Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tích lũy tháng 3- tuần 1-2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.24 KB, 15 trang )

Tự Đức
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Dực Tông Anh Hoàng đế
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết )
Chân dung thông dụng của Hoàng đế Tự Đức
Hoàng đế nhà Nguyễn
Trị vì 1847 – 1883
Tiền nhiệm Thiệu Trị
Kế nhiệm Dục Đức
Vợ Lệ Thiên Anh Hoàng hậu Vũ Thị Duyên
[hiện]Hậu duệ
Tên thật
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
Niên hiệu
Tự Đức: 1847 - 1883
Thụy hiệu Thể thiên Hanh vận Chí thành Đạt hiếu Thể kiện Đôn nhân
Khiêm cung Minh lược Duệ văn Anh hoàng đế (憲祖翼宗世天
亨運至誠達孝體健敦仁謙恭明略睿文英皇帝)
Miếu hiệu Dực Tông (翼宗)
Triều đại Nhà Nguyễn
Hoàng gia ca Đăng đàn cung
Thân phụ Thiệu Trị
Thân mẫu Phạm Thị Hằng (Hoàng Thái hậu Từ Dụ)
Sinh 22 tháng 9 năm 1829
Mất 19 tháng 7, 1883 (53 tuổi)
Việt Nam
An táng Khiêm Lăng
Tôn giáo Nho giáo
Hoàng đế Tự Đức (chữ Hán: 嗣德; 22 tháng 9, 1829 – 19 tháng
7, 1883), húy Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), còn có
tênNguyễn Phúc Thì (阮福蒔) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà


Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Ông là vị vua có thời gian
trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn.
Mục lục
[ẩn]
1 Thân thế
2 Cai trị
o 2.1 Thuế má
o 2.2 Quân đội
o 2.3 Các cuộc nổi loạn
 2.3.1 Quân Tam Đường
 2.3.2 Quân Châu Chấu
 2.3.3 Khởi nghĩa Lê Duy Phụng
 2.3.4 Hồng Bảo mưu giành ngôi
 2.3.5 Quân Chày Vôi
 2.3.6 Giặc Khách ở Bắc kỳ
o 2.4 Thương mại
o 2.5 Việc cấm đạo
3 Cuộc xâm lược của Pháp
4 Qua đời
5 Đời tư
o 5.1 Văn học
o 5.2 Vua có hiếu
o 5.3 Vợ
o 5.4 Con nuôi
6 Tham khảo
7 Chú thích
8 Xem thêm
9 Liên kết ngoài
[sửa]Thân thế
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm là con thứ của vua Thiệu Trị và

bà Phạm Thị Hằng
[1]
, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu, tức 22
tháng 9năm 1829.
[sửa]Cai trị
Tự Đức lên ngôi vào tháng 10 năm Đinh Mùi 1847 theo di chiếu
của vua cha Thiệu Trị. Bấy giờ ông mới có 19 tuổi, nhưng học
hành đã thông thái.
[2]
[sửa]Thuế má
Thuế má trong nước dưới thời vua Tự Đức đại khái cũng giống
như các thời vua Minh Mạng (1820 - 1841) và Thiệu Trị (1841 -
1847) trước đó,
[2]
nhưng từ khi liên quan Pháp - Tây Ban
Nha chiếm các tỉnh Nam kỳ rồi, lại phải bồi tiền binh phí mất 4
triệu nguyên, triều đình mới tìm cách lấy tiền, bèn cho một người
khách là Hầu Lợi Trịnh trưng thuế bán thuốc nha phiến từ Quảng
Bình đến Bắc kỳ. Sử sách chép rằng mỗi năm nhà vua thu được
có 302.200 quan tiền thuế nha phiến.
[2]
Nhà vua lại định lệ cho quyên từ 1.000 quan trở lên thì
được hàm cửu phẩm, lên đến 10.000 thì được thăng hàm lục
phẩm.
[2]
[sửa]Quân đội
Bài chi tiết: Quân đội Nhà Nguyễn
Thời Tự Đức có nhiều giặc giã nên nhà vua cần đến việc võ.
Vì vậy, vào năm 1861, Tự Đức thứ 14, vua truyền cho
các tỉnh chọn lấy những người khỏe mạnh đi làm lính. Đến

