LỜI NÓI ĐẦU
Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nó
đập tan xiềng xích của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật nhào chế độ quân chủ
hàng thế kỉ trên đất nước ta, mở ra một kỉ nguyên mới trong đời sống của nhân dân
ta, kỉ nguyuên mà nhân dân lao động đã đứmg lên làm chủ vận mệnh của mình,
thiết lập nên một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một chế độ tiên tiến nhất ở
Đông Dương. Góp phần vào thành công vĩ đại đó là sự lãnh đạo tài tình, khôn khéo
của Đảng, trong đó sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và những hoạt động đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân ta từ tháng 5/1941- tháng 2/1945 có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.
Có thể nói, giai đoạn 1941- 1945 là một giai đoạn đánh dấu sự phát triển lớn
trong nhận thức và lí luận của chủ nghĩa Mac- Lênin về mặt trận và sự vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam của Đảng cộng sản Đông Dương. Do đó,
tìm hiểu về Mặt trận Việt Minh, một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chưa từng
thấy từ trước trong lịch sử, một kì công trong sự lãnh đạo giải phóng dân tộc của
Đảng cộng sản Đông Dương, đặc biệt thể hiện rõ nét trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân ta từ 1941- 1945 nhằm làm sáng tỏ sự chuyển hướng
đường lối sách lược và sự sáng tạo về một mặt trận của Đảng ta; tìm hiểu những nét
độc đáo của Mậưt trận Việt Minh so với các mặt trận trước nó trong cách mạng
Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới trong đại chiến thế giới lần
thứ hai cũng như vị trí to lớn của nó trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ
1941- 1945 và đặc biệt là đối với sự nghiệp cách mạng tháng Tám vĩ đại của dân
tộc ta.
Đề tài “Mặt trận Việt Minh và những phong trào đấu tranh giải phong dân
tộc từ 1941- 1945” là một đề tài hay song cũng tương đối phức tạp. Hơn nữa, do
trình độ nhận thức cá nhân, tài liệu tham khảo còn hạn chế, đề tài chỉ giới hạn trong
phạm vi bài tiểu luận cho nên, chắc chắn baì viết này của tôi vẫn còn nhiều hạn chế
và thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong được thầy cô giáo trong khoa Lịch sử giúp đỡ, bổ
sung vào những chỗ thiếu xót đó để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
I. Sự ra đời của mặt trận Việt Minh
1. Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh
1930-1975: Với nhiều người, nhiều quốc gia thì mốc thời gian này không
gây cho họ nhiều quan tâm, chú ý. Song ở Việt Nam, 45 năm đã trôi qua và không
bao giờ quay trở lại đó lại là một mốc son, một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng với toàn thể dân tộc. Nó là thời điểm ghi dấu sự ra đời của Đảng Cộng
Sản Việt Nam (1930)_ “đội tiền phong của vô sản giai cấp”, là lúc đặt dấu chấm
hết cho toàn bộ thời kỳ cai trị của thực dân, đế quốc trên đất nước ta (1975), mở ra
thời kì độc lập, tự chủ, cả nước tiến lên xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong suốt
thời gian kể từ khi mới thành lập cho đến đại thắng mùa xuân năm 1975 đó, Đảng
ta đã chủ trương chú trong việc chỉ đạo quần chúng nhân dân xây dựng các mặt trận
