Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ĐỂ GIẢI THÍCH CHÍNH SÁCH GIẢM LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.13 KB, 24 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
1 Trần Thị Thanh Nga 1113120130
2 Trần Diệu Linh 1111120125
3 Nguyễn Thị Ngọc Hà 1111120221
4 Đào Thị Thu Hương 1111120165
5 Nguyễn Khánh Linh 1112120124
6 Đàm Thu Hiền 1117120161
7 Bùi Thị Hồng Như 1111120185
8 Vũ Quyết Tiến 1113120230
9 Đinh Quỳnh Anh 1112120152
10 Trịnh Khánh Huyền 1111120223
11 Nguyễn Mai Trang 1111120139
12 Nguyễn Khánh Nhi 1111120210
13 Trần Thị Hà Châu 1111120106
14 Trần Ngọc Thu Hà 1117120158
1
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước đi lên và
đạt được những thành tựu to lớn, đặt biệt là lĩnh vực kinh tế. Trong đó công cuộc
đổi mới nền kinh tế ngành Ngân hàng đã đạt được những bước quan trọng trong hệ
thống các công cụ lãi suất được coi là nhạy cảm nhất, nó thực sự là vấn đề nóng
bỏng nhất, thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội.
Lãi suất với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ, đặc biệt trong cơ chế thị
trường, lãi suất trở thành công cụ đắc lực để Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực thi
chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư, lạm phát
và tăng trưởng kinh tế…
Có nhiều loại lãi suất khác nhau như lãi suất tiền vay, lãi suất tiền gửi, lãi suất
tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng,… Lãi suất còn là một hiện tượng tiền tệ phản


ánh mối quan hệ giữa cung và cầu tiền. Cung tiền được xác định một cách ngoại
sinh, cầu tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch về tiền.
Vấn đề về lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Trên tầm vĩ mô lãi
suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc
thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hưởng kinh tế
của cả quốc gia. Và đối với tầm vi mô, lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như
doanh nghiệp đưa ra quyết định của mình như chi tiêu hay để dành tiết kiệm, đầu
tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền
vào ngân hàng.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suất trên cơ sở những
kiến thức đã học cùng với kiến thức trong khuôn khổ tài liệu cho phép. Chúng em
xin trình bày những vấn đề của “LÃI SUẤT” để hiểu một cách hệ thống và chi tiết
hơn về vấn đề này.
Tuy nhiên bàn về lãi suất có nhiều vấn đề đề cập, song trong khuôn khổ một
bài tiểu luận nhỏ và kiến thức có hạn, chúng em chọn đề tài: “VẬN DỤNG CÁC
MÔ HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ĐỂ GIẢI THÍCH CHÍNH SÁCH GIẢM LÃI
SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 –
2013”
3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Những vấn đề cơ bản về lãi suất
a) Khái niệm:
- Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn: Trong nền kinh tế
luôn có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn, cùng lúc đó có những người có cơ hội
đầu tư sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn, thị trường tài chính ra đời làm thông
suốt quá trình chuyển vốn từ người thừa vốn sang người cần vốn, các chủ thể qua
quan hệ vay mượn tín dụng hoặc mua bán các công cụ nợ đều đạt được mục đích
của mình; người thừa vốn vừa bảo đảm được vốn vừa thu được lợi, người thiếu vốn
vừa dược đáp ứng đủ cho đàu tư. Từ thị trường đó, lãi suất được hình thành như giá
cả của một loại hàng hoá(ở đây là vốn), nó là chi phí mà người đi vay phải trả cho

người cho vay để được quyền sử dụng vốn, nó vận động tuân theo quy luật cung
cầu, xác định trên cơ sở cân bằng giữa nhu cầu về vốn vá cung về vốn trên thị
trường.
- Lãi suất chính là tín hiệu thị trường tham gia vào việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý.
- Ngoài ra khái niệm lãi suất như là chi phí cơ hội của việc giữ tiền cũng tương
đối phổ biến.
b) Vai trò:
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp vai trò của lãi
suất được nhìn nhận một cách hết sức mờ nhạt và lệ thuộc nhiều khi được hiểu như
là một sự phan phối cuối cùng của sản phẩm giữa những người sản xuất và người
cho vay.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường lãi suất giữ vai trò hết sức quan trọng là
một trong những đòn bẩy kinh tế .Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh
tế quốc dân nói chung vai trò của lãi suất được thể hiện ở nội dung sau đây.
• Lãi suất là công cụ để khuyến khích tiết kiệm đầu tư:
Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết
kiệm của các chủ thể kinh tế tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
• Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Chính sách lãi suất là một bộ phận trong chính sách tiền tệ của Nhà nước
nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất
kinh doanh của các đơn vị kinh tế:
4
− Lãi suất phải trả cho khoản vay là khoản chi phí của doanh nghiệp .Do vậy ,lãi suất
sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh .
Ngược lại, lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp đâu tư của các doanh nghiệp .
− Lãi suất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả . những ưu đãi về
lãi suất về điều kiện cung cấp tín dụng và thanh toán là công cụ của Nhà nước
nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các nghành các sản phẩm cần ưu
tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.

• Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô
Lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi
suất có tác động đến đầu tư đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền
kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp:
− Lãi suất thấp → kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng → tăng tổng cầu →
sản lượng tăng, giá tăng, thất nghiệp giảm→ nội tệ có xu hướng giảm giá so
với ngoại tệ.
− Lãi suất cao→ hạn chế đầu tư , hạn chế tiêu dùng→ giảm tổng cầu → sản
lượng giảm →giảm giá→ thất nghiệp tăng→ nội tệ có xu hướng tăng giá so
với ngoại tệ.
• Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế
Người ta thấy rằng trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế lãi suất có
xu hướng tăng do cung cầu quỹ cho vay đều tăng trong đó tốc độ tăng của cầu quỹ
cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung qũy cho vay. Ngược lại, trong giai đoạn suy
thoái của nền kinh tế lãi suất có xu hướng giảm xuống.
Do vậy, thông thường nhìn vào xu hướng biến động của lãi suất ta thấy được
tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế.
c. Phân loại:
Có rất nhiều cách phân loại lãi suất căn cứ vào: thời hạn tín dụng, các loại
hình tín dụng, giá trị thực của lãi suất, phương pháp trả lãi và tính chất ổn định của
lãi suất. Nhưng trong tiểu luận này, chúng em xin nhấn mạnh cách phân loại lãi suất
thành 2 loại theo giá trị thực của lãi suất:
− Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời
điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm
phát .
− Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi
về lạm phát hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát:
+ Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho
đúng theo đúng những thay đổi dự tính về lạm phát.
+ Lãi suất thực tính sau: là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo

những thay đổi trên thực tế về lạm phát.
5
2. Mối quan hệ giữa lãi suất và các biến số kinh tế:
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất
trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí vì
nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta và có
những hệ quả quan trọng đối với sức khoẻ của nền kinh tế. Vì nó tác động to lớn
đối với việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín
dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo lợi
nhuận hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng.
Hơn nữa, lãi suất có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều nền kinh tế vĩ
mô khác.
a. Lãi suất và đầu tư:
Lượng cầu về hãng đầu tư phụ thuộc vào lãi suất vì lãi suất phản ánh chi phí
vốn để tài trợ cho đầu tư, việc tăng lãi suất làm giảm số lượng dự án đầu tư có lãi,
bởi vậy nhu cầu về hãng đầu tư giảm do đó đầu tư tỷ lệ nghịch với lãi suất.
Lãi suất thực tế phản ánh chi phí thực sự của tiền vay do vậy chúng ta nhận
định đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thực tế chứ không phải lãi suất là lãi suất danh
nghĩa.
b. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm:
Thu nhập của cá nhân bao giờ cũng được chia làm hai phần là tiêu dùng và tiết
kiệm. Tiêu dùng là một hàm phụ thuộc vào thu nhập khả dụng. Ở mỗi giai đoạn của
chu kỳ kinh doanh, sự thắt chặt hay nới lỏng của chính sách thuế mà ngân sách
dành cho chi tiêu bị tác động. Tiết kiệm bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như thu
nhập, tập quán tiết kiệm và lãi suất. Khi lãi suất tăng làm tăng ý muốn tiết kiệm và
sự sẵn sàng chi tiêu giảm xuống.
c. Lãi suất và lạm phát:
Lạm phát sự tăng lên liên tục của mức giá, là hiện tượng mất giá của đồng
tiền. Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữ lãi suất và lạm
phát. Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát cao. Có nhiều

nguyên nhân gây nên lạm phát và cũng có nhiều biện pháp để kiểm soát lạm phát,
trong đó công cụ lãi suất là một giải pháp công hiệu khá nhanh.
6
Trong thời kỳ lạm pháp, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể
thu hút phần lớn số tiền có trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông
giảm; cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế.
d. Lãi suất và tỷ giá:
Lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau. Đây là hai công
cụ song hành quan trọng của chính sách tiền tệ, việc cải cách chính sách điều hành
ngân hàng hai yếu tố này đòi hỏi phải được tiến hành đồng thời. Trong điều kiện
một nền kinh tế mở, với nguồn được tự do vận động, nếu lãi suất trong nước tăng
lên nguồn vốn nước ngoài sẽ đổ vào đẩy cầu nội tệ lên cao, với mức cung tiền nhất
định tỷ giá sẽ bị nâng lên ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của quốc gia.
Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống, vốn trong nước khoác áo ra đi làm cho cầu
ngoại tệ cao tỷ giá tụt xuống.
e. Lãi suất với cầu tiền:
Tiền là một loại tài sản, cũng là một cách mà mỗi người sử dụng cho việc tích
tài sản của mình. Nhu cầu về tiền phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có thu nhập và
lãi suất. Khi thu nhập tăng, theo lý thuyết lượng cầu tài sản, nhu cầu nắm giữ tiền
của dân chúng tăng lên. Người ta cần nhiều tiền hơn cho chi tiêu. Lãi suất như đã
đề cập từ đầu là chi phí cơ hội cho việc giữ tiền. Vì vậy khi lãi suất tăng người ta ít
có ý muốn nắm giữ tiền hơn mà chuyển sang mua các loại chứng khoán hoặc gửi
tiết kiệm để thu lợi. Cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất.
3. Tác động của tiết kiệm và đầu tư đối với nền kinh tế:
a. Tiết kiệm:
- Tác động trực tiếp đến đầu tư:
Các tổ chức tài chính mà người tiêu dùng đầu tư như trương mục tiết kiệm sẽ
lần lượt cung cấp cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nguồn vốn mới (tiền) mà
họ có thể cho vay ra cho việc mua bán như thế chấp, các khoản vay tự động và cho
vay cá nhân khác => kích thích các tổ chức tài chính phát triển và tạo ra lợi nhuận

