Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

ÔN tập môn cơ sở lý LUẬN báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.55 KB, 55 trang )

PHẦN 1: NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
I/ Các chức năng của Báo chí
1. Chức năng tư tưởng
-Vì sao báo chí phải thực hiện chức năng tư tưởng?
_Mục đích:Nhằm tác động vào ý thức hình thành 1 hệ tư tưởng thống trị với
những định hướng nhất định.
_Nhiệm vụ:liên kết những thành viên riêng lẽ của xã hội thành 1 khối thống
nhất trên cơ sở 1 lập trường chính trị chung, thái độ trách nhiệm tich cực nhằm xây
dựng và bảo vệ đất nước.
_Chức năng có tính mục đích đầu tiên trong hoạt động tư tưởng của bc là
nâng cao tính tự giác của quần chúng. Để thực hiện mục tiêu này bc phải góp phần
nâng cao nhận thức của họ.Chính nhận thức là tiền đề quy điịnh mức độ tự giác
của nhân dân.
Điều đó đòi hỏi bc phải thông tin 1 cách đầy đủ sinh động các sự kiện hiện
tượng,phân tích các mối quan hệ bên trong và giữa chúng với nhau ,chỉ ra các biểu
hiện cụ thể của những mối quan hệ đó.
-Biểu hiện của chức năng tư tưởng
-Yêu cầu đối với phóng viên khi thực hiện chức năng này?
- Hoạt động tư tưởng là hoạt động tác động vào thế giới tinh thần của con người hình
thành hệ ý thức xã hội cho phù hợp với những mục tiêu đã xác định.
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn coi trọng công tác tư tưởng, coi
công tác tư tưởng là một trong số những công tác quan trọng nhất, song song với công
tác tổ chức và công tác kiểm tra.
Nội dung công tác tư tưởng của Đảng ta:
- Truyền bá hệ tư tưởng.
- Truyền bá Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng.
Mục đích của công tác tư tưởng:
- Để quần chúng nhân dân biến hệ tư tưởng của Đảng thành hệ tư tưởng của quần
chúng nhân dân.
- Để giác ngộ, nâng cao tính tự giác cho quần chúng nhân dân.
- Để bồi dưỡng niềm tin, tình cảm cách mạng, cổ vũ hành động.


Các loại hình của công tác tư tưởng:
- Hoạt động lý luận (Quán triệt và phổ biến hệ tư tưởng; Tổng kết thực tiễn để hình
thành đường lối chiến lược , chủ trương, chính sách).
1
- Hoạt động tuyên truyền.
- Hoạt động cổ động.
(Khi đã có đường lối chiến lược, Chủ trương, chính sách thì tuyên truyền và cổ
động cho chúng).
Các công cụ tư tưởng:
- Hệ thống các trường lớp chính trị.
- Sinh hoạt tư tưởng theo các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, tổ chức
- Đội ngũ báo cáo viên.
- Bảo tàng, Triển lãm, Pa nô, Áp phích, Các đội tuyên truyền
- Văn học nghệ thuật.
- Báo chí (bao gồm các loại hình) là công cụ đặc biệt quan trọng.
Trong số các công cụ tư tưởng của Đảng thì báo chí đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Chính vai trò, tác dụng của báo chí trong việc giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đối
với quần chúng nhân dân đã tạo thành nhóm chức năng tư tưởng của báo chí. Báo chí là
công cụ tư tưởng quan trọng bởi lẽ báo chí hàng ngày hàng giờ thông qua hoạt động
chuyển tải thông tin truyền bá hệ tư tưởng của Đảng vào quần chúng nhân dân, hướng
tính tích cực xã hội của quần chúng nhân dân vào việc thực hiện những mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước đặt ra.
Nhóm chức năng tư tưởng của báo chí bao gồm các thành tố:
1. Chức năng mục tiêu:
- Lý luận báo chí cách mạng đã chỉ rõ ý nghĩa to lớn của báo chí trong việc hình
thành đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân. Vai trò của báo chí cũng tăng nhanh
đồng hành với sự phất triển của xã hội cùng với việc mở rộng quy mô của các hoạt động
xã hội và thu hút quần chúng nhân dân tham gia vào các phong trào, các hoạt động xã
hội.
- Báo chí làm nhiệm vụ khách quan là chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng,

toàn diện và có định hướng. Cũng như mọi hoạt động khác của con người, hoạt động báo
chí bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu xác định. Mục tiêu của hoạt động báo chí
là nâng cao tính tự giác cho đối tượng công chúng. (Tự giác là làm việc gì tự mình hiểu
mà làm, không cần phải nhắc nhở, đốc thúc). Để nâng cao tính tự giác cho công chúng,
báo chí phải nâng cao nhận thức và tự nhận thức cho họ. Nhận thức và tự nhận thức
nằm trong mối quan hệ biện chứng. Nhận thức (là khả năng của con người phản ánh và
tái hiện hiện thực vào tư duy) - là toàn bộ những tri thức về thế giới xung quanh: những
2
quy luật, những hiện tượng, những khuynh hướng, những quá trình của đời sống xã hội.
Còn tự nhận thức là hiểu được vị trí của mình trong thế giới, trong các mối quan hệ xã
hội; hiểu được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống, hiểu được mục đích và yêu cầu, hiểu
được cách thức để đạt được mục đích và thỏa mãn những nhu cầu ấy Sự tự giác là kết
quả của nhận thức và tự nhận thức. Tự giác là động lực mạnh mẽ của hành vi, nó quy
định tính tích cực xã hội của con người.
- Để thực hiện tốt chức năng mục tiêu – báo chí phải:
+ Giúp cho công chúng nhận thức thế giới khách quan một cách toàn diện, sâu
sắc và đúng đắn.
+ Định hướng xã hội cho công chúng một cách toàn diện, đúng đắn và khoa học
2. Chức năng định hướng.
Để nâng cao tính tự giác cho đối tượng công chúng đòi hỏi báo chí phải định hướng
cho họ một cách toàn diện và đúng đắn.
Định hướng xã hội - là tác động, giáo dục, giúp đỡ cho công chúng hiểu và đánh
giá đúng các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội để từ đó họ xác định được mục
tiêu, khuynh hướng và đặc điểm hành vi của mình.
Sự định hướng như vậy thể hiện ở các mặt:
- Thứ nhất: Qua thông tin báo chí cung cấp giúp cho công chúng hiểu được cái gì
đang diễn ra. Sự định hướng bắt đầu từ hiểu biết tất cả các sự kiện hàng ngày diễn ra
trong thế giới xung quanh để tạo thành bức tranh toàn cảnh về thế giới khách quan của
con người mà con người sống trong nó. Đối với báo chí, mô hình thông tin, hệ thống các
khái niệm về cuộc sống là rất quan trọng.

- Thứ hai: Qua việc cung cấp thông tin báo chí giúp cho công chúng xác định rõ
được rằng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cần đạt tới cái gì, cả về trước mắt, cả về
lâu dài từ quan điểm chính thống.
- Thứ ba: Sự định hướng được thể hiện qua việc đánh giá các sự kiện, hiện tượng,
các quá trình, các khuynh hướng, các nhân vật (Đương nhiên là từ quan điểm chính
thống). Sự đánh giá đó sẽ có sức thuyết phục, tác động mạnh mẽ tới đối tượng khi nó
như là những kết luận được rút ra từ việc phân tích các sự kiện, hiện tượng, các quá
trình, các khuynh hướng, các nhân vật ấy của thực tiễn (từ quan điểm chính thống).
- Thứ tư: Sự định hướng còn thể hiện ở việc phổ biến những giá trị, những chuẩn
mực, những phương thức, phương pháp hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu đề
ra và đạt được những kết qủa cao nhất trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
3
Kết quả định hướng của báo chí đến mức nào phụ thuộc vào mức độ công khai các
vấn đề của đời sống xã hội; vào sự dễ hiểu, cập nhật của thông tin; vào khả năng phản
ánh và xem xét công khai, thẳng thắn các vấn đề của đời sống xã hội trên báo chí.
Định hướng của báo chí trong thực tế có thể toàn diện, sâu sắc và đúng đắn; có thể
toàn diện nhưng không sâu sắc và đúng đắn; và cũng có thể là rất yếu kém. Báo chí cách
mạng - với bản chất giai cấp và vai trò lịch sử của mình - phải định hướng một cách sâu
sắc, toàn diện và đúng đắn, hình thành ý thức khoa học và tiến bộ cho công chúng xã
hội, làm sao để công chúng báo chí nhận thức đúng về thế giới xung quanh, hiểu được vị
trí và vai trò của mình để lựa chọn thái độ và hành vi cho phù hợp. Định hướng xã hội
toàn diện, sâu sắc, đúng đắn và khách quan sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của công
chúng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xã
hội đã đề ra.
Báo chí thực hiện chức năng mục tiêu, hình thành tính tự giác thông qua định hướng
xã hội một cách toàn diện, sâu sắc, đúng đắn và khách quan - mang đặc điểm tổng hợp;
có nghĩa là báo chí phải tác động tới các mặt của thế giới tinh thần, tới toàn bộ các bộ
phận cấu thành của cấu trúc ý thức xã hội: Thế giới quan; Ý thức lịch sử, văn hóa và Dư
luận xã hội.
Thế giới quan: là quan niệm thành hệ thống về thế giới, về các hiện tượng tự nhiên