năm 1865, Tự Đức thứ 18, vua lại cho mở khoa thi võ tiến sĩ.
[2]
Theo sách Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, thời Tự Đức,
công tác quốc phòng của nhà Nguyễn có sự tương phản rõ
rệt với các triều trước.
[3]
Một trong những lý do khiến cho tình
hình quân đội sa sút là vấn đề tài chính. Vũ khí và trang thiết
bị làm mới gần như không có. Bộ binh được trang bị rất lạc
hậu: 50 người mới có 5 khẩu súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1
lần 6 viên đạn. Vũ khí được bảo dưỡng cũng kém. Về thủy
binh, không có tàu hơi nước nào được đóng mới, thủy quân
thậm chí không đủ khả năng để bảo vệ bờ biển chống hải
tặc. Việc giảng dạy binh pháp không còn chú trọng tới sách
vở phương Tây nữa mà quay trở lại với Binh thư yếu
lược của Trần Hưng Đạo triều Trần. Đời sống binh lính
không được quan tâm thỏa đáng, lương thực lại còn bị ăn
bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của binh sĩ không được cao.
[4]
Quan điểm khoa học quân sự của vua quan triều Nguyễn
không hề vượt quá khuôn khổ của khoa quân sự phong kiến.
Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương
Tây thời vua Tự Đức khiến cho quân sự Việt Nam bị lạc hậu
nhiều. Vì vậy, khi quân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858,
khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn đã
khá xa.
[5]
[sửa]Các cuộc nổi loạn
Tự Đức là một vị vua chăm chỉ về việc trị dân, ngay từ năm
Canh Tuất (1850) vua sai Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược

đại sứ 6 tỉnh Nam kỳ, Phan Thanh Giản làm Kinh lược đại
sứBình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận, Nguyễn
Đăng Giai làm Kinh lược đại sứ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh
Hóa. Các đại thần này đi khám xét công việc các quan lại và
sự làm ăn trong dân gian, có điều gì hay dở phải dâng sớ tâu
về kinh đô cho vua biết.
[6]
Dù vậy, tại Bắc kỳ có 40 cuộc nổi loạn dưới triều Tự Đức.
[6]
Chỉ có vài ba năm đầu còn hơi yên trị, từ năm 1851 trở đi,
trong nước ngày càng nhiều cuộc nổi loạn. Bắc kỳ là nơi
nhiều loạn nhất, bởi vì đây là đất của tiền triều Hậu Lê, nhiều
người tưởng nhớ đến tiền triều, nên chỉ những người muốn
làm loạn, hoặc tự nhận là hậu duệ triều Hậu Lê, hoặc tìm
một người giả nhận dòng dõi nhà Hậu Lê, rồi tôn lên làm
minh chủ để lấy cớ mà khởi sự.
[6]
Bấy giờ, ở Trung Quốc có quân Thái Bình Thiên Quốc nổi
lên đánh nhà Thanh, đến khi tan vỡ thì tàn quân Thái Bình
Thiên Quốc tràn sang Việt Nam cướp phá ở miền thượng du,
quan quân nhà Nguyễn phải đi đánh dẹp rất phiền phức.
[6][7]

trong nước thì thỉnh thoảng lại có tai biến như nước lụt, đê
vỡ, Ở Hưng Yên, đê Văn Giang vỡ 18 năm liền, cả huyện
Văn Giang trở thành bãi cát bỏ hoang, nhân dân đói khổ,
nghề nghiệp không có, bở thế nên người đi làm giặc ngày
càng nhiều.
[6]
[sửa]Quân Tam Đường

