôi đã tiến hành khảo sát số liệu về thực trạng của học sinh sau khi đã được tiếp
thu những biện pháp mới để đối chứng với khảo sát ban đầu.
V. Sơ lược về lịch sử vấn đề:
Vấn đề từ láy đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều tài liệu, chẳng
hạn như:

+ Nguyển Tài Cẩn : “ Ngữ pháp Tiếng Việt” Có đề cập đến then chốt của từ
Tiếng Việt bằng một nghệ thuật sư phạm khá chuẩn mực.
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 4

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
+ Tài liệu: “Tiếng Việt trong trường học” của GS Hoàng Tuệ,có đề cập đến việc
dạy TV trong trường học phổ thông nói chung.
+ Tài liệu: “ Phương pháp dạy từ ngữ” của Nguyễn Trí biên soạn.
+ Tài liệu: “ Sách giáo khoa” .
Như vậy tài liệu từ láy đã có nhiều, nhưng để sử dụng giảng dạy ở trường thì
chưa đề cập một cách có hệ thống. Bởi vì khi giảng dạy về bài từ láy tôi thấy HS học
có phần lúng túng nên tôi mạnh dạn nêu ra một vài giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu
quả giảng dạy phần Từ láy.
B.PHẦN NỘI DUNG:

I.Tìm hiểu khái niệm từ láy Tiếng Việt:
Ngay từ lớp 6,các em đã được làm quen với cấu tạo từ Tiếng Việt.lên lớp 9 lại được
củng cố ,khái quát lại sơ đồ cấu tạo đó như sau:


Như vậy các em đã nắm được khái niệm của từ láy là một bộ phận của từ phức,có
cấu tạo từ hai tiếng trở lên,giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm .Căn
cứ vào quan hệ về mặt ngữ âm của từ láy có thể phân làm các loại là láy toàn bộ và
láy bộ phận. Trong láy bộ phận ta có láy phụ âm đầu và láy phần vần.Tuy nhiên, để
cho HS hiểu được khái niệm của từ láy thì Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau như:
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 5

Từ phức
phæïc
Từ láy
Ghép chính phụ
Từ ghép
Ghép đẳng lập
Láy bộ phậnLáy toàn bộ
Láy phụ âm láy vần
Từ đơn
phæïc
Từ

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
- Sử dụng đồ dung dạy học thích hợp ( công nghệ thông tin hoặc bảng phụ) giáo viên
nêu sơ đồ trên sau đó cho HS dựa vào sơ đồ để khai thác rút ra khái niệm như đã
nêu. Đặc biệt mỗi loại từ láy GV nêu ,hoặc cho HS tìm ví dụ cụ thể để minh
hoạ.Chẳng hạn khi tìm hiểu khái niệm từ láy toàn bộ có thể nêu ví dụ như :Xanh
xanh, đo đỏ,nhà nhà…
Hoặc từ láy phụ âm đầu như các từ xanh xao,xa xăm,tức tốc,nhảo nhoẹt;từ láy vần
như lênh khênh,chót vót,lấm tấm.lê thê…
- Cũng có thể Giáo viên nêu ra các ví dụ về từ láy ở mỗi loại trên cơ sở đó cho
học sinh phân tích ngữ liệu,giáo viên đặt câu hỏi để tự rút ra khái niệm.
+ Các từ Xanh xanh, tim tím, cheo leo là những từ láy.Vậy em hiểu thế nào là từ
láý?
+ Các từ xanh xanh, tim tím, đo đỏ và lênh khênh,chót vót, rì rào, lê thê khác
nhau như thế nào? Học sinh có thể dể dàng trả lời khác nhau là các từ xanh
xanh,tim tím, đo đỏ có các tiếng lặp lại giống nhau còn các từ lê thê,chót
vót,vòng vèo chỉ lặp lại phụ âm đầu hoặc phần vần.Từ đó học sinh có thể rút ra
các loại từ láy toàn bộ và láy bộ phận,láy phụ âm đầu và láy phần vần.

Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm từ láy.Giáo viên cần có sự khái
quát,mở rông vấn đề bằng cách giúp HS hiểu thêm từ láy toàn bộ trong một số
trường hợp có thể biến âm để tạo sự hài hoà về ngữ âm như đẹp đẹp được đọc là
đèm đẹp hoặc đỏ đỏ được đọc là đo đỏ…
Mặt khác,việc dạy từ láy cho HS không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu quan hệ về
mặt ngữ âm mà còn giúp các em hiểu một cách sâu sắc về nghĩa của từ. Phần lớn từ
láy là những từ giàu ý nghĩa gợi hình, gợi cảm , rất tinh tế và thuộc lớp từ tượng
hình, tượng thanh Chẳng hạn :
- Những từ xao xuyến,bâng khuâng,phân vân …nói về tâm trạng con người với
những rung cảm tinh tế.
- Những từ Sầm sập,xào xạc,ào ào là những từ tượng thanh gợi lên tiếng sấm,t
iếng,tiếng lá rơi, tiếng nước chảy mạnh…
- Những từ cheo leo,chênh vênh gợi lên thế đứng trên cao, không cân đối, vững
vàng.
Để làm được vấn đề này,Giáo viên không chỉ dừng lại ở tiết tổng kết từ láy mà cân
vận dụng phương pháp tích hợp với nhiều bài học khác như bài từ tượng hình,từ
tượng thanh hoặc các tiết văn học,thậm chí tận dụng thêm tiết dạy tự chọn để bổ
sung thêm kiến thức cho các em.
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 6

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
II.Vận dụng kiến thức từ láy qua việc phân tích tác phẩm văn học.
Dạy phân môn từ ngữ đặc biệt là bài từ tương hình tượng thanh GV truyền thụ kiến
thức có thể sử dụng nhiều dẫn chứng trong thơ ca, từ các tác phẩm văn chương nổi
tiếng của đân tộc để giúp học sinh thấy rỏ cái rất riêng của những từ láy mang ý
nghĩa tượng tượng hình, tượng thanh góp phần làm nên bản sắc tiếng Việt. Những
giá trị ấy, đọng lại ở mỗi câu văn câu thơ như đụng chạm đến nỗi niền sâu lắng nhất
của tâm hồn người việt nam.Từ kiến thức về từ láy mà các em hiểu được qua môn

tiếng Việt có thể vận dụng vào để cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của những từ tượng
hình,tượng thanh mà các tác giả sử dụng trong những áng thơ, văn.
Chỉ vài nét chấm phá thôi các nhà văn, nhà thơ đã vẽ ra những hình ảnh, những
âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn
miêu tả và tự sự:
“ Gió đưa cành trúc la đà”( Ca dao)
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà” .
( Bà Huyện Thanh Quan)
Hay: Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
( Phạm Tiến Duật)
Chỉ thế thôi, nhưng cái dáng vẽ chuyển động chầm chậm lả lướt “la đà” của
cành lá, dáng “lom khom” nhọc nhằn kiếm củi của chú tiều, cái “lác đác” của vắng
vẻ hoang sơ cứ lay động tâm tư, tình cảm quê hương, dân tộc. Và nhà thơ Phạm Tiến
Duật đã làm cho mọi người rung động trước áng thơ của mình, trong chiến đấu tuy
vất vã khó khăn nhưng các chiến sĩ vẫn lộ rõ cái nét tinh nghịch đáng yêu rất riêng
của người lính lái xe khi cùng nhau phì phèo điếu thuốc ,hay đó là tâm hồn lạc
quan ,bất chấp gian khổ,khó khăn của chiến trường qua tiếng cười vui tươi rộ lên
giữa chiến trường - cười ha ha.
Chương trình ngữ Văn lớp 9 có một số lượng tiết nhất định về Truyện Kiều.Nói
đến Nguyễn Du là nói đến bậc thầy ngôn ngữ văn chương.Cách tả cảnh,tả người đều
độc đáo. Điều đáng nói ở đây là Thiên tài Nguyễn Du cũng thường hay sử dụng từ
láy mang tính gợi hình,gợi cảm.Miêu tả chân dung Tú Bà:
“Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì cao lớn, đẫy đà làm sao” thì đã vẽ chính xác thần thái của
một mụ chủ nhà chứa. Đặc biệt từ láy lờn lợt đã lột tả rõ nhất thần thái đó.Nó vừa
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 7


SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
bong nhẫy,vừa có màu mai mái vàng bủng.Từ đẫy đà tạo dáng vẻ thô ráp,kịch cỡm
của loại người mất hết lương tâm.Khi khắc hoạ nhân vật Mã Giám Sinh,tác giả cũng
đã dùng một loạt từ láy như:
- Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
- Trước thầy sau tớ lao xao.
- Ghế trên ngồi tót sổ sang.
Các từ láy Nhẵn nhụi,bảnh bao,lao xao,sổ sàng đã góp phần khắc hoạ rõ chân
dung nhân vật Mã Giám Sinh.Từ nhẵn nhụi làm nổi bật diện mạo nhân vật rất buồn
cười,cả râu và mày đều nhẵn bóng,Bảnh bao gợi tả cách ăn mặc chải chuốt quá mức
nhưng lại không hợp với phong cách,tuổi tác.Từ lao xao,sổ sang làm rõ phẩm cách
đạo đức,văn hoá thấp kém của y. nói năng xô bồ,thầy tớ nhốn nháo với những âm
thanh hỗn tạp chẳng khác gì kẻ đầu đường,xó chợ. Hành động khiếm nhã,bất lịch sự-
sổ sàng thật đáng ghét, đáng khinh
Ở đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích,tác giả đã thành công
trong việc sử dụng từ láy để tả cảnh thiên nhiên và bộc lộ tâm trạng nhân vật.Sáu câu
cuối đoạn trích cảnh ngày xuân ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều trong cảnh tảo mộ
du xuân trở về.Các từ láy tượng hình đã góp phần thể hiện ngòi bút tài hoa của tác
giả.Những từ tà tà ,thơ thẩn, thanh thanh, nao nao vừa diễn tả bước đi của thời gian
về một ngày tàn,vừa thể hiện cái nhìn man mác,bâng khuâng của cảnh vật .Tất cả
dường như nhỏ bé, nhạt nhoà. Phong cảnh thì thanh thanh, dòng nước nao nao uốn
quanh, dịp cầu nho nhỏ bắc ngang ở cuối ghềnh. Cả một không gian êm đềm, vắng
lặng.Cảnh vật trở nên trong sáng, thanh tao ấp ủ hồn người. Đó củng là những rung
động của tâm hồn giai nhân khi hội tan, ngày tàn .Và đó là nỗi niềm man mác, bâng
khuâng trong tâm hồn của giai nhân đa sầu, đa cảm.Những từ thanh thanh,nao nao
còn diễn tả linh cảm của nhân vật về một điều gì đó sắp xảy ra, sự gặp gỡ của giai
nhân-tài tử.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, khi nói về tâm trạng cô đơn, buồn tủi của
Thuý Kiều được tác giả diễn tả qua một hệ thống và hình tượng ngôn ngữ mang tính

ước lệ thông qua việc sử dụng đặc sắc các từ láy: Bát ngát ,bẽ bàng, bơ vơ,thấp
thoáng,xa xa,man mác ,dầu dầu,xanh xanh, ầm ầm. Tâm trạng chán ngán, buồn tủi
cùng với chiếc thuyền thấp thoáng, xa xa càng làm nổi bật cảnh sống bơ vơ của Kiều
nơi đất khách quê người.Chiếc thuyền thấp thoáng đã ở xa không thấy rõ rồi nhưng
từ xa xa lại diễn ta khoảng cách mỗi lúc một ra xa thêm và mất hút bóng người thì
thật là cô đơn, lẻ loi biết nhường nào! Hình ảnh chân mây, mặt đất được diễn tả rầu
rầu,xanh xanh cho thấy trên cái nề không gian xanh xanh mịt mờ ấy là là màu sắc
tàn úa, héo vàng của nội cỏ.Cảnh vật nhạt nhoà, héo úa ấy càng tô đậm thêm tâm
trạng lo âu của Kiều khi nghĩ đến tương lai mờ mịt của nàng.Và tác giả để cho nhân
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 8

