Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng công tác Đội Sao và phong trào thiếu nhi ở Huyện Đoàn Sóc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 29 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Những quy định chung của Luật Giáo Dục đã nêu: “Mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức,
sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.(Điều 2).
Chính vì vậy, trong giáo dục hiện hành, bên cạnh các hoạt động dạy học
trên lớp thì nhà trường Tiểu học luôn coi trọng các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, đây là môi trường giúp HS hình thành và phát triển nhân cách một cách
toàn diện và một trong những hoạt động được chú ý nhiều nhất đó là công tác
Đội và Phong trào thiếu nhi.
Nếu như ở các trường Cao đẳng, Đại học có bộ môn chuyên nghành
đào tạo sinh viên theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, trung thành với
tư tưởng chính trị của Đảng thì ở cấp học cơ bản này không gì hiệu quả hơn là
sự hoạt động tích cực của Công tác Đội- Sao và phong trào thiếu nhi.
Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, dần dần
trở thành một tổ chức được toàn thể thiếu nhi Việt Nam yêu mến. Để có được
kết quả đó ngoài sự quan tâm của Đảng, của nhà nước thì điều quan trọng hơn
1


cả chính là sự đổi mới về nội dung và hình thức một cách đa dạng, phong phú,
và sáng tạo. Đổi mới về hình thức sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng
và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đổi mới về nội dung để đào tạo, định hướng
cho các em phát triển toàn diện, trở thành cháu ngoan Bác Hồ, và xa hơn là
trở thành những Đoàn viên ưu tú, những công dân tốt cho Tổ quốc.
Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn đó những khó khăn, những


tồn tại trong công tác Đội và Phong trào thiếu nhi ở huyện Đoàn. Qua đợt
kiến tập kéo dài 3 tuần, tôi đã quyết định đi sâu vào tìm hiểu thực trạng để từ
đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và khó khăn trên.
Là một sinh viên, bản thân tôi càng muốn tự nhận thức được tầm quan
trọng của công tác Đội trong cơ quan Đoàn thể cấp huyện, muốn trau dồi thật
nhiều kinh nghiệm và tìm ra thêm nhiều biện pháp hay trong các hoạt động
của phong trào Đội và Phong trào thiếu nhi nhằm giúp cho công tác sau này
được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề
tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng công tác Đội - Sao và
phong trào thiếu nhi ở Huyện Đoàn Sóc Sơn”để nghiên cứu.
1.2.

Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các kế hoạch, phong trào, hoạt
động của Huyện đoàn sóc sơn trong chương trình công tác Đội và Phong trào

1.3.

thiếu nhi.
Mục đích của đề tài
2


Nghiên cứu đề tài này tôi muốn tìm hiểu thực tế các phong trào thiếu
nhi, chương trình công tác Đội ở huyện đoàn Sóc Sơn để từ đó rút ra cho bản
thân những kinh nghiệm thực tiễn có giá trị phục vụ cho học tập và công tác,
và đề xuất các biện pháp phát huy hiệu quả trong chương trình công tác Đội
1.4.

và phong trào thiếu nhi ở Huyện Đoàn.

Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tham khảo tài liệu: Để có được những cơ sở lí luận chính
xác cần tiếp cận với những tài liệu có liên quan và cũng chính nhờ đó mà tìm
thêm được nhiều biện pháp hay áp dụng vào thực tiễn.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những thông tin thu thập được từ
thực tiễn, bằng phương pháp phân tích tổng hợp sẽ đưa ra được những kết
luận khoa học và từ đó tìm ra thêm các biện pháp tốt nhằm nâng cao chất
lượng công tác Đội và Phong trào thiếu nhi trong Huyện đoàn Sóc Sơn.
Phương pháp quan sát sư phạm: Đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng
mang lại hiệu quả cao. Sự khách quan của phương pháp này sẽ giúp có được
những thu nhận thực tế, chân thật, liên tục trong quá trình nghiên cứu.Nó giúp
nhận ra hứng thú của các em học sinh trong các hoạt động, đồng thời thấy
được biểu hiện của các em để từ đó tìm ra những hình thức tổ chức phù hợp
với các em nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội và Phong trào thiếu nhi.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Là phương pháp được sử dụng để
tham khảo ý kiến của các cán bộ trong Huyện đoàn chịu trách nhiệm về mảng
3


này nhằm tìm ra các biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các
hoạt động Đội và Phong trào thiếu nhi.
1.5.

Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Huyện Đoàn Sóc Sơn.
Chương 2: Thực trạng công tác đội và phong trào thiếu nhi ở Huyện
Đoàn Sóc Sơn.
Chương 3: Đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao công tác Đội và
phong trào Thiếu nhi ở Huyện Đoàn Sóc Sơn.


4


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về huyện đoàn sóc sơn
1.1. Vị trí địa lý, cơ cấu tổ chức.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Sóc Sơn là huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có
diện tích tự nhiên 306,5 km2, rộng thứ 2 của Hà Nội. Địa hình đa dạng bao
gồm đồng bằng ven sông, đồi gò thấp và núi cao. Huyện Sóc Sơn giáp các
huyện: Phổ Yên - Thái Nguyên, Yên Phong - Bắc Ninh; Hiệp Hòa- Bắc
Giang; Thị xã Phúc Yên- Vĩnh Phúc; Mê Linh, Đông Anh - Hà Nội .
Huyện Đoàn Sóc Sơn nằm tại ngã tư Huyện Sóc Sơn, cách trung tâm
thành phố Hà Nội khoảng 40km.
Huyện chia thành 26 đơn vị bao gồm thị trấn Sóc sơn và 25 xã, 199 thôn
làng. Trên toàn huyện có 77 đơn vị cơ quan xí nghiệp, trường học, đơn vị vũ
trang của trung ương.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Cơ quan Huyện Đoàn Sóc Sơn bao gồm 10 cán bộ: trong đó có 1 bí thư, 2
Phó bí thư, 4 cán bộ đoàn và 3 cộng tác viên. Cụ thể như sau:
+ Bí Thư Huyện Đoàn Sóc Sơn : Đồng chí Đoàn Hiệp
+ Phó bí thư thường trưc : Đồng chí Nguyễn Thị Trà Liên .
+ Phó bí thư : Đồng chí Nguyễn Mạnh Dương.
+ Đ/c. Nguyễn Như Quyết (cán bộ).
+ Đ/c. Nguyễn Văn Tuấn (cán bộ).
+ Đ/c. Nguyễn Thị Thảo (cán bộ).
+ Đ/c. Trần Thị Thu Hằng (cán bộ).
+ Đ/c. Nguyễn Thị Trang (cộng tác viên).
5



+ Đ/c. Nguyễn Thị Thà (cộng tác viên).
+ Đ/c. Nguyễn Thị Thùy Vân (cộng tác viên).
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Huyện Đoàn Sóc Sơn.
1.2.1. Chức năng.
Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường Vụ Huyện Đoàn về công tác
Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi của Huyện.
1.2.2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn
về các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi của huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đoàn,
các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ huyện Đoàn của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội từ tỉnh, huyện tới cơ
sở.
- Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi; chuẩn bị các báo cáo về công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo,
điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn.
- Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn để
kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủ
trương, chế độ chính sách đối với thanh thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
6


Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn phối hợp với các cơ quan
hữu quan tổ chức thực hiện các chủ trương công tác, chế độ, tài chính, chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với thanh, thiếu nhi và công tác thanh, thiếu nhi
của huyện.

- Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động
của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn: quản lý tổ chức, biên chế
ngân sách, tài sản và công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định
chung của các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan và của Tỉnh Đoàn, Trung
ương Đoàn.
1.3. Chức năng và vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1.3.1. Chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
a) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, là đội quân xung kích
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú cho
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội.
b) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; là môi
trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân
cách toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ
nghĩa, tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành.
c) Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính
đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt
7


chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt
Nam.
1.3.2. Vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống
chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.
+ Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là
đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của Đảng.
+ Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức
xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.
+ Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên,
Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt
động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các
thành viên khác của Hội.
+ Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là
người phụ trách xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
8


làm công tác thiếu nhi; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt
động của Đội.
Chương 2: Thực trạng công tác đội và phong trào thiếu nhi ở Huyện
Đoàn Sóc Sơn.
2.1.

