Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.91 KB, 11 trang )

Đề bài: Năng suất lao động là gì? Anh/chị hãy cho biết giải pháp khả năng tiềm
năng nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ
1.1. Khái niệm
Doanh nghiệp thương mại dịch vụ là các tổ chức kinh doanh thương mại -
dịch vụ có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật định, chuyên kinh doanh mua bán,
trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi ích cho các
chủ thể kinh oanh.
Năng suất lao động là hiệu quả, lợi ích của lao động. Nó được biểu hiện số
lượng sản phẩm hoặc giá trị sản lượng được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
hoặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc tạo ra một đơn vị
giá trị sản lượng. Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản
phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc.
Năng suất lao động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ là mức tiêu thụ
hang hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian.
1.2. Phân loại
Năng suất lao động có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông
thường người ta chia ra làm hai loại là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao
động xã hội.
• Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả có ích của hoạt động sống được
biểu hiện bằng thời gian hao phí của lao động sống để tạo ra một đơn vị giá
trị sản phẩm hay 1 đơn vị giá trị sản lượng.
1
• Năng suất lao động xã hội là hiệu quả của năng suất lao động sống và lao
động quá khứ biểu hiện bằng thời gian hao phí của lao động sống và lao
động quá khư để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hay tạo ra 1 đơn vị giá trị
sản lượng.
Khi nói đến doanh nghiệp sản xuất, năng suất lao động là số lượng sản phẩm
được tạo ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc được đo bằng thời gian hao phí để sản
xuất ra 1 sản phẩm. Còn đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì năng suất lao
động được xác định là giá trị sản lượng trong 1 đơn vị thời gian hoặc thời gian hao


phí để sản xuất 1 giá trị sản lượng.
2. Tăng năng suất lao động
2.1. Khái niệm
Tăng năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm hay tăng giá trị sản lượng
trong một đơn vị thời gian hoặc giảm thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm hay tạo ra một đơn vị giá trị sản lượng.
Tăng năng suất lao động trong thương mại dịch vụ là tăng mức hàng hóa tiêu
thụ bình quân một nhân viên bán hàng trong cùng một đơn vị thời gian, hoặc giảm
thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ.
2.2. Phân loại
Tăng năng suất lao động gồm: tăng năng suất lao động cá nhân và tăng năng
suất lao động xã hội.
• Tăng năng suất lao động cá nhân là tăng hiệu quả của lao động sống, nó
được biểu hiện bằng giảm thời gian lao động hao phí của lao động sống để
tạo ra một đơn vị sản phẩm hay tạo ra một đơn vị giá trị sản lượng.
• Tăng năng suất lao động xã hội là giảm thời gian lao động hao phí của lao
động sống và lao động quá khứ để sản xuất một đơn vị sản phẩm hay tạo ra
một đơn vị giá trị sản lượng.
2
2.3. Bản chất của tăng năng suất lao động.
Trong quá trình sản xuất, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí theo
những lượng nhất định. Lao động sống là sức lực con người bỏ ra trong quá trình
sản xuất. Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hóa trong
các giai đoạn sản xuất trước kia biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu.
Hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động cá
nhân. Hạ thấp chi phí cả lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng
năng suất lao động xã hội. Như vậy, bản chất của tăng năng suất lao động là hạ
thấp lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (cả lao động sống
và lao động quá khứ).
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng năng suất lao động

2.4.1. Các nhân tố liên quan đến người lao động
Tinh thần thái độ lao động của người lao động tốt, đạo đức kinh doanh của
người lao động càng cao, càng phù hợp với thực tế thì năng suất lao động càng cao
và ngược lại. Người lao động cần có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của mình,
cần phải yêu nghề, luôn tự giác làm việc hết mình bên cạnh trau dồi thường xuyên,
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề.
Sự phân công, bố trí và hiệp tác trong lao động tại các doanh nghiệp thương
mại dịch vụ hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng cần có
trong các hoạt động công việc.
Tiền lương, tiền thưởng và các kích thích về kinh tế khác cũng là một nhân tố
có ảnh hưởng lớn tới tăng năng suất lao động
2.4.2. Các nhân tố về công cụ lao động
Quy mô, cơ cấu, sự phân bố mạng lưới các cửa hàng, ki ốt bán hàng của
doanh nghiệp, các kho hàng, sự kết hợp giữa các bộ phận này với nhau.
3
Số lượng, chất lượng và cơ cấu trang thiết bị kinh doanh, việc bố trí, sắp xếp
các cửa hàng, kho hàng.
Quy trình công nghệ có sự đổi mới, tiếp nận các cải tiến, công nghệ hiện đại.
Tổ chức lao động phù hợp với tư liệu sản xuất.
2.4.3. Các nhân tố liên quan đến điều kiện lao động
Kết cấu hàng hóa kinh doanh ảnh hưởng đến năng suất lao động của doan
nghiệp thương mại dịch vụ theo 2 chiều hướng. Hướng tích cực, hàng hóa sản
phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì doanh nghiệp có
khả năng tăng khối lượng hàng hóa sản xuất do đó năng suất lao động tăng theo và
ngược lại. Doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt thị trường lao động để đánh giá
đúng tình hình đưa ra các phương án hợp lý tăng năng suất lao động.
Điều kiện cung ứng hàng hóa cần được đảm bảo.
Phương thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại
các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau là khác nhau. Chính vì thế chủ doanh nghiệp
cần có cái nhìn sáng suốt, đưa ra chiến lược tăng năng suất lao động phù hợp với