dân tộc, dân chủ nhằm gây dựng các cơ sở Đảng, thành lập các lực lượng chính trị,
lực lượng vũ trang… chuẩn bị chu đáo cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong đó, thắng lợi lớn nhất của công cuộc xây dựng cách mạng dân tộc dân chủ
trong toàn dân đó là sự ra đời của mặt trận Việt Minh. Có thể nói, mặt trận Việt
Minh ra đời là kết quả, là đỉnh cao của quá trình tích luỹ kinh nghiệm cách mạng từ
nhiều năm hoạt động của Đảng.Do đó mặt trận đã đáp ứng được phần nào những
yêu cầu khách quan trong và ngoài nước, đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của
cách mạng:
Lúc này, tình hình thế giới diễn ra vô cùng căng thẳng. Cuộc đại chiến thế
giới lần thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939 và nhanh chóng lan rộng khắp trên thế
giới. Bọn đế quốc và phát xít đã tấn công mạnh vào phong trào cách mạng, tăng
cường khủng bố áp bức và bóc lột nhân dân lao động trong nước cũng như nhân
dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. ở Pháp do sự đầu hàng và phản bội của Đảng
Xã Hội và Xã Hội Cấp Tiến, mặt trận nhân dân Pháp tan rã; chính phủ Đa-la-diê
lên cầm quyền. Chúng đã thi hành chính sách đối nội phát xít, ra sức khủng bố
Đảng Cộng Sản và nhân dân Pháp, chúng thẳng tay bóc lột nhân dân lao động Pháp
cũng như nhân dân các thuộc địa của chúng. Trong thời gian đó, chính phủ phản
động Pháp đã tham gia chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Nhưng chỉ đến tháng 6-
1940, đế quốc Pháp đã bị phát xít Đức đánh bại.Chính sự thất bại của Pháp ở Châu
Âu là một dịp tốt cho phát xít Nhật đánh chiếm Đông Dương rồi dùng Đông Dương
làm bàn đạp để tấn công vào các thuộc địa của Anh và Pháp ở Thái Bình Dương.
Trước sức mạnh của mũi súng, ngày 23/9/1940 Đờ-cu_tên toàn quyền ở Đông
Dương đã quỳ gối đầu hàng, dâng nước ta cho Nhật.
Tình hình chính trị trong nước ta thời gian này cũng diễn ra tương đối phức
tạp. Ngày Pháp đầu hàng Nhật, dựa vào Nhật để đàn áp cách mạng Việt Nam thì
cũng là lúc bắt đầu cuộc sống “một cổ hai tròng” của nhân dân ta, bắt đầu thời kì cả
hai lũ quỷ Nhật-Pháp thi nhau róc xương, hút tuỷ dân ta. Về phía Pháp, ngay khi
tình hình chính trị không có lợi cho chúng, chúng đã bắt tay ngay vào công cuộc vơ
vét, hút máu dân ta đến cùng. Chúng tung ra chiêu bài “chính sách chỉ huy” rêu rao
là làm cho nền kinh tế Đông dương được ổn định, đời sống nhân dân được bảo
đảm. Nhưng thực chất cái gọi là nền kinh tế chỉ huy đó cốt để tăng cường đầu
cơ,độc quyền kinh tế, bóc lột dân ta thậm tệ hơn. Mặt khác, chúng lại tăng thuế
không ngừng,lạm phát giấy bạc trầm trọng,làm cho đồng bạc mất giá, nền tài chính
Đông Dương khủng hoảng chưa từng thấy. Đồng thời, chúng ra pháp lệnh thu mua
lương thực của dân ta một cách cưỡng bức. Chính những thủ đoạn tàn bạo đó của
Pháp-Nhật đã gây nên một thảm hoạ vô cùng khủng khiếp, mỗi khi nhớ lại chúng ta
càng bầm gan tím ruột. Đó chính là thảm trạng 2 triệu đồng bào ta chết đói trong
mấy tháng đầu năm 1945. Đó là một trong những tội ác mà quân cướp nước đã ghi
vào lịch sử dân tộc ta những nét đẫm máu không bao giờ phai nhạt được.
