Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.44 KB, 26 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT & NGHỆ THUẬT
———————————————

BÁO CÁO
CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 3
Họ tên sinh viên: Nguyễn Hà Linh
Lớp: Sư phạm mỹ thuật K38
Khoa: Giáo dục Thể chất & Nghệ thuật
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
TRƯỜNG CĐ SƯ PHẠM HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA GDTC & NT
BỘ MÔN MỸ THUẬT
—————————
BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC TẬP NĂM 3
NĂM HỌC 2014 – 2015
Họ tên:
Sinh viên chuyên ngành:
Khoa:
Thực tập tại trường:
Quận:
Nguyễn Hà Linh
Sư phạm Mỹ thuật
Giáo dục Thể chất & Nghệ thuật
THCS Giảng Võ
Ba Đình
NỘI DUNG BÁO CÁO

LỜI CẢM ƠN:
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
II. TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC:


1. Tìm hiểu thực tế trường phổ thông và địa phương:
2. Công tác chỉ đạo và hoạt động chuyên môn ở trường phổ thông:
3. Công tác chủ nhiệm, hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh:
III. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA SAU ĐỢT THỰC TẬP:
1. Tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao:
2. Trách nhiệm đối với bản thân:
3. Trách nhiệm đối với nghề nghiệp, xã hội:
IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỞNG ĐOÀN:
LỜI CẢM ƠN
Trước đây em chưa bao giờ nghĩ đến việc ngày nào đó mình sẽ trở thành giáo viên, giáo
viên trung học cơ sở lại càng không. Mặc dù ấn tượng về những thầy cô giáo cấp 2 vẫn hiện diện
trong em rõ ràng và tốt đẹp, thậm chí không nhớ hồi ấy mình từng có ý định theo đuổi nghề
nghiệp này. Em chưa bao giờ nghiêm túc với những dự định cho tương lai, đến bây giờ vẫn không
rõ sau này sẽ sống bằng nghề gì. Đợt thực tập này đã cho em một chọn lựa. Mặc dù chưa chuẩn bị
sẵn sàng, em nghĩ sau này mình có thể dạy tốt.
Vậy là hai tháng thực tập đã sắp kết thúc, thời gian trôi nhanh và không chờ đợi ai cả, nghĩ
rằng hai tháng thì thật dài nhưng nhìn lại thì sao quá ngắn để em làm quen với thầy cô và kết thân
với các em nhỏ trong trường. Em còn nhớ mới ngày nào khi chúng em bước chân vào trường
THCS Giảng Võ, tất cả đều chung một tâm trạng lo lắng, bồi hồi. Tuy không phải lần đầu tiên
đến với trường với lớp, không phải lần đầu tiên trong vai trò là một giáo viên, em vẫn không khỏi
hồi hộp và ngỡ ngàng không biết mình phải làm những gì? Làm như thế nào? Bắt đầu từ đâu?
Nhưng khi gặp gỡ quý thầy cô, ai cũng thân thiện nhiệt tình, các học sinh thì chăm ngoan lễ phép,
em đã dần thoát khỏi những bỡ ngỡ ban đầu và ngày càng quen hơn với những hoạt động của
trường. Trong tám tuần, em đã học được rất nhiều, đó không chỉ là kinh nghiệm của một người
giáo viên trong tương lai, mà những gì em học được còn là những kinh nghiệm sống quý báu cho
thực tiễn cuộc sống.
Em chân thành gửi lời cảm ơn tới BGH trường THCS Giảng Võ, các tổ chức trong trường
đã tạo điều kiện tốt nhất cho đợt thực tập của chúng em: lịch thực tập, việc phổ biến về trường
THCS, phân công giáo viên phụ trách hướng dẫn,…tất cả đều được chuẩn bị rất chu đáo, giúp đỡ

chúng em làm quen với thực tế môi trường giáo dục và hoàn thành chương trình thực tập trong
thời gian vừa qua.
Em chân thành cảm ơn thầy Lâm Tuấn Phong - giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy và
cô Lưu Thị Thanh Hà – giáo viên hướng dẫn thực tập công tác chủ nhiệm. Trong tám tuần, thầy
cô đã tận tình chỉ bảo các bước lên lớp, cách soạn giáo án, những lưu ý cần thiết trong từng tiết
dạy. Đồng thời, thầy cô tạo không khí thoải mái, là điều kiện cho chúng em gần gủi, kết thân với
học sinh, gắn bó với lớp chủ nhiệm nhiều hơn, em thấy mình như được làm những người anh cả,
chị cả của các em. Những kinh nghiệm của thầy cô là kiến thức thực tế vô cùng quý giá cho hành
trang vào nghề của chúng em sau này. Cảm ơn thầy cô đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt
công tác thực tập giảng dạy và chủ nhiệm lớp.
Trong thời gian thực tập tại trường do chưa có kinh nghiệm, em biết mình còn nhiều thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của BGH trường, quý thầy cô, để từ đó em rèn
luyện mình tốt hơn. Qua đợt thực tập, em thấy mình lớn lên rất nhiều, em tin rằng những kinh
nghiệm tích lũy trong thời gian thực tập sẽ giúp em làm tốt công tác giảng dạy sau này của mình.
Giờ đây, em không biết nói gì hơn ngoài gửi tới Ban Giám Hiệu nhà trường, quý thầy cô
giáo lòng biết ơn sâu sắc của mình. Em xin kính chúc Ban Giám Hiệu nhà trường, quý thầy cô
giáo, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và các em học sinh trường THCS Giảng Võ lời chúc
sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HÀ LINH Giới tính: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 19/10/1994
- Trú quán: Mễ Trì Thượng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
- Lớp đào tạo: Sư phạm Mỹ thuật K38 Khoa: GDTC & NT Trường: CĐSP Hà Nội
- Hệ đào tạo: Cao Đẳng Chính Quy
- Khóa đào tạo: Khóa 38 (2012 - 2015)
- Thực tập giảng dạy chuyên môn lớp: 7A1, 7A3, 7A4, 7A5, 7A6
- Thực tập chủ nhiệm lớp: 6A8
- Thực tập tại: trường THCS Giảng Võ – quận Ba Đình – Hà Nội

- Thời gian thực tập: từ ngày 02/03/2015 đến ngày 25/04/2015
2. Các nhiệm vụ được giao:
- Tìm hiểu thực tế giáo dục
- Thực tập chủ nhiệm ở lớp: 6A8

trong 8 tuần, GVDH cô Lưu Thị Thanh Hà
- Thực tập giảng dạy ở lớp: 7A1, 7A3, 7A4, 7A5, 7A6
- Dự 3 tiết của thầy hướng dẫn môn Mỹ thuật Lâm Tuấn Phong và 10 tiết của bạn trong nhóm
Trần Thị Trang và một tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
- Soạn giáo án và giảng dạy 8 tiết chuyên môn Mỹ thuật tại các lớp theo sự hướng dẫn của giáo
viên hướng dẫn chuyên môn.
- Soạn chương trình sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và tổ chức sinh hoạt lớp 6A8
hàng tuần
- Hướng dẫn lớp chủ nhiệm sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp. Tổ chức cho học sinh tập văn nghệ cho
giải văn nghệ chào mừng ngày 26/3
- Làm sổ nhật kí thực tập và báo cáo thu hoạch cá nhân sau đợt thực tập.
- Tham gia các hoạt động khác của trường, lớp chủ nhiệm
II. TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
1. TÌM HIỂU THỰC TẾ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG:
 Thực tế giáo dục phường Giảng Võ - quận Ba Đình:
• Thực tế giáo dục:
Quận Ba Đình với diện tích 9.248 mật độ dân số khá cao khoảng 24.36 người/ ,
được xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo
cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại.
Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan
trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực. Nhắc đến Ba Đình lịch sử là nghĩ ngay đến một vùng đất
địa linh nhân kiệt với nhiều làng nghề cổ truyền đậm dấu ấn lịch sử như hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi,
lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu sen
Thụy Khuê. . . Trong những năm qua, công tác giáo dục của phường Giảng Võ đạt nhiều thành
công trong công tác giáo dục với nhiều trường học các cấp đã đào tạo những lớp học sinh có

thành tích học tập cao, giành nhiều giải thưởng cấp thành phố, quốc gia và cả các cuộc thi tầm cỡ
Quốc tế. Phường Giảng Võ được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
từ rất sớm. Thành tích đó cũng tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc giữ vững và phát huy những
chuẩn đã đạt được. Với những đặc điểm đã nêu trên thì trong quá trình thực hiện công tác giáo
dục, phường Giảng Võ có những thuận lợi và khó khăn như sau:
• Thuận lợi: Cùng với quá trình phát triển kinh tế mà đời sống dân cư ngày càng được nâng
cao, tạo tiền đề cho việc quan tâm tới học hành của con mình. Đây cũng là điều kiện tốt
làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban.
- Quận Ba Đình được xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung
các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là
trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Phường Giảng Võ được coi là trung tâm của quận Ba
Đình, đây là điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - văn hoá, chính
trị - giáo dục.
- Dân cư có mức sống tương đối cao, dân trí cao, phần lớn là trí thức nên có điều kiện quan
tâm, đáp ứng nhu cầu học tập của con em mình
- Phường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trường lớp khang trang, cơ sở vật
chất đầy đủ đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong phường.
- Đảng bộ,chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong phường có tinh thần đoàn kết cao trong
mọi hành động.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên trong uỷ ban nhân dân có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình
trong mọi công tác, gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân tích cực chấp hành chính
sách của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước (đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, mô
tô ….)
- Quản lý đất đai (quy hoạch ) ổn định. Tất cả các ban ngành đoàn thể hoạt động ổn định,
mạng lưới y tế đến tận cơ sở.
• Khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng của các trường còn hạn chế so với số lượng học sinh trong địa phương
- Dân cư đông khiến việc giáo dục đào tạo của quận Ba Đình nói chung và phường Giảng
Võ nói riêng bị quá tải
• Thực trạng giáo dục tại phường:

- Tỉ lệ học sinh lên lớp ở ba cấp học cao, trình độ giáo viên cơ bản được chuẩn hóa và cán
bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tham gia các kì thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi do
thành phố tổ chức đều đạt kết quả. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục được chú
trọng.
- Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, được sự tham mưu của các cấp và của BGH các
trường đóng trên địa bàn thì đến nay, phường Giảng Võ đã xây dựng được hệ thông cơ sở
hạ tầng tương đối khang trang để phục vụ công việc học tập của các em. Các trường đều
chăm lo về cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học được tốt hơn.
+/ Về quốc phòng - an ninh:
- Về quốc phòng: lực lượng an ninh phường tham gia tuần tra kiểm soát, đảm bảo vững vàng,
thường xuyên duy trì các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu.
- Về an ninh: luôn được giữ vững, chủ động nắm bắt tình hình không để xảy ra tình trạng bất ổn
trong khu vực.
+/ Về văn hóa xã hội:
- Công tác khuyến học: hằng năm, trên địa bàn phường luôn có tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi
để khuyến khích các em thi đua học tập
- Y tế: thường xuyên phối hợp với các ban nghành liên quan mở các đợt khám, tiêm chủng và phát
thuốc miễn phí cho học sinh các trường phổ thông. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và
đảm bảo vệ sinh nơi công cộng.
- Chính sách xã hội: quan tâm, ưu đãi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn, người có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: được tuyên truyền rộng rãi và đi vào ý thức của người
dân. Các hộ gia đình đều thực hiện tốt chính sách dân số của Nhà nước.
- Công tác thông tin VHVN-TDTT: Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng vào trong nhân dân mọi
công tác VH - TDTT, tổ chức thi đua giữa các khu phố để xây dựng một cuộc sống lành mạnh.
- Công tác dân tộc tôn giáo: Được thực hiện theo đúng pháp luật. Đại đa số đồng bào và tín đồ
tôn giáo chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo.
- Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư: được thực hiên đúng pháp luật. Đại đa số được giải quyết
và trả lời kịp thời. Các công văn được chuyển đúng ngày.
 Thực tế giáo dục trường THCS Giảng Võ:

• Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức Trường THCS Giảng Võ bao gồm:
- Chi bộ
- Ban Giám Hiệu
- Công Đoàn
- Tổ chuyên môn
- Chi đoàn Giáo Viên
- Đoàn đội
Chi bộ nhà trường:
Được thành lập ngay khi Trường THCS Giảng Võ đi vào hoạt động, Chi bộ Đảng đầu tiên
của trường gồm 6 đảng viên do đồng chí Tạ Thục Chinh làm Bí thư. Tháng 10 năm 1990, Đại hội
chi bộ nhiệm kỳ một năm được tổ chức. Đồng chí Nguyễn Ngọc Giao được bầu giữ chức Bí thư
chi bộ, đồng chí Tạ Thục Chinh giữ chức Phó Bí thư chi bộ. Đại hội đã thông qua Nghị quyết,
trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác phát triển Đảng, đặc biệt chú trọng các đối tượng Đảng là
cán bộ chủ chốt.
Cùng với sự phát triển của trường, Chi bộ Trường THCS Giảng Võ không ngừng lớn
mạnh, nghiên cứu và đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn để xây dựng và phát triển nhà
trường. Đến nay, Chi bộ đã có 42 đảng viên. Qua các kỳ Đại hội từ năm 1990 đến đầu năm 2010,
đồng chí Nguyễn Ngọc Giao liên tục được bầu là Bí thư Chi bộ, các đồng chí Tạ Thục Chinh,
Nguyễn Thế Đại và Phạm Văn Khánh lần lượt được bầu là Phó Bí thư. Tháng 3 năm 2010, Đại
hội Chi bộ đã bầu đồng chí Đoàn Công Thạo-Hiệu trưởng nhà trường giữ chức Bí thư Chi bộ.
Ban giám hiệu:
- Hiệu trưởng: thầy Đoàn Công Thạo
- Phó hiệu trưởng phụ trách kỉ luật: thầy Vi Mạnh Tường
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: cô Hoàng Kim Uyên
- Tổ trưởng tổ Văn-Thể-Mỹ: thầy Nguyễn Văn Đại
- Tổ trưởng tổ Hóa-Sinh-Địa: thầy Phương Đức Việt
- Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ: cô Nguyễn Thanh Lan
- Tổ trưởng tổ Văn-Sử: cô Phạm Hương Giang
- Tổ trưởng tổ Toán-Lý-Công nghệ: cô Đặng Hồng Phượng

Các đoàn thể trong nhà trường :
- Công đoàn: Chủ tịch công đoàn:
Tổ chức Công đoàn trường THCS Giảng Võ được ra đời ngay sau khi Nhà trường được
thành lập. Trải qua 5 nhiệm kì hoạt động, sau 22 năm nỗ lực phấn đấu công đoàn nhà trường đã
không ngừng lớn mạnh, phát triển và đã đạt được nhiều thành tích to lớn.
Nhiều năm liền Công đoàn trường đạt danh hiệu “Công đoàn vững mạnh Xuất sắc” của quận Ba
Đình. Năm 2005-2006, 2006-2007, Công đoàn trường đã được Liên đoàn Lao động thành phố
tặng danh hiệu “Công đoàn vững mạnh Xuất sắc” và Cờ Thi đua. Đặc biệt năm 2008-2009, Công
đoàn trường được Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen (danh hiệu cao
nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).
Dưới sự lãnh đạo sát sao, có hiệu quả của Chi bộ Đảng, trải qua 22 năm xây dựng, phấn
đấu và phát triển, Công đoàn Trường THCS Giảng Võ luôn xứng đáng là một trong những ngọn
cờ tiên tiến xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Quận. Những thành tích mà Công
đoàn Trường THCS Giảng Võ đạt được không tách rời sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền,
đặc biệt là các đồng chí hiệu trưởng qua từng thời kì và đặc biệt là sự đóng góp nỗ lực của toàn
thể đoàn viên công đoàn.
Truyền thống tốt đẹp đó sẽ luôn được phát huy trong những năm tiếp theo, góp phần cùng Nhà
trường xây dựng một ngôi trường trong sạch, vững mạnh, không ngừng phát triển, đáp ứng yêu
cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Đoàn thanh niên: Bí thư Đoàn: cô
Ban đầu, Chi đoàn chỉ có 8 đoàn viên đến nay con số đó đã lên tới 35 đoàn viên và hứa hẹn
sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai không xa để đóng góp và cống hiến nhiều hơn cho hoạt động
chung của toàn trường
Thế mạnh của Chi đoàn Giáo viên trường THCS Giảng Võ là năng động, nhiệt tình, ham
học hỏi. Với kết quả thuyên chuyển và tuyển giáo viên mới hàng năm, đội ngũ đoàn viên luôn
được trẻ hoá, chiếm đến gần 50% số lượng công đoàn viên trong nhà trường. Nhiệt huyết của tuổi
trẻ cộng với sự định hướng của Chi Bộ Đảng, Chi đoàn luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm
vụ được giao, đồng thời có nhiều sáng tạo trong hình thức hoạt động hữu ích của công tác chuyên
môn và phong trào.
Về chuyên môn, mặc dù với tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ nhưng được sự động viên khích