Một số hiểu biết về công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu

nhi.
2.1.1. Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Đội Thiếu Niên tiền Phong Hồ Chí Minh (Đội TNTP HCM) là tổ chức của
thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ chí Minh sáng
lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội TNTP HCM là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và
ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.
Đội TNTP HCM được tổ chức và hoạt động trong nhà trường và ở địa bàn
dân cư.

Đội TNTP HCM lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu
phấn đấu rèn luyện cho Đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động,
vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Công ước của Liên Hợp Quốc về
Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

9


Đội TNTP HCM đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở
khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các
dân tộc.
Đội TNTP HCM thành lập ngày 15-5-1941.
2.1.2. Nhiệm vụ của Đội TNTP
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu
niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện của đội viên.
Mục tiêu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được cụ thể hóa
bằng nhiệm vụ của Đội Thiếu nên Tiền phong Hồ chí Minh và đội viên.
+ Nhiệm vụ thứ nhất là các tập thể Đội và đội viên đều phải phấn đấu,
rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng để trở thành
con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên Thanh niên Cộng sản.
Nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng việc mỗi đội viên phải nghiêm chỉnh
thực hiện Điều lệ và nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,
Chương trình rèn luyện đội viên.
+ Nhiệm vụ thứ 2 là các Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phải có
trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt
động, vui chơi… đây là nhiệm vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đọi Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đáp ứng các yêu cầu của đội viên trong quá
trình phấn đấu, học tập của mình.
10



+ Nhiệm vụ thứ 3 là các tập thể Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
và đội viên phải thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu
trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em. Khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong Công
ước và Luật nghĩa là các em đã từng bước trưởng thành trong quá trình phấn
đấu của mình.
Những điều này có nghĩa là:
+ Tập hợp thiếu, nhi đồng, tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển mọi khả
năng, sáng kiến trong các hoạt động xã hội, học tập và vui chơi bổ ích.
+ Xây dựng Đội vững mạnh, giúp cho đội viên trở thành Đoàn viên Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Giúp nhi đổng trở thành đội viên Thiếu niên
Tiền phong Hồ chí Minh.
+ Đoàn kết hữu nghị, tích cực tham gia các phong trào thiếu nhi Quốc tế.
2.1.3. Mục tiêu của công tác đội.
- Giúp học sinh phát triển toàn diện
- Tạo điều kiện để học sinh hiểu được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, công
dân tốt…

11


- Hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản để học tập và lao động
sau này.
2.1.4. Nội dung công tác của Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức
- Giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật
- Giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
- Giáo dục về sức khỏe, vệ sinh

- Giáo dục thẩm mĩ
- Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị Quốc tế
2.1.5. Công tác kiểm tra của Đội
Trong mọi hình thức hoạt động thì nhiệm vụ kiểm tra đánh giá là vô
cùng quan trọng, nó góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác.
Vì vậy nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội- Sao và phong trào thiếu nhi,
cần thực hiện tốt có hiệu quả công tác kiểm tra của Đội.
Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh có một chương và hai điều quy định về
công tác kiểm tra của Đội để góp phần đưa các hoạt động Đội đi vào nề nếp,
đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
Nhiệm vụ công tác kiểm tra của Đội TNTP Hồ Chí Minh:

12


+ Kiểm tra toàn diện các mặt công tác của Đội, việc thi hành Điều lệ
Đội TNTP Hồ Chí Minh, nghị quyết, chương trình công tác của Đội…
+ Kiểm tra tổ chức Đội, cán bộ Đội và đội viên khi có dấu hiệu vi phạm
Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Kiểm tra việc thi hành kỉ luật của cơ sở Đội và đội viên.
+ Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thi hành kỉ luật đối với
đội viên, cán bộ Đội và tổ chức Đội.
+ Kiểm tra việc quản lí, sử dụng tài chính của Đội.
Công tác kiểm tra của Đội cần được tiến hành thường xuyên, nghiêm
túc nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh để hiệu quả trong công tác không
ngừng được nâng cao, một tổ chức mạnh là một tổ chức trong sạch và có kỉ
luật tốt.
2.2. Thực trạng công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
2.2.1. Công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Huyện Đoàn sóc sơntrong thời
gian gần đây.