Không đơn thuần chỉ là những vơ vét cạn kiệt về nhân tài và vật lực. Bọn
thực dân Pháp còn ra sức khủng bbó các lực lượng yêu nước; xoá bỏ hết thảy mọi
quyền dân chủ mà nhân dân Việt Nam đã dành được trong thời kì 1936-
1939.Chúng khủng bố Đảng Cộng Sản Đông Dương, giả tán các hội ái hữu, thủ
tiêu quyền tự do hội họp, tự do báo chí; tịch thu báo chí tiến bộ, bắt bớ hàng loạt
những người yêu nước. Về mặt chính quyền, chúng đã “quân nhân hoá” và “phát
xít hoá”. Chúng chọn và đưa những tên khát máu lên nắm chính quyền, do đó
chúng đã thi hành những chính sách đàn áp dã man, đã tắm nhân dân ta trong bể
máu.
Về phía Nhật, bọn tư bản dồn vốn vào Đông Dương ngày càng nhiều, hòng
long đoạn nền kinh tế của ta. Chúng dùng sức mạnh của lưỡi lê, máy chémđể bắt
dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu, bông, gai… để phục vụ cho chúng. Chúng đẩy
nhân dân ta vào cảnh khốn cùng, tạo nên bao cảnh bi ai, thống thiết :
“khóc ngô rồi lại khóc chồng
khóc ngô bị nhổ, khóc chồng đi phu”
Mục đích cướp bóc cho thật nhiều nguyên liệu, thực phẩm để cung ứng cho
chiến tranh xâm lựoc của chúng không chỉ dừng lại ở đó. Phát xít Nhật còn cho bọn
tay chân đi tuyên truyền bịp bợm thuyết “khối thịnh vượng chung đại Đông á”
hòng lừa gạt dân ta, hướng dân ta đi theo tư tưởng “võ sĩ đạo” để ngoan ngoãn
phụng sự cho đế quốc. Tệ hại hơn nữa là bọn tay sai của phát xít Nhật còn ru ngủ
tinh thần đấu tranh của quần chúng bằng giọng lưỡi: mượn Nhật đuổi Pháp rồi sẽ
đuổi Nhật.Nhưng thực chất bọn chúng chỉ muốn biến nhân dân ta trở thành những
“công cụ lao động” vô tri, vô giác; muốn biến những thành quả lao động vất vả của
người dân một nắng hai sương thành của cải riêng, phục vụ cho sự giàu có của đế
quốc.
Dưới hai tầng áp bức Nhật- Pháp, khắp nơi trên đất nước ta không nơi nào
không bị bao trùm cảnh khủng bố, đè nén, cướp đoạt. Không chỗ nào mà chỉ riêng
công nhân, nông dân, tiểu tư sản phải lâm vào tình trạng điêu đứng, cực khổ mà
ngay cả giai cấp tư sản, địa chủ cũng đã phải trải qua những ngày tháng khốn đốn,
nguy ngập.
Trong những ngày cả nước rơi vào tình trạng “đói ăn, đói mặc…” thì trừ một
số địa chủ được Nhật- Pháp che chở đã cướp thêm được nhiều ruộng đất để kinh
doanh trong nông nghiệp, công thương nghiệp với thực dân mà ngày càng trở nên
giàu có, còn đại bộ phận địa chủ đều rơi vào tình trạng sa sút chung của cả nước.
Nguyên nhân là do địa chủ phải bán thóc lúa cho bọn thống trị với giá rẻ mạt, tiền
bán thóc không đủ tiền vốn làm ra; kinh doanh bị thua lỗ; nhất là tầng lớp trung,
tiểu địa chủ bị chèn ép nặng nề, bị ngân khố cắm ruộng đi đến phá sản. Ngay lúc
này, nội bộ giai cấp địa chủ đã bị phân hoá một cách cao độ, hạng địa chủ nhỏ và
địa chủ vừa bị khinh rẻ. Vì thế, lòng uất hận của trung và tiểu địa chủ đối với Pháp-
Nhật tăng lên, tạo điều kiện cho họ có một tinh thần dân tộc,họ muốn đánh Pháp
đuổi Nhật để bảo vệ quyền lợi của họ.Từ đó giúp cho giai cấp vô sản lôi kéo họ
đứng về hàng ngũ cách mạng.