cho họ.
Đối với thị trường chứng khoán và các hàng hóa khác, các công ty, tập đoàn
sở hữu các cổ phiếu và hàng hóa sẽ có sự gia tăng mới trong dòng tiền của họ bằng
hoạt động mua bán và đầu tư.
- Tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế:
Lợi nhuận từ việc tiết kiệm không những làm tăng trưởng các khoản đầu tư
mà còn kích thích sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Các tập đoàn, công ty trở
7
nên an toàn hơn về mặt tài chính, tạo nhiều công ăn việc làm mới, từ đó tỉ lệ thất
nghiệp cũng giảm xuống.
Sự gia tăng các khoản tiết kiệm cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
Ngược lại, việc giảm tiết kiệm có thể cho thấy tín hiệu về một nền kinh tế suy giảm
nhanh chóng, từ đó kéo theo sự suy giảm trong các vấn đề khác.
b. Đầu tư:
- Tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế:
Đối với tổng cầu: Trên thực tế, đầu tư vừa tạo ra các sản phẩm mới cho nền
kinh tế vừa tiêu thụ khối lượng lớn hàng hóa dịch vụ trong quá trình thực hiện đầu
tư.
Đối với tổng cung: Đầu tư có tính chất lâu dài và nó làm cho đường tổng
cung dài hạn của nền kinh tế tăng lên.
- Ảnh hưởng hai mặt tới sự ổn định nền kinh tế:
Nếu đầu tư có ảnh hưởng tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế không ăn
khớp với thời gian thì nó có thể phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Ngược lại, nếu
đầu tư tốt có thể giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Mối quan hệ giữ tốc độ tăng trưởng và vốn đầu tư được minh họa qua hàm
Harrod- Domar:
k = i/ g
Trong đó: + k: hệ số gia tăng vốn trên sản lượng
+ i : vốn đầu tư

+ g: mức tăng gdp
Nếu k không thay đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào
vốn đầu tư.
- Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
8
Một quốc gia được coi là phát triển khi cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp trong đó, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao
trong GDP của nước đó. Muốn vây, phải có chính sách đầu tư thỏa đáng.
- Đầu tư góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ:
Ở các nước phát triển, họ có mức đầu tư lớn, có quá trình phát triển lâu dài
nên trình độ khoa học công nghệ của họ hơn hẳn các nước khác trên thế giới. Việc
áp dụng các thành tựu này làm cho nền kinh tế có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ,
đời sống nhân dân được nâng cao. Còn đối với các nước đang phát triển, do công
nghệ nghèo nàn lạc hậu nên sản xuất kém phát triển và bị lệ thuộc vào các nước
phát triển khác. Vì vậy, cần tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài (thu hút công
nghệ hiện đại phù hợp, tổ chức nghiên cứu phát minh)
=> Quá trình công nghiệp hóa thành công hay không phụ thuộc rất nhiều
vào đầu tư phát triển khoa học công nghệ.
Ngoài các tác động nói trên, đầu tư còn làm tăng ngân sách cho chính phủ, góp
phần làm ổn định đất nước, mở rộng ảnh hưởng của quốc gia…
9
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tình hình nền kinh tế Việt Nam và việc giảm lãi suất của NHNN:
a. Tóm tắt bối cảnh kinh tế Việt Nam 2012
Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn
chế, nợ công nhiều hơn. Sa sút không chỉ thể hiện ở con số định lượng như tăng
trưởng GDP giảm, doanh nghiệp phá sản, đóng cửa tăng. Yếu kém còn thể hiện đặc
biệt rõ nét ở xu hướng gia tăng xu hướng các biến cố, là những tín hiệu chỉ báo
mức độ rủi ro hệ thống tăng lên, các loại tin đồn có tác động gây rối dư luận, làm
suy giảm mạnh lòng tin thị trường vốn đã suy yếu sau mấy năm nền kinh tế gặp

khó khăn.
• Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế: tăng trưởng GDP năm
2012 của Việt Nam ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, giảm còn
5.03%.
• Vĩ mô được cải thiện:
Tình trạng thâm hụt ngân sách và tụt giá tiền đồng cũng gần như được chế
ngự. Dự trữ ngoại hối trong năm 2012 đã tăng lên đáng kể so vớí 2011: từ 9 tỷ
USD năm 2011 lên 20 tỷ USD vào cuối năm 2012.
• Tình hình nợ xấu:
Các ngân hàng quá mạnh tay cho vay trong vòng hơn 1 thập kỷ, kết hợp với
lãi suất cao nhất khu vực năm 2011 khiến nợ xấu tăng cao. Theo báo cáo của các tổ
chức tín dụng, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm
4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương
mại nhà nước là 54,6 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,96% dư nợ tín dụng của nhóm ngân
hàng thương mại nhà nước; Nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 41
ngàn tỷ đồng, chiếm 4,54% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ
phần.
10
• 'Thanh lọc' ngành ngân hàng :
Sự trượt dốc của VN-Index thể hiện tính liên thông của ngành ngân hàng và
chứng khoán, liên thông giữa các ngân hàng với nhau qua sở hữu chéo, cũng như
sự phụ thuộc quá lớn vào tâm lý thị trường của chứng khoán Việt Nam.
• Bất động sản đóng băng:
Chính phủ Việt Nam đã ra hàng loạt quyết định giải cứu thị trường bất động
sản, trong đó có việc tái cơ cấu thị trường, giảm lãi suất cho vay mua nhà, ưu đãi
dự án nhà xã hội, giải quyết nợ xấu và thúc đẩy khu vực xây dựng.
• Doanh nghiệp phá sản:
− Khoảng 55 nghìn doanh nghiệp giải thể.
− Tỷ giá hối đoái ít thay đổi.
− Thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường.

