MỤC LỤC
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG
A. Lý do chọn đề tài
B. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
C. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Khái luận về lịch sử địa phương
2. Khái niệm lịch sử địa phương
3. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc
4. Các nguồn tư liệu lịch sử địa phương
5. Sự cần thiết của việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong giảng dạy lịch
sử dân tộc ở trường THPT
6. Phương pháp sử dụng tư liệu LSĐP trong giảng dạy lịch sử dân tộc.
7. Thực nghiệm trong chương trình lịch sử lớp 12 – chương trình cơ bản
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
DÂN TỘC Ở TRƯỜNG THPT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng và oanh liệt của mấy ngàn năm
dựng nước và giữ nước, có biết bao thế hệ đã ngã xuống, bao nhiêu máu và nước
mắt đã đổ, mỗi tấc đất quê hương đều là sự hòa trộn tinh khí của tổ tiên, của những
nỗi đau đời, của những khát vọng tất cả đã tạo thành truyền thống. Để những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngày càng được hun đúc và phát huy tác dụng thì
việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ngày càng được quan tâm và đẩy
mạnh trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Bởi thế hệ trẻ
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Sự sinh tồn, phát triển của một
dân tộc nói chung và địa phương nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và cách
ứng xử của thế hệ trẻ đối với quá khứ của dân tộc mình, địa phương mình.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, sự hòa trộn giữa những nền văn hóa tất yếu dẫn
đến nhiều hệ quả khác nhau và có cả những hậu quả khó tránh. Có một thực tế
đáng buồn là một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã quay lưng với quá khứ, với lịch
sử, thậm chí còn sẵn sàng phủ nhận quá khứ, phủ nhận truyền thống bằng một lối
sống hời hợt, a dua, lệch lạc, sự hiểu biết về lịch sử địa phương mình còn rất hạn
chế. Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân
cần phải được chú trọng hơn nữa. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “ tăng cường giáo dục công dân,
giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo
dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân
và tiền đồ đất nước”. ( 40,tr. 109)
Thực tế, trong nhiều năm qua tư liệu lịch sử địa phương rất hạn chế đưa vào
trong chương trình dạy học lịch sử dân tộc, đây là một trong những nguyên nhân
dẫn đến bộ môn Lịch sử không gây được hứng thú đối với học sinh, cũng như
không phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ. Với
chức năng giáo dục đặc trưng của bộ môn Lịch sử, việc sử dụng tư liệu lịch sử địa
phương trong quá trình giảng dạy nội dung lịch sử dân tộc là rất cần thiết.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Khái niệm “ lịch sử địa phương”
Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc
thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có
thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa
phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa
thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành
trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền
Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc Có ý kiến quan niệm theo cách đơn
giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được
coi là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương
cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến
đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều
gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật,
chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản
thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại.
2. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc
Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái
chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa
dạng các tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử
dân tộc, nhưng không phải là kết quả của phép cộng các cuốn lịch sử địa phương.
Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa
phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao.
Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa
phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số
địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy
mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng,
ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng
xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng
với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên
nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm
hiểu về cuộc sống, những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu
thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết
cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Lịch sử thực sự là “người thày
của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự
hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê,
xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa
phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử lịch sử thế giới.
Việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Thông qua đó, các em học
sinh thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa
phương, song vẫn tuân thủ theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và
lịch sử nhân loại.
Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh
động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm,
các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa
giáo dục sâu sắc, lòng tự hào chân chính và những truyền thống tốt đẹp của địa
phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích
lịch sử Tư liệu lịch sử địa phương chẳng những là cứ liệu khoa học để hiểu rõ sự
phát triển của lịch sử các địa phương, mà còn là những căn cứ cụ thể chi tiết để
xem xét đánh giá một cách toàn diện những sự kiện, hiện tượng, biến cố trong lịch
sử dân tộc.
3. Các nguồn tư liệu lịch sử địa phương
+ Tài liệu thành văn (sử liệu viết)
+ Tài liệu hiện vật (sử liệu vật chất)
+ Tài liệu truyền miệng
+ Tài liệu dân tộc học
+ Tài liệu ngôn ngữ học
* Tài liệu thành văn (sử liệu viết)
Đây là nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa dạng và giữ vị trí quan trọng hàng
đầu trong các nguồn sử liệu lịch sử địa phương. Nguồn tài liệu này giúp chúng ta
nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phản ánh những nội dung lịch sử khá toàn
diện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tôn giáo, quân sự ở
các địa phương. Nguồn sử liệu viết có những loại sau: Địa phương chí, các bài văn
bia, gia phả, thần phả, các cuốn sổ tay, nhật ký, hồi ký, truyền đơn.
