Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Woodsland

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.01 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHÚ THÍCH CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT CHÚ THÍCH
QLCL Quản lý chất lượng
NLG Nguyên liệu gỗ
KHVT Kế hoạch vật tư
KDNĐ Kinh doanh nội địa
TC - HC Tổ chức Hành chính
DC Dây chuyền
DT Doanh thu
TSCĐ Tài sản cố định
TNST Thu nhập sau thuế
VCSH Vốn chủ sở hữu
TS Tài sản
ROE Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu
ROA Tỷ số doanh lợi tài sản
CBCNV Cán bộ công nhân viên
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực, vốn và tài nguyên. Đối với Việt Nam, cả hai nguồn lực tài chính và tài nguyên
thiên nhiên đều rất hạn chế nên nguồn lực con người đóng vai trò quyết định. Do vậy
hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là
nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công


nghiệp phát triển. Trong bối cảnh chung đó, mỗi tổ chức doanh nghiệp cần phải đặc
biệt quan tâm tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực, coi đó là mục tiêu hàng đầu cho
sự phát triển của doanh nghiệp, là điều kiện quyết định để các tổ chức doanh nghiệp
có thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Công ty cổ phần
Woodsland là một tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, nên vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng là mục tiêu được Công ty ưu tiên
hàng đầu trong quá trình hoạt động và phát triển. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần
Woodsland”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát
triển nguồn nhân lực cho Công ty, từ đó tạo điều kiện phát huy tối đa nguồn nhân lực
hiện có và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, nâng cao
hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
- Công ty Cổ phần Woodsland là Công ty Cổ phần được thành lập tại nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư số 192032000108 do
Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 30/06/2008 và thay đổi
lần thứ nhất ngày 31/07/2008.
- Tên tiếng Anh: Woodsland Joint stock company
- Địa chỉ trụ sở chính của Công ty đặt tại lô số 11 khu công nghiệp Quang Minh,
Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam.
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ bao gồm đồ gỗ xây dựng và trang
trí nội thất, các loại cửa đi, cửa sổ, ván sàn, giường, tủ, bàn, ghế,…
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất

- Qui mô Công ty: Công ty có tổng số vốn là 80.000.000.000 Việt Nam đồng,
tương đương 5.000.000 USD, trong đó vốn điều lệ Công ty là 56.000.000.000 VNĐ,
tương đương 3.500.000 USD, tương ứng 5.600.000 cổ phần. Mệnh giá cổ phần là
10.000 VNĐ/cổ phần với loại cổ phần là cổ phần phổ thông.
- Điện thoại: 04.35840122 – 38134775
- Fax: 04.38134944
- Email:
- Website: Woodsland.vn
Các sản phẩm chính của công ty chủ yếu là các sản phẩm mộc đã gia công hoàn
thiện, sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ gỗ rừng trồng trong nước và gỗ nhập khẩu
từ Cộng hoà liên bang Nga, Đức và Mỹ. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị
trường các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật…và một phần cung cấp cho thị
trường nội địa.
Với địa điểm gần trục giao thông Bắc Thăng Long - Nội Bài và sân bay nên
công ty có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá
bằng cả đường hàng không tại sân bay Nội Bài và đường biển tại cảng Hải Phòng.
Không những thuận lợi trong vấn đề giao thông vận tải mà công ty còn nằm gần
những vùng nguyên liệu lớn như Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà
Bình…do vậy cũng rất thuận tiện trong vấn đề thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Woodsland tiền thân là Công ty Liên doanh Woodsland được
thành lập theo giấy phép số 19/GP-VP ngày 22 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc và được sửa đổi bổ xung theo giấy phép số 19/GPDDC3-VP ngày 10
tháng 04 năm 2006. Công ty được xây dựng từ năm 2002 đến 2003, chính thức đi vào
sản xuất từ tháng 11 năm 2003. Ngay sau đó, vào tháng 4 năm 2004 Woodsland đã
được lựa chọn để trở thành nhà cung cấp chính thức cho IKEA - tập đoàn đồ gỗ nội
thất hàng đầu thế giới. Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Công ty Liên doanh Woodsland

được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Woodsland theo Giấy chứng nhận đầu tư số
192032000108. Tháng 8 năm 2008 công ty trở thành nhà cung cấp chính thức cho tập
đoàn đồ gỗ HABUFA – Hà Lan. Ngoài ra Công ty cũng chủ động mở rộng lĩnh vực
kinh doanh sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc.
Qui mô của Công ty cũng liên tục được mở rộng trong những năm qua, từ một
dây chuyền sản xuất chính Công ty đã mở rộng thêm dây chuyền sản xuất số 2, dây
chuyền sản xuất số 3. Trong năm 2010 Công ty cũng đang triển khai dự án mở rộng
qui mô sản xuất, xây dựng mới và triển khai hoạt động sản xuất tại dây chuyền số 4
và số 5, nâng công suất xuất hàng Habufa từ 10 Container hàng một tháng lên 30
container một tháng, thành lập dây chuyền chuyên sản xuất các sản phẩm cung cấp
cho thị trường nội địa.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ tổ chức của công ty
- Hội đồng quản trị, do đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ hoạt động 4 năm,
Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn và chức năng để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty và là cơ quan chi phối lãnh đạo bộ máy của Công ty theo các điều
khoản của luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị đại diện quyền lợi
cho các nhà đầu tư, xác định đường lối, định hướng chiến lược phát triển và quyết
định các vấn đề quan trọng của Công ty.
- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm về hoạt
động sản xuất kinh doanh chung. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và
Hội đồng quản trị cũng như các cổ đông của Công ty trong phạm vi quyền hạn nghĩa
vụ của mình.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
4
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

X. NỘI THẤT
TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
QLCL
PHÒNG
NLG
PHÒNG
KHVT
KHỐI SẢN
XUẤT
PHÒNG
K.TOÁN
PHÒNG
KDNĐ
PHÒNG
TC-HC
XƯỞNG XẺ
KHO VẬT TƯ
KHO GỖ NL
CỬA HÀNG
X. CƠ ĐIỆN
TỔ THỐNG KÊ
X. SẤY PHÔI
X. LỰA PHÔI
DÂY CHUYỀN
1
DÂY CHUYỀN
2
DÂY CHUYỀN