− Lao động, việc làm tăng khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt
72,8% kế hoạch năm 2012.
Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 là ưu tiên kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
b. Tình hình giảm lãi suất hiện nay.
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế Việt Nam, NHNN đã có những
động thái tác động để điều chỉnh nền kinh tế theo đúng hướng, trong đó có việc
giảm lãi suất để kích thích đầu tư.
Trong những tháng đầu năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã
giảm mạnh với mức giảm khoảng 3-6%/năm so với cuối năm 2011. Ngân hàng Nhà
nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành; đồng thời, quy
định và điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với 4 lĩnh
11
vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa,
ngành công nghiệp hỗ trợ từ mức tối đa 15%/năm xuống 13%/năm áp dụng từ
11/6/2012.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ sở để giảm lãi suất là kinh tế vĩ mô cơ bản
ổn định, tốc độ tăng CPI tháng 5 là 0,18%, 5 tháng đầu năm là 2,7%- phù hợp với
mục tiêu đề ra của Chính phủ. Thêm vào đó, tình hình thanh khoản tại các ngân
hàng đang dư thừa.
Ngày 25 tháng 3 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định mức
lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Thông tư số 08/2013/TT-NHNN.
Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với 4 lĩnh vực ưu tiên ở mức 8-11%/năm;
lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 10-12%/năm ở khối
NHTM Nhà nước, 12-14%/năm ở khối NHTM cổ phần; trong đó, một số doanh
nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất,
kinh doanh hiệu quả đã được các NHTM cho vay với mức lãi suất chỉ từ 7,5-

8%/năm.
Đây là mức lãi suất tiền gửi thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2011, sau 6 lần điều
chỉnh của Ngân hàng Nhà nước.
Lãi suất huy động giảm là một tín hiệu tốt để doanh nghiệp có thể trông đợi lãi
suất cho vay giảm, góp phần cải thiện phần nào khó khăn về vốn. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp cho rằng, với sức mua kém trong giai đoạn hiện nay, dù lãi vay có hạ
cũng khó giải quyết vấn đề. Lãi suất cho vay chỉ nên duy trì ở mức 10% đến 12%,
nhưng mức tốt nhất nên dưới 10%. Đó cũng là mục tiêu của NHNN, tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để khôi phục sản xuất cũng như vực dậy sức
khỏe nền kinh tế.
2. Phân tích chính sách giảm lãi suất của NHNN:
12
a. Mục tiêu của chính sách hạ lãi suất:
Như chúng ta đã biết, lãi suất là một công cụ vĩ mô quan trọng trong điều hành
kinh tế của Chính phủ. Một biến số quan trọng trong nền kinh tế, có tác động lan
tỏa đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, đăc biệt là về thị trường vốn của nước ta
hiện nay.
Do đó, chỉ cần có các động thái nhỏ tác động vào lãi suất như tăng hoặc giảm
sẽ có ảnh hưởng khá lớn đến nội tại nền kinh tế Việt Nam.
Vì vậy, đây là công cụ hữu hiệu để chính phủ sử dụng để điều hành và quản lí
nền kinh tế. Tùy vào từng điều kiện, bối cảnh của quốc gia mà NHNN sẽ đại diện
cho cơ quan quản lí (chính phủ) sẽ có những động thái tích cực tác động vào lãi
suất nhằm hướng đến những mục tiêu cụ thể trong thời gian đó.
Đối với nước ta hiện nay, khi động thái hạ lãi suất vừa qua của NHNN được
các doanh nghiệp và các chuyên gia đánh giá cao trong bối canh kinh tế khó khăn
hiện nay. Có thể chỉ ra các mục tiêu mà NHNN muốn hướng tới của việc hạ lãi suất
như:
• Thứ nhất: Giảm lãi suất để kích thích đầu tư
Xét trong phương diện một quốc gia, các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng mối
quan hệ giữa lãi suất và đầu tư là hết sức chặt chẽ. Có thể nói lãi suất giảm thì sẽ

khuyến khích được đầu tư vào nền kinh tế và ngược lại khi lãi suất quá cao sẽ hạn
chế đẩu tư, kinh doanh.
Một bằng chứng cụ thể như cách đây 2 năm (2010). Lãi suất cho vay của các
ngân hàng trong nước dao dộng trung bình trong khoảng từ 17 đến 20% năm.
Thậm chí có lúc lên tới 25% năm. Khiến các doanh nghiệp lao đao, thiếu vốn kinh
doanh vì lãi suất quá cao, khó có thể bù đắp chi phí vốn vào sản phẩm, dịch vụ
mình tạo ra. Chính vì vậy đã có rất nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc kinh doanh
cầm chừng. Con số phá sản lên tới hàng nghìn doanh nghiệp. Khiến nền kinh tế lúc
bấy giờ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Mặt khác khi hạ lãi suất, thì sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn
giá rẻ và dùng nó để tiếp tục kinh doanh hoặc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
theo sự phát triển của thị trường. Từ đó dẫn đến nhu cầu đầu tư tăng cao và đó là
mục tiêu mà việc hạ lãi suất đưa ra.
13
• Thứ hai: Chuyển tiền tiết kiệm sang đầu tư, sử dụng vốn nhàn rỗi sang các mục
đích kinh doanh sản xuất:
Lãi suất là giá của tiền tệ, nó phản ánh cung cầu của tiền tệ. Ở đây động thái
của NHNN là hạ các lãi suất chủ chốt xuống như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho
vay liên ngân hàng… khiến các ngân hàng thương mại đồng loạt có các đông thái
tương tự.
Đặc biệt, khi lãi suất tiền gửi của các ngân hang giảm xuống, nó tác động trực
tiếp đến bộ phận người gửi tiết kiệm. Khi hạ lãi suất tiền gửi xuống làm cho lợi
nhuận thu được từ việc gửi tiết kiệm không còn cao như trước, thúc đẩy người gửi
tiền chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác mang về nhiều lợi nhuận hơn như :
chứng khoán, vàng, bất động sản, ngoại tệ…
Đó là một biện pháp tốt của NHNN tác động đến thị trường, nhằm khơi thông
nguồn vốn đóng băng trong các ngân hàng thương mại chuyển vào các hoạt động
kinh doanh, sản xuất khác.
Các báo cáo cho thấy tỉ lệ gửi tiết kiệm của các ngân hàng là khá cao, nếu có
sự chuyển dịch vốn thì con số sẽ lên tới hàng nghìn tỉ đổ vào các kênh đầu tư khác

