PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã và đang có những
đổi mới tích cực nhằm đào tạo những con người Việt Nam mới phát triển toàn
diện cả về trí lực, thẩm mĩ và nhân cách. Trong đó đổi mới nội dung, mục
tiêu, chương trình và phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thông giữ một
vai trò đặc biệt quan trọng, trở thành yêu cầu cấp thiết đối với nền giáo dục
hiện nay.
Trong SGK địa lí 12 THPT - Ban cơ bản, số lượng các biểu đồ, các bài
tập liên quan đến biểu đồ chiếm một tỉ lệ khá lớn. Trong các đề thi, kiểm tra
địa lí 12 (từ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì đến các kì thi tốt nghiệp,
cao đẳng đại học hay các kì thi HS giỏi các cấp), nội dung các câu hỏi liên
quan đến biểu đồ chiếm một phần quan trọng. Trước tình hình đổi mới nội
dung và yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, trước những vai trò quan
trọng của việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, và thực trạng ở trường THPT
trong việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ còn nhiều bất cập, tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu cho mình là: “Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học địa lí
12 THPT”.
2. Mục đích của đề tài
Rèn luyện cho HS kĩ năng biểu đồ trong dạy học địa lí 12.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Rèn luyện cho HS các kĩ năng biểu đồ trong dạy học địa lí 12 THPT -
Ban cơ bản.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
a. Phương pháp lí thuyết
.b. Phương pháp thống kê toán học
c. Phương pháp thực tiễn
1
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn trong việc Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy
học địa lí 12 THPT - Ban cơ bản.
6. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng vẽ
biểu đồ trong dạy học địa lí đã có khá nhiều các tác giả cả đã nghiên cứu.
Tiểu biểu phải kể đến Nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm với công trình “Kĩ
thuật thể hiện biểu đồ địa lí”, Đỗ Ngọc Tiến – Phí Công Việt với công trình
“Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kĩ năng thi vào đại học cao
đẳng - Môn địa lí…và một số công trình nghiên cứu khác.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu
đồ trong dạy học địa lí 12 THPT - Ban cơ bản.
Chương 2. Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học địa lí 12 THPT -
Ban cơ bản.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
2
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
. Một số vấn đề về biểu đồ
* Khái niệm:
Biểu đồ là một loại đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan SLTK
về quá trình phát triển của hiện tuợng, cấu trúc hiện tượng, mối quan hệ giữa
thời gian và không gian của các hiện tượng.
* Phân loại:
Biểu đồ động thái: Thể hiện sự phát triển, thay đổi cơ cấu của đối
tượng…
Biểu đồ cơ cấu: Thể hiện cơ cấu của các thành phần trong tổng
thể…
Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh các hiện tượng địa lí với nhau…
Biểu đồ thể hiện mối quan hệ: Thể hiện mối quan hệ giữa các hiện
tượng địa lí…
- Dựa vào hình dạng thể hiện gồm:
Biểu đồ hình tròn: Thể hiện quy mô, cơ cấu, sự thay đổi quy mô
cơ cấu, sự so sánh quy mô cơ cấu
Biểu đồ hình vuông: giống biểu đồ hình tròn
Biểu đồ hình cột: Thể hiện sự so sánh, tình hình phát triển
Biểu đồ đường: Thể hiện tình hình phát triển, tốc độ tăng trưởng
Biểu đồ kết hợp cột đường: Thể hiện tình hình phát triển qua
nhiều mốc thời gian…
Biểu đồ miền: Thể hiện sự thay đổi cơ cấu, giá trị qua nhiều mốc
thời gian
1.2. Cơ sở thực tiễn
3
1.2.1. Đặc điểm chương trình SGK địa lí 12THPT - Ban cơ bản
* Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ
bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển KTXH của
Việt Nam; Những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các
đại phương nơi HS đang sinh sống nói riêng.
* Về kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự vật và hiện
tượng địa lí, vẽ lược đồ, biểu đồ.
- Thu thập, xử lí và trình bày các thông tin địa lí.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và để ứng
dụng vào thực tiễn cuộc sống.
1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS lớp 12
Bao gồm các em HS ở lứa tuổi 17 - 18 - 19, hầu hết các em đã phát
triển toàn diện về mọi mặt. Có thể nói nhân cách các em đã được hình
thành về cơ bản, đó là những hành trang sức mạnh tạo cho các em niềm
tin và tâm thế sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập.