3
CÁC TỔ
SẢN
XUẤT
CÁC TỔ
SẢN
XUẤT
CÁC TỔ
SẢN
XUẤT
TỔ KCS
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Khối sản xuất xuất có chức năng nhiệm vụ tiếp nhận các lệnh sản xuất của
Tổng giám đốc hoặc bộ phận Kế hoạch vật tư và lập kế hoạch sản xuất của từng bộ
phận trực thuộc cho các niên độ ngắn hạn: tuần, tháng. Quản lý việc sản xuất theo
đúng yêu cầu kỹ thuật, số lượng, thời gian giao hàng của từng loại sản phẩm. Quản lý
và sử dụng hợp lý các nguồn lực của Công ty: nhân lực, máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, nguyên liệu, vật tư tại cơ sở sản xuất của Công ty.
- Phòng Kế hoạch vật tư có chức năng nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch hoạt
động dài hạn, ngắn hạn của Công ty. Nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch đã thông
qua, tổng hợp tình hình tiến độ, chất lượng thực hiện kế hoạch, đề xuất các điều
chỉnh, các biện pháp tăng cường, chấn chỉnh để đạt kế hoạch đã đề ra, báo cáo lãnh
đạo về việc thực hiện kế hoạch. Cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào kịp thời, đủ số
lượng, đúng chất lượng và chủng loại đồng thời quản lý việc sử dụng vật tư hiệu quả.
Đảm bảo vật tư tồn kho ở mức an toàn cho sản xuất đồng thời an toàn cho việc sử
dụng vốn của công ty. Thống kê, đánh giá định mức sử dụng vật tư phục vụ sản xuất
và phân tích định hướng kinh doanh. Thực hiện các hợp đồng mua sắm máy móc,
thiết bị phục vụ sản xuất. Xây dựng đơn giá và chào giá cho khách hàng, thực hiện
nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Phòng thu mua và kiểm soát nguyên liệu gỗ chịu trách nhiệm tổ chức thu

mua gỗ nguyên liệu phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Phát triển hệ
thống cung cấp gỗ và các hình thức hợp tác với nhà cung cấp nhằm đảm bảo sự ổn
định về nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Phát triển và quản lý các
đối tác cung cấp bán thành phẩm gỗ cho Công ty. Đảm bảo thu mua và kiểm soát
nguồn gốc hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của pháp luật cũng như của khách hàng, đồng
thời lưu trữ các hồ sơ, tài liệu liên quan.
- Phòng Kế toán có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo qui định.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê, phân tích hoạt động sản
xuất kinh doanh định kỳ. Lưu trữ hồ sơ, sổ sách, hoá đơn, chứng từ kế toán theo qui
định của Công ty và của pháp luật, phải xuất trình được khi có yêu cầu. Quản lý hiệu
quả tiền mặt và tiền gửi, xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn trên nguyên
tắc an toàn và hiệu quả. Quản lý các khoản đầu tư và đảm bảo khả năng thanh toán.
Thẩm định kế hoạch vật tư, xây dựng giá thành sản phẩm, phương thức thanh toán,
chi tiêu mua sắm nội bộ. Xây dựng kế hoạch quyết toán thuế an toàn, hiệu quả và
giao dịch trực tiếp với cơ quan thuế, kiểm toán và các cơ quan chức năng liên quan.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Phòng Tổ chức – Hành chính có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về
bộ máy, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và mục tiêu phát
triển của Công ty. Đề xuất ý kiến với Tổng giám đốc về việc thuyên chuyển, khen
thưởng, kỷ luật, đề bạt, chấm dứt hợp đồng lao động với các cán bộ công nhân viên
trong Công ty. Quản lý nhân sự, xây dựng và giám sát việc thực hiện qui chế làm
việc, nội qui cuả công ty. Quản lý, theo dõi và cập nhật hồ sơ nhân sự của Công ty.
Theo dõi việc chấm công và tính lương cho CBCNV toàn Công ty. Lập bảng theo dõi
đối chiếu BHXH, BHYT và các quyền lợi, nghĩa vụ khác cho CBCNV của Công ty.
Xây dựng kế hoạch, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho
CBCNV của Công ty. Quản lý con dấu, các hồ sơ tài liệu gốc của Công ty, xác nhận
các thông tin, tài liệu nội bộ khi cần thiết theo uỷ quyền của Tổng giám đốc.
- Phòng Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm việc kiểm soát đánh giá về chất

lượng sản phẩm trong các công đoạn của quá trình sản xuất cũng như chất lượng
nguyên vật tư, vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị trước khi đưa vào sản xuất. Tổ chức
nhân viên kiểm soát sản phẩm trên các công đoạn của quá trình sản xuất, phát hiện và
ngăn chặn những nguy cơ gây sai hỏng sản phẩm, lãng phí vật tư nhân công. Chịu
trách nhiệm kiểm tra đánh giá về chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói và xuất
hàng ra khỏi Công ty. Xây dựng các qui trình quản lý chất lượng của toàn công ty và
theo dõi, báo cáo việc thực hiện các qui trình đó. Quản lý sử dụng và kiểm định các
dụng cụ, thiết bị đo kiểm của bộ phận mình, đảm bảo các thiết bị đo luôn có độ chính
xác.
- Phòng Kinh doanh nội địa có chức năng quản lý và phát triển các hoạt động
kinh doanh ở thị trường nội địa nhằm vào hai mảng chính, thị trường bán lẻ và cung
cấp nội thất cho các dự án. Nghiên cứu, đánh giá thị trường và tổ chức quảng bá,
thâm nhập thị trường bằng các hình thức khác nhau. Phát triển nguồn cung cấp tốt và
danh mục hàng hoá phong phú. Tổ chức việc trưng bày và quản lý hoạt động của
các Showroom. Tổ chức công tác thiết kế và tư vấn cho chủ đầu tư để hỗ trợ công tác
bán hàng. Nắm bắt được các phản ánh của từng khách hàng về chất lượng sản
phẩm cũng như chất lượng dịch vụ của Công ty trong suốt quá trình cung cấp và bảo
hành sản phẩm để đưa ra được. Xây dựng thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị
trường nội địa, phát triển và quản lý nội dung website của Công ty. Xây dựng và phát
triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và các đối tác chiến lược.
- Các phân xưởng thuộc khối sản xuất, tuỳ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh
từng giai đoạn của Công ty, xưởng sản xuất có thể được phân chia thành nhiều phân
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
xưởng sản xuất khác nhau và sản xuất hàng riêng biệt theo từng dây chuyền khác
nhau.
1.4 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp
1.4.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ bao gồm đồ gỗ xây dựng và trang