- Triệu tập 9 Liên đội tham gia lớp tập huấn Giáo viên chủ nhiệm - phụ trách
chi khối THCS.
- Triệu tập Giáo viên - Tổng phụ trách Đội của 3 liên đội tham gia lớp bồi
dưỡng nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho Giáo viên - tổng phụ trách Đội.
- Triển khai tới tất cả 42 Liên đội “Cuộc thi 70 năm ngày Quân đội nhân dân
Việt Nam”. Hội thu được 13.810 bài khối Đội

13


- Triệu tập 9 liên đội tham gia lớp đào tạo Giáo viên - Tổng phụ trách khóa 19
học kỳ I.
- Tặng sách tại Liên đội Tiểu học Bắc Sơn B. Trong đó Tặng 1000 cuốn SGK,
450 cuốn truyện, 900 quyển vở.
- Chỉ đạo đạo các Liên đội tổ chức “Diễn đàn trẻ em”
- Tổ chức cho 47 liên đội giao ban khối trường và gặp mặt truyền thống nhân
ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Chỉ đạo 60 Liên đội tổ chức kỉ niệm 32 năm ngày nhà giáo Việt Nam.
- Chỉ đạo 60 Liên đội tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975 - 30/4/2015); ngày Giỗ tổ Hùng
Vương (10/3). Với các hình thức tổ chức như: Tuyên truyền, phát thanh măng
non, văn nghệ, thi tìm hiểu, nói chuyện chuyên đề, gặp mặt các nhân chứng
lịch sử…
- Triển khai cho 60 liên đội về cuộc thi Sưu tầm tem năm 2015 với chủ đề:
“Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ”.Sưu tầm và hội thu về Thành phố đảm bảo
thời gian.
- Các hoạt động chào mừng kỷ niệm 84 Ngày thành lập Đội TNTP HCM của
60 liên đội với hình thức như: Mittinh kỷ niệm, văn hóa - văn nghệ, thể dục
thể thao, thi tìm hiểu, phát thanh măng non…
- Tổ chức cuộc thi Tin học trẻ cấp Huyện thu hút được 101 em tham gia; chọn

cử 09 em tham dự Hội thi Tin học trẻ cấp Thành phố.
- Tổ chức tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn: 10 suất quà trị giá 5
triệu đồng.
- Triển khai các công trình “Vì đàn em thân yêu”.Đầu tư sửa chữa các công
trình măng non, khu vui chơi, cây xanh…

14


- Hội thu kế hoạch nhỏ đợt II của 14 liên đội, năm học 2014 - 2015. Trích nộp
được 3 triệu đồng.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng của 9 liên đội về công tác Đội tại trường Lê
Duẩn. Tỷ lệ tham gia lớp đạt 97%.
- Tổ chức kiểm tra công tác Đội và phong trào TTN năm học 2014 – 2015
- Hướng dẫn các Liên đội bàn giao đội viên, thiếu niên về sinh hoạt hè tại địa
phương.
- Tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” năm 2015. Kể chuyện về
Bác; chọn cử 01 Liên đội tham dự Hội thi cấp Thành phố và đạt giải Ba.
Tổ chức Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng Long” cấp
huyện năm 2015 thu hút 61 liên đội tham gia. Trong đó:
- Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe tiến bước lên Đoàn”.
- Hội thi “Thiếu nhi Sóc Sơn với lịch sử quê hương”.
- Tuyên dương 200 cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
- Chọn cử 12 đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân
Thăng Long” Thành phố năm 2015.
2.2.2. Một số hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi của Huyện đoàn Sóc Sơn
trong tháng 6 – năm 2015 vừa qua.
- Tổ chức lớp tập huấn hè thanh thiếu nhi năm 2015 với hơn 200 bạn
thanh thiếu nhi tham gia.