và xã hội. TGQ thể hiện cả ở 2 phương diện: bức tranh thực tiễn về thế giới và mối quan
hệ, quan điểm về thế giới. Hệ thống quan niệm này quy định lập trường, quan điểm,
niềm tin, lý tưởng của con người. TGQ là lăng kính mà thông qua đó con người nhận
thức và đánh giá thế giới xung quanh, thẩm định các giá trị vật chất và tinh thần, bày tỏ
thái độ trước các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội, xác định mục đích, phương
hướng và đặc điểm của hành vi. TGQ là hạt nhân của cấu trúc ý thức xã hội, được hình
thành là do cả một quá trình và nó bền vững, chậm thay đổi.
Ý thức lịch sử, văn hóa: là thành tố thứ 2 của cấu trúc ý thức xã hội, nó đóng vai trò
trung gian, truyền dẫn giữa TGQ và Dư luận xã hội (DLXH). Ý thức lịch sử, văn hóa là
quan niệm của con người về lịch sử, về hiện tại trong mối quan hệ với quá khứ và tương
lai. Để xem xét, thẩm định và đánh giá các sự kiện, hiện tượng của thực tiễn, con người
phải hiểu và biết được lịch sử hình thành và vận động của thực tiễn, các mối quan hệ của
thực tiễn với thời đại, với môi trường tự nhiên và xã hội Bởi lẽ hiện tại như là quá
trình vận động và phát triển của quá khứ, bị quy định bởi quá khứ và ảnh hưởng đến
tương lai.
Sự hình thành ý thức lịch sử, văn hóa do nhiều yếu tố: văn hóa truyền thống, kiến
thức được trang bị bởi hệ thống nhà trường từ thấp đến cao, văn học nghệ thuật, các
phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền, kinh nghiệm sống trong đó báo chí
có vai trò đặc biệt quan trọng do khả năng cung cấp thông tin nhanh, đa dạng và phong
4
phú: phổ biến những tri thức, những kinh nghiệm, những giá trị lịch sử, thẩm định và cổ
động cho những giá trị lịch sử, tạo môi trường cho sự hình thành ý thức lịch sử, văn hóa.
Dư luận xã hội: là thành tố động nhât, linh hoạt nhất của ý thức xã hội. DLXH là
phản ứng, thái độ của xã hội trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay một nhân vật
nào đó. Đối tượng của DLXH là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội.
Chủ thể của DLXH là các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các nhóm xã hội, các vùng
hay địa phương DLXH xem xét và đánh giá các sự kiện thường ngày của đời sống xã
hội xuất phát từ mối liên hệ đối với chúng. DLXH có thể tiến bộ, có thể lạc hậu, có thể
thúc đẩy, có thể kìm hãm sự tiếp thu cái mới, sự phát triển của xã hội.
Các thành tố của ý thức xã hội nằm trong mối liên hệ chặt chẽ, vận động một cách

linh hoạt dưới sự tác động của thực tiễn.
3. Chức năng giáo dục chính trị tư tưởng.
Chức năng giáo dục chính trị tư tưởng của báo chí được thể hiện ở sự giáo dục, bao
gồm giáo dục thường xuyên và giáo dục lại đối với công chúng báo chí.
Giáo dục - là hoạt động nhằm hình thành ý thức ở đối tượng. Khi nhận được những
thông tin (về quá khứ và hiện tại, về những quy luật vận động và phát triển của xã hội,
về những giá trị và chuẩn mực của cuộc sống ) tạo ra sự thay đổi về chất trong mỗi con
người. Nếu những thông tin tiếp nhận ấy là chân thực và khách quan thì quan điểm riêng
được hình thành sẽ là tích cực (và ngược lại). Để đạt được hiệu quả giáo dục, báo chí khi
truyền bá những thông tin về thực tiễn phải giúp cho công chúng hiểu biết được những
quy luật, những sự kiện, hiện tượng, những quá trình của đời sống xã hội, phải quan tâm
đến việc tạo ảnh hưởng tư tưởng mạnh mẽ tới họ, phải phối hợp và gắn với những giá trị,
những chuẩn mực, những tư tưởng hiện hành, có nghĩa là gắn với chức năng mục tiêu
của hoạt động thông tin, với toàn bộ các hình thức định hướng xã hội.
Nội dung quan trọng nhất của giáo dục là hình thành tư duy kinh tế, giáo dục ý thức
chính trị, ý thức lao động, ý thức đạo đức, ý thức luật pháp, tinh thần yêu nước và đấu
tranh chống lại những tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức xa lạ.
Hoạt động giáo dục trong báo chí góp phần tạo ra niềm tin của công chúng. Sự xuất
hiện của niềm tin đối với báo chí - đó là kết quả của việc tiếp thu thông tin cá nhân, hình
thành từ sự tin tưởng vào những phản ánh, phân tích và đánh giá, đề xuất, kiến nghị và
kết luận của báo chí. Niềm tin đối với báo chí khác với đức tin trong tôn giáo. Đức tin
trong tôn giáo là sự ngộ nhận thiếu bằng chứng còn niềm tin đối với báo chí được
hình thành từ báo chí và do báo chí - thông qua những bằng cớ xác thực của thực tiễn.
(Thông qua kỹ năng phản ánh, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quá trình,
các khuynh hướng hàng ngày của báo chí). Do vậy, để hình thành niềm tin của công
chúng, đòi hỏi báo chí phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phương pháp tái
5
tạo thực tiễn trong các tác phẩm báo chí, vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những
đặc điểm, những quy luật của hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức mà nhờ những
phương pháp này thực hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ giáo dục của báo chí.

- Tuyên truyền: là hoạt động truyền bá những tư tưởng nền tảng, quan điểm cơ bản
của hệ tư tưởng của chế độ. Nội dung tuyên truyền cơ bản:
+ Tuyên truyền hệ tư tưởng.
+ Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Tuyên truyền các quan niệm khái quát về thời đại.
+ Tuyên truyền hình thành lối sống mới.
- Cổ động: là hoạt động của báo chí để phổ biến những thông tin thời sự, tác động
tích cực và có định hướng vào lập trường, thái độ, tình cảm của công chúng. Bằng
những thông tin phản ánh các sự kiện, hiện tượng hàng ngày về thực tiễn, cổ động được
thể hiện trong những đánh giá rõ ràng nhằm hình thành nên mối quan hệ của công chúng
với các sự kiện, hiện tượng ấy cho phù hợp với ý nghĩa của nó, định hướng hoạt động
cho công chúng.
- Tổ chức: Kết quả hoạt động tuyên truyền và cổ động của báo chí được phản ánh
trong việc hình thành ý thức và tự ý thức ở công chúng, trong việc giáo dục ý thức, trong
việc định hướng toàn diện, sâu sắc và đúng đắn (khoa học). Đó là bước đi đầu tiên, quan
trọng của công tác tổ chức. Nó tạo điều kiện quan trọng và cần thiết cho tính tích cực
trong các hoạt động xã hội của công chúng để chuyển sang bước thứ hai: tập hợp và
hướng dẫn hoạt động của công chúng nhàm thực hiện những mục tiêu chung của xã hội
trong từng giai đoạn xã hội cụ thể.
Tuyên truyền, cổ động và tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đan xen trong
nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau khó có thể phân định rạch ròi.
2. Chức năng quản lý và giám sát xã hội
-Vì sao báo chí phải thực hiện chức năng quản lý và giám sát xã hội?
-Yêu cầu đối với phóng viên khi thực hiện chức năng này?
a). Quản lý - là sự tác động có ý thức, có hệ thống của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý nhằm đảm bảo cho khách thể quản lý hoạt động có hiệu quả trong việc thực hiện
những mục tiêu đã đề ra.
b). Quản lý xã hội - khách thể quản lý là những tổ chức, những đơn vị, những cơ quan,
đoàn thể, những cá nhân thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, của cả xã hội
nói chung. Xã hội bản thân nó là một thực thể cực kỳ đa dạng và phức tạp về số lượng

