Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giáo án lớp 5 tuần 23 - 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.54 KB, 60 trang )

Tuần 23 TOÁN
Ngày Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
I) Mục tiêu:
-Giúp HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, đọc viết đúng các
số đo đại lượng.
-Nhận biết được mối liên hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
-Biết giải được một số bài tập liên quan.
II) Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng toán 5
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS làm bài tập 2 SGK trang 115
Bài mới:
HĐ 1: Hình thành về biểu tượng (tính thề tích của một hình) Xăng-ti-mét khối, đề-
xi-mét khối.
-GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét trên mô hình trực quan theo hình vẽ như
SGK.
-GV giới thiệu về xăng-ti-mét khối, để-xi-mét khối.
-GV cho HS nêu lại như SGK
-GV treo hình vẽ bảng phụ để HS qian sát và tự rút ra mối quan hệ giữa xăng-ti-
mét khối và đề-xi-mét khối.
-GV kết luận như mục C trong SGV
1dm
3
= 1000cm
3

HĐ 2: Thực hành
Bài 1:
-GV cho HS làm như sau:
*Viết số HS làm bảng con. Đọc số HS làm miệng.
Kết quả:


Viết số Đọc số
76 dm
3
Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
519 dm
3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối
85,08 dm
3
Tám mươi lăm phẩy linh tám đề-xi-mét
khối
4 cm
3
5
Bốn phần năm xăng-ti-mét khối
192 cm
3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét
khối
2001 dm
3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-
mét khối
3/8 cm
3
Ba phần tám xăng-ti-mét khối
Bài 2:
-GV cho HS làm vào vở bài a, b
-Một số HS chữa bài, GV kết luận.
Kết quả:

a) 1 dm
3
= 1000 cm
3
375 dm
3
= 375000 cm
3

5,8 dm
3
= 5800 cm
3
4 dm
3
= 800 cm
3

5
b) 2000c = dm
3
154000c = 154dm
3
490000c = dm
3
5100c = dm
3
Hoạt động củng cố, dặn dò:
-GV hỏi lãi kiến thức về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
-Dặn học kiến thức, chuẩn bị bài “Mét vuông”.

TẬP ĐỌC
Phân xử tài tình
I) Mục đích yêu cầu:
-Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng thể hiện lòng khâm
phục của người kể chuyện về tài kể chuyện của ông quan án.
-Hiểu được ý chính của bài: Ca ngợi trí thông minh và tài xử kiện của vị quan án.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS đọc bài Cao Bằng và trả lời câu hỏi.
Bài mới:
HĐ 1: HD luyện đọc
-Một HS khá giỏi đọc bài văn
-Ba HS nối tiếp nhau đọc đoạn lượt một. HD phát âm: mếu máo, biện lễ, chạy đàn.
-Ba HS nối tiếp nhau đọc đoạn lượt hai. Một HS đọc chú giải SGK. GV giải thích
nghĩa: công đường (nơi làm việc của các quan lại), khung cửi (công cụ dệt vải đơn
sơ).
-HS luyện đọc nhóm ba, ba HS đọc lại bài.
-GV đọc mẫu như yêu cầu.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
*GV cho HS đọc thầm từ đầu đến “cúi đầu nhận tội”, trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Hai người đàn bà dẫn nhau đến công dường nhờ quan phân xử mình bị mất
vải.
Câu hai: Quan dùng nhiều cách khác nhau như: đòi người làm chứng, đến nhà hai
người để xem xét, xé tấm vải làm đôi. Thấy một trong hai người khóc từ đó quan
tìm ra sự thật.
Ý hai: Người đổ công sức làm ra tấm vải xót của mà khóc, Cho nên kẻ dững dưng
không phải là người làm ra mảnh vải.
GV giải thích: Quan án thông minh khi hiểu rõ tâm lý con người nên nghĩ ra cách
giải quyết rát đặc biệt để họ bộc lộ tháu độ của mình.