Trước tình trạng hai “ông chủ’ đang tranh nhau một miếng mồi thì bọn tay
sai cũng lục đục gầm ghè nhau. Tay sai Pháp muốn triệt hạ tay sai Nhật, tay sai
Nhật muốn tiêu diệt tay sai Pháp. Điều đó cũng rất có lợi cho cách mạng.
Giai cấp địa chủ bị phân hoá, giai cấp tư sản cũng chảng thịnh vượng gì hơn.
Theo thống kê của Pháp vào tháng 10-1940, bên cạnh 53.714 người Âu thì số
người tư sản Đông Dương có mức sống tương đương chỉ có 3.511 người.Vốn của
họ bỏ vào kinh doanh trong các ngành: than, vận tải, chế tạo máy móc, ngân hàng
chỉ bằng 1% của thực dân Pháp. Giai cấp tư sản nước ta sau đại chiến thế giới lần
thứ nhất có vươn lên chút ít nhưng cũng chỉ đóng vai trò rất phụ vì họ bị tư sản
Pháp chèn ép không sao ngóc đầu lên được. Thời gian trước kia ta đã thấy những
sự chèn ép ra mặt đến mức Bạch Thái Bưởi_ 1 người được phong là chúa sông Bắc
Kì cung đã phải bỏ nghề kinh doanh vận tải đường thuỷ; đến giai đoạn chiến tranh
thế giới lần thứ hai những trường hợp bị chèn ép tương tự cũng không phải là ít. Và
cũng vì thế mà tư sản hạng nhỏ và hạng vừa họ có tinh thần dân tộc, họ cũng muốn
đánh Pháp, đuổi Nhật. Nhưng khổ nỗi tư sản nước ta không có vai trò lãnh đạo
đánh đuổi đế quốc, họ chỉ có thể đi theo công nhân và nông dân mới làm được điều
đó. Vì thực chất, mục đích đấu tranh của họ đơn thuần chỉ vì quyền lợi cá nhân, vì
lợi ích kinh tế mà trước kia họ có được nay bị Nhật- Pháp tước đoạt. Còn tinh thần
dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ trong họ vẫn chưa cao, họ không muốn đi đến
cùng cuộc đáu tranh mà chỉ muồn dừng lại khi lợi ích kinh tế cá nhân đã được trao
trả, trong đó chủ yếu vẫn là lợi ích kinh tế.
Đối với tầng lớp tiểu tư sản, nhất là tầng lớp công chức, đến lúc này , đời
sống của họ đã trở nên thiếu thốn đặc biệt. Cái đích cuộc sống mà bọn thực dân, đế
quốc đã gieo rắc vào đầu họ “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” thực chất chỉ là cái
bề ngoài hư ảo. Còn bên trong lại là một sự thật bất công, sức lao động và trí óc họ
bỏ ra trong công việc chẳng kém gì, thậm chí còn hơn rất nhiều người Pháp nhưng
thành quả lao động_ở đây chính là lương mà họ nhân được lại không bằng 1/10 so
với người Pháp. Và ngay cả những trí thức làm ngề tự do như nhà văn, nhà báo…
cũng bị bạc đãi nặng nề, hoạt động tinh thần của họ không những bị bóp nghẹt mà
đời sống vật chất của họ cũng thật nguy khốn: “Thần chết với lưỡi liềm ác nghiệt
đang chờ sẵn trước ngưỡng cửa của nhà báo hàng ngày, hàng tuần. Và các nhà xuất
bản, nhà văn đã bị gieo rắc vào đó sự khủng bố và đe doạ cuộc sống của họ trong
từng giây, từng phút”. Ở thành thị, những người tiểu thương, tiểu chủ dưới sự thống
trị của bọn thực dân Nhật- Pháp lại có cuộc sống kém hơn cả tầng lớp trên.Để
chống đỡ với nạn khủng hoảng kinh tế, một bộ phận tiểu thương đã chạy sang sản
xuất các ngành thủ công nhỏ để kiếm kế sinh nhai cho qua ngày đoạn tháng. Nhưng
tình trạng thiếu nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu bấp bênh; nguồn nguyên liệu
được cung cấp từ nông dân bị phân hoá nặng trong đó chế độ thuế khoá lại quá
khắc nghiệt mà người tiểu thương phải gánh chịu đã đẩy họ vào tình cảnh đóng
cửa, không còn chỗ đứng trong xã hội.