Năm 1851, có nhóm giặc khách là Quảng Nghĩa Đường, Lục
Thắng Đường, Đức Thắng Đường, tục gọi là giặc Tam
đường, quấy nhiễu ở mặt Thái Nguyên. Vua Tự Đức
sai Nguyễn Đăng Giai ra kinh lược ở Bắc kỳ. Giai đã dùng
cách khôn khéo dụ được quân nổi loạn về hàng. Bởi vậy
trong hạt lại được yên một độ. Nhưng đến năm 1854,
Nguyễn Đăng Giai qua đời, Bắc kỳ lại có loạn.
[6]
[sửa]Quân Châu Chấu
Năm 1854, Tự Đức thứ 7, ở tỉnh Sơn Tây có một nhóm
người đem Lê Duy Cự là hậu duệ của triều Lê ra lập làm
minh chủ để khởi sự đánh Nguyễn. Lúc bấy giờ có Cao Bá
Quát, người làng Phú Thụy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh thi
đỗ cử nhân, ra làm quan, được bổ chức giáo thụ phủ Quốc
Oai (Sơn Tây). Cao Bá Quát là một nhà văn, nhà thơ lỗi lạc
ở Bắc kỳ, mà cứ bị quan trên đè nén, cho nên bức chí, từ
quan lui về dạy học, rồi theo nhóm người ấy xưng làm Quốc
sư để dấy loạn ở vùng Sơn Tây và Hà Nội.
[2]
Lúc đầu nghĩa quân giành được một số thắng lợi ở Sơn
Tây, Nam Định nhưng sau đó thì bị quân triều đình đánh tan.
Theo Thư mục chính biên thì Cao Bá Quát bị bắn chết trong một
trận đánh năm 1855, nhưng theo Việt Nam sử lược Quát bị quan
phó Lãnh binh tỉnh Sơn Tây là Lê Thuận đánh bắt được và đem
về chém tại làng.
[6]
Vua Tự Đức ra lệnh cho tru di tam tộc dòng
họ Cao.
Bởi vì tháng 5 ấy ở tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây có nhiều châu
chấu phá hoại mùa màng, đến cuối năm lại có cuộc khởi

nghĩa của Lê Duy Cự, nên tục gọi là giặc Châu Chấu.
[6][8]
Sau khi Cao Bá Quát chết, Lê Duy Cự còn quấy rối đến mấy
năm sau mới dẹp yên được.
[6]
Khởi nghĩa Lê Duy Phụng
Khởi nghĩa Lê Duy Phụng là tên gọi của cuộc nổi dậy do Lê Duy
Phụng lãnh đạo chống triều đình nhà Nguyễn ờ vùng ven
biển Bắc kỳ từ năm 1861 đến 1865.
Hồng Bảo mưu giành ngôi
Theo lẽ thường, sau khi vua Thiệu Trị qua đời, ngôi vua sẽ được
truyền cho người con trưởng là Nguyễn Phúc Hồng Bảo (1825 -
1854). Thế nhưng, khi vua Thiệu Trị mất, liền ngày ấy, các
hoàng thân và các quan văn võ họp tại điện Cần Chánh để
tuyên đọc di chiếu, theo đó hoàng tử thứ hai là Phúc Tuy công
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm được lập lên ngôi. Hồng Nhậm khóc
lạy lãnh mạng. Di chiếu đọc chưa dứt, An Phong công (Hồng
Bảo) phẫn uất thổ huyết hơn một đấu, nằm vật ngã giữa điện
đình. Lúc làm lễ đăng quang, mấy người phải đỡ ông dậy, nghi
lễ mới hoàn tất.
[9]
Lý do Hồng Bảo bị phế truất, sử nhà Nguyễn chép lời trăng trối
lúc lâm chung của Thiệu Trị nói với các đại thần Trương Đăng
Quế,
[10]
Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Tiếp:

Trong các con ta, Hồng Bảo tuy lớn, nhưng vì thứ xuất,
ngu độn ít học, chỉ ham chơi, không thể nối nghiệp lớn
được. Hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm thông mẫn, ham

học, rất giống ta, đáng nối ngôi vua. Hôm qua ta đã phê
vào di chiếu để trong long đồng. Các ngươi phải kính noi
đó, đừng trái mạng ta.
[11]