15


Tại đây, các bạn đã cùng Phó bí thư. Nguyễn Thị Trà Liên trao đổi các vấn
đề về nghi thức đội như: những điều cần nắm được của Đội viên, các nghi
thức: quay phải quay trái, hát quốc ca, đội ca….
Ngoài ra các bạn còn được các anh chị tổng phụ trách hè hướng dẫn các
bài múa:
- “ Sơn ca trên đảo Trường Sa” – Nhạc và lời: Nguyễn Đăng Tài.
- “ Hà Nội mùa hè nắng” – Nhạc và lời: Trần Văn Ninh.
- “ Chuyện con cào cào, con cồ cộ” – Nhạc: Linh Dũng, phỏng theo lời Đồng
Dao.
- “ ước mơ mùa khai trường” – Nhạc và lời: Phạm Chính.
Bên cạnh đó các bạn đã cùng giao lưu với các anh chị trong Huyện đoàn
thông qua các trò chơi vui nhộn, bổ ích, đề cao tính đồng đội như: tiếp sức
truyền bi, di chuyển bóng bay đồng đội, nhảy dây quăng xề.
- Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng công tác Đội và phong trào thiếu
nhi năm học 2014 - 2015.
- Chọn cử 08 bạn cán bộ Đội tham gia lớp tập huấn Ban chỉ huy Liên đội
khối THCS đạt kết quả tốt.
- Tổ chức các buổi xem xiếc miễn phí và tặng quà nhân dịp 01/6 cho 10
liên đội được tổ chức trực tiếp tại các trường.
2.3.

Thuận lợi.
- Huyện đoàn sóc sơn là một đơn vị mạnh trong các hoạt động Đội- Sao Phong trào thiếu nhi vì vậy có nhiều kinh nghiệm cũng như sáng tạo trong
16


việc đề ra các kế hoạch về công tác Đội và phong trong trào thiếu nhi cho các

liên đội trong toàn huyện Sóc Sơn.
- Các cán bộ đều có tuổi đời rất trẻ, năng động, nhiệt tình nên tính linh
hoạt và khoa học trong nhiều hoạt động được nâng cao rõ rệt.
- Các thành viên trong Huyện đoàn đều hết lòng vì công việc, có năng lực
giỏi.
- Đội viên chăm ngoan, nhiều tập thể đang nỗ lực để đạt nhiều thành tích
cao trong hoạt động phong trào Đội.
2.4.

Khó khăn.
- Do còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết khác nên ngoài thực hiện các kế
hoạch của Thành Đoàn đề ra thì các kế hoạch sáng tạo về công tác Đội và
Phong trào thiếu nhi còn ít.
- Các em học sinh đa phần phải học 2 buổi nên cũng khó tham gia vào
các hoạt động Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi do Huyện Đoàn tổ chức.
- Vì lứa tuổi nhỏ hiếu động, nghịch ngợm nên tổ chức các hoạt động tập
trung còn khó khăn trong việc quản lý, hướng dẫn.
- Các cán bộ đội còn trẻ, tuy năng lực khá cao nhưng kinh nghiệm chưa
hoàn thiện dẫn đến việc vấp phải những cản trở và khó khăn nhất định.

17


Chương 3: Đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao công tác Đội và
phong trào Thiếu nhi ở Huyện Đoàn Sóc Sơn.
3.1.

Đánh giá

3.2. Giải pháp

3.2.1. Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy:
- Rà soát, đánh giá năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ công tác của đội ngũ cán
bộ nòng cốt của Hội đồng Đội Huyện cũng như các cấp dưới, đặc biệt là đồng
chí Giáo viên Tổng phụ trách tham gia Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên để có kế
hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, nhất là nghiệp vụ công tác Đội
và phong trào thiếu nhi.

