Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tìm hiểu công nghệ chế biến nông sản Tìm hiểu những hư hỏng và phế phẩm có thể có với các loại quả vỏ mỏng và hướng xử lý tận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 37 trang )

Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÁO CÁO TIỂU LUẬN BỘ MÔN NÔNG SẢN
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU NHỮNG HƯ HỎNG VÀ PHẾ PHẨM CÓ THỂ CÓ VỚI
CÁC LOẠI QUẢ VỎ MỎNG VÀ HƯỚNG XỬ LÝ TẬN DỤNG
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
LỚP: ĐHTP6LT
Danh sách nhóm: 08
1.Ngô Thị Như Trang (Nhóm trưởng)
2.Nguyễn Thị Mai Vương
3.Đặng Thị Thanh Trúc
4.Nguyễn Phùng Anh Thư
5.Huỳnh Nguyễn Duy Lý
TP.HỒ CHÍ MINH NGÀY 02/11/2014
ﮭMỞ ĐẦU ﮭ
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 1
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nên rất phù hợp để trồng và phát triển
các loại rau, củ, quả…
Rau củ quả ở nước ta rất đa dạng về thể loại, vừa sản xuất trong nước cung cấp cho
người dân vừa xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài, bên cạnh đó có một số sản phẩm hoa
quả chế biến xuất khẩu như đồ hộp… thì các chế phẩm như vỏ, hạt…còn lại rất nhiều chúng
cũng có gí trị sử dụng nhưng chúng ta chưa biết tận dụng sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường.
Số liệu hàng trăm ngàn tấn nông sản xuất khẩu hàng năm, tương ứng với con số gấp nhiều lần
như thế về phế phẩm nông nghiệp thải ra môi trường sẽ là vấn nạn đe dọa ô nhiễm môi trường
cho các tỉnh đang có thế mạnh về sản xuất. Đây chính là một trong những nguồn thải gây ô
nhiễm môi trường đang được công chúng và các nhà quản lý môi trường quan tâm tìm cách


xử lý.
Chính vì thế mà cần có những phương pháp những nghiên cứu khả thi và hiệu quả để tận
dụng nguồn phế thải nông nghiệp dồi dào.với đề tài” Tìm hiểu những hư hỏng và phế phẩm
có thể có với các loại quả vỏ mỏng và hướng xử lý tận dụng”thì nhóm chúng em chỉ tìm
hiểu trong một giới hạn nhỏ đó là loại quả vỏ mỏng.
SVTH:
Nhóm sinh viên DHTP6LT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 2
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
1.1 Giới thiệu chung về quả.
Quả là những thức ăn chủ yếu của con người. Quả chứa tất cả các loại vitamin và
khoáng chất quan trọng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn dinh dưỡng của
con người.
Quả hay trái là phương tiện để thực vật có hoa phát tán hạt, và sự hiện diện của hạt là
bằng chứng thể hiện bộ phận thực vật đó là quả, tuy thế không phải hạt nào cũng xuất phát từ
quả.
Khu vực Đông Nam Á là một trung tâm quan trọng hàng đầu về sự đa dạng cây ăn
quả. Trong số hơn
12.000 loài thực vật của vùng này thì Hình 1.1 Các loại trái cây
có nhiều loài cho quả ăn được (Phạm Hoàng Hộ, 1993). Theo ước lượng của Roberto E.
Coronel(1994) thì có trên 400 loài cây ăn quả đang được trồng tại vùng này, trong đó 90% là
cây thân gỗ, 10% là cây thân thảo. Cây ăn quả thân gỗ bản địa khoảng trên 227 loài, còn lại là
được di thực từ nơi khác đến và trồng thành công như đu đủ, dứa, ổi, sapôchê, mãng cầu….
Tuỳ theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà co thể chia ra cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn
quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới…
Riêng trái cây Việt Nam(trái cây nhiệt đới):Cây ăn quả(Nam Bộ gọi là cây ăn trái) là
các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm.
So với cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbolhydrat trong
khẩu phần thức ăn thì cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc

biệt nhiều vitamin, nhất là các vitaminA và vitaminC….rất cần cho cơ thể con người.
1.1.1 Thành phần hóa học của quả
* Hầu hết rau quả đều chứa hàm lượng nước cao, protein và béo thấp
+ nước > 70%
+ protein< 3,5%
+ béo <0,5%
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 3
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
*Nguồn carbohydrate
+ dễ tiêu hoá: dạng đường, tinh bột
+ khó tiêu hoá: cellulose
*nguồn khoáng và vitamin
+ tiền vitamin A: rau quả màu vàng cam, rau lá xanh
+ nguồn vitamin C
+ khoáng: rau muống, bắp cải xanh…
1.1.1.1 Nước
- Hàm lượng rất cao 80-90%
- ở dạng tự do: nước hoà tan
- ở dạng liên kết với protopectin, hemicellulose và cellulose
- ở dạng keo: có mặt trong màng và nhân như tác nhân làm trương cho các cấu trúc dạng keo
- Đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển rau quả
1.1.1.2 Glucid
Là thành phần chất khô chủ yếu của rau quả, gồm: monosacharide như gluco, fructo;
Oligosacharide như sacharose, maltose; Polisacharide như tinh bột, cellulose, pectin
-Đặc tính của glucid:
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 4
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Đường: Cung cấp năng lượng,Là cơ chất cho quá trình lên men,Có khả năng sử dụng như
chất bảo quản khi ở nồng độ cao, Tham gia phản ứng Mailard, Kết hợp acid amin cho màu
nâu

Tinh bột: Cung cấp năng lượng, chuyển hoá thành đường, tìm thấy nhtrong thân, củ
Cellulose và hemicellulose: cấu trúc vỏ tế bào, Không tan trong nước, Khó tiêu hoá, Pectin
tồn tại trong và giữa thành tế bào
Pectin hoà tan: a.pectic, a.poligalacturonic
1.1.1.3 Chất khoáng:
Tồn tại ở dạng muối của acid vô cơ, hữu cơ, hoặc kết hợp với các chất hữu cơ phức
tạp.
Hàm lượng từ 0,6-1,8%, bao gồm hơn 60 nguyên tố khoáng:
Đa lượng: Na, K, P, Ca
Vi lượng: Fe, Mg, I, Mn,…
1.1.1.4 Enzim
Ôxy hoá khử:
- peroxidase:bền nhiệt, ôxy hoá có màu sẫm
- Poliphenoloxidase: gây hiện tượng hoá nâu
- Dehydrognenase
Enzym thủy phân: Amilase, pectinase, bromelin, papain
Enzym tổng hợp: Photphotase
1.1.1.5 Các acid hữu cơ
Dạng tự do, ester, muối.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 5
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Tạo mùi vị nổi bật của rau quả
Hàm lượng trung bình: 1%, pH: 5.5-6.5
Tartric axit: có nhiều trong Nho.
Citric : có nhiều trong quả họ có múi .
Malic : nhiều trong Cam
Vị chua ngọt của rau quả phụ thuộc vào hàm lượng đường và acid của nó (không chua, chua
nhẹ, chua dịu, chua gắt)
1.1.1.6 Glucozit
Tạo thành từ các monosaccarit (hexose, pentose) với các glucon (-OH, -CHO, phenol,