1.2.3. Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học
địa lí 12 ở trường THPT
Như đã nêu ở phần mở đầu, việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho HS trong
dạy học đia lí ở các trường THPT hiệu quả còn thấp, chưa phát huy được tác
dụng vốn có của nó, chính vì vậy mà kĩ năng biểu đồ của hoc sinh THPT,
nhất là HS 12 còn nhiều yếu kém.
4
Chương 2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 12 THPT
2.1. Rèn luyện kĩ năng biểu đồ trong dạy học địa lí lớp 12 THPT - Ban
cơ bản
2.2.1. Khái quát về biểu đồ và những yêu cầu chung về rèn luyện kĩ
năng biểu đồ trong dạy học địa lí 12 THPT – Ban cơ bản
2.2.1.1. Khái quát chung
Trong SGK địa lí 12 THPT – Ban cơ bản bao gồm khá đầy đủ các loại
biểu đồ và các bài tập liên quan đến kĩ năng biểu đồ.
2.2.1.2. Những yêu cầu chung
Bước 1. Xác định loại biểu đồ cần vẽ
Dạng 1. Dạng bài tập yêu cầu trực tiếp
Dạng 2. Dạng bài tập yêu cầu gián tiếp.
Đối với dạng 1: thường có ở các bài tập, bài thực hành, đề thi kiểm tra
hay đề thi tốt nghiệp THCS và THPT.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam
năm 2008?
Đối với dạng 2:
* Dựa vào câu hỏi để xác định loại biểu đồ cần vẽ
Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu và
sự thay đổi quy mô cơ cấu của tổng thể trong một, hai hoặc ba mốc thời gian
hoặc so sánh quy mô cơ cấu của một, hai hoặc ba đối tượng trong cùng một
mốc thời gian thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là hình tròn hoặc hình
vuông.
5
Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát
triển hay so sánh giá trị của các đối tượng trong một hoặc nhiều mốc thời
gian thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là hình cột, ngoài ra có thể lựa
chọn biểu đồ đường hay biểu đồ kết hợp.
Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng
hay động thái phát triển của các đối tượng trong nhiều mốc thời gian thì
dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ đường, ngoài ra trong một số
trường hợp ta có thể lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ kết hợp.
Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu và sự thay
đổi cơ cấu của tổng thể trong nhiều mốc thời gian (Từ ba mốc trở lên) thì
biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ miền, trong trường hợp 3 mốc thời
gian ta có thể lựa chọn dạng biểu đồ hình tròn.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công
nghiệp của Việt Nam thời kì 1908 – 2008 (Than đá, dầu mỏ, sắt, điện, xi
măng)? Khi đó biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ nhiều đường, năm
đầu = 100%.
* Dựa vào tên, nội dung và đơn vị tính trong bảng số liệu để lựa chọn
dạng biểu đồ phù hợp
Nếu bảng số liệu thể hiện giá trị tuyệt đối hoặc tương đối về quy mô, cơ
cấu và sự thay đổi quy mô cơ cấu của tổng thể trong một, hai hoặc ba mốc
thời gian hay bảng số liệu thể hiện sự so sánh về quy mô và cơ cấu của tổng
thể trong một mốc thời gian của một, hai hoặc ba lãnh thổ khác nhau thì
biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ hình vuông.
Nếu bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện tình hình
phát triển hay so sánh giá trị của các đối tượng trong một hoặc nhiều mốc thời
6
gian với một hoặc hay đơn vị khác nhau thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp
nhất là hình cột. Ngoài ra có thể lựa chọn biểu đồ đường hay biểu đồ kết hợp.
Nếu bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện cơ cấu và
sự thay đổi cơ cấu của tổng thể hoặc thể hiện động thái phát triển của các đối
tượng có mối liên hệ mật thiết với nhau trong nhiều mốc thời gian (Từ ba mốc
trở lên) thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ miền, trong trường
hợp 3 mốc thời gian thể hiện cơ cấu trong tổng thể ta có thể lựa chọn dạng
biểu đồ hình tròn.
* Ngoài ra còn căn cứ vào lời kết của câu hỏi để lựa chọn dạng biểu đồ
phù hợp
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất và nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu
tổng sản phẩm quốc dân theo thành phần kinh tế của Việt Nam thời kì 1995 –
2008? Khi đó biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là dạng hình tròn nếu là hai hay
ba mốc thời gian hoặc là biểu đồ miền nếu từ ba mốc thời gian trở lên.