- Cơ cấu giáo viên - Tổng phụ trách Đội trong các trường Tiểu học và
Trung học cơ sở trên địa bàn tham gia làm Phó Chủ tịch Hội đồng Đội cấp xã,
phát huy thế mạnh kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp công tác Đội trong việc
tập hợp, thu hút thiếu nhi tham gia hoạt động.
- Tăng cường công tác chọn lựa, cơ cấu các ủy viên là đại diện của các tổ
chức chính trị - xã hội ở địa phương như: Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu
giáo chức, Hội Cựu Chiến binh, Hội cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, cá
nhân có năng lực, nhiệt tình yêu trẻ, có khả năng tập hợp, thu hút thiếu nhi

18


tham gia vào các hoạt động do Đội tổ chức, có khả năng vận động nguồn lực
tổ chức hoạt động dành cho thiếu nhi tại địa bàn dân cư.
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, phương
pháp công tác Đội dành riêng cho cán bộ phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân
cư, quan tâm bồi dưỡng các kỹ năng như kỹ năng điều hành, kỹ năng tổ chức
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, kỹ năng tổ chức hoạt động
Câu lạc bộ tổ, đội nhóm, kỹ năng làm việc với trẻ em…
3.1.1. Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng hoạt động:
- Đổi mới và nâng cao chất lượng các nội dung hoạt động do Hội đồng
Đội tổ chức, đáp ứngnhu cầu, nguyện vọng của thiếu nhi trên địa bàn dân cư,
giúp thiếu nhi có môi trường học tập, rèn luyện, phát triển toàn diện, tạo môi

trường giáo dục ngoài nhà trường với nhiều hoạt động phong phú, sinh động
và bổ ích. Tổ chức các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, các hoạt động
gắn với xây dựng cảnh quan, nếp sống của địa phương.
- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động do hội đồng Đội tổ chức thông qua
các hoạt động văn hóa nghệ thuật; tổ chức các buổi gặp gỡ nhân chứng lịch
sử, các hoạt động hướng về cội nguồn, như:Thăm quan, dã ngoại, cắm trại,
hành quân đến các địa chỉ đỏ… tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thiếu nhi
giúp các em thêm hiểu, thêm yêu truyền thống lịch sử vẻ vang của quê hương,
đất nước.
19


- Thành lập các câu lạc bộ theo sở thích, các Liên đội tự quản, các Đội
tuyên truyền măng nontrên địa bàn dân cư…Tổ chức Liên hoan trò chơi dân
gian, các sân chơi thể thao, hội thi, hội trại, trò chơi lớn, tạo không gian học
tập, vui chơi ngoài trời cho thiếu nhi. Tổ chức các buổi giao lưu, đối thoại, tạo
điều kiện, khích lệ sự tham gia chủ động của thiếu nhi.
- Quan tâm, phối hợp cùng với gia đình, nhà trường để giáo dục, giúp đỡ
các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiếu nhi có biểu hiện chậm
tiến. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những việc làm hay và sáng tạo,
những điển hình tiên tiến để định hướng cho thiếu nhi phấn khởi, hăng hái
tham gia các hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi ở địa bàn dân cư.
- Tăng cường tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện về cơ sở,
vật chất cho hoạt động của Hội đồng Đội, công tác Đội và phong trào thiếu
nhi ở địa bàn dân cư. Tham mưu xây dựng và phát huy các điểm vui chơi cấp
xã, phường trong tổ chức sinh hoạt, vui chơi, thu hút đông đảo thiếu nhi tham
gia.
3.1.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hệ thống
Hội đồng Đội:
- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động của hệ thống

Hội đồng Đội và đẩy mạnh công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở địa bàn

20


dân cư, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, được triển khai thường xuyên, liên
tục của Hội đồng Đội các cấp.
- Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các mô hình hoạt động của
Hội đồngĐội và các hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư, tiến hành tổng kết
và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo thiếu nhi
tham gia.
- Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo giữa Hội đồng Đội huyện với Hội đồng
Đội xã, tạo mối liên hệ công tác chặt chẽ giữa Hội đồng Đội cấp xã với Liên
đội trong các trường trên địa bàn.
- Tuyên truyền các mô hình hay, cách làm tốt, các điển hình hoạt động của
Hội đồng Đội và công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở địa bàn dân cư trên
các kênh thông tin, các tờ tin, website của Đoàn. Thực hiện tốt công tác thi
đua, khen thưởng với các đơn vị có cách làm tốt, mô hình sáng tạo.
- Tăng cường công tác kiểm tra qua đó giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, từng
bước củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của hệ
thống hội đồng Đội các cấp.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.