điều kiện doanh nghiệp.
2.5. Ý nghĩa của tăng năng suất lao động.
Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ có ý nghĩa kinh
tế rất quan trọng:
• Tăng năng suất lao động đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận và hiệu quả
kinh tế. Vì thế, doanh nghiệp sẽ thực hiện mọi biện pháp để có thể tăng năng
suất lao động.
• Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ là một yếu
tố để không ngừng mở rộng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều
kiện phục vụ tốt khách hàng.
4
• Góp phần tiết kiệm lao động đầu tư cho lưu thông hàng hóa tạo điều kiện
tăng lao động cho các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân.
• Rút ngắn thời gian hàng hóa dừng lại trong khâu lưu thông, thúc đẩy nhanh
quá trình tái sản xuất xã hội.
• Tăng năng suất lao động là điều kiện để các doanh nghiệp tiết kiệm hao phí
lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và cho xã hội, cải
thiện đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
Việc tăng năng suất lao động có tác động rất lớn đến cơ cấu lại nền kinh tế thúc
đẩy nhanh quá trình đổi mới quản lý kinh tế và thực hiện những chính sách an
ninh xã hội. Chính vì thế mà tăng năng suất lao động là yêu cầu thường xuyên
và cấp thiết để nền kinh tế của các quốc gia phát triển nhanh và bền vững.
2.6. Sự cần thiết tăng năng suất lao động
• Năng suất lao động tăng làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm
được chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
• Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ
tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và
khuyến khích,tạo động lực làm việc cho người lao động
• Năng suất lao động tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất,
tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân

• Thay đổi được cơ chế quản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêu
dùng
3. Khả năng tiềm tàng tăng năng suất lao động
3.1. Khái niệm
Khả năng tiềm tàng tăng NSLĐ là những khả năng còn ẩn giấu trong từng con
người hoặc trong từng bộ phận sản xuất chưa được phát hiện và đưa vào sử dụng
5
nhằm nâng cao NSLĐ. Các khả năng tiềm tàng gắn chặt với các nhân tố nâng cao
NSLĐ, chúng được xem như nguồn dự trữ và được thể hiện khi sử dụng chúng
trong tương lai.
3.2. Phân loại
Cách 1, phân theo 2 nhóm lớn là nhóm khả năng tiềm tàng nâng cao trình độ
sử dụng lao động sống (sức lao động) và nhóm khả năng tiềm tàng trong việc sử
sụng có hiệu quả hơn lao động vật hóa (vốn cố định và vốn lưu động).
• Nhóm 1 liên quan đến:
- Cải thiện điều kiện lao động.
- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.
- Cơ cấu cán bộ, hoàn thiện tổ chức lao động đảm bảo lợi ích vật chất tinh
thần của công nhân theo kết quả lao động.
• Nhóm 2 bao gồm:
- Sử dụng hợp lý hơn các yếu tố vật chất (máy móc, nhà xưởng, nguyên
vật liệu, năng lượng,…)
- Hao phí thời gian không làm việc và chi phí không sản xuất của lao động.
Cách 2, theo thời gian sử dụng, người ta chia ra khả năng tiềm tàng trước mắt
và khả năng tiềm tàng tương lai.
• Khả năng tiềm tàng trước mắt bao gồm việc thực hiện sự thay đổi thực tế
quá trình công nghệ nhưng không bổ sung vốn, còn khả năng tiềm tàng
tương lai đòi hỏi cải tiến sản xuất, trang bị công cụ lao động hoàn thiện
hơn, hao phí vốn và thời gian đáng kể cho việc đào tạo công nhân.
Theo vị trí ảnh hưởng và sử dụng khả năng tiềm tàng chia ra là khả năng