* Tài liệu hiện vật (sử liệu vật chất)
Tài liệu hiện vật bao gồm những di vật khảo cổ, các công trình kiến trúc (đình,
chùa, miếu, tượng ), những di tích, hiện vật lịch sử (công cụ lao động, vũ khí đấu
tranh ). Có những di tích tự nhiên liên quan tới sự kiện lịch sử (cây đa Tân Trào,
hang Pác Bó), có những công trình kiến trúc liên quan tới sự kiện (đình Tân Trào)
* Tài liệu truyền miệng
Tài liệu truyền miệng bao gồm những câu chuyện lịch sử, truyện cổ tích, ca dao,
tục ngữ, những điệu dân ca, hò, vè, truyện kể của các cụ già, những người đã từng
tham gia cách mạng. Văn nghệ dân gian
* Tài liệu ngôn ngữ học
Tài liệu ngôn ngữ học gồm hai loại chủ yếu sau: Địa danh học, là tên gọi của một
vùng đất nhất định, địa danh giúp chúng ta nắm bắt được nguồn gốc sự phát triển
của xóm làng, nghề nghiệp của nhân dân Phương ngôn học, là tiếng nói của cư
dân địa phương trong tiếng nói chung của dân tộc song có những sắc thái riêng do
lịch sử tạo nên. Dựa vào phương ngôn, người ta có thể hiểu được thành phần của
cư dân địa phương, nguồn gốc những nhóm người từ nơi khác đến địa phương.
Phương ngôn còn cho ta biết sự gần gũi về nguồn gốc của một số dân tộc ở khu
vực miền núi, những sắc thái chung, riêng trong thói quen, phong tục của các dân
tộc trên địa bàn cư trú.
4. Sự cần thiết trong việc sử dụng tư liệu LSĐP trong giảng dạy LSDT
Lịch sử địa phương là một bộ phận cơ hữu của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự
kiện nào của lịch sử dân tộc diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không
gian nhất định. Tùy vào quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến
phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức lịch
sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phuhs
của tri thức lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa
phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy, không có nghĩa tri thức
lịch sử dân tộc chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc
nhận thức lịch sử các địa phương và lịch sử dân tộc phải được hình thành trên nền
tảng tri thức lịch sử địa phương đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao.
Do đó, việc dạy học lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định việc sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong giảng dạy lịch sử dân tộc là cần thiết trong các nhà trường phổ
thông. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn, những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân
tộc thậm chí cả thế giới thêm sống động, cụ thể hơn và thực hơn, tạo nên những
cảm xúc thật của thầy và trò trong mỗi bài học lịch sử. Bởi việc sử dụng tài liệu
lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung đa
dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện
tượng lịch sử dân tộc. Từ đó, các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình
thành các khái niệm lịch sử, nắm được các kết luận khoa học mang tính khái quát.
Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho
học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể,
gần gũi với cuộc sống, qua đó gợi lên ở các em lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Trong dạy học lịch sử dân tộc,việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử địa phương
còn giúp các em thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái
đặc thù. Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở các
trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, song vẫn còn nhiều hạn chế:
tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông còn
nghèo nàn, giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu
tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng lại ở
mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức
cần phải có trong mỗi bài giảng. Ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được
quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học mang tính
chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù,
ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao được chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử, chưa
tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của học sinh đối với quê hương,
đất nước.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, song chủ yếu là do giáo viên chưa
xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là cần
thiết, còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và
mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể.Vì vậy, khi dạy học lịch sử dân
tộc sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dang của các nguồn tài liệu lịch sử
địa phương để hiệu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học
sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử dân tộc, lịch sử của xóm làng, quê
hương, về những con người nơi các em sinh ra và lớn lên? Làm sao để khi tiến
hành một bài giảng giáo viên có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo
những tri thức lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc? Đây là một yêu cầu cần chú
ý trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay.
Trong thời gian gần đây, ngành giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới một
cách tích cực về phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Một số tỉnh và thành
phố đã có nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử phong
phú và đa dạng, trong đó đặc biệt là sự gắn kết các sự kiện lịch sử địa phương với
lịch sử dân tộc, các em dược hóa thân vào vai những nhân vật lịch sử, hòa mình
vào những thời khắc thiêng liêng của dân tộc. Nhờ đó, các em học sinh được sống
lại cùng với những trang sử hào hùng và oanh liệt của quê hương, đất nước. Điều
này không chỉ làm cho các em học sinh thấy được giá trị của những sự kiện, hiện
tượng lịch sử, mà ngày càng yêu quê hương đất nước mình hơn cũng như trách
nhiệm của các em trong việc gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của
cha ông.