Bước 2: Xử lí số liệu
- Đối với dạng biểu đồ hình tròn sau khâu xử lí số liệu ta phải thực hiện
khâu tính bán kính r cho hình tròn trong các trường hợp cần thiết.
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Đối với từng dạng biểu đồ sẽ có những hướng dẫn và yêu cầu thể hiện
riêng, phù hợp.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải cho biểu đồ, ghi số liệu vào
biểu đồ:
Lưu ý:
- Trong khâu xử lí số liệu cần chú ý đổi đơn vị trong những trường hợp
cần đổi sao cho phù hợp với câu hỏi và thực tế. Số liệu xử lí có thể làm tròn
7
hoặc để lẻ thập phân ở mức một hoặc hai con số theo quy tắc làm tròn toán
học.
- Có tên và chú giải đúng cho biểu đồ (Đối với các dạng biểu đồ thể
hiện một đối tượng đã phân biệt rõ trên biểu đồ không cần ghi chú giải).
- Vẽ đúng thứ tự các đối tượng theo bảng số liệu đã cho
- Các dạng biểu đồ cơ bản như:
Biểu đồ hình tròn: Dạng một hình tròn, nhiều hình tròn
Biểu đồ cột: Dạng hình cột đơn, cột nhóm,cột chồng
Biểu đồ đường: Dạng một đường, dạng nhóm đường.
Biểu đồ kết hợp: Dạng một cột một đường, cột và tròn
Biểu đồ miền: Dạng miền cơ cấu và miền giá trị.
Ngoài ra, còn một số dạng như: biểu đồ hình vành khăn, biểu đồ so
sánh diện tích cùng loại trồng khít lên nhau, biểu đồ ô vuông, biểu đồ thanh
ngang, tháp dân số, biểu đồ đường rơi, biểu đồ kết hợp nhiều đường nhiều
cột, biểu đồ hình tam giác hiện nay rất ít hoặc thậm chí không được đưa vào
và sử dụng ở nhà trường phổ thông. Nhưng chúng có thể được sử dụng phục
vụ mục đích ôn thi HS giỏi các cấp.
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng cho từng loại biểu đồ trong dạy học địa lí 12
THPT – Ban cơ bản.
2.3.2.1. Biểu đồ hình tròn
* Vẽ biểu đồ
Bước 1: Cơ sở xác định loại biểu đồ cần vẽ
Bước 2: Xử lí số liệu và tính bán kính
- Xử lí số liệu: Đối với các bảng số liệu là giá trị tuyệt đối, để phù hợp
cho vẽ biểu đồ hình tròn, ta phải xử lí số liệu từ số liệu tuyệt đối về số liệu
tương đối (Đơn vị: %) theo công thức:
% của số liệu thành phần =
8
Số liệu thành phần
Số liệu tổng thể năm đó
x 100%
- Tính bán kính:
* Trường hợp có từ hai biểu đồ trở lên mà số liệu đã cho là tuyệt đối ta
phải thực hiện khâu tính bán kính theo công thức:
R
2
= R
1
x
1
2
S
S
, R
3
= R
1
x
1
3
S
S
Thông thường ta lấy R
1
khoảng từ 1 đến 2 cm, tuy nhiên phải đảm bảo
sự phù hợp tương quan với R
2
nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ cho biểu đồ.
Bước 3: Vẽ biểu đồ:
Vẽ khung cho biểu đồ hình tròn theo bán kính đã lấy hoặc đã tính,
trường hợp nhiều hình tròn ta nên để tâm các hình tròn trùng trên một đường
thẳng.
Vẽ lần lượt các thành phần của tổng thể theo số liệu đã cho hoặc đã xử
lí theo thứ tự của bảng số liệu từ trên xuống dưới.
Thống nhất vẽ thành phần đầu bắt đầu từ đường bán kính trùng với kim
đồng hồ chỉ 12h và theo chiều kim đồng hồ, mỗi 1% tương ứng 3.6.
0
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
Ghi tên biểu đồ, ghi số liệu, ghi chú giải cho biểu đồ:
* Các dạng biểu đồ hình tròn:
- Biểu đồ một hình tròn:
- Biểu đồ nhiều hình tròn:
- Biểu đồ từng nửa hình tròn (Hình bán nguyệt):
- Biểu đồ hình vành khăn:
* Một số nhược điểm HS thường gặp
- Xử lí số liệu sai khi chia các giá trị thành phần trong với giá trị tổng
thể trong những mốc thời gian khác nhau.
