Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quy luật mâu thuẫn và mâu thuẫn giữa nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc dân'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.12 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
Chuyên đề: Quy luật mâu thuẫn
&
Mâu thuẫn giữa nền kinh tế độc lập
tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
Giảng viên: Nguyễn Hồng Vân
Sinh viên thực hiện: Nhóm V
Lớp : L10CQVT03-B
NỘI DUNG CHÍNH
Quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập
1
Mâu thuẫn giữa nền kinh tế độc lập tự chủ
với hội nhập kinh tế quốc tế
2
Quy luật mâu thuẫn
Mặt đối lập
Là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính,
những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư
duy
Quy luật mâu thuẫn
Mâu thuẫn
Là sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Mỗi
mâu thuẫn là một cặp đối lập trong một sự vật vừa thống nhất
với nhau vừa đấu tranh với nhau.
Phân loại mâu thuẫn:
» Bên trong và bên ngoài.
» Cơ bản và không cơ bản.
» Chủ yếu và thứ yếu.


» Đối kháng và không đối kháng.
Quy luật mâu thuẫn
Sự thống nhất của các mặt đối lập
Chỉ sự liên hệ chặt chẽ, quy định, ràng buộc lẫn nhau của
các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho
mình. Không có mặt này thì cũng không có mặt kia và ngược
lại.
Quy luật mâu thuẫn
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định
lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập.
Quy luật mâu thuẫn
Nội dung
• Sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập quy định
tất yếu sự thay đổi của các mặt và làm cho mâu thuẫn phát
triển.
• Lúc đầu, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản. Nhưng càng
về sau, sự khác nhau ngày càng phát triển đi đến đối lập.
• Khi xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa
cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Thể thống nhất cũ được
thay thế bằng thể thống nhất mới, sữ vật cũ mất đi, sự vật mới
ra đời.
Vận dụng quy luật trong thực tế
Mâu thuẫn giữa nền kinh tế độc lập tự chủ
với hội nhập kinh tế quốc tế
ở Việt Nam
Nền kinh tế độc lập tự chủ
Khái niệm
Là một nền kinh tế phát triển toàn diện, có khả năng tự
thỏa mãn những nhu cầu mọi mặt của đời sống xã hội, của an

ninh, quốc phòng và quá trình tái sản xuất; không bị lệ thuộc
vào bên ngoài cả từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, để có
thể vận hành một cách bình thường và bảo đảm được nền tảng
cho việc duy trì an ninh quốc gia.
Nền kinh tế độc lập tự chủ
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến
động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những
biến động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho
phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và
phục vụ đắc lực cho các mục tiêu an ninh, quốc phòng của đất
nước.
Mâu thuẫn
• Hội nhập tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây
dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất,
nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, vốn đầu tư từ nước
ngoài gắn với những điều kiện nhất định, nên nước nhận đầu
tư đã phần nào bị chi phối, bị khống chế về kinh tế, chính trị
bởi chủ đầu tư. Và từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn bên ngoài,
nước nhận đầu tư mất tính độc lập.
Mâu thuẫn
• Khi hội nhập, hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị bãi
bỏ dần, các công ty được tự do cạnh tranh bình đẳng trên
toàn thế giới. Lúc đó, ở những nước kém phát triển, sức
cạnh tranh yếu nên hàng hoá ngoại nhập chiếm lĩnh thị
trường nội địa, nền kinh tế bị lệ thuộc vào nước ngoài. Dẫn
đến nước yếu thế trong cạnh tranh sẽ bị mất quyền tự chủ.
Mâu thuẫn
• Khi hội nhập quốc tế, các quốc gia thành viên phải áp dụng và
thi hành hệ thống luật pháp quốc tế, các quan hệ tuỳ thuộc lẫn

nhau giữa các nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển. Do đó, độc
lập, tự chủ về kinh tế chỉ mang tính tương đối.
Mâu thuẫn
• Những nước nghèo bị áp đặt những quy định từ những nước
lớn. Nếu không tạo ra được một thiết chế kinh tế thích hợp,
không có khả năng cạnh tranh và hội nhập thì trở thành nơi
cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các nước phát
triển, thành nơi tiếp nhận các công nghệ lạc hậu hoặc thải loại,
thành nơi mà các nước phát triển chuyển giao ô nhiễm dưới cái
vỏ bọc chuyển nhượng hay viện trợ công nghệ, nghĩa là thay
thế sự phụ thuộc này bằng một sự phụ thuộc khác.
Mâu thuẫn
• Phân công lao động ngày càng trở nên sâu sắc là hệ quả tất
yếu. Bởi vì khi chưa tham gia hội nhập, mỗi quốc gia gần như
đều tự cung tự cấp, phải làm ra cả những cái mà mình không
có thế mạnh; còn khi tham gia hội nhập, mỗi quốc gia sẽ chỉ
sản xuất ra một số loại hàng hoá nhất định có tính chuyên môn
cao để trao đổi với các quốc gia khác, ai mạnh mặt nào sẽ khai
thác triệt để mặt đó. Tức là có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ
lẫn nhau giữa các quốc gia.
Giải quết mâu thuẫn
• Phải đảm bảo lợi ích phát triển của quốc gia ở mức cao nhất có
thể được.
• Sức cạnh tranh của nền kinh tế mỗi nước phải được cải thiện
và tăng dần.
• Mỗi quốc gia phải có khả năng ứng phó có hiệu quả với những
biến đổi chính trị, kinh tế, xã hội… từ bên ngoài.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
• Lê Khánh Ninh

• Trần Văn Toàn
• Nguyễn Xuân Trường
• Phùng Thị Bích Thảo
• Đỗ Xuân Đông

×