lệ và chỉ bảo nhiệt tình của các đồng nghiệp đi trước, các đoàn viên Chi đoàn luôn hăng hái đi đầu
và nhiệt tình tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, các tiết thực tập quận và bước đầu
đã được Hội đồng nhà trường đánh giá cao như các đồng chí: Đoàn Diệu Anh, Hoàng Tuệ Minh,
Tạ Ngọc Anh, Phạm Thanh Thủy, Nguyễn Phương Thanh… (Tổ Văn Sử); Phạm Mai, Chu
Hương, Đoàn Quỳnh Như, Ánh Nguyệt (HSĐ), Đào Hoàng Lan, Hoàng Quỳnh Lan (Toán Lý),
Nguyễn Đình Duy, Trần Khánh Ly, Nguyễn Thu Hương (Văn thể)…Cùng với đó, các đoàn viên
luôn tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn khác của trường để học tập kinh nghiệm, nâng
cao trình độ chuyên môn như:tham gia tiết hội giảng, viết sáng kiến kinh nghiệm, dạy đội tuyển…
- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Tổng phụ trách Đội: cô
+ Trực tiếp xây dựng, chỉ đạo, điều hành hoạt động của liên đội thực hiện các nhiệm vụ giáo dục
của Ban giám hiệu đề ra
+ Tham mưu cho Ban giám hiệu về chương trình, kế hoạch hoạt động của liên đội trong từng giai
đoạn
+ Triển khai và chỉ đạo liên đội thực hiện khi được Ban giám hiệu nhất trí thông qua
Ban chỉ huy liên đội
Các chi đội
Ban chỉ huy chi đội (3hs/chi đội)
- Hội chữ thập đỏ:
Hoạt động Nhân đạo – Từ thiện luôn được Ban giám hiệu và Hội Chữ thập đỏ của Nhà
trường quan tâm chỉ đạo, giáo dục học sinh thinh thần tương thân tương ái và thực hiện bằng
những việc làm thiết thực, cụ thể có ý nghĩa
` Từ năm 2001 đến nay, Hội Chữ thập đỏ của Nhà trường đã nhận được 18 bằng khen, giấy
khen của các cấp lãnh đạo. Ba lần vào các năm 2005, 2007, 2008 được Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam tặng bằng khen
Hàng năm, Hội Chữ thập đỏ của Nhà trường hưởng ứng và phát động phong trào “Nuôi
lợn nhựa”, phong trào “Lá lành đùm lá rách”… với số lượng 100% lớp tham gia
• Thời gian làm việc của nhà trường :
Tuần làm việc 6 ngày (Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần ) buổi sang dạy chính khóa lớp 8-9, buổi
chiều dạy chính khóa lớp 6-7
• Thuận lợi:

- Trường nằm tại vị trí trung tâm của quận Ba Đình, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về nhiều mặt
(kinh tế-chính trị, văn hóa, quốc phòng an ninh…) vì vậy nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư từ
các cấp đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường
- Trường có bề dày truyền thống dạy tốt - học tốt, có nề nếp kỉ cương, tinh thần đoàn kết nội bộ,
chung sức chung lòng cống hiến cho nhà trường
- Trường có đội ngũ giáo viên với trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp, 100% giáo viên đều đạt trình
độ chuẩn và trên chuẩn, trên 50% sử dụng thành thạo máy vi tính
- Học sinh là con em các gia đình công chức, viên chức có khả năng nhận thức tốt, có ý thức học
tập và nề nếp tự quản tốt
• Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế
- Số lượng học sinh đông
2. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN :
• Công tác chỉ đạo:
+/ Công tác giảng dạy:
Giáo viên:
- Chỉ đạo giáo dục thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn. Chỉ đạo thay đổi phương
pháp giảng dạy của giáo viên trong trường (ứng dụng CNTT trong dạy học, nâng cao tính chủ
động, sáng tạo của học sinh…)
- Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức tốt các phong trào thi đua giảng dạy:
hội giảng, thao giảng, dự giờ, chuyên đề…
- Tổ chức các tổ chuyên môn làm đồ dùng để phục vụ giảng dạy
- Tổ chức phong trào thi giáo viên giỏi
- Động viên, tạo điều kiện cho giáo viên đi học bồi dưỡng nâng cao, đạt trình độ chuẩn, trên
chuẩn
Học sinh:
- Nhà trường kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chuyên môn xây dựng nề nếp học sinh
học tập tốt, xây dựng nề nếp ôn bài đầu giờ, hướng dẫn các em tự giác học tập ở nhà, tự nghiên
cứu tài liệu chiếm lĩnh tri thức

- Mở các đội tuyển các môn để nâng cao cho học sinh giỏi và các lớp phụ đạo để giúp đỡ những
học sinh yếu kém
- Tổ chức nhiều câu lạc bộ để phát triển năng khiếu và tạo môi trường vui chơi, giải trí cho các
em ngoài giờ lên lớp
+/ Công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục học sinh:
Công tác chủ nhiệm lớp:
- Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm kế hoạch chủ nhiệm theo kế hoạch của nhà trường để đảm bảo
tính toàn diện theo định hướng nhà trường đề ra
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chung của lớp trong năm, kế hoạch hoạt động tháng, tuần
- Chỉ đạo giáo viên khối 6,7,8,9 thực hiện giáo dục ngoài giờ lên lớp
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:
- Triển khai đầy đủ các văn bản, nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đến giáo
viên, học sinh
- Tổ chức các ngày lễ lớn đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức
- Phát động các phong trào thi đua theo chủ điểm tháng
- Phát động giáo viên, học sinh tham gia các phong trào ở cấp trên theo tình hình thực tế. Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về luật an toàn giao thông, luật phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn xã
hội… cho học sinh tham gia dưới nhiều hình thức
- Phát động cán bộ - giáo viên - công nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ- kỉ cương-
tình thương- trách nhiệm”, chỉ đạo cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục”, “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”, chỉ đạo hưởng ứng phong
trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”…
+/ Xây dựng tập thể sư phạm và tham gia các hoạt động khác:
- Giáo viên chấp hành tốt bồi dưỡng trong hè, 100% giáo viên tham gia
- Thực hiên tốt cá chế độ, chính sách, chăm lo đời sống cán bộ- giáo viên- công nhân viên. Nhà
trường đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho cán bộ- giáo viên- công nhân viên. Bằng nhiều
hình thức, nhà trường đã tạo được quỹ phúc lợi và vận động trong cha mẹ học sinh, các nhà hảo
tâm…
- Xây dựng tập thể cán bộ- giáo viên- công nhân viên đoàn kết, vững mạnh
• Công tác Đoàn:

Về các họat động đoàn thể, đây chính là thế mạnh của Chi đoàn. Tham gia tích cực vào các
hoạt động giáo dục, xã hội gắn liền với nhà trường và địa phương; phối hợp với công đoàn, đoàn
trường tổ chức các phong trào, sinh hoạt giao lưu cho học sinh và giáo viên, tham gia tốt các hoạt
động đoàn viên , thanh niên do Đoàn phường, Quận Đoàn tổ chức. Có thể điểm qua những nét nổi
bật đó như sau:
+ Trong học sinh, Chi đoàn đã tổ chức rất nhiều hoạt động có ý nghĩa thu hút được sự
hưởng ứng nhiệt tình và tạo ra một sân chơi lành mạnh cho các em. Với khối 9 đó là: Ngày hội
tuổi 15, Kinh & Queen, Giảng Võ Idol và gần đây nhất là Giảng Võ Got tallen… Cùng với đó là
hoạt động Hội trại kết hợp với Lễ Dâng hương đền thờ Chu Văn An vào dịp 26/3 thường niên.
Với học sinh các khối khác là những hoạt động văn nghệ thể thao: giải kéo co trong các giờ ra
chơi, giải bóng đá, bóng rổ hàng năm, thi văn nghệ, cắm hoa vào dịp 20/11… diễn ra vô cùng sôi
nổi.
+ Trong Hội đồng giáo dục, các hoạt động diễn ra đa sắc màu: tổ chức trung thu cho con
em giáo viên với chú Cuội, chị Hằng; dạ hội nhân những dịp lễ lớn; tham gia các hội thi Văn
nghệ do phòng Giáo dục tổ chức. Nhiều năm đạt giải nhất, đặc biệt đã đạt giải A trong cuộc thi
Múa không chuyên do Sở Văn hóa Thông tin tổ chức. Đó vừa là sân chơi lại vừa là nơi mà các
đoàn viên xích lại gần nhau hơn.
Nhờ vậy, liên tiếp trong những năm qua, chi đoàn liên tục đạt danh hiệu Chi đoàn vững
mạnh, có nhiều đóng góp tích cực trong công tác đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường
và địa phương
• Hoạt động của các tổ chuyên môn:
+/ Tổ Toán- Lý- Công nghệ: Là tổ đông về số lượng, mạnh về chất lượng, tổ Toán - Lý - Công
nghệ đã có 168 lượt giáo viên đạt danh hiệu Lao động giỏi cấp quận và Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
15 thầy cô giáo đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp thành phố: các thầy Nguyễn Thế Đại, Phạm Văn
Khánh, Nguyễn Ngọc Giao, Phan Dân, Vi Mạnh Tường; các cô Đặng Hồng Phượng, Đỗ Ngọc
Hoan, Chu Phương Thảo, Nguyễn Phương Hoa, Trần Tuyết Lan, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Thị
Tâm, Đoàn Thị Nụ, Nguyễn Khánh Vân và Đặng Thu Thủy. Đặc biệt, thầy giáo Phan Dân, cô
giáo Nguyễn Khánh Vân đã đạt giải nhất trong kì thi giáo viên dạy giỏi môn Toán cấp thành phố.
Nhiều thầy cô khác của tổ đã đạt giải trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp quận. Bên cạnh đó,
nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học của các thầy cô đã góp phần cải tiến phương pháp, nâng cao