và chất lượng của các bộ phận cấu thành, về vị trí của chúng trong hệ thống xã hội, về
chức năng xã hội của chúng, về tính chất của sự tác động lẫn nhau giữa chúng với nhau
6
và giữa chúng với thế giới xung quanh. Mỗi một khách thể đó lại thuộc về một lớp
những hệ thống hỗn hợp (chủ thể quản lý) lớn hơn (bao gồm cả yếu tố con người và sự
vật).
c). Bản chất của hoạt động quản lý - Chủ thể quản lý tác động tới khách thể quản lý
bằng thông tin dưới dạng các quyết định quản lý. Hoạt động quản lý do vậy luôn gắn với
quá trình thu thập, xử lý thông tin để soạn thảo các quyết định quản lý và khi đã có quyết
định quản lý thì phổ biến những quyết định quản lý ấy một cách nhanh chóng, đầy đủ
tới khách thể quản lý.
Hoạt động quản lý là hoạt động mang tính chu kỳ. Bất kỳ một chu kỳ quản lý nào
cũng bắt đầu từ việc thu thập, xử lý thông tin và kết thúc bằng việc thu nhận những
thông tin và cũng là điểm bắt đầu của chu kỳ quản lý mới. Việc khởi thảo chiến lược
quản lý (những mục tiêu và nhiệm vụ lâu dài), soạn thảo và lựa chọn các quyết định
quản lý, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý, điều chỉnh và kiểm tra, tổng kết và
đánh giá cũng xuất phát từ việc thu thập thông tin, xử lý những thông tin thu thập
được và kết thúc bằng việc phổ biến những thông tin mới.
Như vậy, quản lý xã hội không thể tách rời quá trình liên tục sản xuất và tái sản
xuất thông tin.
Hiệu quả của hoạt động quản lý do vậy bị quy định bới sự "nhiễu thông tin" và trình
độ, năng lực của chủ thể quản lý.
- Nhiễu thông tin - là những yếu tố bên ngoài tác động thường xuyên, liên tục (cả tác
động tích cực, cả tác động tiêu cực) vào quá trình quản lý. Sự tác động như vậy rất đa
dạng. Một số có tác động với cường độ yếu, tác động trong một thời gian ngắn. Số khác
tác động yếu nhưng lại thường xuyên hoặc lâu dài không làm rối loạn nghiêm trọng cơ
cấu và chức năng của cả hệ thống. Thông tin đầy đủ và kịp thời về những tác động
"nhiễu" như vậy tạo điều kiện cho chủ thể quản lý ổn định hệ thống trong trường hợp
"nhiễu" yếu và thời gian tác động ngắn, và thích ứng, thích nghi trong trường hợp tác
động "nhiễu" thường xuyên hay lâu dài. Có những tác động "nhiễu" phá hoại cơ cấu

quản lý và gây rối loạn các chức năng của cả hệ thống hay một số bộ phận cấu thành nào
đó của hệ thống quản lý. Để khắc phục - chủ thể quản lý phải khôi phục cơ cấu chức
năng nhằm ổn định hệ thống, duy trì hoạt động của hệ thống. Để làm được điều đó cần
phải thu thập thông tin đầy đủ và chính xác không những chỉ về bản thân các yếu tố gây
nhiễu, mà còn cả những thông tin về trạng thái bên trong của hệ thống, về tiềm năng và
khả năng khôi phục những chức năng và những bộ phận của cơ cấu bị rối loạn.
- Trình độ, năng lực của chủ thể quản lý - Hiệu quả của hoạt động quản lý phụ
thuộc vào khả năng của chủ thể quản lý trong việc thu thập thông tin (bao gồm cả thông
tin về thực trạng tình hình của đối tượng quản lý, cả thông tin về những yếu tố gây
nhiễu), xử lý thông tin (tiếp thu những tác động có lợi, loại bỏ các tác động có hại để
7
soạn thảo và đề ra các biện pháp phù hợp để tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.
Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào trình độ đảm bảo đầy đủ thông tin cho hệ
thống quản lý, vào kinh nghiệm xử lý các mối quan hệ tác động qua lại giữa hệ thống
quản lý với đối tượng quản lý, vào kinh nghiệm xử lý các tình huống, các vấn đề có liên
quan đến những tác động có hại đã được ghi lại và bảo quản nhờ hệ thống lưu giữ thông
tin ) và phổ biến thông tin (các hình thức và phương thức phổ biến các Quyết định
quản lý).
Như vậy, quản lý có mối liên hệ hữu cơ với thông tin và diễn biến của quá trình thông
tin. Sự tuần hoàn liên tục của thông tin giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống xã
hội, giữa hệ thống với môi trường xung quanh là một thuộc tính không thiếu được của
quản lý. Nhờ có thông tin mà hệ thống quản lý có khả năng thực hiện được sự tác động
qua lại hợp lý với môi trường xung quanh, phối hợp và quy định mối quan hệ giữa các
bộ phận của hệ thống, hướng sự vận động của các bộ phận này và cả hệ thống vào việc
thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Nhờ vậy, hệ thống quản lý có khả năng duy trì sự ổn
định, phát triển và hoàn thiện hệ thống.
Chức năng quản lý - giám sát của báo chí.
Báo chí thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng việc cung cấp và duy trì dòng thông
tin tuần hoàn trong cơ thể xã hội theo cả 2 chiều. Một mặt, với khả năng nhanh chóng,
kịp thời, chính xác và rộng khắp, báo chí (gồm tất cả các loại hình: báo in; phát thanh;

truyền hình; báo mạng điện tử) là những phương tiện có ưu thế tuyệt đối trong việc
chuyển đến khách thể quản lý những thông tin dưới dạng các quyết định quản lý. Mặt
khác, báo chí phản ánh thực trạng tình hình không chỉ của đối tượng quản lý một cách
đa dạng, phong phú, chính xác và kịp thời tới xã hội, tới chủ thể quản lý, giúp cho chủ
thể quản lý có thêm những nguồn thông tin để soạn thảo và tổ chức thực hiện các quyết
định quản lý.
Với đặc điểm của hoạt động thông tin, báo chí có tác động trực tiếp tới từng bộ phận
cấu thành của hệ thống xã hội, tời toàn xã hội. Nhưng sự tác động như vậy cũng có thể
diễn ra theo 2 hướng:
- Nếu báo chí phục vụ cho mục tiêu tiến bộ, thông tin báo chí chân thực và đúng đắn
thì báo chí sẽ tác động tới các quá trình xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
- Nếu báo chí phục vụ cho những mục tiêu vụ lợi thì báo chí sẽ làm rối loạn hệ thống
quản lý, sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Bởi lẽ thông tin tự thân nó không thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội
mà chỉ có thể thông qua những người chịu sự tác động của thông tin, và họ thể hiện sự
tác động đó trong hành vi của mình, trong kỹ thuật và công nghệ mới, trong những hình
thức quản lý mới đối với sản xuất, xã hội, tổ chức lao động
8
3. Các phương thức quản lý xã hội của báo chí.
Báo chí thực hiện chức năng quẩn lý, giám sát xã hội theo một số phương thức chủ
yếu sau:
a). Đăng tải, phổ biến các quyết định quản lý và hướng dẫn tổ chức thực hiện các
quyết định quản lý. Phương thức này trong thực tế báo chí được thể hiện dưới các hình
thức sau:
- Đăng tải nguyên văn các quyết định quản lý.
- Giải thích, phân tích, bình luận cả về ý nghĩa lý luận, thực tiễn về ý nghĩa, vai trò,
mục đích của các quyết định quản lý, giúp cho công chúng hiểu đúng và quán triệt
những quyết định quản lý để đưa chúng vào cuộc sống.
- Phổ biến thông tin dưới dạng các mô hình thực tiễn tổ chức thực hiện các quyết định
quản lý.

b). Phản ánh, phân tích tình hình thực tiễn. Phản ánh, phân tích hiện trạng tình hình
các mặt trong đời sống, sinh hoạt của các tầng lớp quần chúng nhân dân cùng với những
nhận xét và đánh giá cụ thể. Những đánh giá như vậy có thể về:
- Những điển hình tiên tiến - nơi có những yếu tố chất lượng và hiệu quả, có những
kinh nghiệm tốt đã được tích lũy cần được ủng hộ và nhân rộng, tuyên truyền và phổ
biến.
- Những tồn tại, yếu kém, những tiêu cực, lạc hậu cần mang ra mổ xẻ, phân tích,
tranh luận để khắc phục chúng trong thực tế.
- Có thể những đánh gía đó mang tính dự báo, khi đăng tải trên báo chí có thể hạn chế
được những tác động tiêu cực.
Những phản ánh, phân tích và đánh giá tình hình thực tiễn như vậy có thể do nhà báo
thực hiện, cũng có thể do các chuyên gia, các lực lượng công chúng xã hội với tư cách là
cộng tác viên cung cấp.
Báo chí cũng đăng tải đa dạng và linh hoạt các ý kiến của quần chúng nhân dân: thư
bạn đọc, đường dây nóng, đơn khiếu nại, tố cáo, những đề xuất, kiến nghị, ý kiến, giao
lưu và thông qua đó tái hiện bức tranh xác thực và toàn diện về tình hình thực tiễn,
giúp cho công chúng xã hội, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý kịp thời điều
chỉnh, bổ sung hoặc đề ra những biện pháp quản lý mới phù hợp.
c). Kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý, phát hiện các sai lầm, ách tắc trong
việc thực hiện các quyết định quản lý; phát hiện ra các thiếu sót ngay trong các quyết
định quản lý, giúp cho chủ thể quản lý và các cơ quan chức năng điều chỉnh những quyết
định và biện pháp quản lý cho phù hợp.
9
Đắu tranh phê bình, chống tiêu cực là một trong những nội dung hoạt động kiểm tra
giám sát rất hiệu quả, tất nhiên để làm công việc này đòi hỏi kỹ năng và lòng dũng cảm,
trách nhiệm nghề nghiệp của báo chí và các nhà báo.
Như vậy, hoạt động báo chí, về mặt bản chất, khi thực hiện nhóm chức năng tư tưởng
cũng chính là thực hiện chức năng quản lý xã hội ở những bình diện khác.
-Nhiệm vụ phản biện xã hội của báo chí? Báo chí thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội
như thế nào? Yêu cầu đối với phóng viên khi thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội?