5. Phương pháp sử dụng tài liệu địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc
* Yêu cầu chung:
Tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng theo nhiều phương pháp khác nhau ở
cả những bài học nội khóa và ngoại khóa. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
phải được căn cứ vào nội dung kiến thức của bài học, căn cứ vào nội dung kiến
thức của bài học, căn cứ vào đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh, căn cứ vào điều
kiện phương tiện dạy học của nhà trường và gắn với mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục
của bài học với mục tiêu kinh tế, xã hội của từng địa phương Dựa vào những tiêu
chí đó người giáo viên phải biết lựa chọn tài liệu điển hình và những phương pháp
sư phạm phù hợp. Khi lựa chọn tài liệu và phương pháp dạy học lịch sử địa
phương cần phân biệt những loại tài liệu nào dùng để minh họa bài học lịch sử dân
tộc, loại nào để giảng bài lịch sử địa phương, những loại nào cần kết hợp trong bài
lịch sử ở thực địa, và loại nào để hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa Đây là vấn
đề đòi hỏi sự nỗ lực và sức sáng tạo của giáo viên bộ môn lịch sử ở từng địa
phương cụ thể.
* Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong bài lịch sử nội khóa
- Trước hết việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giảng dạy các bài lịch
sử dân tộc. Mục tiêu của công việc này là minh họa bài học lịch sử dân tộc bằng
những tư liệu sinh động cụ thể ở địa phương. Khi sử dụng tư liệu để giảng dạy
những loại bài này cần chú ý hai khuynh hướng:
+ Quá tham lam, ôm đồm, sử dụng nhiều tài liệu để địa phương hóa bài lịch sử
dân tộc. Như vậy, kiến thức của bài học lịch sử sẽ bị loãng và dàn trải, học sinh
khó xác định kiến thức cơ bản của bài học, mục tiêu giáo dưỡng của bài học chưa
được đáp ứng.
+ Sử dụng tài liệu sơ sài, gò gượng áp đặt, khiên cưỡng làm cho giờ học vừa
nặng nề vừa tẻ nhạt, học sinh không cảm thấy hứng thú học tập, chất lượng của bài
học sẽ bị hạn chế.
Để khắc phục tình trạng đó, giáo viên phải xác định được định tính, định lượng
trong mối quan hệ tương quan giữa kiến thức cơ bản của bài học với tài liệu minh
họa và thời gian khống chế để thực hiện.
Mặt khác không nên sử dụng tư liệu minh họa dưới dạng “ thông báo” kiến
thức lịch sử mà nên xây dựng thành những đoạn miêu tả, tường thuật, những mẩu
chuyện lịch sử hoặc phương pháp trực quan, kết hợp việc phân tích, giải thích, bình
luận, gợi mở vấn đề
Tuy nhiên cần hiểu rằng, nguồn tài liệu địa phương không chỉ thuần túy cung
cấp và minh họa tri thức lịch sử dân tộc, mà còn phải thực hiện chức năng giáo dục
trong một chừng mực nhất định. Chừng nào mà học sinh cảm nhận được sự đóng
góp của địa phương đối với lịch sử của dân tộc, gắn được kiến thức lịch sử dân tộc
với những hiện tượng, sự kiện gần gũi với thực tiễn của địa phương thì chừng đó
mới có tác dụng giáo dục lịch sử.
Khi dạy về “ truyền thống ý thức dân tộc của nhân dân Việt Nam” ở trường
phổ thông giáo viên chú ý nguồn tài liệu dân gian, tài liệu dân tộc học.
Nên sử dụng những truyền thống dân gian của các dân tộc thiểu số để học sinh
hiểu sâu sắc ý thức về cội nguồn dòng giống Lạc Hồng của các dân tộc đã có từ rất
sớm trong lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Đó là cơ sở để tạo một
cộng đồng cư dân thống nhất trong lãnh thổ Việt Nam, nó cũng là nền tảng của tinh
thần dân tộc, lòng yêu nước của người Việt Nam truyền thống.
- Về truyền thống đấu tranh, bảo vệ nền độc lập củng cố thống nhất đất nước đất
nước.Cần khai thác những cuộc đấu tranh giành độc lập hoặc sự hưởng ứng của
đồng bào các dân tộc ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc. Trong các cuộc đấu tranh ở
mỗi thời kỳ lịch sử đều nổi lên những thủ lĩnh, những anh hùng tiêu biểu cho tinh
thần đoàn kết dân tộc, đấu tranh kiến quyết chống các thế lực ngoại xâm và nhiều
khi chống lại cả thế lực triều đình phong kiến khi nó lâm vào tình trạng khủng
hoảng, suy đồi. Có thể khai thác những cuộc nổi dậy, đấu tranh tiêu biểu như:
Cuộc đấu tranh của đồng bào Tày do Nùng Trí Cao lãnh đạo (thời nhà Lý), của
những thủ lĩnh họ Hà ở Yên Bái, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh ở Lạng Sơn (thời
Trần), của thủ lĩnh người Thái (họ Sa), của Nông Văn Vân trên núi rừng Bảo
Lạc Những tài liệu về mảng này rất phong phú, tùy theo từng địa phương cụ thể
mà lựa chọn tài liệu cho phù hợp khi giảng dạy. Để học sinh nắm vững những sự
kiện lịch sử cụ thể ở những vị trí không gian nhất định, cần phải khai thác tối đa tài
liệu trực quan và phương pháp trực quan. Chẳng hạn khi giảng về chiến dịch Việt
Bắc thu – đông năm 1947, ta có thể sử dụng bản đồ câm, để học sinh xác định một
số vị trí quan trọng trên bản đồ - nơi diễn ra những sự kiện lịch sử: Những vị trí mà
Pháp cho quân nhảy dù, đường tấn công của hai cánh quân thủy, bộ, vị trí xảy ra
những trận đánh của quân ta khi địch tấn công và rút lui.