-COOH)
Tạo mùi thơm đặc trưng, vị đắng (vỏ, hạt) gồm: Hesperidin, Naginrin, Solanin.
1.1.1. 7 Chất béo
Tập trung ở hạt, mầm.Thường kết hợp với sáp thành màng bảo vệ biểu bì chống thoát hơi
nước, VK xâm nhập • Hàm lượng: Lạc(44%), Bơ (23%), Gấc (8%), Vừng (46.5).
1.1.1.8 Các chất màu:
Diệp lục tố (xanh lục, quang hợp)
Carotenoid (cam ,vàng, đỏ): cà rốt (6- 14mg%),, đào ,mận, rau xanh, họ citrus, gấc- caroten,
licopin (cà chua) và xantofin.
Anthocyanin: tím, đỏ xanh (củ dền, vỏ nho, mận tím- có tính kháng sinh cao
Flavonoids (nhóm màu glycozid): màu vàng, da cam. Vecxitin (vỏ hành khô)
1.1.1.9 Vitamin
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 6
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Nhiều vitamin chỉ tổng hơp được trong thực vật do vậy quả là nguồn cung cấp Vitamin quan
trọng và rất cần thiết cho con người.
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng của quả
Cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất cho cơ thể,
+ vitamin với hàm lượng cao: A, C, B6,
+ chất khoáng quan trọng: Mg, Ca, K, Fe….
+protein trong quả chủ yếu là protein chức năng hơn là protein dự trữ
+cellulose, hemicellulose thành phần pectin và lignin ở dạng kết hợp chất xơ
+ carbohydrate trong quả hiện diện dưới dạng đường dễ hấp thu: gluco, fructo, sucro.
+ rau quả chứa rất ít béo ngoại trừ bơ, olive. Tuy nhiên, béo trong bơ thuộc dạng không no
đơn, dễ hấp thu, rất tốt cho người béo phì và những người đang trong giai đoạn kiêng khem
1.2 Phân loại quả
Quả thường được phân chia theo nhóm dựa vào cấu trúc thực vật, thành phần hoá học và mùa
vụ:
+ nho: dễ dập nát, mọc chùm
+ dưa: cấu trúc lớn, vỏ dầy

+ táo, lê: chứa nhiều hạt
+ citrus fruit: chứa hàm lượng acid cao
+ trái cây nhiệt đới và bán nhiệt đới: chuối, dứa, đu đủ, xoài
Các loại quả có hình thái hết sức đa dạng nên việc đưa ra một cách thức phân loại đủ khả
năng bao gộp tất cả các loại quả là một công việc khó khăn. Sau đây là các cách thức
phân loại chính:
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 7
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
1.2.1 Theo đặc điểm của vỏ quả
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả
thịt. Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng. Có hai loại quả khô: quả khô nẻ và quả khô
không nẻ. Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Quả gồm toàn thịt gọi là quả
mọng, quả có hạch cứng bọc lấy hạt gọi là quả hạch.
Hình 1.2 Quả khô nẻ Hình 1.3 Quả khô không nẻ
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 8
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hình 1.4 Quả mọng Hình 1.5 Quả hạch
1.2.2 Theo kiểu và các thành phần của hoa
Việc phân loại hình thái quả còn dựa vào kiểu hoa và bộ nhị cái của quả cũng như mối quan
hệ giữa lá noãn với nhau và các thành phần khác của hoa. Theo cách phân loại này thì có
những kiểu quả chính như sau:
 Quả đơn, là dạng quả phát triển từ một nhị cái đơn độc, có thể từ một lá noãn hoặc từ
hai lá noãn hoặc nhiều hơn tạo thành, ví dụ: quảcà chua
 Quả tụ, là dạng quả phát triển từ bộ nhị cái nhiều lá noãn rời, mỗi lá noãn giữ nguyên
ở trạng thái trưởng thành, ví dụ: quả mâm xôi
 Quả kép, là dạng quả hình thành từ một cụm hoa, tức là từ tập hợp của bộ nhị cái của nhiều
hoa, ví dụ: quả dâu tằm Một quả có mô nằm ngoài lá noãn thì gọi là quả giả, hay chính
xác hơn là quả có mô phụ. Ví dụ: quả táo là quả đơn giả, quả dâu tây là quả tụ giả,
quả mâm xôi là quả kép giả.
Hình 1.6 Quả kép Hình 1.7 Quả tụ Hình 1.8 Quả đơn

SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 9
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
CHƯƠNG II: NHỮNG HƯ HỎNG CÓ Ở CÁC LOẠI QUẢ VỎ MỎNG VÀ HƯỚNG
XỬ LÝ TẬN DỤNG
2.1 Sự hư hỏng của quả do vi sinh vật.
Quả có nhiều đường dễ bị hư hỏng do nấm men, nấm mốc và vi khuẩn.
Nấm men lên men đường trong quả tạo rượu làm thay đổi mùi vị của quả.
Vi khuẩn gây lên men acetic và lactic tạo acid làm chua nước quả.
Nấm mốc phát triển sẽ tiết ra enzym cenllulase, pectinase phân huỷ thành tế bào của quả, tạo
những đốm nâu thẫm.Côn trùng phát triển, các loài gặm nhấm, chim….làm quả bị tổn thương.
2.1.1 Một số dạng hư hỏng do vi sinh vật.
2.1.1.1 Thối quả
Chủ yếu do nấm phát triển tạo những đốm màu nâu xám, dưới những đốm này, thịt quả trở
nên xốp và mất giá trị cảm quan
2.1.1.2 Thối đồng
Nấm phát triển trên quả thành những đốm tròn màu hồng làm cho quả có vị đắng.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 10
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
2.1.1.3 Thối xám
Sợi nấm mọc theo các mô quả làm quả bị thối.
2.1.1.4 Sự hư hỏng do vi sinh vật gây ra ở một số loại quả vỏ mỏng.
٭Bệnh ở dưa chuột và bầu bí
- Thối hồng: chủyếudo nấm phát triển tạo nhữg vết nâu
Hình
2.1: Sự
hư hỏng ởbí xanh và dưa chuột do
vi sinh vật
xám ăn sâu vào bên trong thành các vết loét, gặp ẩm nấm mọc ra ngoài thành lớp màu hồng
- Thối trắng: do nấm ký sinh ở quả làm quả mềm và chảy nước
٭Bệnh ở cà chua

- Thối núm quả: do vi khuẩn Lactobacterium gây ra trên núm những vệt màu nâu, rồi
lan dần ra, vùng mô quả bị bệnh thâm và rắn lại.
- Bệnh thối hồng: do nấm Fusarium solani làm cà chua bị mềm, thâm, sũng nước.
- Bệnh do nấm Phytophtora infestans gây những đốm nâu lớn, rồi lan ra khắp quả, thịt
quả trở nên rắn, không ăn được.
- Bệnh thối ướt điển hình ở cà chua, quả bị hư nhanh chóng, chủ yếu do vi khuẩn
Bacterium.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 11
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hình 2Hình 2.2: Sự hư hỏng ở quả cà chuado vi sinh vật
٭Bệnh ở cà
- Thường trên quảcà xuất hiện đốm xám đen chủ yếu do Phytophtora, bệnh thối xám.
Hình 2.3: Sự hư hỏng ở cà pháovà đu đủ do vi sinh vật
2.2 Sự hư hỏng do tác dụng vật lý cơ học.
٭Tổn thương do cơ học
- Hình dạng, cấu trúc tương đối mềm kết hợp với hàm ẩm cao dẫn tới quả dễ bị tổn thương.
- Các điều kiện vật lý sau thu hoạch:thu hái bao gói, vận chuyển, tồn trữ, buôn bán…
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 12
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hình 2.4: Táo bị hư hỏng do dập nát
2.3 Sự hư hỏng do các biến hoá về hoá học trong nội tại của quả.
٭Những rối loạn về mặt sinh lý
٭Sự mất ẩm tự nhiên:
- Những rối loạn khi quả tiếp xúc với các điều kiện môi trường khắc nghiệt như nóng,
lạnh, nắng…
- Hô hấp tự nhiên của quả sau thu hái, quá trình chín và lão hoá.
Quả thường có 2 loại hô hấp:
Hình 2.5: Chùm nho bị
héo do mất nước
- Hô hấp thường: cường độ hô hấp giảm dần sau thu hoạch, không có sự thay đổi cường