. Phản biện xã hội của báo chí:
Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng
hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng, và vì
vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã
hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của
cộng đồng truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản
biện xã hội. Bằng cách này hay cách khác, hoạt động phản biện luôn chứa đựng khả
năng tạo ra một trường tương tác xã hội giữa 3 nhóm cộng đồng, đó là cộng đồng trí
thức (phát hiện và lý giải vấn đề), cộng đồng truyền thông (phổ biến, chuyển tải thông
tin) và cộng đồng xã hội (hưởng ứng thông tin và hình thành dư luận)(3).
Thông qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn
đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của mình.
Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng
tư¬ tư¬ởng, hướng dẫn dư¬ luận rõ ràng, các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt
chức năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng phản
biện của báo chí ngày càng được khẳng định và niềm tin của công chúng đối với cơ quan
truyền thông cũng được nâng lên.
Hệ thống báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay phát triển mạnh mẽ. Tính đến tháng
2-2013, Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; 67 đài phát thanh,
truyền hình (2 đài quốc gia, 1 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài cấp tỉnh); trong lĩnh vực
thông tin điện tử, có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin
điện tử tổng hợp. Cả nước có gần 17.000 nhà báo đã được cấp thẻ, trên 19.000 hội viên
hội nhà báo(4). Đây là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng mạng lưới thông tin khách
quan, dân chủ và rộng rãi trong toàn xã hội. Trong vai trò giám sát và phản biện của
mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn phải thể hiện chính kiến, quan điểm của
mình đối với các vấn đề của cuộc sống.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trước hết ở việc cung cấp
thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều, từ chủ thể quản lý đến khách thể quản
lý và ngược lại. Họat động quản lý có hiệu quả hay không, phụ thuộc nhiều vào tính
chất, số lượng và chất lượng thông tin hai chiều liên tục này.

10
Phản biện xã hội: Không thể thiếu trong báo chí hiện đại
– Phản biện xã hội là vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống báo chí. Đây thực sự trở
thành kênh thông tin hiệu quả giúp Nhà nước kiểm tra và giám sát các hoạt động xã hội.
“Báo chí đã thể hiện trách nhiệm trước nhiều vấn đề quan trọng của đất nước” (*)
Báo chí những năm qua luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động và góp phần
đổi mới các chính sách trên mọi lĩnh vực của Đảng và Nhà nước. Báo chí phản biện đưa
thông tin có tính chất vạch trần, phơi bày, chỉ ra những biểu hiện tiêu cực trong đời sống
xã hội.
Điều tra về những vụ tham nhũng lớn được đăng tải trên mặt báo cùng chế tài tương ứng
là bài học nghiêm khắc cho các đối tượng vi phạm. Những tệ nạn xã hội đang dần thâm
nhập, làm xói mòn, tha hoá nhân cách của con người được thông tin rộng rãi và mang
tính cảnh báo cao. Như vậy, báo chí đã đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phòng
chống tham nhũng và loại trừ tệ nạn xã hội.
Trong thời kì kinh tế bất ổn, báo chí là phương tiện truyền thông hữu hiệu giúp Nhà
nước nắm bắt được tình hình, từ đó đề ra những quyết sách mới, phù hợp với thực tế,
góp phần giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế lên thị trường Việt Nam. Báo chí
phản biện đã thực sự phát huy vai trò của mình khi trở thành chiếc cầu nối vững chắc
giữa Nhà nước và nhân dân. Thông qua báo chí, những kiến nghị, khúc mắc của người
dân về các chính sách, các quyết định của cơ quan ban hành nhanh chóng đến được tay
người có thẩm quyền, được kiểm tra, phản hồi và có sự giải thích thoã đáng.
Báo chí phản biện đã đáp ứng kịp thời thông tin về những vấn đề mà dư luận quan tâm,
bức xúc. Bằng cách thu thập ý kiến của người dân, báo chí đã có những bài viết sắc sảo,
những bài bình luận, phân tích thấu đáo giúp các cơ quan chức năng hoàn thiện hơn nữa
bộ máy và chính sách hoạt động của mình. Ngoài ra, báo chí còn là “khắc tinh” của
những đối tượng có âm mưu chống phá, xuyên tạc Nhà nước. Hàng năm, báo chí đã
cùng với cơ quan điều tra khám phá, làm rõ hàng chục vụ chống chính quyền, thông tin
về việc xử phạt hành chính và bắt giam các đối tượng liên quan. Góp phần xoa dịu sự
nhức nhối về thực trạng Diễn biến hoà bình.
Bằng những căn cứ khoa học và thực tiễn cuộc sống, báo chí phản biện đã tạo được sự

tương tác giữa Nhà nước và nhân dân. Các chủ trương của Đảng sẽ được kiểm tra nhằm
bác bỏ, phủ định hoặc bổ sung, làm rõ hơn ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau,
đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân. Phản biện xã hội là hoạt động công khai, khiến
cho báo chí trở thành công cụ giúp Nhà nước và nhân dân giám sát lẫn nhau, tạo cơ hội
để hai bên cùng hiểu và hoàn thiện mình, thúc đẩy sự phát triển toàn xã hội.
. Yêu cầu đối với PV: Báo chí hiện đại muốn tồn tại và phát triển cần xây dựng cho
mình một hệ thống phản biện vững chắc cùng với đội ngũ nhà báo được trang bị bài bản
11
về nhận thức và lí luận thực tiễn. Trong mọi trường hợp, nhà báo bằng sự nhạy cảm và
linh hoạt cần chủ động nắm bắt vấn đề, đưa thông tin trung thực, khách quan, tránh gây
tổn thất cho xã hội và quyền lợi của nhân dân.
Với vai trò là người đưa tin, nhà báo phải luôn tỉnh táo để nhìn nhận, quan sát cũng như
làm chủ được ngòi bút của mình. Phản biện phải mang tính dân chủ, không vì thù ghét,
đố kị mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Mỗi nhà báo phải ý thức được rằng, không có
phản biện xã hội đồng nghĩa với sự thụt lùi, lạc hậu. Bởi thế phải luôn phấn đấu, kiên
quyết đứng về phía công lí, luôn là “phát ngôn viên” đúng đắn của nhân dân.
Làm tốt nhiệm vụ phản biện là báo chí nói chung và các nhà báo nói riêng đã thể hiện
bản lĩnh của mình khi tham gia vào các hoạt động xã hội.
II/ Các nguyên tắc hoạt động của Báo chí
Báo chí là hoạt động giao tiếp xh hướng vào công chúng để đạt đc mục đích
tác động với đối tượng là phương thức tổ chức nhằm tác động theo các hướng xác
định nhằm thực hiện các mục tiêu chung.
Nguyên tắc được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau
như kinh tế chính trị
Nguyên tắc là những quy tắc chuẩn mực do 1 cá nhân hoặc 1 cộng đồng xh
quyết định và có thể thay đổi theo thời gian.
=>Quá trình sáng tạo các tác phẩm bc không phải là quá trình sao chép hiện
thực khách quan một cách máy móc mà là quá trình người làm báo phải sử dụng sự
hiểu biết và kinh nghiệm để phân tích bình luận phản ánh những hiện tượng đang
diễn ra…Mỗi công đoạn của quá trình sáng tạo tác phẩm bc đều có những quy tắc

chuẩn mực riêng.
a)Tính Đảng :Biểu hiện cao nhất tính khuynh hướng của bc
_Trong thực tế khi 1 cơ quan bc hay nhà báo luôn bộc lộ rõ nét khuynh
hướng.
_Bc cách mạng công khai thừa nhận tính khuynh hướng của mình tự giác
tham gia các cuộc đấu tranh giải phóng con người.
_Bc tự giác và kiên quyết đứng trên lập trường giai cấp công nhân chịu sự
lãnh đạo của Đảng và tuyên truyền thực hiện đường lối chính sách của đảng.
12
_Tính đảng đc xét trên nhiều phương diện:
+Xã hội:Đảng quyết định các mặt hoạt động của bc trong quá trình thực hiện
các chức năng nhiệm vụ của mình. Đường lối của Đảng là căn cư để nhà báo phát
huy trách nhiệm của mình trong việc thông tin và lý giải những vận động của cuộc
sống.
+Tổ chức: Bc là 1 ngành hđông chính trị tư tưởng trong hệ thống xh .Xh đó
đc quản lý bởi nhà nước pháp quyền và mọi nhười phải sống và làm việc theo pháp
luạt.
Quyền năng của bc thể hiện ở chỗ bc tạo ra dư luận rộng rãi ,giáo dục mọi
người sóng và làm việc theo pháp luật, đấu tranh để pháp luật đc thực hiện nghiêm
chỉnh xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động xh.
+Tư tưởng :bc phải tích cực tuyên truyền và hình thành tư tưởng chủ trương
là học theo tư tưởng mác lê nin và tư tưởng hcm. Qua các phương tiện ttđc công
tác tư tưởng đc tiến hành nhuần nhuyễn và có sức thuyết phục.
_Sự lãnh đạo của đảng đối vs bc
+Đảng lãnh đạo bc bằng định hướng chính trị tư tưởng thông tin bằng hệ
thống quan điểm bc
+Kiểm tra uốn nắn việc thực hiện các định hướng đó qua tổ chứ đảng và đảng
viên
+Để làm tốt vai trò lãnh đạo của mình Đảng cần có tổ chức cơ cấu hợp lý đội
ngũ can bộ đảng viên có phẩm chất và năng lực.

