A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những quy định chung của Luật Giáo Dục đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức
khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.(Điều 2).
Chính vì vậy, trong giáo dục hiện hành, bên cạnh các hoạt động dạy học
trên lớp thì nhà trường Tiểu học luôn coi trọng các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, đây là môi trường giúp HS hình thành và phát triển nhân cách một cách
toàn diện và một trong những hoạt động được chú ý nhiều nhất đó là công tác
Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi.
Nếu như ở các trường Cao đẳng, Đại học có bộ môn chuyên nghành đào
tạo sinh viên theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, trung thành với tư
tưởng chính trị của Đảng thì ở cấp học cơ bản này không gì hiệu quả hơn là
sự hoạt động tích cực của Công tác Đội- Sao và phong trào thiếu nhi.
Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, dần dần trở
thành một tổ chức được toàn thể thiếu nhi Việt Nam yêu mến. Để có được kết
quả đó ngoài sự quan tâm của Đảng, của nhà nước thì điều quan trọng hơn cả
chính là sự đổi mới về nội dung và hình thức một cách đa dạng, phong phú,
và sáng tạo. Đổi mới về hình thức sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng
và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đổi mới về nội dung để đào tạo, định hướng
cho các em phát triển toàn diện, trở thành cháu ngoan Bác Hồ, và xa hơn là
trở thành những Đoàn viên ưu tú, những công dân tốt cho Tổ quốc.
Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn đó những khó khăn, những tồn tại
trong công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học. Qua đợt
thực tập sư phạm lần thứ nhất kéo dài 3 tuần, tôi đã quyết định đi sâu vào tìm
hiểu thực trạng để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục những tồn
tại và khó khăn trên.
Là một sinh viên ngành giáo dục tiểu học, bản thân tôi càng muốn tự nhận
thức được tầm quan trọng của công tác Đội trong nhà trường Tiểu học, muốn
trau dồi thật nhiều kinh nghiệm và tìm ra thêm nhiều biện pháp hay trong các
hoạt động của phong trào Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi nhằm giúp cho
công tác sau này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Chính vì những lí do trên
mà tôi chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng công tác
Đội - Sao và phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài” để
nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này tôi muốn tìm hiểu thực tế các phong trào thiếu nhi,
chương trình công tác Đội ở trường tiểu học để từ đó rút ra cho bản thân
những kinh nghiệm thực tiễn có giá trị phục vụ cho học tập và công tác, và đề
1
xuất các biện pháp phát huy hiệu quả trong chương trình công tác Đội và
phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực tế về trường, tìm hiểu thực tế thực hiện chương trình công
tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài. Từ đó
tìm ra được các biện pháp phát huy hiệu quả trong chương trình công tác Đội
và phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do tính chất của chương trình công tác Đội – Sao và phong trào thiếu nhi là
bao trùm tác động đến tất cả học sinh nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là 5
khối lớp của trường tiểu học số 2 Phú Bài.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các kế hoạch, phong trào, hoạt động
của học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách trong chương trình
công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp tham khảo tài liệu: Để có được những cơ sở lí luận chính xác
cần tiếp cận với những tài liệu có liên quan và cũng chính nhờ đó mà tìm
thêm được nhiều biện pháp hay áp dụng vào thực tiễn.
• Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những số liệu, thông tin thu thập
được từ thực tiễn, bằng phương pháp phân tích tổng hợp sẽ đưa ra được
những kết luận khoa học và từ đó tìm ra thêm các biện pháp tốt nhằm nâng
cao chất lượng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi trong nhà trường
tiểu học.
• Phương pháp quan sát sư phạm: Đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng
mang lại hiệu quả cao. Sự khách quan của phương pháp này sẽ giúp có được
những thu nhận thực tế, chân thật, liên tục trong quá trình nghiên cứu.Nó giúp
nhận ra hứng thú của các em học sinh trong các hoạt động, đồng thời thấy
được biểu hiện của các em để từ đó tìm ra những hình thức tổ chức phù hợp
với các em nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu
nhi trong nhà trường tiểu học.