Đó là một số lớp người ở thành thị, còn ở nông thôn thì giai cấp phú nông là
những người mà ai cũng cho là “gia hữu vật lực” nhưng trong chiến tranh thế giới
lần thứ hai này thì biến đổi hẳn. Riêng việc bán thóc cho Nhật- Pháp là đã làm cho
họ phá sản một cách nhanh chóng. Bọn Nhật thi hành chính sách độc quyền và
cưỡng bức thu mua sản phẩm lương thực làm cho phú nông ở nông thôn mới mọc
lên bị ngắt ngọn, thậm chí nhiều người làm nhiều nhưng không đủ nộp cho Nhật-
Pháp phải chạy vạy chợ đen để mua thóc nộp cho Nhật. Năm 1943, bọn phát xít thu
mua 1450 đồng/1tạ thóc mà giá thành sản xuất nơi ruộng xấu đã phải mất từ 16 đến
19 đồng/1tạ, nơi ruộng tót cũng phải mất từ 12 đến 15 đồng/1tạ. Như vậy người
phú nông lấy đâu ra để tái sản xuất giản đơn, chưa nói đến để làm giàu; chưa nói
đến họ còn phải chịu thiên tai hạn hán, sưu cao thuế nặng, phu phen tạp dịch đủ
điều…Vì thế mà người phú nông ở nông thôn không còn là người đủ ăn, đủ mặc
nữa, phần nhiều họ bị phá sản nghiêm trọng, thậm chí có một số ít tụt xuống trung,
bần nông và trở thành lực lượng cách mạng.
Những giai cấp có địa vị về chính trị, có ưu thế về kinh tế trong xã hội,
những tầng lớp có “máu mặt” còn phải sa sút phá sản vì chính sách của thực dân thì
giai cấp công nhân, nông dân phải chịu bao nhiêu sự khổ sở cùng cực dưới chế độ
thống trị của Nhật-Pháp.
Giai cấp nông dân_ có thể nói là khốn khổ vô cùng. Cuộc đại chiến thế giới
thứ hai xảy ra, mặc dù Việt Nam không ở trong phạm vi tác chiến trực tiếp, nhưng
đã phải chịu những hậu quả ghê gớm, kinh khủng. Một trong những hậu quả tàn
nhẫn, bất hạnh đó đối với nông dân là vấn đề lương thực; vấn đề thóc gạo; lũ đế
quốc khát máu dùng lưỡi lê và roi vọt chẳng những đã bắt dân ta nhổ lúa trồng đay
mà ngay cả số thóc còn thu đựơc cũng buộc phải nộp cho nhà nứơc đến 3/4, có khi
tất cả hoặc còn hơn thế nữa, nghĩa là người nông dân phải ngậm đắng nuốt cay bán
cửa, bán nhà lấy tiền đong thêm lúa ở ngoài với giá cắt cổ để nộp đủ cho “nhà
nước”. Riêng ở Bắc Bộ năm 1941, Nhật- Pháp đã ăn cướp của nhân dân ta là
90.000 tấn thóc và lượng thóc mất vì bỏ lúa trồng cây công nghiệp là 64.000 tấn
thóc.