độ hô hấp trong quá trình chín
- Hô hấp đột biến: có sự tăng nhanh tốc độ hô hấp sau thu hoạch.
- Quả sau khi tách khỏi cây sẽ xảy ra quá trình mất nước tự nhiên do bay hơi → quả bị
nhăn héo, hình thức xấu.
- Quá trình mất nước nhanh làm rối loạn sinh lý, làm tăng hô hấp dẫn đến quả bị hỏng
nhanh.
- Quả non, xanh bốc hơi nước nhanh nên chóng bị héo
- Quả bị khuyết tật do côn trùng, nấm bệnh, bầm giập cơ học cũng làm tăng sự mất
nước.
- Hô hấp đột biến: táo, mơ, bơ,xoài, đu đủ….
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 13
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
- Hô hấp thường: dâu tây, nho, dứa…….
Hình 2.6: Cà tím bị héo
٭Sự sinh sản Ethylen:Diễn ra song song với quá trình hô hấp, hàm lượng khí ethylen đến mức
cực đại khi quả gần chín
• Quả đột biến hô hấp sinh ra nhiều ethylen trong quá trình chín hơn các loại khác.
• Mức độ sản sinh ra ethylen thay đổi nhiều theo từng loại quả.
٭Sự sinh nhiệt :
• Nhiệt được sinh ra trong quá trình bảo quản tươi là do hô hấp.
• 2/3 lượng nhiệt đó được tải ra ngoài môi trường,1/3 lượng nhiệt còn lại được dung vào
các quá trình trao đổi chất bên trong tế bào, quá trình bay hơi nước
• Khi nhiệt độ tăng kích thích cường độ hô hấp.
2.4 Hướng xử lý tận dụng
2.4.1 Làm phân bón hữu cơ
Trái cây bị hư hỏng có rất nhiều mức độ, nếu bị hư hỏng nặng có thể sử dụng chế
tạo ra phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp, với giá thành rẻ làm sạch môi trường.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 14
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương


Hình 2.7 Phân bón hữu cơ
2.4.2 Làm thức ăn động vật chăn nuôi
Làm thức ăn cho động vật như gia súc, gia cầm ví dụ như ổi, táo, cà chua bị hư
hỏng có thể làm thức ăn cho trâu bò……
Thay vào đó đồng xử lý chất thải hữu cơ với các chất thải bao bì vô cơ, công ty có
thể bán các chất thải hữu cơ như thức ăn gia súc cho nông dân.
*Chi phí và tính toán lợi
Thu nhập từ việc bán chất thải hữu cơ
= (400 + 720) kg / ngày x 300 ngày x 5 / 1000 = US $ 1.680
= (400 + 720) kg / ngày x 300 x 10 / 1000 = US $ 3.360
Tổng số tiết kiệm = US $ 5.040 / năm

SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 15
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hình 2.8 Thức ăn động vật chăn nuôi
2. Nếu hư hỏng nhẹ thì có thể cắt bớt phần hư hỏng có thể dùng muối chua rau quả, có thể
làm nước ép trái cây phục vụ cho gia đình, có thể làm rượu vang cho gia đình………
CHƯƠNG III: NHỮNG PHẾ PHẨM CÓ THỂ CÓ VỚI CÁC LOẠI QUẢ VỎ MỎNG
VÀ HƯỚNG XỬ LÝ TẬN DỤNG
3.1 Những phế phẩm có ở quả vỏ mỏng và hướng xử lý tận dụng
3.1.1 Vỏ quả
Trái cây tươi ngon, phần thịt giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều vitamin
và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hơn thế những phế phẩm từ trái cây rất có ích cho cuộc
sống của con người nhưng hầu hết chúng ta chưa nhận thức được điều này.
Thông thường, hạt và vỏ trái cây được vất vào thùng rác nhưng hóa ra chúng có rất nhiều
vitamin và khoáng chất Hơn thế, vỏ trái cây còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả,
đào thải các chất độc rất tốt cho sức khỏe và vẻ đẹp. Nhưng để tận dụng chúng, chúng ta cần
lưu ý trong vỏ các loại quả chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và có tác dụng cao với
việc làm đẹp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nếu muốn tận dụng vỏ hoa quả thì chúng ta
cần lưu ý phải ngâm kỹ và rửa thật sạch chúng trước khi sử dụng để tránh bị ngộ độc.