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
vật linh cảm về một điều dông bảo sẽ bủa vây lấy nàng qua từ láy tượng thanh ầm
ầm tiếng sóng thật hãi hung bủa vây lấy nàng “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế
ngồi”.
Như vậy những từ láy tượng hình,tượng thanh đã góp phần tạo giá trị thẩm mĩ rất
lớn trong tác phẩm văn chương.Vậy khi phân tích chúng ta làm thế nào để giúp học
sinh cảm nhận được những giá trị thẩm mĩ của nó.Trong quá trình giảng dạy tôi đã
chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng và thao tác nhất định:
-Trước hết cho các em hoạt động theo nhóm hoặc hoạt động độc lập để nhận diện,
tức xác định được những từ láy có trong văn bản.
- Thứ hai là hướng các em vận dụng những kiến thức về từ vựng để giải nghĩa của
các từ tìm được.
- Thứ ba là đặt các từ tìm được vào văn bản và cảm nhận, phát hiện giá trị thẩm mĩ
của nó ở đoạn thơ, đoạn văn.Qua đó các em dễ dàng cảm nhận được cái hay,cái đẹp
của tác phẩm.
Nhìn chung từ láy tượng hình, tượng thanh là từ không thể thiếu được trong mỗi
bài văn, bài thơ. Nhờ có từ láy TH,TT mà bài văn, bài thơ trở nên uyển chuyển linh

hoạt, tăng thêm tính biểu cảm cho bài văn, bài thơ . Vì thế từ Tượng hình, tượng
thanh nó góp phần tạo nên cái hay, cái đẹp cho những áng thơ văn bất hủ của dân tộc
Việt Nam.Vì thế khi dạy tác phẩm văn học chúng ta cần đăc biệt chú ý vấn đề này
bởi nó góp phần tạo nê sự thành công của hoạt động dạy -học.
III. Khảo sát thực trạng:
Học sinh lớp 9D trường THCS Lao Bảo với tổng số: 32 HS.
1. Bài tập khảo sát:
*. Bài tập 1: Nhận diện từ láy tượng hình, tượng thanh.
Em hãy chỉ ra từ nào là từ láy tượng hình, từ nào là từ láy tượng thanh?
Móm mém, hu hu, vật vã, rũ rượi, xòng xọc, xọc xạch, sòng sọc, rón rén, lò dò, hô
hố, hơ hớ.
*. Bài tập 2: So sánh sự khác nhau giữa từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh?
*. Bài tập 3: Đặt câu với những từ láy tượng hình, tượng thanh?
*. Bài tập 4: Xác định và phân tích cái hay của các từ láy ở đoạn cuối của đoạn trích
Cảnh ngày xuân.
2. Kết quả khảo sát:
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 9

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
9D Tốt - % Khá - % TB- % Y - %
32 2 ; 5,7 12 ; 40 15 ; 42,9 4; 11,4
3. Nhận xét chung về thực trạng khảo sát:
- Đa số các em chưa phân biệt, nhận diện được từ Tượng hình, Tượng thanh, chưa
làm rõ ràng, còn nhầm lẫn,chung chung.
- Nhiều em hiểu nghĩa còn mơ hồ, chưa chính xác.
- Một số em chưa cảm nhận được cái hay của từ láy ở đoạn thơ mà chỉ dừng lại
hiểu nghĩa của từ tách biệt với ngữ cảnh .
4. Nguyên nhân của những hạn chế:

Căn cứ vào điều tra bằng đàm thoại và khảo sát bằng dẫn liệu thực tế, qua một
số bài tập tôi rút ra được những nguyên nhân cơ bản sau:
- Các em chưa nhận diện, phân biệt được từ láy tượng hình,từ láy tượng thanh.
- Do cá em không hiểu và không nắm rõ về đặc điểm của từ láy tượng hình, từ láy
tượng thanh,nên khó phân biệt.
- Do những từ láy Tượng hình, Tượng thanh có những nét nghĩa rất tinh tế và phức
tạp. Chính vì điều này các em hiểu nghĩa của từ láy còn nông cạn và còn nhiều em
hiểu sai nghĩa của từ, khi vận dụng đưa vào đặt câu chưa chính xác.
*VD: - Những sợi chỉ nhỏ nhắn.
- Cái cặp tóc của bạn Giang loắt choắt.
- Mẹ ngồi lom khom.
Do vốn từ còn hạn chế, tiếp thu bài bị động, vì vậy mà hiểu nghĩa của từ còn
nông cạn, hời hợt cho nên dẫn đến vận dụng vào phân tích thơ,văn hoặc đặt câu, viết
đoạn văn ngắn còn lúng túng, gượng ép, chưa trôi chảy.
IV. Những giải pháp khắc phục:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung và phần bài từ láy
nói riêng, bản thân tôi đã trực tiếp dự nhiều tiết dạy của GV trong tổ và tham khảo
nhiều ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp,đọc sách tham khảo để nâng cao hiểu biết của
mình về phần từ láy Tôi xin trình bày một số giải pháp đổi mới để nâng cao hiệu
quả giảng dạy từ láy cho học sinh lớp 9.
* Giải pháp 1:
Trước hết GV phải nắm vững vai trò, tác dụng của việc dạy từ ngữ nói chung và
phần bài từ láy nói riêng cho học sinh lớp 9.
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 10

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
Đây chính là một câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi GV. Học Ngôn ngữ để làm gì? Giúp
cho HS nắm vững từ láy. Ngôn ngữ là công cụ kì diệu và nó hấp dẫn con người từ

thuở ấu thơ. Môn Ngữ Văn trong trường học là một môn khoa học. Dạy Từ ngữ
người GV dần dần từng bước dẫn HS đi vào chiều sâu của TV, hiểu được những
điều bí ẩn nằm sau các hiện tượng và từ đó giải thích được các hiện tượng, tức là
hiểu được cái cơ chế vận hành của ngôn ngữ.
Học sinh đến tuổi đi học đã có trình độ nhất định về ngôn ngữ nhưng chưa hiểu
được ngôn ngữ có những bộ phận tổ thành nào, mỗi bộ phận đó có nhiệm vụ gì?, các
đơn vị đó có cấu tạo như thế nào?, Hiểu được điều đó là hiểu được cơ chế Ngôn ngữ,
hiểu được các chi phối hiện tượng bề mặt. Chẳng hạn: HS thường ngày quá quen
thuộc với những từ: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp,
lạch bạch, ồm ồm, ồn ào nhưng chưa hiểu rõ cái cơ chế sinh ra lớp từ này. Chính
vì vậy, GV cần giúp cho HS nắm được cơ chế cấu tạo từ láy giúp cho HS nắm được
một công cụ để diễn tả, tạo hình tương trong văn bản.

* Giải pháp 2:
Giáo viên giúp HS phân biệt từ láy tượng hình và tượng thanh. Muốn giúp HS
phân biệt được từ láy THTT thì trước hết GV phải nắm vững được khái niệm, đặc
điểm, cách phân loại, giá trị sử dụng, nhận biết từ láy THTT, có như vậy giờ dạy của
GV mới đật kết quả cao.
Ví dụ: HS phân biệt dược từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ: móm mém, xồng
xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, dò dẩm, liêu xiêu
* Từ ngữ mô phỏng âm thanh, tự nhiên của con người: hu hu, ư ử, soàn soạt, rón
rén, bịch, bốp, hì hì, hô hố, hơ hớ
* Tóm lại: Từ láy tượng hình,tượng thanh là hai loại từ khác nhau, nên chúng ta
phải biết để phân biệt nghĩa của hai loại từ này, nó hoàn toàn khác nhau. Trong thực
tế cũng có nhiều từ tượng hình gần giống như từ tượng thanh: sòng sọc, xộc xệch, rũ
rượi muốn biết nó là loại từ gì trước hết phải giải nghĩa:
- Sòng sọc : Hai mắt long sòng sọc.
- Xồng xộc : Chạy.
- Xộc xệch : Quần áo.
Đây là những từ miêu tả hình ảnh của con người, ta kết luận: Từ tượng hình.