Dù vậy, Hồng Bảo không tin đây là ý của vua cha mà là
do Trương Đăng Quế bày mưu, nên quyết chí báo thù
người gây ra.
[12]
và tìm cách giành lại ngôi báu.
Quân Chày Vôi
Tự Đức khước từ mọi giao thiệp với người phương Tây, dầu
việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850, có tàu
của Hoa Kỳ vào cửa Đà Nẵng có quốc thư xin thông thương
nhưng nhà vua không tiếp nhận.
Từ năm 1855 các nước Anh, Pháp và Tây Ban Nha nhiều lần có
tàu vào cửa Đà Nẵng, cửa Thị Nại (Bình Định) và Quảng Yên xin
thông thương cũng không được.
[2]
Mãi đến khi Gia Định bị thực
dân Pháp chiếm đóng, việc ngoại giao giữa triều đình với các
nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách,
đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán vàThượng Bạc Viện để
giao thiệp với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì
những người được ủy thác vào các việc này không được học
hành gì về ngoại giao.
[13][2]
Việc cấm đạo
Sau khi lên ngôi, một trong những tuyên cáo của Tự Đức có ghi:


Đạo Chúa hiển nhiên là trái với tự nhiên, bởi nó
không tôn trọng các tổ tiên đã khuất. Các thầy
giảng đạo gốc Âu Châu, là các kẻ đáng tội nhất,
sẽ bị ném ra biển, với đá cột quanh cổ, và một
phần thưởng ba mươi nén bạc sẽ được trao cho
bất cứ ai bắt được một người trong họ. Các thầy
giảng gốc Việt Nam ít tội hơn, và trước tiên sẽ bị
tra tấn để xem họ có sẽ từ bỏ những sai lầm của
mình hay không. Nếu từ chối, họ sẽ in dấu trên
mặt và đày đi đến những vùng rừng thiêng nước
độc nhất trong nước.

Ba năm sau đó, năm 1851, sự khoan dung này dành cho các
linh mục bản xứ đột nhiên bị bãi bõ. Từ đó về sau: “hoặc là họ
phải chà đạp lên thánh giá, nếu không sẽ chém làm hai ở ngang
lưng.” (trảm yêu). Trong năm đó và năm kế tiếp, bốn vị giáo
sĩ truyền đạo người Pháp đã bị chém đầu và thi thể bị ném trôi
sông hay ra biển. Báo chí Công Giáo tại Pháp kêu la trong sự
kinh hoàng, và sự khích động đã thu nhận được một cảm tình
viên nơi Hoàng Hậu Pháp Eugenie, nhất là khi trong số các nạn
nhân sau này có tên một vị tu sĩ Tây Ban Nhamà khi còn là một
thiếu nữ, bà ta có quen biết tại Andalusia.
Về việc này, Trần Trọng Kim có lời bình:

“Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều tàn
ác. Đã không cho người ngoại quốc vào buôn
bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo.
Bởi thế nước Pháp và nước I Pha Nho mới nhân
cớ ấy mà đánh nước ta vậy.”
[2]


Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người
đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ đạo
Thiên Chúa. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy
rồi bỏ đi. Có giám mục Pellerin trốn được lên tàu, về Pháp thuật
lại cho triều đình Pháp cảnh các giáo sĩ Thiên Chúa giáo bị đàn
áp dã man ở Việt Nam. Pellerin nói rằng chỉ cần có loạn là các
tín đồ Thiên Chúa giáo sẽ nổi lên đánh giúp. Cùng sự tác động
của Hoàng hậu Pháp Eugénie, một người rất sùng đạo, Hoàng
đế Pháp Napoléon III (1808 - 1873) quyết ý đánh Việt Nam.[2]
Cuộc xâm lược của Pháp
Trung tướng Pháp Charles Rigault de Genouilly
Năm 1858, trung tướng Pháp là Charles Rigault de
Genouilly đem tàu Pháp và tàu Tây Ban Nha gồm 14 chiếc vào
cửa Đà Nẵng bắn phá rồi hạ thành An Hải và Tôn Hải.
Dù chỉ đồn trú ở Đà Nẵng, các binh sĩ ngoại quốc đã bị khuất
phục với các con số đáng sợ vì mắc bệnh dịch tả, kiết lỵ, và các
chứng bịnh nhiệt đới khác, và một cuộc tiến quân trên nội địa
bằng đường bộ hoàn toàn là điều không thực hiện được.
Dòng sông Hương chảy từ Huế ra biển, nhưng chỉ có những tàu
chạy ở tầm nước nông mới lưu thông được, và kém may mắn
thay một số tàu chiến loại nhỏ được sản xuất đặc biệt tại Pháp
cho chiến dịch Việt Nam lại bị phái sang Hồ Lake Garda để dùng
chống lại người Áo trong một cuộc chiến nổ ra tại miền Bắc
nước Ý. Hiển nhiên việc chỉ lảng vảng ở Đà Nẵng sớm bị chứng
tỏ là không đạt được một mục đích gì cả. Nhưng bọn họ còn có
thể đi đâu được nửa. [3] Trung tướng Rigault de Genouilly đổi ý
sang đánh Gia Định. Đầu năm 1859, Rigault de Genouilly dẫn
quân Pháp và Tây Ban Nha vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia
Định. Chỉ trong 2 ngày thì thành vỡ, quan hộ đốc Võ Duy Ninh tự