3.1.1.1 Chế biến thực phẩm chức năng
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 16
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hiện tại, người ta đã sử dụng vỏ một số loại quả để chế biến ra các loại thực phẩm có tác dụng
trị các chứng bệnh mãn tính như cholesterol quá cao hay bệnh tiểu đường… và nhiều bệnh
khác.
Hình 3.1: Thực phẩm chức năng cho người bị bệnh tiểu đường
3.1.1.2 Tạo ra hóa chất tách kim loại nặng
Ngoài ra Các quy trình khai khoáng, nước thải từ các trang trại, và chất thải công nghiệp có
thể đưa những kim loại nặng có thể gây tổn hại môi trường và sức khỏe như chì và đồng vào
các nguồn nước.
Những biện pháp tách lọc kim loại nặng khỏi nước hiện tại rất đắt tiền, và một số chất được
sử dụng trong quá trình này cũng là chất độc hại.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy một số chất thải từ cây trồng chẳng hạn như vỏ quả,
có thể khử chất độc khỏi nước, cũng tốt như những loại vật liệu khác, là công cụ lọc nước
đáng chú ý do giá thành rẻ và không cần phải bổ sung hóa chất mới phát huy tác dụng.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 17
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hình 3.2: Hóa chất tẩy rửa xử lý rác thải
3.1.1.3 Làm nước tẩy rửa trong gia đình
Chỉ cần có một máy xay sinh tố, ít vỏ cam và rượu, bạn đã có thể tạo ra loại nước rửa bát
không hại cho da tay và cả môi trường. Sáng tạo này của 2 học sinh Thái Nguyên được trao
giải nhì cuộc thi cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sáng 4/6.
Nước rửa chén Mỹ Hảo Hương Chanh được chiết xuất từ vỏ chanh thiên nhiên kết
hợp với chất diệt khuẩn, ngoài tác dụng tầy sạch các vết bẩn- dầu mỡ, khử sạch mùi tanh bám
trên ly, chén dĩa, xoong nồi còn có tính năng diệt khuẩn rất hiệu quả. Nước rửa chén Mỹ Hảo
đậm đặc đến từng giọt, ít hao, không làm hại da tay, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Chiết xuất
tinh dầu từ vỏ chanh kết hợp tính năng diệt khuẩn có trong nước rữa chén, giúp cho chén dĩa
luôn sạch bóng, thơm mát khi sử dụng.
Hình 3.3:Nước rửa chén mỹ hảo làm từ vỏ chanh