Ranh giới giữa từ láy THTT khó phân biệt được, cho nên người GV cần phải thuộc
khái niệm, nắm chắc khái niệm để nhận biết. Khả năng của GV càng vững bao nhiêu
thì chất lượng giảng dạy càng cao bấy nhiêu.
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 11

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
* Giải pháp 3
* Giúp HS hiểu được nghĩa của từ láy.
Vậy, làm thế nào để phát hiện các nét nghĩa trong từ láy. Trước hết, GV phải
nắm vững các biện pháp giải nghĩa:
- Giải nghĩa bằng trực quan.
- Giải nghiã bằng ngữ quan.
- Giải nghĩa bằng cách phân tích từ.
- Giải nghĩa bằng cách miêu tả chi tiết, đối tượng mà từ gọi tên.
Tuỳ theo đặc điểm của mỗi loại từ mà GV phải lựa chọn những biện pháp
thích hợp để giải nghĩa từ. Mặt khác, khi tìm hiểu nghĩa của từ láy không thể không
xem xét đến ý nghĩa hình vị của nó.
Chẳng hạn cũng là hình vị gốc “nhỏ” ta có các từ: Nhỏ nhoi, nhỏ nhắn , nhỏ
nhẽ, nhỏ nhen.
- Nhỏ nhoi: Nhỏ ( sức vóc nhỏ nhoi ) (Tượng thanh).
- Nhỏ nhẽ: Nhỏ (nói năng nhỏ nhẽ,ăn uống nhỏ nhẽ) (Tượng thanh).
- Nhỏ nhỏ: Nhỏ ( quả cau nho nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ) (Tượng hình).
GV phải đưa các từ láy vào khuôn vần để giúp các em nắm nghĩa của các từ
một cách dễ dàng. Nói đến cơ chế tạo nghĩa của từ láy không thể không nói đến vai
trò của một số khuôn vần trong việc tạo nghĩa:
- Ha hả: Cười ( Cười to, sảng khoái.
- Hì hì: Cười (Vừa phải , thích thú, hồn nhiên.
- Hô hố: Cười (cười to, hơi vô duyên.

( Đây là các từ tả tiếng cười).
Nói tóm lại: Trong giờ từ ngữ GV giúp HS hiểu nghĩa của từ là làm cho HS
không những hiểu được cái tinh tế chứa đựng trong đó, hiểu được những đặc sắc của
ngôn ngữ dân tộc, gây cho các em có ý thức tôn trọng ngôn ngữ dân tộc, thói quen,
cân nhắc lựa chọn, khai thác triệt cái hay, cái đẹp để nâng lên mức cao nhất, chất
lượng, nội dung và hình thức câu văn nói và viết của mình.
IV. kết quả bước đầu
Qua quá trình vận dụng những giải pháp đổi mới để truyền đạt cho học sinh lớp
8, bước đầu các em đã có những chuyển biến rõ rệt và kết quả cho thấy :
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 12

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
Giỏi Khá T.Bình Yếu
Trước sau Trước sau Trước sau
Trước
sau
32 4 6 16 21 12 5 0 0
* V. bài học kinh nghiệm :
Qua quá trình nghiên cứu,tham gia giảng dạy và tham khảo kiến các đồng chí
đồng nghiệp,bạn bè ,Tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả
giảng dạy từ láy cho học sinh lớp 9 : 1. Khi soạn bài GV cần phải đọc kỉ ,thâm
nhập bài học , chuẩn bị đồ dùng trực quan trong giờ học : Tranh ảnh,một số bài thơ
có dùng từ tượng hình tượng thanh.
2. Trong quá trình giảng dạy, GV phải khai thác những kĩ năng vốn có của học
sinh, khả năng hiểu nội dung, hiểu từ, khả năng sử dụng từ của học sinh và kĩ năng
sáng tạo độc lập, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội và tiếp thu tri thức.
3. GV cần phải lựa chọn những phương pháp lựa chọn tối ưu nhất, để tạo hứng thú
cho các em.