vận. Xong trung tướng Rigault de Genouilly lại đem quân trở ra
Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quân của Nguyễn Tri
Phương thua phải rút về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì.
Rigault de Genouilly bệnh phải về nước, thiếu tướng Page sang
thay. Thiếu tướng Page đề nghị việc giảng hoà, chỉ xin được tự
do giảng đạo Thiên Chúa và được buôn bán với Việt Nam
nhưng triều đình Huế không đồng ý. Đến năm 1862, quân Pháp
chiếm Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đình Huế phái Phan Thanh
Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9
tháng 5 năm Nhâm Tuất, 1862. Trong bản hoà ước gồm 12
khoản có những khoản như sau:
Hình chụp quan đại thầnPhan Thanh
Giản năm 1863 tạiParis, Pháp
Việt Nam phải để cho giáo sĩ Thiên Chúa Giáo người Pháp và
người Tây Ban Nha được tự do giảng đạo và để dân gian được
tự do theo đạo.
Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp các tỉnh Biên
Hoà, Gia Định và Định Tường và phải để cho chiến thuyền của
Pháp ra vào tự do ở sông Mê Kông.
Vua Tự Đức bèn nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp
và phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ
còn lại. Năm1867, thiếu tướng De la Grandière kéo quân
đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản biết thế
chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì cho bớt đổ máu
rồi uống thuốc độc tự vẫn. Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp.
Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải
quân Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một
giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị
Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20
ngày, Việt Nam mất bốn tỉnh là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình,

Hải Dương
Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của quân Cờ Đen về hàng
triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ
đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà
Nội. Francis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết
ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về
Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân Paul-Louis-
Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và bốn tỉnh bị chiếm.
Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình
Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi
thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.
Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers gởi thư cho triều đình
Huế nói rằng vua ngu tối, bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải
trấn an miền Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp. Một mặt Le
Myre de Vilers gửi đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, đưa
tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng
8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng
Diệu treo cổ tự tử.
Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang
thương thuyết, trong đó đòi nước Việt
Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và
nhường thành thị Hà Nội cho Pháp.
Triều đình cho người sang cầu
cứu Trung Quốc. Triều đình nhà
Thanh được dịp bèn gởi quân qua
đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn
Tây. Quân Pháp và quân Trung Quốc
giao tranh. Đại tá Henri Rivière bị quân
Cờ Đen giết tại cầu Giấy.
Sau cái chết của vua Tự Đức, các vị