*GV chi HS đọc lướt phần còn lại và trả lời tiếp
Câu 3: Quan án thực hiện các việc sau: tập trung sư sải lại, giao cho mỗi người một
nắm thóc vừa chạy đàn, vừa niệm phật; 2 đánh đòn tâm lý “đức phật thiêng” ai
gian thì nắm thóc sẽ mọc mầm; 3 đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một
chú tiểu thỉnh thoảng lại hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức bắt ngay.
Câu 4: chọn ý đúng
-Phương án b: kẻ gian thường lo lắng sẽ lộ mặt.
HĐ 3: HD đọc diễn cảm
-GV cho bốn HS đọc truyện theo lối phân vai (Người dẫn chuyện, hai người đàn
bà, quan án).
-GV HD cho HS đọc diễn cảm đoạn: “Quan nói sư cụ biện lễ… chú tiểu kia đành
nhận tội.” theo cách phân vai.
+Theo gợi ý trong SGV-77
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV gợi cho HS nêu ý chính bài văn như yêu cầu.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị “Chú đi tuần”, đọc thêm những chuyện về quan án xử
kiện (truyện cổ tích Việt Nam).
Ngày: TOÁN
Mét khối
I) Mục tiêu:
-Giúp HS có biểu tượng về mét khối, biết đọc và viết đúng mét khối.
-Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối dựa
trên mô hình.
-Biết đổi đúng các đơn vị đo: mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
-Biết giải đúng một số bài tập cò liên quan đến các đơn vị đo đã học.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ mét khối.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu kiến thức các đơn vị đo đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
quan hệ giữa hai đơn vị đo.

Bài mới:
HĐ 1: Thực hành hình thành mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-
mét khối.
-HS quan sát mô hình, hình vẽ nêu kiến thức mét khối như SGK
-GV giúp HS tìm mối quan hệ mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
1m
3
= 1000dm
3
= 1000000cm
3
-GV cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo như SGK-117
HĐ 2: Thực hành
Bài 1:
-HS làm miệng bài a, GV nhận xét.
Bài b: hai HS làm bảng, cả lớp làm vở thảo.
-Một số HS nêu kết quả, GV kết luận
Kết quả:
a)
Mười lăm mét khối, hai trăm linh năm mét khối, hai mươi lăm phần trăm
mét khối, không phẩy chín trăm mưới một mét khối.
b)
7200m
3
; 400m
3
; 1/8m
3=
; 0,05m
3

Bài 2:
-GV cho HS làm lần lượt bài a, b vào vở.
-Hai HS làm bảng phụ, cả lớp góp ý, GV nhận xét.
Kết quả:
a) 1cm
3
= 0,001dm
3
5,216m
3
= 5216dm
3
13,8m
3
= 13800dm
3
0,22m
3
= 220dm
3
b) 1dm
3
= 1000cm
3
1,969dm
3
= 1969cm
3
1m
3

= 250000cm
3
19,54m
3
= 19540000cm
3
4
Bài 3:
GV hướng dẫn làm vở.
-Giúp HS nhận xét: nếu xếp đầy hộp ta được hai lớp hình lập phương 1dm3
Bài giải
Mỗi lớp hình lập phương 1dm
3
là:
5 x 3 = 15(hình)
Số hình lập phương 1dm
3
xếp đầy hộp là:
15 x 2 = 30(hình)
Đáp số: 30 hình
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV cho HS nêu lại kiến thức về mét khối.
-Dặn học kiến thức, chuẩn bị bài “Luyện tập”
CHÍNH TẢ
Nhớ-viết: Cao Bằng
I) Mục đích yêu cầu:
-Nhớ viết đúng chính tả bốn khổ thơ đầu của bài “Cao Bằng”
-Biết viết hoa đúng tên người, tên địa lý Việt Nam.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi các câu văn ở bài tập 2

III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Bài mới:
HĐ 1: HD HS nhớ viết.
-Một HS đọc thuộc lòng bốn khổ thơ trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại bốn khổ thơ trong SGK.
-GV hỏi nội dung bài viết: Cao Bằng là vùng đất có vị trí đặc biệt như thế nào?
(Cao Bằng là vùng đất biên cương của Tổ quốc và người dân ở đây mến khách,
đôn hậu.)
-GV lưu ý HS cách trình bày, các chữ viết hoa, các chữ dễ sai lỗi chính tả.
-HS tự nhớ và viết bài thơ.
-HS tự bắt lỗi sau khi viết, GV chấm khoảng 6 bài, nhận xét.
HĐ 2:HD làm bài tập
Bài tập 2:
-Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV mở bảng phụ đã ghi sẵn bài tập.
-HS làm vào vở.
-GV mời đại diện ba nhóm lần lượt lên điền.
-Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Lời giải:
a) Côn Đảo, Võ Thị Sáu.
b) Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn.
c) Công Lý, Nguyễn Văn Trổi.
-Vài HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Bài tập 3:
-GV nói về địa danh trong bài: Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hóa,
tỉnh Thanh Hóa; Pù Mo, Pù Sai là các địa danh thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa
Bình. Đây là nhũng vùng đất biên cương giáp giới nước ta và Lào.
-GV nhắc HS chú ý hai yêu cầu trong bài.
+Tìm tên riêng; tên riêng nào viết đúng, viết sai.