chất lượng dạy và học. 112 sáng kiến kinh nghiệm của tổ đã được thành phố công nhận và xếp
loại. Chương trình phần mềm quản lý học sinh của thầy Phạm Bá Hưng đã được giáo viên trong
và ngoài trường sử dụng hiệu quả. Năm học 2008, chương trình phần mềm viết công thức Toán
của thầy Phạm Bá Hưng đã đoạt giải khuyến khích “Nhân tài đất Việt” và giải “Vì sự nghiệp
khuyến học”.
+/ Tổ Văn- Sử: Tổ Văn - Sử có 35 giáo viên, trong đó 85% là Cử nhân, 7% là Thạc sĩ, 100% có
trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Sự trẻ trung, năng động và sáng tạo của các cô giáo tổ Văn - Sử
như được tôn thêm bởi tinh thần lao động bền bỉ tận tâm, tấm lòng “yêu nghề mến trẻ” và tình
thân ái, đoàn kết, đồng lòng của các thành viên. Chính điều đó đã tạo thành sức mạnh tập thể, làm
nên bề dày thành tích đáng tự hào của tổ trong 22 năm qua. Rất nhiều các cô giáo tổ Văn - Sử đã
đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố như các cô Nguyễn Minh Ý, Nghiêm Thị Thanh,
Nguyễn Thanh Lê, Đinh Thị Thảo, Nguyễn Thị Nga, Ngô Ngọc Anh, Phạm Hương Giang, Tô
Thị Hải Yến, Hoàng Tuệ Minh, Nguyễn Phương Thanh, Nguyễn Hoa Vi. Đặc biệt, cô giáo Tô
Thị Hải Yến đã đạt giải nhất cấp Thành phố môn Văn, các cô Phạm Hương Giang và Nguyễn
Phương Thanh đạt giải nhất cấp Thành phố môn Giáo dục công dân, cô giáo Nguyễn Hoa Vi đạt
giải xuất sắc cấp Thành phố về Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các cô
giáo khác đã đạt giải cao ở các kì thi Giáo viên dạy giỏi cấp Quận. Tổ Văn - Sử cũng là nơi ghi
dấu sự trưởng thành của nhiều giáo viên ưu tú, như cô giáo Lê Việt Hoa, nguyên Phó Hiệu trưởng
nhà trường và cô giáo Hà Thị Ngọc, Phó Hiệu trưởng nhà trường…
+/ Tổ Ngoại ngữ: Nhiều cô giáo trong tổ đã đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố như
Trần Thu Hà, Nguyễn Thanh Lan, Hoàng Kim Uyên, Đoàn Thị Hoà, Bùi Tú Ngọc, Lê Ngọc
Tuyết và Đinh Thị Vân Anh. Đặc biệt, tổ rất tự hào có 3 cô giáo đạt giải nhất trong cuộc thi Giáo
viên dạy giỏi cấp thành phố: cô giáo Hoàng Kim Uyên (năm 1997), cô giáo Đinh Thị Vân Anh
(năm 2003) và cô giáo Lê Ngọc Tuyết (năm 2008). Bên cạnh đó, nhiều cô giáo liên tục đạt danh
hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp quận như các cô Lê Kim Khanh, Nguyễn Thu Hường, Đỗ Thuỳ Chi,
Chu Thanh Hoa, Lưu Thanh Hà, Trịnh Bích Liên, Đặng Thuý Hà, Nguyễn Thu Hải, Trịnh Minh
Hằng và Nguyễn Thu Hiền… Cô giáo Vũ Minh Tâm mặc dù sức khoẻ yếu vẫn cố gắng hết sức
mình trong công tác giảng dạy. Tổ Ngoại ngữ vinh dự nhiều năm liền được Sở Giáo dục và Đào
tạo thành phố Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Công đoàn UBND quận Ba
Đình tặng giấy khen công nhận là Đơn vị xuất sắc nhất trong phong trào “Đổi mới dạy và học”.

Tổ cũng đứng đầu toàn quận về thành tích bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp
thành phố, cấp quận môn tiếng Anh và tiếng Pháp.
+/ Tổ Hóa- Sinh- Địa: Đến năm học 2011-2012, tổ Hóa - Sinh - Địa có 25 thành viên. Bên cạnh
các thầy cô giáo có nhiều năm công tác như các cô Trần Thị Trâm, Nguyễn Lý Tuyết Hoa,
Nguyễn Kim Hoàn là các giáo viên trẻ như các cô Lê Thị Ánh Nguyệt, Vũ Hương Giang, Nguyễn
Hồng Vân Nhiều năm liền, tổ Hóa - Sinh - Địa đạt danh hiệu "Tổ lao động giỏi". Hàng năm, các
thầy cô giáo của tổ đều bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi cấp quận và thành phố, đóng góp
xứng đáng vào thành tích chung của trường. Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhiều giáo viên
được công nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp: Giáo viên giỏi cấp thành phố: thầy Phương Đức
Việt, các cô Đỗ Thị Ngọc Bảo, Vũ Bích Liên, Nguyễn Lý Tuyết Hoa, Trần Thu Hằng, Lê Thị
Bưởi. Thầy Phương Đức Việt đã đạt giải 3 cuộc thi "Giáo viên sáng tạo" do Microsoft trao tặng
năm 2008. Giáo viên giỏi cấp quận: các cô Lê Phương Thảo, Nguyễn Kim Hoàn, Đỗ Thị Liên,
Đoàn Thị Lan, Bùi Thanh Vân, Nguyễn Thị Thu Thủy, Chu Thị Thanh Hương, Đoàn Thị Quỳnh
Như
+/ Tổ Văn- Thể- Mỹ: Hơn 20 năm qua, cùng với sự lớn mạnh của trường THCS của trường
Giảng Võ, tổ Văn - Thể - Mỹ đã không ngừng phát triển với 20 thành viên do thầy Nguyễn Văn
Đại làm tổ trưởng. Mọi nhiệm vụ nhà trường giao cho tổ Văn - Thể - Mỹ đều được các thành viên
cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất. Chính vì vậy, từ khi thành lập cho đến nay, Trường THCS
Giảng Võ luôn đạt danh hiệu “ Trường Tiên tiến Xuất sắc về thể dục thể thao” của Quận Ba Đình.
Năm học 2011-2012, học sinh của trường đã giành được gần 70 huy chương về thể thao cấp Quận
và Thành phố ở nhiều nội dung thi đấu. Các bộ môn bóng bàn, bóng rổ, cầu lông, điền kinh, đá
cầu, cờ vua, cờ tướng, võ thuật thực sự là những bộ môn thế mạnh về TDTT của nhà trường. Về
văn nghệ học sinh Giảng Võ đã đạt giải nhất trong “Liên hoan Tiếng hát tuổi hồng” Thành phố.
Đồng thời các em cũng đã giành được nhiều giải cao trong các cuộc thi vẽ tranh trong nước và
quốc tế.
• Tìm hiểu các loại sổ sách của học sinh:
- Sổ học bạ, sổ liên lạc điện tử, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp tiểu học (chứng nhận tốt nghiệp).
- Sổ sách của lớp: Sổ ghi đầu bài, sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc điện tử.
• Cách xếp loại đánh giá học sinh:
- Học lực:

+ Loại giỏi: Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên, trong đó một trong hai môn văn hoặc
toán từ 8.0 trở lên và không môn học nào có điểm trung bình dưới 6.5.
+ Loại khá: Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên, trong đó một trong hai môn văn hoặc
toán từ 6.5 trở lên và không môn học nào có điểm trung bình dưới 5.0.
+ Loại trung bình: Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở lên, trong đó một trong hai môn văn
hoặc toán từ 5.0 trở lên và không môn học nào có điểm trung bình dưới 3.5.
+ Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3.5 trở lên và không môn học nào có điểm trung
bình dưới 2.0
+ Loại kém là các trường hợp còn lại.
- Hạnh kiểm
Một học sinh sẽ xếp loại hạnh kiểm 1 trong 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
• Các biện pháp đã thực hiện:
- Chú trọng quản lý hoạt động giảng dạy – giáo dục của học sinh
+ Đầu năm, các tổ chuyên môn gửi kế hoạch hoạt động và kế hoạch giảng dạy.
+ Hàng tháng, giáo viên được kiểm tra giáo án, đề kiểm tra trên lớp, chế độ dự giờ…
+ Các tổ chuyên môn báo cáo các định kỳ theo tháng toàn bộ hoạt động của tổ.
+ Phổ biến thông tin và chỉ đạo kịp thời về chuyên môn thông qua các tổ trưởng.
- Đối với hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh:
+ Hàng tuần, trong buổi sinh hoạt dưới cờ, Tổng Phụ Trách đội đều phổ biến kế hoạch hoạt động
trong tuần, sinh hoạt nề nếp học tập, nhắc nhở ý thức tổ chức kỷ luật nơi học sinh, tổng kết thu
đua tuần, từ đó đánh giá, khen thưởng những tập thể lớp, cá nhân đạt nhiều thành tích, uốn nắn
kịp thời những sai phạm mà học sinh đã mắc phải.
+ Tổ chức bồi dưỡng học sinh năm cuối cấp, phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Tổ chức các hoạt động phong trào theo chủ điểm.
+ Thường xuyên kết hợp với Phụ huynh học sinh để giáo dục những học sinh có hành vi biểu hiện
sự sa sút về mặt đạo đức, không chuyên cần trong học tập. Đồng thời kiến nghị cho hội cha mẹ
học sinh hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất cho những học sinh nghèo vượt khó.
• Tìm hiểu công tác giảng dạy:
- Giáo viên hướng dẫn: thầy Lâm Tuấn Phong
- Tìm hiểu về cách soạn một giáo án giảng dạy, cách ghi biên bản dự giờ, các phương pháp của