Cũng có thể cho học sinh làm bài tập thực hành về những bản đồ lịch sử địa
phương.Vấn đề là ở chỗ qua việc xác định vị trí địa danh lịch sử cần hướng dẫn
học sinh cách quan sát, suy nghĩ, phân tích, rút ra kết luận để củng cố khắc sâu
thêm kiến thức.
Ví dụ cho học sinh vẽ bản đồ xác định vị trí, địa giới của khu giải phóng Việt
Bắc, nên hướng dẫn các em dựa vào tài liệu địa lý của địa hình vùng Đông Bắc thể
hiện những khu vực địa lý bằng mầu sắc quy ước để làm nổi bật địa hình của khu
giải phóng. Dựa vào sự miêu tả của địa hình và những kiến thức lịch sử học sinh có
thể nhận xét được vì sao Tân Trào được Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở và làm
việc Cho học sinh xem bức tranh mái đình Tân Trào, nơi diễn ra Đại hội Quốc
dân lịch sử, nơi mà lần đầu tiên Bác Hồ chính thức ra mắt trước đại biểu quốc dân
đồng bào, nơi mà Người đã nghẹn ngào xúc động trước tấm lòng của đồng bào địa
phương vốn rất đói khổ xong đã chắt chiu giành phần lương thực, thực phẩm ủng
hộ đại hội trong những ngày làm việc ở địa phương. Hoặc bức ảnh cây đa Tân Trào
và làng Tân Lập, nơi mà đồng chí Trần Huy Liệu đã thảo bản Quân lệnh số 1, hiệu
triệu muôn người vùng dậy đấu tranh, nơi mà đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra
lệnh cho đội Việt Nam giải phóng quân xuất kích tiến về giải phóng thị xã Thái
Nguyên mở đầu cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc Phương
pháp trực quan như vậy rất có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục học sinh.
Những tài liệu lịch sử địa phương có thể được sử dụng như những cứ liệu để làm
sáng tỏ và khắc sâu những kết luận lịch sử đã được trình bày khái quát ở sách giáo
khoa. Chẳng hạn, khi phân tích nguyên nhân thắng lợi, bài học lịch sử của Cách
mạng tháng Tám, giáo viên có thể lựa chọn hình thức giành chính quyền ở những
cuộc khởi nghĩa từng phần ở các địa phương để học sinh hiểu rõ việc sử dụng bạo
lực cách mạng trong khởi nghĩa tháng Tám. Giáo viên ở Hà Giang có thể cho học
sinh thấy được sự khéo léo của tổ chức Việt Minh địa phương trong việc sử dụng
lực lượng của bốn đại đội lính khố đỏ ( tàn quân của Pháp chạy sang Trung Quốc
sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp ) do đại úy Duy Viên đứng đầu, để tiến hành phối
hợp tấn công bắt gọn và đánh bại lực lượng phản động Việt Nam Quốc dân đảng
của Hoàng Quốc Chính đang nắm chính quyền ở thị xã Hà Giang. Từ đó, học sinh
hiểu rõ chủ trương cô lập, phân hóa và khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
mà Đảng ta thực hiện trong cuộc Cách mạng tháng tám năm 1945 Điều quan
trọng là sử dụng tư liệu lịch sử địa phương phải đạt được hiệu quả giáo dục nhất
định. Có những bài học lịch sử dân tộc mà sự kiện đề cập đến xảy ra ở chính địa
phương của các em học sinh, công việc của người thày không chỉ thuần túy cung
cấp tư liệu về sự kiện đó mà quan trọng hơn là việc giúp học sinh hiểu được tại sao
sự kiện đó lại xảy ra ở vị trí không gian như vậy, kết quả và ý nghĩa của nó như thế
nào.