- Không tính bán kính đối với các biểu đồ yêu cầu tính bán kính.
- Thiếu tên biểu đồ, bảng chú giải.
*Ví dụ về các dạng của biểu đồ hình tròn
9
Bài tập 1. Cho bảng số liệu sau
Giá trị sản suất công nghiệp theo thành phần kinh tế
của Đông Nam Bộ thời kì 1995 – 2005 (Tỉ đồng)
Năm 1995 2005
Tổng số 50508 199622
Khu vực Nhà nước 19607 48058
Khu vực ngoài Nhà nước 9942 46738
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20959 104826
Nguồn: [10]
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp theo thành phần kinh tế.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Căn cứ vào tên và nội dung bảng số liệu, ta xác định đây là dạng bảng
số liệu thể hiện quy mô, cơ cấu và sự thay đổi quy mô, cơ cấu của tổng thể
nên ta có thể lựa chọn biểu đồ hình tròn (Hai hình tròn) và biểu đồ hình cột
(Cột chồng tuyệt đối) Nhưng lựa chọn dạng biểu đồ hình tròn (Hai hình
tròn) là tối ưu hơn cả.
Bước 2: Xử lí số liệu và tính bán kính cho biểu đồ
- Xử lí số liệu: Số liệu đưa ra trong bảng là số liệu tuyệt đối nên ta phải
xử lí chuyển sang số liệu tương đối (%) theo công thức tính đã cho.
Cơ cấu giá trị sản suất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của
Đông Nam Bộ thời kì 1995 – 2005 (%)
Năm 1995 2005
Tổng số 100 100
Khu vực Nhà nước 38.82 24.07
10
Khu vực ngoài nhà nước 19.68 23.41
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41.50 52.51
- Tính bán kính: Bảng số liệu đã cho là số liệu tuyệt đối nên ta cần tính
bán kính cho biểu đồ
Gọi S
1
là diện tích hình tròn thứ nhất tương ứng với giá trị sản xuất
công nghiệp của Đông Nam Bộ năm 1999, có bán kính tương ứng là R
1
.
Gọi S
2
là diện tích hình tròn thứ nhất tương ứng với giá trị sản xuất
công nghiệp của Đông Nam Bộ năm 2005, có bán kính tương ứng là R
2
.
Chọn R
1
= 1, theo công thức tính bán kính: R
2
= R
1
1
2
S
S
Khi đó sẽ có tỉ lệ bán kính là: R
2
= R
1
1
2
S
S
R
2
= 1
.
95.3
= 2.
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Ghi tên biểu đồ, ghi chú giải cho biểu đồ
- Đưa số liệu của các thành phần vào biểu đồ
1995 Năm 2005
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA
ĐÔNG NAM BỘ THỜI KÌ 1995 – 2005 (%)
Chú giải:
Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2.3.2.2. Các dạng của biểu đồ hình cột:
11
38.82
19.68
41.50
24.07
23.41
52.51
Dạng biểu đồ hình cột đơn, hình cột nhóm, hình cột chồng, biểu đồ
thanh ngang
* Lưu ý
- Trong các trường hợp yêu cầu như trên nếu như cần thể hiện bằng quá
nhiều cột, ta nên chuyển sang vẽ biểu đồ đường.
- Biểu đồ cột chỉ vẽ được tối đa hai đơn vị tính của các đối tượng.
* Một số nhược điểm HS thường mắc phải
- Vẽ cột đầu trùng với trục tung.
- Chia khoảng cách năm không đều.
- Thiếu các danh số ở đầu các trục tung và trục hoành.
- Thiếu tên và bảng chú giải cho biểu đồ.
* Ví dụ về biểu đồ hình cột
Bài tập 1. Cho bảng số liệu sau
Số dân Việt Nam qua các thời kì 1901 – 2008 (Triệu người)
Năm 1901 1960 1970 1980 1990 1999 2008
Số dân 13 30.2 41.1 53.7 66.2 76.3 86
Nguồn: [2] và [13]
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của Việt Nam.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Dựa vào yêu cầu đề bài, dựa vào tên và nội dung trong bảng số liệu ta
xác định đây là dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển của một đối tượng trong
nhiều mốc thời gian. Do đó ta có thể lựa chọn biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường
để thể hiện bảng số liệu này, nhưng thông thường với số liệu tuyệt đối như
trên ta chọn biểu đồ cột đơn.