giáo viên nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học, cách xử lí một tình huống sư phạm
cụ thể, cách giáo dục nhân cách lối sống cho học sinh.
3. CÔNG TÁC CHỦ NHIÊM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN
TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH:
 Tìm hiểu công tác chủ nhiệm:
Tìm hiểu công việc phải làm của GVCN, về cách thức tiến hành 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm,
cách thức quản lí lớp, cách xử lí học sinh vi phạm, các loại hồ sơ sổ sách của một GVCN, tìm
hiểu về hoàn cảnh sống và tính cách của học sinh.
Tìm hiểu về lớp chủ nhiệm: (thông qua GVCN, cán bộ lớp và từng học sinh trong lớp)
- Giáo viên chủ nhiệm: Cô Lưu Thị Thanh Hà.
- Sĩ số lớp: 61 học sinh
- Cán bộ lớp gồm: 1lớp trưởng, 2 lớp phó học tập, 2 lớp phó kỉ luật, 4 tổ trưởng, 1 sao đỏ, 1 chi
đội trưởng
- Hoạt động phong trào trường, lớp rất sôi nổi, đặc biệt là phong trào văn nghệ - thể thao
- Lớp có sự phân công và được tổ chức rất chặt chẽ, nề nếp tự quản của học sinh tốt
Nhận xét của bản thân đối với lớp:
- Thuận lợi: em được sắp xếp vào chủ nhiệm lớp 6A8 là lớp chọn Anh nên có một số thuận lợi
như sau:
+ Các em học sinh đều chăm ngoan, biết nghe lời, biết tôn trọng thầy cô, hầu hết các em đều có ý
thức tốt trong việc học tập, tính tự quản trong lớp cao.
+ Ban cán sự lớp nhiệt tình, năng động, học sinh trong lớp luôn có ý thức phấn đấu tốt
+ Học sinh có khả năng nhận thức tốt, tiếp thu bài nhanh
+ Việc tham gia các phong trào đều được các em nhiệt tình tham gia, khi em tổ chức giao lưu văn
nghệ chào mừng 8/3, chào mừng 26/3 đều được các em đồng tình hưởng ứng.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất tốt, thầy cô nhiệt tình, Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh trong học tập.
- Khó khăn:
+ Học sinh còn nhỏ, hiếu động nên nhiều lúc xảy ra các tình huống khó xử.
+ Các em học thêm khá nhiều nên việc sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động của trường gặp
nhiều khó khăn

 Hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
+/ Cơ cấu tổ chức:
- Mỗi lớp là một chi đội, mỗi chi đội có ban chr huy chi đội gồm 3 học sinh được kiện toàn hàng
năm
- Liên đội có ban chỉ huy liên đội được bầu từ các chi đội, gồm 9 đến 13 học sinh
+/ Vai trò:
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là cánh tay phải của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, là cái nôi đào tạo những đội viên ưu tú tiến bước lên Đoàn, là tổ chức bồi dưỡng
đội ngũ kế cận cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+/ Hoạt động của Đội:
- Các chi đội thực hiện nghị quyết, phương hướng của liên đội đề ra trong đại hội liên đội
- Xây dựng và phát triển liên-chi đội vững mạnh
- Chỉ đạo thiếu niên học tập, rèn luyện, tham gia các phong trào của nhà trường, của Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh như phong trào “Kế hoạch nhỏ”, “Nghìn việc tốt”, “Lá lành đùm
lá rách”, “Nuôi lợn nhựa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Thiếu nhi thi đua thực
hiện 5 điều Bác Hồ dạy, học sinh tích cực tham gia các buổi ngoại khóa, thực hiện tốt vệ sinh
trường lớp…
- Giáo dục thiếu nhi về truyền thống đạo đức, lối sống, nếp sống, hiểu và thực hiện tốt “5 điều
Bác Hồ dạy”, giúp các em nuôi dưỡng ước mơ, góp phần hình thành nhân cách của các em trở
thành con ngoan, trò giỏi, phấn đấu trở thành đoàn viên
- Tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi hiểu biết về các ngày lễ kỉ niệm lớn trong năm, về truyền
thống cách mạng, truyền thống của nhà trường, địa phương…
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của Đội
- Thường xuyên tập huấn, củng cố nghiệp vụ công tác Đội
- Tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội của quận, thành phố
- Tổ chức lớp học giáo dục về pháp luật
III. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA SAU ĐỢT THỰC TẬP
1. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC GIAO:
 Thực tập giảng dạy:
• Tinh thần, thái độ, ý thưc đối với hoạt động giảng dạy:

Ý thức được nhiệm vụ trong đợt thực tập này nên bản thân luôn ra sức học hỏi các thầy cô
hướng ẫn chuyên môn, chuẩn bị và soạn giáo án kĩ càng trước khi lên tiết dạy. Nghiên cứu kĩ nội
dung bài dạy và những kiến thức cần truyền đạt cho học sinh, những thông điệp mang thực tế
giáo dục. Tìm hiểu đối tượng học sinh của mình để xây dựng giáo án giảng dạy phù hợp và giúp
học sinh dễ hiểu bài.
Bản thân nhóm thực tập luôn luôn được sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn là thầy Lâm Tuấn Phong, cùng các thầy cô khác trong tổ chuyên môn, bên cạnh đó
ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ về mọi
phương tiện dạy - học.
Mặc dù được sự quan tâm giúp đỡ nhiều nhưng một số giáo sinh trong nhóm kinh nghiệm
còn hạn chế trong việc soạn giáo án, cũng như tác phong đứng lớp, cách diễn đạt bài giảng, cách
truyền đạt kiến thức cho học sinh chưa được hoàn thiện. Thời gian tìm hiểu học sinh giảng dạy
còn hạn chế nên đôi lúc còn lúng túng trong việc truyền đạt kiến thức.
• Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:
Ngay từ buổi đầu tiên tại trường THCS Giảng Võ, được gặp giáo viên hướng dẫn thầy Lâm
Tuấn Phong, nhận bản kế hoạch thực tập giảng dạy môn Mỹ thuật, em cùng với các bạn trong
nhóm nắm bắt rõ mọi nhiệm vụ của mình trong các tiết dự giờ cũng như giảng dạy, qua bản kế
hoạch em đã biết được chi tiết về thời gian giờ học, tiết dạy, bài dạy của giáo viên hướng dẫn. Em
cảm thấy tự tin hơn và cụ thể đã làm được những việc như sau:
* Dự giờ:
Qua các tiết dự giờ của thầy hướng dẫn, em đã học hỏi được rất nhiều từ cách đứng lớp đến
phương pháp tổ chức dạy học, em và các bạn cùng nhóm Mỹ thuật đã dự giờ đầy đủ các tiết dạy
của giáo viên hướng dẫn trong quá trình giảng dạy em cố gắng chép lại tiến trình giảng dạy, các
phương pháp để rút kinh nghiệm cho bản thân.
Dự giờ của nhóm theo kế hoạch của GVHD, gồm 24 tiết:
Tuần Nội dung Lớp Tiết Người dạy Ghi chú
27
(2/3-7/3)
Dự giờ dạy mẫu: Vẽ trang trí “Trang trí thời
trang”

9A6 4
Thầy Phong
(GVHD) 3/3/2015
Dự giờ dạy mẫu: Vẽ tranh: “Đề tài tự do” 7A6 1
Bài 24: Vẽ theo mẫu “Lọ hoa và quả” (vẽ
hình)
7A4 2 Trang 7/3/2015
7A3 3 Linh
28
(9/3-14/3)
Bài 24: Vẽ theo mẫu “Lọ hoa và quả” (vẽ
màu)
7A4 2 Trang
14/3/2015
7A3 3 Linh
29
(16/3-21/3)
Bài 26: Thường thức mỹ thuật: “Vài nét về mỹ
thuật Ý thời kỳ Phục Hưng”
7A1 1 Linh 19/3/2015
7A2 1
Trang
21/3/2015
7A3 3
7A4 2 Linh
30
Bài 28: Vẽ trang trí “Trang trí đầu báo tường”
7A6 1 Linh 24/3/2015
7A1 1
Trang 26/3/2015

7A5 2
7A2 1
Trang
28/3/2015
7A3 3
7A4 2 Thầy Phong
31
(30/3-4/4)
Bài 29: Vẽ tranh “Đề tài An toàn giao thông”
(tiết 1)
7A1 1 Trang
2/4/2015
7A5 2 Linh
7A2 1 Trang
7A4 2 Linh
32
(6/4-11/4)
Bài 29: Vẽ tranh “Đề tài An toàn giao thông”
(tiết 2)
7A1 1 Trang
9/4/2015
7A5 2 Linh
Bài 31: Vẽ tranh “Đề tài Hoạt động trong
những ngày hè” (tiết 2)
7A2 1 Trang
11/4/2015
7A4 2 Linh
Hoàn tất hồ sơ
Nhóm GS
và thầy