=>Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đối với hoạt động bc là
nguyên tắc nhằm phù hợp vs tình hình nhiệm vụ hiện nay để bc chủ động sáng tao.
Đó cũng là điều vươn tới tự do thực sự của bc trong chế độ xhcn.
- Tính đảng - là tính khuynh hướng phát triển ở trình độ cao; hay nói cách khác là khi
nhà báo tự giác hoạt động theo một khuynh hướng nhất định nào đó thì khi ấy tính
khuynh hướng phát triển thành tính đảng.
- Một trong những nguyên tắc cơ bản của báo chí vô sản, báo chí cách mạng là
tính đảng (của giai cấp vô sản). Theo quan niệm thông thường, nhà báo có tính đảng
của giai cấp vô sản là nhà báo luôn vững vàng và kiên định một cách có ý thức đứng
trên lập trường của giai cấp công nhân, phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp công
nhân và toàn thể nhân dân lao động; lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, thể hiện là người chiến sĩ trung thành và
là người truyền bá sáng tạo đường lối của Đảng cộng sản.
+ Cơ sở lý luận của nguyên tắc tính đảng (của giai cấp vô sản) được C.Mác và
Ph.Ăng-ghen đặt nền móng, và V.I.Lênin phát triển ở giai đoạn lịch sử tiếp theo. C.Mác
và Ph.Ăng-ghen đã kịch liệt chống lại những quan điểm cho rằng báo chí không cần phải
tuân thủ khuynh hướng tính đảng.
13
+ Tính đảng chi phối toàn bộ nội dung của hoạt động báo chí, tính đảng được
phản ánh trong tất cả các lĩnh vực của lao động báo chí: lao động tổ chức; lao động biên
tập; lao động tác giả. Toàn bộ những yêu cầu của tính đảng quy định cả trách nhiệm, cả
các chuẩn mực đạo đức của hoạt động báo chí đối với từng nhà báo, từng cơ quan báo
chí. Chính mức độ và đặc điểm của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng là tiêu chuẩn cơ
bản để xác định mức độ tác động thực tế của báo chí tới đời sống xã hội, để đánh giá
hiệu quả của hoạt động báo chí.
+ V.I.Lênin yêu cầu tính đảng công khai, trung thực, trực tiếp và nhất quán trước
hết phải được thể hiện qua việc phân tích sâu sắc bản chất và các mặt biệu hiện của tính
đảng và đấu tranh không khoan nhượng với những người chống lại lập trường tính đảng.
Bản chất và các mặt biểu hiện của tính đảng của báo chí vô sản, báo chí cách
mạng:

a) Phương diện giai cấp.
Tính đảng là một lập trường xã hội, mà mọi lập trường xã hội đều gắn với một lực
lượng xã hội mà nó đại diện, phản ánh và bảo vệ lợi ích của lực lượng xã hội ấy, thì khi
trong xã hội còn phân chia thành các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội còn tồn tại
các lợi ích khác biệt, lập trường tính đảng đương nhiên phải được thể hiện trước hết ở
phương diện giai cấp. (Báo chí phản ánh và bảo vệ lợi ích của ai?).
V.I.Lênin nghiên cứu toàn diện về bản chất của tính đảng. Khi nghiên cứu về vấn
đề này, Ông đã nhiều lần đề cập tới vấn đề mối liên hệ giữa tính giai cấp và tính đảng,
tới vấn đề xác định tính đảng về phương diện giai cấp, tới vấn đề đặc điểm và vai trò của
tính đảng. Ông chỉ rõ: "Tinh đảng chặt chẽ là người bạn đồng hành và là kết quả của
đấu tranh giai cấp phát triển ở mức độ cao; và ngược lại, lợi ích công khai và rộng rãi
của đấu tranh giai cấp cần phát triển tính đảng chặt chẽ" (V.I.Lênin Toàn tập; tập 12;
tr. ).
Để nâng cao tính đảng về phương diện giai cấp nhà báo cách mạng phải:
• Công khai và dứt khoát đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, phản ánh và
bảo vệ một cách trung thực, nhất quán những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công
nhân và toàn thể nhân dân lao động.
• Lập trường tính đảng về phương diện giai cấp là cơ sở để nhà báo định hướng
hoạt động của mình một cách khoa học trong xã hội có phân chia giai cấp, còn
tồn tại các lợi ích khác biệt, để hiểu được bản chất và đặc điểm của các mối quan
hệ giai cấp trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, gắn mục tiêu hoạt động với mục
tiêu phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.
14
• Lập trường tính đảng về phương diện giai cấp giúp cho nhà báo trong hoạt động
của mình: lựa chọn thông tin, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, đưa ra
những kết luận, đề xuất đều trên lập trường và bảo vệ lợi ích của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động.
• Lập trường tính đảng về phương diện giai cấp giúp cho nhà báo khám phá ra bản
chất của các sự kiện, hiện tượng, để hiểu và đánh giá đúng các sự kiện, hiện
tượng đó, xác định được lợi ích của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xây

dựng chế độ xã hội mới.
• Nguyên tắc tính đảng về phương diện giai cấp đòi hỏi nhà báo phải hiểu rõ được
lợi ích chân chính của nhân dân lao động và phải biết vận dụng những hiểu biết
ấy một cách linh hoạt và sáng tạo trong việc xem xét và đánh giá các sự kiện,
hiện tượng của đời sống xã hội.
b) Phương diện tư tưởng.
Mặt khác của nguyên tắc tính đảng của báo chí vô sản là lập trường tư tưởng. Vũ
khí tư tưởng của báo chí cách mạng nước nhà là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Học thuyết này giúp cho nhà báo hiểu đúng được bản chất của
các mối quan hệ xã hội, vai trò của các giai cấp, các nhóm xã hội cùng với những lợi
ích thực tế của họ để xác định đúng được mục tiêu và nhiệm vụ, phương tiện và phương
thức hoạt động báo chí trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. (Đứng trên
lập trường của hệ tư tưởng nào?).
Tính đảng về phương diện tư tưởng đòi hỏi các nhà báo:
• Quán triệt hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
để từ đó vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo chúng trong từng bước của hoạt
động thực tiễn.
• Tính đảng về phương diện tư tưởng đòi hỏi nhà báo phải kiên định trên lập trường
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để chân thật và khách quan
phản ánh và đánh giá thực tiễn.
• Tính tư tưởng đòi hỏi nhà báo phải thường xuyên nghiêm khắc xem xét hoạt động
của mình để kế thừa truyền thống và tiếp thu những cái mới, để lựa chọn các cách
thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp mới trong điều kiện thực tế thường xuyên vận
động, thay đổi và phát triển.
• Tính đảng về phương diện tư tưởng đòi hỏi nhà báo phải trở thành người chiến sỹ
trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng, phải định rõ khuynh hướng tư tưởng
cho các tác phẩm báo chí của mình. Nếu như tác phẩm báo chí đáp ứng được
15
những yêu cầu của tính hiệu quả thì cũng có nghĩa là có chiều sâu ảnh hưởng tư
tưởng tới công chúng, tới sự hình thành ý thức của công chúng.

c). Phương diện tổ chức.
Báo chí là một hệ thống xã hội, là một lĩnh vực của đời sống xã hội, qua việc
thông tin hàng ngày tác động vào thế giới tinh thần của con người, của xã hội với tư
cách " là phương tiện thông tin thiết yếu của xã hội"; " là tiếng nói của Đảng, Nhà
mước và các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân" (Luật Báo chí.Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Báo chí). Bởi vậy, báo chí không thể là công cụ của những cá
nhân, mà phải là công cụ, là diễn đàn của xã hội, phải chịu sự lãng đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước. (Vị trí, vai trò của báo chí, của nhà báo trong hệ thống xã hội).
Tính đảng về phương diện tổ chức đòi hỏi các nhà báo phải ý thức được:
• Báo chí phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình.
• Báo chí phải là công cụ, vũ khí tư tưởng, văn hóa.
• Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, của các tổ chức và
đoàn thể xã hội; là diễn đàn của các tầng lớp quần chúng nhân dân.
• Nhà báo phải là chiến sỹ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
b) Tính khách quan chân thật của bc
_Khách quan chân thật là bản chất của bccmang.Lê nin đã tổng kết ngắn gọn
về sự cần thiết của nguyên tắc này: “Sự thật là sức mạnh của bc chúng ta”
_Tính đảng với tư cách là khuynh hướng phát triển ở trình độ cao của bc
cmang không hề mâu thuẫn với tính khách quan chân thật.
_Muốn khách quan chân thật thì người làm báo phải hết sức dũng cảm phải
chấp nhận những thử thách hi sinh .Bất cứ lúc nào ở đâu nhân dân ta cũng phải đòi
hỏi thông tin phải chính xác và phẩm chất hàng đầu của nhà báo là lòng trung thực
và thái độ không khoan nhượng.
_Để làm đc điều đó khi đưa ra tin bài bình luận mỗi nhà báo mỗi co quan bc
cần phải phản ánh đúng sự thật, tránh hư cấu, tránh điển hình hoá nhân vật, khái
quát hoá bối cảnh tình hình cụ thể tránh bịa đặt những chi tiết chưa kiểm tra xác
minh.
Chân thật là tính chất cơ bản của báo chí, nếu không muốn nói là cơ bản nhất
mà cho đến nay, tính chất này vẫn tiếp tục được thảo luận một cách sâu rộng và
cần được quán triệt sâu sắc trong những người làm báo Việt Nam. Nhất là làm báo