Bước 2: Xử lí số liệu
12
Với bảng số liệu đã cho là giá trị tuyệt đối, việc lựa chọn biểu đồ cột ta
không cần đến khâu xử lí số liệu mà tiến hành ngay bước vẽ biểu đồ.
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Vẽ hệ toạ độ Oxy, trục Oy chia đơn vị của dân số là triệu người, trục
Ox chia khoảng cách năm. Vẽ lần lượt các cột thể hiện sự phát triển dân số
của Việt Nam từ năm 1913 đến 2008 theo khoảng cách năm đã chia trên trục
Ox.
Với số liệu đã cho trong bảng, trên trục Oy ta có thể chọn khoảng cách
chia tối thiểu là 10 hoặc 20 triệu dân, với giá trị tối đa khoảng 90 hoặc 100
triệu dân
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ
- Ghi số liệu vào biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA
VIỆT NAM THỜI KÌ 1901 - 2008
2.3.2.3. Biểu đồ đường
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định loại biểu đồ cần vẽ
Nếu câu hỏi và bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện
tốc độ tăng trưởng hay động thái phát triển của các đối tượng trong nhiều mốc
thời gian với một, hai hoặc nhiều đơn vị khác nhau (đặc biệt dạng bảng số
13
1901
1960
1970 1980
1990
1999
2008
13
30.2
41.1
53.7
66.2
76.3
86
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Năm
Triệu dân
liệu thể hiện nhiều đối tượng trong nhiều mốc thời gian có nhiều đơn vị khác
nhau) thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ đường, ngoài ra
trong một số trường hợp có ít số liệu và từ một đến hai đơn vị ta có thể lựa
chọn biểu đồ cột hay biểu đồ kết hợp.
Bước 2: Xử lí số liệu
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Vẽ hệ toạ độ Oxy (Trong trường hợp có hai đơn vị ta vẽ hai trục tung
Oy va Oy
,
):
Vẽ lần lượt các điểm uốn từ trái qua phải của từng đối tượng thể hiện
tình hình phát triển hay so sánh giá trị của các đối tượng theo khoảng cách
năm đã chia trên trục Ox. Thông thường các điểm uốn của mốc thời gian đầu
tiên để trùng với trục tung Oy.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải cho biểu đồ, ghi số liệu vào
biểu đồ.
* Các dạng của biểu đồ đường
- Dạng biểu đồ một đường
- Dạng biểu đồ nhiều đường
* Lưu ý
- Các bảng số liệu thể hiện từ ba đơn vị tính trở lên trong nhiều mốc
thời gian thì lựa chọn duy nhất là biểu đồ đường. Khi đó ta thực hiện xử lí số
liệu theo công thức. Lấy năm đầu = 100%( Ví dụ: khi thể hiện tốc độ tăng
trưởng của một vài đối tượng mà có đơn vị khác nhau).
* Một số nhược điểm HS thường mắc phải
- Chia khoảng cách năm không đều.
- Vẽ các điểm uốn của các đối tượng trong cùng mốc thời gian không
cùng trên một đường thẳng.
14
- Thiếu các danh số ở đầu các trục tung và trục hoành.
- Thiếu tên và bảng chú giải cho biểu đồ.
* Ví dụ về biểu đồ đường
Bài tập. Cho bảng số liệu sau
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam thời kì 1980 – 2008
Năm 1980 1990 1995 2000 2005 2008
Diện tích (Nghìn ha) 6100 6042 6765 7666 7329 7414
Sản lượng (Nghìn tấn)
1160
0
19225 24963 32529 35832 38725
Năng suất (Tạ/ha) 19.0 31.8 36.9 42.4 49.0 52.0
Nguồn: [10] [13]
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình tăng trưởng và phát
triển sản xuất lúa gạo ở nước ta.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Căn cứ vào yêu cầu đề bài, tên và nội dung bảng số liệu, đây là dạng bài
tập yêu cầu biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng có nhiều
đơn vị khác nhau trong nhiều mốc thời gian nên biểu đồ lựa chọn tối ưu nhất
đáp ứng các yêu cầu trên là biểu đồ đường .
Bước 2: Xử lí số liệu
Biểu đồ dạng nhiều đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối
tượng có nhiều đơn vị khác nhau nên số liệu cần được xử lí chuyển sang số
liệu tương đối (%).
Theo công thức tính tốc độ tăng trưởng: Đơn vị:%, lấy năm gốc (Năm
đầu) là 100%.