+Viết lại cho đúng tên riêng viết sai.
-HS làm vào vở thảo, một HS làm bảng phụ.
Lời giải:
*Viết sai: Hai ngàn, Ngã ba, Pù mo, Pù sai.
*Viết đúng: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Sai.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV cho HS nêu lại quy tắc viết hoa.
-Dặn học thuộc quy tắc, chuẩn bị bài “Nghe-viết: Núi non hùng vĩ”
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I) Mục đích yêu cầu:
-Rèn kĩ năng nói: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về
những người góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh.
Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II) Đồ dùng dạy học:
-Sách báo về chiến sĩ an ninh, công an, bảo vệ.
-Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.(nội dung – cách kể - khả năng
hiểu câu chuyện.)
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho hai HS kể nối tiếp truyện “Ông Nguyễn Khoa Đăng”
Bài mới:
HĐ 1:HD cho HS kể chuyện
a) HD cho HS hiểu yêu cẩu đề bài.
-Một HS đọc yêu cầu đề bài.
-GV gạch chân các từ đáng chú ý
+Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ
trật tự an ninh.
-GV giới thiệu cụm từ “Bảo vệ an ninh trật tự:là hoạt động chống lại mọi sự xâm
phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị xã hội, giũ tình trạng ổn định có tổ chức,

có kỉ luật.
-Ba HS đọc nối tiếp các gợi ý 1, 2, 3 cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV lưu ý HS chọn đúng câu chuyện đã đọc ngoài nhà trường (có thể lấy trong
SGK nếu không tìm được truyện.), KT những truyện mà HS mang đến lớp.
-Một số HS giới thiệu chuyện mình sắp kể (chuyện về ai? Việc làm góp sức bảo vệ
an ninh trật tự của họ? Em đã nghe, đã đọc truyện ở đâu?)
b) HD cho HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-GV mời HS đọc gợi ý 3 (dàn ý bài kể chuyện) nhắc HS kể có đầu, có đuôi, nếu
chuyện dài thì chỉ kể một đoạn.
-HS viết nhanh dàn ý chuyện.
+Kể chuyện trong nhóm:
-Từng cặp HS kể và trao đổi nội dung truyện.
+Thi kể chuyện trước lớp:
-Đại diện các nhóm thi đua kể , Mỗi HS kể đều nói ý nghĩa chuyện của mình.
-Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV tóm tắc yêu cầu và ý nghĩa chuyện.
Dặn kể lại cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
TOÁN (ÔN)
Thể tích của một hình
I) Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS củng cố những kiến thức về thể tích
-Biết so sánh các hình có thể tích khác nhau.
-Biết thực hành các bài tập liên quan đến thể tích.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ một số hình lập phương.
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: Thực hành
Bài 1: Hình A có 3 lớp, 1 lớp (3 x 4) hình LP.