Phong
* Soạn giáo án:
Trước tất cả các buổi dự giờ và dạy em luôn soạn giáo án kĩ càng đầy đủ để nộp cho giáo
viên hướng dẫn nhận xét và góp ý cho bài soạn, em ghi chép những nhận xét và tổng hợp để soạn
một giáo án hoàn chỉnh.
Đã soạn tất cả 10 giáo án và nộp cho GVHD trước 3 ngày để sửa và duyệt, trong đó có 2 giáo
án dự giờ và 8 giáo án dạy học, nội dung như sau:
1. Dự giờ bài: Vẽ trang trí “Trang trí thời trang” (lớp 9)
2. Dự giờ bài: Vẽ tranh “Đề tài tự do” (lớp 7)
3. Bài 24: Vẽ theo mẫu “Lọ hoa và quả” (tiết 1: vẽ hình)
4. Bài 24: Vẽ theo mẫu “Lọ hoa và quả” (tiết 2: vẽ màu)
5. Bài 26: Thường thức mỹ thuật “Vài nét về mỹ thuật Ý (Italia) thời kỳ Phục Hưng”
6. Bài 28: Vẽ trang trí “Trang trí đầu báo tường” (dạy + dự giờ)
7. Bài 29: Vẽ tranh “Đề tài An toàn giao thông” (tiết 1: Vẽ hình)
8. Bài 29: Vẽ tranh “Đề tài An toàn giao thông” (tiết 2: Vẽ màu)
9. Bài 31: Vẽ tranh “Đề tài Hoạt động trong những ngày nghỉ hè” (tiết 1: Vẽ hình)
10.Bài 31: Vẽ tranh “Đề tài Hoạt động trong những ngày nghỉ hè” (tiết 2: Vẽ màu)
* Đồ dùng dạy học:
Được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện cho em và các
bạn trong nhóm chuẩn bị tốt dụng cụ: tranh ảnh liên quan đến bài dạy giúp chúng em hoàn thành
viêc truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách tốt hơn.
Em đã chuẩn bị thêm một số tranh ảnh và tài liệu có liên quan đến bài học, dụng cụ dạy học
giúp học sinh khắc sâu kiến thức
* Lên lớp:
Những giây phút đứng lớp em thực sự rất hồi hộp nhưng từ những kinh nghiệm đã được học
từ trường, từ giáo viên hướng dẫn và có sự chuẩn bị tốt về giáo án, đồ dùng dạy học thì cảm giác
ấy nhanh chóng qua đi nhường chỗ cho sự tự tin và sẵn sàng cho bài dạy. Tiết dạy qua đi, mặc dù
kết quả đạt được chưa như những gì em mong muốn nhưng em rất mừng vì mình đã hoàn thành
tiết dạy suôn sẻ, vượt qua được những điều trước đây mình lo sợ và đặc biệt em cảm thấy yêu
nghề nhiều hơn.

Giáo sinh chuẩn bị giáo án lên lớp, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, thước và một số đồ dùng
khác. Kể cả tiết dự giờ phải có giáo án chuẩn bị trước ở nhà. Sau mỗi tiết dự, dạy, chúng em đều
được GVHD nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
+ Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các quy định của trường THCS:
- Nguyên tắc dạy học: phải chuẩn bị chu đáo các tiết dạy như: Giáo án, đồ dùng dạy học.
Chuẩn bị đầy đủ tư liệu dạy học và các kiến thức có liên quan. Các phương pháp giúp học
sinh chủ động tiếp cận các kiến thức của bài học
- Phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, trò chủ động, thầy chỉ đạo, phương pháp
trực quan là hữu hiệu nhất, đàm thoại gợi mở sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Mỗi phương
pháp có một tác dụng nhất định, tùy theo từng lớp và mỗi tiết dạy phải vận dụng sao cho
đạt hiệu quả cao nhất.
- Quy định của trường THCS: nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông,
lãnh đạo nhà trường yêu cầu toàn thể Cán bộ - Giáo viên - Công nhân viên phải thực hiện
các quy định sau đây:
1/ Toàn thể CB-GV-CNV nhà trường phải đảm bảo ngày công theo quy định hiện
hành
2/ Mỗi cán bộ giáo viên phải không ngừng phấn đấu trở thành nguời giáo viên gương
mẫu trong lòng học sinh là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
3/Luôn thương yêu học sinh, chăm sóc và tôn trọng học sinh.
4/Luôn đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, góp phần xây dựng bầu không khí sư phạm
trong nhà trường.
5/ Luôn rèn luyện nâng cao đạo đức trong sáng, không ngừng nghiên cứu khoa học,
học tập nâng cao chất lượng dạy - học.
6/ Tuyệt đối chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, mọi sự
phân công của cấp quản lí.
7/ Luôn hòa nhã trong tiếp xúc với cha mẹ học sinh và mọi người.
8/ Luôn có ý thức tốt trong việc bảo vệ của công trong nhà trường, giữ vệ sinh môi
trường xung quanh.
9/ Luôn phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, xây dựng gia đình mẫu mực con cái hiếu
thảo với Ông bà cha mẹ, là công dân tốt của địa phương.

10/ Luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống mọi biểu hiện
tiêu cực.
Toàn thể các CB-GV-CNV phải thực hiện các quy định trên.
* Những bài học kinh nghiệm được rút ra qua hoạt động dạy - học:
Qua đợt thực tập sư phạm em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm giảng dạy qua sự hướng
dẫn chỉ bảo tận tình từ giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm cũng như giảng dạy, các thầy cô trong tổ
chuyên môn và Ban giám hiệu.
Chưa có nhiều kinh nghiệm đứng lớp nên tiết giảng đầu tiên của em không tránh khỏi sự hồi
hộp và lo lắng, một phần nữa cũng do chưa nắm bắt được tình hình học tập của học sinh nên kết
quả dạy chưa đạt được kết quả như em mong muốn. Nhưng được sự động viên của các bạn trong
nhóm thực tập, sự hướng dẫn tận tình của cô hướng dẫn giảng dạy và các thầy cô trong tổ nên em
đã dần tự tin hơn.
Bản thân thiết nghĩ để để có tiết dạy tốt, người giáo viên cần chuẩn bị giáo án thật tốt,
nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bài dạy, nắm bắt tình hình trình độ năng lực của học sinh lớp
giảng dạy, làm thí nghiệm cẩn thận và rõ ràng cho học sinh quan sát. Bên cạnh đó cần nắm vững
các nguyên tắc cơ bản, phương pháp giảng dạy (theo hướng phương pháp mới, theo chuẩn kiến
thức kĩ năng).
Ngoài ra còn phải có tinh thần học hỏi kinh nghiệm của thầy cô đi trước cũng như sáng tạo
của thầy cô trong trường. Có phong cách lên lớp vui vẻ và gần gũi, có tinh thần và thái độ nhiệt
tình trong giảng dạy, tạo nhiều cơ hội cho các em thể hiện ý kiến, quan điểm của mình qua đó
giáo viên có thể sửa sai, định hướng cho các em.
Em còn phải rèn luyện nhiều hơn về tác phong đứng lớp, cách truyền đạt bài dạy. Và điều
quan trọng nữa là tích cực học tập để nâng cao năng lực cũng như phẩm chất người thầy.
 Thực tập chủ nhiệm.
• Ý thức thái độ đối với công tác giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói
riêng :
Đợt thực tập sư phạm là một cơ hội cho mỗi giáo sinh có thể học tập để trở thành người giáo
viên tương lai do đó bản thân em luôn cố gắng chấp hành tốt nội quy của nhà trường, chuyên môn
của nhà trường đề ra, thể hiện bằng việc làm đó là sự gần gũi, quan tâm các đối tượng học sinh,
khuyến khích động viên học sinh trong học tập lao động, giáo dục các em luôn nêu cao tinh thần