Một cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử là người nông dân chính tay mình
sản xuất ra lúa gạo mà phải nằm chết đói bên cạnh những kho thóc đầy ắp. Cảnh
tượng bi thảm đó, đời sống trâu ngựa của nông dân trong thời đó đã được 1 ký giả
nêu lên một cách chua xót: “Trải hơn nửa thế kỉ Pháp thuộc, nhất là từ 4 năm gần
đây, dân quê đã bị hy sinh, bị bóc lột quá nhiều. Hột gạo năm nắng, mười sương
mới kiếm được sắp để kề miệng ăn lại phải bấm bụng nhịn đói đem dâng cho kẻ
khác. Lụa, vải họ dệt được mà vợ con họ phải mình trần chịu rét. Dầu muối họ làm
được mà ngày ngày họ húp cháo cám nhạt và đêm đêm họ sống tối tăm trong
những túp lều không có một tia sáng. Có lẽ trải qua các giai đoạn trong lịch sử,
chưa có hồi nào nông dân hy sinh bằng hồi này”.
Đối với công nhân và cả thợ thủ công, đời sống của họ đã bị đẩy đến những
giờ phút điêu linh, khốn quẫn nhất. Những tháng đầu năm chiến tranh thế giới thứ
hai nổ ra đã có 6.000 công nhân mỏ bị sa thải vì xuất cảng bị đình trệ. Theo sự điều
tra của thực dân năm 1941, trong số 150.000 thợ dệt ở nông thôn Việt Nam thì chỉ
có 45.000 người được cung cấp vải sợi. Nhà máythuỷ tinh Hà Nội năm 1940 sản
xuất được 5.900 tấn đến năm 1941 chỉ sản xuất được có 3.000 tấn.
Những số liệu trên đã làm cho người đọc đáng giật mình vì một tình cảnh
thiếu việc làm của những người công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, những người có
việc làm trong các công xưởng của bọn đế quốc, thực dân thì cũng không phải đã
hoàn toàn được sung sướng. Họ không chỉ bị áp lực nặng nề từ công việc mà còn
phải chịu những roi đòn tàn bạo của bọn thống trị. Vì thế “mỗi khi còi tầm, nếu ai
để ý nhìn người ở nnhà máy đi ra thì thấy cả một cảnh thương tâm, những thân hình
tiều tuỵ, mặt mũi đen nhọ nhưng vẫn không giấu nổi nước da vàng vàng, xám xám
và bì bì như sũng nước, biểu hiện sự đói cơm. Quần áo không những đụp vá nhiều
chỗ, nhiều màu mà còn để lộ cả da thịt là khác. Lũ người ấy bước đi một cách uể
oải, hầu như mất hết sinh lực và buồn thui thủi”
Người sản xuất ra của cải vật chất, người nắm yết hầu của nền kinh tế mà
bây giờ lại bị đói cực độ và không còn đường sinh sống. Vì thế, khắp nơi nơi trên
đất Việt đã đồng thanh thét vang lên những tiếng oán hờn lũ giặc cướp nước:
“ác chi Nhật, Pháp bay ơi
Của thời cướp mất, người thời lôi đâu
Của đem đúc súng, đúc tàu
Người đem làm luỹ, làm cầu, làm bia
Nếu không sớm giết bay đi
Chết người, hết của dân thì tan hoang”
Nhìn tổng quát lại ta thấy xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh thế
giới làn thứ hai, trừ bọn địa chủ lớn, bọn tư sản mại bản, tay sai phản động được đế
quôc che chở đã vươn lên giàu thêm. Còn giai cấp công nhân, nông dân và đại đa
số các tầng lớp nhân dân khác trong xã hội đều vô cùng khổ hạnh, không những thế
mà họ còn phải chịu bao nhiêu tai bay hoạ gửi: máy bay ném bom bắn phá, bọn
phát xít Nhật giết chóc tù đày họ mất nhà, mất cửa… Quyền lợi của các giai cấp
đều bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.