vua ít tuổi lần lượt được đưa lên Dục
Đức, Hiệp Hòa ngày 20 tháng 08 năm
1883 Pháp tấn công vào cửa biển
Thuận An, một hiệp ước được ký
kết Hiệp ước Quý Mùi 1883 với nội
dung là xác nhận quyền bảo hộ dài của
người Pháp lên Trung Kỳ và Bắc Kỳ
Nhà bia trong lăng Tự Đức
\Qua đời
Giữa khi đó, ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi, tức ngày 19 tháng
7 năm 1883, vua Tự Đức qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Bài vị nhà
vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực
Tông Anh Hoàng đế. Lăng vua Tự Đức hiệu Khiêm Lăng, tại
làng Dương Xuân Thượng, huyệnHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Một điều rất đáng chú ý ở Khiêm Lăng là tấm bia ở Bi đình nặng
trên 20 tấn do Tự Đức tự dựng cho mình. Thông thường, con
phải dựng văn bia cho cha nhưng vì Tự Đức không có con ruột
nên ông tự dựng.
[14]
Đời tư
Nguyễn Dực Tông được đánh giá là một vị vua tốt. Ông chăm
chỉ xem xét việc triều chính và không hề trễ nãi, được các quan
nể phục. TheoViệt Nam sử lược, ông thường hay chít cái khăn
vàng mà nhỏ, và mặc áo vàng, khi có tuổi thì ông hay mặc quần
vàng và đi giày hàng vàng do nội vụ đóng.
[2]
]Văn học
Tự Đức là ông vua hay chữ nhất triều Nguyễn,
[2]
nên ông rất đề

cao Nho học. Ông chăm về việc khoa bảng, sửa sang việc thi cử
và đặt ra Nhã Sĩ Khoa và Cát Sĩ Khoa,
[2]
để chọn lấy người có
tài văn học ra làm quan.
Tự Đức là người ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích
thơ văn. Đêm nào ông cũng xem sách đến khuya.
[2]
Ông làm
nhiều thơ băngchữ Hán, trong đó có bộ Ngự Chế Việt sử tổng
vịnh, vịnh hàng trăm nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra,
ông còn làm cả sách bằng chữ Nôm để dạy cho dân dễ hiểu,
điển hình như Luận Ngữ diễn ca, Thập điều, Tự học diễn ca
[2]
Có rất nhiều giai thoại về Tự Đức, nhất là những chuyện vua
giao thiệp với nhà văn, học giả đương thời.
Nhà vua rất thích lịch sử, đã đặt Tập Hiền Viên và Khai Kinh
Diên để ông ngự ra cùng với các quan bàn sách vở, thơ
phú hoặc nói chuyện chính trị. Ông còn chỉ đạo cho Quốc sử
quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương
Mục, từ đời thượng cổ cho tới hết thời nhà Hậu Lê,
[2]
trong đó
ông tự phê nhiều lời bình luận.
Tự Đức cũng rất yêu nghệ thuật, đã tập trung nhiều người soạn
kịch bản tuồng về kinh thành Huế, và lệnh cho soạn những vở
tuồng lớn Vạn bửu trình tường, Quần phương hiến thụy.
Vua có hiếu
Tự Đức được người đời ca tụng là một ông vua có hiếu. Lệ
thường cứ ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻ thì ngự triều: trong

một tháng chầu cung 15 lần và ngự triều cũng 15 lần, trừ khi đi
vắng và lâm bệnh. Trong suốt 36 năm thường vẫn như thế,
không sai chút nào.
[2]
Dù làm vua, Tự Đức luôn kính cẩn vâng lời mẹ dạy. Ông đã ghi
chép những lời răn của mẹ vào một cuốn sách, đặt tên là Từ
huấn lục. Thậm chí, có lần do mải mê đi săn về cung hơi muộn,
thấy mình phạm lỗi nên ông nằm ra, đặt chiếc roi lên mâm son
để chờ Hoàng thái hậu Từ Dũ trừng phạt.
[2]
Trích đoạn cải lương Tự Đức dâng roi - thể hiện tấm lòng có hiếu của ông với Từ Dụ -
màn trình diễn cải lương trên chợ nổi tại lễ hội ẩm thực thế giới 2010
Vợ
Ông không đặt hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Lệ
Thiên Anh hoàng hậu (tước hiệu được phong sau khi mất) húy
là Vũ Thị Duyên, con của Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học
Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Vũ Xuân Cẩn. Lăng của bà
hiệu Khiêm Thọ Lăng, bên phía tả Khiêm Lăng, tại làng Dương
Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnhThừa Thiên.
Con nuôi
Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông
nhận ba người cháu làm con nuôi:
Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Ưng Ái (1869 đổi thành Ưng
Chân), tức vua Dục ĐứcHoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, tức
vua Đồng Khánh
Hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Đăng, tức vua Kiến Phúc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×