trí nội thất; các loại cửa đi, cửa sổ, ván sàn, giường, tủ, bàn, ghế...
Sản phẩm là sản phẩm mộc đã được gia công chế biến và sơn phủ hoàn thiện
hoặc lau dầu bảo quản. Sản phẩm có thể được phân loại theo kết cấu sản phẩm (tháo
lắp rời từng chi tiết hoặc lắp cứng không tháo rời được); theo mục đích sử dụng (sản
phẩm trong nhà hoặc sản phẩm ngoài trời); phân loại theo tên hoặc dòng sản phẩm…
Tuỳ theo từng điều kiện và yêu cầu của khách hàng mà có sự phân loại sản phẩm phù
hợp.
Công ty tập chung sản xuất cho thị trường xuất khẩu, năng suất và doanh số
của Công ty không ngừng tăng trưởng trong suốt những năm vừa qua. Các sản phẩm
do Công ty Woodsland sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính
nhất như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga, Nhật Bản…Với mục tiêu mang các sản phẩm
chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu vô cùng khắt khe của các khách hàng nước
ngoài.
Để phục vụ người tiêu dùng trong nước, Công ty Woodsland cũng tham gia
vào việc cung cấp các sản phẩm nội thất cho thị trường nội địa. Kể từ khi thâm nhập
thị trường nội địa, Công ty Woodsland đã sản xuất và lắp đặt hệ thống cửa và nội thất
cho các công trình lớn như: Trụ sở chính và các chi nhánh Ngân hàng các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh VP Bank, Tòa nhà cao tầng Artex Building 172 Ngọc
Khánh, Chung cư cao cấp Happy House Garden - khu đô thị Việt Hưng và rất nhiều
các biệt thự, căn hộ khác…với chất lượng cao cấp luôn đem lại sự hài lòng cho khách
hàng.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Khối sản xuất đứng đầu là giám đốc sản xuất, có chức năng nhiệm vụ tiếp nhận
các lệnh sản xuất của Tổng giám đốc hoặc bộ phận Kế hoạch vật tư và lập kế hoạch sản
xuất của từng bộ phận trực thuộc cho các niên độ ngắn hạn: tuần, tháng. Quản lý việc
sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật, số lượng, thời gian giao hàng của từng loại sản
phẩm. Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực của Công ty: nhân lực, máy móc, thiết
bị, nhà xưởng, nguyên liệu, vật tư tại cơ sở sản xuất của Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Khối sản xuất có đơn vị trực thuộc là khối phục vụ sản xuất gồm Tổ thống kê,
Tổ cơ điện; Xưởng sấy phôi và Xưởng lựa phôi; 3 dây chuyền sản xuất riêng biệt:
DC1 – DC2 – DC3, mỗi dây chuyền bao gồm Xưởng mộc máy và Xưởng hoàn thiện;
Khối sản xuất độc lập bao gồm Xưởng mộc nội thất. Các phân xưởng có thể được
chia thành nhiều tổ với qui mô khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất cụ thể của
từng giai đoạn.
- Phân xưởng sấy phôi: Có chức năng tiếp nhận nguyên liệu (gỗ), tiến hành
phân loại theo kích thước, thực hiện công việc sấy phôi theo đúng qui trình (xếp phôi,
vào lò, ra lò), theo dõi và kiểm tra liên tục qui trình sấy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Sắp xếp và quản lý nguyên liệu đảm bảo an toàn cả về số lượng và chất lượng trước
khi bàn giao cho phân xưởng lựa phôi.
- Phân xưởng lựa phôi: Có chức năng phân loại, sắp xếp gỗ đã sấy theo đúng
kích thước phôi qui định, phục vụ yêu cầu của sản xuất, đảm bảo chất lượng phôi gia
công theo đúng yêu cầu. Xử lý những loại phôi có khuyết tật sau khi sấy để tạo ra
phôi có tiêu chuẩn đúng qui định để đưa vào gia công chi tiết.
- Dây chuyền sản xuất: Các dây chuyền sản xuất độc lập được qui hoạch để
đảm nhận sản xuất từng chủng sản phẩm khác nhau nhưng vẫn có thể tương trợ lẫn
nhau trong từng khâu khi cần thiết. Các dây chuyền được chia thành nhiều tổ sản xuất
tuỳ thuộc và tính chất đặc thù của dòng sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đó.
+ Tổ sơ chế: Thực hiện các bước gia công ban đầu trên máy, đảm bảo các kích
thước yêu cầu kỹ thuật đề ra với từng loại sản phẩm.
+ Tổ tinh chế: Tiến hành gia công các chi tiết theo theo kích thước định hình
của bản vẽ thiết kế của từng loại sản phẩm. Thực hiện đúng các qui trình để hoàn
thiện chi tiết sản phẩm đảm bảo yêu cầu, chất lượng kỹ thuật.
+ Tổ lắp ráp: Tiếp nhận các chi tiết đã được gia công tinh chế đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật. Tiến hành lắp ráp thành cụm chi tiết và các sản phẩm hoàn thiện theo
yêu cầu chất lượng kỹ thuật của từng sản phẩm.
+ Tổ hoàn thiện bề mặt: Thực hiện công tác hoàn thiện bề mặt sản phẩm theo
yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm (để mộc, sơn phủ, lau dầu,…) theo chỉ định của

từng loại sản phẩm. Tuân thủ các qui trình kiểm tra chất lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật
mới được đóng gói và xuất Xưởng.
- Xưởng cơ điện: Có chức năng theo dõi hoạt động của hệ thống cấp điện cho
hoạt động sản xuất của các bộ phận phân xưởng cũng như toàn công ty. Lập phương
án và thực hiện các công việc liên quan để phục vụ việc sử dụng điện, máy móc thiết
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
bị một cách tối ưu. Kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng định kỳ, sửa
chữa khắc phục sự cố hỏng hóc của máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống
điện nước của công ty. Gia công các chi tiết theo thiết kế, bản vẽ và làm các công
việc liên quan khác khi có phiếu yêu cầu công việc. Tham gia các hạng mục công
việc liên quan đến cơ điện trong các phần sửa chữa, cải tạo và xây dựng cơ bản của
công ty.
- Tổ thống kê: Có chức năng theo dõi và có ghi chép đầy đủ số lượng dở dang
và hoàn thành của từng nhóm, tổ sản xuất theo từng ca, ngày làm việc. Lập báo cáo
định kỳ hoặc theo yêu cầu của người quản lý về các số liệu liên quan đến sản lượng
sản xuất ở các công đoạn trong nhà máy.
Ngoài ra khối sản xuất còn có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng ban khác
để đảm bảo thực hiện được tốt các kế hoạch sản xuất đã đề ra:
- Phối hợp với phòng Kế hoạch vật tư để lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết
bị, phụ tùng.
- Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính để kiểm tra sát hạch tay nghề
đảm bảo cho việc nâng bậc lương cho người lao động.
- Phối hợp với phòng Quản lý chất lượng để khắc phục và ngăn ngừa các vấn
đề liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
1.4.3 Đặc điểm công nghệ
Qui trình công nghệ
Công ty có trụ sở chính tại lô 11 khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh –
Hà Nội có diện tích là 15.128 m

2
, tại đây có hai dây chuyền sản xuất chính là dây
chuyền số 1 và dây chuyền số 2. Dây chuyền số 3 đặt tại Nam Hồng – Đông Anh –
Hà Nội có diện tích 11.220 m
2
. Ngoài ra còn có các phân xưởng khác đặt tại khu công
nghiệp Quang Minh mở rộng thuộc xã Kim Hoa, huyện Mê Linh có diện tích 23.920
m
2
. Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu được nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Đức,
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
Phân loại và
sấy phôi
Phân loại phôi
sau sấy
Gia công tinh
chế
Lắp ráp sản
phẩm
Hoàn thiện
sản phẩm
Đóng gói, lưu
kho, xuất hàng
Nguyên liệu
sản xuất
Cắt lựa và sơ
chế phôi sấy
9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Nga và Trung Quốc…và một số máy móc thiết bị được mua từ các công ty chế tạo