3.1.1.4 Chế tạo ra mỹ thẩm làm đẹp
Một nghiên cứu của các chuyên gia kĩ thuật thực phẩm của Mỹ đã phát hiện ra rằng sử
dụng dầu từ vỏ quả sẽ giúp tăng đáng kể số lượng collagen trong da – chất thường giảm tự
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 18
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
nhiên theo tuổi tác và do đó có thể chống nhăn hiệu quả, từ đó chúng ta có thể tận dụng để tạo
ra các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp cho con người.
Hình 3.4: Sử dụng dầu vỏ quả bơ làm kem dưỡng da
3.1.1.5 Chế tạo ra cồn và tinh dầu
Hạt của một số loại quả vỏ mỏng có nhiều ứng dụng trong đời sống cũng như trong công
nghiệp, một nghiên cứu cho thấy vỏ hạt của một loại quả trước đây hầu như bị đem đi đốt hay
vứt bỏ, gây ô nhiễm môi trường thì nay đã trở thành một nguồn nguyên liệu quý cho công
nghiệp hóa dầu.sản xuất cồn và tinh dầu.
Hình 3.5: Tinh dầu và cồn từ vỏ quả điều
3.1.1.6 Làm phân bón hữu cơ
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 19
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Bên cạnh đó chúng ta có thể sử dụng phế phẩm vỏ và hạt quả làm phân bón hữu cơ cho ngành
nông nghiệp, tiết kiệm được tiền và tận dụng nguyên liệu sẵn có tại chộ cho nông dân.
Hình 3.6: Phân bón hữu cơ từ phế phẩm vỏ và hạt quả
3.1.1.7 Làm thuốc chữa bệnh
Theo các nhà nghiên cứu, trong vài năm tới họ sẽ có thể tạo ra một loại thuốc tự nhiên dựa
trên flavon của các trái cây có múi có thểcạnh tranh với các loại thuốc chống xơ vữa động
mạch hiện nay.
Hình 3.7: Thuốc chống xơ vữa động mạch
3.1.2 Hạt quả
3.1.2.1 Làm thuốc kháng sinh
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 20
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hạt của một số loại quả vỏ mỏng cũng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh cho con người, chúng có

chứa chất kháng sinh tự nhiên chống lại vi khuẩn cải thiện khả năng miễn dịch, chứa nhiều I
ốt (hạt táo) vì thế có thể sản xuất làm chất kháng sinh trong y dược.
Hình 3.8: Thuốc kháng sinh
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng trong hạt nho có đến 10 lần nhiều hơn chất dinh
dưỡng hơn so với quả nho. Trong hạt nho cũng có nhiều chất ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ
estrogen tác động đến ham muốn tình dục. Các hợp chất này được gọi là phytoestrogens. Các
hợp chất này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cục máu đông trong động mạch vì thế
trong tương lai hạt quả sẽ được chế biến ra các loại thuốc có chức năng trị các bệnh mãn tính.
3.1.2.2 Ép làm dầu ăn
Trong hạt quả vỏ mỏng còn chứa dầu và tinh dầu chúng ta cũng có thể ăn chúng hoặc sản xuất
ra dầu ăn, dầu ăn này có tác dụng chữa các bệnh mãn tính. Ngoài ra hạt quả kết hợp với vỏ
quả sản xuất ra phân bón hữu cơ cung cấp cho nông nghiệp.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 21
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hình 3.9:Dầu ăn từ hạt quả
3.2 Phế phẩm của một số loại quả vỏ mỏng và hướng xử lý tận dụng.
3.2.1Quả táo
*Vỏ táo:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ táo rất có lợi cho sức khỏe.Vỏ táo chứa nhiều
chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hơn một nửa lượng vitamin C nằm ở phần sát vỏ. Các
nguyên cứu cho thấy, vỏ táo có tác dụng chống oxy hóa còn mạnh hơn cả thịt táo, thậm chí
còn mạnh hơn những loại rau quả khác.
Hình 3.10: Vỏ táo
Vỏ táo giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại,vỏ táo bao gồm chủ yếu là cellulose, có tác dụng
thanh lọc cơ thể khỏi chất độc. Đây cũng là bộ phận chứa pectin một chất giúp hệ tiêu hóa
hoạt động ổn định và làm giảm mức độ cholesterol có hại. Từ lợi ích của vỏ quả táo chúng ta
có thể sản xuấtcác loại thực phẩm có tác dụng trị các chứng bệnh mãn tính như cholesterol
quá cao hay bệnh tiểu đường… và nhiều bệnh khác.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 22
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương

*Hạt táo
Đối với phần ruột táo cần phải được gậm thật kỹ vì càng gần hạt táo càng nhiều chất
fintonxit. Chất này là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên chống lại vi khuẩn và cải thiện khả
năng miễn dịch. Một số người tin rằng cần ăn hết sạch phần ruột táo vì hạt táo chứa rất nhiều
I-ốt. Ngoài ra, còn có thông tin hạt táo có thể được sử dụng để phòng chống ung thư.
Tuy nhiên, khi thông tin trên còn chưa được kiểm chứng nhưng mọi người đêu biết rằng hạt
táo có chứa axit prussic có hại cho cơ thể. Vì vậy, tốt hơn là nên vứt bỏ hạt táo còn i-ốt có thể
được lấy từ các sản phẩm khác.
Hình 3.11: Hạt táo
3.2.2 Quả nho
*Vỏ nho
Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp đồng vị
phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa nên có thể tuần hoàn
khắp cơ thể và cho tác dụng toàn thân rất tốt.
Vỏ nho chứa nhiều resveratrol hơn trong thịt quả nho. Chất này có khả năng chống oxy hóa
mạnh gấp 7 lần vitamin E.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 23
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hiện tại, đã có người sử dụng vỏ nho để chế biến loại thực phẩm có tác dụng trị các
chứng bệnh như cholesterol quá cao hay bệnh tiểu đường
Hình 3.12: Chùm nho
*Hạt nho
Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất resveratrol có cấu trúc hóa học
tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ
thành mạch máu trong cơ thể.
Điều này giải thích tại sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch. Trong cao làm
từ hạt nho có chứa chất proantho-cyanidin, là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự
phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động mạch và quá trình lão hóa sớm.
Hạt nho có chứa các procyanidolic oligomer, viết tắt là PCO.Các nhà nghiên cứu đã đưa ra
kết luận là các PCO củng cố các mạch máu và cải thiện sự lưu thông máu. Các chất chiết từ

hạt nho có thể giúp chống lão hóa, giảm các bệnh tim mạch, cản trở các tế bào ung thư, giảm
bớt các triệu chứng dị ứng và trạng thái căng thẳng của mắt cũng như giúp phòng chống một
số bệnh da liễu. Trong các nghiên cứu gần đây, các chất chiết từ hạt nho cũng có chức năng
giảm bớt xellulit (một chứng bệnh do mỡ lồi ra hạ bì, tạo thành các vệt lồi lõm trên da). Vì thế
có thể chế tạo ra thuốc chữa bệnh từ hạt nho.
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 24
Báo cáo tiểu luận môn nông sản GVHD: Th.s Nguyễn Thị Mai Hương
Hình 3.13: Hạt nho
3.2.3 Quả bí
*Hạt bí
Hạt bí ngô chứa rất nhiều chất như vitamin A, vitamin E, Vitamin D. Hạt bí còn giúp
cải thiện sự ngon miệng và tăng tốc độ chữa lành vết thương. Tuy nhiên, trong quá trình nấu
ăn hầu hết các chất dinh dưỡng có trong các hạt bí ngô bị phá hủy. Vì vậy, phơi khô hạt bí
trước khi sử dụng sẽ tốt hơn nhiều so với đem rang nó, chúng ta có thể đem hạt bí bán ra thị
trường vào dịp tết, còn ép dầu ăn từ hạt bí là một sản rất tốt cho người bị bệnh về tim mạch.
*Vỏ bí
Vỏ bí có chứa chất xơ và nhiều khoáng chất. Nó có tác dụng giảm phù và tốt cho
những người bị tiểu đường. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng khi làm canh bí nên giữ
nguyên cả vỏ. Có thể chế tạo ra thuốc chữa bệnh mãn tính…
SVTH: Nhóm sinh viên DHTP6LT-Nhóm 8 Trang 25

×