trong thời kì đổi mới với cơ chế kinh tế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
16
theo định hướng XHCN.
Vậy thế nào là chân thật? Có phải chân thật là cái gì xảy ra trong cuộc sống đương
đại đều được đưa lên báo? Tại sao có những sự kiện quan trọng xảy ra trong thực
tế lại không được báo chí đưa ngay, thậm chí không đưa, như thế có phải là không
chân thật, không khách quan? Có rất nhiều câu hỏi xung quanh tính chân thật của
báo chí, nhiều khi không dễ trả lời. Nhưng nguyên tắc cơ bản của báo chí là phải
bảo đảm tính chân thật, khách quan. Bởi báo chí là phương tiện để phản ánh sự
thật, phản ánh cuộc sống và thông qua sự thật thúc đẩy xã hội phát triển.
Chân thật của báo chí là thật một trăm phần trăm, sự thật được nêu rõ bản chất, có
tên người, địa chỉ, chi tiết rõ ràng cụ thể, người đọc, người nghe, người xem có thể
tìm đến tận nơi để chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết, rút kinh nghiệm… Và chính
điều này đã làm nên giá trị to lớn của báo chí mà không lĩnh vực nào có thể thay
thế được. Tính chân thật của báo chí hoàn toàn khác với tính hiện thực của văn học
- nghệ thuật. Với tính chân thật, không cho phép người làm báo xây dựng hình
tượng, hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng, suy diễn… dù chỉ là chi tiết, tình tiết nhỏ nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam đã từng căn
dặn người làm báo: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân
thật và phong phú, cho nên người làm báo phải luôn viết rõ sự thật: Việc đó ai làm,
ở đâu? Ngày, tháng, năm nào Nếu chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ
thì chớ nói, chớ viết”(1).
Chính vì không nhận thức đầy dủ rõ ràng về tính chân thật của báo chí nên thời
gian qua đã có không ít nhà báo bị sai lệch trong hành nghề. Có nhà báo phải ra tòa
vì cứ nghĩ có thể bịa ra một vài chi tiết cũng không sao, bèn cấu tạo bài viết của
mình làm hai phần. Phần trên có tên người, chức vụ, địa chỉ rõ ràng nhưng phần
dưới bịa ra hành động của nhân vật. Thế là bài viết thuộc hai lĩnh vực: Phần trên là
báo chí, phần dưới là văn học, nhưng lại đăng trên báo đề là phóng sự. Thế là
người viết liền bị bắt, bị khép vào tội vu cáo, bôi nhọ danh dự người được nêu tên
trong đó. Cũng may, sau đó nhà báo này chỉ bị thu thẻ hành nghề, không bị truy

cứu trách nhiệm hình sự, vì động cơ viết không phải vì tiền hay thù oán gì, chỉ do
sai sót về nghiệp vụ, nhận thức chưa đầy đủ về tính chân thật của báo chí.
Tính chân thật của báo chí còn được hiểu ở một khía cạnh quan trọng khác. Đó là
không một ai, một tổ chức nào bỏ tiền, bỏ công sức ra lập tờ báo, đài phát thanh,
truyền hình, báo điện tử… để bất kì ai muốn viết gì, muốn nói gì ở đó đều được cả.
Vậy ở đây tính định hướng, tính giai cấp, chính trị của báo chí là đương nhiên.
Người làm báo là người làm chính trị, không có báo chí phi chính trị, phi giai cấp.
Vì thế, tính chân thật trên báo chí trước tiên phải tuân thủ lợi ích của giai cấp, của
đất nước, dân tộc. Người làm báo phải ý thức được rằng có những sự kiện, sự việc
có thể nói ra, viết ra, nhưng cũng có sự kiện sự việc có thật nhưng chưa thể hoặc
do phải giữ bí mật về chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao… mà không thể
nói ra, viết ra ngay được.
17
Có những sự thật chưa đáng biểu dương, hoặc chưa đến mức phải phê phán đã biểu
dương ca ngợi hoặc phê phán đả kích… Sự thật còn liên quan đến nhanh nhạy và
kịp thời. Chức năng của báo chí là thông tin thời sự nên phải nhanh. Nhưng phải
chính xác, lột tả được bản chất của sự thật, điều đó đòi hỏi lao động gian lao của
người làm báo. Cũng vì thế mà người làm báo là người phải suy nghĩ suốt ngày
đêm. Nhanh nhưng thiếu chính xác, thiếu điều tra kiểm chứng, không nêu được
bản chất sự thật đã được những người làm báo rút kinh nghiệm nghiêm túc qua vụ
đưa tin “Vải Lục Ngạn”, “Rau Thanh Trì” và gần đây là một số thông tin sai sự
thật về sự kiện Tiên Lãng (Hải Phòng).
Làm báo trong cơ chế thị trường nhưng lại không nêu cao được đạo đức nghề
nghiệp nên đã xuyên tạc thổi phồng, bịa đặt đến mức nguy hiểm, dẫn đến vi phạm
pháp luật trong vụ án ông Nguyễn Việt Tiến năm 2008 của hai phóng viên Báo
Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh (2), cũng đã được nhiều
người làm báo coi đó là bài học kinh nghiệm của chính mình về việc thực hiện tính
chân thật và giữ bí mật trong thông tin. Nhất là thông tin về những vụ án, những vụ
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực…
Dày công trau dồi học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt và luôn thực hiện đạo đức

nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để hầu hết những người làm báo hiện nay thực
hiện được tính chân thật trong tác phẩm báo chí của mình, nâng cao uy tín người
làm báo, có được niềm tin nơi bạn đọc. Bên cạnh đó họ cũng rút được nhiều bài
học quý báu khi một số ít đồng nghiệp mắc phải sai sót về tính chân thật, kịp thời
chấn chỉnh để thông tin ngày càng chân thật, chính xác, góp phần đem lại sự ổn
định lâu dài và phát triển bền vững của đất nước, làm tròn trách nhiệm xã hội và
nghĩa vụ công dân của người làm báo./.
Là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí hàng ngày,
hàng giờ chuyển tải khối lượng khổng lồ những thông tin phản ánh cái thế giới xung
quanh của con người đến với con người, giúp cho họ hiểu được thực tế cuộc sống hàng
ngày đang diễn ra xung quanh họ, và đến lượt họ, họ nhất thiết sẽ thể hiện kết quả của
những hiểu biết đó trong thái độ, trong hành vi tác động vào thực tiễn nhằm cải tạo thực
tiễn.
Nếu những thông tin báo chí chuyển tải tới công chúng xã hội là chân thực, đúng
đắn sẽ tác động tích cực tới các tiến trình xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại,
nếu báo chí thông tin không chính xác, cho dù vô tình hay cố ý, phục vụ cho những mục
tiêu vụ lợi sẽ tác động tiêu cực tới các tiến trình xã hội, kìm hãm sự phát triển của xã
hội.
Như vậy, bổn phận, sứ mệnh, gía trị nhân văn của báo chí và hoạt động báo chí là
giúp cho công chúng xã hội hiểu được những gì đang diễn ra trong thế giới xung quanh
họ, giúp họ định hướng thái độ, hành vi một cách đúng đắn. Để thực hiện được bổn
phận, sứ mệnh ấy, đạt được những giá trị nhân văn ấy (để thực hiện được những chức
18
năng xã hội vốn có của báo chí) thì điều trước tiên và là một trong số những điều cơ bản
nhất là thông tin phải chân thực, khách quan. Bởi vậy, chân thực và khách quan phải là
một trong những nguyên tắc cơ bản, hàng đầu của hoạt động báo chí.
Nguyên tắc chân thật, khách quan đặt ra yêu cầu đối với báo chí và nhà báo:
• Phân biệt sự khác biệt giữa tính chân thật, khách quan của báo chí và văn học
nghệ thuật. Báo chí phản ánh thực tế bằng sự thật cụ thể. Người và việc được
phản ánh trên báo chí là người thật, việc thật. Bức tranh của cuộc sống được phản

ánh trên báo chí là bức tranh thật về thực tế, có thời gian, không gian và địa chỉ
mà khi cần có thể kiểm tra được.
• Thông tin báo chí phải chân thực, khách quan đến từng chi tiết. Để phản ánh
chính xác cuộc sống, việc lựa chọn các sự kiện, hiện tượng để phản ánh có tầm
quan trọng đặc biệt. Lựa chọ các sự kiện, hiện tượng để phản ánh trên báo chí
không phải là "ngắt" lấy một đoạn ngẫu nhiên trong thực tiễn, không phải là đưa
ra một "lát cắt" của cuộc sống, mà phải phản ánh đúng được bản chất của sự kiện,
hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển của nó. Tránh phản ánh cái
ngẫu nhiên, cái hình thức bên ngoài, phiến diện, một chiều. Phương pháp lựa
chọn các sự kiện, hiện tượng để phản ánh: biết nhìn nhận và phân tích các sự
kiện, hiện tượng của thực tiễn một cách khách quan với bản tính riêng của chúng
trong hệ thống các mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với thế giới
xung quanh trong sự vận động và phát triển theo các quy luật nội tại.
• Phải vận dụng một cách thường xuyên, đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo tính khuynh
hướng, tính đảng, cần làm cho mỗi tác phẩm báo chí có nội dung sát thực, nuôi
dưỡng những tư tưởng bằng cách để cho các sự kiện, hiện tượng tự nó tác động
tới công chúng, tự nó dẫn dắt công chúng tới mục tiêu. Hay nói cách khác: dựa
trên việc phản ánh chân thật, khách quan những sự kiện, hiện tượng của cuộc
sống tác động tới ấn tượng của công chúng để dẫn dắt họ đến với mục tiêu.
• Để đảm bảo tính chân thật, khách quan đòi hỏi nhà báo phải giải quyết hàng loạt
các mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh trong hoạt động:
+ Mâu thuẫn giữa phương tiện và mục đích.
+ Mâu thuẫn giữa các yếu tố chủ quan và các yếu tổ khách quan. (Sự kiện
bản thể là khách quan, sự kiện được phản ánh trên báo chí (sự kiện nhận thức) là
chủ quan).
+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu thông tin nhanh và yêu cầu nghiên cứu kỹ đối
tượng phản ánh trong hoạt động báo chí.
19
+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức của nghề nghiệp và khả năng nhận
thức có hạn của con người.