như bất động sản, chứng khoán, vàng… đang là những kênh đầu tư khá khát vốn
trong thời điểm hiện tại. Nếu như bất động sản các doanh ngiệp thiếu vốn để tiếp
tục hoàn thiện dự án, còn chứng khoán mỗi phiên giao dịch tính thanh khoản thấp
và giá trị giao dịch khá thấp so với trước đây. Vì vậy, hơn lúc nào hết cần có một
giả pháp khơi thông nguồn vốn chảy vào các kênh này và hạ lãi suất nói chung và
hạ lãi suất tiền gửi nói riêng đang mang lại những tín hiệu lạc quan cho thị trường,
kết hợp với các giải pháp khác của chính phủ.
• Thứ ba: Giảm lãi suất để Doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn giá
rẻ:
Trong thời kì khó khăn như hiện nay, khi các doanh nghiệp đang rất khó khăn
trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn sản suất, giảm lãi suất tiết kiệm là một
cơ sở cho việc hạ lãi suất cho vay của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp đã phản ánh
đang được tiếp cận vốn vay khá thuận lợi với lãi suất 12% 1 năm. Thậm chí, Công
ty cổ phần nhựa Tân Phú đã vay được vốn với mức lãi suất 10%/năm do là doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và có tín nhiệm cao với ngân hàng.
Tuy nhiên, giảm lãi suất chưa phải là cởi được nút thắt cho doanh nghiệp. Bởi
lẽ, muốn tiếp cận vốn vay thì doanh nghiệp còn phải giải quyết hai vấn đề lớn là
14
khả năng tiêu thụ hàng hóa và nợ xấu. Doanh nghiệp không có khả năng tiêu thụ
hàng hóa và nợ xấu vẫn còn thì cũng không mạo hiểm vay vốn, mở rộng kinh
doanh. Thực tế, chỉ số hàng tồn kho mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở
mức cao. Tại thời điểm 1/4/2013 chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 13% so với cùng thời điểm năm trước. Chỉ số sản xuất công
nghiệp quý I/2013 chỉ tăng 4,9%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012 (5,9%) phản
ánh khả năng hấp thụ vốn và năng lực sản xuất của nền kinh tế đã bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Và đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của hệ thống
ngân hàng trong nước đang ở mức 6%, giảm từ trên 8% năm 2012. Rõ ràng, tồn
kho và nợ xấu tiếp tục là điểm nghẽn của tăng trưởng kinh tế và khả năng hấp thụ,
tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
b. Giải thích chính sách hạ lãi suất:

• Tại sao phải giảm lãi suất?
Việc giảm lãi suất huy động tại thời điểm hiện nay là xu hướng tất yếu, do vốn
huy động tại các ngân hàng hiện nay tăng nhanh (lúc nào cũng khoảng 12-14 % vì
huy động vốn, vì lạm phát) còn cho vay khá chậm. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt
Nam còn đang gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ
phá sản vì không có vốn.
Giai đoạn 2010, lãi suất cho vay của các ngân hàng nhà nước dao dộng trung
bình trong khoảng từ 17 đến 20% năm. Thậm chí có lúc lên tới 25% năm. Lãi suất
quá cao khiến một số doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải cầm chừng.
Tuy nhiên, việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay lại dẫn đến các rủi ro,
vốn huy động ngân hàng sẽ bị giảm (do người tiêu dùng cân nhắc giữa lợi ích số
tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng và đầu tư bên ngoài). Ngân hàng chấp nhận rủi ro
này nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Hàm Keynes cho rằng: Tiết kiệm tăng khi thu nhập tăng => Có khả năng
không đầu tư hết Tiết kiệm của Xã hội => Thiếu hụt AD => Khủng hoảng kinh tế
=> Đình trệ kéo dài.
Do đó, việc giảm lãi suất nhằm chuyển tiền tiết kiệm sang đầu tư, sử dụng
vốn nhàn rỗi sang mục đích kinh doanh sản xuất.
Tuy nhiên với thực tế nền kinh tế Việt Nam, người dân rút tiền khỏi hệ thống
ngân hàng chuyển sang các kênh đầu tư khác khi lãi suất hạ cũng rất khó khăn.
Nguyên nhân là bối cảnh kinh tế hiện nay không thuận lợi cho các kênh đầu tư, đầu
cơ như chứng khoán, bất động sản hay kể cả nắm giữ ngoại tệ. Người dân cũng
chưa tin nhiều vào sự phục hồi kinh tế nên giải pháp tốt nhất cho những người
không thích rủi ro là tiếp tục gửi tiết kiệm, do đó đường tiết kiệm giảm không đáng
kể.
15
Còn các DN đang nợ chồng chất, hàng tồn kho còn nhiều, kể cả lãi suất hạ
thì cũng chưa chắc đã muốn vay thêm nữa.
I
2