máy trong nước.
Phôi nguyên liệu sau khi nhập về được phân loại, xếp lên các Pallet theo kích
thước qui định và được chuyển tới bãi tập kết chờ sấy hoặc đưa vào lò sấy. Gỗ
nguyên liệu được sấy tự động bằng hệ thống lò sấy hơi nước hiện đại, tổng số lò sấy
hiện nay của công ty là 23 lò với công suất sấy mỗi lò từ 50-60 m
3
/một lò. Sau khi gỗ
sấy đạt yêu cầu về độ ẩm gia công được chuyển qua phân xưởng lựa phôi, tại đây
phôi gỗ sấy được phân loại một lần nữa để loại trừ các phôi bị khuyết tật sau khi sấy.
Phôi sấy đạt yêu cầu được pha phôi, cắt lựa đưa về các kích thước chi tiết thô, hoặc
ghép định hình thành các chi tiết với qui cách lớn hơn. Việc pha phôi, cắt lựa hoặc
ghép tạo hình được thực hiện với sự hỗ trợ của một loạt các máy móc thiết bị hiện đại
như hệ thống máy cưa Ripsso, máy cắt tự động Opticut, máy phay Finger Joint, giàn
máy ghép dọc, máy ghép ngang, máy bào bốn mặt…Phôi sau khi được tạo hình chi
tiết lại tiếp tục được chuyển qua bộ phận gia công tinh chế, tại đây các phôi chi tiết
thô được gia công chính xác về kích thước tinh của chi tiết sản phẩm với sự hỗ trợ
của các máy móc thiết bị khác như máy phay cắt hai đầu, máy khoan, máy phay, máy
chà nhám…Các phôi chi tiết đạt yêu cầu chất lượng lại được chuyển tiếp qua công
đoạn lắp ráp sản phẩm, các sản phẩm được lắp dựng từ các phôi đã gia công chi tiết
với sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị như máy vam kẹp bằng thuỷ lực hoặc khí nén,
hệ thống khuôn gá dưỡng để đảm bảo độ chính xác về hình khối sản phẩm…Sản
phẩm sau khi lắp ráp được đưa tới xưởng hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm được chà
nhám làm nhẵn bề mặt sau đó sơn phủ hoàn thiện hoặc lau dầu bảo quản rồi đóng gói
lưu kho chờ xuất hàng. Tuỳ vào đặc điểm từng dòng sản phẩm mà công đoạn hoàn
thiện chi tiết sản phẩm có thể được thực hiện trước hoặc sau khi lắp ráp sản phẩm.
Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ quá trình gia công sản
xuất thì Công ty cũng liên tục đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng mặt bằng sản
xuất, đầu tư lắp ráp thêm nhiều hệ thống hút bụi, cải tạo hệ thống cách nhiệt khu vực
gia công sản xuất…đảm bảo môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động ngoài
ra nó còn đáp ứng yêu cầu tăng công suất xuất hàng từ phía đối tác, khách hàng và

nhu cầu mở rộng thị trường của Công ty. Bằng chứng là ban đầu từ một dây chuyền
sản xuất chính đến năm 2006 Công ty triển khai mở rộng sản xuất thêm dây chuyền
sản xuất số 2, đến đầu năm 2008 dây chuyền sản xuất số 3 của Công ty cũng đi vào
hoạt động, và gần đây Công ty đang triển khai dự án mở rộng thêm dây chuyền sản
xuất số 4, số 5 và các xưởng sản xuất khác trong những năm qua hệ thống máy móc
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
thiết bị của Công ty luôn được quản lý sử dụng một cách hiệu quả, các máy móc
trang thiết bị được bảo dưỡng định kỳ, các máy móc thiết bị được khắc phục sửa
chữa ngay khi có sự cố.
1.4.4 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của Công ty bao gồm dòng sản phẩm xuất khẩu và dòng sản phẩm
nội địa. Các sản phẩm có thể ở dạng lắp ráp chi tiết tháo rời hoặc các sản phẩm lắp cố
định các chi tiết. Sản phẩm xuất khẩu gồm có các sản phẩm ngoài trời như bàn ghế
ngoài trời, giường tắm nắng…và các sản phẩm trong nhà như kệ, tủ, bàn ghế, khung
gương,…Sản phẩm nội địa bao gồm giường, tủ, cửa đi và cửa sổ các loại, các vật
dụng trang trí khác được làm từ gỗ…Các sản phẩm trên được gia công từ nhiều loại
gỗ khác nhau như gỗ keo rừng trồng, gỗ OAK, gỗ ASH nhập khẩu, và một số loại gỗ
khác tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Thông thường các sản phẩm gỗ ngoài trời sẽ
được lau dầu bảo quản hạn chế các tác động xấu bên ngoài thiên nhiên như nắng
mưa, sâu nấm, mục ải…, còn các sản phẩm trong nhà thường được sơn trang sức
bằng các loại sơn như sơn PU, sơn NC, sơn UV…tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng
hoặc yêu cầu khách hàng mà sản phẩm sẽ được lựa chọn loại sơn phủ phù hợp nhất.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian gần đây
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Ngày 31 tháng 12 năm 2006, 2007, 2008, 2009

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Mã
Năm
2009
Năm
2008
Năm
2007
Năm
2006
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 103.783 59.682 98.091 43.738
Các khoản giảm trừ doanh thu 02 6.194 - 0.167 0.150
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)
10 103.777 59.682 97.924 43.588
Giá vốn hàng bán 11 86.706 52.936 81.179 33.542
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
20 17.071 6.746 16.745 10.046
Doanh thu hoạt động tài chính 21 4.739 2.491 0.468 0.076
Chi phí tài chính 22 5.281 4.152 4.513 1.721
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 4.169 3.737 4.429 1.651
Chi phí bán hàng 24 1.338 1.102 1.576 0.754
Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.243 2.363 4.362 2.203
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh (30 = 20 + (21 – 22) – (24
+ 25))
30 10.948 1.621 6.762 5.444

Thu nhập khác 31 0.101 3.052 5.166 0.062
Chi phí khác 32 0.203 0.158 4.936 0.101
Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 40 (0.102) 2.894 0.230 (0.039)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 +40)
50 10.846 4.515 6.992 5.405
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
51 0.530 - - -
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại
52 - - - -
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60 = 50 – 51 -52)
60 10.316 4.515 6.992 5.405
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 - - - -
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2007, 2008, 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
TÀI SẢN

số
Năm
2009
Năm
2008
Năm

2007
Năm
2006
A. TÀI SẢN NH 100 87.081 65.634 91.379 52.805
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.647 1.821 6.892 1.722
II. Đầu tư tài chính NH 120 0.026 0.103 - 1.722
III. Các khoản phải thu NH 130 27.772 38.630 50.184 33.288
IV. Hàng tồn kho 140 55.154 23.063 33.657 16.601
V. Tài sản NH khác 150 2.482 2.017 0.647 1.194
B. TÀI SẢN DH 200 61.017 52.310 71.500 22.242
I. Các khoản phải thu DH 210 - - - -
II. TSCĐ 220 23.605 22.573 30.550 21.122
III. BĐS đầu tư 240 - - - -
IV. Đầu tư tài chính DH 250 36.874 28.399 37.707 -
V. Tài sản DH khác 260 0.538 1.338 3.243 1.120
TỔNG TÀI SẢN 270 148.098 117.944 162.879 75.047
NGUỒN VỐN - - - -
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 87.081 59.352 101.214 54.838
I. Nợ NH 310 1.647 59.352 84.140 54.838
II. Nợ DH 330 0.026 - 17.074 -
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 61.017 58.593 61.665 20.209
I. Vốn chủ sở hữu 410 - 58.369 61.634 20.209
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 23.605 0.224 0.031 -
TỔNG NGUỒN VỐN 440 148.098 117.945 162.879 75.047
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.5.1 Các tỷ số về khả năng hoạt động của Công ty
Để xem xét đánh giá khả năng hoạt động của Công ty trong những năm qua, ta
phân tích một số tỷ số tài chính sau:

- Vòng quay tiền, tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm
cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền. Qua tính toán cho kết quả vòng
quay tiền của Công ty qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 tương ứng là: 25.31,
14.21, 32.77, 63.01.
- Vòng quay dự trữ tồn kho, tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu
trong năm và giá trị dự trữ. Qua tính toán cho kết quả vòng quay dự trữ tồn kho của
Công ty qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 tương ứng là: 2.63, 2.91, 2.59, 1.88.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DT/TSCĐ, qua các năm 2006, 2007,
2008, 2009 tính toán được tương ứng là: 2.06, 3.21, 2.64, 4.40
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT/TS, qua các năm 2006, 2007, 2008,
2009 tính toán được tương ứng là: 0.58, 0.58, 0.51, 0.70.
Qua tính toán các tỷ số trên cho thấy vòng quay tiền năm 2007 giảm so với
năm 2006, nhưng lại tăng nhanh chóng và liên tục qua năm 2008, 2009, tuy nhiên nếu
xét đến số vòng quay dự trữ tồn kho thì số vòng quay dự trữ tồn kho năm 2007 là cao
nhất, nhưng lại liên tục sụt giảm qua năm 2008, 2009, điều này cho thấy sự bất hợp lý
trong việc quản lý vốn và quản lý dự trữ của Công ty. Số vòng quay tiền tỷ lệ nghịch
với số vòng quay dự trữ tồn kho, phản ánh thực tế hiệu quả việc sử dụng vốn kinh
doanh là không cao, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng không hiệu quả.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2007 (3.21) cao hơn năm 2006 (2.06),
tuy nhiên năm 2008 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế nên hiệu suất sử dụng
tài sản cố định giảm xuống chỉ còn 2.64, đến năm 2009 tỷ số này đã tăng lên 4.40
điều này cho thấy Công ty đã có sự điều chỉnh tích cực trong việc khai thác sử dụng
tài sản cố định đối với quản lý sản xuất kinh doanh.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2007 không tăng so với năm 2006 nhưng
lại giảm ở năm 2008, điều này cho thấy từ năm 2006 đến năm 2008 hiệu quả sử dụng
tài sản lưu động của Công ty là không cao, hiệu quả kinh doanh không tăng, tuy
nhiên năm 2009 Công ty đã có sự điều chỉnh, khai thác sử dụng có hiệu quả tài sản
lưu động của Công ty.
Nhìn chung qua các chỉ số phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và
vốn của Công ty nhìn chung không cao, và chỉ được cải thiện ở năm 2009, việc tổ

chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa tốt, đặc biệt năm 2009 dự trữ tồn kho đã
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
tăng cao đột biến gấp đôi dự trữ tồn kho năm 2008, điều này càng chứng tỏ công tác
quản lý sản xuất, bán hàng kém hiệu quả, vốn đã bị ứ đọng ở hàng tồn kho là quá lớn.
Công ty cần phải có sự điều chỉnh trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh để phát
huy tốt hơn hiệu quả hoạt động của mình.
1.5.2 Các tỷ số về khả năng sinh lãi
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DT, qua các năm 2006, 2007, 2008,
2009 tính toán được tương ứng là: 12.40%, 7.14%, 7.57%, 9.94%.
- Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu, ROE = TNST/VCSH, qua các
năm 2006, 2007, 2008, 2009 tương ứng là: 26.75%, 11.34%, 7.71%, 16.91%.
- Doanh lợi tài sản, ROA = TNST/TS, qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009
tương ứng là: 7.20%, 4.29%, 3.83%, 6.97%.
Qua các kết quả tính toán trên cho thấy từ năm 2006 đến năm 2008, mức
doanh lợi tiêu thụ sản phẩm liên tục sụt giảm và nó chỉ được phục hồi trở lại vào năm
2009. Mức doanh lợi vốn chủ sở hữu, mức doanh lợi trên tài sản của Công ty, cũng
sụt giảm mạnh qua các năm 2006 – 2008 và chỉ tăng trở lại vào năm 2009, nguyên
nhân do các khoản chi phí của Công ty liên tục tăng, nhưng hiệu quả đạt được lại
không cao, điều này cho thấy việc tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của Công ty
là chưa đạt hiệu quả tốt.
Các chỉ số phân tích trên cho thấy hiệu quả công tác quản lý sản xuất và kinh
doanh của Công ty chưa tốt, chưa phát huy được hiệu quả cao, năm 2009 mới có dấu
hiệu phục hồi. Trong thời gian tới Công ty cần phải kịp thời có chính sách điều chỉnh
công tác quản lý tổ chức, để phát huy tốt hơn đà phục hồi năm 2009 và hiệu quả hơn
trong các năm tiếp theo.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHẦN II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Công ty
2.1.1 Cơ cấu độ tuổi lao động
Theo số liệu thống kê từ phòng Tổ chức Hành chính, cơ cấu độ tuổi lao động
của Công ty tính đến hết ngày 31 tháng 05 năm 2010 như sau:
Tổng số lao động của Công ty là 776 người, trong đó:
Độ tuổi dưới 18 tuổi: Không có lao động dưới 18 tuổi, chiếm tỷ lệ 0.00%
Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi: Có 522 lao động, chiếm tỷ lệ 67.27%
Độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi: Có 226 lao động, chiếm tỷ lệ 29.12%
Độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi: Có 26 lao động, chiếm tỷ lệ 3.35%
Độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi: Có 02 lao động, chiếm tỷ lệ 0.26%
Độ tuổi trên 60 tuổi: Không có lao động trên 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 0.00%
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy đa số lao động của Công ty là lao động trẻ tuổi.
2.1.2 Cơ cấu giới tính của lao động
Cũng theo số liệu tổng hợp như trên, trong số 776 lao động của Công ty thì số
lao động nam là 350 người chiếm tỷ lệ 45.10%, số lao động nữ là 426 người chiếm tỷ
lệ là 54.90%. Như vậy xét theo cơ cấu giới tính thì số lao động nam chiếm tỷ lệ thấp
hơn số lao động nữ, tuy nhiên tuỳ theo từng thời điểm giai đoạn sản xuất mà tỷ lệ lao
động nam và nữ có thể thay đổi, nhìn chung thì tỷ lệ lao động nam và nữ thường là
tương đương nhau. Do đặc thù sản phẩm và hoạt động sản xuất của Công ty với phần
lớn sự trợ giúp từ các máy móc thiết bị hiện đại, nên cơ cấu giới tính hầu như ít ảnh
hưởng đến năng suất hiệu quả lao động. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận có tính
chất đặc trưng riêng nên chỉ có lao động nam ở những bộ phận này, như bộ phận cơ
khí cơ điện, bộ phận trực lò sấy…
2.1.3 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Xét cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn được phân ra thành các nhóm
như sau:
Lao động có trình độ trên Đại học: Không có, chiếm tỷ lệ 0.00%
Lao động có trình độ Đại học : Có 37 người, chiếm tỷ lệ 4.77%