Chẳng hạn khi giảng về Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 (SGK Lịch sử 12)
giáo viên ở Tuyên Quang có thể phân tích cho học sinh thấy được địa hình hiểm
trở, thuận lợi cho việc phục kích đánh địch của quân ta trên đường sông (Đoan
Hùng, Bình Ca), hay đường bộ (km số 7 Tuyên Quang – Hà Giang, Đèo Gà, thuộc
Chiêm Hóa ). Chính những cuộc phục kích ở những nơi đó không những tiêu diệt
một bộ phận sinh lực địch, mà còn phá tan kế hoạch hợp quân của chúng ở Đài
Thị, góp phần vào việc phá tan kế hoạch bao vây tấn công Việt Bắc thu – đông
1947 của thực dân Pháp. Tương tự như vậy, việc phân tích địa thế hiểm yếu của
Khe Lau (trên sông Gâm), của Đèo Bông Lau (trên đường số 4 Cao Bằng – Lạng
Sơn) đã làm nên những chiến công vang dội, khiến cho ngã ba sông Lô, sông Gâm
“ ngầu máu”, “ đầy xác giặc” và đường số 4 trở thành “ con đường chết” trong
quan niệm của kẻ thù
Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sưu tầm tài liệu, thời lượng
trong một tiết dạy, phương pháp Trong năm học vừa qua, nhóm giáo viên bộ môn
Lịch sử chúng tôi đã cùng nhau trao đổi, học hỏi rút kinh nghiệm trong việc sử
dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc. Trong quá trình thực
hiện, có những giờ giảng không thành công, song tôi mạnh dạn chia sẻ với các bạn
đồng nghiệp một phần thực nghiệm trong chương trình lịch sử lớp 12 – chương
trình cơ bản. Rất mong sự đóng gớp ý kiến của các bạn để tôi ngày càng hoàn thiện
hơn trong công tác chuyên môn.
6. Phần thực nghiệm
Tiết số 30
Bài 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) – Tiết 2
a. Công tác chuẩn bị
* Đối với giáo viên:
+ Nghiên cứu bài giảng, đọc tài liệu tham khảo có liên quan.
+ Lên kế hoạch, lựa chọn những tư liệu lịch sử địa phương có liên quan tới nội
dung bài học.
+ Trao đổi với đồng nghiệp.
+ Soạn bài; hướng dẫn học sinh cùng sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương.
* Đối với học sinh:
Để chuẩn bị cho bài giảng, với tinh thần phát huy vai trò chủ động sáng tạo của
học sinh, tôi hướng dẫn học sinh sưu tầm các nguồn tư liệu lịch sử có liên quan đến
bài học. Định hướng về nội dung, tư vấn các địa chỉ có thể sưu tầm nguồn tư liệu
lịch sử địa phương. Cụ thể:
+ Vị trí của tỉnh Thái Nguyên đối với chiến khu Việt Bắc.
+ ATK đã được xây dựng như thế nào? Vai trò của ATK trong chiến dịch Việt Bắc
thu - đông 1947 và Biên giới thu - đông 1950.
+ Số liệu đóng góp về người và của, của nhân dân Thái Nguyên trong chiến dịch
Việt Bắc thu - đông 1947 và Biên giới thu – đông 1950.
+ Sưu tầm những câu chuyện, tên đất, tên người trên địa bàn thị xã Sông Công và
tỉnh Thái Nguyên có liên quan tới hai chiến dịch
Đồng thời, tôi cung cấp cho các em địa chỉ có thể sưu tầm các nguồn tư liệu có
liên quan: Thư viện thị xã Sông Công, phòng truyền thống của Trung đoàn 209
(đơn vị kết nghĩa với trường THPT Sông Công), Sư đoàn 382 (xã Thịnh Đức –
thành phố Thái Nguyên), tạp chí Xưa và Nay (lưu trữ tại thư viện của trường),
mạng Internet
Thời gian chuẩn bị: Trong khoảng hai tuần, trong tuần đầu các em thực hiện
công tác sưu tầm tài liệu và nộp lại bằng văn bản cho giáo viên để kiểm tra quá
trình chuẩn bị của học sinh, tuần tiếp theo ứng dụng vào bài giảng.
b. Nguồn tư liệu tham khảo
+ Địa chí Thái Nguyên – NXB Chính trị Quốc gia – Năm 2009.
+ Dạy học lịch sử địa phương ở Việt Bắc và Tây Bắc – NXB Giáo dục Việt Nam –
Năm 2010.
+ Lịch sử địa phương Thái Nguyên
+ Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử - NXB Đại học quốc gia Hà Nội
– Năm 2002.
+ Tư liệu dạy và học môn Lịch sử lớp 12 – NXB Hà Nội – Năm 2000.