Sau khi tính toán ta có kết quả bảng xử lí số liệu như sau:
Tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa của Việt Nam thời kì 1980 – 2008 (%)
15
Năm 1980 1990 1995 2000 2005 2008
Diện tích 100 99 111 126 120 122
Sản lượng 100 166 215 280 309 334
Năng suất 100 167 194 223 258 274
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Vẽ hệ toạ độ Oxy, trục Oy chia đơn vị của tốc độ tăng trưởng của diện
tích, sản lượng và năng suất lúa của Việt Nam là %, trục Ox chia khoảng cách
năm, năm đầu lấy trùng với trục tung Oy.
Đối chiếu số liệu đã cho với số năm và đơn vị đã chia, ta vẽ lần lượt các
điểm uốn thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lúa
của Việt Nam theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox, sau đó nối liền các
điểm uốn của một đối tượng ta có đường biểu diễn thể hiện đối tượng đó.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải, ghi số liệu trên biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH
SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ 1980 – 2008 (%)
Chú giải:
Diện tích Sản lượng Năng suất
2.3.2.4. Biểu đồ kết hợp (Cột đường)
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định loại biểu đồ cần vẽ
16
1980
1995
2000
2005
2008
100
150
200
250
300
350
0
1990
50
%
Năm
Nếu câu hỏi và bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện
mối quan hệ của hai, ba đối tượng có từ một hoặc hai đơn vị khác nhau trong
nhiều mốc thời gian thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ kết hợp
(Cột đường), ngoài ra ta cũng có thể lựa chọn biểu đồ hình cột hoặc biểu đồ
đường
Bước 2: Xử lí số liệu
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Vẽ hệ toạ độ Oxy (Trong trường hợp có hai đơn vị ta vẽ hai trục tung
Oy va Oy
,
):
Vẽ lần lượt các cột và các điểm uốn từ trái qua phải của từng đối tượng
thể hiện tình hình phát triển hay mối quan hệ của các đối tượng theo khoảng
cách năm đã chia trên trục Ox.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải, ghi số liệu vào biểu đồ.
* Lưu ý:
- Trường hợp hai trục tung, đơn vị trên hai trục không phụ thuộc vào
nhau về giá trị nhưng lưu ý sự phụ thuộc vào nhau độ cao trên hai cột để thể
hiện mối quan hệ giữa các đối tượng.
- Cột và điểm uốn đầu tiên cách trục tung một khoảng cách nhất định.
- Biểu đồ kết hợp chỉ thực hiện được khi giá trị được thể hiện qua nhiều
mốc thời gian.
* Một số nhược điểm HS thường mắc phải
- Vẽ các cột và điểm uốn đầu tiên trùng với trục tung.
- Chia khoảng cách năm không đều.
- Khoảng cách cột và điểm uốn đầu với trục Oy quá chênh lệch với
khoảng cách của cột và điểm uốn cuôí với trục Oy
,
.
- Thiếu các danh số ở đầu các trục tung và trục hoành.
17
* Ví dụ về biểu đồ kết hợp
Bài tập. Cho bảng số liệu sau
Dân số và sản lượng lúa của Việt Nam 1980 – 2008
Năm
198
0
1985 1990 1995 1999 2005 2008
Dân số (Triệu người) 54 59.8 66.2 73.9 76.3 83.1 86.2
Sản lượng lúa (Triệu tấn) 11.6 15.9 17 24.9 31.4 35.8 38.7
Nguồn: [13]
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng dân số và bình quân
lúa theo đầu người của Việt Nam thời kì 1980 - 2008.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Căn cứ vào yêu cầu đề bài và căn cứ vào mối quan hệ giữa các đối
tượng cần thể hiện trong biểu đồ ở nhiều mốc thời gian khác nhau nên biểu đồ
lựa chọn tối ưu nhất là biểu đồ kết hợp cột đường.
Bước 2: Xử lí số liệu
Áp dụng công thức tính sản lượng lúa bình quân theo đầu người, khi
tính toán, do đơn vị sản lượng lúa là tấn còn đơn vị dân số là người trong khi
đơn vị bình quân sản lượng lúa theo đầu người là kg/người nên ta phải nhân
với 1000.
Dân số và bình quân lúa theo đầu người của Việt Nam 1980 - 2008.