đoàn kết giúp đỡ bạn gặp khó khăn như: Đôi bạn cùng tiến bộ, nhóm học tập…
Em luôn cố gắng hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao của giáo viên chủ nhiệm và của
nhà trường. Đặt niềm tin vào học sinh, luôn vì học sinh. Giáo dục học sinh trở thành con ngoan,
trò giỏi, có đức tính khiêm tốn, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ đã dạy và nội quy của trường lớp.
Qua tuần chủ nhiệm, em đã tạo được niềm tin với lớp, bên cạnh đó thì việc không để tụt hạng
hàng tuần cũng là một kết quả tốt.
• Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm và
những thành tích đạt được:
Đây là lứa tuổi hiếu động cho nên các em dễ gần gũi, chăm sóc, giúp đỡ khi các em gặp
khó khăn, tổ chức trò chơi và các chương trình chào mừng cho các em vào những giờ sinh hoạt
ngoại khóa…, luôn tạo không khí vui tươi gần gũi giữa cô và trò. Tham gia đầy đủ các phong trào
do trường đề ra.
Làm quen với lớp chủ nhiệm, tìm hiểu sơ yếu lí lịch của học sinh và hoàn cảnh gia đình
của mỗi em. Duy trì nề nếp của trường thông qua các buổi sinh hoạt 15p đầu giờ, kiểm tra bài và
giữ trật tự cho lớp. Động viên các em tham gia các phong trào hoạt động của trường, thông qua
các buổi tập nghi thức đội hay lao động càng hiểu và yêu các em học sinh hơn.
Qua 8 tuần thực tập chủ nhiệm, em và các bạn đã tổ chức và đạt được một số kết quả như
sau: cho học sinh tham gia văn nghệ của trường trong chương trình “Cháu ngoan Bác Hồ” chào
mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Một số học sinh được tham
gia vào tiết mục văn nghệ nhảy Flashmob lọt vào chương trình công diễn “Cháu ngoan Bác Hồ”
• Những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác chủ nhiệm:
Em đã tiếp xúc với học sinh, đây là việc quan trọng trong sự nghiệp giảng dạy của mình
sau này. Làm quen với môi trường thực tế cũng như giải quyết những tình huống sư phạm.
Dưới sự hướng dẫn của cô Bùi Thị Mỹ Hạnh, nhóm thực tập chúng em nhận ra: một người
giáo viên chủ nhiệm phải phát huy vai trò trung tâm hạt nhân xây dựng mối quan hệ thầy trò, cầu
nối giữa gia đình và nhà trường. Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực. Hướng học
sinh thành tập thể đoàn kết, phát huy tính tự giác. Để làm được như vậy, người giáo viên chủ
nhiệm phải hiểu rõ từng đối tượng học sinh ( đặc biệt là học sinh cá biệt). Giáo viên chủ nhiệm
phải nhận định đánh giá đúng học sinh.
Luôn phát huy nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ, không đánh giá học sinh vội vàng, cần quan

sát theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Có sổ tay cập nhật địa chỉ, đến thăm hỏi gia đình. Đối với
những học sinh cá biệt phải hiểu các em, cần biết cách tiếp cận. Khi các em mắc vào những
khuyết điểm, sai lầm người giáo viên cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, không được nóng vội và
nên cho các em cơ hội để sửa chữa những sai lầm của mình.
Khen thưởng các em học tốt, không vi phạm, bên cạnh đó phải nghiêm khắc đối với các
em học sinh vi phạm. Nhưng cũng đừng nên quá cứng rắn vì các em còn nhỏ rất nhạy cảm, cần
khuyến khích, động viên các em hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Chúng em còn phải học hỏi rất nhiều kinh nghiệm của thầy cô trong công tác chủ nhiệm
để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Và em rút ra một điều là muốn chủ nhiệm thành công phải:
- Nắm vững đặc điểm học sinh, hoàn cảnh sống , nơi ở, cá tính, trình độ học vấn, sở trường, để có
biện pháp giáo giục đúng.
- Phải nắm đặc điểm tâm lý lứa tuổi để có biện pháp giáo dục thích hợp.
- Phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia các phong trào: Thể dục thể thao , văn hóa văn nghệ…
và các hoạt động vui chơi giải trí để thu hút học sinh yêu thích đến trường.
- Dùng tình cảm Thầy trò cảm hóa học sinh cá biệt, theo dõi uốn nắn cảm hóa kịp thời, thường
xuyên liên lạc với gia đình để kết hợp giáo dục, luôn quan tâm gần gũi các em để biết các em cần
gì, như vậy mới khiến được các em có ấn tượng tốt để nghe lời và ngoan hơn.
- Xây dựng một ban cán sự lớp thật sự vững mạnh, làm việc có hiệu quả để giúp mình nhiều hơn
trong công tác chủ nhiệm.
- Xử phạt học sinh một cách công bằng và xử lí sát đáng, đúng người đúng việc. Làm cho các em
kính trọng và nể phục.
- Kết hợp với giáo viên bộ môn và nhà trường, liên đội để quản lí chặc và giáo dục các em về đạo
đức lẫn học tập.
 Thực hiện viết bài Báo cáo cá nhân:
• Nội dung báo cáo thể hiện đầy đủ các mặt hoạt động thực tập:
Trong bài thu hoạch em đã báo cáo đầy đủ các nội dung hoạt động của đợt thực tập sư
phạm qua các nội dung trên theo yêu cầu của nhà trường.
• Sự vận dụng các phương pháp để nghiên cứu thu thập số liệu viết bản báo
cáo:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thông qua các báo cáo về tình hình hoạt động của

phường và của trường THCS Tân Đồng. Báo cáo công tác chủ nhiệm, báo cáo công tác Đội,
báo cáo tình hình cơ sở vật chất của trường.
- Phương pháp quan sát tình hình thực tế, lớp thông qua các hoạt động dạy học.
- Phương pháp trò chuyện: tiếp xúc với GVHD, thầy cô bộ môn, các em học sinh nhằm tìm
hiểu thực tiễn cụ thể đạo đức, học lực của học sinh.
- Phương pháp thực hành: Thông qua soạn thảo giáo án, dự giờ, hướng dẫn học sinh làm vệ
sinh lớp hằng ngày, làm đồ dùng dạy học, làm công tác chủ nhiệm, hướng dẫn học sinh lớp
chủ nhiệm tập công tác đội, tham gia vào công việc cần thiết để viết bài thu hoạch cá nhân.
• Những kết luận sư phạm rút ra từ các hoạt động
Qua những phương pháp đã vận dụng vào bài thu hoạch này em nhận thấy mình cần phải
phấn đấu nhiều hơn nữa trong việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học và
sáng tạo để hoàn thành bài báo cáo thu hoạch này một cách tốt nhất.
• Bài học kinh nghiệm:
- Em đã được tiếp xúc trực tiếp với học sinh. Đây là việc rất quan trọng trong sự nghiệp giảng
dạy sau này của mình. Chính nhờ đi thực tập đã giúp em được làm quen với môi trường thực
tế được va chạm và xử lý các tình huống sư phạm, xử lý và giúp các em học sinh chưa ngoan
khắc phục được những điểm yếu và ngày càng tiến bộ hơn, biết cách tạo tình cảm thầy trò chứ
không phải là lý thuyết suông trên sách vở.
- Phải quan tâm đến từng em học sinh tìm hiểu những khó khăn để có biện pháp khắc phục
giúp đỡ các em. Người giáo viên chủ nhiệm phải là người quan tâm đến nhiều mặt của học
sinh trong đó cuộc sống gia đình của các em có tác động không nhỏ đến việc học. Muốn thế
người giáo viên cần: Thường xuyên lên lớp, quan tâm đến vấn đề nề nếp cũng như học tập của
các em. Khen thưởng các em không vi phạm, học tốt, bên cạnh đó cần nghiêm khắc với đối
với các học sinh thường xuyên vi phạm bên cạnh đó cũng nên động viên, khuyến khích các em
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Người giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu những ưu, khuyết điểm của học sinh.Từ đó phát huy
tối đa những ưu điểm, và hạn chế những khuyết điểm.Cần phải tôn trọng giúp đỡ học sinh đối
xử với học sinh bằng tình cảm chân thành.
- Biết phát hiện và phát huy các năng khiếu của học sinh (như năng khiếu văn nghệ, năng
khiếu kể chuyện, năng khiếu thể dục thể thao, năng lực quản lý) thông qua các phong trào của

nhà trường cũng như của đoàn đội.
- Chúng em còn phải học hỏi rất nhiều kinh nghiệm của thầy cô trong công tác chủ nhiệm để
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Sau đợt thực tập sư phạm em đã cố gắng thực hiện đúng tác phong của một của một người
giáo sinh đứng lớp. Cơ bản hoàn thành tốt nội dung kế hoạch do nhà trường đề ra. Bản thân em
học hỏi được nhiều kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục từ giáo viên hướng dẫn chuyên môn và
giáp viên hướng dẫn chủ nhiệm. Được làm quen với phương pháp mới. Tuy nhiên vẫn còn nhiên
vẫn còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và tác phong đứng lớp do chưa được va chạm nhiều.
* Ưu điểm:
- Thường xuyên tiếp xúc với học sinh.
- Nhiệt tình trong các hoạt động của trường, lớp
-Tham gia đầy đủ các phong trào, hoạt động mà nhà trường phân công.
- Soạn giáo án chuyên môn, giáo án sinh hoạt chủ nhiệm đầy đủ, đi dự giờ và giảng dạy
đúng giờ.
- Có kế hoạch cho thực tập rõ ràng, cụ thể và có ghi chép lại đầy đủ công việc đã làm.
- Thực hiện tốt các nội quy của nhà trường.
- Hoà đồng nhanh vào tập thể lớp, tạo được mối quan hệ tốt với học sinh lớp chủ nhiệm.
- Hoàn thành tốt các công việc giáo viên hướng dẫn chuyên môn và giáo viên hướng dẫn đã
giao.
- Trong công tác giảng dạy hiện nay, việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết. Xác định được
điều đó, bản thân em đã cố gắng học hỏi để áp dụng CNTT vào dạy-học và đã lên kế hoạch
để giảng dạy thực tế trong quá trình thực tập. Tuy nhiên do điều kiện thực tế của Nhà
trường nên em chưa thực hiện được tiết dạy bằng powerpoint. Mặc dù vậy, em cũng đã xin
ý kiến đóng góp của GVHD cho phần giáo án powerpoint mà mình đã soạn và nhận được
những ý kiến vô cùng quý giá từ thầy.
* Nhược điểm:
- Do thời gian chuẩn bị cho bài dạy cũng như tham gia các hoạt động của trường nên việc
tìm hiểu về hoàn cảnh của từng học sinh lớp chủ nhiệm chưa được rõ lắm. Tuy nhiên, hoàn
cảnh của các học sinh trong tổ mà em được phân công chủ nhiệm tôi đều nắm khá rõ.
- Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức lớp.

- Chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức những hoạt động sinh hoạt tập thể cho lớp.
- Do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy thực tế, chính vì vậy trong
các tiết lên lớp thực dạy, bản thân em còn hồi hộp, lúng túng, cách tổ chức một số tiết dạy
chưa được sinh động.
 Tự đánh giá, xếp loại thực tập sư phạm:
Trong suốt thời gian thực tập, em đã hoàn thành tốt các công việc được giao như: chủ
nhiệm, giảng dạy chuyên môn môn Mỹ thuật, hướng dẫn các em học sinh lao động, tổ chức cho
các em tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường và tổ chức các giờ sinh hoạt lớp, tham
gia đầy đủ các tiết dự giờ và các tiết giảng dạy được giao. Đồng thời em cũng hoàn tất hồ sơ sổ
sách theo đúng thời hạn quy định của nhà trường. Trong các tiết giảng dạy, tiến trình luôn đảm
bảo nội dung bài học và luôn có áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh, phân phối thời gian hợp lí theo từng phân môn (15 phút giảng dạy
các phân môn trang trí, vẽ tranh, vẽ theo mẫu; 45 phút giảng dạy phân môn thường thức mỹ thuật)
… Tuy nhiên, em còn một số hạn chế về diễn đạt nhưng đã được GVHD nhắc nhở và em cũng đã
kịp thời sửa chữa khắc phục để các tiết dạy sau tốt hơn.
 Phương hướng phấn đấu trong thời gian sắp tới:
Sau đợt thực tập năm III này, để trở thành người giáo viên giỏi và mẫu mực bản thân em sẽ:
- Tiếp tục học tập rèn luyện tốt trong khoảng thời gian còn lại ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà
Nội và không ngừng rèn luyện về sau
- Tiếp tục học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân và hạn chế mức thấp nhất những mặt còn yếu
kém.
- Không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức
tác phong để có thể trở thành giáo viên gương mẫu.
- Học hỏi những thầy cô, anh chị đi trước .
- Không ngừng nghiên cứu, tìm tòi kiến thức để nâng cao vốn hiểu biết chuyên môn của mình.
- Trong đợt thực tập này em đã thu được nhiều kết quả to lớn không chỉ về mặt kiến thức, kĩ
năng, thái độ chuẩn mực của người giáo viên trong tương lai, trong giao tiếp cuộc sống thực
tiễn sau khi trở về trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội em sẽ tiếp tục học tập và phấn đấu để trở
thành một giáo viên trong tương lai, làm cho quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
2. TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI BẢN THÂN:

Sau bao ngày tháng học tập trên giảng đường của một sinh viên Sư Phạm, năm 3 cũng đã
đến. Em rất sung sướng và hồi hợp với 2 chữ “ Thực tập”. Khi cùng với 16 thành viên của Đoàn
TTSP đặt chân đến trường THCS Giảng Võ thì trong lòng lại tràn ngập một cảm xúc hạnh phúc
khó tả vì mình đã và đang sắp làm những thầy giáo, cô giáo thật sự. Chúng em rất bỡ ngỡ, hồi
hợp từng giây, từng phút với nhiệm vụ mới đầy khó khăn. Mà đòi hỏi chúng em phải biết linh
hoạt, khéo léo. Thứ nhất đây là lần đầu tiên em tập làm thầy, ngay tại trường trung học cơ sở và
tiếp xúc thực tế với học sinh .Giờ đây, em được coi là giáo viên. Trước các em học sinh, em phải
luôn chững chạc, gương mẫu. Em phải đặc biệt chú ý đến từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ, ăn
mặc, đi đứng, tác phong của mình. Vì chỉ cần một sơ suất nhỏ, em cũng có thể làm giảm đi lòng
yêu mến của các em học sinh đối với mình nói riêng và các giáo viên tại trường nói chung. Thứ
hai, vì em còn non tuổi đời và ít tuổi nghề. Thứ ba, trường mà em thực tập là một trường có bề
dày lịch sử phát triển, có thành tích dạy và học xuất sắc, giáo viên nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, áp
lực đặt lên vai em là rất lớn.
Nhưng em rất vui mừng với sự đón tiếp chân thành và sự giúp đỡ, động viên tận tâm của
BGH và các thầy cô hướng dẫn thực tập sư phạm. Em rất vui và may mắn khi được dự giờ các
thầy cô trong tổ Mỹ thuật, và điều đó đã giúp em học hỏi rất nhiều kinh nghiệm truyền đạt kiến
thức, kĩ năng sống đến học sinh của các thầy cô đi trước. Em lại còn rất hạnh phúc và hài lòng khi
đứng lớp giảng dạy được 8 tiết, việc giảng dạy đã giúp em gặt hái thật nhiều bài học kinh nghiệm(
về công tác Chủ nhiệm, hoạt đông ngoài giờ lên lớp và tiết dạy thật sự) sau mỗi lần góp ý chân
thành, nhiệt tình, gần gũi của cô hướng dẫn và bạn bè.
Có lẽ, em đã thu nhận được rất nhiều điều từ đợt thực tập này. Đó là hành trang quý giá sẽ giúp
em phát huy tinh thần trách nhiệm cao và rèn luyện ý thức kỷ luật của một giáo viên . Để trở
thành một người giáo viên giỏi ,chắc hẳn còn nhiều khó khăn, thử thách chờ em phía trước!
Nhưng em tin rằng tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách suôn sẻ .Thế nhưng, thời
gian còn vài ngày nữa em sẽ cố gắng bằng tất cả tâm huyết của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
Và em tin rằng mình sẽ thành công.
Nhận thức của bản thân về công việc này: giảng dạy là một công việc vô cùng khó khăn, vất
vả. Nó đòi hỏi người dạy phải thực sự nghiêm túc, tâm huyết với nghề. Trong quá trình giảng
dạy, giáo viên phải bám sát tình hình thực tế của trường, của lớp, của tiết dạy và đặc biệt là trình
độ nhận thức của học sinh. Từ đó đề ra những phương pháp giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức

sao cho phù hợp với học sinh, trong đó phải đảm bảo được các mục đích và yêu cầu của tiết dạy.
Từ đó giúp ta có ý thức rằng: để có được một tiết dạy tốt, thì người giáo viên cần phải lao động
miệt mài, soạn giáo án thật kỹ và quan trọng hơn đó là lòng yêu nghề , bên cạnh đó người dạy cần
có khả năng dự đoán được một số tình huống và khả năng xử lí những tình huống đó một cách
linh hoạt và có hiệu quả, và điều không kém phần quan trọng đó là thái độ tích cực của người học.
3. TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP, XÃ HỘI:
- Đối với bất cứ giáo viên nào muốn biết mình có đủ trình độ, phẩm chất năng lực trong công tác
giáo dục hay không thì phải trải nghiệm qua thực tế. Đi vào thực tế xâm nhập vào các hoạt động
giáo dục, chúng ta mới hiểu, mới biết được bản thân mình còn thiếu sót những gì và cần phải làm
gì, chưa hoàn thiện ở những mặt nào để phấn đấu trưởng thành hơn, phục vụ tốt hơn cho sự
nghiệp trồng người của đất nước.
- Qua tìm hiểu thực tiễn giáo dục của nhà trường, của lớp, tiếp xúc với giáo viên, với học sinh,và
em đã hiểu ra rằng bộ máy tổ chức của nhà trường có vai trò hết sức quan trọng nó chi phối toàn
bộ các hoạt động giáo dục, đồng thời nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kết hợp giữa
gia đình và nhà trường, xã hội kết hợp giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, biết được khó
khăn và thuận lợi trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Mặt khác nếu sau này em có tham
gia các tổ chức đoàn thể thì em sẽ có những hướng phấn đấu, chủ động, thực hiện các mục tiêu kế
hoạch do trường đề ra.
- Mỗi giáo viên trong khối đại đoàn kết của nhà trường, tìm hiểu và rút kinh nghiệm cho bản thân
và lấy đó làm cơ sở cho hành trang giáo dục.
- Qua các hoạt động chính khóa hàng tuần của nhà trường luôn đảm bảo các nội dung giáo dục,
nhà trường còn đưa thêm các hoạt động giáo dục nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày càng lên
cao, hình thức đa dạng, phong phú khoa học,làm cho em thấy thật sự bổ ích. Rất dáng cho em học
tập và noi theo.
KẾT LUẬN CHUNG
Đợt thực tập này đã giúp em định hướng cho tương lai. Em cần cố gắng và tích cực hơn nếu
muốn phát triển nghề nghiệp của mình. Em biết mình còn nhiều thiếu sót nên rất mong được
những góp ý chân thành từ giáo viên hướng dẫn để bài báo cáo sau hoàn thiện hơn.

×