• Phương pháp trò chuyện phỏng vấn: Là phương pháp dùng lời nói để trao
đổi, trực tiếp nói chuyện với người được nghiên cứu và ghi nhận ý kiến của
họ. Phương pháp này có ưu điểm là dễ khai thác thông tin và ít tốn kém.
• Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Là phương pháp được sử dụng để
tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách nhằm tìm ra
các biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các hoạt động Đôi-
Sao- Phong trào thiếu nhi trong trường tiểu học.
2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Một số hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh
1.1.1.1 Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là gì?
Đội Thiếu Niên tiền Phong Hồ Chí Minh (Đội TNTP HCM) là tổ chức của
thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ chí Minh sáng
lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội TNTP HCM là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài
nhà trường, là đội dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực
lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.
Đội TNTP HCM được tổ chức và hoạt động trong nhà trường và ở địa bàn
dân cư.
Đội TNTP HCM lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu
phấn đấu rèn luyện cho Đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động,
vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Công ước của Liên Hợp Quốc về
Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đội TNTP HCM đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở
khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các
dân tộc.
Đội TNTP HCM thành lập ngày 15-5-1941.
1.1.1.2 Tính chất của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
* Tính quần chúng
Điều lệ Đội TNTP HCM đã khẳng định: “…Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam… là lực lượng nòng cốt của
các phong trào thiếu nhi. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được tổ
chức và hoạt động trong nhà trường và ở địa bàn dân cư”.
Đội là tổ chức của lớp người nhỏ tuổi (9-15 tuổi), do các em làm chủ, tự
quản mọi công việc, mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của phụ trách.
Chương II Điều lệ Đội TNTP HCM quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Đội là “tự nguyện” và “tự quản” dưới sự hướng dẫn của phụ trách.
Đội thu hút tất cả các em trong độ tuổi tham gia, không phân biệt thành
phần tôn giáo, nam nữ, dân tộc… miễn là các em có nguyện vọng, tự nguyện
gia nhập Đội và được quá 1/2 số Đội viên trong chi đội đồng ý kết nạp.
Điều lệ Đội TNTP HCM quy định thiếu nhi vào Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh là thừa nhận Điều lệ Đội, tự nguyện xin vào Đội và được quá
nủa số đội viên trong chi đội đồng ý.
Ở những nơi chưa có tổ chức Đội TNTP HCM, việc kết nạp đội viên do
Ban Chấp hành Đoàn hoặc Hội đồng Đội cấp xã quyết định và tiến hành
thành lập tổ chức cơ sở Đội theo Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh.
3
Tính tự quản của Đội còn thể hiện rất rõ trong quan điểm của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với Đội TNTP HCM là ở đâu có thiếu nhi ở
đó có hoạt động Đội.
Cần tránh 3 khuynh hướng lệch lạc sau:
+ Thu hẹp tổ chức Đội: coi tổ chức Đội là tổ chức của những em có thành tích
chăm ngoan, dễ bảo. Tránh tình trạng kết nạp rộng rãi các em vào Đội sẽ làm
suy giảm uy tín, vinh dự của tổ chức Đội và đội viên.
+ Khuynh hướng ngược lại: là buông lỏng khâu giáo dục, ồ ạt kết nạp các em
vào Đội để rồi không quản lí, giáo dục làm suy yếu tổ chức Đội.
+ Khuynh hướng không tôn trọng quyền làm chủ, tự quản của Đội dẫn đến
hành chính hóa Đội, áp đặt những mệnh lệnh, bao biện hoặc làm thay các em.
* Tính cách mạng
Tính chất của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ
là:
+ Đội là một tổ chức quần chúng, một tổ chức giáo dục chứ không phải là
một tổ chức từ thiện, hướng đạo, vui chơi đơn thuần. Giáo dục bao giờ cũng
mang tính giai cấp, nhắm phục vụ quyền lợi của một giai cấp nhất định.
+ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng cộng sản Việt Nam sáng
lập, do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội cùng với nhà
trường giáo dục thế hệ trẻ theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng. Giáo
dục đôi viên theo 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Đội còn là tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu niên, nhi đồng, là lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh
niên Cộng sản. Tính chất này còn thể hiện ở tôn chỉ mục đích và khẩu hiệu
của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhiệm vụ của đội viên:
+ Điều lệ Đội khẳng định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ
chức cho thiếu niên nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con
ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh”.
+ Khẩu hiệu của Đội: “ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng Bác Hồ vĩ
đại, sẵn sàng”.
+ Đội viên Đội TNTP HCM có nhiệm vụ thực hiện đúng tôn chỉ mục đích
của Đội. Đồng thời thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, phấn
đấu trở thành đội viên tốt, đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, công
dân tốt.
* Tính giáo dục
Điều lệ Đội TNTP HCM đã khẳng định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt nam trong và ngoài nhà
trường, là đội dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…”. Đội
TNTP HCM lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn
đấu rèn luyện của đội viên.
Mục đích giáo dục cộng sản nói chung là xây dựng con người mới Xã hội
chủ nghĩa, giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi, bạn tốt, công dân
tốt… Mỗi đội viên cần phải phấn đấu, rèn luyện trở thành đội viên tốt, phấn
đấu trở thành Đoàn viên Thanh niên Cộng sản, đây là một trong những nhiệm
4
vụ hết sức quan trọng của tổ chức Đội. Đối tượng giáo dục của Đội là tất cả
thiếu niên, nhi đồng, do đó tổ chức Đội phải biết kết hợp chặt chẽ với nhà
trường, giáo dục trong nhà trường, trên địa bàn dân cư, giáo dục trong giờ
học, ngoài giờ học, chủ động phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực
lượng giáo dục, là cầu nối giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo
dục thiếu niên.
1.1.1.3 Nhiệm vụ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên,
nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện của đội viên.
Mục tiêu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được cụ thể hóa
bằng nhiệm vụ của Đội Thiếu nên Tiền phong Hồ chí Minh và đội viên.
+ Nhiệm vụ thứ nhất là các tập thể Đội và đội viên đều phải phấn đấu, rèn
luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng để trở thành con
ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên Thanh niên Cộng sản. Nhiệm
vụ này được cụ thể hóa bằng việc mỗi đội viên phải nghiêm chỉnh thực hiện
Điều lệ và nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Chương trình
rèn luyện đội viên.
+ Nhiệm vụ thứ 2 là các Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phải có
trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt
động, vui chơi… đây là nhiệm vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đọi Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đáp ứng các yêu cầu của đội viên trong quá
trình phấn đấu, học tập của mình.
+ Nhiệm vụ thứ 3 là các tập thể Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và
đội viên phải thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu trong
Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong Công ước
và Luật nghĩa là các em đã từng bước trưởng thành trong quá trình phấn đấu
của mình.
Những điều này có nghĩa là:
+ Tập hợp thiếu, nhi đồng, tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển mọi khả
năng, sáng kiến trong các hoạt động xã hội, học tập và vui chơi bổ ích.
+ Xây dựng Đội vững mạnh, giúp cho đội viên trở thành Đoàn viên Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Giúp nhi đổng trở thành đội viên Thiếu niên
Tiền phong Hồ chí Minh.
+ Đoàn kết hữu nghị, tích cực tham gia các phong trào thiếu nhi Quốc tế.
1.1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh
Hoạt động của Đội diễn ra thường xuyên, liên tục, đa dạng về nội dung,
phong phú về hình thức, tất cả các hoạt động Đội đều được tiến hành theo
những nguyên tắc nhất định, những nguyên tắc đó gọi là nguyên tắc hoạt động
Đội.