21


Tuy mới thành lập, nhưng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi đang
ngày càng phát triển, các khó khăn và tồn tại dần dần được giải quyết một

cách triệt để. Để đạt được những kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực không
ngừng của các cán bộ và các em học sinh. Điều này đã được thể hiện rõ trong
suốt qúa trình thực hiện mọi điều lệ, kế hoạch, phong trào do Hội đồng Đội
phát động. Sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự năng động, nhiệt huyết
của cán bộ tổng phụ trách Đội, sự tham gia tích cực nhiệt tình của tất cả các
em học sinh là những yếu tố góp nên thắng lợi trong mọi phong trào. Qua đó
cho thấy một bài học kinh nghiệm quý giá rằng:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
2. Kiến nghị
Qua tìm hiểu thực trạng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở
Huyện Đoàn Sóc Sơn, tôi nhận thấy rằng đây là một đơn vị mạnh về công tác
này, được kiến tập ở đây, bản thân tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm và
cũng là cơ hội để tôi thể hiện năng lực tổ chức hoạt động của mình. Qua bài
tập này, tôi muốn được đề xuất một vài kiến nghị như sau:
• Đối với Huyện đoàn Sóc Sơn:

22


- Quan tâm hơn nữa và thực hiện sát sao các kế hoạch, hướng dẫn ở cấp
trên đưa ra, phổ biến sâu rộng đến Hội Đồng Đội các xã cũng như tới các
trường trong địa bàn Huyện.
- Tăng cường thêm nữa các buổi ngoại khóa, tham quan các di tích lịch
sử, viện bảo tàng…để học sinh có cơ hội giao lưu học hỏi với bạn bè, tăng
khả năng giao tiếp cộng đồng.
- Trên thực tế, luôn đề ra các kế hoạch, hướng dẫn và các chương trình về
tổ chức những hoạt động thiết thực với phong trào Đội nhưng để chất lượng
các phong trào được nâng cao hơn thì cần sáng tạo nhiều hơn trong khâu tổ
chức, tăng tính lãng mạn và bay bổng sẽ giúp các em có hứng thú, tích cực

tham gia, hoạt động một cách nhiệt tình mang lại hiệu quả cao hơn.
-

Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng các tổng phụ trách, chỉ huy Đội
để các em có hiểu biết cũng như kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nhằm
phát huy năng lực tự quản của các em.

• Đối với trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội.
-

Tạo cơ hội tiếp xúc thực tế cho sinh viên qua 2 đợt thực tập là một phương
pháp đào tạo thực sự hiệu quả của nhà trường, tuy nhiên nếu được thì nhà
trường nên tăng thêm thời gian thâm nhập thực tế để sinh viên không những
tìm hiểu mà còn có thể thực hành áp dụng phần học lí thuyết ở các giảng
đường.
23


Đi từ lí thuyết đến thực hành là cả một quá trình không đơn giản, biết
được điều đó nên bản thân tôi đã tự nỗ lực cũng như tích cực tìm tòi thêm
những bài học thực tiễn, tuy nhiên để có được một năng lực chuyên môn phục
vụ cho nghề nghiệp sau này thì vẫn còn phải học hỏi nhiều hơn nữa. Rất
mong nhận được sự quan tâm xem xét góp ý của quý thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn, Báo cáo đợt 5
năm học 2014 – 2015.
2. Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn, Báo cáo tháng 6
năm 2015.
3. Huyendoansocson.vn.

4. Doanthanhnien.vn.
5. Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn (2014), Báo cáo
đợt thi đua đợt II.

24


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TÁC
ĐỘI VÀ PHONG TRÀO THIẾU NHI CỦA HUYỆN ĐOÀN SÓC
SƠN THÁNG 6 – NĂM 2015.

25


×