+ Tạp chí Xưa và Nay
c. Phần thực nghiệm
Để tránh hiện tượng quá tham lam, ôm đồm, sử dụng nhiều tài liệu lịch sử địa
phương dẫn đến địa phương hóa bài lịch sử dân tộc, hoặc sử dụng tài liệu còn sơ
sài, gò gượng, áp đặt, ảnh hưởng đến nội dung và mục tiêu giáo dưỡng của bài học,
trong quá trình nghiên cứu, soạn bài và đọc tài liệu tham khảo, tôi lựa chọn những
nội dung tư liệu lịch sử địa phương sau đây để đưa vào bài giảng:
+ Quá trình xây dựng ATK, vai trò của ATK trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông
1947 và Biên giới 1950. Tôi lựa chọn nội dung này, bởi trong cuộc kháng chiến
chống Pháp ATK giữ vai trò quan trọng là Thủ đô kháng chiến, cội nguồn của
những chiến thắng oanh liệt mà quân dân ta đã giành được trong những năm kháng
chiến chống thực dân Pháp.
+ Tư liệu về một số trận đánh đã diễn ra tại địa phương trong chiến dịch Việt Bắc
1947.
+ Số liệu đóng góp về người và của, của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên
trong chiến dịch Biên giới 1950.
+ Thái Nguyên trong việc thực hiện củng cố và xây dựng hậu phương kháng chiến.
Tiết số 30
Bài 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) – Tiết 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
+ Nguyên nhân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc thu – đông 1947, diễn biến,
kết quả và ý nghĩa của chiến dịch.
+ Hoàn cảnh trước khi ta mở chiến dịch Biên giới 1950, diễn biến, kết quả và ý
nghĩa.
2. Kỹ năng: Phân tích, đánh giá, sử dụng tư liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ
3. Giáo dục: Lòng yêu quê hương, đất nước, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; niềm tự hào về quê hương mình.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU
+ Lược đồ chiến dịch Việt Bắc 1947.
+ Lược đồ chiến dịch Biên giới 1950.
+ Tranh ảnh tư liệu có liên quan, tư liệu lịch sử địa phương.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC
1. ổn định:
2. Bài mới:
Cuộc chiến đấu trong các đô thị kết thúc, quân dân ta tích cực chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến lâu dài và bước đầu giành những thắng lợi quan trọng với chiến thắng
Việt Bắc thu – đông 1947 và Biên giới thu – đông năm 1950. Chúng ta cùng tìm
hiểu hai chiến thắng này qua nội dung bài học hôm nay.
Kiến thức cơ bản Hoạt động của GV và HS
III. CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU –
ĐÔNG NĂM 1947 VÀ VIỆC ĐẨY
MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN,
TOÀN DIỆN
1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông
năm 1947
a. Thực dân Pháp
* Âm mưu: Tiêu diệt cơ quan đầu não
kháng chiến của ta, nhanh chóng kết
thúc chiến tranh.
GV sử dụng lược đồ chiến dịch Việt Bắc
thu – đông năm 1947, cùng với đoạn tư
liệu về lịch sử địa phương
“ Với nhãn quan sáng suốt và tầm nhìn
chiến lược, ngay sau khi Tổng khởi nghĩa
tháng Tám giành thắng lợi, Chủ tịch Hồ
Chí đã thấy rõ dã tâm của thực dân Pháp sẽ
xâm lược nước ta một lần nữa, và khi ấy
Việt Bắc sẽ là căn cứ địa của cuộc kháng
chiến chống Pháp, vì vậy Người đã giao
cho đ/c Phạm Văn Đồng và đồng chí
Nguyễn Lương Bằng nhiệm vụ củng cố và
xây dựng căn cứ địa Việt Bắc. Thực hiện
chỉ thị của Người, tháng 11/1946 đội công
tác đặc biệt của Trung ương do đ/c
Nguyễn Đăng Ninh phụ trách đã lên Việt
Bắc, quyết định chọn địa phận các huyện
Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương (thuộc Thái
Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn), Sơn
Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên
Quang), mà trung tâm là Định Hóa, Chợ
Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn làm nơi xây
dựng ATK ( An toàn khu ).
Ngay sau đó, chấp hành chỉ thị của Trung
ương, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã thành lập
các đội công tác về các huyện cùng với đội
công tác của Trung ương và cán bộ huyện
xuống các xã củng cố hệ thống chính
trị Tại Định Hóa, tỉnh đã tăng cường
nhiều cán bộ xuống chỉ đạo xây dựng các
xã Trung Lương, Định Biên, Bảo Linh
vững mạnh về mọi mặt.
Giữa tháng 3/1947, các cơ quan Trung
ương, các bộ, ngành, đã tới Việt Bắc. Ban
Thường vụ Trung ương Đảng, Ban
Thường trực Quốc hội và Tổng chỉ huy đã
đến ATK Định Hóa vào tháng 4/1947.