Hình B có 4 lớp, một lớp (5 x 2) hình LP
A B
-Hình A gồm bao nhiêu hình LP nhỏ.
-Hình B gồm bao nhiêu hình LP nhỏ.
Hình nào có thể tích lớn hơn?
+GV HD cho HS cách làm: đếm số hình một lớp rồi nhân với số lớp.
Kết quả:
*Hình A có 36 hình LP, hình B có 40 hình LP
*Vậy thể tích hình B lớn hơn.
Bài 2: Hình C có 3 lớp, 1 lớp (4 x 2) hình LP.
Hình D có 3 lớp, một lớp (3 x 3) hình LP
-GV hướng dẫn tương tự.
Kết quả:
*Hình C có 24 hình LP, hình D có 27 hình LP
*Vậy thể tích hình C nhỏ, hình D lớn hơn.
Bài 3:
*1 hình LP tạo bởi 8 khối gỗ hình LP cạnh 1cm và một hình LP khác tạo bởi 27
khối gỗ cạnh 1cm. Hỏi có thể xếp tất cả các khối gỗ của hai hình LP trên thành một
hìh LP mới không?
-GV hướng dẫn cho HS cách làm: Phân tích từng lớp xác định cách xếp hình mới
có thỏa mản không?
Kết quả:
Bài giải
Cạnh khối gỗ thứ nhất có hai lớp, một lớp là: 2 x 2 = 4(hình)
Cạnh khối gỗ thứ hai có ba lớp, một lớp là: 3 x 3 = 9(hình)
Nếu xếp khối gỗ có hai lớp, một lớp là:
4 x 4 = 16(hình) thì khối gỗ là: 16 x 2 = 30(hình) < 35 hình.
Nếu xếp khối gỗ có 3 lớp, một lớp là:
4 x 4 = 16(hình) thì khối gỗ là: 16 x 3 = 48(hình) < 35 hình.
Vậy ta không thể xếp thành một hình LP mới.

HĐ củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét chung về nội dung ôn tập
-Dặn xem lại các bài tập thực hành.
TIẾNG VIỆT (LT&C)
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I) Mục đích yêu cầu:
-Củng cố, hệ thống lại các kiến thức về cách nối các vế câu ghép có quan hệ: điều
kiện (giả thuyết) – kết quả, câu ghép có quan hệ: tương phản.
-Biết vận dụng làm các bài tập thực hành.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi cấu trúc câu ghép.
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: Ôn câu ghép có quan hệ: điều kiện (giả thuyết) – kết quả
Bài 1:
Phân tích câu ghép, cách mối câu ghép thể hiện quan hệ gì?
a) Nếu tôi bỏ con cá vàng vào bình nước thì nước như thế nào?
b) Nếu hắn mù thật thì hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy?
c) Hể em được điểm 10 thì cả nhà vui mừng.
-GV cho HS làm vào vở, GV chấm một số bài.
-Ba HS chữa trên bàng, GV kết luận.
Lời giải:
Câu a: có hai vế.
Vế 1: tôi/ bỏ con cá vàng vào bình nước.
Vế 2: nước/ như thế nào.
*Cặp QHT nối các vế: Nếu… thì… chỉ quan hệ điều kiện – kết quả.
(tương tự ở các câu còn lại)
-GV gợi cho HS nêu KT về câu ghép có quan hệ: Điều kiện (giả thuyết) – kết quả
(SGK-39)
HĐ 2: Ôn câu ghép có quan hệ tương phản

Bài tập 2:
Phân tích các vế câu ghép, tìm QHT được dùng để nối các vế câu ghép.
1/ Dù nhà xa nhưng bạn Lan vẫn đi học đúng giờ.
2/ Tuy chúng em chưa ngoan nhưng cô giáo vẫn thương yêu chúng em.
3/ Mặc dù đêm đã khuya nhưng Nam vẫn miệt mài làm bài tập.
-HS làm vào vở, ba HS làm bảng phụ.
-Một số em đọc bài, cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải: thể hiện hư bài tập 1.
-HS tự nhớ và nêu lại KT về câu ghép quan hệ tương phản (SGK-44)
HĐ củng cố, dặn dò
-GV cho HS nêu lại KT vừa ôn tập.
-Dặn HS học thuộc các quy tắc.
TOÁN (ÔN)
Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
I) Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố kiến thức về các đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét
khối và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
-Biết làm các bài tập thực hành đổi các đơn vị đo.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: Ôn tập kiến thức
-GV cho HS nệu kiến thức về xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối.
Quan hệ: 1dm
3
= 1000
3
-HS nêu lại quan hệ giữa hai đơn vị.
HĐ 2: Thực hành