Năm
198
0
1985 1990 1995 1999 2005 2008
Dân số (Triệu người) 54 59.8 66.2 73.9 76.3 83.1 86.2
Bình quân lúa theo đầu
người (Kg/người)
215 266 257 337 412 431 449
Bước 3: Vẽ biểu đồ
18
Vẽ hệ toạ độ Oxy gồm 2 trục Oy và Oy
,
: Trục Oy chia đơn vị của dân
số là triệu người, trục Oy
,
chia đơn vị của bình quân sản lượng lúa theo đầu
người là kg/người, trên trục Ox chia khoảng cách thời gian. Căn cứ vào số
liệu trong bảng đã cho và số liệu đã qua tính toán, căn cứ vào đơn vị chia trên
2 trục tung và căn cứ vào khoảng cách năm chia trên trục hoành, ta vẽ lần lượt
theo bảng số liệu các cột, các điểm uốn và nối các điểm uốn thể hiện sự thay
đổi dân số và bình quân sản lượng lúa theo đầu người của Việt Nam thời kì
1980 - 2008 theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox.
Để điểm uốn đầu tiên năm 1980 và điểm uốn cuối cùng năm 2008 trùng
với cột đầu và cột cuối, không trùng với các trục Oy và Oy
,
, đồng thời hai cột
đó phải cách hai trục tung một khoảng cách đều nhau nhằm đảm bảo tính cân
đối và thẩm mĩ cho biểu đồ.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải.
Ghi số liệu cho biểu đồ: Trường hợp biểu đồ này vì có cả đường và cột
với khá nhiều số liệu nên ta có thể không đưa số liệu vào biểu đồ. Nếu người
vẽ đưa số liệu vào biểu đồ cần phải sạch, gọn, đẹp nhằm đảm bảo tính thẩm
mĩ cho biểu đồ.
19
0
20
40
60
80
100
1980 1985 1990 1995 1999 2005 2008
100
200
300
400
500
Triệu người
Kg/người
Năm
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC
THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1980 - 2008
Chú giải:
Dân số (triệu người) Bình quân lúa (kg/người)
2.3.2.5.Biểu đồ miền
* Vẽ biểu đồ
Bước 1: Cơ sở xác định loại biểu đồ cần vẽ
Nếu câu hỏi, tên và nội dung bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương
đối, thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu của tổng thể hoặc động thái phát
triển của nhóm các đối tượng có liên quan chặt chẽ với nhau trong nhiều mốc
thời gian (Từ ba mốc trở lên) thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ
miền
Bước 2: Xử lí số liệu
Ta phải xử lí số liệu từ số liệu tuyệt đối về số liệu tương đối (Đơn vị: %)
Bước 3: Vẽ biểu đồ
- Đối với biểu đồ miền cơ cấu:
Vẽ khung cho biểu đồ miền là hình chữ nhật với chiều cao là 10 dòng
kẻ, cạnh đứng thể hiện đơn vị % và cạnh ngang thể hiện khoảng cách năm đã
cho.
Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã cho, ta vẽ lần lượt hệ thống các
điểm uốn như trong vẽ biểu đồ đường. Giới hạn giữa các đường biểu diễn là
miền giá trị cần thể hiện
- Đối với biểu đồ miền giá trị:
20
Vẽ khung cho biểu đồ là hệ toạ độ Oxy, trên trục tung Oy chia đơn vị
của đối tượng là những đơn vị chẵn đều nhau, đơn vị lớn nhất trên trục tung
Oy tương đối với giá trị lớn nhất đã có trong bảng số liệu. Trên trục Ox chia
khoảng cách năm đã cho.
Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã cho, ta vẽ lần lượt hệ thống các
điểm uốn như trong vẽ biểu đồ đường. Giới hạn giữa các đường biểu diễn là
miền giá trị cần thể hiện.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, số liệu trên biểu đồ và ghi chú giải cho biểu đồ:.
*Các dạng của biểu đồ miền:
- Dạng biểu đồ miền cơ cấu trong tổng thể
- Dạng biểu đồ miền giá trị
* Lưu ý:
- Chia đều khoảng cách đơn vị và khoảng cách năm.
* Một số nhược điểm HS thường mắc phải
- Vẽ các điểm uốn đầu tiên không trùng với trục tung.
- Chia khoảng cách năm không đều.
- Vẽ các điểm uốn của các đối tượng trong cùng mốc thời gian không
cùng trên một đường thẳng.