Trong lúc tình hình dân- nước Việt Nam đang rơi vào cảnh nước sôi lửa
bỏng như thế thì may thay lúc này thái độ của các giai cấp trong xã hội cũng đã bắt
đầu thay đổi, khả năng đoàn kết các giai cấp một cách rộng rãi đang mở ra một
triển vọng mới:
Giai cấp công nhân và nông dân lúc này đã hoàn toàn đối đầu với bọn cướp
nước và nghiêng hẳn về phía cách mạng. Họ đã thể hiện tinh thần yêu nước bằng ý
chí quyết tâm chiến đấu, quyết tâm chiến thắng và hy sinh cho cách mạng đặc biệt
rõ nét nhất trong 2 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì
Binh lính thuộc địa_ lực lượng chủ yếu của đế quốc dùng để đàn áp cách
mạng, đàn áp phong trào yêu nước Việt Nam thì nay một số cũng đã ngã theo cách
mạng. Tinh thần đó được biểu hiện rõ rệt trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì và đặc biệt
là cuộc binh biến Đô Lương(Nghệ An) do đội trưởng Nguyễn Văn Cung chỉ huy.
Có thể nói, 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương diễn
ra trong vòng hơn 3 tháng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều thất bại nhưng “đó là
những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh
bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”[1].
Bên cạnh đó còn có giai cấp tư sản đặc biệt là viên chức, tiểu chủ vì nạn bóc
lột của đế quốc quá nặng nề, nên họ cũng hăng hái tham gia cách mạng hoặc tỏ cảm
tình với cách mạng. Giai cấp địa chủ, phú nông, tư bản bản xứ trước kia có thái độ
ác cảm với cách mạng, tìm cách phá hoại hoặc thờ ơ với cách mạng thì nay chỉ trừ
một số ít làm tay sai cho Nhật- Pháp còn phần đông đã có cảm tình với cách mạng
hoặc giữ thái độ trung lập.
Thái độ chính trị của các giai cấp thay đổi, tất nhiên sẽ làm cho thái độ và lực
lượng của các đảng phái cũng thay đổi. Lực lượng Đảng Cộng Sản được quần
chúng cách mạng tiếp sức nên càng vững mạnh thêm. Các đảng phái phản động
cũng chuyển biến, trong số thân Pháp nay đã ghét Pháp. Từ khi bại trận, Pháp đã
làm bại luôn cả lòng tin của bọn tay sai đối với chúng. Một số ảo tưởng tin ở Nhật,
sau khi “người chủ” của họ đang tâm lúng túng cho thực dân Pháp vung gươm tàn
sát “Việt Nam phục quốc đồng minh” trên đất Lạng Sơn và nhiều nơi khác nữa đã
làm cho họ chán ngán và phân hoá.Chỉ trừ những kẻ đầu xỏ phản động, ôm chân đế
quốc Pháp hay phát xít Nhật. Còn tất cả quần chúng lớp dưới của các đảng phái đó
đều chán ghét đế quốc, phát xít, họ có thể ngã theo cách mạng hoặc trung lập với
cách mạng. Ngay cả những tổ chức tôn giáo trước có khuynh hướng thân Nhật như:
Cao Đài thì nay phần đông quần chúng tín đồ cũng ghét Pháp, chống Nhật.
Trong tình hình đó, Nguyễn ái Quốc quyết định về nước (28-1-1941), trực
tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Ngày 8-2-1941, Người đặt cơ quan
tại Pắc Bó (Cao Bằng). Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị, Nguyễn ái
Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương Đảng ở
Pắc Bó từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941. Tham gia Hội nghị có các đồng chí trong
Ban chấp hành Trung ưong, một số đại biểu của xứ uỷ Bắc Kì, Trung Kì và một số
đại biểu hoạt động ở nước ngoài.
Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm tính chất của cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai. Từ đó nhận định phe phát xít nhất định sẽ thất bại, phe đồng minh
chống phát xít chắc chắn sẽ giành được thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và
phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ.
Về tình hình Đông Dương, Hội nghị nhận định từ khi bùng nổ chiến tranh,
các tầng lớp nhân dân Đông Dương đều bị điêu đứng, quyền lợi tất cả các giai cấp
đều bị cướp giật. Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải là nhiệm vụ riêng của
giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông
Dương.