Bài 1: a) HS làm vào vở; b) làm bảng con
a) Viết cách đọc các số đo sau:
82cm
3
; 508dm
3
; 17,02cm
3
; 3dm
3
8
b) Viết các số đo thích hợp.
+Năm trăm năm mươi hai xăng-ti-mét khối. (Viết là: 252cm
3
)
+Năm nghìn không trăm linh tám đề-xi-mét khối. (Viết là: 2008dm
3
)
+Tám phẩy ba đề-xi-mét khối. (Viết là: 8,3dm
3
)
+Bốn phần năm xăng-ti-mét khối. (Viết là: 4/5cm
3
)
Bài 2:
-GV cho HS làm vào vở, GV chấm một số bài.
-Hai HS chữa bảng. Cả lớp và GV nhận xét.
Kết quả:
a) 1dm
3

= 1000cm
3
; 215dm
3
= 215000cm
3
4,5dm
3
= 4500cm
3
; 2/5dm
3
= 400cm
3
b) 5000cm
3
= 5dm
3
; 372000cm
3
= 372dm
3
940000cm
3
= 940dm
3
; 2100cm
3
= 2,1dm
3

Bài 3:
-GV cho HS thi đua theo nhóm.
Kết quả:
2020cm
3
= 2,02dm
3
; 2020cm
3
> 0,202dm
3
2020cm
3
< 2,2dm
3
; 2020cm
3
< 20,3dm
3
HĐ củng cố, dặn dò
-GV cho HS nêu lại kiến thức về dề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
-Nhắc HS xem lại các bài tập.
Ngày: TOÁN
Luyện tập
I) Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố về các đơn vị mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối (biểu
tượng, cách đọc, mối quan hệ giũa các dơn vị đo.)
-Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích; đọc viết các số đo thể tích, so sánh các số đo
thề tích.
II) Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu lại KT về mét khối và mối quan hệ giữa m
3
, dm
3
, cm
3
.
Bài mới:
HĐ 1: Thực hành
-GV yêu cầu HS nhắc lại về các khái niệm về đơn vị đo m
3
, dm
3
, cm
3
và mối quan
hệ giữa chúng.
Bài 1:
-GV cho HS làm miệng bài a, cả lớp nhận xét.
-HS làm bài b vào bảng con, bốn HS chữa bảng.
Kết quả:
*Năm mét khối, hai nghìn mười xăng-ti-mét khối, hai nghìn không trăm linh năm
dề-xi-mét khối,
mười phẩy một trăm hai mươi lăm mét khối, không phẩy một trăm linh chín xăng-
ti-mét khối, không phẩy không trăm mười lăm dề-xi-mét khối,
một phần tư mét khối, chín mươi lăm phần một nghìn đề -xi-mét khối.
b) Viết là:
1952cm

3
; 2015cm
3
; 3dm
3
; 0,919m
3
.
8
Bài 2:
-HS làm vào vở, trao đổi vở KT nhau.
Kết quả:
+ Câu: a, c đúng ghi Đ; Câu b, d sai ghi S.
Bài 3:
-GV cho HS thực hành theo nhóm.
-Các nhóm thảo luận cách làm, đại diện nhóm trình bày.
Kết quả:
a) Vì: 913,232413m
3
= 913232413cm
3
Nên: 913232413m
3
= 913232413cm
3
b) 12345m
3
= 12,345m
3


1000
c) Vì: 8372361m
3
= 83723610dm
3
nên > 8372361dm
3

100
Nên: 8372361m
3
= 8372361dm
3

100
HĐ củng cố, dặn dò
-GV cho HS nêu kiến thức về các đơn vị đo đã học.
-Nhận xét, chuẩn bị bài “Thể tích hình hộp chữ nhật”
TẬP ĐỌC
Chú đi tuần
I) Mục đích yêu cầu:
-Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ giọng nhẹ nhàng trìu mến thể hiện tình cảm yêu
thương của người chiến sĩ công an cới các cháu HS miền Nam.
-Hiểu các từ ngữ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
-Hiểu ý nghĩa bài thơ: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh sẵn sàng
chịu gian khổ, khó khăn để bào vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi sáng của
các cháu.
-Học thuộc lòng bài thơ.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc

III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS đọc bài “Phân xử tài tình” và trả lời câu hỏi.
Bài mới:
HĐ 1: HD luyện đọc
-Một HS giỏi đọc toàn bài.
-Bốn HS nối tiếp đọc đoạn, HD phát âm:
+ Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
+ Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
-HS đọc nối tiếp lượt hai, một HS đọc chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp, hai HS đọc lại bài.
-GV đọc diễn cảm bài văn theo như yêu cầu.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
*GV yêu cầu HS đọc thầm khổ 1, trả lời câu 1: Các chú đi tuần trong đêm khuya
giá rét, lúc mọi người đã yên giấc ngủ say.
*GV chi HS đọc lướt các khổ còn lại để trả lời các câu hỏi tiếp theo;
Câu 2:Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những chiến sĩ tận tụy quên mình vì hạnh phúc
trẻ thơ.
Câu 3: các từ ngữ: chú, cháu, các cháu ơi, yêu mến, lưu luyến. Các chi tiết: hỏi
thăm “Giấc ngủ có ngon không?”; dặn “ngủ yên nhé, Chú đi tuần ấm mãi nơi cháu
nằm.”
*GV cho một HS đọc khổ cuối, hỏi:Khổ thơ cuối nói lên mong ước gì của các chú?
(Mong ước: Mai các cháu…tung bay.)
GV: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS; quan tâm lo lắng cho các cháu,
sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống các cháu bình yên, mong
các cháu học hành giỏi giang,có một tương lai tốt đẹp.
HĐ 3: HD đọc diễn cảm, HTL bài thơ
-Bốn HS đọc nối tiếp nhau, GV uốn nắn theo đúng giọng đọc của thơ.
-GV giúp HS nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
-HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.
HĐ củng cố, dặn dò

-GV gợi cho HS nêu ý chính của bài thơ như yêu cầu.
-GD tình cảm kính yêu các chú bộ đội.
-Dặn HTL bài thơ, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
I) Mục đích yêu cầu:
-Dựa vào dàn ý đã cho, biết lập chương trình hoạt động chi một trong các hoạt
động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
-Rèn KNS biết tự lập một kế hoạch hoạt động cụ thể có hiệu quả.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi cấu trúc cho một CTHĐ (theo như SGV-85)
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: HD cho HS lập CTHĐ
a)Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
-Hai HS nới tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
-HS đọc thầm lại đề bài suy nghĩ và chọn một trong các HĐ để lập CT.
-GV nhắc HS chú ý:
+Khi lập chương trình phải đóng vai liên đội trưởng hay liên đội phó.
+Chọn HĐ mà mình đã tham gia.
-Một số HS đọc tên HĐ mà mình chọn.
-GV mở cấu trúc CTHĐ đã viết cho HS đọc lại
b) Lập CTHĐ
-HS lập CTHĐ vào vở bài tập.
-Hai HS làm bảng phụ.
-GV nhắc HS chỉ ghi ý chính, khi trình bày nói thành câu.
-Một số HS đọc kết quả bài làm.
-HS làm bảng phụ, treo bảng cho cả lốp góp ý, GV sửa chữa.
-GV lưu một bảng hoàn chỉnh, cả lớp tự chữa hoàn chỉnh bài mình.
HĐ củng cố, dặn dò

-GV cho HS nêu lại cấu tạo của CTHĐ.
-GV đọc cho HS tham khảo một CTHĐ mẫu theo SGV-87
-Dặn tiếp tục hoàn chỉnh CTHĐ, chuẩn bị bài “Trả bài văn kể chuyện”
Ngày TOÁN
Thể tích hình hộp chữ nhật
I) Mục tiêu:
-Giúp HS: Có biểu tượng về thể tích hỉnh hợp chữ nhật.
-Tự tìm ra cách tính thể tích hỉnh hợp chữ nhật.
-Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
II) Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng toán 5
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu các đơn vị thể tích đã học và mối quan hệ giữa chúng.
Bài mới:
HĐ 1: Hình thành biểu tượng và công thức tính
-GV nêu ví dụ và giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật,
-GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS nhận xét.
+Mỗi lớp hình LP có bao nhiêu hình? (20 x 16 = 320 hình LP 1cm
3
)
+10 lớp có bao nhiêu hình? (320 x 10 = 3200 hình LP 1cm
3
)
+Vậy thể tích hình hộp là bao nhiêu? (20 x 16 x 10 = 3200(cm
3
) )
-GV gợi cho HS nêu quy tắc và công thức như mục b SGK-121.
-GV cho HS vận dụng ngay bài 1 a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm
-HS thực hành vào vở thảo
Kết quả: V = 5 x 4 x 9 = 180(cm