• Khi mắc khuyết điểm, sai sót trong cách phản ánh, phân tích và đánh giá các sự
kiện, hiện tượng của thực tiễn - cần có thái độ nghiêm túc, thực sự cầu thị để sửa
chữa, không lặp lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới công chúng, kể cả đăng đính chính,
cáo lỗi.
• Cần trung thực, dũng cảm.
c)Tính nhân dân của bc
_Tính nhân dân của bc là mối quan hệ giữa bc vs đông đảo tầng lớp nhân dân
nhất là nhân dân lao động.
_Nó gồm 3 biểu hiện :
+Biểu hiện 1:.
.Phản ánh đánh giá các hiện tượng của đời sống từ lập trường của nhân dân.
.đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân
.đề cao và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân vì tiến độ xh
+Biểu hiện 2:Sự tham gia tích cực của nhân dân vào hoạt động bc
+Biểu hiện 3: Tác phẩm bc phù hợp vs trình độ nhận thức và nhu cầu thẩm
mĩ lành mạnh của công chúng .
Xét về ý nghĩa chính trị xã hội thì nhân dân bao hàm tuyệt đại đa số cư dân của một quốc
gia, trong đó bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội (với sự khác biệt về
lợi ích) mà vị trí của họ quy định vai trò khách quan của họ trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
nhân dân. Báo chí phản ánh thực tiễn xã hội cũng đồng nghĩa với việc phản ánh các
phong trào, các hoạt động, phản ánh đời sống, sinh hoạt của các tầng lớp quần chúng
nhân dân.
Tính nhân dân của báo chí được thể hiện ở các nội dung sau:
1. Phản ánh và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp quần chúng nhân dân.
Để làm được điều đó, báo chí, hoạt động báo chí cần:
• Tuyên truyền, cổ động, giáo dục và định hướng vào mục tiêu cơ bản là xây dựng
một chế độ xã hội tiến bộ, nhân văn, của dân, do dân và vì dân.
• Phải bám sát thực tiễn, nắm bắt được: các tầng lớp quần chúng nhân dân đang

sống và làm việc như thế nào, họ đang suy nghĩ gì và đang mong muốn cái gì để
từ đó phản ánh một cách trung thực những nhu cầu và đòi hỏi thực tế của quần
20
chúng nhân dân, phản ánh tư tưởng và tình cảm, trạng thái và nguyện vọng
hàng ngày của nhân dân từ quan điểm xã hội tích cực, thực sự suy nghĩ theo cách
của nhân dân. (Cái mới, cái tích cực, cái tiên tiến như những chồi non mới nhú
cần phải biết trân trọng và ủng hộ, nhân rộng và phổ biến rộng rãi. Cái tiêu cực,
lạc hậu, không phù hợp cần phải phê phán, lên án. Cái nhân danh nhân dân
nhưng không phù hợp với nhu cầu khách quan của họ - cần phải khéo léo, tinh tế
để uốn nắn, hoàn thiện và loại bỏ những gì không phù hợp với lợi ích khách quan
của nhân dân).
• Tính nhân dân được thể hiện ở tính chất, phương pháp sáng tạo và hình thức thể
hiện: nội dung phải thiết thực, hình thức phải đơn giản, dễ tiếp thu, làm sao để tư
tưởng thấm dần vào các tầng lớp quần chúng nhân dân.
• Tính phổ thông trong báo chí có ý nghĩa sâu sắc. Nhiệm vụ cơ bản của báo chí là
góp phần nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân, tác động và định hướng
cho việc hình thành những nhu cầu xã hội tích cực ở họ. Để làm được điều đó, báo
chí phải bám sát trình độ, tâm lý, ngôn ngữ của họ. Song cũng cần tránh sự phổ
thông phàm tục, tầm thường hay thái độ khinh miệt đối với tính phổ thông của
ngôn ngữ báo chí.
2. Phản ánh tính dân chủ.
Trong điều kiện còn tồn tại Nhà nước thì tính nhân dân còn được thể hiện ở quyền
dân chủ. Các phương tiện truyền thông đại chúng là những công cụ, phương thức quan
trọng để thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân. Dân chủ trực tiếp - đó là quyền
tham gia của công dân vào các công việc của xã hội.
Để làm được điều đó, báo chí và hoạt động báo chí phải:
• Báo chí thực hiện quyền dân chủ của mình bằng việc thông tin một cách chân
thực, khách quan toàn diện về tình hình các mặt của đời sống xã hội. Điều này
có liên quan đến việc xem xét, đánh giá hoạt động của những cơ quan, tổ chức
xã hội, những cá nhân nhưng phải phù hợp với luật pháp và những quy định

khác của nền dân chủ. Không được né tránh thực tiễn.
• Báo chí phải trao cho nhân dân diễn đàn xã hội rộng rãi để họ thực hiện quyền dân
chủ trực tiếp của mình.
3. Phản ánh tính quần chúng.
Tính nhân dân và tính dân chủ vừa là sự thể hiện, vừa là sự kết hợp với tính quần
chúng. Tính quần chúng của báo chí thể hiện ở mối quan hệ qua lại giữa báo chí và công
21
chúng, ở sự tham gia của công chúng vào hoạt động báo chí với các hình thức và phương
thức khác nhau.
Tính quần chúng đòi hỏi đối với báo chí, với nhà báo:
• Phổ biến thông tin qua kênh này hay kênh khác phải phù hợp với không gian
thông tin của nó (báo Trung ương, báo ngành, báo địa phương, báo của các tổ
chức và đoàn thể xã hội) được phản ánh ở tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ
của mỗi cơ quan báo chí.
• Tạo ra sự giao tiếp rộng rãi giữa báo và quần chúng: cả ở những thông tin quần
chúng cung cấp để đăng tải với các hình thức và phương thức khác nhau; cả ở
những nhận xét, đánh giá, yêu cầu, đòi hỏi, phản ứng và thái độ của công chúng
đối với tờ báo, nhà báo. Mối liên hệ chặt chẽ như vậy giúp cho cơ quan báo chí
nắm được: khuynh hướng của công chúng như thế nào? Nhu cầu của họ ra sao?
Họ ưa thích những loại thông tin nào để điều chỉnh hoạt động nhằm thỏa mãn
nhu cầu thông tin hàng ngày của họ.
+ Tổ chức xử lý đơn thư bạn đọc.
+ Tổ chức công tác viên. (Cố vấn; Chuyên gia về từng lĩnh vực; viết bài;
cung cấp thông tin và dư luận )
* Cần chú ý: có những ý kiến cho rằng báo chí là "diễn đàn của quần chúng" thì
cần phải đăng tải tất cả những gì quần chúng nói, quần chúng kiến nghị, quần chúng đề
đạt, bất kể đó là ai. Cần hiểu "diễn đàn của quần chúng" là diễn đàn để phát huy trí tuệ
của đông đảo quần chúng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, tờ
báo phải là diễn đàn của những người đang ngày đêm hăng say lao động sáng tạo trong
toàn bộ các ngành, các lĩnh vực của khắp mọi miền, mọi vùng của đất nước; của