Ngày 20/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng các đ/c giúp việc đã đến ở và làm
việc tại một lán nhỏ trên đồi Khau Tý, xã
Điềm Mặc, huyện Định Hóa. Từ đây, Thái
Nguyên trung tâm căn cứ địa Việt Bắc –
Thủ đô kháng chiến của cả nước. Nhân
dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đóng
góp hơn 10 vạn ngày công, hàng triệu tàu
lá cọ, hàng vạn cây gỗ, tre, nứa để làm lán
trại, làm nhà cho các cơ quan, đơn vị quân
đội, cung cấp cho căn cứ địa hơn 7.000 tấn
gạo, 1.000 tấn thực phẩm (tính từ cuối năm
1946 đến hết năm 1947)
Đoạn tư liệu này được phô tô thành
nhiều bản, được phát cho học sinh vào
đầu giờ học để tiện nghiên cứu.
Giáo viên hướng dẫn HS nghiên cứu tư
liệu với câu hỏi định hướng sau:
+ Đoạn tư liệu trên phản ánh những nội
dung gì?
+ ATK gồm những địa phương nào? Vai
trò của ATK đối với CKC của nhân dân
ta?
+ Tại sao thực dân Pháp mở cuộc tấn công
lên Việt Bắc?
HS đọc tài liệu, kết hợp với nội dung SGK
trả lời các câu hỏi trên.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy
trước dã tâm của thực dân Pháp, đã có sự
chỉ đạo chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
trường kỳ chống thực dân Pháp (chỉ đạo
xây dựng ATK Định Hóa); GV phân tích
để HS thấy được vị trí quan trọng của các
địa phương được chọn để xây dựng ATK.
=> Qua đó, thấy được sự nhạy bén, sáng
suốt cũng như vai trò của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc.
+ Ngoài ra đoạn tư liệu trên cũng giúp
HS thấy rõ hơn tầm quan trọng của Thái
Nguyên, đã xây dựng địa phương mình
thành hậu phương vững chắc của căn cứ
địa kháng chiến trên tất cả các mặt: chính
trị, kinh tế, quân sự, đặc biệt là hệ thống
bảo vệ ATK của Trung ương rất vững chắc
trong lòng nhân dân, mà không kẻ thù nào
phá vỡ nổi. Điều đó lý giải được vì sao
chúng ta lại chiến thắng trước những kẻ
thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần.
Kết hợp với lược đồ, HS thấy được âm
mưu của Pháp trong cuộc tấn công lên
Việt Bắc là: Tiêu diệt bộ đội chủ lực của
ta, vây bắt Chính phủ kháng chiến để
nhanh chóng kết thúc chiến tranh; hủy
diệt mọi tiềm lực kháng chiến; khóa
chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn
sự liên lạc giữa cách mạng nước ta với
thế giới, tạo ra chiến thắng quân sự để
xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn
toàn quốc.
Như vậy, có thể thấy đoạn tư liệu lịch sử
địa phương trên không chỉ cung cấp những
thông tin về lịch sử địa phương, mà vẫn
đảm bảo được tính dân tộc trong nội dung
* Hành động:
+ Ngày 7/10/1947: Pháp huy động
12.000 quân mở cuộc tấn công lên
Việt Bắc, chúng cho quân nhảy dù
xuống Bắc Kạn, Chợ Mới; một binh
đoàn từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên
Cao Bằng, rẽ xuống đường số 3 tạo
thành gọng kìm bao vây Việt Bắc từ
phía Đông và phía Bắc.
+ Ngày 9/10/1947: Binh đoàn hỗn
hợp từ sông Hồng ngược sông Lô lên
Tuyên Quang, Chiêm Hóa tạo thành
một gọng kìm ở phía Tây, hai gọng
kìm này sẽ khép lại ở Đài Thị (Đông
bắc Chiêm Hóa).
b. Quân ta:
* Chủ trương:
Đảng ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc
tấn công mùa đông của Pháp”.
bài giảng. Qua đó, các em HS thấy được
mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với
lịch sử dân tộc, đồng thời các em có thêm
những thông tin bổ ích và lý thú về quê
hương mình, điều này góp phần quan trọng
trong việc giáo dục tình yêu quê hương,
đất nước đối với thế hệ trẻ.
Thực hiện âm mưu trên, Pháp đã tiến hành
cuộc tấn công lên Việt Bắc như thế nào?
GV sử dụng lược đồ tường thuật cuộc tấn
công của Pháp lên Việt Bắc, HS theo dõi
và ghi chép.
Trước những âm mưu và hành động của
Pháp, ta đã có chủ trương và hành động
như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi
* Diễn biến:
* Kết quả, ý nghĩa:
+ Đập tan cuộc tấn công của Pháp lên
Việt Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu
6.000 tên địch.
+ Buộc Pháp phải chuyển sang đánh
lâu dài với ta.
GV tiếp tục sử dụng lược đồ tường thuật
diễn biến của chiến dịch (theo nội dung
SGK), HS theo dõi và ghi chép.