3
)
HĐ 2: thực hành
Bài tập 1:
-GV cho HS làm vào vở
-HS tự làm và nêu miệng từng bài.
-HS làm bảng phụ trình bày, cả lớp nhận xét
Kết quả:
b) V = 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825(m
3
)
c) V = 2 x 1 x 3 = 6 = 1(dm
3
)
5 3 4 60 10
Bài 2:
-GV HD cách làm: chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật; tính thể tích từng
hình, tính thể tích khối gỗ.
-HS làm vào vở, một HS làm bảng phụ.
Kết quả: Bài giải
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là:
8 x 12 x 5 = 480(cm
3
)
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là:
6 x 7 x 5 = 210(cm
3
)
Thể tích cả khối gỗ là:
480 + 210 = 690(cm

3
)
Đáp số: 690cm
3
Bài 3:
-GV HD như sau: HS quan sát bễ nước trước và sau khi hòn đá được bỏ vào.
-GV nhận xét chung và kết luận.
+lượng nước dâng lên so với lúc ban đầu chính là thể tích hòn đá.
-HS nêu cách giải, HS thực hành theo nhóm.
Kết quả: Chiều cao nước dâng 2m; thể tích hòn đá: 200cm
3
HĐ củng cố, dặn dò
-GV cho HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật
-Dặn thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài “Thể tích hình lập phương”
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Trật tự-An ninh
I) Mục đích yêu cầu:
-Mở rộng hệ thống hóa vốn từ: Trật tự-An ninh.
-Biết vận dụng vốn từ để làm các bài tập thực hành.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi bài tập 2, bài tập 3.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS làm bài tập 3 tiết trước.
Bài mới:
HĐ 1: Thực hành
Bài 1:
-Một HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS làm nhóm đôi, đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải: Đáp án đúng: C (nghĩa từ Trật tự)

Bài 2:
GV treo bảng phụ, yêu cầu HS tìm từ ngữ theo hàng.
-HS làm nhóm đôi vào vở thảo.
-Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, GV chốt lại kết quả.
Lời giải: theo như SGV-80
Bài tập 3:
-GV tổ chức thảo luận nhóm.
-Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày kết quả theo hai nội dung:
+Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự,an toàn.
*cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu-li-gân.
+Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động giữ gìn trật tự, an ninh hay mất
trật tự.
*giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương.
HĐ củng cố, dặn dò
-GV cho HS nêu nghĩa từ trật tự và một số từ mới học.
-Dặn học thuộc một số từ, tập giải nghĩa các từ ở bài tập 3.
-Chuẩn bị bài “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.”
TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn kể chuyện
I) Mục đích yêu cầu:
-Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo ba đề đã cho.
-Nhận biết ưu khuyết điểm của mình, của bạn khi được thầy cô chỉ rõ; biết tham
gia chữa lỗi chung, biết tự chữa lỗi khi thầy yêu cầu.
-Tự viết một đoạn văn cho hay hơn.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi đề bài và một số lỗi tiêu biểu về chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết
đoạn.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho một HS đọc một chương trình hoạt động đã viết hoàn chỉnh.
Bài mới:

HĐ 1:Nhận xét về kết quả bài làm của HS.
-GV mở bảng phụ ghi các đề bài, lỗi tiêu biểu.
a) Nhận xét:
+Những ưu điểm: có kể tương đối rành mạch các tình tiết chuyện, lời thoại nhân
vật, nội dung cốt chuyện.
+Hạn chế: bố cục chuyện thiếu, lượt bỏ bớt lời thoại, tình tiết và các chi tiết chưa
liền mạch.
Còn nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, liên kết đoạn…
-GV trả bài viết cho HS
HĐ 2: HD cho HS chữa bài
a)Chữa lỗi tiêu biểu: GV mở bảng ghi lỗi
-GV cho một số HS lên chữa, cả lớp tự chữa vào vở thảo
-GV nhận xét và sửa lại nếu thấy chưa phù hợp.
-HS tự chữa lỗi cá nhân,
b)Học tập những đoạn văn hay
-GV cho HS nghe một đoạn văn hay.
-HS trao đổi chi tiết hay, đặc sắc.
c)Viết lại đoạn văn
-Mỗi HS chọn viết lại một đoạn văn. GV gợi nên viết lại phần thân bài một đoạn
văn mà em thấy chưa hay.
-Nhiều HS đọc đoạn văn vừa viết, GV góp ý.
HĐ củng cố, dặn dò
-GV nhận xét chung tiết học.
-Chuẩn bị bài “Ôn tập văn tả đồ vật”
TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC)
Chú đi tuần
I) Mục đích yêu cầu:
-Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ giọng nhẹ nhàng trìu mến thể hiện tình cảm yêu
thương của người chiến sĩ công an cới các cháu HS miền Nam.
-Hiểu các từ ngữ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