I
1
r
2
r
1
Đồ thị: Hàm đầu tư phụ thuộc vào biến nội sinh lãi suất
Nếu tiết kiệm phụ thuộc vào lãi suất, thì sự dịch chuyển vào trong của đường đầu tư
làm lãi suất giảm và khối lượng đầu tư. Lãi suất thấp hơn làm cho mọi người giảm
tiết kiệm và điều này làm đầu tư giảm đi.
Lãi suất là biến nội sinh nên các điểm trên đồ thị di chuyển chứ không dịch chuyển
cả đường I. Lãi suất giảm từ r
1
xuống r
2
khiến I
1
tăng lên I
2
16
• Nguyên nhân Ngân hàng nhà nước bây giờ mới giảm lãi suất cho
vay (nghị quyết tháng 3 năm 2013 đặt giá trần cho lãi suất ngân
hàng)
(Lãi suất thực tế chính là chi phí đầu tư)
Trước đó, vì lạm phát cao nên lãi suất cao, nên tỷ lệ tiết kiệm tăng, mà bất
động sản, đầu tư bị đình trệ, khủng hoảng nên người dân chọn cách an toàn là đi
gửi tiền, không đầu tư vào các kênh đó nữa.Bên cạnh đó, đầu tư thì ngân hàng cho
vay nhưng không đòi được, lãi suất lại cao quá khiến các doanh nghiệp điêu đứng
vì không có vốn và không dám đi vay.
Đến năm nay: Lạm phát bốn tháng đầu năm chỉ ở mức 2,41% so với cuối năm

ngoái (Theo Tổng cục Thống kê), nên các ngân hàng không thể neo lãi suất cao mãi
được. Vì vậy mà Ngân hàng Nhà Nước đã đi tiên phong trong việc giảm lãi suất.
Ngày 13/5/2013, theo công bố của NHNN, các lãi suất chủ chốt được coi là
công cụ điều hành lãi suất của cơ quan này sẽ giảm so với trước 1 điểm phần trăm.
Cụ thể, các lãi suất như: Tái cấp vốn còn 7%, tái chiết khấu còn 5%, lãi suất cho
vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng còn 8%/năm. Lãi suất cho vay
ngắn hạn với khách hàng một số lĩnh vực ưu tiên như: Nông nghiệp nông thôn, xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ DN vừa và nhỏ, công nghệ cao sẽ giảm từ 11% về 10%.
Sau quyết định này, NHNN cũng thể hiện rõ mong muốn sẽ tạo lập được một
mặt bằng lãi suất cho vay mới với mức lãi suất phổ biến là 13%/năm.
• Tác động của chính sách giảm lãi suất:
- Mô hình Solow đã khẳng định là tăng tỷ lệ tiết kiệm không nhất thiết là đáng
mong muốn.
Thứ nhất: qua một điểm nhất định, thì việc tăng tỷ lệ tiết kiệm thực ra làm giảm
tiêu dùng trong dài hạn.
Thứ hai: nếu nền kinh tế nằm ở dưới trạng thái vàng, việc tăng tỷ lệ tiết kiệm cuối
cùng sẽ làm tăng sản lượng và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tỷ lệ tiết kiệm
cao hơn làm giảm tiêu dùng vì cần có thời gian để tiết kiệm cao hơn chuyển sang
thành sản lượng cao hơn.
Solow kết luận S là nhân tố quan trọng quyết định mức k và y ở trạng thái dừng,
tuy nhiên tăng trưởng vẫn có điểm dừng. S chỉ tác động đến tăng trưởng ngắn hạn
- Qua mô hình IS – LM, ta nhận thấy:
17
Mô hình IS - LM
Khi NHNN muốn tăng mức cung tiền, kích thích đầu tư,thì cho lãi suất giảm( r
1

r
2
), đường LM dịch chuyển sang phải( LM

1
→LM
2
), thu nhập tăng( Y
1
→Y
2
).
Tăng cung tiền làm LM dịch chuyển
Khi NHNN giảm các lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu,
lãi suất liên ngân hàng sẽ tác động đến các ngân hàng thương mại giúp cho các
ngân hàng này có nhiều tiền hơn.
Ví dụ khi hạ lãi suất tái chiết khấu, hạ dự trữ bắt buộc xuống thì ngân hàng sẽ có
thêm tiền trong ngân hàng mà k phải nộp lại cho NHNN vì vậy sẽ có thêm tiền
cung ứng cho nền kinh tế , tức cho vay ra, vì vậy NHNN đã làm biện pháp gián
tiếp đẩy cung tiền lên làm cho đường LM dịch chuyển sang phải.
Ví dụ nếu trước đây NHNN quy định sự trự bắt buộc là 5 đồng. Bây giờ giảm các
loại lãi suất chủ chốt xuống, NHNN chỉ bắt dựu trữ 3, còn 2 đồng kia NH thương
mại đêm cho doanh nghiệp vay tức là đẩy cung tiền trong nền kinh tế lên. Các lãi
suất kia tương tự tái chiết khấu ,liên ngân hàng vì thế mới làm dịch chuyển LM,
lãi suất cho vay của các NHTM k tác động đến LM . LM là đại diện cho chính sách
tiền tệ.
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHÍNH SÁCH
1. Đánh giá chung:
a. Vai trò vĩ mô:
Bằng cách kiểm soát lãi suất,Ngân hàng nhà nước có thể chi phối được sự
tăng trưởng của nền kinh tế, bằng cách tăng hoặc giảm lãi suất. Ngân hàng có thể
làm yếu đi khả năng cho vay của NHTM và do đó thực hiện chính sách tiền tệ,
giảm bớt khối lượng tiền tệ cần thiết cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và chi
tiêu của người tiêu dùng.