trong doanh nghiệp, khả năng trong ngành và khả năng trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
6
Mức NSLĐ được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn
vị thời gian. Điều đó có nghĩa là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra tỷ lệ thuận
với với tổng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra chúng và tỷ lệ nghịch với hao
phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Nếu tăng quỹ thời gian làm việc do nâng
cao trình độ tổ chức quản lý thì năng suất lao động sẽ được nâng cao, còn nếu tăng
thời gian làm việc do giảm chi phí lao động nhờ áp dụng thiết bị kỹ thuật mới,
hoàn thiện công nghệ, tổ chức sản xuất thì NSLĐ cũng được nâng cao, nhưng đó
mới là con đường lâu dài cơ bản nhất cần hướng tới.
Việc sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian làm việc có thể đạt được bằng 2 cách,
hoặc giảm tổn thất thời gian làm việc hoặc hoàn thiện cơ cấu cán bộ theo hướng
nâng cao tỷ trọng công nhân chính trong tổng số người làm việc.
4. Các giải pháp khả năng tiềm năng nâng cao năng suất lao động
• Để tăng năng suất lao động, một vấn đề có ý nghĩa tiên quyết là nhận thức
đầy đủ vai trò của tăng năng suất lao động trong điều kiện mới.
• Phải cơ cấu lại kinh tế của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, thay đổi cơ
cấuđầu tư và chính sách sửdụng nguồn nhân lực cũng như thay đổi một cách
căn bản để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế trí thức, hội nhập
tham gia tích cực quá trình toàn cầu hóa.
• Trong bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhà nước, các ngành chức năng cần
nghiên cứu bổ sung những chính sách, luật pháp liên quan đến người lao
động ở mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế ngoài nhà nước nhằm bảo vệ
lợi ích chính đáng của người lao động cũng như lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp. Những chính sách phù hợp có tác dụng khuyến khích người lao
động làm việc có năng suất cao, có thêm thu nhập, hạn chế được đình công
7
và cũng động viên chủ doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ

để làm ra các sản phẩm mới có chất lượng.
Vì vậy, để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại
dịch vụ đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp quan trọng như: tổ chức lao động
một cách hợp lý khoa học, nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động, xác
định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh, cải tiến các công tác quản lý
kinh tế, tăng cường công tác tư tưởng và công tác tổ chức đời sống cho người lao
động nhằm động viên mọi người hăng say lao động.
5. Ví dụ thực tiễn.
Thực trang khai thác khả năng tiềm năng để nâng cao năng suất lao động
trong công ty Vinamilk (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam).
5.1. Sơ lược về công ty Vinamilk.
được hình thành từ năm 1976, Công ty Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp
hàng đầu của ngành chế biến sữa, chiếm 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài
việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 183 nhà phân phối và gần
94.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, sảm phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu
sang nhiều nước như: Mỹ, Ba Lan, đông Nam Á,…
Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào
cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tân hợp lực làm hết sức
mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và
ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới. Vinamilk đã và đang tiếp tục khẳng
8
định mình với tinh thần luôn cải tiến, sáng tạo, tìm hướng đi mới để Công ty ngày
càng lớn mạnh.
5.2. Các sản phẩm
Với hơn 10 thương hiệu nổi tiếng, Vinamilk hiện có hơn 200 sảm phẩm khác
nhau: sữa đặc, sữa bột, bột dinh ưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, phô-mai, sữa đậu
nành, nước ép trái cây, bánh, cà phê hòa tan, nước uống ống chai, trà, chocolate
hòa tan,….
Các sản phẩm của Vinamilk đã được người tiêu dùng cả trong và ngoài nước

tín nhiệm và đánh giá cao. Trong thời gian qua, Vinamilk không ngừng đổi mói
công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý
và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
5.3. Khai thác khả năng tiềm năng nâng cao năng suất lao động của Công ty
Vinamilk.
5.3.1. Con người
Đầu tư về con người là một trong những chiến lược hàng đầu mang lại sự
thành công, phát triển cho doanh nghiệp.
Với chiến lược kết hợp với Trường ại học Công nghệ sinh học ứng dụng
Moscow thuộc liên bang Nga để gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các
ngành: công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình công nghệ và
sản xuất; máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm; quản lý ngành sữa , Vinamilk đã
9
tạo ra rất nhiều nguồn nhân lực giỏi, năng động, là những kỹ sư chuyên ngành sữa
giỏi.
Công ty có một đội ngũ bán hàng và tiếp thị có kinh nghiệm về phân tích và
xác định thị hiếu xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực
tiếp, những người hiểu ró thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường
xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng.
Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã
giúp chúng tôi đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk
Kid vào tháng 5 năm 2007. Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk
Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12
tuổi vào tháng 12 năm 2007.
5.3.2. Khoa học công nghệ
Công ty sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện ại tại tất cả các nhà
máy. Công nghệ được nhập khẩu từ các nước Châu Âu như đức, Ý và Thụy Sỹ để
ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất ở Việt Nam sở
hữu hệ thống náy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của đan Mạch. Ngoài
ra, công ty còn sử dụng các ây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak

cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác.
10
11

×