*Các nguyên tắc hoạt động Đội
- Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng chính trị xã hội
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào
các hoạt động Đội của thiếu nhi và đội viên.
5
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự quản và phát huy năng lực sáng tạo của Đội
viên, trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và hướng dẫn sư phạm của
người lớn
- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của
đội viên
- Nguyên tắc đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú mang màu sắc vui chơi
trong các hoạt động Đội
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội
1.1.1.5. Hệ thống tổ chức của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường tiểu học
- Hệ thống tổ chức của Đội bao gồm các cấp từ: phân đội, chi đội, liên đội.
Trên liên đội là hội đồng đội các cấp từ phường xã đến trung ương do BCH
Đoàn cùng cấp lập ra để thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phụ trách Đội.
- Đội TNTP trong trường tiểu học đó là một tổ chức cơ sở của Đội nhằm
đoàn kết, tập hợp toàn thể thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, thực hiện
các hoạt động do Đoàn , Đội tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ thiếu nhi học tập
rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt. Mỗi trường tiểu học hoặc
trung học cơ sở thành lập liên đội do Hội đồng Đội hoặc Ban chấp hành Đoàn
cùng cấp nơi trường đóng lập ra.
Tổ chức của Đội trong trường Tiểu học :
- Chi đội: Chi đội thường là một lớp học, do GVCN làm phụ trách chi đội.
Chi đội là đơn vị cơ sở của Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt động Đội cho đội
viên.
- Liên đội : Thường là tập hợp của nhiều chi đội trong trường, đứng đầu Liên
đội là 1 Liên đội trưởng
- Tổng phụ trách Đội TNTP
+ Tổng phụ trách Đội ở trường phổ thông có chức danh là “ Giáo viên tổng
phụ trách Đội” đó là người chỉ huy trực tiếp cao nhất của tổ chức Đội.
+ Tổng phụ Đội là một cán bộ của Đoàn được Đoàn giao cho nhiệm vụ tổ
chức hướng dẫn, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của liên đội.
+ Do đó tổng phụ trách Đội là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về
chất lượng công tác của tổ chức Đội.
+ Tổng phụ trách giáo dục và tổ chức giáo dục các em thông qua việc thiết kế,
tổ chức và chỉ đạo các hoạt động tập thể đa dạng, phong phú phù hợp đặc
điểm, nhu cầu, nguyện vọng của các em.
+ Tổng phụ trách phải biết lựa chọn cán bộ liên đội, phụ trách chi đội..trực
tiếp huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
- Để làm được điều đó Tổng phụ trách không ngừng nắm vững lí luận và
phương pháp công tác mà còn phải hiểu về các phương pháp, xây dựng, thiết
kế các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, kế hoạch và biện pháp thực hiện.
- Vai trò của Tổng phụ trách
+ Quản lí các hoạt động của liên đội, chi đội
+ Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động cụ thể của tổ chức Đội
+ Huy động, phối hợp với các lực lượng khác để thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ giáo dục mà nhà trường đề ra.
6
1.1.1.6 Nội dung công tác của Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức
- Giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật
- Giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
- Giáo dục về sức khỏe, vệ sinh
- Giáo dục thẩm mĩ
- Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị Quốc tế
1.1.1.7 Công tác kiểm tra của Đội
Trong mọi hình thức hoạt động thì nhiệm vụ kiểm tra đánh giá là vô cùng
quan trọng, nó góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác. Vì
vậy nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội- Sao và phong trào thiếu nhi, cần
thực hiện tốt có hiệu quả công tác kiểm tra của Đội.
Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh có một chương và hai điều quy định về
công tác kiểm tra của Đội để góp phần đưa các hoạt động Đội đi vào nề nếp,
đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
Nhiệm vụ công tác kiểm tra của Đội TNTP Hồ Chí Minh:
+ Kiểm tra toàn diện các mặt công tác của Đội, việc thi hành Điều lệ Đội
TNTP Hồ Chí Minh, nghị quyết, chương trình công tác của Đội…
+ Kiểm tra tổ chức Đội, cán bộ Đội và đội viên khi có dấu hiệu vi phạm Điều
lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Kiểm tra việc thi hành kỉ luật của cơ sở Đội và đội viên.
+ Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thi hành kỉ luật đối với đội
viên, cán bộ Đội và tổ chức Đội.
+ Kiểm tra việc quản lí, sử dụng tài chính của Đội.
Công tác kiểm tra của Đội cần được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc
nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh để hiệu quả trong công tác không ngừng
được nâng cao, một tổ chức mạnh là một tổ chức trong sạch và có kỉ luật tốt.
1.1.1.8 Khen thưởng và kỉ luật
* Khen thưởng
Đội TNTP Hồ Chí Minh coi trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt, lấy
việc phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm. Cùng với việc khen thưởng
và đề nghị khen thưởng đột xuất, sau mỗi đợt thi đua, một học kì hay một
năm, các tập thể Đội lựa chọn giới thiệu các cán bộ phụ trách Đội, Chỉ huy
Đội, đội viên và tập thể Đội điển hình đề nghị khen thưởng. Đồng thời, các
tập thể Đội lựa chọn giới thiệu các cấp khen thưởng kịp thời những tập thể và
các nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ. chăm sóc, giáo dục thiếu
niên. Nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Việc xem xét khen thưởng được thực hiện theo quy chế thi đua khen
thưởng của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa IX và Tiêu chí đánh giá
xếp loại thi đua, khen thưởng hàng năm do Hội đồng Đội Trung ương hướng
dẫn.
- Hình thức khen thưởng đối với cá nhân gồm:
+ Giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình rèn luyện đội viên
+ Giấy chứng nhận Cháu ngoan Bác Hồ
+ Giấy khen, bằng khen
7
+ Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”, huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”
+ Giải thưởng Kim Đồng…
- Hình thức khen thưởng đối với tập thể Đội bao gồm
+ Công nhận danh hiệu Chi đội mạnh, Liên đội mạnh
+ Giấy khen, bằng khen, cờ thi đua…
Những cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc có thể đề nghị Nhà
nước khen thưởng.
Việc khen thưởng xứng đáng và kịp thời sẽ tác động tích cực đến mỗi các
nhân cũng như tập thể, đó chính là một trong những động lực giúp chất lượng
phong trào phát triển cao hơn.
* Kỷ luật
Tập thể Đội có trách nhiệm động viên, giúp đỡ đội viên phấn đấu rèn luyện
không ngừng tiến bộ. Đội viên, tập thể Đội vi phạm khuyết điểm thì tập thể
Đội xem xét đề nghị kỉ luật.
Các hình thức kỉ luật của Đội bao gồm: phê bình, khiển trách; trường hợp
đội viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng có thể bị xóa tên trong danh sách
đội viên.
Việc khen thưởng và kỉ luật trong tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh nhất
thiết phải được thảo luận, bàn bạc công khai, dân chủ từ cấp phân đội trở lên.
Mọi hình thức kỉ luật đối với tập thể, cá nhân đội viên chỉ được áp dụng khi
có quá nửa số đội viên của chi đội của chi đội biểu quyết tán thành.
Khen thưởng và kỉ luật cần được tiến hành song song và liên tục trong suốt
quá trình hoạt động của Đội thì mới có thể phát huy hết mọi ưu điểm đồng
thời hạn chế tối thiểu các mặt tồn tại của từng thành viên và của cả tập thể. Do
đó chất lượng của công tác cũng được nâng cao.