4. Phần bài tập, GV phải đa dạng hoá bài tập, chú trọng đến bài tập sáng tạo,
thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
5. GV tổ chức tìm thi từ nhanh,sáng tạo, kích thích sự hứng thú học tập của học
sinh.
6. Dạy Ngữ Văn nói chung và phần từ láy nói riêng, phải dạy toàn bộ các môn học,
tuyệt đối không được phó mặc cho học sinh sử dụng từ bừa bải thiếu văn hoá.
7. Nâng cao mức độ sử dụng vốn từ láy của HS trong quá trình học tập và giao
tiếp.
8. GV phải luôn luôn có thái độ mềm dẻo biết chọn lộc những ví dụ chắc chắn, đặc
biệt không nên trừng phạt HS khi HS làm trái ý với mình. Một thái độ mềm dẻo
trong GD là cần thiết, là có thể chấp nhận được vì nó không gây ra một hậu quả nào
xấu trong sử dụng ngôn ngữ.
II. Đề xuất:
Qua thực tế và qua quá trình làm đề tài, tôi xin có một vài đề xuất sau:
- Cần có đồ dùng dạy học đầy đủ cho môn ngữ văn.
- Cung cấp nhiều tài liệu để dạy tốt phân môn từ ngữ.
- Tăng cường các buổi giã ngoại để làm giàu vốn từ cho học sinh
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 13

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
- Giáo viên phải tạo cho học sinh có hứng thú môn học môn này.
Có được những yếu tố trên, với tinh thần và trách của mổi giáo viên, với sự nhiệt
tình nổ lực sáng tạo và lòng yêu nghề mến trẻ, chúng ta góp phần giúp học sinh cảm
thụ sâu sắc về từ láy và có đủ tri thức hiểu biết để bước vào đời. Từng bước trang bị
cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết và hình thành nhân cách tốt đẹp cho
học sinh.
Qua áp dụng SKKN này tôi đạt được những thành công như sạu:
Học sinh từ chổ chưa biết nhận diện từ, khả năng phân biệt, khả năng đặt câu,

khả năng dựng đoạn, khả năng phân tích tác phẩm văn học còn lúng túmg trong thao
tác, tư duy, chưa chịu khó độc lập suy nghĩ, thờ ơ với tiết học. Nay các em đều tự
tinh hăng hái, xây dựng ý kiến. Đặc biệt các nhóm thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều
ý kiến hay, giúp cho giờ học đạt kết quả cao.
Trên đây là SKKN của tôi. Mong các đồng nghiệp góp ý giúp đỡ thêm để quá
trình giảng dạy của tôi được tốt hơn.Xin chân thành cảm ơn !
Lao Bảo, Ngày 26 Tháng 4 năm 2009.
Người thực hiện


Nguyễn Thị Nga
MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài:
- Cơ sở lí luận.
- Cơ sở thực tiễn
- Giới hạn của SKKN.
- Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung:
- Khái niệm từ láy.
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 14

SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng từ láy cho học sinh lớp 9 qua môn Ngữ Văn
******************************************************************************************************
- Vận dụng kiến thức từ láy qua việc phân tích tác phẩm văn học
- Kết quả đạt được
- Giải pháp
- Bài học kinh nghiệm.
- Kiến nghị, đề xuất.


DANH MỤC VIẾT TĂT
SKKN: Sáng kến kinh nghiệm.
GV: Giáo viên.
GD: giáo dục.
TV: Tiếng Việt.
TH: Tượng hình.
TT: Tượng thanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8,9
2. Sách giáo viên Ngữ văn 8,9
3. Từ điển Tiếng Việt.
4. Tài liệu bồ dưỡng thường xuyên môn Ngữ Văn.
5. Nguyển Tài Cẩn : “ Ngữ pháp Tiếng Việt” .
6. Tài liệu: “Tiếng Việt trong trường học” của GS Hoàng Tuệ
7.Tài liệu: “ Phương pháp dạy từ ngữ” của Nguyễn Trí biên soạn.
********************************************************** *********
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga - Trường THCS Lao Bảo 15

×