Lao động có trình độ Cao đẳng : Có 14 người, chiếm tỷ lệ 1.80%
Lao động có trình độ Trung cấp : Có 29 người, chiếm tỷ lệ 3.74%
Lao động đã qua đào tạo nghề : Có 35 người, chiếm tỷ lệ 4.51%
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Lao động có trình độ phổ thông : Có 696 người, chiếm tỷ lệ 85.18%
Từ tỷ lệ cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của Công ty có thể thấy tỷ
lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn hoặc đào tạo nghề là rất thấp, còn lại chủ yếu
là lao động phổ thông. Do không được đào tạo chính qui nên khả năng làm việc và
phát triển nghề của họ không cao, năng suất lao động thấp. Điều này cho thấy chất
lượng lao động của Công ty là không cao.
2.1.4 Cơ cấu lao động theo vùng miền
Trong số 776 lao động, lao động tại địa phương huyện Mê Linh và huyện
Đông Anh nơi Công ty đặt nhà máy sản xuất có 327 người chiếm tỷ lệ 42.14%, số lao
động tại địa bàn lân cận là huyện Sóc Sơn có 204 người chiếm tỷ lệ 26.29%, còn lại
là các lao động đến từ những địa bàn khác có 245 người chiếm tỷ lệ 31.57%. Qua
thống kê trên có thể thấy số lao động của Công ty phần lớn là các lao động địa
phương và lao động ở địa bàn lân cận.
2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty
2.2.1 Chỉ tiêu thể lực
Thể lực là một trong các tiêu chí quan trọng quyết định tới chất lượng của
người lao động, do đặc thù Công ty là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nên lao
động trong Công ty phần lớn là lao động phục vụ quá trình sản xuất. Theo cơ cấu độ
tuổi lao động, có thể đánh giá lao động của Công ty phần lớn là lao động trẻ tuổi, độ
tuổi từ 18 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 96.39% tổng số lao động của Công ty, đây chính là
một lợi thế của Công ty, đảm bảo Công ty có một nguồn lao động trẻ, khoẻ.
Để đảm bảo có nguồn nhân lực tốt cho Công ty thì vấn đề thể lực của người
lao động được Công ty rất coi trọng. Ngay từ công tác tuyển chọn nhân sự đầu vào,
các chỉ tiêu này đã được đặt ra một cách rất rõ ràng. Tất cả các lao động khi nộp hồ

sơ tuyển dụng ngoài các giấy tờ yêu cầu thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận kết quả
khám sức khoẻ tại địa phương đảm bảo đạt yêu cầu lao động. Công ty cũng liên kết
với trung tâm y tế Vĩnh Hà - Hà Nội tổ chức khám sức khoẻ toàn diện định kỳ cho
người lao động mỗi năm một lần. Đối với các lao động sau khi ký hợp đồng lao động
chính thức, Công ty sẽ thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho
người lao động. Người lao động được quyền đăng ký đóng bảo hiểm y tế tại cơ sở y
tế hoặc bệnh viện gần nơi mình sinh sống nhất để thuận tiện cho việc khám chữa
chăm sóc sức khoẻ. Hàng năm Công ty cũng tổ chức, tham dự các hoạt động giao lưu
văn hoá văn nghệ và thể thao trong nội bộ Công ty hoặc với các công ty đối tác trong
ngành, với mục đích nâng cao tinh thần và thể lực cho người lao động.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2.2.2 Chỉ tiêu trí lực
Theo cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn như đã nói ở trên, có thể thấy
nguồn lao động của Công ty bao gồm lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung
cấp, và lao động có trình độ phổ thông. Tuy nhiên tỷ lệ số lao động trình độ từ trung
cấp trở lên chiếm tỷ lệ (10.31%), số lao động đã qua đào tạo cũng chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ (4.51%) trong tổng số lao động của Công ty, còn số phổ thông lại chiếm đa số
(85.18%). Như vậy với cơ cấu lao động về trình độ chuyên môn và tay nghề lao động
hiện tại ở Công ty, thì số lao động đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo
tay nghề là quá thấp, điều này sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt tới hoạt động
sản xuất của Công ty như, thiếu cán bộ nhân viên có năng lực chuyên môn phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng đến việc tiếp thu và khai
thác có hiệu quả công nghệ mới, thiếu cán bộ quản lý ở các cấp, năng suất lao động
không cao do thiếu lao động có tay nghề, việc thao tác vận hành các máy móc thiết bị
sẽ bị hạn chế do thiếu lao động có kỹ thuật, do đó không phát huy được hết hiệu quả
công suất mà máy móc thiết bị mang lại, đôi khi còn có thể gây ra những hỏng hóc
cho máy móc thiết bị, do số lao động phổ thông chưa qua đào tào nghề nên việc phối
hợp tổ chức sản xuất giữa các cá nhân và các bộ phận cũng sẽ bị hạn chế, năng suất

lao động vì thế cũng không cao.
Để gắn kết và phát huy năng lực của từng đối tượng trên trong hoạt động tổng
thể của Công ty, Công ty cũng đã xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của người lao động, trình độ quản lý tổ chức hoạt động của doanh
nghiệp, cụ thể:
Đối với bộ phận quản lý doanh nghiệp có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu đánh
giá đó là:
- Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: Yêu cầu các cán bộ ở từng cấp quản lý
phải có sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của mình, phải có kiến thức và
kinh nghiệm thực tiễn có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên
môn mà mình quản lý.
- Khả năng giao tiếp: phải có khả năng giao tiếp tốt, bao gồm giao tiếp thông
thường với các đối tác, khách hàng trong nước của Công ty, ở một vài vị trí thường
xuyên phải làm việc với đối tác nước ngoài hoặc các tổ chức đại diện của đối tác
nước ngoài thì yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ có thể giao tiếp, có khả năng tiếp
nhận đọc, dịch các tài liệu văn bản bằng tiếng Anh và triển khai các nội dung công
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
việc có liên quan đến những tài liệu văn bản đó, giao dịch với các đối tác bằng ngôn
ngữ tiếng Anh.
- Khả năng lãnh đạo và tổ chức quản lý: Yêu cầu phải biết tổ chức bộ máy
hoạt động phù hợp với cơ chế quản lý chung của Công ty, biết sắp xếp sử dụng đúng
người vào đúng vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn tượng nhằm phát huy tốt
nhất những năng lực sở trường của từng cá nhân, có khả năng phát hiện những cá
nhân có năng lực, trình độ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bổ nhiệm sắp xếp vào
những vị trí quản lý khác. Xây dựng các chính sách khen thưởng, khuyến khích đúng
mức, kịp thời với người lao động giúp họ làm việc hiệu quả năng suất cao. Ngoài ra
người quản lý còn phải có khả năng làm việc độc lập hoặc giải quyết sự vụ cần kíp để
đảm bảo có thể giải quyết công việc một cách có hiệu quả, nhanh nhạy bén và có thể