1.1.2 Nhi đồng và sao nhi đồng ở trường tiểu học
1.1.2.1 Khái niệm về nhi đồng và Sao nhi đồng:
Nhi đồng bao gồm các em từ 6- 8 tuổi, là lớp dự bị của Đội TNTP HCM. Ở
độ tuổi này các em chưa có ý thức về mặt tổ chức, chưa có đủ năng lực để tự
quản một tổ chức cho riêng mình. Vì vậy quy mô tập hợp nhi đồng để tiến
hành các hoạt động do Đội TNTP HCM tổ chức là Sao nhi đồng.
Sao nhi đồng là một nhóm từ 5 em trở lên. ở gần nhau cùng vui chơi học tập
với nhau. Ở tiểu học, thường thì Sao nhi đồng được thành lập theo nhóm bạn
trong cùng một lớp, ngồi gần bàn nhau, sống gần nhà nhau.
1.1.2.2 Tổ chức Sao nhi đồng trong trường tiểu học:
Ở đâu có nhi đồng và có tổ chức Đội TNTP HCM thì ở đó có Sao nhi đồng.
Tổ chức cơ sở được tổ chức ở trường học và trên địa bàn dân cư thì Sao nhi
đồng cũng được lập ra ở trường học và trên địa bàn dân cư. Các Sao nhi đồng
trong một lớp hay trên địa bàn dân cư được sự đỡ đầu của một chi đội TNTP.
Mỗi Sao có một trưởng Sao, do Sao bầu ra để điều khiển công việc của sao
(không có cấp phó). Trưởng sao cũng có thể được cử theo hình thức luân
phiên. Đội viên được cử trực tiếp giúp đỡ Sao nhi đồng hoạt động được gọi là
phụ trách Sao. Ở trường tiểu học, GVCN đồng thời là phụ trách Sao nhi đồng
8
ở lớp mình. Trên địa bàn dân cư, phụ trách nhi đồng do tổ chức Đoàn TNCS
cử ( có thể giáo viên, có thể là thanh niên địa phương).
Để phân biệt các Sao, mỗi sao cần có một tên gọi. Tên Sao do các em trong
Sao chọn (có sự gợi ý của phụ trách Sao), thường thì tên sao lấy theo tên các
đức tính tốt: “Sao chăm chỉ”, “Sao dũng cảm”, “Sao thật thà”, “Sao vui vẻ’,..
Mỗi tuần sao sinh hoạt một lần trong trường hoặc trên địa bàn dân cư. Mỗi
tháng sinh hoạt vui chung một lần, phụ trách sao hướng dẫn sao nhi đồng sinh
hoạt.
Bài hát truyền thống của Sao nhi đồng là: “Nhanh bước nhanh nhi đồng”
của nhạc sĩ Phong Nhã.
Lời ghi nhớ của nhi đồng là:
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu.
Mục tiêu phấn đấu của nhi đồng là: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, xứng
đáng là con ngoan trò giỏi và trở thành Đội viên TNTP Hồ Chí Minh.
Khi 8 tuổi và đủ điều kiện Nhi đồng sẽ được đội viên phụ trách Sao giới
thiệu và kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh theo Điều lệ Đội.
1.1.2.3 Lựa chọn và bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng
* Lựa chọn phụ trách Sao
- Lựa chọn các đội viên phụ trách Sao theo các tiêu chuẩn sau:
+ Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi
+ Có khả năng diễn đạt, có năng khiếu văn nghệ, thể thao, hoạt động tập
thể.
+ Học lực khá, mạnh dạn, ham học hỏi
- Cách sắp xếp phụ trách Sao ở trường tiểu học:
+ Cách 1: chọn các em đội viên tốt ở lớp 4- 5 phân công các em phụ trách Sao
nhi đồng theo 2 hướng:
Phụ trách Sao lớp 5 giúp nhi đồng lớp 1 và 3
Phụ trách Sao lớp 4 giúp nhi đồng lớp 2
+ Cách 2: Chọn toàn bộ đội viên lớp 5 (trừ những em quá yếu) làm phụ trách
sao trong học kì 1. Đến học kì 2 chọn toàn bộ đội viên lớp 4 làm phụ trách
Sao (trừ những em quá yếu).