-Hiểu ý nghĩa bài thơ: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh sẵn sàng
chịu gian khổ, khó khăn để bào vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi sáng của
các cháu.
-Học thuộc lòng bài thơ.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS đọc bài “Phân xử tài tình” và trả lời câu hỏi.
Bài mới:
HĐ 1: HD luyện đọc và Tìm hiểu bài
-Một HS giỏi đọc toàn bài. HS quan sát tranh minh họa.
-GV HD phát âm:
+ Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
+ Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
-HS đọc chú giải trong SGK.
*GV yêu cầu HS đọc thầm khổ 1, trả lời câu 1: Các chú đi tuần trong đêm khuya
giá rét, lúc mọi người đã yên giấc ngủ say.
*GV chi HS đọc lướt các khổ còn lại để trả lời các câu hỏi tiếp theo;
Câu 2:Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những chiến sĩ tận tụy quên mình vì hạnh phúc
trẻ thơ.
Câu 3: các từ ngữ: chú, cháu, các cháu ơi, yêu mến, lưu luyến. Các chi tiết: hỏi
thăm “Giấc ngủ có ngon không?”; dặn “ngủ yên nhé, Chú đi tuần ấm mãi nơi cháu
nằm.”
*GV cho một HS đọc khổ cuối, hỏi: Khổ thơ cuối nói lên mong ước gì của các
chú? (Mong ước: Mai các cháu…tung bay.)
GV: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS; quan tâm lo lắng cho các cháu,
sãn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống các cháu bình yên, mong
các cháu học hành giỏi giang,có một tương lai tốt đẹp.
-HS luyện đọc theo cặp, hai HS đọc lại bài.
-HS đọc cá nhân và trả lời câu hỏi nội dung.

-GV đọc diễn cảm bài văn theo như yêu cầu.
HĐ 3: HD đọc diễn cảm, HTL bài thơ
-Bốn HS đọc nối tiếp nhau bài thơ. GV uốn nắn theo đúng giọng đọc của thơ.
-GV giúp HS nhẫm thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
-HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.
HĐ củng cố, dặn dò
-GV gợi cho HS nêu ý chính của bài thơ như yêu cầu.
-GD tình cảm kính yêu các chú bộ đội.
-Dặn HTL bài thơ, chuẩn bị bài sau.
TOÁN (ÔN)
Mét khối
I) Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố kiến thức về đơn vị đo diện tích mét khối và mối quan hệ giữa
mét khối với đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
-Biết làm các bài tập thực hành đổi đơn vị đo.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: Ôn tập kiến thức
-GV giúp HS tìm mối quan hệ mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
1m
3
= 1000dm
3
= 1000000cm
3
-GV cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo như SGK-117
HĐ 2: Thực hành
Bài 1:

-GV cho HS làm bài viết số vào bảng con, đọc số vào vở thảo.
Viết số Đọc số
Mười tám mét khối 18m
3
302m
3
2005m
3
3m
3
10
0,308m
3
Năm trăm mét khối
Tám nghìn không trăm hai mươi mét khối
Mười hai phần trăm mét khối
Không phầy bảy mươi mét khối
Bài 2:
-GV cho HS làm vào vở bài tập
-Hai HS làm bảng phụ.
- GV chấm một số bài.
a) Đổi ra đơn vị là đề-xi-mét khối.
1m
3
= ………. ; 15m
3
= ……… ; 3,128m
3
= ………
87,2m

3
= …….; 3m
3
= ……… ; 0,202m
3
= ………
b) ) Đổi ra đơn vị là xăng-ti-mét khối.
1,952dm
3
= ……… ; 3/4dm
3
= …………
19,80m
3
= ………… ; 913,232413m
3
= ……………….

×