những người tiêu biểu, của những tấm gương trong đời sống hàng ngày đang diễn ra
d)Tính nhân văn của bc:
_Bc hoạt động vì tự do và đấu tranh vì sự công bằng lẽ phải của xh dựa trên
cơ sở tính nhân văn .
_Tính nhân văn đòi hỏi người làm báo phải quan tâm am hiểu con người như
1 giá trị toàn diện hoàn thiện và cao quý nhất.Bản chất nhân văn của bc cm thể
hiện ngay ở nguyên tắc cao nhất nguyên tắc tính đảng
_Nguyên tắc tính nhân đạo của bc thể hiện ở chỗ nhiệt tình phản ánh và tham gia vào
cuộc đấu tranh nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế xh và
văn hoá tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền con người quyền dân chủ của con người bảo
vệ những giá trị nhân đạo chân chính.
22
VD:môi trường bị đe doạ bc giữ gìn môi trường ntn?
_Trước những hiểm hoạ đe doạ tàn phá môi trường sống phá huỷ nhân cách
con người chà đạp lên các giá trị văn hoá tinh thần của xh ,xuất phát từ nguyên tắc
nhân đạo của bc từ lâu nhiều nhà báo đã lo lắng lên tiếng cảnh tỉnh nhân loại về
những hiểm hoạ đó.
- Xây dựng một chế độ xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; con người có đầy đủ
những điều kiện để phát triển một cách toàn diện thì bản thân việc xây dựng một chế độ
xã hội như vậy đã là nhân đạo. Báo chí đấu tranh để xây dựng một chế độ xã hội như vậy
đương nhiên là phải trên nguyên tắc nhân đạo.
Tính nhân đạo của báo chí thể hiện ở mục tiêu báo chí phục vụ con người, con
người là mục tiêu chung, mục tiêu cao cả nhất cho nên phải tham gia tích cực vào cuộc
đấu tranh để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa - xã hội cho các tầng lớp quần
chúng nhân dân
- Khi phản ánh và đánh giá thực tiễn, cung cấp thông tin gáo dục, giải trí phải
xuất phát từ lợi ích và bản tính tự nhiên của con người.
- Định hướng chung của tính nhân đạo của báo chí là đấu tranh cho hòa bình và
cùng phát triển, tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả mọi người để mọi người cùng tích cực
tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, nhà ở, sức khỏe,

giáo dục
Khuynh hướng nhân đạo trong hoạt động của nhà báo thể hiện: nhà báo phải biết
xem xét và đánh giá những con người riêng biệt. Đối với tính cách riêng thì không được
thay bằng những tiêu chuẩn, phạm trù chung, mà phải xuất phát từ những đặc điểm cá
tính, hoàn cảnh và điều kiện nơi đối tượng đang sống và làm việc Nhưng điều đó
không được mâu thuẫn với khả năng trong những trường hợp cụ thể phải sử dụng những
biện pháp kiên quyết với nững người vi phạm lối sống, chịu ảnh hưởng của những chuẩn
mực đạo đức xa lạ, xem thường những giá trị của con người Ngược lại, chủ nghĩa
nhân đạo đòi hỏi phải đấu tranh kiên quyết với những tư tưởng đi ngược lại với những
quyền, những tiêu chuẩn cần có của con người mới.
- Đặc điểm của tính nhân đạo XHCN là tính tập thể, tính cộng đồng, xuất phát từ
quan điểm quyền tự do của mỗi con người là điều kiện để phát triển tự do của những
người khác; sự phát triển nhân cách một cách toàn diện chỉ có thể đạt được trong tập thể,
trong cộng đồng, và môi trường tập thể tạo điều kiện cho con người thể hiện và phát
triển những phẩm chất vốn có và bồi dưỡng cho họ những mặt còn hạn chế. Bởi vậy, báo
chí đấu tranh để phát triển nhân cách một cách toàn diện cần đặc biệt chú ý tới con người
trong cơ cấu tập thể xã hội khác nhau: tập thể gia đình, tập thể cộng đồng, tập thể lao
động sản xuất, tập thể xã hội (Đảng; Đoàn; Công đoàn ).
- Bảo vệ và ủng hộ cái mới, cái thiện, lên án cái ác, cái xấu
23
e)Tính dân tộc ,tính quốc tế của bc
_Tính dân tộc:
+Chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc là khái niệm có chung 1 phạm vi ý
nghĩa .Đó là thái độ trân trọng là tình cảm yêu quý của con người đối với dân tộc
cội nguồn đã sinh ra mình ,đối với đất nước quê hương của mình. Nhưng chủ nghĩa
yêu nước là khái niệm hẹp hơn và là đỉnh cao là sự kết tinh của ý thức dân tộc.
+Trên phương diện biểu hiện ý thức dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn
ngữ phong cách thậm chí cả khả năng lựa chọn các loại hình thể loại c của người
làm báo.
+Thể hiện bản sắc dân tộc trên cả nội dung ngôn ngữ và hình thwucs trình

bày không chỉ là ý thức mà còn là yêu cầu bắt buộc đối vs các cơ quan bc nêu
muốn đc đông đảo công chúng hâm mộ.
+Một nền bc thấm nhuần ý thức dân tộc khi nền bc đó trực tiếp tham gia phản
ánh và giải quyết toàn bộ nhất là những vấn đề trọng đại bức xúc nhát của dân tộc.
_Tinh thần quốc tế:
+Tinh thần quốc tế gắn liền vs tính dân tộc .Chúng ta coi ý thức dân tộc và
tính quốc tế là nguyên tắc hoạt động truyền thông đại chúng
+Tinh thần quốc tế chân chính của báo chí vô sản thể hiện trước hết trong
nguyên tắc tính đảng nguyên tắc khẳng định bc phải đứng vững trên lap trường của
giai cấp công nhân giai cấp có nhu cầu phải đoàn kết quốc tes và trên thực tế đoàn
kết quốc tế chặt chẽ trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình.
+Tinh thần quôc tế chân chính thể hiện ở chỗ bc bày tỏ thái độ ủng hộ các
phong trào đấu tranh vì hoà bình độc lập dân tộc và tiến bộ xh của nhân dân các
dân tộc trên thế giới trực tiếp tham gia các phong trào có quy mô toàn cầu bảo vệ
môi trường đấu tranh vì 1 trật tự thế giới bình đẳng .
=>Bản sắc dân tộc của nền bc nước ta trong nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa
ý thức dân tộc và tinh thần quốc tế chân chính chẳng những sẽ giữ gìn bảo vệ mà
còn tiếp tục phát triển lên trình độ mới ,ngang tầm thời đại.
- Chủ thể của hoạt đông báo chí là những con người - phải thuộc về một giai cấp, một
dân tộc nào đó. Con người, với tư cách là thành viên của một dân tộc đều được nuôi
dưỡng bằng vật chất và tinh thần, bằng tư duy và ngôn ngữ, bằng thói quen và phong tục
tập quán, truyền thống của dân tộc.
- Các cơ quan báo chí ở nước ta đều là những cơ quan của các tổ chức Đảng, Nhà
nước, các tổ chức xã hội, là diễn đàn của quần chúng nhân dân, khi phản ánh, phân tích,
đánh giá các sự kiện, hiện tượng của thực tiễn xã hội đều phải xuất phát từ lợi ích dân
tộc, từ văn hóa dân tộc, định hướng nhiệm vụ vào việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm
vụ của dân tộc, trong đó giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa quan
trọng.
24
- Ý thức dân tộc đòi hỏi nhà báo phải phân biệt được nhưng khuynh hướng, những

mục tiêu, những lợi ích của những sự kiện, hiện tượng, những quá trình của đời
sống xã hội phù hợp hay không phù hợp, thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của dân
tộc, có lợi hay có hại cho dân tộc để từ đó xác định thái độ xây và chống cụ thể.
- Ý thức dân tộc chân chính luôn gắn với tinh thần đoàn kết quốc tế. Đoàn kết
quốc tế là nguyên tắc bất di bất dịch của hoạt động báo chí, là cơ sở để đánh giá các sự
kiện, các hiện tượng, các quá trình diễn ra trong nước hay trên thế giới từ quan điểm:
những điều đó tác động tích cực đến tiến bộ xã hội như thế nào? tác động tới tiến trình
lịch sử ra sao? các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới cần phải làm
gì để đạt được những mục tiêu đề ra: sự tiến bộ và những xu thế vận động và phát triển
của lịch sử.
- Tinh thần đoàn kết quốc tế là cơ sở, là tiêu chí để xác định bạn, thù.
- Báo chí vận dụng nguyên tắc ý thức dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế khi
xem xét và đánh giá thực tiễn dưới ánh sáng của việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra
đối với từng dân tộc, đối với tiến bộ xã hội.
2. Nguyên tắc tính thời sự
-Vì sao báo chí phải thực hiện nguyên tắc tính thời sự?
Tin có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới , những sự kiện có thực, tiêu biểu,
mới xảy ra trong đời sống. Những sự việc, sự kiện mà Tin phản ánh phải có thời
gian, địa điểm cụ thể, chính xác và đặc biệt là phải mới ( được hiểu với nghĩa là
vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra )
-Biểu hiện của nguyên tắc tính thời sự
- Những đặc điểm của nhà báo và nghề báo luôn gắn bó chặt chẽ với những đặc điểm cơ
bản nhất của báo chí, trong đó chức năng thông tin kịp thời về những cái mới đóng vai
trò như một đặc điểm quan trọng nhất.
- Cái mới là đối tượng, đồng thời là mục đích phản ánh, thông tin của nhà báo. Chính
đặc điểm này đã tạo ra sự khác biệt giữa báo chí với các hình thức thông tin khác.
Vậy cái mới là gì ?
+ Cái mới luôn luôn xuất hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Cái mới - được hiểu với nghĩa là những sự việc, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh mới
nảy sinh, mới xuất hiện, tiêu biểu cho sự vận động phát triển không ngừng của cuộc

sống .
- Việc phát hiện ra cái mới chưa phải là điều có tính chất quyết định. Điều còn quan
trọng hơn nhiều, đó là việc phân tích đánh giá để hiểu biết đúng bản chất của cái mới đó
25

×