+ Cách 3: Chọn học sinh cấp 2 cùng địa bàn dân cư làm phụ trách Sao nhi
đồng, nhưng cách này đòi hỏi thi đua đánh giá liên đội mạnh, chi đội mạnh
phải thật sát sao. Cán bộ Tổng phụ trách ở 2 trường trung học cơ sơ và tiểu
học phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, nhà
trường, Đoàn thanh niên ngoài nhà trường.
* Những yêu cầu đối với phụ trách Sao:
- Hiểu tâm lí nhi đồng: Nhi đồng là những em bé hiếu động, tò mò, hay bắt
chước, dễ quên, rất thật thà, hồn nhiên, rất thích khen…
- Thích và hiểu biết nhiều trò chơi, hát, múa, kể chuyện và thể hiện một
cách hấp dẫn.
- Biết cách lôi cuốn nhi đồng cùng làm, cùng chơi một cách hợp lí.
9
- Biết cách động viên nhi đồng ngoan và hướng dẫn nhi đồng trở thành con
ngoan trò giỏi bằng lời nói, trong việc làm…
Tóm lại phụ trách Sao là những người hướng dẫn nhi đồng, do đó cần phải
có khả năng, cách làm như một người giáo dục viên. Trong quá trình hướng
dẫn các em nhi đồng, bản thân phụ trách Sao cũng được tu dưỡng và trưởng
thành.
* Một số nội dung bồi dưỡng phụ trách Sao:
- Cách tập hợp, điều khiển một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng
- Cách tổ chức và hướng dẫn Sao nhi đồng biết các rò chơi phù hợp với lứa
tuổi nhi đồng.
- Phụ trách Sao biết hát, biết múa và biết cách dạy cho nhi đồng hát, múa.
- Biết cắt dán, nặng vẽ, cắm hoa…và cách hướng dẫn Sao làm thủ công.
- Biết sơ bộ về đặc điểm tâm lí lứa tuổi nhi đồng (ưa hoạt động, không chú ý
được lâu, thật thà, hồn nhiên, thích được khen, thích được thưởng, hay bắt
chước, chóng quên, ham hiểu biết…hay khóc hờn, làm nũng, nhút nhát…)
* Một số hình thức bồi dưỡng phụ trách Sao:
- Bồi dưỡng định kì : Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kì để bồi dưỡng
phụ trách Sao vào đầu năm học, giữa năm và cuối năm.
- Bồi dưỡng thường xuyên : Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kì để bồi
dưỡng phụ trách Sao trong kế hoạch của Liên đội ngay từ đầu năm học, qua
đó sắp xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên từng tuần, từng tháng, từng học kì.
Ở cấp Liên đội, mỗi tháng nên tổ chức 2 buổi tập huấn cho phụ trách Sao
- Bồi dưỡng theo chuyên đề:
- Bồi dưỡng bằng cách thông qua các hoạt động lớn:
* Phương pháp bồi dưỡng phụ trách Sao:
• Phương pháp trực quan
• Phương pháp luyện tập
• Phương pháp ghi nhớ
• Lực lượng bồi dưỡng phụ trách Sao
• Một số điều cần lưu ý khi phân công phụ trách Sao nhi đồng và bồi dưỡng
phụ trách Sao:
- Nhiệm vụ chính của học sinh (trong đó có phụ trách Sao) là học tập.
- Bên cạnh nội dung bồi dưỡng phụ trách Sao nêu trên cần có nội dung, kế
hoạch bồi dưỡng văn hóa cho các em, đảm bảo cho các em tiếp tục vươn lên
trong học tập, gia đình các em yên tâm về con em mình.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Mục tiêu của công tác Đội - Sao ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài
- Giúp học sinh phát triển toàn diện
- Tạo điều kiện để học sinh hiểu được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và
làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, công dân
tốt…
- Hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản để học tập và lao động sau
này
10