r
2
r
1
r
18
Cũng như vậy, bằng lãi suất ngân hàng có thể tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển, hoặc muốn kìm hãm tôc độ phát triển hoặc đẩy mạnh phát triển một
ngành nào đó. Bên cạnh vai trò hướng dẫn diều hành nền kinh tế, lãi suất tín dụng
còn đóng vai trò quan trọng tích cực trong kiềm chế lạm phát.Sau nhiều lần thay
đổi lãi suất cơ bản, từ 8,25%/năm tăng đến 14%/năm và hạ xuống 7%/năm. Nhờ
vào sự điều chỉnh lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước đã làm ổn định thị trường
tiền tệ. Điều này khẳng định được tầm quan trọng và sức mạnh của công cụ lãi suất
trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Từ năm 2007 đến nay chính sách lãi suất luôn
được sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế ở VN. Sau khi kiểm chế được lạm phát ở
mức ổn định, ngân hàng nhà nước đang thực hiện hạ thấp dần khung lãi suất để
khuyến khích họat động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh khôi phục kinh tế.
Chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ của nhà
nước nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kích thích, điều tiết và hướng dẫn sản xuất
kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Lãi suất cho vay được sử dụng để mở rộng cung
ứng tiền tệ, thu hẹp đầu tư và kiềm chế lạm phát.
Thực hiện vai trò đòn bẩy kinh tế, lãi suất sẽ được điều chỉnh phù hợp với
mục tiêu kinh tế ở những thời điểm giai đoạn khác nhau. Những ưu đãi về lãi suất,
điều kiện là công cụ của nhà nước nhằm khuyên khích các DN vào các loại sản
phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển. Điều này có ý nghĩa quan trọng với
những nước chậm phát triển muốn có những bước nhảy vọt để đi ngay vào công
nghệ hiện đại trong thời đại hiện nay.
Một tác động khác của lãi suất là ảnh hương của nó đến đầu tư, tiết kiệm.
Nếu lãi suất thực tế càng cao thì số tiền gửi vào ngân hàng càng lớn. Việc này sẽ tác
động đến quy mô mua sắm tài sản của nhân dân. Khi lãi suất dương nó sẽ kích

thích người dân gửi tiết kiệm vì nó có khả năng sinh lời cao và an toàn hơn việc
tích trữ tài sản, nhờ đó nguồn vốn chung của ngân hàng tăng lên và khối lượng tiền
phục vụ cho sản xuất và kinh doanh cũng tăng lên.
Tóm lại, lãi suất có tác động đến nhiều mặt của kinh tế, đến sự phát triển và
tăng trưởng kinh tế. Một chính sách lãi suất hợp lí sẽ tạo điều kiện để thu hút các
khoản vốn nhàn rỗi, vừa thúc đẩy đầu tư trong nền kinh tế, giúp nền kinh tế phát
triển và tăng trưởng ổn định.
b. Vai trò vi mô:
Lãi suất là yếu tố thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả của DN, bù đắp chi phí và
đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
DN vay vốn của NH phải chịu lãi với khoản tiền mình đã vay để kinh doanh
vì thế DN phải cố kinh doanh có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
Còn hoạt động tài chính của NH là huy động vốn và cho vay. NH phải trả lãi cho
người gửi tiền và thu lãi của những người vay vốn vì vậy NH cũng phải tính toàn
mức lãi suất hợp lí để bù đắp các chi phí nghiệp vụ và có lợi cho mình .
2. Sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới nền kinh tế thị trường:
19
- Ảnh hưởng của lãi suất trên thị trường VN đối với hành vi cá nhân, các doanh
nghiệp.
+ Đối với cá nhân: Mức lãi suất tiết kiệm thực giảm từ năm 2007 đến 2009 (từ
9,6% đến 9,4%) nhưng tiêu dùng có xu hướng tăng (tổng mức bản lẻ hàng hóa và
dịch vụ loại trừ tăng giá tăng từ 15% đến 30,8%).
Như vậy có thể thấy lãi suất thực trong giai đoạn này có tác động cùng chiều
đến hành vi tiết kiệm và ngược chiều với tiêu dùng của các cá nhân. Có nghĩa là lãi
suất thực giảm sẽ khuyến khích tiêu dùng hơn là tiết kiệm.
Lãi suất giảm người dân còn có thể có thêm nhiều kênh đầu tư khác ngoài việc
chỉ gửi tiết kiệm, từ đó sẽ kích thích sản xuất và tiêu dùng.
+ Đối với doanh nghiệp:
Năm 2011 và 2012, hàng vạn DN bị nhấn chìm bởi vòng xoáy lãi suất cao, thì
hiện nay, số DN hồi sinh trở lại là không nhỏ. Đối với các DN vừa và nhỏ, động