* Ví dụ về biểu đồ miền
Bài tập. Cho bảng số liệu sau
Giá trị tổng sản phẩm trong nước phân theo các khu vực kinh tế (Tỉ đồng)
Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III
1995 62219 65820 100853
1998 93073 117299 150645
2000 108356 162220 171070
2003 142970 250060 252450
2005 174984 344224 319003
2008 326505 587157 564055
Nguồn: [13]
21
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP ở nước ta.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Căn cứ vào câu hỏi và bảng số liệu: Đây là dạng biểu đồ thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu GDP của Việt Nam trong năm mốc thời gian nên biểu đồ
lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ miền cơ cấu.
Bước 2: Xử lí số liệu
- Chuyển từ số liệu tuyệt đối về số liệu tương đối theo công thức tính cơ
cấu %.
Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Việt Nam thời kì 1995 – 2008 (%)
Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III
1995 27.18 28.76 44.06
1998 25.78 32.49 41.73
2000 24.53 36.73 38.73
2003 22.15 38.74 39.11
2005 20.88 41.07 38.06
2008 22.10 39.73 38.17
Nguồn: [13]
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Vẽ khung cho biểu đồ miền là hình chũ nhật với chiều cao là 10 dòng
kẻ, cạnh đứng thể hiện đơn vị% và cạnh ngang thể hiện khoảng cách năm đã
cho, đặt chúng cân xứng vào giữa khổ giấy nhằm đảm bảo sự khoa học, chính
xác và thẩm mĩ.
Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã xử lí, ta chia mỗi dòng kẻ tương
ứng 10% và chia khoảng cách năm 1995 - 2008 trên trục Ox.
22
Ta vẽ lần lượt hệ thống các điểm uốn như trong vẽ biểu đồ đường các
điểm uốn thể hiện cơ cấu giá trị của khu vực I, II và III theo sự chồng xếp tính
từ gốc toạ độ theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ
- Ghi chú giải cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP THEO NGÀNH
KINH TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ 1995 – 2008 (%)
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM
3.1. Mục đích thực nghiệm
23
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1995 1998 2000 2003 2005 2008
%
Năm
Chú giải:
Khu vực I Khu vực II
Khu vực III
- Triển khai rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ vào thực tiễn trong dạy học địa
lí 12 ở trường THPT để kiểm chứng chất lượng, hiệu quả dạy và học bộ môn
địa lí theo phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở đó có những bổ sung, điều
chỉnh hợp lí và có những đề xuất để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn
địa lí.
- Kiểm chứng tính khả thi của việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ vào việc
dạy học địa lí 12 ở trường THPT.
- Kiểm tra lại mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra.
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm
- Đảm bảo tính khoa học, khách quan theo nội dung và chương trình
SGK địa lí 12 do Bộ giáo dục phát hành.
- Việc dạy học phải tôn trọng thời khoá biểu của nhà trường nơi tổ chức
TN. Đảm bảo TN đúng đối tượng là HS 12 theo chương trình ban cơ bản ở
trường THPT.
3.3. Cách chức tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Chọn bài: Bài 23- tiết 27: Thực hành – Phân tích sự chuyển dịch
cơ cấu ngành trồng trọt
3.3.2. Chọn lớp
Ở lớp TN: GV chú trọng kĩ năng vẽ biểu đồ, đồng thời kết hợp với các
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay như thảo luận, nêu vấn
đề…
Ở lớp ĐC: GV chủ yếu sử dụngj phương pháp dạy học truyền thống như
thuyết trình, giảng giải…
Lớp TN: 12C1, Lớp ĐC: 12C3
3.3.5. Kiểm tra, đánh giá
24
Sau khi dạy sẽ tiến hành kiểm tra nhận thức của HS bằng một đề tự luận
chung cho cả hai lớp. Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào kĩ năng sử
dụng SLTK và biểu đồ có liên quan đến các bài TN.
Yêu cầu với HS:
- Biết kĩ năng tính toán, nhận dạng, vẽ và nhận xét biểu đồ.
- Phải nhớ được các kĩ năng bài học có liên quan.
3.4. Nội dung và kết qủa thực nghiệm
3.4.1. Nội dung
3.4.1.1. Các giáo án
Bài 23. Thực hành
PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung, các ngành nhỏ trong trồng
trọt nói riêng đều tăng nhanh và liên tục.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung, các
phân ngành trong trồng trọt nói riêng cao và liên tục.
- Cơ cấu cây công nghiệp và cây rau đậu tăng, các loại cây còn lại giảm.
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng nhưng cây
công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu
năm tăng, cây hàng năm giảm.
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng tính toán, xử lí số liệu.
- Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
- Kĩ năng phân tích bảng SLTK.
II. Tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học
25