Về tính chất của cuộc cách mạng, “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại
không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết
hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn
đề cần kíp: “dân tộc giải phóng”; vậy thì “cuộc cách mạng” Đông Dương trong giai
đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng[2]. Hội nghị tiếp tục chủ
trương tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng
khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày
nghèo”; chia lại ruộng đất công cho công bằng; giảm địa tô, giảm tức.
Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận dân tộc riêng cho mỗi nước Việt
Nam, Lào, Campuchia chứ Đảng không chủ trương lập mặt trận chung cho cả
Đông Dương như hồi 30- 31; 36- 39 do tình hình chính trị lúc này đã co phần khác
trước.
Như vậy, chấp hành nghị quyết Trung ương lần thứ 8 của Đảng, dưới sự chỉ
đạo của cụ Nguyễn ái Quốc, ngày 19-5-1941, Việt Nam độc lập đồng minh tức là
mặt trận Việt Minh ra đời. Từ đây dân tộc Việt Nam đã có 1 tổ chức thống nhất,
đoàn kết được tất cả mọi lực lượng, mọi tầng lớp yêu nước dưới ngọn cờ đỏ sao
vàng, đã động viên được hết thảy mọi người dân hiến dâng mình đấu tranh cho nền
độc lập và tự do. Mặt trận Việt Minh ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của cách
mạng, phù hợp với nguyện vọng bức thiêt của nhân dân, nên chỉ trong một thời
gian ngắn, khắp toàn cõi Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến
miền xuôi, khắp chốn chốn, nơi nơi tổ chức của Việt Minh bí mật mọc lên như
nấm_ uy phong của Việt Minh mạnh như vũ bão. Cả một bầu không khí Việt Minh
rộn ràng, tràn ngập trong lòng mỗi người dân Việt Nam, dưới hình thức văn nghệ,
bằng câu đối hay thơ ca, nhân dân ta đã phản ánh lên được điều đó:
“Cái gì có khắp Đông Dương (Cách mạng)
Cái gì nghe thấy dạ càng nôn nao (Chính quyền)
Cái gì ta rủ nhau vào (Việt Minh)
Cái gì trừ diệt, mưu cầu ấm no” (Nhật, Pháp)
Hay như lời kêu gọi của Việt Minh:
“Sao cho từ Bắc chí Nam
Việt Minh hội có muôn vàn hội viên
…………
Chúng ta có hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh”
2. Tổ chức của mặt trận Việt Minh
Đúng lúc cả dân tộc Việt Nam là “ 1 đống cỏ khô”, chỉ cần 1 tia lửa cách
mạng châm vào là rực lên đốt cháy cả lũ giặc tham tan thì mặt trận Việt Minh trực
tiếp do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã ra đời vào tháng 5/1941. Nhưng phải hơn 5 tháng
sau kể từ ngày thành lập (25-10-1941), Việt Minh mới công bố tuyên ngôn, chương
trình và điều lệ của mình. Tuy nhiên sự chậm chễ này cũng không gây ảnh hương
tiêu cực đối với phong trào cách mạng lúc đó vì phương châm, đường lối tổ chức,
vận động xây dựng mặt trận Việt Minh đã đươc hướng dẫn cụ thể trong nghị quyết
của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng.
Tháng 10/1941, Tổng bộ Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và
điều lệ, nói rõ tôn chỉ, mục đich của mình: “Liên hiệp tất cả các tàng lớp nhân dân,
các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh
đuổi Nhật- Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà”[3].Tôn chỉ đó đã quy định điều kiện gia nhập Việt Minh:
“Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người
Việt Nam hay các dân tộc thiểu số trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp,
tôn giáovà xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của
Việt Minh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh”[4]. Về hệ thống tổ chức, trong
bản điều lệ của Việt Minh có ghi rõ “Tổng, huyện (hay phủ, châu, quận) tỉnh,
thành, kì cấp nào có ban chấp hành của Việt Minh cấp ấy. Việt Minh toàn quốc có