thái hạ lãi suất của NHNN giống như hành động cởi bỏ một nút thắt kìm kẹp họ
suốt một thời gian dài. Việc điều chỉnh giảm mức lãi suất điều hành và trần lãi suất
cho vay ngắn hạn bằng VND là cần thiết để tiếp tục hỗ trợ cho DN bớt khó khăn,
nhanh chóng lấy lại đá tăng trưởng cho nền KT. Giúp cho DN có thể dễ dàng tiếp
cận nguồn vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn. Giúp DN giảm bớt chi
phí vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Giảm bớt gánh nặng cho nhiều DN đang
phải chịu gánh nặng về chi phí lãi vay .Không những thế khi lãi suất sẽ giúp các
DN tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, DN hoạt động hiệu
quả hơn, ổn định hơn cũng sẽ đem lại sự ổn định cho hoạt động của các ngân hàng
(DN có thể trả những khoản vay + chi phí vay đúng hạn giúp cho hoạt động của
các NH ổn định hơn).
Ngoài ra khi giảm lãi suất còn hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc lại thị trường tài
chính để giúp các DN huy động vốn trên thị trường chứng khoán khi đó sẽ giảm
bớt gánh nặng cho hệ thống NH. Như là khi lãi suất huy động ở mức 9%/năm thì
với những DN có tỷ suất lợi nhuận khoảng 13% có thể huy động đc vốn qua phát
hành trái phiếu, cổ phiếu. Không chỉ thế, giảm lãi suất còn giúp cho việc phát hành
trái phiếu Chính Phủ trở nên dễ dàng hơn với lãi suất phát hành thấp hơn.
Và cũng như chúng ta đã biết, thị trường bất động sản gần đây đã gặp nhiều
khó khăn. Thị trường bất động sản đóng băng, nhiều nhà đầu tư bị mắc kẹt trong
các gói đầu tư của mình. Thì mới đây NHNN đã có chính sách hỗ trợ người mua
nhà vay vốn với lãi suất 6%/năm dự kiến cố định trong suốt 10 năm cũng sẽ là một
chính sách quan trọng để hỗ trợ những người có nhu cầu thật sự về nhà ở, có cơ hội
vay mua nhà với lãi suất thấp và bên cạnh đó cũng có thể giải cứu thì trường bất
động sản đang trong tình trạng đóng băng nghiêm trọng.
+ Một số ảnh hưởng khác:
• Việc giảm lãi suất thấp hơn sẽ làm cho tiết kiệm kém hấp dẫn, gửi tín
hiệu tích cực cho các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái sẽ tăng
lên do nhà đầu tư sẽ chuyển một phần tiền sang nắm giữ USD.
20
• Ảnh hưởng của chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ khiến lạm phát tăng trở lại

vào cuối năm, làm lạm phát kì vọng cũng sẽ tăng lên. (nhưng mức lạm
phát kì vong vẫn dưới 1 con số).
• Trên thực tế tuy lãi suất giảm nhưng để tiếp cận đc vốn vay của ngân
hàng phần lớn vẫn là các doanh nghiêp, tập đoàn kinh tế lớn còn với các
doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vẫn là vẫn đề nan giải.
21
KẾT LUẬN
Có thể nói vấn đề lãi suất là một trong những vân đề có tác động không nhỏ
đến nền kinh tế đất nước, nó ảnh hưởng đến cung cầu, quỹ cho vay, rủi ro và kỳ
hạn, lạm phát dự tính, các chính sách vĩ mô của chính phủ, sự phát triển của nền
kinh tế trong chu kỳ kinh doanh, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN.
Do đó, một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ đem lại một sự ổn định vĩ mô, phát
triển kinh tế. Song một chính sách lãi suất sai lầm có thể kéo theo nhiều hệ quả
khôn lường khác. Và việc cần làm lúc này là chính phủ cần tìm ra nhiều biện pháp
mới và hữu hiệu để giải quyết bài toán lãi suất hiện đang rất nhức nhối của Việt
Nam hiện nay, cũng như sử dụng chúng một cách linh hoạt, điều chỉnh sao cho phù
hợp với nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, chúng ta phải biết nhìn vào quá khứ để
học tập, cũng như nhìn vào tương lai để tiến tới, từ đó, nhìn vào hiện tại xem chúng
ta cần làm gì để đưa đất nước phát triển ổn định và bền vững.
Không chỉ có chính phủ làm điều đó, mỗi chúng ta cũng cần suy nghĩ thật thấu
đáo, mạnh dạn đưa ra những kiến nghị của mình để cùng nhau vượt qua, không chỉ
thử thách về “Lãi suất” mà còn nhiều thử thách khác rất cần được sự quan tâm của
cộng đồng. Mong rằng bài tiểu luận của chúng em phần nào đóng góp được những
ý tưởng mới giúp giải quyết vấn đề này.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2006, Bài giảng và thực hành lý thuyết
kinh tế vĩ mô 2, Trường đại học Kinh tế quốc dân NXB Lao động.
2. Mankiw, N.G., 2003, Macroeconomics, fifth edition, Harvard University,
Worth Publishers.\

3. Ward, D. & D. Begg, Economics – Student Workbook, Eight edition, The
McGraw – Hill Companies.
4. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bảng lãi suất
/>_afrLoop=80758887354600&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#
%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop
%3D80758887354600%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state
%3D14r6stltqy_129
23
DANH SÁCH
24

×