GV bổ sung tư liệu lịch sử địa phương
“ Trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc
tấn công của Pháp lên Việt Bắc, quân dân
Thái Nguyên đã phối hợp với bộ đội chủ
lực đánh hàng trăm trận, tiêu diệt 490 tên
và làm bị thương trên 100 tên, bảo vệ an
toàn cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu
biểu là trận đánh ở Đồng Én – Định Hóa,
ngày 2/12/1947, tiêu diệt 15 tên; ở Đèo
Khế - Đại Từ, tiêu diệt 30 tên; ở Hợp
Thành – Phổ Yên tiêu diệt 15 tên ”
Những số liệu trên, cho các em thấy trên
mảnh đất quê hương mình đã in dấu những
chiến công oanh liệt trong chiến dịch Việt
Bắc thu – đông 1947. Điều này, giúp khơi
dậy ở các em niềm tự hào sâu sắc về vùng
đất, nơi các em được sinh ra và lớn lên rất
đỗi bình dị, nhưng đã ẩn chứa biết bao ký
ức về một thời hào hùng của ông cha.
Kết quả và ý nghĩa?
+ Bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ
địa kháng chiến.
2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân,
toàn diện GV đặt câu hỏi:
Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông
năm 1947, CKC toàn dân, toàn diện của ta
thu được kết quả như thế nào? Tác dụng
đối với CKC chống Pháp?
HS làm việc với phiếu học tập (theo mẫu)
IV. CHIẾN DỊCH BIÊN
GIỚI THU – ĐÔNG NĂM
1950
1. Hoàn cảnh lịch sử
* Thuận lợi:
+ Hậu phương kháng chiến
Sau chiến thắng Việt Bắc 1947, ta đã chủ động mở
chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Vậy chiến
dịch diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào?
HS đọc SGK trả lời câu hỏi
được củng cố và phát triển.
+ Trên thế giới: Cách mạng
Trung Quốc thành công, nước
CHND Trung Hoa ra đời.
+ Đầu năm 1950, các nước
XHCN lần lượt công nhận và
đặt quan hệ ngoại giao với ta.
* Khó khăn: Được sự giúp
đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế
hoạch Rơ ve.
2. Chiến dịch Biên giới thu
– đông năm 1950
* Chủ trương: Đảng và
Chính phủ quyết định mở
Chiến dịch Biên giới nhằm:
Tiêu diệt sinh lực địch; khai
thông biên giới Việt – Trung;
mở rộng và củng cố căn cứ
địa Việt Bắc.
GV hướng dẫn HS thảo luận phân tích những
thuận lợi và khó khăn đối với cách mạng nước ta.
Dựa vào lược đồ, phân tích âm mưu của Pháp
trong kế hoạch Rơ ve.
Hoàn cảnh ta mở chiến dịch Biên Giới 1950 có gì
khác so với chiến dịch Việt Bắc 1947? Mục tiêu
của ta trong chiến dịch?
Chủ trương của ta?
GV cung cấp một số hình ảnh tư liệu: Cuộc họp
của BTV Trung ương Đảng họp bàn, quyết định
mở chiến dịch, hình ảnh Bác Hồ trên mặt trận Biên
giới, hướng dẫn HS khai thác, qua đó thấy được
tầm quan trọng to lớn của chiến dịch.
GV cung cấp tư liệu về công tác chuẩn bị cho
chiến dịch của cả nước, trong đó có tư liệu về
những đóng góp của Thái Nguyên
“ Năm 1950, tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp cho
kháng chiến trên 3.000 tấn thóc và 5.190.108 đồng
tiền mặt Tính từ tháng 1/1950, đến hết chiến dịch
Biên giới (tháng 10/1950), Thái Nguyên đã huy
động 63.442 lượt người đi dân công hỏa tuyến, với
1.592.000 ngày công ”
Những số liệu trên không những phản ánh công tác
chuẩn bị cho chiến dịch hết sức khẩn trương với
* Diễn biến:
* Kết quả, ý nghĩa:
+ Loại khỏi vòng chiến đấu
8.000 tên, giải phóng biên
giới Việt – Trung từ Cao
Bằng đến Đình Lập.
+ Chọc thủng hành lang
Đông – Tây, làm phá sản kế
tinh thần “ tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến
thắng”, qua đó HS thấy được sự đóng góp to lớn
của địa phương trong chiến dịch Biên giới, khơi
dậy ở các em niềm tự hào sâu sắc về quê hương
mình.
Diễn biến? GV sử dụng lược đồ chiến dịch Biên
giới tường thuật diễn biến
Trước hết, GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ,
phân tích để thấy được tại sao ta chọn đánh Đông
Khê mở màn cho chiến dịch. Tường thuật diễn
biến trên bản đồ, HS theo dõi và ghi chép; đồng
thời cung cấp tư liệu về một số tấm gương chiến
đấu dũng cảm trong chiến dịch: La Văn Cầu, Trần
Cừ
Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch?
HS trả lời, GV nhận xét bổ sung và chốt ý.