tự đưa ra những quyết định chính xác phù hợp với mục tiêu hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Biết cách phân tích đánh giá những tình huống phát sinh bất
thường trong doanh nghiệp và đưa ra được những biện pháp, phương án xử lý giải
quyết tình huống hiệu quả.
- Người lao động trực tiếp là các công nhân, bắt buộc sau khi được tiếp nhận
làm việc tại Công ty phải trải qua được khoá đào tạo về an toàn lao động, tuỳ từng bộ
phận làm việc công nhân ở các bộ phận này phải nắm bắt được các máy móc thiết bị
liên quan (nếu có), nắm bắt được nguyên lý vận hành và nguyên tắc an toàn của máy
móc thiết bị đó.
2.2.3 Chỉ tiêu trình độ tay nghề
Đối với đội ngũ lao động trực tiếp là các công nhân, một số chỉ tiêu đưa ra đó là:
- Sử dụng các lao động tuyển dụng từ các trường đào tạo nghề, lao động phổ
thông… đã qua vòng sơ tuyển đầu vào.
- Kiểm tra đánh giá phân loại trình độ tay nghề người lao động, việc đánh giá
phân loại có thể căn cứ vào năng suất lao động của từng người, khối lượng sản phẩm
mà họ làm ra trong một đơn vị thời gian, thao tác và biện pháp thực hiện các bước
công việc…những người có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản
xuất đồ gỗ, có năng lực tổ chức sản xuất được ưu tiên đào tạo và bổ nhiệm vào những
vị trí quản lý khác nhau của khối sản xuất.
- Để đánh giá trình độ tay nghề của công nhân, Công ty sử dụng hệ thống
thang bậc thợ, theo đó số bậc thợ được chia thành 7 bậc, và bậc lương cũng được
phân chia tương ứng theo từng bậc thợ. Trong quá trình làm việc những lao động có
tay nghề, có tinh thần lao động tích cực và có nhiều sáng kiến cải tiến nâng cao năng
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
suất lao động sẽ được trưởng bộ phận đề nghị lên ban lãnh đạo cấp trên xem xét nâng
bậc lương.
2.2.4 Đánh giá tình hình chấp hành nội quy kỷ luật lao động
- Tại Công ty, nội qui kỷ luật được xây dựng dựa trên điều kiện hoạt động sản

xuất thực tế của Công ty và những qui định có trong bộ luật Lao động hiện hành của
Việt Nam. Theo đó tất cả các cán bộ công nhân viên phải chấp hành nghiêm túc theo
những nội qui kỷ luật lao động của Công ty, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo
qui định của Công ty. Tuy nhiên thực tế tại Công ty đôi khi việc chấp hành nội qui kỷ
luật cũng chưa thật nghiêm túc, chưa chấp hành đúng những qui định đã ban hành.
Chưa tuân thủ nghiêm ngặt giờ làm và giờ nghỉ, cán bộ nhân viên còn làm việc riêng
trong giờ, một số cán bộ công nhân không tự giác làm việc khi không vắng mặt cán
bộ quản lý, tự ý nghỉ giữa giờ làm việc, một số cán bộ nhân viên ra ngoài Công ty
không đúng mục đích công việc. Còn hiện tượng công nhân không sử dụng hoặc sử
dụng không đúng trang phục bảo hộ…Đã có rất nhiều cán bộ công nhân viên vi phạm
nội qui kỷ luật lao động và bị xử phạt theo qui định của Công ty, nhưng hiện tượng
này vẫn chưa được khắc phục triệt để. Do vậy Công ty cần phải có biện pháp quản lý
tổ chức sản xuất và các chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn để việc chấp hành nội qui kỷ
luật lao động được tốt hơn.
2.2.5 Đánh giá mức độ ổn định của lao động theo cơ cấu vùng miền
- Theo số liệu thống kê về cơ cấu lao động theo vùng miền trong công ty như
trên thì số lao động tại địa phương chiếm 42.14%, số lao động tại địa bàn lân cận
chiếm 26.29%, như vậy tổng số lao động ở hai địa bàn này chiếm tới 68.43% tổng số
lao động trong Công ty, hơn nữa đa phần là lao động phổ thông. Điều này mang lại
số mặt thuận lợi cho Công ty như công tác tuyển dụng lao động thuận tiện do số lao
động tại địa phương là khá lớn, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương góp
phần ổn định xã hội…tuy nhiên do địa điểm Công ty thuộc khu Công nghiệp Quang
Minh, là khu Công nghiệp có rất nhiều các doanh nghiệp, nhà máy đặt tại đây, bên
cạnh đó là khu công nghiệp Bắc Thăng Long, cũng là nơi tập chung rất nhiều các
doanh nghiệp, nhà máy, do vậy nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp này là rất
lớn, các doanh nghiệp luôn trong tình trạng khan hiếm lao động, các doanh nghiệp
luôn phải cạnh tranh lao động, điều này cũng góp phần tạo cho các lao động có nhiều
sự lựa chọn nơi làm việc hơn và do đó mức độ gắn bó ổn định với Công ty sẽ thấp
hơn. Điều này được lý giải là do các lao động địa phương hoặc địa bàn lân cận ít phải
chịu sức ép từ việc thuê nhà trọ, sức ép từ các điều kiện sinh hoạt khác…nên họ sẽ

Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
sẵn sàng thay đổi nơi làm việc khác khi Công ty không thoả mãn được các điều kiện
của họ. Theo thống kê từ tháng 5 năm 2009 đến hết tháng 5 năm 2010 có 813 lao
động xin nghỉ việc, trong số đó thì lao động địa phương là 281 người chiếm tỷ lệ
34.56%, lao động tại địa bàn lân cận là 263 người chiếm tỷ lệ 32.35%, như vậy tổng
số lao động tại địa phương và địa bàn lân cận nghỉ việc chiếm tỷ lệ 66.91% tổng số
lao động nghỉ việc của Công ty. Tỷ lệ này cho thấy mức độ ổn định của của lao động
địa phương và địa bàn lân cận là thấp hơn so với các vùng miền khác.
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực
2.3.1 Nhân tố khách quan
2.3.1.1 Hệ thống giáo dục xã hội
Số lượng lao động mới chỉ phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động
vào sự phát triển kinh tế, nhưng một mặt khác cũng rất quan trọng đó là chất lượng
nguồn lao động, đây là nhân tố chính góp phần làm tăng năng suất lao động. Chất
lượng lao động chỉ có thể được nâng cao nhờ các chương trình giáo dục, đào tạo, nhờ
sức khoẻ của người lao động và sự bố trí các điều kiện môi trường làm việc tốt cho
người lao động.
Giáo dục được coi là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của
con người. Kết quả của giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo cơ hội
thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Công nghiệp thay đổi càng nhanh càng
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá thông qua
tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ việc nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và quá trình tích luỹ kinh nghiệm nghề
nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu giáo dục đào tạo của nước ta còn nhiều bất cập và chưa hợp
lý cả về cơ cấu các loại lao động và cơ cấu đầu tư ngân sách giữa các bậc ngành đào
tạo. Trong những năm qua, mặc dù nhà nước luôn nỗ lực điều chỉnh những bất cập
trên nhưng hiệu quả đạt được thì vẫn chưa cao. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
hiện có 86% lao động đang làm việc nhưng chỉ có 2% trong số đó được đào tạo dưới

các hình thức. Hơn nữa ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo của nước ta còn
quá thấp, chỉ chiếm 10-12% ngân sách nhà nước.
Trong những năm gần đây, qui mô đào tạo cán bộ chuyên môn và công nhân
kỹ thuật đã tăng lên, số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,
các trường nghề đã được mở rộng. Cùng với sự tăng lên của các cơ sở đào tạo, số
lượng học viên cũng không ngừng tăng lên. Ngoài ra các hình thức đào tạo cũng phát
triển mạnh mẽ và đa dạng, các hình thức đào tạo không chính qui đã có mặt ở nhiều
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
địa phương trên cả nước, đã thu hút được nhiều học viên tham gia học tập, điều này
tác động tích cực tới chất lượng lao động, bổ sung được một phần lao động đã qua
đào tạo cho các doanh nghiệp. Cơ sở trang thiết bị đào tạo cũng được nâng cấp và bổ
sung rất nhiều, các phòng thí nghiệm, các cơ sỏ thực hành thực tập được đầu tư thêm
máy móc trang thiết bị…giúp học viên có điều kiện tiếp xúc thực tế, nâng cao trình
độ, tay nghề. Tuy nhiên vẫn có nhiều cơ sở trang thiết bị còn lạc hậu, cũ kỹ không
đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, học tập, và thực hành hiện nay. Đội ngũ giảng
viên đã tăng lên đáng kể trong những năm qua, song vẫn còn thiếu rất nhiều ở các
trường, đặc biệt là các trường đào tạo ở vùng sâu, vùng xa.
Về chất lượng đào tạo, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng nhìn
chung chất lượng đào tạo chuyên môn, đào tạo nghề là chưa cao, các chương trình
đào tạo không bám sát thực tế, còn nặng nề về lý thuyết, thiếu thực hành, do vậy
không phát huy được khả năng tư suy và sáng tạo của học viên. Phương pháp giáo
dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, học viên sau khi tốt nghiệp thiếu tính sáng tạo, linh
hoạt trong việc vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc. Các ngành kỹ thuật
còn thiếu nhân lực có trình độ cao. Cơ cấu đào tạo nghề còn nhiều bất hợp lý, 85% là
đào tạo ngắn hạn, chỉ có 15% là đào tạo chính qui dài hạn.
Nhìn chung chất lượng lao động ở nước ta là rất thấp, kỹ năng thực hành và
tác phong công nghiệp thấp, khả năng tiếp cận ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.
Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, chất lượng đào

tạo không đáp ứng được yêu cầu người sử dụng.
2.3.1.2 Nhân tố thị trường lao động
Việt Nam là một trong nhóm những nước có dân số cao nhất thế giới, qui mô
dân số đứng thứ hai Đông Nam Á, đứng thứ 13 trên thế giới, cơ cấu dân số trẻ với số
người trong độ tuổi 16-34 tuổi chiếm 60% trong tổng số 35.9 triệu lao động. Mỗi
năm lực lượng lao động lại gia tăng thêm 3% tương đương với 1.24 triệu lao động.
Dự báo năm 2010 qui mô dân số nước ta khoảng 95 triệu người và số người trong độ
tuổi lao động chiếm gần 58 triệu người, chiếm 60.7% dân số. Việt Nam có nguồn lao
động dồi dào, nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo lại thiếu, đây chính là mâu
thuẫn lớn nhất về qui mô lao động của Việt Nam, chúng ta vừa thừa lao động nhưng
cũng lại vừa thiếu lao động. Hiện nay nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ dần
dần đã không còn là lợi thế của nước ta nữa, thay vào đó đòi hỏi lao động phải có
trình độ chuyên môn cao, chất lượng lao động đồng đều.
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD – KHOA QTKD CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Nguồn lao động phổ thông là nguồn lao động rất dồi dào nên có phần thuận
lợi cho công tác tuyển dụng lao động, tuy nhiên do không được đào tạo chuyên môn,
tay nghề do vậy năng suất lao động của họ thấp, hiệu quả không cao, thiếu tác phong
công nghiệp, hạn chế trong việc phối hợp thực hiện công việc, hơn nữa các đối tượng
này cũng là những đối tượng có độ ổn định thấp nhất, họ dễ dàng dời bỏ công việc
hiện tại để tìm đến với những công việc phổ thông khác. Do vậy có thể thấy rằng một
thực tế từ thị trường lao động hiện nay là vừa thiếu, vừa thừa lao động.
2.3.2 Nhân tố chủ quan
2.3.2.1 Mục tiêu chính sách của Công ty với người lao động
Quản trị nhân sự có thể nói vừa là một môn khoa học nhưng lại vừa là một
nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở việc các nhà quản trị phải nắm vững các đặc
điểm vốn có của con người để có thể xây dựng chính sách quản lý hợp lý dựa trên cơ
sở vận dụng các quy luật khách quan, và nó là một nghệ thuật bởi các nhà quản lý
phải biết lựa chọn kết hợp các phương pháp quản lý thích hợp vì mỗi cá nhân con

người đều có sự khác biệt lẫn nhau về nhu cầu, thái độ, nhận thức, đặc điểm tâm sinh
lý. Ở một khía cạnh nào đó thì người lao động trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất
nhiều bởi chính sách quản lý, cách cư xử của lãnh đạo doanh nghiệp. Việc quản trị sẽ
đem lại hiệu quả khi nhà quản trị kết hợp đúng đắn nhuần nhuyễn và linh hoạt các
phương pháp quản trị. Nhận thức thấy tầm quan trọng của vấn đề này, lãnh đạo Công
ty đã đề ra một số chủ trương chính sách nhằm tạo ra một môi trường làm việc tốt
cho người lao động, gắn kết quyền lợi của người lao động với sự phát triển của Công
ty và tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, nâng cao hơn nữa năng suất
lao động, nâng cao mức thu nhập của người lao động…qua đó người lao động sẽ yên
tâm công tác và gắn bó chặt chẽ hơn với Công ty. Một số chủ trương chính sách hiện
nay của Công ty với người lao động đó là:
Công ty đã thực hiện mua bảo hiểm cho người lao động sau khi ký hợp đồng
lao động chính thức dài hạn với Công ty bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo ổn định về vật chất và tinh thần cho người lao động,
góp phần thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, giúp người lao động yên tâm làm việc.
Hàng năm Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
Công ty cũng có chính sách hỗ trợ phụ cấp cho các lao động làm việc trực tiếp
tại các vị trí chịu ảnh hưởng bởi các tác động do tính chất công việc tạo ra như phụ
cấp cho các lao động làm việc trực tiếp tại khu vực sơn, hoặc lau dầu có bị ảnh hưởng
Sinh viên: Nguyễn Trung Kiên – Khoá 18B MSV : BH182283
23

×